Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

MỘT VÌ VUA ĐĂNG QUANG: NHÂN VẬT THÚ VỊ NHẤT TRÊN THẾ GIAN



MỘT VÌ VUA ĐĂNG QUANG:
NHÂN VẬT THÚ VỊ NHẤT TRÊN THẾ GIAN
            Chúng ta đang tiếp tục loạt bài EPIC, thuật lại câu chuyện trong Kinh thánh từ đầu cho đến cuối. Sự trị vì của David là Vua Israel tiêu biểu cho đỉnh cao nhất trong câu chuyện EPIC kể từ khi Ađam, là người cai trị đầu tiên, đem lại sự hủy phá công cuộc sáng tạo tốt lành của Đức Chúa Trời. Gia đình của Ápraham được chỉ định phục vụ các ý định của Đức Chúa Trời giữa vòng các dân tộc và trong thời của David, gia đình ấy đã trở thành một quốc gia thống nhất, đang chiếm lấy xứ mà Đức Chúa Trời đã ban cho họ. Sau khi Saulơ qua đời, David đã cai trị không có sự chống đối và, ít nhất trong một thời gian, đã sống với lời loan báo rằng ông là một vì vua vừa lòng Đức Chúa Trời.
            David được giới thiệu trong câu chuyện khi Đức Chúa Trời sai Samuên đến nhà của Giesê để xức dầu cho một vì vua chắc chắn sẽ thay thế cho Saulơ. David có 7 người anh và bị cha hay các anh xem là tầm thường nhất. Samuên trước tiên gặp người con cả trong các con trai của Giesê, Êliáp trông rất ấn tượng (gợi nhớ dáng dấp của Saulơ), song Đức Chúa Trời bảo rằng David sẽ là vua, công bố rõ loài người xem bề ngoài, nhưng Đức Giê-hô-va nhìn thấy trong lòng (I Samuên 16:7).
            David chiếm lấy một vị thế rộng rãi trong phân đoạn Kinh thánh, song vì các sứ điệp EPIC nầy đi rất nhanh, cho nên chúng ta sẽ phải tóm tắt khi xem xét mọi vấn đề về David.  Có nhiều câu được đưa ra cho truyện tích riêng của ông hơn là bất kỳ người nào khác trừ ra Chúa Jêsus. Thêm nữa, chúng ta có bản tường trình về những lời cầu nguyện của ông trong sách Thi thiên chỉ thẳng vào David và nhiều người khác được khích lệ bởi ông. Trong sứ điệp nầy, chúng ta sẽ nắm lấy hai phần việc: một, nhìn vào lời cầu nguyện của David (Thi thiên 8) và thứ hai, nhìn vào những năm tháng tôn vinh Đức Chúa Trời trong sự trị vì của ông. Sứ điệp kế đó sẽ bao phủ những năm tháng sau cùng, bị thất bại chen lấy trong cuộc đời của David.
            David vốn hiểu rõ, mà chẳng có một vì vua nào của Isarel hiểu được, rằng trách nhiệm đầu tiên của một vì vua là dẫn dắt dân sự mình bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời, để dạy họ biết cầu nguyện. Chắc chắn, ảnh hưởng lâu dài nhất của ông được tìm thấy trong các Thi thiên. Lời lẽ của David đã dạy cho Chúa Jêsus cầu nguyện, và trong 3.000 năm, chúng đã cung ứng giọng nói cho cả người Do thái và Cơ đốc nhân nào đến với Đức Chúa Trời với sự ngợi khen, khao khát, nhầm lẫn, than vãn, và thờ lạy.
            Thi thiên 8:3-9: Khi tôi nhìn xem các từng trời là công việc của ngón tay Chúa, mặt trăng và các ngôi sao mà Chúa đã đặt, loài người là gì, mà Chúa nhớ đến? Con loài người là chi, mà Chúa thăm viếng nó? Chúa làm người kém Đức Chúa Trời một chút, đội cho người sự vinh hiển và sang trọng. Chúa ban cho người quyền cai trị công việc tay Chúa làm, khiến muôn vật phục dưới chân người: Cả loài chiên, loài bò, đến đỗi các thú rừng, chim trời và cá biển, cùng phàm vật gì lội đi các lối biển. Hỡi Đức Giê-hô-va là Chúa chúng tôi, Danh Chúa được sang cả trên khắp trái đất biết bao!
            David đầy dẫy với sự kinh ngạc thánh khiết ‘Đức Chúa Trời của những điều kỳ diệu’ là Đấng đặt mặt trăng cùng các ngôi sao vào đúng vị trí sẽ dầm thấm tình yêu và sự chú ý của Ngài trên con người tầm thường, vô nghĩa. Lời cầu nguyện nầy không những nói tới sự vinh hiển của Đức Chúa Trời (“danh Chúa được sang cả”) mà còn nâng con người lên tới vị trí cao tột phi thường. David không những cầu nguyện như một vì vua, mà còn làm cho hết thảy những ai cùng cầu nguyện với ông dấy lên tới địa vị hoàng gia “Chúa ban cho người [một người bình thường] quyền cai trị công việc tay Chúa làm”.
            Nhận định như thế nầy rất là cần thiết trong thời buổi của chúng ta. Các nhận định của loại người hay thất bại thường dẫn tới phần kết luận rằng con người có ít giá trị và chẳng xứng đáng bao lăm. Những cách giải thích của lý thuyết xu hướng về tự nhiên, về nguồn gốc của chúng ta cho rằng mọi vật sống đều là tình cờ, cơ hội và hóa chất rồi sự chết đến kết thúc mọi sự.
            David biết rõ bản chất tan vỡ của nhân loại và ông cũng biết rõ chương trình của Đức Chúa Trời để hết thảy con cái loài người được “đội sự vinh hiển và sang trọng”. Lời cầu nguyện của David làm biến đổi hết thảy những ai cùng cầu nguyện với ông. Chúng ta không nên nhắm đến sự thù hằn và khăng khăng với tình trạng vô vọng, cũng không để cho sự bất công và hỗn loạn lan rộng giữa vòng bất kỳ một xã hội nào ‘tôn vinh’ tạo vật con người. Công bình vốn cần thiết và tình yêu thương là trung tâm nếu chúng ta là quan trọng theo như Đức Chúa Trời tuyên bố chúng ta là quan trọng. Làm người là một việc rất phi thường.
            Chúng ta đánh trận chống lại thất vọng khi tin theo những gì Đức Chúa Trời đã phán, và kháng cự lại một thế giới, nơi mà vẽ đẹp được đánh đồng với thời trang; nơi mà kẻ đưa ra điều mỉa mai lại được khen ngợi hơn người biết hành động với lòng can đảm; nơi mà tiếng cười vui vẻ bị thay thế bởi sự ‘hài hước’ tục tỉu hay chua chát hoặc cả hai; nơi mà sự tranh cạnh dựng nên mọi giá trị và thế giới của con người  - thất vọng nhu nhược được xem là cốt lõi của sự khôn ngoan. 
            Leslie và tôi đi xem cuộn phim Lincoln chiếu trong tuần nầy và tôi muốn giới thiệu phim ấy. Trong một bối cảnh gần cuối phim, chúng ta nghe vị Tổng thống tái đắc cử phát ra một phần của bài diễn văn trong lễ đăng quang lần thứ nhì của mình, có lẽ là bài diễn văn quan trọng nhất trong tất cả các bài diễn văn của ông. Sau khi tìm kiếm thứ ngôn ngữ đem lại ý nghĩa cho một đất nước bị phân cách, Lincoln đã trưng dẫn lời cầu nguyện của David, Thi thiên 19:  Các mạng lịnh của Đức Giê-hô-va là chân thật, thảy đều công bình cả. David là một vì vua vừa lòng Đức Chúa Trời, đã long trọng làm chứng bởi sự thực rằng ông đã dạy cho những người đồng thời với mình và từng thế hệ một khi họ tìm kiếm Đức Chúa Trời. Những lời cầu nguyện của David, là nhà vua được Đức Chúa Trời tuyển chọn, làm thay đổi chúng ta và khiến cho chúng ta trở thành những người đem ánh sáng chiếu vào một thế giới tối tăm: “Hỡi Đức Giê-hô-va là Chúa chúng tôi, Danh Chúa được sang cả trên khắp trái đất biết bao!
            Chúng ta cũng phải xem xét đời sống của David tùy theo lời lẽ của ông – một đời sống thành tựu đầy năng lực của cả tốt và xấu như chúng ta sẽ thấy.
            Có một chiến dịch quảng cáo rất vui trên vô tuyến truyền hình ghi là: “nhân vật thú vị nhất trên thế gian”. Ông ta là một cư dân của thế gian, là người có quyền lực, quan tâm đến mọi sự và siêu đẳng trong mọi tình huống khó xử trong cuộc sống. Một số mô tả như sau:
            1. Ông chào đời trong căn nhà gỗ mà ông đã xây dựng bằng chính tay mình. 2. Ông là sự sống của hai đảng phái mà ông chưa hề tham dự vào. 3. Ông đã hai lần đạt được sự thành tựu trọn đời. 4. Ông tự mình sinh sống. 5. Kẻ thù của ông liệt ông là con người cần liên hệ trong lúc khẫn cấp. 6. Một lần nữa, ông từng gặp phải thời điểm khó xử như nó vốn có vậy. Ông là nhân vật thú vị nhất trong thế gian. 
            David là nhân vật trong lịch sử nhân loại, ông đáng được tước hiệu: “thú vị nhất”. Và chính vì đức tin nơi Đức Chúa Trời đã nắn đúc David, chúng ta phải kết luận rằng chúng ta, cũng được dựng nên để sống loại đời sống hấp dẫn tuôn tràn ra với sự dư dật (Giăng 10:10).
            Tôi muốn sử dụng bảy từ ngữ giống như những ống kính để xem xét câu chuyện của David.
            Thứ nhứt là từ “gia đình”. David (nhân vật thú vị nhất trên thế gian) có một thời niên thiếu nhọc nhằn trong một gia đình rối loạn chức năng (dysfunctional family). Chúng ta không gặp ông cho tới chừng ông được 12 tuổi khi chịu xức dầu, một cơ hội mà ông không được cha và các anh mời tham dự. Các anh của ông đã chế nhạo David vào thời điểm mà Gôliát quăng ra những lời sỉ nhục nhắm vào quân đội của Saulơ. Thi thiên 27:10 chép: “Khi cha mẹ bỏ tôi đi, thì Đức Giê-hô-va sẽ tiếp nhận tôi”. Và cụm từ nầy chắc chắn là cụm từ chìa khoá “Thì Đức Giê-hô-va sẽ tiếp nhận tôi”. Không phải ai cũng có một gia đình hạnh phúc đâu. Có lẽ hầu hết mọi người đều không có. Bạn có lắm thất vọng nơi bố mẹ mình. Bạn bị tổn thương bởi các anh em mình. Bạn ao ước mình chào đời vào một thời điểm và địa điểm khác. 
            Nhưng sự nhọc nhằn trong gia đình đã đào sâu đức tin của David. Ông đã sớm học biết bám lấy Đức Chúa Trời vì ông đã sống giữa vòng những người bị tổn thương và chẳng biết gì đến ông. 
            Từ thứ hai có thể làm sáng tỏ đời sống của vị anh hùng của chúng ta là “nguy hiểm”. Không phải là ông thiếu thận trọng, song mọi cảnh ngộ đáng sợ kia không khiến cho David phải lui lại trong sợ hãi. Ông không chờ đợi cho đến chừng thành công sắp xảy ra trước khi bước vào trận chiến. Là một gã chăn chiên, ông đã đánh trận với sư tử và loài gấu. Là một thanh thiếu niên, ông đã đánh trận với gã giềnh giàng người Philitin với cái trành cùng mấy hòn đá. Sau đó ông sống còn với quyết tâm của Saulơ muốn giết ông rồi lãnh đạo quân đội bước vào chiến tranh. David đã tin rằng ông được kêu gọi để tôn cao Đức Chúa Trời với đời sống của mình và một kẻ thù đầy đe doạ chẳng có cớ gì gạt bỏ ơn kêu gọi của ông.
            Từ thứ ba cho phần xem xét của chúng ta là “âm nhạc”. Âm nhạc có thể dầm thấm tấm lòng và thuyết phục chúng ta về lẽ thật ở một cấp độ sâu sắc mà không cần thứ ngôn ngữ chuẩn xác về mặt thần học. David (nhân vật thú vị nhất trên thế gian) là một nhạc sĩ tài hoa từ thuở ông còn là thanh niên trở đi. Lối khảy đàn và ca hát của ông đã xoa dịu những cơn thạnh nộ điên cuồng của Saulơ và về sau người ta cho ông là: ‘kẻ hát êm dịu của Y-sơ-ra-ên’ (II Samuên 23:1). Những lời cầu nguyện của David (các Thi thiên) được viết ra bằng lời nhạc được hát lên.
            Thật đáng buồn ở chỗ có nhiều Cơ đốc nhân bị phân tán bởi tiên vị âm nhạc của họ khi cho rằng thứ nhạc cũ nên phải bỏ đi và thứ âm nhạc mới đầy sáng tạo bị đề kháng. Quá nhiều nhà thờ ổn định sự thờ phượng bằng thứ âm nhạc nhạt nhẽo rồi cứ lặp đi lặp lại thay vì chọn thứ nhạc (bất kỳ thể loại nào) có thể khuấy động tấm lòng và làm cho ai đó phải bồn chồn. Chúng ta phải định hình ‘thanh niên David’ nào đó trong hội chúng của chúng ta, nhưng thanh niên nào có thể sử dụng ân tứ âm nhạc của họ để gây dựng dân sự của Đức Chúa Trời   .
            Thứ tư, chúng ta xem xét “tình bạn”. Các anh em cật ruột của David là một sự thất vọng đối với ông, nhưng nơi Giônathan, Đức Chúa Trời đã ban cho tình anh em bạn đã giục giã mối tương giao chơn thật nơi vô số người nam người nữ trong tất cả các thế hệ kể từ thời của họ. Mọi hoàn cảnh có thể biến họ thành đối thủ, mỗi người đều có quyền xưng nhận về ngai vàng của Israel. Tuy nhiên, Kinh thánh cho chúng ta biết rằng ‘lòng họ khắng khít với nhau’. Họ đã phục vụ nhau và đã hy sinh lợi ích cá nhân vì cớ tình bạn của họ. Giônathan đã nắm lấy sự liều lĩnh cao độ để tôn cao và bảo hộ cho David. Sau khi Giônathan ngã chết, David đã tiếp trợ cho con cái của Giônathan mặc dù các cố vấn của ông đã xem họ là dòng dõi đối nghịch của bậc vua chúa. Họ là bạn hữu chơn thật với nhau, họ là các tôi tớ đầu tiên của Đức Chúa Trời.
            Từ thứ năm là “tương giao”. Mặc dù David đã được xức dầu làm vua, gần 20 năm ông đã sống như một kẻ trốn chạy bị đe doạ bởi Saulơ, sống trong hang động và trốn tránh giữa vòng các kẻ thù của dân Israel. Và trong những năm tháng ấy, phường hạ lưu của Israel đến hiệp cùng ông, những kẻ bị ruồng bỏ, những kẻ làm phản. David (nhân vật thú vị nhất trên thế gian) đã tin tưởng họ và những người nầy về sau từ chối không trở thành cốt cán trong quân đội của ông. Vì họ cần trợ giúp lẫn nhau tin cậy và trung thành lớn lên giữa vòng họ. Vì họ có ít năng lực theo đời nầy, họ đã khám phá ra sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời.
            Đức Chúa Trời thường xuyên tạo ra những cộng đồng quan trọng và hấp dẫn từ những người nam người nữ với các nhu cần thiết thực và một ít sự gắn bó do con người tạo ra với nhau.
            Hãy nhớ lại phần mô tả của Phaolô về hội thánh ở thành Côrinhtô.
            I Côrinhtô 1:26-30:Hỡi anh em, hãy suy xét rằng ở giữa anh em là kẻ đã được gọi, không có nhiều người khôn ngoan theo xác thịt, chẳng nhiều kẻ quyền thế, chẳng nhiều kẻ sang trọng. Nhưng Đức Chúa Trời đã chọn những sự dại ở thế gian để làm hổ thẹn những kẻ khôn; Đức Chúa Trời đã chọn những sự yếu ở thế gian để làm hổ thẹn những sự mạnh; Đức Chúa Trời đã chọn những sự hèn hạ và khinh bỉ ở thế gian, cùng những sự không có, hầu cho làm những sự có ra không có, để chẳng ai khoe mình trước mặt Đức Chúa Trời. Vả, ấy là nhờ Ngài mà anh em ở trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Đấng mà Đức Chúa Trời đã làm nên sự khôn ngoan, sự công bình, sự nên thánh, và sự cứu chuộc cho chúng ta”.
            Đức Chúa Trời tạo ra những cộng đồng mạnh mẽ và hấp dẫn từ những con người bình thường với ít vốn liếng về con người, nhưng biết đặt Ngài ở trên hết.
            Từ thứ sáu là “kềm chế”. Nhiều người nam người nữ có quyền lực thường sử dụng nó một cách bốc đồng, chiếu theo cơn giận hay sự ham muốn của họ. Một kiểu hành động giống như thể ‘làm theo ý tôi muốn’ là một dấu hiệu của kẻ có quyền. Trong những năm đầu đời của ông David đã cố quyết chọn vâng theo Đức Chúa Trời thay vì phục vụ cho bản thân mình khi ông có quyền làm như thế. Mặc dù Saulơ có dự tính giết chết David, có hơn một lần David đã từ chối không chịu giết Saulơ khi ông vừa có cơ hội. Saulơ là vua của Israel và David đã từ chối tước đi mạng sống của ông ta. Về sau ông để cho Abigain thuyết phục chống lại việc giết chết chồng nàng, một kẻ vô giá trị đã đối xử David bằng sự miệt khinh. Chúng ta hãy tự xét lòng mình, các tôi tớ hoàng gia của Đức Chúa Trời, chúng ta phải quản trị cơn giận và tình cảm của chúng ta, hãy chọn điều chi là khôn ngoan thay vì những gì là đúng cho khoảnh khắc ấy?
            Từ sau cùng là “thất bại”. David muốn chúng ta chú ý đến các phương thức hấp dẫn cho thấy ông là người ‘thú vị nhất’. Nhưng ông cũng đưa ra những sự lựa chọn tối tăm. Chúng ta sẽ xem xét mọi điều nầy kỷ càng hơn trong sứ điệp tới, nhưng hãy cho phép tôi lưu ý ở đây tội tà dâm và phản bội giết người của David đã được tường trình từng chi tiết một. Kết quả là: tội ác của ông đã được Đức Chúa Trời đại dụng để vang dậy lên một lời cảnh cáo nhắm tới vô số độc giả của Kinh thánh phải tránh cho xa con đường đó.
            Thêm nữa, bản tường trình về việc David tìm được đường về quê hương với Đức Chúa Trời sau khi ông phạm tội, đặc biệt những lời cầu nguyện ăn năn của ông, đã chỉ ra ngọn hải đăng hy vọng cho vô số nhiều người khác. Tội lỗi khủng khiếp của David kết thúc với sự thắng hơn điều ác. Sự tốt lành đã đến từ sự thất bại khốn nạn của người mà Đức Chúa Trời đã chọn để lên làm vua.
            David chiếm nhiều chỗ trong các trang Kinh thánh. Những lời cầu nguyện của ông đã dạy dỗ cho từng thế hệ trong 3.000 năm phải biết cầu nguyện là như thế nào!?! Ông là vị vua đã lãnh đạo dân sự mình bước vào sự thờ phượng và giúp đỡ cho họ tấn tới ở một vị thế mà họ sẽ không sao khác đi được nữa.
            Rôma 5:17: Vả, nếu bởi tội một người mà sự chết đã cai trị bởi một người ấy, thì huống chi những kẻ nhận ân điển và sự ban cho của sự công bình cách dư dật, họ sẽ nhờ một mình Đức Chúa Jêsus Christ mà cai trị trong sự sống là dường nào!
            Đấy là những gì mà chúng ta đã được dựng nên, để trị vì trong cuộc sống. Chúng ta đã được dựng nên cho sự vinh hiển và được chuộc để tể trị. Nguyện chúng ta tin theo lẽ thật và chẳng xây qua điều chi khác.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét