MỘT NGÔI NHÀ ĐƯỢC TÁI THIẾT
TRỞ VỀ & TÁI THIẾT
Khi tôi lái
xe đến nhà của con tôi ở South Lake
Tahoe , tôi thường đi ngang qua vùng phụ cận Angora
Fire đã bị hủy diệt (tháng 6 năm 2007).
Ngọn lửa đó đã nổi thạnh nộ trong ba ngày và đến cuối cùng nó hủy diệt 300 căn
nhà cùng các cơ sở thương mại. Cây cối hùng vĩ một thời của vùng đất rừng nầy
trông giống như một đạo quân cao ngất giờ đây như những cây tăm đen đủi xỉa lên
từ chỗ đất cháy đen bên dưới. Đối với những ai mất mát đất đai và nhà cửa của họ,
đây là sự tàn phá.
Khi sự việc
xảy ra cách đây sáu năm, tôi nhớ tới suy nghĩ: “Bạn Không Thể Trở Lại Quê Hương Được Nữa”.
Đây là đề tựa của một quyển sách cứ trụ
mãi trong lý trí tôi trải qua nhiều năm tháng vì nó bắt lấy nổi buồn và nuối tiếc
mà sự mất mát tàn phá kia có thể tác động vào tấm lòng của con người. Khi có một
việc như thế nầy xảy ra, nó sẽ làm thay đổi một con người. Nó sẽ làm thay đổi một
cộng đồng. Họ sẽ nhớ lại mùi của ngọn lửa — của tro bụi, bồ hóng, nước, và sự ẩm
ướt. Họ sẽ nhớ lại việc lục lọi qua đống đổ nát nhà cửa của họ, tìm kiếm những
mảng sự sống giờ đây không còn có nữa. Bạn tái thiết như thế nào khi một việc
như thế nầy đã xảy ra trong đời sống của bạn? Bạn tái thiết như thế nào khi bạn
tạo ra, gây ra sự tàn phá tồi tệ như thế?
Hôm nay
chúng ta có trước mặt mình câu chuyện nói tới Israel đang trở về xứ sở của tổ phụ
họ và đang tái thiết lại đền thờ đã bị hủy diệt bởi người Babylôn. Mọi sự còn
sót lại của địa điểm đặc biệt đó, nơi mà sự hiện diện của Đức Chúa Trời ngự ở
trên đất, là tro tàn và đống đổ nát. Nhiều năm trời đã trôi qua cho đến khi dân
phu tù của Đức Chúa Trời về đứng trên vùng đất xứ Giuđa. Giờ đây, Đức Chúa Trời
đang làm ứng nghiệm lời hứa của Ngài để đem dân sự Ngài về quê hương mà Ngài đã
lập qua tiên tri Giêrêmi nhiều năm trước đó.
Giêrêmi
29:10-14: “Vả,
Đức Giê-hô-va phán như vầy: Khi bảy mươi năm sẽ mãn cho Ba-by-lôn, ta sẽ thăm
viếng các ngươi, sẽ làm trọn lời tốt lành cho các ngươi, khiến các ngươi trở về
đất nầy. Đức Giê-hô-va phán: Vì ta biết ý tưởng ta nghĩ đối cùng các ngươi, là
ý tưởng bình an, không phải tai họa, để cho các ngươi được sự trông cậy trong
lúc cuối cùng của mình. Bấy giờ các ngươi sẽ kêu cầu ta, sẽ đi và cầu nguyện
ta, và ta sẽ nhậm lời. Các ngươi sẽ tìm ta, và gặp được, khi các ngươi tìm kiếm
ta hết lòng. Đức Giê-hô-va phán: Ta sẽ cho các ngươi tìm được ta, và sẽ đem những
phu tù các ngươi trở về. Đức Giê-hô-va phán: ta sẽ nhóm các ngươi lại từ mọi nước
và mọi nơi mà ta đã đuổi các ngươi đến, và sẽ đem các ngươi về trong đất mà ta đã
khiến các ngươi bị đày đi khỏi đó”.
Cái điều
khiến cho tôi phải ngạc nhiên, ấy là Đức Chúa Trời đã ban ra một lời hứa giàu ơn
thể ấy cho dân sự Ngài cùng một thời điểm Ngài phán cho họ biết rằng họ sẽ bị kỷ
luật vì thái độ bất tuân tái phát của họ. Sự việc ấy cho chúng ta biết gì về Đức
Chúa Trời? Nó cho chúng ta biết rằng Ngài không hề để cho dân sự Ngài ở trong
chỗ mất hy vọng. Quan trọng lắm, có phải không? Luôn luôn có hy vọng nơi mọi lời
hứa của Đức Chúa Trời.
Lai
lịch
Mục sư Paul
Taylor đã nói cho chúng ta biết câu chuyện nói tới vương quốc Israel bị chia
làm hai. Chúng ta đã nghe nói thể nào cả hai: Vương quốc Israel phía Bắc và Giuđa
ở phía Nam cứ tiệm tiến bất trung với Đức Chúa Trời cho tới chừng Israel bị trục
xuất, và Giuđa bị bắt đi làm phu tù bởi Babylôn và thành thánh Jerusalem. Tiếp đến
đền thờ thánh bị đổi thành tro bụi và đổ nát. Như Paul đã nói cách đây mấy tuần,
dân Israel
không những đã trở thành thứ dân phi tôn giáo mà còn là một thứ dân tồi tệ nữa.
Họ cần phải tỉnh thức về tội lỗi của họ. Họ cần một bài học về sự hạ mình. Cuộc
phu tù qua xứ Babylôn vào năm 586 là bài học ấy.
Sáng nay,
chúng ta đang ở vào tuần lễ đầu tiên của kỷ nguyên EPIC
mới gọi là: Một
Ngôi Nhà Được Tái Thiết.
Trong ba tuần lễ, chúng ta sẽ lắng nghe câu chuyện nói tới sự giải cứu của
xứ Giuđa ra khỏi cuộc phu tù cho người Babylôn. Tuần lễ thứ nhứt, chúng ta sẽ lắng
nghe thể nào những phu tù trở về tái thiết lại đền thờ ở thành Jerusalem . Tuần lễ thứ nhì, chúng ta quay trở
lại xứ Babylôn (bây giờ là Batư) ở đó
Đức Chúa Trời sử dụng Êxơtê giải cứu dân Do thái ra khỏi cái chết chắc chắn, và
tuần lễ thứ ba, chúng ta sẽ lắng nghe về sự tái thiết thành Jerusalem ở hai mặt:
thuộc thể và thuộc linh. Khoảng thời gian 100 năm bao lấy ba sách lịch sử, Exơra,
Nêhêmi, và Êxơtê và ba sách tiên tri Aghê, Xachari, và Malachi. Trên bối cảnh
thế giới, Batư đã chinh phục xứ Babylôn và đã chiếm lấy sân khấu trung tâm như
quyền lực thế giới mới.
Sáng nay,
câu chuyện của chúng ta bắt đầu với một
chiếu chỉ do Vua Siru xứ Batư lập ra.
Exơra 1:1-4:
“Năm thứ nhất đời Si-ru, vua nước Phe-rơ-sơ trị vì, Đức
Giê-hô-va muốn làm cho ứng nghiệm lời Ngài đã cậy miệng Giê-rê-mi mà phán ra,
nên Ngài cảm động lòng Si-ru, vua Phe-rơ-sơ tuyên truyền trong khắp nước mình,
và cũng ra sắc chỉ rằng: Si-ru, vua
Phe-rơ-sơ, nói như vầy: Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã ban các nước thế gian cho
ta, và chính Ngài có biểu ta xây cất cho Ngài một đền thờ tại Giê-ru-sa-lem,
trong xứ Giu-đa. Trong các ngươi, phàm ai thuộc về dân sự Ngài, khá trở lên
Giê-ru-sa-lem trong xứ Giu-đa, đặng cất lại đền thờ Giê-hô-va, là Đức Chúa Trời
của Y-sơ-ra-ên, vẫn ngự tại Giê-ru-sa-lem. Nguyện Đức Chúa Trời người ấy ở cùng
người! Hễ dân Giu-đa còn sót lại, mặc dầu ở đâu, thì bổn dân của nơi họ ở, phải
tiếp trợ họ bằng bạc, vàng, của cải, súc vật, không kể những của lễ lạc hiến về
đền của Đức Chúa Trời ở tại Giê-ru-sa-lem”.
Siru là đại
biểu của Đức Chúa Trời về ơn giải cứu cho dân tộc Do thái thực sự là một loại sự
việc đáng kinh ngạc, có phải không? Đôi khi chúng ta nghĩ quyền lực cấp thế giới
ở chung quanh chúng ta đang nằm ngoài tầm điều khiển của Đức Chúa Trời, nhưng ở
đây chúng ta nhìn thấy Đức Chúa Trời quả thực đang nắm quyền tể trị là dường
nào. Ngài “cảm động
lòng” vị vua tà giáo của xứ Batư, để hoàn thành chương trình của Đức
Chúa Trời dành cho Israel.
Nghe thì y
như rằng Siru hoàn toàn là một nhân vật biết kính sợ Đức GIÊHÔVA từ những gì chúng ta mới vừa đọc, nhưng trong các bản tường
trình lịch sử của thời đại, Siru đã thốt ra và đã thực thi loại công việc nầy với
các nước đã bị chinh phục nữa. Tư tưởng của người Batư, tốt nhất là để cho các
thần dân bị họ chinh phục ở lại trong xứ sở quê hương họ và thờ lạy các thần bản
xứ theo như họ ao ước. Điều nầy đã được thực thi cho các thần dân mà họ vốn tin
tưởng. Khi Batư chinh phục Babylôn, chính sách nầy thay đổi, là đại lộ hoàn hảo
cho mọi kế hoạch giải cứu của Đức Chúa Trời.
Cùng với
Siru, Đức Chúa Trời cũng đặt sự việc vào tấm lòng của nhiều kẻ phu tù trở về đặng
tái thiết lại đền thờ tại thành Jerusalem. Trong khi hầu hết người Hêbơrơ còn ở
lại đàng sau trong xứ Babylôn, họ tự lập một cuộc sống cho mình trong xứ ấy,
khoảng 50.000 linh hồn dũng cảm tự cam kết trở về và lo tái thiết đền thờ ở
thành Jerusalem. Họ phải là một nhóm người trung tín. Phần nhiều người trong số
họ chưa bao giờ nhìn thấy thành Jerusalem vì cớ đã lớn lên trong xứ Babylôn. Một
số người lớn tuổi hơn giữa vòng họ đã nhớ lại rằng thành Jerusalem là một thành
phố bị thiêu rụi trong đống đổ nát và đã công nhận nổ lực có cần để lo tái thiết.
Khi rời khỏi xứ Babylôn, họ để lại sau lưng một thành phố phức tạp, ở đó có người
đã dấy lên tới một đẳng cấp cao tột, trong khi nhiều người khác lo phát triển
kinh doanh chỉ để trở lại với bối cảnh hoang tàn và bị thiêu rụi trong đống đổ
nát.
Vua Siru đã
chỉ định Xôrôbabên, một dòng dõi của David lãnh đạo nhóm chuyên lo tái thiết nầy.
Ông cũng gửi theo với những kẻ lưu đày trở về nầy mọi thứ có giá trị và đồ vật
thánh của đền thờ đã bị cướp đoạt bởi Babylôn và được lưu giữ trong kho tàng của
hoàng gia.
Bạn có thể
nhìn thấy thể nào bàn tay của Đức Chúa Trời có trong từng phương diện của lần
trở về nầy không? Ngài cũng dính dáng tới đời sống của chúng ta nữa đấy, nhưng
chúng ta thường không nhìn thấy điều đó cách rõ ràng. Tôi rất sung sướng vì những
câu chuyện nầy trong Cựu Ước, chúng tỏ ra thể nào Đức Chúa Trời đang vận hành ở
đàng sau các bối cảnh, vì vậy tôi có thể nhìn biết Ngài hãy còn vận hành trong
cộng đồng nầy và trong mỗi đời sống cá nhân nữa.
Sự
trở về và công cuộc tái thiết đang được thực hiện
Exơra 3:1-3:
“Đến tháng bảy, khi dân Y-sơ-ra-ên đã ở
trong bổn thành mình rồi, thì dân sự hiệp lại như một người ở tại
Giê-ru-sa-lem. Bấy giờ, Giê-sua, con trai của Giô-sa-đác, và các anh em người,
là thầy tế lễ, luôn với Xô-rô-ba-bên, con trai Sa-anh-thi-ên, và các anh em người,
đều chổi dậy xây cất bàn thờ Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, đặng dâng của lễ
thiêu tại đó, theo như đã chép trong luật pháp Môi-se, người của Đức chúa Trời.
Chúng sợ hãi dân của xứ, nên lập lại bàn thờ trên nền cũ nó, và dâng tại đó của
lễ thiêu cho Đức Giê-hô-va, tức là của lễ thiêu buổi sớm và buổi chiều”.
Sự tái thiết
đền thờ bắt đầu với bàn thờ vì đây là trung tâm của đền thờ. Với hệ thống con
sinh đúng vị trí, dân sự của Đức Chúa Trời được xác định một lần nữa bởi sự thờ
lạy Đức GIÊHÔVA như đã được ấn định bởi Môise
trong sách luật pháp. Bàn thờ được tái thiết rất chính xác ngay vị trí nguyên
nó được sắp đặt khi trước — theo mọi huấn thị của Đức Chúa Trời. Sau nhiều thế
hệ sống bất tuân như thế, giờ đây họ đang làm mọi việc theo đường lối của Đức
Chúa Trời và thực hiện một khởi đầu long trọng tái thiết lại mối quan hệ của họ
với Đức Chúa Trời.
Thành phần
của cộng đồng lo tái thiết cũng rất là quan trọng. Có các thầy tế lễ dòng Lêvi,
họ có thể dâng lên các con sinh và hướng dẫn cộng đồng của Đức Chúa Trời trong
những ngày thánh đặc biệt. Có những người hướng dẫn thờ phượng dẫn dắt cộng đồng
trong những bài ca thiêng liêng, và có Xôrôbabên lãnh đạo phương án tái thiết
trong vai trò quan tổng đốc. Ông là dòng dõi của David và đủ tư cách ngồi trên
ngôi của David. Thế nhưng ông không phải là người ngồi trên ngai vàng đó vì Israel
cần một vị vua đời đời, chớ không phải vua đời nầy. Vì nhà vua đời đời đó — là Đấng
Mêsi của Đức Chúa Trời.
Họ đang thực
hiện một khởi sự tốt đẹp khi trở về xứ và lo tái thiết lại đường lối của Đức
Chúa Trời. Nhưng, ngay lập tức họ bị chống đối và họ sợ hãi nhóm chống đối nầy.
Nhóm nầy là ai chứ? Họ được nhận dạng một thời gian ngắn sau đó trong truyện
tích nói tới người Samari. Đây là số người từ vùng cực bắc, họ kết hôn chéo với
những người chinh phục họ, người Asiri. Họ có tổ tiên bị pha trộn và họ thờ lạy
Đức Chúa Trời theo phương thức nhất thời. Khi vương quốc phía nam bị đày sang xứ
Babylôn, họ chuyển xuống phía Nam rồi kết hôn chéo với dân Do thái bị bỏ lại
trên vùng đất xứ Giuđa. Họ chẳng gây rắc rối gì cho dân Do thái. Hãy chú ý,
ngay lập tức những người trở về thực hiện ngay phương án làm theo ý chỉ của Đức
Chúa Trời, họ liền gặp ngay sự chống đối.
Bạn có bao
giờ trải nghiệm việc ấy chưa? Tôi nghĩ hầu hết chúng ta đều đã kinh nghiệm một
việc tương tự như điều nầy. Hãy nhìn vào kẻ say xỉn kia xem, họ tìm gặp Đức
Chúa Trời và mong muốn xây dựng lại đời sống của mình (nam hay nữ). Có bao nhiêu thành viên trong gia đình và bạn hữu thực
sự giúp đỡ cho người hồi phục lại? Thường thì họ là những người đưa ra sự đối
kháng nhiều nhất. Tại sao phải như vậy chứ?
Có thể, sở
dĩ như thế là vì họ không muốn sống theo y như vậy. Họ không muốn bỏ đi tật nhậu
nhẹt. Có thể là họ cảm thấy họ bị xét đoán nếu bạn thay đổi đời sống của mình. Khi
ấy có nhiều người khác họ cảm thấy bạn siêu đẳng rồi, cho nên họ không cảm thấy
nhu cần phải trợ giúp cho bạn nữa. Nếu chúng ta thành thật với chính mình, có lẽ
chúng ta sẽ ở một hay cả hai bên của cán cân vào lúc nầy hay lúc khác. Vậy
chúng ta phải tái thiết như thế nào đây?
Chúng ta cần
tìm một cộng đồng sẽ hỗ trợ cho sự thay đổi mới mẻ của chúng ta. Đây là những
gì cộng đồng tái thiết của Israel đang nhắm tới. Cần phải có một cộng đồng để
gây dựng nhau mà thờ phượng — đây không phải là buổi trình diễn của một người.
Tôi nhớ khi
chồng tôi và tôi lần đầu tiên đến với hội thánh và rồi khởi sự đến đều đặn hơn.
Một trong những người bạn thân của chúng tôi đã nói: “Hai người sẽ nắm được công việc của Đức Chúa
Trời. Ai nấy trở lại với hội thánh khi họ có con cái rồi. Việc ấy sẽ chẳng kết
thúc đâu”. Có phải đấy là loại lời nói khích lệ không? Chúng ta cần
cộng đồng ở đây tại hội thánh nầy để giữ cho chúng ta tiến tới phía trước theo đức
tin mới mẻ của chúng ta. Chúng ta cần phải thờ lạy Đức Chúa Trời với dân sự của
Đức Chúa Trời, vì vậy chúng ta sẽ không thử tái thiết đời sống mình chỉ nơi một
mình Đức Chúa Trời.
Thế nhưng cũng
phải mong có sự chống đối. Không chắc là những người quen biết trong cuộc sống
của bạn sẽ bước theo bạn đâu; một ai đó mà thôi. Chúng ta có một kẻ thù, hắn muốn
chúng ta phải trụ lại trong tội lỗi và bị lưu đày xa cách Đức Chúa Trời.
I Phierơ
5:8 cảnh cáo chúng ta rằng chúng ta cần phải: “tiết
độ và tỉnh thức: kẻ thù nghịch anh em là ma quỉ, như sư tử rống, đi rình mò
chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được”.
Vậy, khi
chúng ta trở lại với Đức Chúa Trời và tìm cách tái thiết đời sống của mình, chúng
ta cần phải mong có sự chống đối. Nói như thế không có nghĩa là chúng ta sẽ làm
việc gì đó sai quấy, mà nó có nghĩa là chúng ta sống thật đúng đắn và kẻ thù muốn
tiêu diệt chúng ta trước khi chúng ta có thể tái thiết đời sống mình trong Đức
Chúa Trời. Chúng ta không thể để cho sự sợ hãi con người chặn đứng chúng ta.
Sợ hãi
không chặn đứng được dân Do thái thôi không tiếp tục tái thiết xứ sở nữa. Chẳng
chóng thì chày, họ đã hoàn tất phần nền rồi.
Các
phản ứng trước nền của đền thờ
Exơra 3:10-13:
“Khi các thợ xây nền đền của Đức Giê-hô-va,
thì có những thầy tế lễ đứng đó mặc áo lễ và cầm kèn, còn những người Lê-vi,
con cháu A-sáp, đều cầm chập chỏa, đặng ngợi khen Đức Giê-hô-va y như các lễ-phép
của Đa-vít, vua Y-sơ-ra-ên, đã lập ra. Chúng ca hát đối đáp mà ngợi khen cảm tạ
Đức Giê-hô-va rằng: Đáng ngợi khen Đức Giê-hô-va, vì Ngài là tốt lành, lòng thương
xót của Ngài đối với Y-sơ-ra-ên còn đến đời đời! Cả dân sự đều kêu reo tiếng lớn,
ngợi khen Đức Giê-hô-va, bởi vì người ta xây nền đền thờ của Đức Giê-hô-va. Nhiều
thầy tế lễ, người Lê-vi, trưởng tộc, tức là những người già cả đã thấy đền thờ
trước, bèn khóc tiếng lớn trong khi người ta xây nền của đền mới tại trước mặt
mình. Cũng có nhiều người khác lại la tiếng lớn vui mừng hớn hở; nên người ta
khó phân biệt tiếng vui mừng với tiếng khóc lóc; vì dân sự la lớn tiếng lên, và
tiếng ấy vẳng vẳng nghe xa”.
Với một phương
diện chính tái thiết đã được thực hiện, dân sự của Đức Chúa Trời thôi không tưởng
niệm những gì Đức Chúa Trời đã làm cho họ. Đây là điều họ nói về Đức Chúa Trời: “Ngài là tốt lành; lòng thương xót của Ngài đối với Israel
còn đến đời đời”.
Đúng là
cách phát biểu trọn vẹn của đức tin và vui mừng. Họ nhìn biết Đức Chúa Trời giữ
các lời hứa của Ngài và họ ngợi khen Ngài về khía cạnh thương xót nầy của Ngài.
Thường thì trong cuộc phu tù họ hay tự hỏi không biết Ngài có giữ lời của Ngài đối
với họ không? Thường thì họ tự hỏi không biết Đức Chúa Trời có bỏ họ không? Rồi
giờ đây, họ nhìn biết rằng Đức Chúa Trời đã giải cứu họ. Đúng là một sự vui mừng.
Và rồi …
Một vài cấp
lãnh đạo lớn tuổi hơn khởi sự nhớ tới đền thờ uy nghi của Solomon rồi khóc lóc đối
với những điều bị mất mát. Sự ví sánh với phần nền tảng nhỏ bé kia thực sự là
quá nhiều đến nỗi họ không thể cưu mang nổi. Đây là khoảnh khắc “Các Ngươi Không Thể
Về Lại Quê Hương” của họ. Họ đã nhìn thấy Đức Chúa Trời đang hành động
nơi đền thờ mới, nhưng họ nhớ lại đền thờ cũ rồi cảm thấy thất vọng. Những thợ
xây trẻ tuổi chỉ nhìn biết đền thờ nầy, vì vậy họ lấy làm vui mừng nơi những gì
Đức Chúa Trời đã làm qua họ. Sự pha trộn vui buồn là phần mô tả đúng mức cho đền
thờ thứ hai nầy trong thời kỳ lịch sử của Israel.
Bị tước mất
Hòm Giao Ước và vẻ đẹp thuộc thể của đền thờ do Solomon xây cất, có một ý thức
nuối tiếc cho rằng tội lỗi của Giuđa đã gây ra tổn thất nầy. Nuối tiếc nhơn cớ
tội lỗi có thể là một việc tốt đấy, nếu nó hạ họ xuống. Nó có thể là một việc xấu
xa nếu nó khiến họ cứ tù túng với quá khứ, kẹt lại đó mãi đang khi Đức Chúa Trời
muốn đưa họ về phía trước.
Sự tàn phá
thành Jerusalem và đền thờ đã có một ảnh hưởng sâu sắc ở trong tấm lòng của Israel.
Bạn có thể nhìn thấy ở thời điểm nầy trong câu chuyện là dường nào. Trong khi
có sự vui mừng nơi những gì Đức Chúa Trời đang vận hành, cũng có sự tỉnh thức
hiển nhiên về mọi điều họ đã gây ra qua chính tội lỗi của họ. Chính sự bất tuân
của họ đã gây ra sự tàn phá xảy ra với thành phố và đền thờ của họ (Exơra 5). Họ vốn biết rõ chính sự phán
xét của Đức Chúa Trời đã khiến cho Babylôn đến hủy diệt họ. Khi họ nhìn vào đền
thờ “kém cõi hơn”
nầy, họ được nhắc nhớ đến sự thực đó.
Tôi cứ thắc
mắc mãi khi tôi đang nghiên cứu đền thờ thứ nhì nầy, là lý do tại sao phải có một
đền thờ? Tại sao nó không thể bằng đền thờ thứ nhứt? Câu chuyện của Đức Chúa Trời
khác biệt thế nào nếu chỉ có đền thờ thứ nhứt đứng vững? Có lẽ nếu Israel có
duy nhứt đền thờ vinh hiển thứ nhứt, họ đã nói: “Đức Chúa Trời là đấng cứu tinh cao cả của
chúng ta, Ngài đem chúng ta ra khỏi vòng nô lệ cho người Aicập. Ngài đem chúng ta
vào trong xứ Ngài đã hứa cho tổ phụ chúng ta là Ápraham và một vua David ngồi
trên ngôi cho đến đời đời”. Kết thúc câu chuyện. Mọi sự trong những
gì tôi mới vừa nói đều là sự thật, song họ nhìn biết thế nào về bản thân họ nếu
họ không dựng nên đền thờ thứ hai? Trong câu chuyện đền thờ thứ nhứt, Israel có
thể nghĩ họ là nạn nhân được Đức Chúa Trời giải cứu ra khỏi tình trạng nô lệ
cho người Aicập, còn câu chuyện đền thờ thứ nhì họ là những kẻ phạm tội, và Đức
Chúa Trời đang giải cứu họ thật hiệu quả ra khỏi bản thân họ và tội lỗi của họ.
Vấn đề họ thực sự cần đến sự giải cứu không phải là tình trạng nô lệ cho người
Aicập nữa, mà là tình trạng nô lệ cho tội lỗi của họ. Có lẽ đền thờ thứ nhì được
ấn định để chỉ cho dân Israel thấy nhu cần của họ về một Đấng Cứu Thế, Ngài sẽ
giải cứu họ ra khỏi tội lỗi của họ.
Từ đây trở đi,
dân sự của Đức Chúa Trời sẽ trông mong Đấng Mêsi của Đức Chúa Trời hiện đến và
lập ra một thời đại mới cho họ. Đấy là niềm hy vọng của họ. Niềm hy vọng về Đấng
Mêsi ngự đến và hoàn tất cho Israel những gì họ không thể tự mình hoàn tất nổi.
Đây là những gì mà các vị tiên tri đang hướng Israel tới, bởi chính thời điểm nầy.
Nhưng Đấng Mêsi sẽ là Đấng như thế nào? Israel nghĩ họ cần một vì vua để đem lại
sự bình an, Ngài đến trong sự đắc thắng, và khiến cho các nước phục theo quyền
cai trị của Ngài tại thành Jerusalem. Và họ sẽ có một vì vua đời đời ngự trên
ngai vàng của David cho đến đời đời, Ngài sẽ chỉ làm bấy nhiêu điều đó mà thôi,
nhưng trước hết họ cần một Đấng Cứu Thế sẽ cứu họ ra khỏi bản thân họ. Và chúng
ta cũng thế.
Người Hêbơrơ
đầu tiên nào đặt chơn mình xuống sông Giôđanh và chịu Giăng Báptít làm phép
báptêm cho đều biết rõ mình cần sự thanh tẩy tội lỗi của mình. Có lẽ cuộc lưu đày
và đền thờ thứ hai là một phần trong sự chuẩn bị cho sự hiểu biết nầy giữa vòng
cộng đồng người Do thái. Có lẽ ký ức về một đền thờ bị thiêu rụi và sự thiết dựng
lại niềm hy vọng chỉ thẳng vào tội lỗi của họ và sự thành tín của Đức Chúa Trời
theo một phương thức mà đền thờ thứ nhứt không thể chỉ ra được.
Tôi nhớ câu
chuyện nói tới một nhà thờ kia đặt một cây thập tự thật lớn ở giữa khán thính đường
của họ. Hội chúng phải lắng nghe lời lẽ của nhà truyền đạo qua cây thập tự ấy. Và
nhà truyền đạo phải nói với hội chúng qua cây thập tự ấy nữa. Đúng là một sự nhắc
nhớ thật hiệu quả và khiêm nhường đối với những gì Đức Chúa Trời thực hiện để cứu
dân sự Ngài ra khỏi tội lỗi của họ. Việc ấy cần đến sự chết của Con Ngài, Chúa
Jêsus Đấng Mêsi của Đức Chúa Trời, trên một cây thập tự. Như Rôma 3:23 chép: “vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự
vinh hiển của Đức Chúa Trời”. Thập tự giá là sự nhắc nhớ của chúng ta, ấy là chúng ta luôn luôn cần đến
Đức Chúa Trời. Chúng ta không thể làm được việc gì nếu không có Ngài.
Vì vậy, khi
chúng ta nghĩ đến câu chuyện tái thiết nầy, chúng ta hãy nghĩ đến Đức Chúa Trời
vốn thương xót là dường nào khi giữ mọi
lời hứa yêu thương của Ngài đối với chúng ta ngay bề mặt thống khổ và tội lỗi của
chúng ta. Ngài đã phó chính Con của Ngài, Đấng Mêsi của Đức Chúa Trời, để dọn một
con đường cho chúng ta hết thảy đều về đến quê hương với Ngài.
Giờ đây,
khi chúng ta tiếp tục, tiếng kêu la của các trưởng lão đã làm cho Xôrôbabên ngã
lòng. Và các kẻ thù của Israel tiếp tục suy tính mọi phương cách để chặn đứng
phương án xây dựng cho tới chừng nào họ thành công vào lúc sau cùng. Họ đã chặn
đứng trong 16 năm trời. Nhưng Đức Chúa Trời đã có một chương trình lo hoàn tất
những gì Ngài đã bắt đầu, vì vậy Ngài đã sai phái tiên tri Aghê đến để thúc đầy
dân sự tiến bước.
Aghê 1:2-4;7-8:
“Đức Giê-hô-va vạn quân có phán như vầy:
Dân nầy nói rằng: Thì giờ chưa đến, tức là thì giờ xây lại nhà Đức Giê-hô-va. Vậy
nên có lời của Đức Giê-hô-va phán ra bởi đấng tiên tri A-ghê rằng: Nay có phải
là thì giờ các ngươi ở trong nhà có trần ván, khi nhà nầy hoang vu sao?... Đức
Giê-hô-va vạn quân phán như vầy: Các ngươi khá xem xét đường lối mình. Hãy lên
núi, đem gỗ về, và xây nhà nầy, thì ta sẽ lấy nó làm vui lòng, và ta sẽ được
sáng danh, Đức Giê-hô-va phán vậy”.
Phải! Nghe
rất giống với đồng bằng Silicon. Họ đang xây dựng lại một đời sống tiện nghi tốt
đẹp cho chính bản thân họ và khiến cho dự án của Đức Chúa Trời bị đình trệ. Giờ
đây, họ thực thi dự án đó vì sự chống đối đang áp đảo ở mặt ngoài. Người Samari
đã phải dừng công việc lại từ khi Vua xứ Batư khoá dự án xây dựng lại, nhưng Đức
Chúa Trời không xem lịnh ngăn chặn nầy là một nan đề. Hãy nhớ, Ngài khiến cho bậc
vua chúa phải làm theo ý muốn của Ngài, có phải không?
Người ta rõ
ràng chưa thực sự tin theo Đức Chúa Trời đã ở với họ hay họ có thể tin cậy Ngài.
Vì vậy, đây là những gì Ngài phán kế đó qua tiên tri Aghê:
Aghê:1:13:
“Ta ở cùng các ngươi, Đức Giê-hô-va phán vậy”.
Đây là cụm
từ đơn giản nhất và quan trọng nhất Israel đã nghe thấy và đây là cụm từ quan
trọng nhất chúng ta cũng có thể nghe thấy trong đời sống của chúng ta nữa.
Đức GIÊHÔVA tuyên bố: “Ta ở cùng
các ngươi”.
Cần phải lấy
thứ gì để tái thiết đền thờ? Cần phải dùng thứ chi để tái thiết lại đời sống của
bạn đây? “Đức
Chúa Trời ở với bạn”. Đây là những gì đền thờ luôn luôn tiêu biểu
cho. Đây là địa điểm trên đất, ở đó Đức Chúa Trời vốn hiện diện.
Chúng ta có
nhận ra rằng khi chúng ta không dám chắc về sự hiện diện của Đức Chúa Trời,
chúng ta thôi không tiến tới đàng trước trong mọi vụ việc mà Đức Chúa Trời kêu
gọi chúng ta phải lo làm và sống theo? Chúng ta nhìn vào mọi hoàn cảnh của
chúng ta và chúng ta nhìn vào bản thân mình rồi suy nghĩ: “Mình không thể làm được việc nầy. Nó khó quá”.
Còn Đức Chúa Trời phán: “Ta ở cùng ngươi” làm cho mọi việc ra khả thi.
Chúng ta đang
ở trong mối nguy hiểm nhất khi tin rằng Đức Chúa Trời không ở cùng chúng ta khi
chúng ta hay cộng đồng của chúng ta đã phạm tội. Có lẽ đời sống chúng ta đã sa
ngã vì cớ chính việc làm của chúng ta. Chúng ta nghĩ Đức Chúa Trời đã làm việc
với chúng ta. Ngài đã bỏ chúng ta lại. Ngài đã giả đò với chúng ta. Bạn biết
chúng ta cần phải lắng nghe gì kế đó không? Câu nói của Đức Chúa Trời “Ta ở cùng các ngươi”.
Khi bạn đang
chịu khổ không phải do chính lầm lỗi của mình, thì bạn cần nghe câu gì chứ? Câu
nói của Đức Chúa Trời: “Ta ở cùng các ngươi”.
Chúng ta thường nghĩ, chúng ta cần nghe câu gì chứ? Một việc gì đó đại loại như
một việc làm mới, hay một người bạn đời mới, hay có nhiều tiền bạc hơn, hoặc sự
tự do không còn ngập trong cơn nghiện mà chúng ta không sao chống chọi được, hay
một sự chẫn đoán tốt đẹp hơn hoặc có những bạn bè mới. Nhưng cái điều chúng ta
thực sự có cần là: Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta. Và đấy là những gì Aghê hứa với
dân sự. Đức Chúa Trời ở cùng các ngươi.
Bắt
đầu tái thiết
Diễn giả của
chúng ta vào cuối tuần nầy cho ban phụ nữ nói cho chúng ta biết rằng bà là một
người trưởng thành sôi sụt với thuyết vô thần khi Đức Chúa Trời can thiệp vào đời
sống của bà và làm cho bà phải nhận biết Ngài. Bà nói, bà đã đi nhà thờ chỉ để
tránh một Cơ đốc nhân khăng khăng cứ mãi mời mọc bà cùng đi nhà thờ với bà ấy. Bà
nói khi hội chúng hát thánh ca thờ phượng, bà ngồi ở hàng ghế đàng sau và cảm
thấy sự hiện diện ấm áp của Đức Chúa Trời quét qua bà. Không lâu sau đó, hai
hàng nước mắt chảy dài xuống khuôn mặt của bà. Bà chỉ đến để tránh né một người
bạn hay gây phiền nhiễu kia, còn Đức Chúa Trời thì có một việc khác trong trí. Bà
có một cuộc gặp gỡ làm thay đổi đời sống
với Đức Chúa Trời hằng sống. Bà nhìn biết ngay rằng danh Ngài là Jêsus. Ngài
đã làm thay đổi đời sống của bà một cách hoàn toàn. Giờ đây, bà dạy cho nhiều
người khác biết thế nào là bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời và có một mối
quan hệ sâu sắc với Đức Chúa Trời. Tôi nghĩ Đức Chúa Trời có một ý thức rất hài
hước.
Đức Chúa Trời
kêu gọi bạn tái thiết việc gì sáng nay? Hãy nhớ lời hứa của Ngài rằng Ngài đang
ở cùng bạn. Ngài có thể làm bất cứ điều gì với bạn. Ngay cả khiến cho bạn muốn
tránh né người bạn Cơ đốc hay gây phiền nhiễu kia khi người ấy luôn mời bạn đến
nhà thờ. Ngài chẳng từ bỏ một ai hết. Ngài có thể sử dụng bất kỳ ai. Vì Ngài là
nhơn từ và tình yêu thương của Ngài còn đến đời đời.
Giống như
thể sự hiện diện của Đức Chúa Trời là chưa đủ, Ngài ban cho Israel một lời hứa
mới qua tiên tri Xachari để khích lệ những người thợ lo xây dựng đền thờ.
Xachari 8:3, 23: “Đức Giê-hô-va phán như vầy: Ta đã xây lại
cùng Si-ôn, và ta sẽ ở giữa Giê-ru-sa-lem; Giê-ru-sa-lem sẽ được gọi là thành
chơn thật; núi của Đức Giê-hô-va vạn quân sẽ được gọi là núi thánh … Đức
Giê-hô-va vạn quân phán như vầy: Sẽ xảy ra trong những ngày đó, có mười người từ
mọi thứ tiếng trong các nước ra, nắm chặt vạt áo của một người Giu-đa, mà nói rằng:
Chúng ta sẽ đi cùng các ngươi, vì chúng ta có nghe rằng Đức Giê-hô-va ở cùng
các ngươi”.
Đức Chúa Trời
đã ban cho Xachari một bức tranh thật vinh hiển nói tới vương quốc của Đấng
Mêsi trong tương lai, Đức Chúa Trời ở với dân sự Ngài tại đó. Mọi dân trên đất
tràn đến để gặp Ngài trên hòn núi thánh có thành thánh Jerusalem. Đền thờ sẽ đầy
dẫy với sự vinh hiển của Ngài. Và với những thách thức, cùng với mọi lời hứa như
thế nầy, Ngài thúc đẩy dân sự cứ tiến tới đàng trước. Công cuộc tái thiết được
hoàn tất.
Exơra 6:14-16:
“Ấy vậy, các trưởng lão của dân Giu-đa bắt
tay cất lại đền thờ, công việc được may mắn, y lời tiên tri của tiên tri A-ghê,
và của Xa-cha-ri, con trai của Y-đô. Vậy, chúng làm xong công việc cất đền thờ,
tùy theo mạng lịnh của Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, và theo chiếu chỉ của
Si-ru, Đa-ri-út, và At-ta-xét-xe, vua nước Phe-rơ-sơ. Ngày thứ ba tháng A-đa,
nhằm năm thứ sáu đời vua Đa-ri-út, cái đền nầy được xây cất cho xong. Dân Y-sơ-ra-ên,
những thầy tế lễ, người Lê-vi, và những người khác đã bị bắt làm phu tù được về,
đều giữ lễ khánh thành đền thờ của Đức Chúa Trời cách vui mừng”.
Phần
kết luận
Trũng Tahoe
mà tôi đã nói với bạn trong phần khởi đầu giờ đây đang tái thiết. Ở chỗ mà từng
chẳng có chi hết trừ ra đống đổ nát, giờ đây có những ngôi nhà mới và cây xanh
mới mọc lên đã phủ lấy bối cảnh trơ trụi yên tĩnh kia. Có vài gã khổng lồ giống
như cây tăm đen đủi vẫn còn đứng sững đó nhắc cho ai nấy nhớ rằng có một ngọn lửa
từng hoành hành khắp cả vùng nầy, nhưng hầu hết bạn nhìn thấy màu xanh lá cây đang
mọc lên và một cộng đồng đang thịnh vượng.
Dân sự Giuđa
tương tự tái thiết đền thờ từ tro bụi và đống đổ nát và chống lại mọi sự chống
báng. Họ cần đến 25 năm. Công cuộc tái thiết cần có thời gian. Đừng trông mong
sự thay đổi nào chỉ qua một đêm. Họ có khả năng tái thiết đền thờ của họ vì Đức
Chúa Trời đã ở cùng họ và Ngài có một chương trình vinh hiển dành cho đời sống
của họ.
Bạn tái thiết
đời sống mình ra sao khi một việc tàn phá nào đó đang xảy ra cho bạn? Hãy trở lại
với Đức Chúa Trời. Hãy thôi đừng đi đường riêng của mình nữa mà hãy bước đi
trên con đường của Đức Chúa Trời.
Chúng ta trở
lại như thế nào? Giêrêmi 29, tôi đọc phân đoạn nầy từ lúc đầu, phân đoạn ấy cho
chúng ta biết phải kêu la với Ngài, hãy đến với Ngài, hãy cầu nguyện với Ngài, hãy
hết lòng tìm kiếm Ngài thì sẽ gặp được Ngài. Chúng ta có thể làm như thế chứ,
có phải không? Ở trong Ngài, Ngài sẽ bắt đầu công cuộc tái thiết đời sống của bạn.
Cầu
nguyện
Thi thiên 146:
3-5: “Chớ
nhờ cậy nơi các vua chúa, cũng đừng nhờ cậy nơi con loài người, là nơi không có
sự tiếp trợ. Hơi thở tắt đi, loài người bèn trở về bụi đất mình; Trong chính
ngày đó các mưu mô nó liền mất đi. Phước cho người nào có Đức Chúa Trời của
Gia-cốp giúp đỡ mình, để lòng trông cậy nơi Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình!”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét