Những khuôn mặt quanh thập tự giá
Hoan Nghênh Hạng Người Hồ Nghi
– Giăng 20:24-29
Bạn có tin phép lạ không? Bạn có tin vào những hành động chân thành, nhân từ theo cung cách xa xưa của Đức Chúa Trời không? Đấy là thắc mắc rất hay nên đưa ra vào ngày Chúa Nhật Phục Sinh.
Hầu hết chúng ta, tôi nghĩ, sẽ trả lời ngay lập tức: "Có, tôi tin phép lạ”. Và tôi sẽ trả lời y như thế. Nếu tôi hỏi: bạn đã nhìn thấy bao nhiêu phép lạ rồi, có lẽ bạn sẽ đáp: “Ồ, tôi không biết đâu. Tôi nghĩ mọi sự trong cuộc sống đều là phép lạ cả”. Hay bạn sẽ nói: “Duke đánh bại UNLV tối qua và đấy là phép lạ”.
Cả hai việc nầy đều là những trường hợp của từ Anh ngữ “miracle” (phép lạ), song đấy chẳng chính xác là điều tôi muốn nói khi tôi hỏi: “Bạn có tin phép lạ không?” Tôi không nghĩ tới các biến cố gây kinh ngạc trong đời hay những lần đắc thắng có chiều hướng lâu dài. Bởi từ “miracle” (phép lạ) tôi muốn nói tới những sự cố ngược lại với khả năng của con người vì chúng chẳng có một sự giải thích tự nhiên nào hết.
Bạn nói: “Ồ, loại phép lạ đó. Thiệt, tôi tin vào loại phép lạ ấy”. Nhưng giờ đây, bạn có một ít không chắc chắn. Theo định nghĩa, loại phép lạ đó không xảy ra mỗi ngày. Thực vậy, chúng xảy ra rất hiếm. Khi chúng xảy ra, chúng rất khó tin — một phần vì chúng không xảy ra thường xuyên và một phần vì chúng ta không thể giải thích chúng. Ngay cả trong Kinh thánh, loại phép lạ ấy không phải là chuyện xảy ra thường nhật đâu.
Những ngôi mộ trống nhỏ bằng bạc
Sự sống lại của Chúa Jêsus là loại phép lạ đó. Sự sống lại ấy hoàn toàn không thể lý giải bởi các phương tiện thiên nhiên hay của bất kỳ con người nào. Đấy là lý do tại sao chúng ta không nói nhiều về sự sống ấy. Chúng ta không dám chắc sự sống lại ấy đã xảy ra như thế nào!?! Việc Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá chúng ta có thể hiểu được; còn sự sống lại là một việc khác. Đây là minh chứng: Có nhiều người mang lấy thập tự giá bằng bạc quanh cổ của họ. Bạn không nhìn thấy nhiều người đeo những ngôi mộ trống nhỏ bằng bạc đâu.
Vì thế, tôi đưa ra câu hỏi một lần nữa: bạn có tin phép lạ không? Đặc biệt là việc nầy, bạn có tin phép lạ lớn lao nhất trong mọi phép lạ — sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ? Trong trường hợp bạn nghĩ bạn phải trả lời “có” chỉ vì bạn thường hay đi nhà thờ, để cho lý trí của bạn được thanh thản thôi. Nếu bạn trả lời “không” hay “tôi không dám chắc”, bạn đang ở trong một đội rất giỏi đấy. Có nhiều người ngày nay không dám chắc là họ có tin sự sống lại ấy hay không nữa. Và có nhiều người vào ngày Chúa Nhật Phục Sinh đầu tiên, họ không dám chắc nữa đấy. Những con người như Phierơ, Giacơ, Giăng, Mathiơ, Bathêlêmy, Simôn người Xêlốt, và một người mà tên của ông đồng nghĩa với nghi ngờ — Thôma. Thôma nghi ngờ.
Họ gọi ông ta là “sanh đôi”
Kinh thánh không nói cho chúng ta biết nhiều về Thôma. Chúng ta không biết một điều gì về nơi ông xuất thân hay ông đã làm gì để trở thành một môn đồ. Chúng ta có rất ít manh mối về gia đình của ông ta. Khi bạn đọc về Thôma, ông ta thường được giới thiệu theo cách nầy — "Thôma còn gọi là Điđim”. Giờ đây, câu nói đó chẳng nói gì cho chúng ta biết hết, song các độc giả nguyên thủy đều công nhận câu nói đó ngay lập tức. Tên “Thôma” ra từ chữ Aram nói tới “sanh đôi”. Và Điđim tiếng Hylạp là chữ nói tới “sanh đôi”. Thôma là một anh hay chị em song sinh, và “sanh đôi” là cái tên khác nữa. Trong Hội thánh đầu tiên, có nhiều suy đoán về ai sẽ là người anh em sanh đôi kia. Có người cho là Mathiơ, song chẳng có ai biết chắc hết.
“Nếu họ giết Ngài, họ sẽ cũng phải giết cả tôi nữa”
Không may là Thôma được ghi nhớ theo một thứ ánh sáng tiêu cực như thế. Có nhiều điều về nhân vật nầy hơn là chỉ có nghi ngờ. Những bước đầu tiên của ông ta dẫm lên chặng đường lịch sử của Kinh thánh nằm ở Giăng 11. Laxarơ đã chết tại thành Bêthany — một vùng ngoại ô của thành Jerusalem. Chúa Jêsus cùng các môn đồ đang có mặt ở khu vực thành Giêricô khi họ hay được tin đó. Khi Chúa Jêsus quyết định đi đến thành Bêthany, các môn đồ Ngài nhắc cho Ngài nhớ rằng lần sau cùng Ngài đi vào xứ Giuđê, các cấp lãnh đạo đã tìm cách ném đá Ngài cho đến chết. Quay lại đó chẳng khác gì hơn là tự sát. Chúa Jêsus quyết định phải đi cho dù là thế nào đi nữa. Nhưng các môn đồ chẳng thấy thuyết phục lắm. Ở điểm nầy, Thôma vùng dậy nói: “Chúng ta cũng hãy đi tới đó đặng chết với Ngài!” (Giăng 11:16).
Câu nói tóm tắt như thế nầy tỏ ra lòng can đảm lớn lắm. Thôma đồng ý rằng các cấp lãnh đạo người Do thái có lẽ sẽ giết Chúa Jêsus nếu Ngài quay trở lại thành Jerusalem. Những biến cố không bao lâu nữa sẽ minh chứng chính xác là như thế. Nhưng bạn có thể nói gì về nhân vật dám lên tiếng nói: “Nếu họ giết Ngài, họ sẽ cũng phải giết cả tôi nữa”. Phải là một người dạn dĩ lắm mới dám nói như thế. Có tình yêu thương ở đó, và lòng trung thành nữa, và thất vọng, và hy sinh, và hoàn toàn đầu phục. Có thể lắm Thôma vốn hiểu rõ hơn ai hết điều gì sắp sửa xảy ra. Và câu nói dạn dĩ kia — nếu bạn suy nghĩ về câu nói đó — có thể giải thích những điều mà ông hồ nghi sau đó.
Không một câu trả lời nào là dễ dàng cả
Thôma xuất hiện thêm một lần nữa trước khi Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá. Vào buổi tối thứ Năm trên chiếc phòng cao. Chúa Jêsus vừa mới rửa chơn cho các môn đồ xong và ban cho họ mạng lịnh quan trọng phải yêu thương nhau. Giuđa rời khỏi phòng để lo làm công việc bẩn thỉu của hắn. Phần còn lại các môn đồ đều ở xung quanh Chúa, nhìn biết sự cuối cùng không còn xa nữa. Đối với họ — hạng người trung thành ấy đã đứng với Ngài trong giờ thử thách nầy — Chúa Jêsus đã phán:
“Lòng các ngươi chớ hề bối rối; hãy tin Đức Chúa Trời, cũng hãy tin ta nữa. Trong nhà Cha ta có nhiều chỗ ở; bằng chẳng vậy, ta đã nói cho các ngươi rồi. Ta đi sắm sẵn cho các ngươi một chỗ. Khi ta đã đi, và đã sắm sẵn cho các ngươi một chỗ rồi, ta sẽ trở lại đem các ngươi đi với ta, hầu cho ta ở đâu thì các ngươi cũng ở đó. Các ngươi biết ta đi đâu, và biết đường đi nữa” (Giăng 14:1-4).
Thôma im lặng lắng nghe, cách chăm chú, cách cẩn thận. Mọi sự nói tới việc đến rồi đi như thế nầy là quá nhiều đối với ông. Dường như sự việc có vẻ mơ hồ và bí ẩn lắm. Trong khoảnh khắc chơn thật nhất, ông thốt ra: “Lạy Chúa, chúng tôi chẳng biết Chúa đi đâu; làm sao biết đường được?” (Giăng 14:5). Đó là lời lẽ của một con người hoàn toàn chơn thật. Phần còn lại các môn đồ chỉ là lúng túng, nhưng chỉ có Thôma mới dám nói ra như thế. Hết thảy chúng ta đều biết rõ hạng người thể ấy — nếu họ không hiểu, họ chẳng chịu bỏ qua đâu. Họ cứ thắc mắc mãi cho tới chừng hiểu rõ thì mới thôi. Đấy là Thôma.
Và đó là chìa khóa thứ hai cho nhân cách của ông. Ông là một nhà tư tưởng độc lập, một con người hay suy tư, chớ không phải dễ tự phát đâu. Ông sẽ không đưa ra lời tuyên xưng đức tin trừ phi ông đã tin sâu sắc đấy phải là chân lý kìa. Hãy để cho nhiều người khác cứ liến thoắng, cứ dễ dàng tin mà không cần suy gẫm và suy nghĩ sâu sắc đi. Còn Thôma thì không. Đức tin của ông là thứ đức tin nếm trải sự khổ ải của phấn đấu cá nhân.
Vì vậy, bức tranh chúng ta có về Thôma vào đêm trước khi Chúa Jêsus bị đóng đinh trên thập tự giá là đây: Ông là một con người dũng cảm, rất mực trung thành và đầu phục sâu sắc đối với Chúa Jêsus. Nếu cần, ông sẵn sàng phó sự sống mình. Chắc chắn ông có khuynh hướng xem xét điều gì đó theo mặt tối của cuộc sống. Ông hoàn toàn chân thật về mọi hồ nghi, nhầm lẫn và lo sợ của mình. Và ông sẽ không thấy thỏa lòng với những câu trả lời hụ hợ.
Thế là bối cảnh được đặt ra cho cuộc khủng hoảng quan trọng nhất của đời sống ông.
Phép lạ không ai tin
Chúng ta có khuynh hướng quên điều gì đã diễn ra vào buổi sáng Phục Sinh đầu tiên kia. Rất xứng đáng để tự hỏi mình: Nếu chúng ta có mặt ở đó, liệu chúng ta có tin theo hay chúng ta sẽ nghi ngờ?
Hay đặt câu hỏi theo cách khác, điều chi sẽ thuyết phục bạn nếu như có ai đó bạn yêu mến đã trở lại với cuộc sống sau khi chết ba ngày rồi? Giả sử đó là người bạn thân hay một thành viên trong gia đình và bạn đã nhìn thấy họ chết rồi? Điều chi sẽ thuyết phục bạn vậy? Hay có cách gì làm cho bạn thấy thuyết phục không? Sống lại từ kẻ chết là một việc bình thường. Tốt nhứt, việc ấy đã không xảy ra trong nhiều thế kỷ.
Nếu chúng ta có mặt ở đó tại thành Jerusalem với Mathiơ, Giacơ và Giăng, liệu chúng ta có tin vào những tiếng đồn lạ lùng vào sáng Chúa nhật ấy không? Để trả lời cho câu hỏi ấy, cần phải nhớ đến cách thức những kẻ biết Chúa Jêsus rõ nhất đã phản ứng ra sao trước các tin tức nói tới sự sống lại của Ngài.
Rất đơn giản, họ không trông mong một sự sống lại đâu. Giờ đây, việc ấy xảy ra đúng theo như Chúa Jêsus đã nói trước rằng Ngài sẽ bị kết án tử hình và rồi phải sống lại. Nhưng các môn đồ Ngài đã không hiểu được điều đó. Sống lại là một việc xa vời nhất đối với lý trí của họ. Quên phứt mọi điều loan báo trước của Ngài. Quên phứt mọi sự mà con người dũng cảm kia đã nói. Họ đã chịu thua.
Ai thực sự trông mong một sự sống lại vào sáng Chúa nhật đó? Không phải là các môn đồ. Đó là các cấp lãnh đạo người Do thái, họ đã giục người Lamã niêm phong ngôi mộ. Các kẻ thù của Chúa Jêsus đã lo sợ một việc sẽ xảy ra. Bạn hữu của Ngài thì chẳng trông mong một điều gì hết.
Hư không!
Thực vậy, Mác 16 nói rằng mấy người đàn bà đã đến với ngôi mộ vào sáng Chúa nhật để xức dầu cho thi thể Ngài. Đấy là một phần của quá trình ướp xác chết. Trong lúc bối rối tìm cách đem thi hài vào trong mộ địa trước khi mặt trời lặn vào ngày thứ Sáu, các thứ hương liệu đã được đặt trên thi hài của Chúa Jêsus, song chẳng có dầu. Mấy người đàn bà đã đến để hoàn tất việc ướp xác cho thi thể của Ngài.
Họ đã thấy gì khi họ đến đó? Hòn đá đã bị lăn ra và ngôi mộ thì trống trơn. Bốn sách Tin Lành đều nhất trí về sự thực nầy. Mấy người đàn bà không có ý tưởng dù chỉ thoáng qua những gì đã xảy ra. Họ không trông mông một sự sống lại.
Mác nói rằng ngay sau khi thiên sứ giải thích chuyện gì đã xảy ra, họ đã chạy ra khỏi mộ trong run rẩy và sợ hãi (Mác 16:8). Giăng nói rằng ngay cả Mary đã tưởng có ai đó cướp lấy thi thể của Ngài rồi (Giăng 20:2). Luca thêm rằng, khi mấy người đàn bà đến rồi nói cho các sứ đồ biết mọi điều thiên sứ đã phán: “Song các sứ đồ không tin, cho lời ấy như là hư không” (Luca 24:11)
Hư không. Tất nhiên rồi. Không có ai sống lại từ kẻ chết đâu. Không có đâu, sau ba ngày. Không có đâu, sau khi bị đánh đòn nhừ tử. Không có đâu, sau khi bị treo trên thập tự giá những sáu tiếng đồng hồ. Không có đâu, sau khi bị giáo đâm vào sườn của họ. Không có đâu, sau khi bị cả trăm cân một dược bao lấy và bị quấn trong tấm vải liệm. Không có đâu, sau khi bị niêm phong trong một ngôi mộ.
Không, mọi sự đang đi ngược lại với việc suy tưởng ấy. Điều đó quả là khó đấy. Ngài là một con người tử tế. Ngài nói ra điều tốt lành. Hết thảy chúng ta đều yêu mến Ngài. Chúng ta đồng đi với Ngài khi Ngài thuật lại những truyện tích thật lạ lùng. Mà kìa, các phép lạ Ngài đã làm. Chúng ta bật cười khi Ngài nói tới người dòng Pharisi. Khi Ngài làm phép lạ với mấy con cá và mấy ổ bánh, lúc ấy ra sao nhỉ? Chúng ta tưởng việc ấy là lớn lắm.
Chắc vậy, Ngài phán Ngài sẽ sống lại. Hết thảy chúng ta đều tin việc ấy. Chính Ngài đã tin việc ấy mà. Ngài chưa hề sai trật trước đó. Tại sao không chứ? Ngài phán Ngài là Con của Đức Chúa Trời. Chúng ta dám chắc sẽ không quên Ngài. Liệu việc ấy sẽ không phải là lớn lao chăng, nếu Ngài làm việc đó? Không một ai dám tin như thế. Đúng là một bữa đại tiệc mà chúng ta đã có.
Còn Mác nói: “Nhưng các người ấy vừa nghe nói Ngài sống, và người từng thấy Ngài, thì không tin” (Mác 16:11). Ai có thể đổ lỗi cho họ nào? Nếu bạn có mặt ở đó, bạn có tin không?
Một mình trong nổi buồn riêng
Giăng tường thuật cho chúng ta biết rằng Thôma không có mặt vào chiều Chúa nhật ấy, khi Chúa Jêsus thình lình hiện ra ở giữa họ. Kinh thánh không nói lý do tại sao, song tôi nghĩ tôi biết. Có hai cách thức khác nhau về mặt cơ bản người ta đáp ứng với buồn rầu và tai họa. Có người tìm kiếm sự an ủi trong số các bạn hữu của họ. Họ muốn người ta ở chung quanh giúp đỡ họ bằng cách nói ra việc ấy. Những người khác thì thích ở riêng một mình với các suy tưởng của họ hơn. Đấy là Thôma.
Nếu đấy là sự thực, Thôma đã nhận biết nhiều hơn những người khác những gì đã diễn ra tại thành Jerusalem, thực sự khi ấy ông cũng bị thương tổn sâu sắc nhất. Ông không ở với các môn đồ vì tấm lòng ông đã bị chà nát. Mọi sự ông có, ông đã trao cho Chúa Jêsus, còn Chúa Jêsus thì đã chết rồi.
Ông hãy còn yêu mến, hãy còn quan tâm, vẫn mong muốn tin, nhưng tấm lòng ông bị tan vỡ. Ông không phải là một con người xấu cũng không phải là một gã hồ nghi tội lỗi đâu. Sâu lắng bên trong, ông muốn tin lắm chứ. Đừng đưa ông vào chỗ quá khó. Hết thảy chúng ta đều có mặt trong cùng một chỗ kia mà.
Nếu bạn muốn gọi Thôma là một gã hay nghi ngờ, làm ơn đừng biến ông thành một con người vô tín. Có người đã tìm cách đặt ông vào chung với hạng người hay phê phán. Ông không thuộc vào hạng người đó. Thôma chắc chắn không phải là kẻ hay chỉ trích, phê phán hoặc là một nhà hợp lý hóa đâu. Mọi hồ nghi của ông đều ra từ sự tin kính đối với Đấng Christ. Nhất định là có sự hồ nghi trong tấm lòng bị tan vỡ. Sự hồ nghi ấy cũng giống như hồ nghi Sự Ra Đời Bởi Nữ Đồng Trinh vậy. Mất người nào bạn yêu mến và tự hỏi không biết có Đức Chúa Trời ở trên trời hay không là một việc khác nữa.
Hai loại hồ nghi
Bạn thấy đấy, có hai loại hồ nghi trong lãnh vực chân lý thuộc linh. Có những nhà hợp lý hóa sôi động, họ nói: “Tôi không tin việc đó và chẳng có một điều gì làm cho tôi tin việc đó cả”. Hạng người thể ấy khoái trá với sự hồ nghi của họ, họ nói về việc ấy, cười nhạo việc ấy, rồi giận dữ khi họ bị bài bác. Một người như thế không tìm kiếm những giải đáp; họ tìm kiếm một sự tranh cãi. Họ tính đến mọi sự khó khăn, nắm lấy các đối tượng, rồi tìm kiếm các lối thoát. Người dòng Pharisi rơi vào phạm trù nầy. Khi họ yêu cầu Chúa Jêsus làm một dấu lạ, Ngài đã từ chối, rồi gọi họ là “dòng dõi hung ác gian dâm” (Mathiơ 16:1-4).
Nhưng còn có một loại nghi ngờ khác nữa, người nào nói: “Tôi không tin, song tôi bằng lòng tin nếu tôi có thể tự mình nhìn thấy”. Thôma thích ứng với phạm trù nầy. Ông không phải là một người phê phán vô tín đâu; thay vì thế, ông là một tín đồ bị tổn thương. Hãy nhớ, nói chung Thôma không nghi ngờ gì về phép lạ cả. Ông đã nhìn thấy nhiều phép lạ lớn lao nhất của Chúa Jêsus rồi. Song phép lạ nầy là quá lớn không thể vịn vào lời của ai khác được. Ông phải nhìn thấy thì ông mới tin. Và ai có thể đổ lỗi cho ông chứ?
Không một ai muốn tin hơn là Thôma. Nhưng ông đã nhìn thấy quá nhiều, ông vốn biết quá nhiều, mọi sự thực đều chỉ vào một hướng. Trước khi Thôma tin, ông phải nhìn thấy Chúa Jêsus theo cách riêng. Và ông phải biết chắc đấy là Chúa Jêsus — chớ không phải là chiêm bao hay mộng mị. Ông phải biết chắc đấy chính là Chúa Jêsus mà ông đã thấy chết rồi. Đó là lý do tại sao ông không thể vịn vào lời nói của các môn đồ. Không thể vịn vào đâu khác hơn việc nầy. Không phải ông không bằng lòng tin, mà không thể tin kìa.
Không phải là thứ đức tin hụ hợ
Có người thấy thỏa lòng với bằng chứng của nhiều người khác. Có người thì không. Thôma vốn chẳng thỏa lòng rồi. Có phải ông nghi ngờ tính chơn thật của mấy người kia chăng? Không đâu, ông vốn biết rõ họ đã tin vì họ đã trông thấy Chúa Jêsus. Nhưng bấy nhiêu vẫn chưa phải là đủ. Có nhiều người nghĩ họ nhìn thấy mọi việc. Thôma không thể bỏ qua nghi ngờ rằng họ đã trông thấy một con ma. Ông không thể sống với thứ đức tin hụ hợ được. Ông phải tận mắt mình nhìn thấy kia.
Khi ông nói: “Trừ phi tôi rờ đến những vết thương của Ngài, tôi sẽ không tin đâu”, có nhiều thứ còn hơn là hồ nghi. Có tình yêu thương, buồn rầu, đau khổ, và một tia hy vọng nhỏ. Thôma đứng cho mọi thời đại là một người mong muốn tin nếu ông dám chắc. Bạn có thể đổ lỗi cho ông không? Bạn có gì khác biệt ư?
Hoan nghênh người có lòng hồ nghi tại ngôi mộ trống
Sau ngần ấy tháng năm, Thôma đã nhận lãnh một tiếng tăm không được tốt. Thôma hay nghi ngờ, chúng ta gọi ông thế đấy. Chúng ta có khuynh hướng xem thường ông. Còn Chúa Jêsus thì không như vậy đâu. Tám ngày sau, Jesus đã hiện ra với các môn đồ lần thứ hai. Lần nầy Thôma có mặt cùng với họ. Chúa Jêsus phán cùng ông giống như ông là một người có đức tin yếu đuối, chớ không phải một người có tấm lòng xấu xa đâu. Ngài phán: “Hãy đặt ngón tay ngươi vào đây, và xem bàn tay ta; cũng hãy giơ bàn tay ngươi ra và đặt vào sườn ta, chớ cứng lòng, song hãy tin!” (Giăng 20:27).
Thật là xứng đáng để lưu ý rằng Chúa Jêsus vốn biết rõ mọi sự về điều hồ nghi của Thôma. Ngài biết cả đại dương đang thạnh nộ ở bên trong tấm lòng của ông. Và Ngài đã đến chỉ để cho Thôma có thể dám chắc. Chúa Jêsus không xem thường ông. Ngài phán: “Hãy nhớ đấy, mọi sự ngươi tự hỏi không biết có phải đây là sự thực hay không. Hãy tự mình xem xét đi. Chớ cứng lòng song hãy tin”. Đây là sự thực rất tuyệt vời. Những người có lòng hồ nghi đều được tiếp đón tại ngôi mộ trống.
Bạn có tin phép lạ không? Bạn có tin vào phép lạ mà chúng ta kỷ niệm vào ngày Lễ Phục Sinh không? Nếu bạn trả lời “không” hay “tôi không dám chắc” thế thì hoan nghênh đấy. Là một người hồ nghi chơn thật thì không sao. Nếu bạn đến theo cách ấy và muốn rời đi theo cách ấy, thì không sao đâu. Chúa Jêsus đã sẵn sàng, Ngài sẽ hiện diện ở đó đang chờ đợi bạn đấy.
“Chớ cứng lòng, song hãy tin”
Mọi sự mà Đức Chúa Trời yêu cầu, ấy là con người tự bản thân họ vốn khăng khăng đấy thôi. Ngài yêu cầu bạn dành cho câu chuyện nầy một sự đãi ngộ mà bạn cung ứng cho bất kỳ câu chuyện nào khác. Hãy đưa ra bằng chứng, xem xét bản tường trình rồi đi đến một kết luận.
Hồ nghi thì cũng đúng thôi, nhưng đừng để cho mọi sự mình nghi ngờ giữ chân bạn lại. Hãy đến với ngôi mộ trống và tận mắt mình xem thấy. Khi Thôma nhìn thấy Chúa Jêsus, ông đã sấp mình xuống mà xưng rằng: “Lạy Chúa tôi và Đức Chúa Trời tôi” (Giăng 20:28). Câu nói đó đứng như một bằng chứng quan trọng nhất được đưa ra bởi bất kỳ một vị sứ đồ nào. Đây là đỉnh cao của Tin Lành Giăng. Và nó đến từ nhân vật vốn có nhiều điều hồ nghi mạnh mẽ nhất.
Đây là một lẽ thật kỳ diệu mà những người hay hồ nghi nhất thường trở thành hạng tín đồ mạnh mẽ nhất. Và những điều nghi ngờ chơn thật — từng được giải quyết — trở thành nền tảng cho thứ đức tin không hề dời đổi. Cần phải nói rằng không một lẽ thật nào được tin cách mạnh mẽ một khi đó là điều mà bạn từng nghi ngờ nhiều nhất. Trong lịch sử của Hội thánh Cơ đốc, những người hồ nghi nhiều nhất thường trở thành hạng tín đồ ngoan cường nhất.
Đấy là lý do tại sao câu chuyện Thôma phải có mặt trong Kinh thánh — để những người hay nghi ngờ nhất sẽ được khích lệ đem những điều họ nghi ngờ ra ngôi mộ trống. Thôma đã, và mọi điều hồ nghi của ông bị tẩy sạch bởi thân vị của Đức Chúa Jêsus Christ — sống lại từ kẻ chết.
Có một việc khác nữa. Không một ai có thể giữ chơn trung lập mãi được. Bạn có thể đem những điều hồ nghi của mình ra ngôi một trống, nhưng bạn phải đưa ra một sự chọn lựa! Bạn không thể trụ lại bên chiếc hàng rào mãi được. Một là bạn tin hay là không tin, thế thôi.
Đây là ngày Chúa Nhật Phục Sinh. Đây là một ngày kỳ diệu để đưa ra sự chọn lựa đó. Đây là một ngày trọng thể chớ cứng lòng, song hãy khởi sự tin.
Bạn biết rõ Chúa Jêsus đã chết. Không có chút nghi ngờ nào về việc ấy. Bạn biết rõ Ngài đã chịu chết vì bạn. Bạn biết rõ Ngài đã sống lại từ kẻ chết. Câu hỏi mà Đức Chúa Trời đang đưa ra cho bạn là: “Ngươi xử thế nào với Con của Ta?”
Chúa Jêsus phán: “Chớ cứng lòng, song hãy tin”.
Lạy Cha, con cảm tạ Ngài vì vẻ đẹp của Lễ Phục Sinh. Chúng con cảm tạ Ngài vì mọi thắc mắc sâu sắc nhất về cuộc sống được trả lời với tính đơn sơ của một ngôi mộ trống. Xin dẫn chúng con vào ngôi vườn Phục Sinh, ở đó chúng con có thể gặp gỡ Chúa của chúng con.
Nguyện chúng con không bao giờ sống một lần nữa giống như thể Chúa Jêsus đã chết rồi vậy. Nguyện những ai hồ nghi … giờ đây hãy tin và tìm được sự sống qua danh của Ngài. Trong danh của Chúa Jêsus là Đấng đã chết và đã sống lại. Và Ngài hằng sống cho đến đời đời. Amen.
Hầu hết chúng ta, tôi nghĩ, sẽ trả lời ngay lập tức: "Có, tôi tin phép lạ”. Và tôi sẽ trả lời y như thế. Nếu tôi hỏi: bạn đã nhìn thấy bao nhiêu phép lạ rồi, có lẽ bạn sẽ đáp: “Ồ, tôi không biết đâu. Tôi nghĩ mọi sự trong cuộc sống đều là phép lạ cả”. Hay bạn sẽ nói: “Duke đánh bại UNLV tối qua và đấy là phép lạ”.
Cả hai việc nầy đều là những trường hợp của từ Anh ngữ “miracle” (phép lạ), song đấy chẳng chính xác là điều tôi muốn nói khi tôi hỏi: “Bạn có tin phép lạ không?” Tôi không nghĩ tới các biến cố gây kinh ngạc trong đời hay những lần đắc thắng có chiều hướng lâu dài. Bởi từ “miracle” (phép lạ) tôi muốn nói tới những sự cố ngược lại với khả năng của con người vì chúng chẳng có một sự giải thích tự nhiên nào hết.
Bạn nói: “Ồ, loại phép lạ đó. Thiệt, tôi tin vào loại phép lạ ấy”. Nhưng giờ đây, bạn có một ít không chắc chắn. Theo định nghĩa, loại phép lạ đó không xảy ra mỗi ngày. Thực vậy, chúng xảy ra rất hiếm. Khi chúng xảy ra, chúng rất khó tin — một phần vì chúng không xảy ra thường xuyên và một phần vì chúng ta không thể giải thích chúng. Ngay cả trong Kinh thánh, loại phép lạ ấy không phải là chuyện xảy ra thường nhật đâu.
Những ngôi mộ trống nhỏ bằng bạc
Sự sống lại của Chúa Jêsus là loại phép lạ đó. Sự sống lại ấy hoàn toàn không thể lý giải bởi các phương tiện thiên nhiên hay của bất kỳ con người nào. Đấy là lý do tại sao chúng ta không nói nhiều về sự sống ấy. Chúng ta không dám chắc sự sống lại ấy đã xảy ra như thế nào!?! Việc Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá chúng ta có thể hiểu được; còn sự sống lại là một việc khác. Đây là minh chứng: Có nhiều người mang lấy thập tự giá bằng bạc quanh cổ của họ. Bạn không nhìn thấy nhiều người đeo những ngôi mộ trống nhỏ bằng bạc đâu.
Vì thế, tôi đưa ra câu hỏi một lần nữa: bạn có tin phép lạ không? Đặc biệt là việc nầy, bạn có tin phép lạ lớn lao nhất trong mọi phép lạ — sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ? Trong trường hợp bạn nghĩ bạn phải trả lời “có” chỉ vì bạn thường hay đi nhà thờ, để cho lý trí của bạn được thanh thản thôi. Nếu bạn trả lời “không” hay “tôi không dám chắc”, bạn đang ở trong một đội rất giỏi đấy. Có nhiều người ngày nay không dám chắc là họ có tin sự sống lại ấy hay không nữa. Và có nhiều người vào ngày Chúa Nhật Phục Sinh đầu tiên, họ không dám chắc nữa đấy. Những con người như Phierơ, Giacơ, Giăng, Mathiơ, Bathêlêmy, Simôn người Xêlốt, và một người mà tên của ông đồng nghĩa với nghi ngờ — Thôma. Thôma nghi ngờ.
Họ gọi ông ta là “sanh đôi”
Kinh thánh không nói cho chúng ta biết nhiều về Thôma. Chúng ta không biết một điều gì về nơi ông xuất thân hay ông đã làm gì để trở thành một môn đồ. Chúng ta có rất ít manh mối về gia đình của ông ta. Khi bạn đọc về Thôma, ông ta thường được giới thiệu theo cách nầy — "Thôma còn gọi là Điđim”. Giờ đây, câu nói đó chẳng nói gì cho chúng ta biết hết, song các độc giả nguyên thủy đều công nhận câu nói đó ngay lập tức. Tên “Thôma” ra từ chữ Aram nói tới “sanh đôi”. Và Điđim tiếng Hylạp là chữ nói tới “sanh đôi”. Thôma là một anh hay chị em song sinh, và “sanh đôi” là cái tên khác nữa. Trong Hội thánh đầu tiên, có nhiều suy đoán về ai sẽ là người anh em sanh đôi kia. Có người cho là Mathiơ, song chẳng có ai biết chắc hết.
“Nếu họ giết Ngài, họ sẽ cũng phải giết cả tôi nữa”
Không may là Thôma được ghi nhớ theo một thứ ánh sáng tiêu cực như thế. Có nhiều điều về nhân vật nầy hơn là chỉ có nghi ngờ. Những bước đầu tiên của ông ta dẫm lên chặng đường lịch sử của Kinh thánh nằm ở Giăng 11. Laxarơ đã chết tại thành Bêthany — một vùng ngoại ô của thành Jerusalem. Chúa Jêsus cùng các môn đồ đang có mặt ở khu vực thành Giêricô khi họ hay được tin đó. Khi Chúa Jêsus quyết định đi đến thành Bêthany, các môn đồ Ngài nhắc cho Ngài nhớ rằng lần sau cùng Ngài đi vào xứ Giuđê, các cấp lãnh đạo đã tìm cách ném đá Ngài cho đến chết. Quay lại đó chẳng khác gì hơn là tự sát. Chúa Jêsus quyết định phải đi cho dù là thế nào đi nữa. Nhưng các môn đồ chẳng thấy thuyết phục lắm. Ở điểm nầy, Thôma vùng dậy nói: “Chúng ta cũng hãy đi tới đó đặng chết với Ngài!” (Giăng 11:16).
Câu nói tóm tắt như thế nầy tỏ ra lòng can đảm lớn lắm. Thôma đồng ý rằng các cấp lãnh đạo người Do thái có lẽ sẽ giết Chúa Jêsus nếu Ngài quay trở lại thành Jerusalem. Những biến cố không bao lâu nữa sẽ minh chứng chính xác là như thế. Nhưng bạn có thể nói gì về nhân vật dám lên tiếng nói: “Nếu họ giết Ngài, họ sẽ cũng phải giết cả tôi nữa”. Phải là một người dạn dĩ lắm mới dám nói như thế. Có tình yêu thương ở đó, và lòng trung thành nữa, và thất vọng, và hy sinh, và hoàn toàn đầu phục. Có thể lắm Thôma vốn hiểu rõ hơn ai hết điều gì sắp sửa xảy ra. Và câu nói dạn dĩ kia — nếu bạn suy nghĩ về câu nói đó — có thể giải thích những điều mà ông hồ nghi sau đó.
Không một câu trả lời nào là dễ dàng cả
Thôma xuất hiện thêm một lần nữa trước khi Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá. Vào buổi tối thứ Năm trên chiếc phòng cao. Chúa Jêsus vừa mới rửa chơn cho các môn đồ xong và ban cho họ mạng lịnh quan trọng phải yêu thương nhau. Giuđa rời khỏi phòng để lo làm công việc bẩn thỉu của hắn. Phần còn lại các môn đồ đều ở xung quanh Chúa, nhìn biết sự cuối cùng không còn xa nữa. Đối với họ — hạng người trung thành ấy đã đứng với Ngài trong giờ thử thách nầy — Chúa Jêsus đã phán:
“Lòng các ngươi chớ hề bối rối; hãy tin Đức Chúa Trời, cũng hãy tin ta nữa. Trong nhà Cha ta có nhiều chỗ ở; bằng chẳng vậy, ta đã nói cho các ngươi rồi. Ta đi sắm sẵn cho các ngươi một chỗ. Khi ta đã đi, và đã sắm sẵn cho các ngươi một chỗ rồi, ta sẽ trở lại đem các ngươi đi với ta, hầu cho ta ở đâu thì các ngươi cũng ở đó. Các ngươi biết ta đi đâu, và biết đường đi nữa” (Giăng 14:1-4).
Thôma im lặng lắng nghe, cách chăm chú, cách cẩn thận. Mọi sự nói tới việc đến rồi đi như thế nầy là quá nhiều đối với ông. Dường như sự việc có vẻ mơ hồ và bí ẩn lắm. Trong khoảnh khắc chơn thật nhất, ông thốt ra: “Lạy Chúa, chúng tôi chẳng biết Chúa đi đâu; làm sao biết đường được?” (Giăng 14:5). Đó là lời lẽ của một con người hoàn toàn chơn thật. Phần còn lại các môn đồ chỉ là lúng túng, nhưng chỉ có Thôma mới dám nói ra như thế. Hết thảy chúng ta đều biết rõ hạng người thể ấy — nếu họ không hiểu, họ chẳng chịu bỏ qua đâu. Họ cứ thắc mắc mãi cho tới chừng hiểu rõ thì mới thôi. Đấy là Thôma.
Và đó là chìa khóa thứ hai cho nhân cách của ông. Ông là một nhà tư tưởng độc lập, một con người hay suy tư, chớ không phải dễ tự phát đâu. Ông sẽ không đưa ra lời tuyên xưng đức tin trừ phi ông đã tin sâu sắc đấy phải là chân lý kìa. Hãy để cho nhiều người khác cứ liến thoắng, cứ dễ dàng tin mà không cần suy gẫm và suy nghĩ sâu sắc đi. Còn Thôma thì không. Đức tin của ông là thứ đức tin nếm trải sự khổ ải của phấn đấu cá nhân.
Vì vậy, bức tranh chúng ta có về Thôma vào đêm trước khi Chúa Jêsus bị đóng đinh trên thập tự giá là đây: Ông là một con người dũng cảm, rất mực trung thành và đầu phục sâu sắc đối với Chúa Jêsus. Nếu cần, ông sẵn sàng phó sự sống mình. Chắc chắn ông có khuynh hướng xem xét điều gì đó theo mặt tối của cuộc sống. Ông hoàn toàn chân thật về mọi hồ nghi, nhầm lẫn và lo sợ của mình. Và ông sẽ không thấy thỏa lòng với những câu trả lời hụ hợ.
Thế là bối cảnh được đặt ra cho cuộc khủng hoảng quan trọng nhất của đời sống ông.
Phép lạ không ai tin
Chúng ta có khuynh hướng quên điều gì đã diễn ra vào buổi sáng Phục Sinh đầu tiên kia. Rất xứng đáng để tự hỏi mình: Nếu chúng ta có mặt ở đó, liệu chúng ta có tin theo hay chúng ta sẽ nghi ngờ?
Hay đặt câu hỏi theo cách khác, điều chi sẽ thuyết phục bạn nếu như có ai đó bạn yêu mến đã trở lại với cuộc sống sau khi chết ba ngày rồi? Giả sử đó là người bạn thân hay một thành viên trong gia đình và bạn đã nhìn thấy họ chết rồi? Điều chi sẽ thuyết phục bạn vậy? Hay có cách gì làm cho bạn thấy thuyết phục không? Sống lại từ kẻ chết là một việc bình thường. Tốt nhứt, việc ấy đã không xảy ra trong nhiều thế kỷ.
Nếu chúng ta có mặt ở đó tại thành Jerusalem với Mathiơ, Giacơ và Giăng, liệu chúng ta có tin vào những tiếng đồn lạ lùng vào sáng Chúa nhật ấy không? Để trả lời cho câu hỏi ấy, cần phải nhớ đến cách thức những kẻ biết Chúa Jêsus rõ nhất đã phản ứng ra sao trước các tin tức nói tới sự sống lại của Ngài.
Rất đơn giản, họ không trông mong một sự sống lại đâu. Giờ đây, việc ấy xảy ra đúng theo như Chúa Jêsus đã nói trước rằng Ngài sẽ bị kết án tử hình và rồi phải sống lại. Nhưng các môn đồ Ngài đã không hiểu được điều đó. Sống lại là một việc xa vời nhất đối với lý trí của họ. Quên phứt mọi điều loan báo trước của Ngài. Quên phứt mọi sự mà con người dũng cảm kia đã nói. Họ đã chịu thua.
Ai thực sự trông mong một sự sống lại vào sáng Chúa nhật đó? Không phải là các môn đồ. Đó là các cấp lãnh đạo người Do thái, họ đã giục người Lamã niêm phong ngôi mộ. Các kẻ thù của Chúa Jêsus đã lo sợ một việc sẽ xảy ra. Bạn hữu của Ngài thì chẳng trông mong một điều gì hết.
Hư không!
Thực vậy, Mác 16 nói rằng mấy người đàn bà đã đến với ngôi mộ vào sáng Chúa nhật để xức dầu cho thi thể Ngài. Đấy là một phần của quá trình ướp xác chết. Trong lúc bối rối tìm cách đem thi hài vào trong mộ địa trước khi mặt trời lặn vào ngày thứ Sáu, các thứ hương liệu đã được đặt trên thi hài của Chúa Jêsus, song chẳng có dầu. Mấy người đàn bà đã đến để hoàn tất việc ướp xác cho thi thể của Ngài.
Họ đã thấy gì khi họ đến đó? Hòn đá đã bị lăn ra và ngôi mộ thì trống trơn. Bốn sách Tin Lành đều nhất trí về sự thực nầy. Mấy người đàn bà không có ý tưởng dù chỉ thoáng qua những gì đã xảy ra. Họ không trông mông một sự sống lại.
Mác nói rằng ngay sau khi thiên sứ giải thích chuyện gì đã xảy ra, họ đã chạy ra khỏi mộ trong run rẩy và sợ hãi (Mác 16:8). Giăng nói rằng ngay cả Mary đã tưởng có ai đó cướp lấy thi thể của Ngài rồi (Giăng 20:2). Luca thêm rằng, khi mấy người đàn bà đến rồi nói cho các sứ đồ biết mọi điều thiên sứ đã phán: “Song các sứ đồ không tin, cho lời ấy như là hư không” (Luca 24:11)
Hư không. Tất nhiên rồi. Không có ai sống lại từ kẻ chết đâu. Không có đâu, sau ba ngày. Không có đâu, sau khi bị đánh đòn nhừ tử. Không có đâu, sau khi bị treo trên thập tự giá những sáu tiếng đồng hồ. Không có đâu, sau khi bị giáo đâm vào sườn của họ. Không có đâu, sau khi bị cả trăm cân một dược bao lấy và bị quấn trong tấm vải liệm. Không có đâu, sau khi bị niêm phong trong một ngôi mộ.
Không, mọi sự đang đi ngược lại với việc suy tưởng ấy. Điều đó quả là khó đấy. Ngài là một con người tử tế. Ngài nói ra điều tốt lành. Hết thảy chúng ta đều yêu mến Ngài. Chúng ta đồng đi với Ngài khi Ngài thuật lại những truyện tích thật lạ lùng. Mà kìa, các phép lạ Ngài đã làm. Chúng ta bật cười khi Ngài nói tới người dòng Pharisi. Khi Ngài làm phép lạ với mấy con cá và mấy ổ bánh, lúc ấy ra sao nhỉ? Chúng ta tưởng việc ấy là lớn lắm.
Chắc vậy, Ngài phán Ngài sẽ sống lại. Hết thảy chúng ta đều tin việc ấy. Chính Ngài đã tin việc ấy mà. Ngài chưa hề sai trật trước đó. Tại sao không chứ? Ngài phán Ngài là Con của Đức Chúa Trời. Chúng ta dám chắc sẽ không quên Ngài. Liệu việc ấy sẽ không phải là lớn lao chăng, nếu Ngài làm việc đó? Không một ai dám tin như thế. Đúng là một bữa đại tiệc mà chúng ta đã có.
Còn Mác nói: “Nhưng các người ấy vừa nghe nói Ngài sống, và người từng thấy Ngài, thì không tin” (Mác 16:11). Ai có thể đổ lỗi cho họ nào? Nếu bạn có mặt ở đó, bạn có tin không?
Một mình trong nổi buồn riêng
Giăng tường thuật cho chúng ta biết rằng Thôma không có mặt vào chiều Chúa nhật ấy, khi Chúa Jêsus thình lình hiện ra ở giữa họ. Kinh thánh không nói lý do tại sao, song tôi nghĩ tôi biết. Có hai cách thức khác nhau về mặt cơ bản người ta đáp ứng với buồn rầu và tai họa. Có người tìm kiếm sự an ủi trong số các bạn hữu của họ. Họ muốn người ta ở chung quanh giúp đỡ họ bằng cách nói ra việc ấy. Những người khác thì thích ở riêng một mình với các suy tưởng của họ hơn. Đấy là Thôma.
Nếu đấy là sự thực, Thôma đã nhận biết nhiều hơn những người khác những gì đã diễn ra tại thành Jerusalem, thực sự khi ấy ông cũng bị thương tổn sâu sắc nhất. Ông không ở với các môn đồ vì tấm lòng ông đã bị chà nát. Mọi sự ông có, ông đã trao cho Chúa Jêsus, còn Chúa Jêsus thì đã chết rồi.
Ông hãy còn yêu mến, hãy còn quan tâm, vẫn mong muốn tin, nhưng tấm lòng ông bị tan vỡ. Ông không phải là một con người xấu cũng không phải là một gã hồ nghi tội lỗi đâu. Sâu lắng bên trong, ông muốn tin lắm chứ. Đừng đưa ông vào chỗ quá khó. Hết thảy chúng ta đều có mặt trong cùng một chỗ kia mà.
Nếu bạn muốn gọi Thôma là một gã hay nghi ngờ, làm ơn đừng biến ông thành một con người vô tín. Có người đã tìm cách đặt ông vào chung với hạng người hay phê phán. Ông không thuộc vào hạng người đó. Thôma chắc chắn không phải là kẻ hay chỉ trích, phê phán hoặc là một nhà hợp lý hóa đâu. Mọi hồ nghi của ông đều ra từ sự tin kính đối với Đấng Christ. Nhất định là có sự hồ nghi trong tấm lòng bị tan vỡ. Sự hồ nghi ấy cũng giống như hồ nghi Sự Ra Đời Bởi Nữ Đồng Trinh vậy. Mất người nào bạn yêu mến và tự hỏi không biết có Đức Chúa Trời ở trên trời hay không là một việc khác nữa.
Hai loại hồ nghi
Bạn thấy đấy, có hai loại hồ nghi trong lãnh vực chân lý thuộc linh. Có những nhà hợp lý hóa sôi động, họ nói: “Tôi không tin việc đó và chẳng có một điều gì làm cho tôi tin việc đó cả”. Hạng người thể ấy khoái trá với sự hồ nghi của họ, họ nói về việc ấy, cười nhạo việc ấy, rồi giận dữ khi họ bị bài bác. Một người như thế không tìm kiếm những giải đáp; họ tìm kiếm một sự tranh cãi. Họ tính đến mọi sự khó khăn, nắm lấy các đối tượng, rồi tìm kiếm các lối thoát. Người dòng Pharisi rơi vào phạm trù nầy. Khi họ yêu cầu Chúa Jêsus làm một dấu lạ, Ngài đã từ chối, rồi gọi họ là “dòng dõi hung ác gian dâm” (Mathiơ 16:1-4).
Nhưng còn có một loại nghi ngờ khác nữa, người nào nói: “Tôi không tin, song tôi bằng lòng tin nếu tôi có thể tự mình nhìn thấy”. Thôma thích ứng với phạm trù nầy. Ông không phải là một người phê phán vô tín đâu; thay vì thế, ông là một tín đồ bị tổn thương. Hãy nhớ, nói chung Thôma không nghi ngờ gì về phép lạ cả. Ông đã nhìn thấy nhiều phép lạ lớn lao nhất của Chúa Jêsus rồi. Song phép lạ nầy là quá lớn không thể vịn vào lời của ai khác được. Ông phải nhìn thấy thì ông mới tin. Và ai có thể đổ lỗi cho ông chứ?
Không một ai muốn tin hơn là Thôma. Nhưng ông đã nhìn thấy quá nhiều, ông vốn biết quá nhiều, mọi sự thực đều chỉ vào một hướng. Trước khi Thôma tin, ông phải nhìn thấy Chúa Jêsus theo cách riêng. Và ông phải biết chắc đấy là Chúa Jêsus — chớ không phải là chiêm bao hay mộng mị. Ông phải biết chắc đấy chính là Chúa Jêsus mà ông đã thấy chết rồi. Đó là lý do tại sao ông không thể vịn vào lời nói của các môn đồ. Không thể vịn vào đâu khác hơn việc nầy. Không phải ông không bằng lòng tin, mà không thể tin kìa.
Không phải là thứ đức tin hụ hợ
Có người thấy thỏa lòng với bằng chứng của nhiều người khác. Có người thì không. Thôma vốn chẳng thỏa lòng rồi. Có phải ông nghi ngờ tính chơn thật của mấy người kia chăng? Không đâu, ông vốn biết rõ họ đã tin vì họ đã trông thấy Chúa Jêsus. Nhưng bấy nhiêu vẫn chưa phải là đủ. Có nhiều người nghĩ họ nhìn thấy mọi việc. Thôma không thể bỏ qua nghi ngờ rằng họ đã trông thấy một con ma. Ông không thể sống với thứ đức tin hụ hợ được. Ông phải tận mắt mình nhìn thấy kia.
Khi ông nói: “Trừ phi tôi rờ đến những vết thương của Ngài, tôi sẽ không tin đâu”, có nhiều thứ còn hơn là hồ nghi. Có tình yêu thương, buồn rầu, đau khổ, và một tia hy vọng nhỏ. Thôma đứng cho mọi thời đại là một người mong muốn tin nếu ông dám chắc. Bạn có thể đổ lỗi cho ông không? Bạn có gì khác biệt ư?
Hoan nghênh người có lòng hồ nghi tại ngôi mộ trống
Sau ngần ấy tháng năm, Thôma đã nhận lãnh một tiếng tăm không được tốt. Thôma hay nghi ngờ, chúng ta gọi ông thế đấy. Chúng ta có khuynh hướng xem thường ông. Còn Chúa Jêsus thì không như vậy đâu. Tám ngày sau, Jesus đã hiện ra với các môn đồ lần thứ hai. Lần nầy Thôma có mặt cùng với họ. Chúa Jêsus phán cùng ông giống như ông là một người có đức tin yếu đuối, chớ không phải một người có tấm lòng xấu xa đâu. Ngài phán: “Hãy đặt ngón tay ngươi vào đây, và xem bàn tay ta; cũng hãy giơ bàn tay ngươi ra và đặt vào sườn ta, chớ cứng lòng, song hãy tin!” (Giăng 20:27).
Thật là xứng đáng để lưu ý rằng Chúa Jêsus vốn biết rõ mọi sự về điều hồ nghi của Thôma. Ngài biết cả đại dương đang thạnh nộ ở bên trong tấm lòng của ông. Và Ngài đã đến chỉ để cho Thôma có thể dám chắc. Chúa Jêsus không xem thường ông. Ngài phán: “Hãy nhớ đấy, mọi sự ngươi tự hỏi không biết có phải đây là sự thực hay không. Hãy tự mình xem xét đi. Chớ cứng lòng song hãy tin”. Đây là sự thực rất tuyệt vời. Những người có lòng hồ nghi đều được tiếp đón tại ngôi mộ trống.
Bạn có tin phép lạ không? Bạn có tin vào phép lạ mà chúng ta kỷ niệm vào ngày Lễ Phục Sinh không? Nếu bạn trả lời “không” hay “tôi không dám chắc” thế thì hoan nghênh đấy. Là một người hồ nghi chơn thật thì không sao. Nếu bạn đến theo cách ấy và muốn rời đi theo cách ấy, thì không sao đâu. Chúa Jêsus đã sẵn sàng, Ngài sẽ hiện diện ở đó đang chờ đợi bạn đấy.
“Chớ cứng lòng, song hãy tin”
Mọi sự mà Đức Chúa Trời yêu cầu, ấy là con người tự bản thân họ vốn khăng khăng đấy thôi. Ngài yêu cầu bạn dành cho câu chuyện nầy một sự đãi ngộ mà bạn cung ứng cho bất kỳ câu chuyện nào khác. Hãy đưa ra bằng chứng, xem xét bản tường trình rồi đi đến một kết luận.
Hồ nghi thì cũng đúng thôi, nhưng đừng để cho mọi sự mình nghi ngờ giữ chân bạn lại. Hãy đến với ngôi mộ trống và tận mắt mình xem thấy. Khi Thôma nhìn thấy Chúa Jêsus, ông đã sấp mình xuống mà xưng rằng: “Lạy Chúa tôi và Đức Chúa Trời tôi” (Giăng 20:28). Câu nói đó đứng như một bằng chứng quan trọng nhất được đưa ra bởi bất kỳ một vị sứ đồ nào. Đây là đỉnh cao của Tin Lành Giăng. Và nó đến từ nhân vật vốn có nhiều điều hồ nghi mạnh mẽ nhất.
Đây là một lẽ thật kỳ diệu mà những người hay hồ nghi nhất thường trở thành hạng tín đồ mạnh mẽ nhất. Và những điều nghi ngờ chơn thật — từng được giải quyết — trở thành nền tảng cho thứ đức tin không hề dời đổi. Cần phải nói rằng không một lẽ thật nào được tin cách mạnh mẽ một khi đó là điều mà bạn từng nghi ngờ nhiều nhất. Trong lịch sử của Hội thánh Cơ đốc, những người hồ nghi nhiều nhất thường trở thành hạng tín đồ ngoan cường nhất.
Đấy là lý do tại sao câu chuyện Thôma phải có mặt trong Kinh thánh — để những người hay nghi ngờ nhất sẽ được khích lệ đem những điều họ nghi ngờ ra ngôi mộ trống. Thôma đã, và mọi điều hồ nghi của ông bị tẩy sạch bởi thân vị của Đức Chúa Jêsus Christ — sống lại từ kẻ chết.
Có một việc khác nữa. Không một ai có thể giữ chơn trung lập mãi được. Bạn có thể đem những điều hồ nghi của mình ra ngôi một trống, nhưng bạn phải đưa ra một sự chọn lựa! Bạn không thể trụ lại bên chiếc hàng rào mãi được. Một là bạn tin hay là không tin, thế thôi.
Đây là ngày Chúa Nhật Phục Sinh. Đây là một ngày kỳ diệu để đưa ra sự chọn lựa đó. Đây là một ngày trọng thể chớ cứng lòng, song hãy khởi sự tin.
Bạn biết rõ Chúa Jêsus đã chết. Không có chút nghi ngờ nào về việc ấy. Bạn biết rõ Ngài đã chịu chết vì bạn. Bạn biết rõ Ngài đã sống lại từ kẻ chết. Câu hỏi mà Đức Chúa Trời đang đưa ra cho bạn là: “Ngươi xử thế nào với Con của Ta?”
Chúa Jêsus phán: “Chớ cứng lòng, song hãy tin”.
Lạy Cha, con cảm tạ Ngài vì vẻ đẹp của Lễ Phục Sinh. Chúng con cảm tạ Ngài vì mọi thắc mắc sâu sắc nhất về cuộc sống được trả lời với tính đơn sơ của một ngôi mộ trống. Xin dẫn chúng con vào ngôi vườn Phục Sinh, ở đó chúng con có thể gặp gỡ Chúa của chúng con.
Nguyện chúng con không bao giờ sống một lần nữa giống như thể Chúa Jêsus đã chết rồi vậy. Nguyện những ai hồ nghi … giờ đây hãy tin và tìm được sự sống qua danh của Ngài. Trong danh của Chúa Jêsus là Đấng đã chết và đã sống lại. Và Ngài hằng sống cho đến đời đời. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét