MỘT VÌ VUA ĐĂNG QUANG:
TẤM LÒNG ĐAU THƯƠNG THỐNG HỐI
Tháng trước,
vị Giám đốc CIA từ chức vì ông ta phạm tội ngoại tình và thất bại không giữ được
tình trạng không chung thủy đó. Sự sụp đổ của David Patraeus trước vấn đề đó đường
như là cú sốc cho mọi người. Ông được xem là rất tiêu chuẩn đạo đức và có kỷ luật
cá nhân không lay chuyển. Ông đã chịu đựng những trăn trở và khó khăn khi nắm
các chức vụ quan trọng và đầy nguy hiểm trên chiến trường. Tuy nhiên, trong các
điều kiện dễ dàng hơn công tác chỉ huy quân đội từ những trung tâm hành quân,
ông đã không chống cự lại nổi trước sự cám dỗ. Đây là câu chuyện đương thời và
là một câu chuyện cũ rích. Chúng ta đang hướng tới câu chuyện kể về một cấp
lãnh đạo khác, ấy là Vua David, được thấy trong II Samuên 11 và 12.
Chúng ta bắt
đầu xem xét về David trong tuần rồi, thì thấy rằng không giống như Saulơ, mọi
phẩm chất của ông trong vai trò làm vua là loại phẩm chất của tấm lòng, chớ
không phải của bề ngoài. David đã lãnh đạo dân sự Ngài vào sự thờ phượng và để
lại sau lưng nhiều Thi thiên đã nắn đúc những lời cầu nguyện của dân Do thái và
Cơ đốc nhân trong 3.000 năm. Khi câu chuyện bắt đầu, sự trị vì của David đã thể
hiện mọi tiềm năng của một dân tộc tin kính — một niềm hy vọng rực rỡ cho một
thế giới bị kẹt bẫy trong tình trạng thờ lạy hình tượng. Những năm tháng đầu đời
của David trong vai trò làm vua đã làm hình bóng trước cho sự đến của Đấng Mêsi,
là Đức Chúa Jêsus Christ, là Đấng giúp cho dân sự Đức Chúa Trời bản thân họ phải
‘cai trị trong sự sống’ (Rôma 5:17). Sức mạnh của David khiến cho chúng ta ao ước về một vị
vua công bình, song sự yếu đuối của ông cho thấy rõ ràng rằng Đấng Mêsi hầu đến
trước tiên phải cứu dân sự Ngài ra khỏi tội lỗi và sự chết.
Ân ban sự sống
dư dật của Chúa Jêsus là khả thi duy nhứt vì Ngài đã hy sinh bản thân mình cho
hạng tội nhân. Tấm lòng của David dành cho Đức Chúa Trời được minh chứng là bất
toàn và chúng ta phải xem xét những sự lựa chọn gian ác mà ông đưa ra trong nửa
phần sau của cuộc đời ông. Những lời cầu nguyện thật cảm động cùng các thất bại
đáng kinh khiếp của David, cả hai đang sửa soạn cho sứ mệnh của Đấng Mêsi.
Trong buổi
họp ban trị sự mới đây, Rolana Smith đã bàn bạc về chức vụ của bà cho lứa tuổi
thanh niên, phần nhiều chúng được nuôi dạy trong các gia đình Cơ đốc. Bà khen
ngợi hầu hết chúng đều quen biết với câu chuyện nói tới David và Gôliát, nhưng
chẳng có đứa nào nghe nói tới câu chuyện David và bà Bátsêba. Chúng ta cũng muốn
tránh né câu chuyện ấy nữa, nhưng chúng ta phải đối diện với những lẽ thật đau đớn
nầy về David và mọi hàm ý của chúng cho sự hiểu biết của chúng ta.
II Samuên 11:1:
“Qua năm mới, khi các vua thường ra tranh
chiến, Đa-vít sai Giô-áp cùng các tôi tớ mình và cả đạo binh Y-sơ-ra-ên đánh giặc;
chúng cướp phá xứ dân Am-môn và vây thành Ráp-ba. Nhưng vua Đa-vít ở lại
Giê-ru-sa-lem".
Và âm nhạc
với một phím nhỏ bắt đầu trổi lên làm nền. David đã ở lại thành Jerusalem .
II Samuên
11:2-4: “Một
buổi chiều kia, Đa-vít chổi dậy khỏi giường mình, đi dạo chơi trên nóc đền vua,
bèn thấy một người nữ đang tắm; người nữ ấy rất là lịch sự. Đa-vít sai hỏi người
nữ ấy là ai, thì người ta thưa rằng: Ấy là Bát-Sê-ba, con gái của Ê-li-am, vợ của
U-ri, người Hê-tít. Đa-vít sai người đem nàng đến. Nàng đến nhà vua và vua ngủ
với nàng. Sau khi nàng làm cho sạch sự ô uế mình”.
Cụm từ nầy
là một tham khảo đến chu kỳ hàng tháng của nàng. Cụm từ ấy cho thấy rõ ràng rằng
Bátsêba chưa có thai bởi chồng nàng, khi David sai người đem nàng đến.
II Samuên 11:5:
“bèn trở về nhà. Người nữ nầy thọ thai, sai
người tâu cùng Đa-vít rằng: Tôi có thai”.
David đã
nom thấy nàng, sai người đem nàng đến, ngủ với nàng, và nàng trở về nhà mình. Chẳng
có một sự ân cần hay quan hệ cá nhân nào trong mấy câu nầy. Một người có quyền
lực mở lối cho tư dục mình, chẳng có gì khác hơn thế. Người ta nói cho ông biết
nàng là vợ của bạn hữu ông — một cơ hội Đức Chúa Trời hiến cho ông để tránh qua
một bên — song nổi ham muốn của ông không chịu khước từ.
Nhưng sự lựa
chọn loạn nghịch kia bắt đầu từ đâu chứ? Nó khởi sự với David đang rời xa một
trách nhiệm, có phải không? David lẽ ra đã lãnh đạo quân đội mình vào chiến trận,
nhưng thay vì thế, ông đã sai phái Giôáp. Dường như là David đã lấy làm mệt mõi
trong việc sống luôn luôn với mọi trách nhiệm của mình, lấy làm mệt mõi về sự
nhọc nhằn và chiến trường. Trong tâm trạng nầy, ông quyết định chìu theo bản
ngã mình rồi sử dụng đặc quyền vua chúa cho lợi ích cá nhân. Tình trạng biếng nhác
và ích kỷ lặt vặt không phải là tội lỗi tệ lậu nhất trong mọi tội lỗi đâu, mà
có một lời cảnh cáo ở đây. Nuông chìu bản ngã thường mở ra cánh cửa bất chấp và
thất bại lớn lao hơn.
Thật là rõ
ràng, có những lúc khi Đức Chúa Trời dự tính cho chúng ta phải nghỉ ngơi, khi
trách nhiệm có thể được chú trọng đến vì những lý do tốt lành. Bực bội và khó
chịu không phải là những lý do tốt.
Sau khi David
hay được tình trạng thai nghén, ông gửi lời đến Giôáp triệu người chồng là Uri về
nhà từ bãi chiến trường. David vốn mong rằng Uri sẽ qua đêm với vợ mình và sẽ
có ngay một lời giải thích khả thi về tình trạng thai nghén của nàng. Song khi
trở về từ chiến trường, Uri đã từ chối không chịu ngủ với vợ mình.
II Samuên
11:10-11: “Người
ta thuật điều đó cho Đa-vít và nói rằng: U-ri không có đi xuống nhà người. Đa-vít
hỏi U-ri rằng: Chớ thì ngươi chẳng đi đường trở về sao? Cớ sao không đi xuống
nhà ngươi? U-ri thưa cùng Đa-vít rằng: Hòm giao ước, Y-sơ-ra-ên, và Giu-đa, vẫn
ở dưới trại, Giô-áp, là chúa tôi, luôn với các tôi tớ chúa tôi đang hạ trại nơi
đồng trống, còn tôi lại vào nhà mình đặng ăn, uống, và ngủ cùng vợ mình sao?
Tôi chỉ mạng sống và linh hồn của vua mà thề rằng, tôi chẳng biết làm một sự như
vậy!”
Lối nói của
Uri là một sự quở trách rất chất lượng và khiến cho David phải tỉnh thức, hối
tiếc và ăn năn, song chẳng được như vậy.
II Samuên 11:
12-13: “Đa-vít
nói cùng U-ri rằng: Hãy ở lại đây ngày nay, rồi mai ta sẽ sai ngươi đi. Vậy,
U-ri ở lại tại Giê-ru-sa-lem ngày ấy và ngày sau. Đoạn, Đa-vít vời người ăn uống
tại trước mặt mình, và làm cho người say; nhưng chiều tối, U-ri đi ra ngủ trên
giường mình với các tôi tớ của người, chớ không có đi xuống nhà mình”.
Câu chuyện
càng tệ hại hơn từ chỗ nầy. Uri là tiếng nói của Đức Chúa Trời phán cùng nhà
vua. David có thể ăn năn về tội tà dâm, rồi bắt đầu làm việc trong sự khiêm nhường,
xưng tội, và sự phục hồi, thế nhưng sự thực cho thấy rằng ông đã chọn một phương
tiện ghê khiếp để bao che tội lỗi của mình, tấm lòng ông trở nên chai cứng hết
ngày nầy sang ngày khác.
David đã dặn
dò Giôáp (trong bức thư do chính Uri mang
đến) phải đặt Uri vào chỗ nguy hiểm rồi lui quân để Uri bị giặc giết. Giôáp
vốn biết rõ chiến lược nầy sẽ làm cho ông ra dở hơi, vì vậy ông chuẩn bị một đạo
quân, không phải chỉ có Uri thôi đâu, tự họ lâm vào hiểm nguy và chắc chắn phải
ngã chết tại chiến trường. Những sự lựa chọn của David kết nối với nhau như những
bước đi dần xuống một cái hố sâu, một quá trình được mô tả trong phân đoạn sau đây.
Giacơ 1:13-15:
“Chớ có ai đang bị cám dỗ mà nói rằng: Ấy
là Đức Chúa Trời cám dỗ tôi; vì Đức Chúa Trời chẳng bị sự ác nào cám dỗ được,
và chính Ngài cũng không cám dỗ ai. Nhưng mỗi người bị cám dỗ khi mắc tư dục
xui giục mình. Đoạn, lòng tư dục cưu mang, sanh ra tội ác; tội ác đã trọn, sanh
ra sự chết”.
Sự cám dỗ, ham
muốn, phạm tội, và sự chết. Con đường dẫn đến cái chết của tấm lòng đã được
loan báo trước và đã được David minh hoạ rất hay. Chúng ta không thể đổ thừa
cho Đức Chúa Trời về tội lỗi của chúng ta hay mọi hậu quả của nó. Thực vậy, chúng
ta có thể kêu la xin giúp đỡ và chọn ăn năn và được phục hồi ở bất cứ thời điểm
nào. Phần mô tả của Giacơ và kinh nghiệm của David sẽ vang dội một lời cảnh cáo
cho những ai đang bước đi trên con đường từ sự cám dỗ đến chỗ hủy diệt. Che đậy
sẽ thất bại — hãy chọn quay lại với Đấng Christ ngay lúc bây giờ!
David đã
không kềm chế được sự ham muốn của mình khi ông hay biết lai lịch của người nữ
mà ông đã nhìn thấy, ông cũng không ăn năn khi ông đối diện với tấm gương kỷ luật
bất khuất của Uri. Tội lỗi đã sanh ra sự chết thuộc linh. Vì vậy, khi David hay
được toán quân của Uri đã bị giặc giết, ông đã không chút cảm động. “Gươm, khi giết kẻ nầy, khi giết kẻ khác”. Người từng có tấm lòng dành cho
các vụ việc của Đức Chúa Trời đã trở thành một đại biểu của tình dục, bạo lực
không có lòng thương xót .
II Samuên
11:26-27: “Khi
vợ U-ri hay rằng chồng mình đã thác, thì than khóc U-ri. Khi đã mãn tang, Đa-vít
sai vời nàng vào cung; nàng trở nên vợ người, sanh cho người một con trai. Nhưng
điều Đa-vít đã làm đó không đẹp lòng Đức Giê-hô-va”.
Thái độ
không hài lòng của Đức Chúa Trời khiến Ngài phải nắm lấy hành động, trước tiên
bằng cách dầm thấm lương tâm của David. Mặc dù chẳng chút bối rối ở ngoài mặt,
David đang hứng chịu nổi đau khổ trong linh hồn khi chúng ta học biết được từ
chính ngòi viết của nhà vua.
Thi thiên
32:3-4: “Khi
tôi nín lặng, các xương cốt tôi tiêu-tàn, và tôi rên siếc trọn ngày; Vì ngày và
đêm tay Chúa đè nặng trên tôi; Nước bổ thân tôi tiêu hao như bởi khô hạn mùa hè”.
Khi quay trở
lại với II Samuên 12, chúng ta thấy rằng lương tâm đầy dẫy đau đớn của David mới
chỉ là phần khởi đầu — tội lỗi của ông sẽ bị bày ra ở chỗ công cộng với nhà vua
vô tình loan báo sự phán xét giáng trên chính bản thân ông.
Tiên tri Nathan
được sai đến thuật cho David nghe một câu chuyện rất bất công. Một người giàu
có với tài nguyên bao la đã giết chiên con yêu dấu của người láng giềng nghèo khó
để đãi một vị khách đến bất ngờ. Câu chuyện nầy nói tới người nhà giàu kia bóc
lột người nghèo đã khiến cho David “nổi giận lắm”.
Tất nhiên, câu chuyện nầy đã nói thẳng đến chỗ yếu đuối của David.
II Samuên
12:5-14: “Đa-vít
bèn nổi giận lắm cùng người ấy, và nói cùng Na-than rằng: Ta chỉ Đức Giê-hô-va
hằng sống mà thề, người đã phạm điều ấy thật đáng chết! Hắn phải thường bốn lần
giá chiên con không có lòng thương xót. Bấy giờ, Na-than nói cùng Đa-vít rằng:
Vua là người đó! Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên có phán như vầy: Ta đã
xức dầu lập ngươi làm vua Y-sơ-ra-ên, ta đã giải cứu ngươi khỏi tay Sau-lơ. Ta
cũng ban cho ngươi nhà của chủ ngươi, trao vào tay ngươi các vợ của chủ ngươi,
lập ngươi làm vua của nhà Y-sơ-ra-ên và Giu-đa, và nếu điều đó không đủ, ắt ta
sẽ thêm cho ơn khác nữa. Cớ sau ngươi đã khinh bỉ lời của Đức Giê-hô-va, mà làm
điều không đẹp lòng Ngài? Ngươi đã dùng gươm giết U-ri, người Hê-tít, lấy vợ nó
làm vợ ngươi, còn nó thì ngươi đã giết bởi gươm của dân Am-môn. Nên bây giờ, gươm
chẳng hề thôi hủy hoại nhà ngươi, bởi vì ngươi đã khinh ta, cướp vợ U-ri, người
Hê-tít, đặng nàng làm vợ ngươi. Đức Giê-hô-va phán như vầy: Ta sẽ khiến từ nhà
ngươi nổi lên những tai họa giáng trên ngươi; ta sẽ bắt các vợ ngươi tại trước
mắt ngươi trao cho một người lân cận ngươi, nó sẽ làm nhục chúng nó tại nơi bạch
nhựt. Vì ngươi đã làm sự kia cách kín nhiệm, nhưng ta sẽ làm việc nầy trước mặt
cả Y-sơ-ra-ên và tại nơi bạch nhựt. Đa-vít bèn nói cùng Na-than rằng: Ta đã phạm
tội cùng Đức Giê-hô-va. Na-than đáp cùng Đa-vít rằng: Đức Giê-hô-va cũng đã xóa
tội vua; vua không chết đâu. Nhưng vì việc nầy vua đã gây dịp cho những kẻ thù
nghịch Đức Giê-hô-va nói phạm đến Ngài, nên con trai đã sanh cho ngươi hẳn sẽ
chết”.
Lời lẽ của David
ở đây chẳng khác gì như ‘lời xưng tội’ của các nhân vật danh tiếng hiện đại,
họ kêu gọi chú ý đến hành vi tồi tệ để níu kéo người ta chú ý đến bản thân họ. “Ta đã phạm tội cùng Đức GIÊHÔVA” là một câu
nói ta thán chân thành và sau cùng dẫn tới sự chuộc tội của David. Trong một
phút thôi, chúng ta sẽ xem xét Thi thiên 51, là Thi thiên được viết ra sau các
sự cố nầy (như Thi thiên 32) và được
dựng lên trên lời xưng tội nầy.
Tuy nhiên, có
một hình bóng nói trước đến Đấng Christ trong giọng nói của Nathan mà chúng ta
nên lưu ý trước hết. Ở 12:13-14, Nathan tuyên bố với David: “vua
không chết đâu. . . . con trai đã sanh cho ngươi hẳn sẽ chết”. Câu nói nầy có cả hai phần: ứng
nghiệm ngay tức thì và sự ứng nghiệm về sau nầy nữa.
Đứa con của
Bátsêba đã ngã chết y như đã được loan báo trước. Dù vậy, câu nói của Nathan cũng nhìn tới đàng trước đến với sự chết của con trai khác
của David, là Chúa Jêsus. Chính vì cớ sự hy sinh của Ngài mà David đã được
tha thứ và chúng ta cũng có thể sống mà không chết trong sự phán xét tội lỗi mà
chúng ta đáng phải chịu. Bạn có thể sống — Đức Chúa Con sẽ gục chết.
Chúng ta
hãy để ý Thi thiên 51 — do David viết ra sau khi ông được tha thứ và được phục
hồi. Một lời cầu nguyện với Đức Chúa Trời, Thi thiên nầy đã được viết ra để dạy
“các sự vi phạm”
và hiến cho phương thức “kẻ có tội trở về cùng Chúa”. Ở đây, chúng ta có
thể chạm đến một vài câu trong phân đoạn Kinh thánh đầy năng lực nầy.
Thi thiên 51:1: “Đức Chúa Trời ôi! xin hãy thương xót tôi tùy lòng nhân từ
của Chúa; Xin hãy xóa các sự vi phạm tôi theo sự từ bi rất lớn của Chúa”.
Từ ngữ
Hybálai dịch ‘lòng
nhân từ’ đầy dẫy với ý nghĩa. Nó xác định Đức Chúa Trời là Đấng hay
giữ lời hứa của Ngài. Vì cớ giao ước của Ngài với dân sự Ngài, David chẳng xứng
đáng kia có thể cầu xin sự thương xót. David đáng phải chịu hình phạt nhưng kêu
nài sự thương xót vì cớ tình yêu thương hay giữ lời hứa của Đức Chúa Trời.
Thi thiên 51:7:
“Xin hãy lấy chùm kinh giới tẩy sạch tội lỗi
tôi, thì tôi sẽ được tinh sạch; Cầu Chúa hãy rửa tôi, thì tôi sẽ nên trắng hơn
tuyết”.
Những vết sẹo,
vết bẩn, và sự ô uế — những phần đính kèm thường trực của thất bại có thể không
bị bôi xoá bao lâu sự luyện lọc con người còn được chiếu cố. Sự thanh tẩy của Đức
Chúa Trời dời đi cả thảy.
Thi thiên
51:10-12: “Đức
Chúa Trời ôi! xin hãy dựng nên trong tôi một lòng trong sạch, Và làm cho mới lại
trong tôi một thần linh ngay thẳng. Xin chớ từ bỏ tôi khỏi trước mặt Chúa, cũng
đừng cất khỏi tôi Thánh Linh Chúa. Xin hãy ban lại cho tôi sự vui vẻ về sự cứu
rỗi của Chúa, dùng thần linh sẵn lòng mà nâng đỡ tôi”.
Ở đây,
David công nhận rằng bị dạy dỗ một bài học là chưa đủ. Không có sự thay đổi bề
trong; nếu tấm lòng chưa tan vỡ và chưa sửa đổi, nếu Thánh Linh của Đức Chúa Trời
không chiếm lấy nơi ngự ở trong tôi, tôi sẽ làm lại những gì tôi đã làm ở lần
thứ nhứt. Chúng ta cần phải có sự sanh lại, chớ không chỉ có một sự thay đổi ý
chí.
Thi thiên
51:16-17: “Vì
Chúa không ưa thích của lễ, bằng vậy, tôi chắc đã dâng; Của lễ thiêu cũng không
đẹp lòng Chúa: Của lễ đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là tâm
thần đau thương: Đức Chúa Trời ôi! lòng đau thương thống hối Chúa không khinh dể
đâu”.
David là một
con người có khả năng và khôn khéo, ông sẽ tự xác định mình nếu ông có thể. Tương
tự, ở bề mặt của thất bại, hầu hết chúng ta sẽ thích cứu lấy sự tự hào của mình
hơn rồi hành xử theo kiểu anh hùng để ổn định mọi việc, nhưng sự lựa chọn ấy là
bất khả thi. Đức Chúa Trời chấp nhận thái độ ăn năn hối cải về tình trạng yếu đuối
rồi trả lời chúng với hy vọng và đời mới.
Để kết luận,
chúng ta nhìn thấy bản tường trình về tư dục và bạo lực của David sẽ vang dội
lên một lời cảnh cáo — chúng ta có khả năng hành xử và tệ hại như thế. Đúng là
không quá trễ đến nỗi không ngăn chặn được vòng xoáy đi xuống trong lúc bây giờ;
không quá trễ đến nỗi không đảo lộn được tiến trình trước khi xảy có mọi hậu quả
chết chóc.
Lời xưng tội
của David, sự ông kêu nài cùng Đức Chúa Trời xin được thương xót, và sự hồi phục
của ông cũng là một sứ điệp nói tới hy vọng. Chúng đã phục vụ cho vô số những
chàng trai hoang đàng khác trong việc tìm ra một lối thoát ra khỏi sự loạn nghịch
rồi a trở lại vào vòng tay của một Đức Chúa Cha đầy tình yêu thương. Chúng ta đừng
để cho thất vọng có lời nói sau cùng. Sự sống lại luôn lớn lao hơn sự chết.
Câu chuyện
nói tới đời sống của David và bản tường trình ghi lại những lời cầu nguyện của
ông hết thảy đều chỉ thẳng vào ‘con’ quan trọng hơn của ông, là Đức Chúa Jêsus Christ.
Nathan nói cho David biết rằng mạng sống ông sẽ được buông tha và con trai ông
hẳn sẽ phải chết. Đấng Christ đã chịu chết vì chúng ta và với Ngài chúng ta được
sống lại trong đời mới. Nguyện lời nói của chúng ta sẽ đầy dẫy với thái độ biết
ơn và biết dâng cho Ngài mọi sự vinh hiển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét