MỘT NGÔI NHÀ ĐƯỢC TÁI THIẾT:
GIẢI CỨU DÂN SỰ
Khi tôi còn
nhỏ, tôi sống trong một căn hộ có gác xếp và người hàng xóm ở tầng dưới là một
bà cụ già có tên là Bà Weber. Bà có mái tóc bạc trắng, dáng dấp đầy đặn, bà hay
làm bánh bích quy có đường và bà cắt bánh ra theo hình ngôi sao. Sau khi chúng
ra khỏi lò, chúng tôi rắc đường lên. Chúng có mùi thật thơm và ăn rất ngon.
Một ngày
kia, khi tôi bước qua nhà bà Weber, căn bếp của bà đầy với mùi khác thường và
nhiều thứ bánh nướng mà tôi chưa hề thấy trước đây. Bà đã dọn một cái bàn hình
chữ nhật thật lớn ở giữa căn phòng khách kia rồi trải khăn ren trắng lên. Đủ thứ
thức ăn được dọn lên bàn và có ngọn đèn bằng bạc thắp nến đặt trên đó, mọi thứ đã
cuốn hút tôi. Trông bà có hơi lo lắng khi nhìn quanh bàn cùng chén dĩa ở đó, bà
giải thích cho tôi biết rằng con trai của bà và gia đình của anh ta sẽ đến, họ
sẽ thắp nến lên, ca hát, cầu nguyện, rồi ăn các thứ đồ ăn ngon lành nầy. Tất
nhiên, cây đèn thắp nến kia là một Menorah [cây
đèn 7 ngọn]. Mọi sự lạ lùng nầy đang mời mọc tôi, vì Bà Weber luôn luôn mời
đón tôi.
Đức Chúa Trời
có chương trình cho dân sự của Ngài. Tiên tri Giêrêmi đã viết một bức thư gửi cho
những kẻ bị lưu đày ở Babylôn và nói: “Hãy
xây nhà và ở; hãy trồng vườn và ăn trái; hãy lấy vợ, đẻ con trai và con gái;
hãy lấy vợ cho con trai, gả chồng cho con gái, hầu cho chúng nó đẻ ra con trai
và con gái. Số các ngươi khá thêm nhiều ra ở đó và đừng kém đi. Hãy tìm sự bình
an cho thành mà ta đã khiến các ngươi bị đày đến làm phu tù, hãy vì nó cầu nguyện
Đức Giê-hô-va; vì sự bình an các ngươi nhờ sự bình an của nó” (Giêrêmi
29:5-7).
Đức Chúa Trời
có một mục đích cho dân sự của Ngài. Họ cần phải tỏ ra cho các nước chung quanh
họ biết Đức Chúa Trời là một nguồn phước cho họ. Giống như Bà Weber tỏ cho tôi
thấy một việc thuộc về Đức Chúa Trời mà tôi sẽ không bao giờ biết được nếu
không có bà, vì vậy Đức Chúa Trời đã hứa với tổ phụ Ápraham rằng qua ông các
dân trên đất sẽ được phước và Ngài thường làm như thế bằng cách tan rãi dân sự
Ngài ra khắp địa cầu. Thậm chí Ngài còn sử dụng cuộc lưu đày để hoàn thành cứu
cánh của Ngài cho các nước chớ không những vì cớ Israel thôi đâu.
Lai
lịch
Chúng ta đang
ở vào tuần thứ hai của kỷ nguyên EPIC gọi là Một Ngôi Nhà Được
Tái Thiết. Tuần vừa qua, chúng ta đã nghe câu chuyện nói tới Đức
Chúa Trời giải phóng dân Giuđa phu tù ra khỏi 70 năm lưu đày tại xứ Babylôn qua
Siru, Vua xứ Batư. Đức Chúa Trời đặt sự việc ấy vào tấm lòng của Siru đưa dân sự
Giuđa về lại quê hương vì mục đích tái thiết lại đền thờ của họ. Vì thế, 50.000
người Do thái đã trở về tái thiết lại đền thờ. Nhưng điều gì đã xảy ra cho những
người Do thái còn sót lại, những người chưa trở về? Tuần nầy chúng ta hướng sự
chú ý của mình vào những người Do thái nào chưa trở về thành Jerusalem , song còn nán ở lại trong xứ Batư.
Phân đoạn
Kinh thánh của chúng ta sáng nay là Sách Êxơtê. Đây là phần lịch sử được tường
thuật lại rất hay, nó khiến cho chúng ta cảm nhận giống như mình đang ở trong một
chuyện cổ tích hay câu chuyện dân gian xa xưa nào đó. Khi chúng ta lắng nghe
câu chuyện ấy, nó mời chúng ta chú ý mọi hoàn cảnh được ghi ra ở đây là sự thực
chớ không phải là những sự kiện ngẫu nhiên đâu. Bàn tay của Đức Chúa Trời đang
năng động vận hành ở đàng sau bối cảnh lịch sử để hoàn tất chương trình của
Ngài dành cho dân sự Ngài. Nhìn biết vấn đề nầy quả là một điều tốt lành. Trong
đời sống hàng ngày của chúng ta, làm sao chúng ta nhìn biết được Đức Chúa Trời đang
năng động vận hành chứ? Đôi khi chúng ta không biết được Ngài đang làm gì trong
thời buổi và trong nơi chúng ta sinh sống, nhưng câu chuyện Êxơtê giúp cho
chúng ta có được cái nhìn về bàn tay tể trị của Đức Chúa Trời đang vận hành chương
trình của Ngài để làm cho dân sự Ngài được thịnh vượng, dầu họ không nhận ra chương
trình đó ngay khi ấy. Một khi câu chuyện Êxơtê là câu chuyện của Đức Chúa Trời,
chúng ta được mời gọi nhìn vào đàng sau các biến cố của chính đời sống mình để
nhìn thấy Đức Chúa Trời cũng đang hiện diện tại đó. Sách Êxơtê bắt đầu với một
bàn tiệc của bậc vua chúa.
Bàn
Tiệc Hoàng Gia
Êxơtê 1:1-4:
“Xảy trong đời vua A-suê-ru, tức A-suê-ru
kia mà cai trị trên một trăm hai mươi bảy tỉnh, từ An-độ cho đến Ê-thi-ô-bi,
khi vua ngự ngôi vương quốc tại Su-sơ, kinh đô người, nhằm năm thứ ba đời trị
vì mình, người bày ra một bữa tiệc yến cho hết thảy quan trưởng và thần bộc
mình. Đạo binh nước Phe-rơ-sơ và Mê-đi, các bực sang trọng cùng các quan cai của
hàng tỉnh đều ở trước mặt người. Trong nhiều ngày, tức trong một trăm tám mươi
ngày, người bày tỏ sự giàu có sang trọng của nước và sự oai nghi rực rỡ của người”.
Xẹt-xe lấy 180
ngày để tỏ ra sự giàu có và vinh quang của mình! Bữa tiệc nầy có thể là phần
khai mào của một show TV thật hay đấy. Khi câu chuyện của chúng ta bắt đầu,
chúng ta có một cái nhìn vào một vị vua xứ Batư — vì vua duy nhứt trong thời của
ông ta. Ông ta cai trị thế giới từ Susơ, kinh đô của ông ta. Chỉ có Hylạp là
không ở dưới quyền thống trị của ông ta mà thôi. Nếu Marie Antoinette đã nói: “cứ để cho họ ăn
bánh” gã vua nầy sẽ dọn bánh ấy cho họ trên những cái mâm bằng vàng!
Đại đế Xẹt-xe
I là cháu nội của Siru. Tên của ông ta xuất hiện trong quyển Kinh thánh là Xẹt-xe
hay Asuêru. Xẹt-xe là tên mà người Hylạp gọi ông ta, còn Asuêru là tên mà dân
Hêbơrơ gọi ông ta. Bạn có thể nhìn thấy sự vinh hiển của con người ngắn ngủi là
dường nào một khi tên của ông ta để lại cho chúng ta bằng hai thứ ngôn ngữ mà
không phải bằng ngôn ngữ chính của ông ta.
Êxơtê 1:5-11:
“Khi các ngày đó đã qua rồi, vua bày đãi hết
dân sự đang có ở tại kinh đô Su-sơ, hoặc lớn hay nhỏ, một cuộc tiệc yến bảy
ngày, tại nơi hành lang của thượng uyển. Tư bề có treo màn trướng sắc trắng,
xanh lá cây, và xanh da trời, dùng dây gai màu trắng và màu tím cột vào vòng bạc
và trụ cẩm thạch; các giường sập bằng vàng và bạc, đặt trên nền lót cẩm thạch đỏ
và trắng, ngọc phụng và cẩm thạch đen. Người ta đãi uống bằng chén vàng, những
chén nhiều thứ khác nhau, và có ngự tửu rất nhiều, cho xứng đáng theo bực giàu
sang của vua. Người ta uống rượu tùy theo lịnh truyền chẳng ai ép phải uống; vì
vua đã truyền các thần tể cung điện hãy làm tùy ý của mỗi người muốn. Hoàng hậu
Vả-thi cũng đãi một bữa tiệc cho các người nữ tại cung vua A-suê-ru. Qua ngày
thứ bảy, vua uống rượu, hứng lòng rồi, bèn truyền cho Mê-hu-man, Bít-tha, Hạt-bô-na,
Biếc-tha, A-bác-tha, Xê-thạt và Cạt-cách, tức bảy hoạn quan hầu-chực vua
A-suê-ru, dẫn hoàng hậu Vả-thi đến trước mặt vua, đội mão triều hoàng hậu, đặng
tỏ ra phết lịch sự của bà cho dân sự và cho các quan trưởng xem thấy; vì tướng
mạo bà rất tốt đẹp”.
Ok, điều nầy
cũng rất là nhộn nhịp đây. Bạn có thể hình dung ra nét huy hoàng của buổi nhóm
tụ tập nầy hay không? Nhà vua đang tìm cách gây ấn tượng và làm cho khách mời của
mình phải bị áp đảo. Xẹt-xe đang mong muốn tạo dựng sự hỗ trợ cho một chiến dịch
chống lại Hylạp và đang tỏ ra sự giàu có như thế nầy để ai nấy có thể thấy được
ông là người có thể cáng đáng mọi việc. Xẹt-xe muốn tranh chiến với Hylạp và đây
là một thất bại ê chề cho xứ Batư. Ông không bao giờ thu phục được xứ Hylạp.
Nhưng ở thời
điểm nầy trong câu chuyện của chúng ta, nhà vua đang ngồi trên đỉnh cao của thế
giới. Ông đang ở tại phần cuối của tuần rượu thật dài và cảm thấy thực sự hạnh
phúc như mọi người khác mà tôi hình dung được. Luôn luôn là bậc thầy sử dụng thời
gian, Xẹt-xe nghĩ giờ đây là thì thuận tiện để tỏ cho ai nấy nhìn thấy người vợ
xinh đẹp của mình, vì vậy ông ta sai tôi tớ mình đi triệu Vả-thi đến.
Vả-thi
từ chối Xẹt-xe
Êxơtê 1:12:
“Nhưng hoàng hậu Vả-thi không khứng đến
theo mạng của vua truyền bởi các hoạn quan. Vua bèn nổi giận dữ, phát nóng nả
trong lòng”.
Từng người
phụ nữ ở đây đều biết lý do tại sao Vả-thi không chịu đến. Sự việc ấy không đàng
hoàng. Bà đã bị đối xử không giống như một hoàng hậu, nhưng giống như một món đồ
chơi, nhà vua cùng các nam thực khách của ông ta đã hoàn toàn say xỉn cả rồi. Tôi
hình dung họ chẳng có gì lý thú vào lúc
nầy. Một số truyền khẫu của các rabi dạy rằng lời yêu cầu của ông buộc Vả-thi phải
xuất hiện chỉ có đội vương miện mà thôi. Bà phải xuất hiện trần truồng trước mặt
họ. Nếu điều nầy là thực, bà ta không đến thì chẳng có gì phải ngạc nhiên hết.
Nhưng Xẹt-xe
không phải là loại vua mà bạn có quyền đáp: “no” đâu. Ông ta rất đỗi tức giận vì sự từ chối của
bà. Điều nầy trở thành khuôn mẫu trong câu chuyện nầy. Xẹt-xe thường hay uống rượu,
hay đưa ra những sự lựa chọn dại dột, rồi nổi giận khi mọi việc không như ý muốn.
Sử gia Hylạp Herodotus trong quyển Histories của ông thuật lại một câu chuyện
nói tới Xẹt-xe đang nổi cơn giận với khối lượng nước (Hellesport) hung bạo xông tới trong một trận bão, nó đánh sập dự
án xây dựng một cây cầu rất lớn mà Xẹt-xe đang tiến hành. Xẹt-xe nổi giận đến nỗi
ông ta đã ra lịnh cho Hellesport phải ồ ạt xông tới những 300 lần. Ông được
phác hoạ là một người giận dữ, thường say sưa, mau đổi ý, và rất ấn tượng.
Xẹt-xe hỏi
han các tư vấn của mình trong triều phải đối xử như thế nào với Vả-thi. Ông
luôn luôn tham vấn những vị nầy về mọi sự và làm thế là khôn ngoan nếu họ là những
cố vấn khôn ngoan, nhưng thay vì thế họ được phác hoạ ra là những nhân vật khá
hài hước. Khi cố vấn của vua là Mêmucan nói cho vua biết hoàng hậu Vả-thi đã
sai trái và hết thảy những người nữ trong các tỉnh thành của vua giờ đây sẽ tỏ
ra sự bất kính với chồng của họ khi họ nghe nói về hành động “no” của
Vả-thi. Xẹt-xe phế truất Vả-thi như được bày biểu. Lý do của ông ta cho việc
làm nầy là giờ đây “mọi người sẽ nhìn biết rằng mỗi
người đàn ông phải làm chủ của nhà mình”. Ngay lập tức tôi liên tưởng đến William Shakespeare đã có
Vả-thi và Xẹt-xe trong lý trí khi ông viết vở hài kịch The Taming of the Shrew [thuần hoá người đàn
bà]. Cánh đàn ông, người nào lo lắng vợ của họ đang ở ngoài tầm kiểm
soát có thể lấy đó làm một câu chuyện hài vui vẻ. Nhưng đối với Vả-thi, việc nầy
có nghĩa là bà không còn là hoàng hậu nữa và ai nấy chỉ nên biết như thế thôi. Chúng
ta không còn nghe nói đến bà nữa. Khi bậc vua chúa với toàn quyền trong tay, họ
say sưa, giận dữ có nhiều việc tồi tệ sẽ xảy ra, thậm chí cho các bà hoàng hậu.
Về sau, khi
Xẹt-xe tỉnh say rồi, ông ta lấy làm buồn bã, hối tiếc về mọi điều đã xảy ra cho
Vả-thi. Điều nầy phải trịệu 7 vị cận thần không khôn ngoan đến rồi lo liệu cho
vị vua đang đau buồn nầy. Ý tưởng lớn lao kế đó là phải có một kỳ tuyển chọn vợ
cho nhà vua.
Tuyển
vợ
Êxơtê 2:2-3:
“Các cận thần vua thưa rằng: Khá tìm cho
vua những nữ đồng trinh tốt đẹp; và xin vua hãy sai khiến những quan đi khắp
các tỉnh của nước vua, nhóm hiệp hết thảy nữ đồng trinh tốt đẹp, đến Su-sơ, là
kinh đô, dẫn vào hậu cung, và giao phó cho Hê-gai, hoạn quan của vua, thái giám
những cung phi; rồi phát cho chúng những hương phẩm cần dùng cho sự tẩy uế”.
Hãy chú ý điều
mà những vị cố vấn không khôn ngoan kia cùng với Xẹt-xe tìm kiếm một vị hoàng hậu?
Điều chi dựng
nên một vị hoàng hậu tốt đẹp trong lý trí của họ? Phẩm hạnh? Lòng trung thành? Đáng
tin cậy? Thông minh? Không, không có gì cả trừ ra vẻ đẹp bề ngoài, điều nầy dường
như là sở thích của Xẹt-xe và là mục đích của tác giả.
Nhà vua và
vương quốc của ông ta thuộc về trần gian nầy. Quyền lực, chính trị, bày tỏ ra sự
giàu có, và khoái lạc là những thứ mà đời nầy cung ứng cho ở chỗ tốt nhứt của
nó. Trong cuộc tìm kiếm hoàng hậu nầy, chẳng có gì là “dễ thương và nồng nàn” cả.
Cuộc tìm kiếm
ấy quả thực là thế đấy. Có những thiếu nữ chỉ từ 13 hay 14 tuổi bị bắt lấy từ
gia đình và cộng đồng của họ. Trong 12 tháng, các cô gái được chìu chuộng với
các sản phẩm làm đẹp, dầu tắm, quần áo xinh xắn và rồi họ phải gây ấn tượng với
nhà vua. Đại đế Xẹt-xe sẽ thưởng thức một nữ đồng trinh khác nhau mỗi đêm rồi vứt
nàng ta vào bầy tì thiếp khi đã ngủ với
nàng, rồi cô gái kế đó sẽ có cơ hội của mình. Những thiếu nữ nầy không có sự lựa
chọn. Gia đình của họ không có sự chọn lựa nào khác trừ ra giao nộp họ cho nhà
vua. Chẳng có câu nói nào là “No” với Xẹt-xe. Vả-thi là một trường hợp rất tốt
cho vấn đề nầy. Vì vậy, phần lớn những thiếu nữ trẻ tuổi nầy sẽ không bao giờ
có được một cuộc sống gia đình bình thường đâu. Nhưng đấy là cuộc sống trong xứ
Batư lúc bấy giờ dưới quyền một vị vua toàn năng đời nầy.
Song vị vua
thực sự toàn năng khác không thấy được bằng mắt thường đang vận hành một chương
trình khác ở đàng sau mọi bối cảnh. Chúng ta không nhìn thấy Ngài và danh xưng
của Ngài không được nhắc tới trong bản tường trình nầy, nhưng Ngài hiện diện rất
rõ ràng. Trong quyển sách danh của Đức Chúa Trời không một lần được nhắc tới. Điều
đó há chẳng ngạc nhiên sao? Thế mà trên từng trang giấy, bàn tay của Ngài rất
hiển hiện. Và sau đây là những gì chúng ta nắm bắt được qua cái nhìn thoáng vào
sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong câu chuyện của chúng ta.
Mạcđôchê
và Êxơtê
Êxơtê 2:5-7: “Ở tại kinh đô Su-sơ, có một người Giu-đa,
tên là Mạc-đô-chê, con trai của Giai-rơ, cháu của Si-mê-i, chắt của Kích, người
Bên-gia-min, người bị bắt dẫn khỏi Giê-ru-sa-lem với những kẻ bị bắt làm phu tù
đồng một lượt với Giê-cô-nia, vua Giu-đa, mà Nê-bu-cát-nết-sa, vua Ba-by-lô, đã
bắt làm phu tù. Người bảo dưỡng Ha-đa-xa (tức Ê-xơ-tê) con gái của cậu mình, vì
nàng không có cha mẹ. Người thiếu nữ ấy là tốt tươi hình dạng, đẹp đẽ dung
nhan. Vậy, khi cha mẹ nàng đã qua đời rồi, Mạc-đô-chê nhận nàng làm con gái
mình”.
Đây là lần
nhắc nhở đầu tiên về một người trong dân sự của Đức Chúa Trời sinh sống tại xứ
Batư và ông có một người em họ rất xinh đẹp trong sự bảo dưỡng của mình. Chúng
ta được mời bước vào một sự kiện mới rất hấp dẫn. Chúng ta được mời vào chỗ tự
hỏi không biết Đức Chúa Trời sẽ làm một việc gì đó ở đàng sau các bối cảnh
trong cuộc tìm kiếm hoàng hậu nầy hay không!?!
Mạcđôchê bảo
Êxơtê (tôi thích cái tên Hêbơrơ Hađaxa của
nàng hơn) đừng tỏ ra rằng nàng là người có dòng dõi Do thái. Tôi lấy làm lạ,
tại sao Mạcđôchê lại bảo nàng điều nầy một khi bạn đang dõi theo loạt bài EPIC của chúng tôi chứ? Ông có muốn nàng trở thành
hoàng hậu không? Ông có tham vọng gì cho nàng không? Có phải ông vui mừng với cơ
hội nầy chăng? Phải chăng Đức Chúa Trời đặt nó vào tấm lòng của Mạcđôchê để bảo
cho Êxơtê điều nầy? Chúng ta không biết. Sự việc không được tỏ bày ra trong quyển
sách. Nhưng tôi tưởng tượng từ quan điểm của Mạcđôchê, ông đang bảo dưỡng Êxơtê
là em gái họ mà ông rất yêu thương. Ông biết rõ người của nhà vua sẽ bắt lấy
nàng vì nàng rất xinh đẹp. Và ông biết rõ rằng nếu người ta nhận ra nàng là người
Do thái, Xẹt-xe sẽ không lập nàng làm hoàng hậu. Cái điều sẽ xảy ra kế đó, ấy
là Xẹt-xe sẽ hủy hoại tình trạng trong trắng của nàng rồi nàng sẽ bị cuốn vào
trong hậu cung với bao thiếu nữ xinh đẹp khác. Đây chẳng phải là cuộc sống mà Mạcđôchê
hy vọng cho Êxơtê. Vì vậy, ông làm những gì ông nghĩ là tốt nhứt trong một tình huống xấu, còn Đức
Chúa Trời sử dụng tình huống đó vì ích cho dân sự Ngài.
Phải, Êxơtê
còn hơn cả một thiếu nữ xinh đẹp nữa kìa, nàng là một thiếu nữ dịu dàng, khiêm
nhường, chu đáo, và khôn ngoan. Nàng khuynh đảo những ai đến gặp nàng. Nàng làm
theo mọi sự mà Mạcđôchê bảo nàng và rồi nàng làm theo mọi sự mà viên thái giám
của nhà vua bảo nàng và ông ta trở thành người ủng hộ nàng trong công việc tình
tự của nhà vua nầy. Bây giờ, Êxơtê không phải là người nữ xinh đẹp nhất trong xứ,
tôi đoán thế, nhưng Đức Chúa Trời đang vận hành một việc qua nàng, nó hấp dẫn mọi
người mà nàng gặp gỡ. Sau khi Êxơtê có buổi tối của nàng với nhà vua, ông đã bị
mê hoặc.
Êxơtê
chiếm được tấm lòng của nhà vua
Êxơtê 2:17:
“Vua thương mến Ê-xơ-tê nhiều hơn các cung
nữ khác, và nàng được ơn trước mặt vua hơn những người nữ đồng trinh; vua đội
mão triều thiên trên đầu nàng, và lập nàng làm hoàng hậu thế cho Vả-thi”.
Đây là điểm
xoay chiều đáng kinh ngạc của mọi biến cố. Một thiếu nữ Do thái mồ côi là người
được chọn làm Hoàng hậu xứ Batư là một cú sốc đáng ngạc nhiên! Không phải với Đức
Chúa Trời, mà với khán thính giả của câu chuyện. Chúng ta đang ở trong phần kín
nhiệm mà Xẹt-xe không biết nàng thực sự là ai. Phản ứng của Xẹt-xe đối với Êxơtê
quả thật là một sự đáng kinh ngạc rồi. Xẹt-xe cảm thấy yêu thương, không những
chỉ có tình dục mà còn có sự quen thuộc như trong gia đình, và sự tử tế đối với
nàng, nàng làm cho ông vui lòng. Nói khác đi, ông thấy hạnh phúc quanh Êxơtê.
Chúng ta đã
nhìn thấy có cái gì đó mềm mại nơi Xẹt-xe và vì vậy đây là một việc khác nữa. Kết
cuộc thật đẹp đẽ, có phải không? Nhưng chúng ta chỉ mới bắt đầu cái cớ đích thực (chương trình của Đức Chúa Trời), những
gì đang dàn dựng nên những biến cố nầy.
Sau khi Êxơtê
được lập làm Hoàng hậu, việc đầu tiên chúng ta nghe nói, ấy là Mạcđôchê, ông ngồi
tại cửa của nhà vua, nghe được một âm mưu giết chết Xẹt-xe và rồi nói cho Êxơtê
biết để nàng có thể cảnh báo cho nhà vua. Dường như là Mạcđôchê có một loại địa
vị nào đó với triều đình nên mới được ngồi ở nơi cửa. Xẹt-xe được cứu thoát và Êxơtê
giao công trạng cho Mạcđôchê, nhưng nhà vua chẳng quan tâm mấy tới Mạcđôchê. Các
vua xứ Batư thích ban thưởng cho người nào cứu giúp họ. Thay vì Mạcđôchê nhận được
phần thưởng, chúng ta nghe thấy rằng Haman được thăng cấp lên một địa vị cao ở
trong xứ. Điều nầy bỏ sót Mạcđôchê và sự thăng cấp của Haman là một sự bất ngờ
trong câu chuyện.
Haman
thăng hoa
Êxơtê 3:1: “Sau các việc ấy, vua A-suê-ru thăng chức cho Ha-man, con
trai của Ham-mê-đa-tha, người A-gát, và làm nổi danh người, đặt ngôi người trên
các quan trưởng ở cung vua”.
Đây chẳng
phải là những tin tức tốt lành cho người Do thái sống trong xứ Batư. Haman là
dòng dõi của Vua Aga là vua của người Amaléc. Dân Amaléc thường xuyên là kẻ thù
của Israel. Sau cùng Đức Chúa Trời đã xét đoán họ và truyền cho Vua Saulơ, là vị
vua đầu tiên của Israel, phải tiêu diệt cả thảy họ. Nhưng Saulơ đã tha mạng cho
Vua Aga và sự bất tuân của ông đối với Đức Chúa Trời khiến ông bị thay thế bởi
Vua David. Tiên tri Samuên phải giết Aga, nhưng giờ đây chúng ta thấy có một
dòng dõi còn sót lại của Aga nơi Haman. Có lẽ Saulơ đã tha nhiều người trong
hoàng tộc hơn là ông đã nói ông đã giết. Haman là một kẻ thù của dân sự Đức
Chúa Trời và giờ đây hắn đang nắm một địa vị sẵn sàng với tư thế tấn công dân sự
Đức Chúa Trời vào bất cứ thời điểm nào. Và hắn đang tấn công.
Mạcđôchê,
ông ngồi bên cửa của nhà vua là ngọn diêm châm vào ngòi nổ của Haman. Khi Vua Xẹt-xe
thăng chức cho Haman, ông ban ra một chiếu chỉ nói rằng ai nấy phải sấp mình xuống
trước mặt Haman. Nhưng Mạcđôchê từ chối không chịu sấp mình xuống. Sự sỉ nhục nầy
khiến cho Haman phải nổi giận đến độ hắn ta muốn hủy diệt hết thảy đồng bào của
Mạcđôchê.
Haman tham
vấn với các cận thần của mình rồi bóc thăm
(phu-rơ) tìm ra ngày tốt lành thuận lợi cho hắn ta quét sạch hết dân Do
thái tại xứ Batư.
Chiếu
chỉ thứ nhì của nhà vua
Êxơtê 3:7-11:
“Tháng Giêng là tháng Ni-san, năm thứ mười
hai đời vua A-suê-ru, người ta bỏ Phu-rơ, nghĩa là bỏ thăm, mỗi ngày mỗi tháng,
tại trước mặt Ha-man, cho đến tháng mười hai, là tháng A-đa. Ha-man tâu với vua
A-suê-ru rằng: Có một dân tộc tản mản, tải rác ra giữa các dân tộc trong những
tỉnh của nước vua: luật pháp của chúng nó khác hơn luật pháp của các dân khác;
lại chúng nó cũng không tuân theo luật pháp của vua; dung chúng nó chẳng tiện
cho vua. Nếu điều đó vừa ý vua, khá giáng chiếu chỉ truyền tuyệt diệt chúng nó đi;
rồi tôi sẽ cân mười ngàn ta-lâng bạc phó vào tay những quan đốc tư để đem vào
kho vua. Vua bèn cỗi chiếc nhẫn khỏi tay mình, trao cho Ha-man, con trai
Ham-mê-đa-tha, người A-gát, kẻ cừu địch dân Giu-đa. Vua nói với Ha-man rằng: Bạc
đã ban cho ngươi, dân sự cũng phó cho ngươi, để làm điều chi mặc ý ngươi”.
Như với bất
kỳ sự dối trá nào, pha trộn chút ít sự thật cũng là tốt đấy thôi. Người Do thái
vốn có những thói tục khác biệt (chúng
nói cho tôi biết họ hãy còn giữ lấy), họ vốn có những luật lệ khác biệt —
luật pháp Ngũ Kinh, nhưng họ không chống nghịch Vua Batư. Hãy nhớ trong huấn thị
của Giêrêmi, họ cần phải cầu nguyện và chúc phước cho xứ mà Đức Chúa Trời đưa họ
vào trong cuộc phu tù. Họ cần phải trở thành hạng công dân tốt; như họ vốn có. Hãy
xét xem thể nào Mạcđôchê và Êxơtê đã cứu mạng của Xẹt-xe rồi. Xẹt-xe vốn biết
rõ Mạcđôchê là một người Do thái, nhưng chẳng biết ông có quan hệ với Êxơtê. Nhưng
Haman vốn tinh ranh hơn, hắn không nói dân mà hắn muốn tiêu diệt là dân nào — hắn
cẩn thận chừa lại đó.
Sự thù hằn
của Haman chẳng khác gì với sự thù hằn của ma quỉ. Khi Xẹt-xe ban cho hắn ta
quyền quét sạch thứ dân nầy, cả hai người đều ngồi xuống mà uống rượu. Xẹt-xe vốn
vô tư với cuộc sống, còn Haman thì chỉ có dã tâm. Khi bản án tử hình đã được
bung ra, những lời dặn dò phải giết chết, phải tàn sát, và thủ tiêu từng người
Do thái trong xứ Batư, trẻ hay già, vào ngày thứ 13 tháng Ađa (theo lịch của người Do thái) là ngày 7
tháng 3 trên tờ lịch của chúng ta. Bạn không nghĩ là giết chóc thái quá chăng? Loại
thạnh nộ đó rất là cá nhân. Haman thông báo cho mọi người trong xứ biết rằng
còn 11 tháng nữa tính từ bây giờ, hết thảy người Do thái sẽ bị tuyệt diệt chiếu
theo lịnh của Xẹt-xe và các chiếu chỉ của vua xứ Batư chẳng hề thay đổi đặng. Bạn
có thể hình dung gia đình bạn nhận biết chiếu chỉ nầy giáng xuống trên đầu bạn
trong 11 tháng không? Haman đã tận hưởng nổi đau khổ đó. Sách Êxơtê ghi lại rằng
người xứ Batư đã rất lúng túng. Dường như họ còn nhạy cảm hơn cả Haman và Xẹt-xe
nữa.
Nhưng không
những đây là Haman kẻ đang hoạch định mọi sự độc ác nầy. Có một kẻ thù của Đức
Chúa Trời đầy quyền lực ở đàng sau mọi bối cảnh ở đây, hắn ngóc cái đầu mình
lên trong từng thế hệ để ngăn chặn kế hoạch của Đức Chúa Trời và để thắng hơn
dân sự của Ngài.
Sứ đồ
Phaolô nói cho chúng ta biết: “Vì chúng ta đánh
trận, chẳng phải cùng thịt và huyết, bèn là cùng chủ quyền, cùng thế lực, cùng
vua chúa của thế gian mờ tối nầy, cùng các thần dữ ở các miền trên trời vậy”
(Êphêsô 6:12).
Có nhiều Haman
trong từng thế hệ. Sở dĩ như thế là vì các thế lực gian ác về mặt thuộc linh ở đàng
sau những Haman nầy. Dường như có nhiều, nhiều nữa trong thế hệ của chúng ta. Bà
cụ người Do thái tôi kể cho bạn nghe ở phần đầu bài giảng nầy là một người sống
sót qua cơn diệt chủng của Đức Quốc Xã. Tôi không nhớ hết những gì mẹ tôi kể
cho tôi nghe, nhưng bà nói cho tôi biết khi tôi còn rất nhỏ thì cả gia đình của
bà Weber bị bắt đưa vào các trại tập trung, bà và con trai bà đã sống sót. Điều
nầy làm cho lòng tôi phải tan vỡ như một đứa trẻ nhỏ khi nghĩ đến những gì đã xảy
ra cho bà. Tôi không thể tưởng tượng có ai đó muốn giết cả gia đình của con người.
Mặc dầu sự việc khủng khiếp nầy đã xảy ra cho bà, bà vẫn cầu nguyện, tổ chức Hanukkah,
và như một linh hồn tử tế, họ tiếp đón tôi vào trong gia đình của bà.
Dân sự của Đức
Chúa Trời cần phải trở thành một nguồn phước và một ảnh hưởng cho các dân khác ở
chung quanh họ. Họ cần phải tỏ ra cho nhiều người khác thấy rằng có một Đức
Chúa Trời chơn thật và danh Ngài là Đức GIÊHÔVA.
Bà Weber đã giới thiệu tôi với Ngài không một lời nói. Hai mươi lăm năm sau tôi đạt tới mức nhìn biết
Đấng Mêsi của người Do thái, Chúa Jêsus là Chúa và Cứu Chúa của tôi. Một phần
trong những gì thuyết phục tôi tin có một Đức Chúa Trời là Bà Weber. Điều ác khủng
khiếp bày ra chống nghịch lại dân tộc của bà cũng làm cho tôi tin rằng các thế
lực tội ác cũng rất là thực. Tội ác của Haman trong thế gian nầy là bệnh hoạn và
điên loạn — chúng rất là độc ác. Nhưng Đức Chúa Trời vốn cao cả hơn hết thảy
chúng. Như chúng ta sẽ thấy.
Khi Mạcđôchê
hay được chiếu chỉ ban chết chóc thật khủng khiếp đó, ông bèn than khóc ngay. Không
phải cách chúng ta thường than khóc đâu, mà là lớn tiếng, loại khóc than cao độ
kìa.
Sự
khóc than của Mạcđôchê
Êxơtê 4:1-3: “Vả, khi Mạc-đô-chê biết hết mọi điều ấy, bèn xé áo mình, mặc
một cái bao và phủ tro, rồi đi ra giữa thành, lấy tiếng lớn kêu khóc cách cay đắng.
Người cũng đi đến tận trước cửa vua; vì ai mặc cái bao, bị cấm không cho vào cửa
của vua. Phàm trong mỗi tỉnh, nơi nào mạng lịnh vua và chiếu chỉ người đã đến,
thì trong dân Giu-đa bèn có sự thảm sầu, kiêng cữ ăn, khóc lóc và kêu van; lại
có nhiều người lấy bao và tro làm giường mình”.
Đây là cái
nhìn thoáng qua đầu tiên của chúng ta, dân sự của Đức Chúa Trời đã nhớ lại họ
là ai và Đức Chúa Trời của họ là ai. Hết thảy họ đều bước vào sự than khóc vì
án tử hình treo trên họ. Không những họ bước vào sự than khóc, mà họ còn kiêng ăn
nữa. Giờ đây, kiêng ăn là gì chứ? Kiêng ăn là phần kỷ luật thuộc linh nói: “Tôi cần Đức Chúa
Trời nhiều hơn là cần đồ ăn”. Không có kỳ kiêng ăn nào mà không có
tiếng kêu la thành khẫn xin cứu giúp, xin thương xót, và xin Đức Chúa Trời tới đến
mà làm một việc gì đó. Đây là lời cầu nguyện không thốt thành lời. Phân đoạn
Kinh thánh cho chúng ta thấy sự cầu nguyện. Nếu Đức Chúa Trời không tiếp trợ
cho dân sự Ngài, thì chẳng có hy vọng gì cho họ.
Thi thiên 46:1
chép: “Đức Chúa Trời là nơi nương náu và sức lực
của chúng tôi, Ngài sẵn giúp đỡ trong cơn gian truân”. Người Do thái trong xứ Batư hiện đang
có cần đến Ngài lúc bây giờ.
Khi Chúa
Jêsus bị đưa vào trong đồng vắng để chịu cám dỗ, Ngài đã kiêng ăn trong 40 ngày
trước khi Ngài gặp Satan mặt đối mặt. Ngài chịu đựng nổi sự thử thách vì Ngài đã
sửa soạn chính mình cho cuộc chiến. Ngài đã thành khẫn kêu cầu Đức Chúa Trời và
nương cậy nơi Ngài để thắng cuộc chiến đó. “Đức
Chúa Jêsus đáp: Có lời chép rằng: Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà
thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời” (Mathiơ
4:4). Chúng ta sẽ đứng vững thể nào khi chúng ta đang ở vào các thời điểm
nguy hiểm như thế? Bằng cách kêu cầu nơi Đức Chúa Trời giống như Mạcđôchê đã
làm, như người Do thái trong xứ Batư đã làm, và giống như Chúa Jêsus đã làm.
Mạcđôchê cũng
lập một chương trình kèm theo với sự kiêng ăn và than khóc của mình. Nương cậy
vào Đức Chúa Trời không có nghĩa là chúng ta không phải nắm lấy hành động trong
sinh hoạt của chúng ta. Mạcđôchê yêu cầu Êxơtê can thiệp với Xẹt-xe. Điều nầy
là kinh khủng cho Êxơtê, vì bước vào sự hiện diện của nhà vua mà không có xin
trước là một án tử hình, trừ phi nhà vua đưa cây phủ việt ra cho bạn. Ông ta
không có cho vời Êxơtê đến gặp ông trong 30 ngày rồi. Có thể là ông thấm mệt vì
cớ nàng. Nàng không có ý kiến, song nàng vốn biết rõ ông có tánh khí ác độc lắm.
Các hoàng hậu không luôn được chìu đãi trong sự hiện diện của ông ta. Vì vậy, Mạcđôchê
chẳng phải nhiều lời với Êxơtê.
Thách
thức của Mạcđôchê cho Êxơtê
Êxơtê 4:13-14: “Mạc-đô-chê biểu đáp lại cùng bà Ê-xơ-tê rằng:
Chớ thầm tưởng rằng ở trong cung vua, người sẽ được thoát khỏi phải hơn mọi người
Giu-đa khác; vì nếu ngươi làm thinh trong lúc nầy đây, dân Giu-đa hẳn sẽ được
tiếp trợ và giải cứu bởi cách khác, còn ngươi và nhà cha ngươi đều sẽ bị hư mất;
song nào ai biết rằng chẳng phải vì cớ cơ hội hiện lúc nầy mà ngươi được vị
hoàng hậu sao?”
Mạcđôchê đang
đọc Êxơtê giống như một quyển sách vậy. Nàng muốn cứu mạng sống mình và chần chứ
trong việc làm theo điều phải. Chúa Jêsus phán: “Vì
ai muốn cứu sự sống mình thì sẽ mất, còn ai vì cớ ta mất sự sống, thì sẽ cứu” (Luca 9:24).
Đức tin biến hy sinh thành ra thứ lựa chọn tốt nhứt, nhưng đấy chẳng phải là sự
lựa chọn tốt nhứt trong nhân tánh của chúng ta.
Mạcđôchê đưa
ra bản tuyên ngôn đức tin rất đáng nhớ. Ông tin rằng Đức Chúa Trời sẽ giải cứu
dân sự Ngài với hay không có Êxơtê. Còn nếu Êxơtê không chịu chổi dậy rồi được Đức
Chúa Trời đại dụng, khi ấy Đức Chúa Trời sẽ tìm một người khác. Tôi thích lòng
tin mà Mạcđôchê tỏ ra cho thấy Đức Chúa Trời đang nắm quyền tể trị và sẽ hoàn tất
ý chỉ của Ngài trong việc giải cứu dân sự Ngài.
Tôi không
luôn luôn có sự tin tưởng đó, còn bạn thì sao? Hầu hết chúng ta đều sợ hãi khi
làm theo những điều Đức Chúa Trời yêu cầu chúng ta phải lo làm. Đôi khi chúng
ta sợ hãi không dám nói ra sự thật với ông chủ của mình. Hay chúng ta sợ không
dám đi đến phần phố xa kia để phục vụ cho hạng người không giống như chúng ta. Hoặc
chúng ta sợ không dám đối diện với một kẻ hay ngược đãi trong cuộc sống của
chúng ta. Tôi không bị thách thức giống như Êxơtê bị và đấy là những gì biến
nàng thành nữ anh hùng trong câu chuyện của chúng ta. Chúng ta vẫn có những khoảnh
khắc khi chúng ta nép mình với lai lịch rồi không làm theo những gì Đức Chúa Trời
yêu cầu chúng ta phải lo làm và hy vọng rằng Ngài chẳng chú ý đến. Nhưng Ngài
chú ý đấy!
Bạn có bao
giờ lo sợ không làm một việc gì đó mà Đức Chúa Trời yêu cầu bạn phải lo làm
không?
Thách thức
của Mạcđôchê có thể giúp chúng ta phải biết dọn mình. Đức Chúa Trời muốn sử dụng
chúng ta trong chương trình vương quốc nầy. Nhưng nếu chúng ta không chịu để
cho Ngài sử dụng chúng ta, Ngài sẽ lo liệu chương trình của Ngài không cứ cách
nào và chúng ta sẽ chẳng có sự vui mừng sống trong chỗ ngọt ngào nơi ý chỉ của
Ngài đâu.
Bạn có bao
giờ kinh nghiệm điều nầy chưa? Bạn có để cho sợ hãi giữ bạn lại không cho bạn
phục vụ và bỏ qua cơ hội không? Có phải bạn chần chừ không vâng theo Ngài ngay
bây giờ không? Có lẽ bạn đã đến tại vị trí nầy chỉ vào thời điểm nầy đấy thôi? Mạcđôchê
có một lời dành cho bạn đây.
Êxơtê
Chổi Dậy
Êxơtê 4:15-16:
“Bà Ê-xơ-tê bèn biểu đáp lại cùng Mạc-đô-chê
rằng: Hãy đi nhóm hiệp các người Giu-đa ở tại Su-sơ, rồi hãy vì tôi mà kiêng cữ
ăn trong ba ngày và đêm, chớ ăn hay uống gì hết; tôi và các nàng hầu tôi cũng sẽ
kiêng cữ ăn nữa; như vậy, tôi sẽ vào cùng vua, là việc trái luật pháp; nếu tôi
phải chết thì tôi chết”.
Êxơtê đã
quyết định. Nàng sẽ làm một việc thật can trường, đi thẳng vào gặp Xẹt-xe để cầu
xin sự giải cứu cho dân tộc nàng. Nàng làm gì để sửa soạn vậy? Nàng kêu gọi mọi
người (hết thảy cộng đồng Do thái của
nàng) phải kiêng ăn vì nàng trong ba ngày. Sự khôn ngoan và hạ mình của Êxơtê
cũng đang phục vụ cho nàng. Đức tin sẽ đến ngay tại tiền tuyến khi dân sự kín
giấu của Đức Chúa Trời bắt đầu luyện tập nó. Êxơtê biết nàng sẽ chẳng đứng vững
được nếu Đức Chúa Trời không cùng đi với nàng.
Châm ngôn 18:10
chép: “Danh Đức Giê-hô-va vốn một ngọn tháp kiên
cố; Kẻ công bình chạy đến đó, gặp được nơi ẩn trú cao”. Êxơtê đang chạy đến cái tháp kiên
cố của nàng.
Lời
thỉnh cầu của Êxơtê với nhà vua
Êxơtê 5:1-3: “Ngày thứ ba, bà Ê-xơ-tê mặc đồ triều-phục, và ra chầu đứng
tại nội viện, đối trước cung điện vua. Vua đang ngự trên ngôi tại trong cung điện
trước cửa đền. Vừa khi vua thấy hoàng hậu Ê-xơ-tê đứng chầu nơi nội viện, thì
bà được ơn trước mặt vua; vua giơ ra cho bà Ê-xơ-tê cây phủ việt vàng ở nơi tay
mình. Bà Ê-xơ-tê lại gần và rờ đầu cây phủ việt. Vua nói với bà rằng: Hỡi hoàng
hậu Ê-xơ-tê, ngươi muốn chi? Cầu xin điều gì? Dầu xin đến phân nửa nước, cũng sẽ
ban cho ngươi”.
Đúng là một
sự đền bù. Xẹt-xe có ý tốt đối với Êxơtê. Bạn có thể nhìn thấy bàn tay của Đức
Chúa Trời đang ở trên mọi hoàn cảnh của câu chuyện nầy không? Đức Chúa Trời đang
lập ra một sự giải cứu mới mẻ cho dân sự của Ngài. Lần nầy, không phải là Môise
đang lãnh đạo dân sự của Ngài đâu, mà là Êxơtê, là người nắm quyền lãnh đạo dân
tộc nàng trong sự giải cứu mới mẻ nầy tại xứ Batư.
Vì vậy, đây
là những gì đang xảy ra. Êxơtê khéo léo chỉ ra Haman cho nhà vua và nhà vua đã
giết hắn ta. Âm mưu kinh khiếp của Haman muốn giết hết thảy dân Do thái trong xứ
Batư vào ngày 13 tháng Ađa đã bị đảo ngược bởi một chiếu chỉ nói rằng dân Do
thái có thể tự bảo vệ mình theo cùng một cách mà chiếu chỉ thứ nhứt đã phát ra.
Khi dân Do
thái trong xứ nghe được chiếu chỉ cứu mạng tuyệt vời nầy, họ vui mừng và tưởng
niệm. Khi ngày ấy đến, họ đã tự bảo vệ mình và phần nhiều kẻ thù của họ đã ngã
chết, nhưng Israel đã sống còn. Mạcđôchê được thăng quan rồi trở thành vị cố vấn
khôn ngoan mà Xẹt-xe có cần. Êxơtê vẫn là hoàng hậu. Vì vậy, dân sự của Đức
Chúa Trời được cứu, song Vua Xẹt-xe cũng được phước khi có Hoàng hậu Êxơtê và Mạcđôchê
thật khôn ngoan làm cố vấn.
Êxơtê và Mạcđôchê
đã thiết lập một kỳ lễ hàng năm cho dân Israel gọi là Phurim (theo chữ pur,
bóc thăm). Lễ nầy được kỷ niệm 30 ngày sau Lễ Vượt Qua. Lễ ấy sắp tới vào
ngày 23 tháng Hai năm nay.
Phần
kết luận
Tôi bắt đầu
thì giờ cùng nhớ lại người hàng xóm Do thái của tôi, họ có một cái chạm trên đời
sống non nớt của tôi bằng cách mời tôi dùng bánh bích quy. Bà không làm một việc
gì tỏ ra mình là anh hùng cả. Nhưng bà tự để mình cho Đức Chúa Trời đại dụng
khi yêu thương một cô bé gái. Bà là một công cụ của ân điển Đức Chúa Trời trong
đời sống của tôi.
Nguyện
chúng ta ghi nhớ Đức Chúa Trời cũng có một mục đích cho đời sống chúng ta nữa đấy.
Êxơtê 4:14:
“…nào ai biết rằng chẳng phải vì cớ cơ hội
hiện lúc nầy mà ngươi được vị hoàng hậu sao?”
Và có phải
chúng ta không muốn được tìm gặp trong chỗ ngọt ngào của ý chỉ Đức Chúa Trời chăng?
“Đức Giê-hô-va sẽ làm vua khắp đất; trong
ngày đó, Đức Giê-hô-va sẽ là có một, và danh Ngài cũng sẽ là có một” (Xachari
14:9).
Có thể
chúng ta không nghe nói đến danh Ngài trong sách Êxơtê, nhưng đó là danh duy nhứt
mà chúng ta nghe nói đến vào lúc cuối cùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét