ĐIỂM ĐỘT PHÁ
– Sáng thế ký 32:22-32
Trong nhiên cứu của chúng ta về đời sống của Giacốp, chúng ta đã đến với bước ngoặt quan trọng. Một người thậm chí có thể gọi đấy là giây phút quan trọng trong cả cuộc đời mình. Mãi cho tới điểm nầy, Giacốp chắc chắn đã sống theo cái tên của mình — tận dụng mọi cơ hội có được để đứng đầu trong cuộc sống. Hầu hết mọi chuyện ông làm tự nó chẳng có ai ưa thích cả. Giacốp chỉ lo liệu cho thương vụ của mình theo cách tốt nhứt mà ông có thể. Đôi khi tham vọng của ông đi trước sự khôn ngoan của ông và ông đang làm một số việc phi đạo đức.
Song mọi sự ấy sắp sửa thay đổi. Làm sao có được việc ấy chứ? Chúng ta hãy trình bày theo cách nầy: Khi mặt trời lặn xuống, tên của ông là Giacốp. Khi mặt trời mọc lên lại, tên của ông là Israel. Lúc 8 giờ tối, ông là “Kẻ Lừa Đảo"; đến 6 giờ sáng, ông là “người đã vật lộn với Đức Chúa Trời”. Trước đêm đó, Giacốp đã ở trong tình trạng thuộc thể cao độ; rồi sau đó ông đã đi đứng với tư thế khập khiểng.
Đêm đó bên rạch Giabốc đã tạo ra mọi sự khác biệt. Ông đã gặp gỡ Đức Giêhôva trong một tư thế thật mạnh mẽ, và đời sống ông đã được thay đổi cho đến đời đời.
Cần phải nói rõ ràng một cơn khủng hoảng không bao giờ dựng nên một đấng trượng phu; nó chỉ tỏ ra người ấy thực là thể nào mà thôi. Câu nói ấy, theo ý của tôi, hầu như là sự thật hay luôn luôn là sự thật, nhưng tôi không nghĩ điều đó tuyệt đối là sự thật. Hết lúc nầy tới lúc khác, Đức Chúa Trời nhất định đưa người ta đến với những điểm khủng hoảng làm thay đổi triệt để dòng sự sống cho đến đời đời. Trước cơn khủng hoảng, một người nhìn vào cuộc sống theo chiều nầy; sau đó và cho đến đời đời, người ấy nhìn thấy thế giới ở quanh mình theo một chiều hướng khác.
Có một việc đại loại như thế đã xảy ra cho Giacốp đêm hôm ấy bên rạch Giabốc. Đây là cơn khủng hoảng không những tỏ ra Giacốp là người như thế nào, mà nó còn làm biến đổi ông thành một người thật khác biệt nữa. Khi Giacốp đấu vật với Đức Chúa Trời, ông đã bị thua … và ông cũng đã thắng nữa. Sau các năm tháng nầy, Giacốp đã gặp đối thủ của mình lúc nửa đêm bên rạch Giabốc.
I. Bối cảnh
A. Thời gian: Cuộc gặp gỡ nầy với Đức Chúa Trời diễn ra vào cuối 20 năm của Giacốp ở tại Charan. Như chúng ta đã thấy, những năm tháng ấy chẳng phải là những năm tháng thoải mái đâu. Phần lớn thời gian đều là khó chịu và nhọc nhằn khi Giacốp bị cọ xát dưới quyền quản trị của Laban. Rất nhiều lần, các lời hứa được thiết lập và rồi bị phá vỡ. Công giá được đưa ra và rồi bị thay đổi. Các đòi hỏi được đưa ra, rồi bị đổi đi, rồi lặp lại. Nhiều tháng ngày nhọc nhằn cho đến lúc Giacốp tự hỏi không biết chừng nào mình mới trở về lại quê nhà.
Nhưng giờ đây, vào lúc sau cùng ông thoát ra khỏi tay của Laban, sự sỉ nhục dài lâu kia không còn nữa, những bài học đã được tiếp thu và công giá đã được chi trả rồi. Thời nhọc nhằn tại Charan chỉ còn là một ký ức xa xôi. Gần như là ông đã về lại quê nhà.
B. Địa điểm: Theo phân đoạn Kinh thánh, Giacốp đang đóng trại bên bờ rạch Giabốc, là con rạch phát xuất từ phía Đông sông Giôđanh. Ông ở đâu đó trong vùng núi Galaát — sát nghĩa, trên đường biên giới của Đất Hứa. Hai mươi năm trước, khi ông rời khỏi Đất Hứa, Đức Giêhôva đã hiện ra với ông gần Bêtên và phán: “Ta sẽ đi cùng ngươi bất cứ đâu ngươi đi, và ta sẽ đem ngươi về lại đất nầy”. Lời hứa ấy sắp sửa được ứng nghiệm.
C. Khủng hoảng: Đối với hầu hết chúng ta, mọi trải nghiệm sâu sắc nhất của chúng ta với Đức Chúa Trời đều có một cơn khủng hoảng cá nhân thuộc loại gì đó đi trước. Giacốp cũng chẳng có gì khác biệt đâu. Cơn khủng hoảng của ông có thể được tóm lại bằng một cái tên: Êsau. Trong 20 năm trời, ông đã sống với ký ức về cách thức ông lừa đảo anh mình — không phải một lần, mà là hai lần. Trong 20 năm trời, ông tự hỏi Êsau có còn tính giết ông nữa hay không!?! Trong 20 năm trời, ông đã mơ tới việc về lại quê nhà, nhưng mỗi lần ấy giấc mơ của ông trở thành ác mộng khi ông nghĩ đến … Êsau.
Trong khi ông còn ở với Laban, lý trí của ông bị rối bời đi với người cậu quá quắt của mình. Nhưng Laban đang là lịch sử, một nhân vật đang lùi xa dần trong tấm kính chiếu hậu. Laban đã qua đi rồi, và với lần quay về của mình, Êsau trở lại đứng ở trước mặt.
Công việc chưa hoàn thành
Hãy chấm xuống hàng cụm từ nầy theo danh xưng của ông — "công việc chưa hoàn thành”. Cách đây nhiều năm, ông đã lừa đảo anh mình. Cách đây nhiều năm, ông đã dối gạt cha mình. Cách đây nhiều năm ông đã tạo ra sự đổ vỡ của chính gia đình ông. Qua thời nhọc nhằn kể từ lúc ấy, Giacốp đã giàu có lên và thịnh vượng. Ông ra đi chẳng có một xu dính túi, nhưng ông quay về là một người đầy đủ, có ảnh hưởng và nhiều vật chất.
Chỉ có một chi tiết nhỏ từ quá khứ của ông vẫn còn ám ảnh ông — Êsau! Giờ đây, Giacốp đã về đến quê nhà, ông phải đối mặt với anh ruột của mình.
Nếu bạn đọc Sáng thế ký 32, bạn có thể hiểu được lý do tại sao ông đem lòng lo lắng. Mấy ngày trước đây, Giacốp đã sai một số sứ giả đến gặp Êsau với một sứ điệp bình an và phục hòa. Khi các sứ giả trở lại, họ mang theo một tường trình rất đáng ngại: “Chúng tôi đã đi đến Ê-sau, anh của chủ; nầy người đang đem bốn trăm người đến để rước chủ” (32:6).
Bạn cảm thấy thế nào chứ? Nghe chẳng thấy hứa hẹn chi hết. Có thể Êsau chưa quên gì hết thậm chí sau ngần ấy năm tháng. Có lẽ 400 người kia toàn là những tay sát thủ. Có lẽ ông ấy đã tính đến một cuộc tàn sát nhỏ để san bằng tỉ số xưa kia với em của mình.
Không có gì phải ngạc nhiên, Giacốp đang thực sự sợ hãi. Đấy là vào buổi sáng. Ban đêm phủ xuống trên rạch Giabốc, và ông ở lại đó tự hỏi không biết ngày mai sẽ mang lại điều gì. Trong mấy giờ đồng hồ, ông sẽ phải mặt đối mặt với người anh mà ông đã lừa đảo cách đây nhiều năm trời.
Công việc chưa hoàn thành. Phần lớn chúng ta đều biết rõ công việc ấy. Có lẽ đấy là mối quan hệ tan vỡ mà bạn nghĩ thời gian sẽ chữa lành. Có lẽ đó là một lời nói chẳng tử tế mà bạn đã nói và bạn hy vọng rằng nếu bạn cứ cúi đầu thấp xuống và im lặng đủ lâu, họ sẽ quên lời nói ấy. Có thể đó là một lời hứa bị quên, một việc chưa hoàn tất, một công đoạn chưa hoàn thành bị chừa lại, một lời nói dối bạn hy vọng sẽ chẳng bao giờ theo kịp bạn. Bạn đang kể đến sự thực “thời gian chữa lành mọi thương tích”. Có thể đấy là sự thực đối với những thương tích thuộc thể, nhưng thời gian không bao giờ chữa lành loại vết thương sâu sắc — loại vết thương nằm trong xương cốt.
Hãy đánh dấu nó đi. Chẳng chóng thì chày, bạn sẽ quay trở lại và đối mặt với công việc chưa hoàn thành của mình. Bạn phải quay trở lại rồi đối diện với quá khứ của bạn. Bạn phải đối mặt với người mà bạn gây tổn thương, bạn phải lo dọn dẹp mọi sai lầm của mình, bạn phải xoay sở với những gì bạn đã làm. Bạn không thể trải qua cuộc sống làm tổn thương người ta ở bên hữu bên tả rồi nói: “Chẳng nhằm nhò chi hết vì ta đã đã đạt được cấp độ cao hơn lúc bây giờ”.
Cuộc sống không tác động theo cách ấy. Giacốp đang học biết lẽ thật đó bằng một phương thức rất nhọc nhằn. Khi ký ức của quá khứ bềnh bồng trở lại xét đoán ông, khi mọi nổi sợ của ông về ngày mai đang phủ lút ông, Đức Chúa Trời đang sửa soạn ông cho lần gặp gỡ quyết định sẽ làm cho ông thay đổi cho đến đời đời.
II. Vật lộn (22-26)
“Ban đêm, người thức dậy, dẫn hai vợ, hai tên đòi và mười một đứa con mình đi qua rạch Gia-bốc. Người đem họ qua rạch, và hết thảy của cải mình qua nữa. Vả, một mình Gia-cốp ở lại”.
Giacốp ở lại một mình. Có lẽ tôi phải nói: “Rốt cuộc cũng là một mình”. Sau cùng Đức Chúa Trời bắt lấy Giacốp đúng tại chỗ mà Ngài muốn bắt lấy ông. Chỉ có Giacốp và Đức Chúa Trời mà thôi. Mọi người khác đều ở bên kia con rạch. Giờ đây, Đức Chúa Trời đang sẵn sàng phán cùng Giacốp.
Khi nào là lần đầu tiên Đức Chúa Trời phán cùng Giacốp với một phương thức sâu sắc? Hai mươi năm trước — ở một điểm khủng hoảng khác — khi ông đang chạy trốn Êsau. Thế rồi, khi trở lại ông đã lo bắt chết, và rốt lại ông chỉ còn có một mình. Hai mươi năm sau, ông hãy còn trốn tránh Êsau, nhưng lần nầy chẳng còn có chỗ để trốn chạy nữa. Rồi trong giờ phút tuyệt vọng cô độc ấy, Đức Chúa Trời bắt đầu xử lý với Giacốp.
Người lạc hậu phải chạy nhiều hơn
Vấn đề quan trọng nhất Đức Chúa Trời đang có với hầu hết chúng ta là buộc chúng ta đi chậm lại đủ để lắng nghe tiếng phán của Ngài. Chúng ta luôn luôn di động, luôn luôn nói năng, chẳng hề dừng lại chỉ để lắng nghe. Ở đây, tại Chicago, chúng ta thường xuyên trải qua cuộc sống với tần số cao. Đấy là cách bạn sống còn trong một thành phố lớn. Bạn dậy sớm vào buổi sáng và bạn không dừng lại cho tới giờ phải đi ngủ. Đấy là cuộc sống. Đấy là những gì bạn phải làm để lo liệu cuộc sống ở đây. Người lạc hậu phải chạy nhiều hơn. Một là phải sang số hoặc phải ra khỏi đường chạy.
Chúng ta sợ phải chết nên chạy chậm lại vì chúng ta cảm thấy áp lực từ người ở ngay phía sau chúng ta. Và khi Đức Chúa Trời phán cùng chúng ta, sự thể giống như đang nghe một tín hiệu radio yếu ớt vậy — bạn chỉ nắm được từng chữ một vì tín hiệu yếu. Chúng ta nghe nhiều giọng nói khác đến nỗi tiếng phán của Đức Chúa Trời nhạt nhòa dần đi.
Vấn đề số 1 của Đức Chúa Trời, ấy là Ngài không thể buộc chúng ta đi chậm lại lâu đủ để phán cùng chúng ta. Và Ngài không thể đem riêng chúng ta ra để có được sự chú ý trọn vẹn của chúng ta. Tôi có mặt ở những ngôi nhà mà ở đó họ phải có hai chiếc TV và một đài phát thanh mở suốt cả ngày vì họ không thể giữ im lặng được. Có bao nhiêu người trong chúng ta phải mở TV lên vì chúng ta phải có tiếng ồn quanh chúng ta để giúp chúng ta thoải mái?
Vậy, Đức Chúa Trời sẽ làm gì chứ? Nếu chúng ta không chậm dần lại bằng sức riêng của mình, Ngài sẽ bước vào rồi khiến cho chúng ta chậm dần lại. Với một sơ xuất nhỏ. Hay cú điện thoại lúc nửa đêm. Hoặc một lần viếng qua phòng cấp cứu. Hay khủng hoảng trong gia đình. Hoặc thảm họa tài chính. Hay một căn bịnh trầm trọng. Hoặc bất kỳ một trong cả ngàn khủng hoảng khác nổ ra trên con đường nhỏ bé của chúng ta và buộc chúng ta phải ngừng lại những gì chúng ta đang làm và bắt đầu lắng nghe Đức Chúa Trời.
Đấy là những gì đang xảy ra cho Giacốp. Đức Chúa Trời đã sắp xếp mọi hoàn cảnh để Ngài có thể buộc Giacốp phải ở riêng vào thời điểm mà ông cảm thấy bất lực hoàn toàn.
Từ những nơi vô danh
Những gì xảy ra kế đó tự nó pha trộn trong trí tưởng tượng của độc giả Kinh thánh trong 3000 năm. “thì có một người vật lộn với mình đến rạng đông. Khi người đó thấy mình không thắng nổi, bèn đánh vào xương hông Gia-cốp; xương hông liền trặt trong khi vật lộn”.
Đây là một bối cảnh thật kỳ dị. Giacốp đang ở riêng với mọi suy tưởng của mình, đang nhìn ngắm các ngôi sao trên đầu rồi tự hỏi ngày mai sẽ mang lại điều gì lúc có một người thình lình hiện ra trước mặt ông. Người ấy là ai thế? Giacốp không biết và người ấy không nói. Đột nhiên người ấy túm lấy Giacốp rồi bắt đầu vật lộn với ông trên đất. Giacốp đánh trả một cách tuyệt vọng, lòng suy nghĩ rằng đấy có lẽ là một tên cướp hay có thể là một sát thủ do Êsau sai đến. Hai người cứ tiếp tục đấu vật — túm lấy, vật lộn, lăn tròn trên mặt đất, luôn luôn tìm kiếm lợi thế, tìm cách vật người kia xuống đất. Họ không nói năng gì với nhau. Giacốp đang thi đấu vì mạng sống mình. Người kia — người ấy là ai và người ấy từ đâu đến? Người ấy giống như những tay đấu vật kín nhiệm, họ đến từ “những nơi vô danh”.
Nhiều giờ trôi qua cũng như chẳng có người nào tìm được lợi thế. Giacốp đã kiệt sức nhưng ông không dám dừng lại hay tỏ ra bất kỳ một dấu hiệu yếu đuối nào. Mấy giờ rồi nhỉ? Một giờ trôi qua, rồi hai giờ, kế đó là ba giờ, rồi bốn giờ. Mặt trời mọc lên không còn xa nữa. Giống như những tia sáng đầu tiên đang trải lần qua cùng đồi núi xứ Galaát, người kín nhiệm kia với tay ra chạm đến hông của Giacốp, làm cho nó bị trặt đi. Phân đoạn Kinh thánh sử dụng một từ có nghĩa là “chạm nhẹ” [theo bản Kinh thánh Anh ngữ]. Chỉ là một cái chạm, và Giacốp cảm thấy xương hông mình bị trặt đi. Đau đớn lắm và yếu đi thấy rõ.
Sau đó thì Giacốp mới khám phá ra “người” kia thực sự là chính mình Đức Chúa Trời (xem câu 30). Tôi tin người kín nhiệm kia thực sự là một sự xuất hiện trước khi hóa thân thành nhục thể của Đức Chúa Jêsus Christ. Nếu thực vậy, tại sao “người” không thể bắt phục được Giacốp chứ? Ngài có thể, và Ngài chỉ cần chạm đến xương hông của ông mà thôi. “Người” đã đấu vật với Giacốp suốt đêm để tỏ ra cho Giacốp thấy rằng bất luận (Giacốp) có sức mạnh đến cở nào, ông chẳng phải là địch thủ đối với Đức Chúa Trời.
Nhưng tại sao Ngài lại chạm đến hông của Giacốp chứ? Vì đấy là phần bắp thịt lớn và mạnh nhất của thân thể. Bằng cách đánh vào hông của ông, người ấy đã làm cho Giacốp phải đi khập khiểng vào thời điểm sức mạnh lớn lao nhất của ông. Đây là một thí dụ qua hành động, một bài học đạo đức của người mà Giacốp không thể quên được: Khi bạn đấu vật với Đức Chúa Trời, bạn luôn luôn bị thua.
Đức Chúa Trời không thi đấu bằng luật lệ của chúng ta
Theo một ý nghĩa, đây là một cuộc đấu “bất công” vì đến cuối cùng, Đức Chúa Trời đang lừa bịp. Ngài lừa bịp! Chạm vào hông của Giacốp là “bất công”. Ít nhất đấy là cách nhìn sự việc theo quan điểm của con người. Theo các luật lệ của môn đấu vật, điều nầy không phải là “công bằng”.
Làm ơn hãy hiểu cho. Đức Chúa Trời là công bình và ngay thẳng trong mọi sự Ngài làm. Ngài không hề lừa bịp. Nhưng đôi khi sự việc cho thấy rằng Đức Chúa Trời là bất công trong cách thức Ngài đối đãi với chúng ta. Có bao nhiêu người trong chúng ta đã nếm trải một thời khó nhọc và nhìn thấy cuộc sống vụn nát quanh chúng ta, và chúng ta kêu lên: “Chúa ơi! Như vậy chẳng công bằng chút nào”. Và câu trả lời từ Đấng Toàn Năng giáng xuống: “Con ơi, ta không chơi theo luật của con đâu”.
Đấy là một bài học quan trọng phải tiếp thu. Đức Chúa Trời không chơi theo luật của chúng ta. Đấy là lý do tại sao có nhiều việc xảy ra trong đời sống của bạn, ở bề mặt của nó chỉ thấy gần như là bất công. Đức Chúa Trời không bao giờ bất công theo một ý nghĩa tuyệt đối. Nhưng để hoàn thành mọi mục đích lớn lao hơn của Ngài, Ngài đang sẵn lòng làm ra những vụ việc trong đời sống của bạn dường như là bất công. Câu trả lời của Đức Chúa Trời luôn luôn là: “Con ơi, ta yêu con nhiều hơn là con biết nữa, nhưng ta không chơi theo luật của con đâu”.
III. Cuộc đối đáp (26-29)
Giờ đây, khi mặt trời đang mọc lên, vị khách kín nhiệm kia sắp sửa rời đi. Nhưng trước khi Ngài đi, Ngài và Giacốp có một cuộc trao đổi ngắn ngủi — lời lẽ đầu tiên đã trôi qua giữa họ. Trong cuộc trao đổi nầy, chúng ta khám phá ra bốn việc mới về Giacốp.
A. Một quyết định mới (26)
“Người đó bèn nói: Trời đã rạng đông rồi; thôi để cho ta đi; nhưng Gia-cốp đáp rằng: Tôi chẳng cho người đi đâu, nếu người không ban phước cho tôi”. Đấy là một quyết định rất mới mẻ. Mãi cho tới thời điểm nầy trong đời sống của Giacốp, ông đã sử dụng hết sức mạnh và khả năng của mình để đạt cho kỳ được mọi cứu cánh của riêng ông. Trong lần đầu tiên, ông đạt được cứu cánh về mọi tài nguyên của mình. Trước đêm đó, Giacốp đang chay trốn khỏi bối cảnh. Giờ đây, ông nhận ra rằng nếu không có Đức Chúa Trời, ông chẳng có gì hết. Mọi sự gắt gỏng và và hỗn hễn thở đã đưa ông tới chỗ nhận biết rằng ông vô dụng là dường nào khi sánh với sức lực của Đức Chúa Trời. Dù là trước đó ông đã sử dụng lý trí mình để dối gạt Êsau và gài bẫy Ysác, giờ đây ông đang tiếp thu bài học quan trọng trong Xachari 4:4: “Chẳng phải bởi quyền thế, chẳng phải bởi năng lực, bèn là bởi Thần ta, Đức Giêhôva phán vậy”.
Vì thế, ông mới quyết định rằng người nầy sẽ phải chúc phước cho ông. Bạn thấy đấy, đâu đó trong suốt cuộc đấu vật dài nhiều giờ mà không kết quả, Giacốp đã nhận ra “người” nầy không phải là người bình thường. Ngài thực sự là “thiên sứ của Đức Giêhôva”. Đấy cùng là một việc khi đấu vật với chính Đức Chúa Trời. Nhưng Giacốp hiện đang đấu vật đây. Ông đang vận dụng vì mạng sống rất thiết của mình. Nếu ông không thể thắng trận, ông sẽ không nhượng bộ cho tới chừng nào ông nhận lấy lời chúc phước.
Cũng vậy, khi mọi năng lực lớn lao nhất của chúng ta đem phục theo Đức Chúa Trời, đời sống của chúng ta chắc chắn sẽ được tái định hướng lại.
Những gì được sử dụng cho điều ác giờ đây được đem sử dụng cho điều thiện.
Những gì được sử dụng để theo đuổi việc tầm thường giờ đây được sử dụng cho Vương quốc của Đức Chúa Trời.
Những gì được sử dụng cho việc tìm kiếm lợi lộc trần gian giờ đây được sử dụng vì lợi ích đời đời.
Thực sự là không thành vấn đề nếu bạn đã phung phí đời sống mình tuần lễ nầy vào những vụ việc nào là tầm thường. Mọi sự bạn phải làm là nói: “Lạy Chúa, con đang xây khỏi nó và con xin dâng đời sống con cho Ngài. Hãy sử dụng con cho Vương quốc của Ngài”.
B. Một lời tuyên xưng mới (27)
“Người đó hỏi: Tên ngươi là chi? Đáp rằng: tên tôi là Gia-cốp”. Hãy gạch dưới câu đó. Đây là điểm xoay chiều, giờ phút trọng thể, điểm đột phá trong cuộc đời của Giacốp. Tại sao người ấy hỏi tên của ông chứ? Bộ Ngài không biết Giacốp tên gì sao? Phải, tất nhiên là Ngài biết chứ. Thắc mắc là: “Hỡi Giacốp, ngươi có thực sự biết ngươi là ai không?”
Tên “Giacốp” có nghĩa là “kẻ nắm gót”, “kẻ lừa đảo”, “tên dối gạt” và “người hất cẳng”. Đã đến lúc phải đứng cho thực tại cơ bản của đời sống Giacốp. Ông là một người đã kiếm đầy đủ cho chính cái tên của mình. Ông hoàn toàn là “Giacốp”.
Vì vậy, khi thiên sứ phán: “Tên ngươi là chi?” thực sự Ngài đang hỏi: “Có phải ngươi sẵn sàng nhìn nhận thực sự ngươi là ai chăng? Có phải ngươi sẵn sàng xưng ra sự thực sâu sắc về bản thân ngươi chăng?”
Sự thể ấy luôn luôn rất khó thực hiện, và hầu hết chúng ta sẽ làm bất cứ điều gì để tránh né sự thực khó chịu về phương thức chúng ta đang sinh sống. Bạn đã nghe nói: “Lẽ thật sẽ buông tha cho ngươi”, nhưng hãy cho phép tôi thêm một cụm từ nữa: “Lẽ thật sẽ buông tha cho ngươi, nhưng trước hết nó sẽ gây tổn thương cho ngươi đấy”. Nếu bạn bằng lòng bị tổn thương bởi sự thực khó chịu về thực sự bạn là ai, khi ấy bạn mới có thể được buông tha. Sự thực khó chịu nhất là sự thực về bản thân bạn. Nếu bạn dám đối mặt với sự thật đó, khi ấy Chúa Jêsus mới có thể bắt đầu buông tha cho bạn.
C. Một tên mới (28)
“Người lại nói: Tên ngươi sẽ chẳng làm Gia-cốp nữa, nhưng tên là Y-sơ-ra-ên, vì ngươi đã có vật lộn cùng Đức Chúa Trời và người ta; ngươi đều được thắng”. Bản Hêbơrơ chứa phần chơi chữ khá thú vị. Trong bản dịch cũ hơn, từ ngữ “Israel” được dịch là “một người đắc thắng với Đức Chúa Trời”, nhưng sát nghĩa thì chữ đó có ý nói ngược lại — "Đức Chúa Trời là đấng đắc thắng con người”. Nó không có ý nói rằng Giacốp đã vật lộn với Đức Chúa Trời và đã thắng đâu, mà Đức Chúa Trời đấu vật với Giacốp và đã thắng.
Ai đã thắng trận đấu trong đêm đó? Đức Chúa Trời. Ai thua? Giacốp. Nhưng thực sự thì ai thắng? Giacốp! Đấy là sự nghịch lý của cuộc sống. Khi chúng ta đấu vật với Đức Chúa Trời, chúng ta luôn luôn thua. Nhưng khi chúng ta thua, chúng ta đang thắng! Có phải Chúa Jêsus phán một điều tương tự vậy không?
"Vì ai muốn cứu sự sống mình thì sẽ mất” (Mác 8:35)
"Kẻ nào muốn làm lớn, thì sẽ làm đầy tớ các ngươi” (Mathiơ 20:26)
"còn kẻ nào muốn làm đầu, thì sẽ làm tôi mọi các ngươi” (Mathiơ 20:27)
"Đó, những kẻ rốt sẽ nên đầu và kẻ đầu sẽ nên rốt là như vậy” (Mathiơ 20:16)
Trong nền kinh tế của Đức Chúa Trời, mọi giá trị của thế gian hoàn toàn bị đảo lại. Đường đi lên là đi xuống và con đường cứu lấy mạng sống của bạn là đánh mất nó. Đủ lạ lùng rồi đấy, khi bạn đánh trận với Đức Chúa Trời, thất bại luôn dẫn tới đắc thắng và con đường dẫn tới Vương quốc phải đi theo ngõ thập tự giá.
Vì vậy, “Israel” có ý nói tới điều gì chứ? Thực sự thì từ ngữ nầy có hai ý nghĩa và mang một sứ điệp gấp bằng hai. Đức Chúa Trời liên tục đưa bạn đến một chỗ mà ở đó bạn sẽ đem ý muốn mình phục theo Ngài. Nhưng trong hành động phục theo đó, bạn nhận lãnh đặc thắng duy nhứt thực sự là vấn đề. Trong cái thua, bạn đang thắng!
D. Một phước hạnh mới (29)
“Gia-cốp hỏi: Xin cho tôi biết tên người. Đáp rằng: Làm sao ngươi hỏi tên ta? Rồi người nầy ban phước cho Gia-cốp tại đó”. Ban phước có nghĩa là từ giờ trở đi, Giacốp sẽ là người của Đức Chúa Trời mãi mãi. Ông không còn được nhìn biết là kẻ lừa đảo và là kẻ dối gạt nữa. Từ giờ trở đi, ông sẽ được mọi người ghi nhớ là người đã đấu vật với Đức Chúa Trời.
Chúng ta hãy ghép mọi sự nầy lại đi. Trong cuộc đấu vật quan trọng cho đời sống của mình, Giacốp đã bị thua. Nhưng trong cái thua, ông đã thắng! Khi buổi đêm dài ấy trôi qua, Giacốp nhìn biết một việc mà ông chẳng nhìn biết trước đây. Giờ đây, ông nhìn biết rằng Đức Chúa Trời nhận biết ông mãi mãi, và yêu thương ông cho dù là thế nào. Đúng là một khám phá mang tính cách mạng cho hết thảy chúng ta. Khi bạn nhìn biết rằng Đức Chúa Trời đang nhìn thấu vào tình trạng giả hình của bạn … thế mà Ngài yêu thương bạn cho dù là thế nào đi nữa, sự thực ấy sẽ làm thay đổi đời sống bạn cho đến đời đời. Đức Chúa Trời nhìn thấu sự che đậy của bạn và cho dù là thế nào đi nữa, Ngài yêu thương bạn. Ngài bằng lòng bắt lấy bạn ngay nơi bạn sinh sống.
Đức Chúa Trời đang phán với Giacốp: “Nầy con, ta biết về con nhiều hơn con biết về ta. Luôn luôn là như vậy đấy. Con không cần phải lừa đảo nữa. Con không cần phải lợi dụng người ta nữa. Giờ đây con và ta sẽ cùng đi với nhau. Những ngày tháng kia đang ở sau lưng con cho đến đời đời”.
IV. Phần kết (30-32)
Chúng ta có thể tóm tắt nhanh phần cuối của câu chuyện:
A. Giacốp đặt tên cho chỗ đó là Phêniên (30).
“Gia-cốp đặt tên chỗ đó là Phê-ni-ên, và nói rằng: Tôi đã thấy Đức Chúa Trời đối mặt cùng tôi và linh hồn tôi được giải cứu”. Phêniên có nghĩa là: “mặt của Đức Chúa Trời”. Giờ đây, Giacốp nhìn biết rằng ông đã có một cuộc gặp gỡ với Đức Chúa Trời!
B. Giờ đây Giacốp bước đi khập khiễng (31).
“Khi qua nơi Phê-ni-ên, thấy mặt trời mọc rồi; và người đi giẹo cẳng”.
C. Dân tộc ghi nhớ buổi tối nầy (32).
“Bởi cớ đó, cho đến ngày nay dân Y-sơ-ra-ên chẳng bao giờ ăn gân bắp vế của lối xương hông; vì người đó có đánh vào xương hông Gia-cốp, nơi gân của bắp vế”. Không những Giacốp không hề quên những gì đã xảy ra bên rạch Giabốc, dòng dõi ông cũng không quên việc ấy. Khi Môise viết ra mấy lời nầy, 400 năm đã trôi qua kể từ đêm hôm đó. Tuy nhiên, sự việc ấy đã tạo ra một ấn tượng chủ yếu trên dân Israel đến nỗi họ tình nguyện không ăn gân bắp vế của lối xương hông.
Sáng hôm sau, khi Giacốp băng qua rạch Giabốc, ông bước đi khập khiễng, chân nầy kéo lê sau chân kia. Giống như nửa đi nữa lết vậy. Có sự đau đớn trên gương mặt ông, thế nhưng một nụ cười mĩm nhẹ trên môi ông. Khi các con ông xúm lại quanh ông, họ nói: “Cha ơi, chuyện gì đã xảy ra thế? Cha mạnh khỏe chứ? Sao cha lại đi khập khiễng thế? Có phải cha gặp tai nạn chăng?” Đối với những thắc mắc ấy, ông đáp: “Nầy, các con, hãy ngồi xuống. Ta sẽ nói cho các con biết câu chuyện lạ lùng nhất mà các con từng nghe biết”. Câu chuyện ấy đã được thuật lại và kể lại rồi chuyền đi qua bao thế hệ — buổi tối mà Giacốp đã đấu vật với Đức Chúa Trời.
Giacốp sẽ sống thêm nhiều năm nữa sau buổi tối nầy. Nhưng ông đã đi khập khiễng trong phần đời còn lại của mình. Đây là một sự nhắc nhớ vĩnh viễn những gì Đức Chúa Trời đã làm trong đêm đó tại rạch Giabốc.
V. Các bài học từ rạch Giabốc
A. Đức Chúa Trời đưa chúng ta nhiều lần đến với những điểm khủng hoảng, ở đó thái độ khăng khăng tự tín của chúng ta bị tan rãi đi, và chúng ta buộc phải đem bản thân mình phục theo Đức Chúa Trời trong một phương thức thật mới mẻ.
Sự việc ấy xảy ra cho hết thảy chúng ta. Vị y sĩ nói: “Tôi rất tiếc. Chúng tôi chẳng có thể làm gì được nữa”. Bạn nhận được cú phone lúc nửa đêm, và con cái bạn đang lâm vào rắc rối kinh khủng. Bạn nghĩ bạn đã có việc làm để kiếm sống. Thế rồi ông chủ bước vào rồi nói: “Rất tiếc. Chúng tôi không biết làm sao đây, chúng tôi chẳng còn có chỗ nào cho bạn nữa”. Và bạn đứng trong chỗ tan nát của mối hôn nhân tan vỡ mà bạn tưởng sẽ kéo dài cho đến đời đời. Bạn kêu lên: “Chúa ơi, tại sao việc nầy lại xảy ra chứ?” Câu trả lời, ấy là Đức Chúa Trời cho phép mọi việc nầy xảy ra, giống như Giacốp, để chúng ta thấy sự tự tín của mình bị tan rãi hết và chúng ta buộc phải tin cậy Đức Chúa Trời theo một phương thức mới mẻ và sâu sắc hơn.
B. Cho tới chừng nào chúng ta bị Đức Chúa Trời làm cho “tan vỡ”, chúng ta không thể được Đức Chúa Trời đại dụng.
Đức Chúa Trời nhiều lần đưa chúng ta đến những điểm tan vỡ. Tại sao chứ? Vì Đức Chúa Trời không thể thực sự sử dụng một kẻ có lòng tự tín. Nhưng một tấm lòng thống hối, Ngài sẽ không khinh dễ đâu. Khi bạn tan vỡ, bạn sẽ sẵn sàng lắng nghe và sẵn sàng vâng phục. Khi ấy — và chỉ khi ấy — Đức Chúa Trời mới có đại dụng bạn.
C. Cho tới chừng nào chúng ta nhìn nhận sự thực về tình trạng của chúng ta, chúng ta sẽ vẫn còn y như nguyên cũ.
Tên của ngươi là gì? Cho tới chừng nào bạn có thể nói: “Tên của tôi là cay đắng”, bạn không thể được chữa lành. Cho tới chừng nào bạn nói: “Tên của tôi là tham lam”, bạn không thể được chữa lành. Cho tới chừng nào bạn nói: “Tên của tôi là dối gạt”, bạn không thể được chữa lành. Cho tới chừng nào bạn nói: “Tên của tôi là bất trung”, bạn không thể được chữa lành.
Tên của ngươi là gì? Bất cứ khi nào bạn sẵn sàng chịu đến để thanh tẩy, Đức Chúa Trời có thể làm cho bạn được sạch. Nhưng cho tới khi ấy, bạn sẽ cứ vẫn còn y như nguyên cũ mà thôi.
D. Đức Chúa Trời từng làm tan vỡ bạn, chúng ta sẽ nhìn lại kinh nghiệm ấy với sự biết ơn.
Mãi cho tới điểm nầy, Giacốp đã khập khiễng ở bên trong — một tên lừa đảo, một kẻ xảo quyệt và gian dối. Nhưng giờ đây, Đức Chúa Trời đã can thiệp. Người nào từng khập khiễng ở bên trong, giờ đây đang khập khiễng ở bên ngoài — một sự nhắc nhớ về loại người mà ông rất thường là như thế.
Dưới đây là cái nhìn thật sâu sắc: mặc dù Giacốp đi khập khiễng trong phần đời còn lại của mình, ông chưa từng than phiền về điều đó. Ông đã tiếp thu lấy sứ điệp nói lớn tiếng và rõ ràng rằng đây là phương thức của Đức Chúa Trời làm cho ông tan vỡ để ông có thể được Đức Chúa Trời đại dụng.
Khập khiễng băng qua mức đến
Thà là khập khiễng qua cuộc sống trong sự tin cậy Đức Chúa Trời một cách hoàn toàn, còn hơn là đi khệnh khạng trong sự tự tín vì điều đó chỉ dẫn tới thất bại ê chề mà thôi. Tôi chỉ có thể nói cho bạn biết rằng tôi đã học bài học nầy theo cùng một cách mà nhiều người khác đã tiếp thu — qua kinh nghiệm khó nhọc và cay đắng. Tôi thích đi khệnh khạng kìa. Đi khệnh khạng thì có nhiều sự vui vẻ hơn vì đi khệnh khạng đặt bạn ở trước cuộc diễu hành, ở đó ai nấy đều nhìn thấy bạn. Nhưng người nào đi khệnh khạng qua cuộc sống chắc chắn sẽ bị vấp ngã.
Và hạng người mà Đức Chúa Trời thực sự sử dụng là những người đang đi khập khiễng băng qua mức đến.
Chúa Jêsus phán: “Nếu ai muốn theo ta, phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo ta” (Mác 8:34). Buổi tối đó bên bờ rạch Giabốc, Giacốp đã vác lấy thập tự giá mình rồi đi khập khiễng theo sau Chúa của mình.
Nếu bạn đang đi khập khiễng hôm nay, bạn chẳng có gì phải cáo lỗi cả. Hạng thánh đồ lỗi lạc nhất đã đi khập khiễng qua cuộc sống, phấn đấu để bước theo Chúa Jêsus. Bạn không phải là một nạn nhân, bạn là một danh hiệu cho ân điển của Đức Chúa Trời.
Bạn không phải là một nạn nhân, nhưng bạn đã bị tổn thương một cách sâu sắc. Và từ chỗ tổn thương đó, Đức Chúa Trời sẽ làm một việc kỳ diệu trong đời sống của bạn nếu bạn chịu để cho Ngài làm.
Ngày nay sự việc dường như là thất bại nhục nhã, trong hai bàn tay của Đức Chúa Trời sẽ được biến đổi thành một chiến thắng vinh hiển.
Lạy Cha, nhu cần lớn lao nhất của chúng con là tin theo những gì con mới vừa nói — từ thất bại Ngài có thể tỏ ra sự đắc thắng. Chúng con biết đấy là sự thực, tuy nhiên phần nhiều người trong chúng con đều có những mối hồ nghi. Chúng con biết rằng Ngài có thể nắm lấy các vết thương của đời nầy rồi biến đổi chúng bởi ân điển của Ngài. Lạy Chúa, hãy làm điều đó đi. Xin hãy chạm đến chúng con với quyền phép làm biến đổi của Ngài. Xin giúp chúng con vòng tay ôm lấy thập tự giá của Đấng Christ, để vác lấy nó rồi đi theo Chúa Jêsus, dù chúng con phải đi khập khiễng. Amen!
Song mọi sự ấy sắp sửa thay đổi. Làm sao có được việc ấy chứ? Chúng ta hãy trình bày theo cách nầy: Khi mặt trời lặn xuống, tên của ông là Giacốp. Khi mặt trời mọc lên lại, tên của ông là Israel. Lúc 8 giờ tối, ông là “Kẻ Lừa Đảo"; đến 6 giờ sáng, ông là “người đã vật lộn với Đức Chúa Trời”. Trước đêm đó, Giacốp đã ở trong tình trạng thuộc thể cao độ; rồi sau đó ông đã đi đứng với tư thế khập khiểng.
Đêm đó bên rạch Giabốc đã tạo ra mọi sự khác biệt. Ông đã gặp gỡ Đức Giêhôva trong một tư thế thật mạnh mẽ, và đời sống ông đã được thay đổi cho đến đời đời.
Cần phải nói rõ ràng một cơn khủng hoảng không bao giờ dựng nên một đấng trượng phu; nó chỉ tỏ ra người ấy thực là thể nào mà thôi. Câu nói ấy, theo ý của tôi, hầu như là sự thật hay luôn luôn là sự thật, nhưng tôi không nghĩ điều đó tuyệt đối là sự thật. Hết lúc nầy tới lúc khác, Đức Chúa Trời nhất định đưa người ta đến với những điểm khủng hoảng làm thay đổi triệt để dòng sự sống cho đến đời đời. Trước cơn khủng hoảng, một người nhìn vào cuộc sống theo chiều nầy; sau đó và cho đến đời đời, người ấy nhìn thấy thế giới ở quanh mình theo một chiều hướng khác.
Có một việc đại loại như thế đã xảy ra cho Giacốp đêm hôm ấy bên rạch Giabốc. Đây là cơn khủng hoảng không những tỏ ra Giacốp là người như thế nào, mà nó còn làm biến đổi ông thành một người thật khác biệt nữa. Khi Giacốp đấu vật với Đức Chúa Trời, ông đã bị thua … và ông cũng đã thắng nữa. Sau các năm tháng nầy, Giacốp đã gặp đối thủ của mình lúc nửa đêm bên rạch Giabốc.
I. Bối cảnh
A. Thời gian: Cuộc gặp gỡ nầy với Đức Chúa Trời diễn ra vào cuối 20 năm của Giacốp ở tại Charan. Như chúng ta đã thấy, những năm tháng ấy chẳng phải là những năm tháng thoải mái đâu. Phần lớn thời gian đều là khó chịu và nhọc nhằn khi Giacốp bị cọ xát dưới quyền quản trị của Laban. Rất nhiều lần, các lời hứa được thiết lập và rồi bị phá vỡ. Công giá được đưa ra và rồi bị thay đổi. Các đòi hỏi được đưa ra, rồi bị đổi đi, rồi lặp lại. Nhiều tháng ngày nhọc nhằn cho đến lúc Giacốp tự hỏi không biết chừng nào mình mới trở về lại quê nhà.
Nhưng giờ đây, vào lúc sau cùng ông thoát ra khỏi tay của Laban, sự sỉ nhục dài lâu kia không còn nữa, những bài học đã được tiếp thu và công giá đã được chi trả rồi. Thời nhọc nhằn tại Charan chỉ còn là một ký ức xa xôi. Gần như là ông đã về lại quê nhà.
B. Địa điểm: Theo phân đoạn Kinh thánh, Giacốp đang đóng trại bên bờ rạch Giabốc, là con rạch phát xuất từ phía Đông sông Giôđanh. Ông ở đâu đó trong vùng núi Galaát — sát nghĩa, trên đường biên giới của Đất Hứa. Hai mươi năm trước, khi ông rời khỏi Đất Hứa, Đức Giêhôva đã hiện ra với ông gần Bêtên và phán: “Ta sẽ đi cùng ngươi bất cứ đâu ngươi đi, và ta sẽ đem ngươi về lại đất nầy”. Lời hứa ấy sắp sửa được ứng nghiệm.
C. Khủng hoảng: Đối với hầu hết chúng ta, mọi trải nghiệm sâu sắc nhất của chúng ta với Đức Chúa Trời đều có một cơn khủng hoảng cá nhân thuộc loại gì đó đi trước. Giacốp cũng chẳng có gì khác biệt đâu. Cơn khủng hoảng của ông có thể được tóm lại bằng một cái tên: Êsau. Trong 20 năm trời, ông đã sống với ký ức về cách thức ông lừa đảo anh mình — không phải một lần, mà là hai lần. Trong 20 năm trời, ông tự hỏi Êsau có còn tính giết ông nữa hay không!?! Trong 20 năm trời, ông đã mơ tới việc về lại quê nhà, nhưng mỗi lần ấy giấc mơ của ông trở thành ác mộng khi ông nghĩ đến … Êsau.
Trong khi ông còn ở với Laban, lý trí của ông bị rối bời đi với người cậu quá quắt của mình. Nhưng Laban đang là lịch sử, một nhân vật đang lùi xa dần trong tấm kính chiếu hậu. Laban đã qua đi rồi, và với lần quay về của mình, Êsau trở lại đứng ở trước mặt.
Công việc chưa hoàn thành
Hãy chấm xuống hàng cụm từ nầy theo danh xưng của ông — "công việc chưa hoàn thành”. Cách đây nhiều năm, ông đã lừa đảo anh mình. Cách đây nhiều năm, ông đã dối gạt cha mình. Cách đây nhiều năm ông đã tạo ra sự đổ vỡ của chính gia đình ông. Qua thời nhọc nhằn kể từ lúc ấy, Giacốp đã giàu có lên và thịnh vượng. Ông ra đi chẳng có một xu dính túi, nhưng ông quay về là một người đầy đủ, có ảnh hưởng và nhiều vật chất.
Chỉ có một chi tiết nhỏ từ quá khứ của ông vẫn còn ám ảnh ông — Êsau! Giờ đây, Giacốp đã về đến quê nhà, ông phải đối mặt với anh ruột của mình.
Nếu bạn đọc Sáng thế ký 32, bạn có thể hiểu được lý do tại sao ông đem lòng lo lắng. Mấy ngày trước đây, Giacốp đã sai một số sứ giả đến gặp Êsau với một sứ điệp bình an và phục hòa. Khi các sứ giả trở lại, họ mang theo một tường trình rất đáng ngại: “Chúng tôi đã đi đến Ê-sau, anh của chủ; nầy người đang đem bốn trăm người đến để rước chủ” (32:6).
Bạn cảm thấy thế nào chứ? Nghe chẳng thấy hứa hẹn chi hết. Có thể Êsau chưa quên gì hết thậm chí sau ngần ấy năm tháng. Có lẽ 400 người kia toàn là những tay sát thủ. Có lẽ ông ấy đã tính đến một cuộc tàn sát nhỏ để san bằng tỉ số xưa kia với em của mình.
Không có gì phải ngạc nhiên, Giacốp đang thực sự sợ hãi. Đấy là vào buổi sáng. Ban đêm phủ xuống trên rạch Giabốc, và ông ở lại đó tự hỏi không biết ngày mai sẽ mang lại điều gì. Trong mấy giờ đồng hồ, ông sẽ phải mặt đối mặt với người anh mà ông đã lừa đảo cách đây nhiều năm trời.
Công việc chưa hoàn thành. Phần lớn chúng ta đều biết rõ công việc ấy. Có lẽ đấy là mối quan hệ tan vỡ mà bạn nghĩ thời gian sẽ chữa lành. Có lẽ đó là một lời nói chẳng tử tế mà bạn đã nói và bạn hy vọng rằng nếu bạn cứ cúi đầu thấp xuống và im lặng đủ lâu, họ sẽ quên lời nói ấy. Có thể đó là một lời hứa bị quên, một việc chưa hoàn tất, một công đoạn chưa hoàn thành bị chừa lại, một lời nói dối bạn hy vọng sẽ chẳng bao giờ theo kịp bạn. Bạn đang kể đến sự thực “thời gian chữa lành mọi thương tích”. Có thể đấy là sự thực đối với những thương tích thuộc thể, nhưng thời gian không bao giờ chữa lành loại vết thương sâu sắc — loại vết thương nằm trong xương cốt.
Hãy đánh dấu nó đi. Chẳng chóng thì chày, bạn sẽ quay trở lại và đối mặt với công việc chưa hoàn thành của mình. Bạn phải quay trở lại rồi đối diện với quá khứ của bạn. Bạn phải đối mặt với người mà bạn gây tổn thương, bạn phải lo dọn dẹp mọi sai lầm của mình, bạn phải xoay sở với những gì bạn đã làm. Bạn không thể trải qua cuộc sống làm tổn thương người ta ở bên hữu bên tả rồi nói: “Chẳng nhằm nhò chi hết vì ta đã đã đạt được cấp độ cao hơn lúc bây giờ”.
Cuộc sống không tác động theo cách ấy. Giacốp đang học biết lẽ thật đó bằng một phương thức rất nhọc nhằn. Khi ký ức của quá khứ bềnh bồng trở lại xét đoán ông, khi mọi nổi sợ của ông về ngày mai đang phủ lút ông, Đức Chúa Trời đang sửa soạn ông cho lần gặp gỡ quyết định sẽ làm cho ông thay đổi cho đến đời đời.
II. Vật lộn (22-26)
“Ban đêm, người thức dậy, dẫn hai vợ, hai tên đòi và mười một đứa con mình đi qua rạch Gia-bốc. Người đem họ qua rạch, và hết thảy của cải mình qua nữa. Vả, một mình Gia-cốp ở lại”.
Giacốp ở lại một mình. Có lẽ tôi phải nói: “Rốt cuộc cũng là một mình”. Sau cùng Đức Chúa Trời bắt lấy Giacốp đúng tại chỗ mà Ngài muốn bắt lấy ông. Chỉ có Giacốp và Đức Chúa Trời mà thôi. Mọi người khác đều ở bên kia con rạch. Giờ đây, Đức Chúa Trời đang sẵn sàng phán cùng Giacốp.
Khi nào là lần đầu tiên Đức Chúa Trời phán cùng Giacốp với một phương thức sâu sắc? Hai mươi năm trước — ở một điểm khủng hoảng khác — khi ông đang chạy trốn Êsau. Thế rồi, khi trở lại ông đã lo bắt chết, và rốt lại ông chỉ còn có một mình. Hai mươi năm sau, ông hãy còn trốn tránh Êsau, nhưng lần nầy chẳng còn có chỗ để trốn chạy nữa. Rồi trong giờ phút tuyệt vọng cô độc ấy, Đức Chúa Trời bắt đầu xử lý với Giacốp.
Người lạc hậu phải chạy nhiều hơn
Vấn đề quan trọng nhất Đức Chúa Trời đang có với hầu hết chúng ta là buộc chúng ta đi chậm lại đủ để lắng nghe tiếng phán của Ngài. Chúng ta luôn luôn di động, luôn luôn nói năng, chẳng hề dừng lại chỉ để lắng nghe. Ở đây, tại Chicago, chúng ta thường xuyên trải qua cuộc sống với tần số cao. Đấy là cách bạn sống còn trong một thành phố lớn. Bạn dậy sớm vào buổi sáng và bạn không dừng lại cho tới giờ phải đi ngủ. Đấy là cuộc sống. Đấy là những gì bạn phải làm để lo liệu cuộc sống ở đây. Người lạc hậu phải chạy nhiều hơn. Một là phải sang số hoặc phải ra khỏi đường chạy.
Chúng ta sợ phải chết nên chạy chậm lại vì chúng ta cảm thấy áp lực từ người ở ngay phía sau chúng ta. Và khi Đức Chúa Trời phán cùng chúng ta, sự thể giống như đang nghe một tín hiệu radio yếu ớt vậy — bạn chỉ nắm được từng chữ một vì tín hiệu yếu. Chúng ta nghe nhiều giọng nói khác đến nỗi tiếng phán của Đức Chúa Trời nhạt nhòa dần đi.
Vấn đề số 1 của Đức Chúa Trời, ấy là Ngài không thể buộc chúng ta đi chậm lại lâu đủ để phán cùng chúng ta. Và Ngài không thể đem riêng chúng ta ra để có được sự chú ý trọn vẹn của chúng ta. Tôi có mặt ở những ngôi nhà mà ở đó họ phải có hai chiếc TV và một đài phát thanh mở suốt cả ngày vì họ không thể giữ im lặng được. Có bao nhiêu người trong chúng ta phải mở TV lên vì chúng ta phải có tiếng ồn quanh chúng ta để giúp chúng ta thoải mái?
Vậy, Đức Chúa Trời sẽ làm gì chứ? Nếu chúng ta không chậm dần lại bằng sức riêng của mình, Ngài sẽ bước vào rồi khiến cho chúng ta chậm dần lại. Với một sơ xuất nhỏ. Hay cú điện thoại lúc nửa đêm. Hoặc một lần viếng qua phòng cấp cứu. Hay khủng hoảng trong gia đình. Hoặc thảm họa tài chính. Hay một căn bịnh trầm trọng. Hoặc bất kỳ một trong cả ngàn khủng hoảng khác nổ ra trên con đường nhỏ bé của chúng ta và buộc chúng ta phải ngừng lại những gì chúng ta đang làm và bắt đầu lắng nghe Đức Chúa Trời.
Đấy là những gì đang xảy ra cho Giacốp. Đức Chúa Trời đã sắp xếp mọi hoàn cảnh để Ngài có thể buộc Giacốp phải ở riêng vào thời điểm mà ông cảm thấy bất lực hoàn toàn.
Từ những nơi vô danh
Những gì xảy ra kế đó tự nó pha trộn trong trí tưởng tượng của độc giả Kinh thánh trong 3000 năm. “thì có một người vật lộn với mình đến rạng đông. Khi người đó thấy mình không thắng nổi, bèn đánh vào xương hông Gia-cốp; xương hông liền trặt trong khi vật lộn”.
Đây là một bối cảnh thật kỳ dị. Giacốp đang ở riêng với mọi suy tưởng của mình, đang nhìn ngắm các ngôi sao trên đầu rồi tự hỏi ngày mai sẽ mang lại điều gì lúc có một người thình lình hiện ra trước mặt ông. Người ấy là ai thế? Giacốp không biết và người ấy không nói. Đột nhiên người ấy túm lấy Giacốp rồi bắt đầu vật lộn với ông trên đất. Giacốp đánh trả một cách tuyệt vọng, lòng suy nghĩ rằng đấy có lẽ là một tên cướp hay có thể là một sát thủ do Êsau sai đến. Hai người cứ tiếp tục đấu vật — túm lấy, vật lộn, lăn tròn trên mặt đất, luôn luôn tìm kiếm lợi thế, tìm cách vật người kia xuống đất. Họ không nói năng gì với nhau. Giacốp đang thi đấu vì mạng sống mình. Người kia — người ấy là ai và người ấy từ đâu đến? Người ấy giống như những tay đấu vật kín nhiệm, họ đến từ “những nơi vô danh”.
Nhiều giờ trôi qua cũng như chẳng có người nào tìm được lợi thế. Giacốp đã kiệt sức nhưng ông không dám dừng lại hay tỏ ra bất kỳ một dấu hiệu yếu đuối nào. Mấy giờ rồi nhỉ? Một giờ trôi qua, rồi hai giờ, kế đó là ba giờ, rồi bốn giờ. Mặt trời mọc lên không còn xa nữa. Giống như những tia sáng đầu tiên đang trải lần qua cùng đồi núi xứ Galaát, người kín nhiệm kia với tay ra chạm đến hông của Giacốp, làm cho nó bị trặt đi. Phân đoạn Kinh thánh sử dụng một từ có nghĩa là “chạm nhẹ” [theo bản Kinh thánh Anh ngữ]. Chỉ là một cái chạm, và Giacốp cảm thấy xương hông mình bị trặt đi. Đau đớn lắm và yếu đi thấy rõ.
Sau đó thì Giacốp mới khám phá ra “người” kia thực sự là chính mình Đức Chúa Trời (xem câu 30). Tôi tin người kín nhiệm kia thực sự là một sự xuất hiện trước khi hóa thân thành nhục thể của Đức Chúa Jêsus Christ. Nếu thực vậy, tại sao “người” không thể bắt phục được Giacốp chứ? Ngài có thể, và Ngài chỉ cần chạm đến xương hông của ông mà thôi. “Người” đã đấu vật với Giacốp suốt đêm để tỏ ra cho Giacốp thấy rằng bất luận (Giacốp) có sức mạnh đến cở nào, ông chẳng phải là địch thủ đối với Đức Chúa Trời.
Nhưng tại sao Ngài lại chạm đến hông của Giacốp chứ? Vì đấy là phần bắp thịt lớn và mạnh nhất của thân thể. Bằng cách đánh vào hông của ông, người ấy đã làm cho Giacốp phải đi khập khiểng vào thời điểm sức mạnh lớn lao nhất của ông. Đây là một thí dụ qua hành động, một bài học đạo đức của người mà Giacốp không thể quên được: Khi bạn đấu vật với Đức Chúa Trời, bạn luôn luôn bị thua.
Đức Chúa Trời không thi đấu bằng luật lệ của chúng ta
Theo một ý nghĩa, đây là một cuộc đấu “bất công” vì đến cuối cùng, Đức Chúa Trời đang lừa bịp. Ngài lừa bịp! Chạm vào hông của Giacốp là “bất công”. Ít nhất đấy là cách nhìn sự việc theo quan điểm của con người. Theo các luật lệ của môn đấu vật, điều nầy không phải là “công bằng”.
Làm ơn hãy hiểu cho. Đức Chúa Trời là công bình và ngay thẳng trong mọi sự Ngài làm. Ngài không hề lừa bịp. Nhưng đôi khi sự việc cho thấy rằng Đức Chúa Trời là bất công trong cách thức Ngài đối đãi với chúng ta. Có bao nhiêu người trong chúng ta đã nếm trải một thời khó nhọc và nhìn thấy cuộc sống vụn nát quanh chúng ta, và chúng ta kêu lên: “Chúa ơi! Như vậy chẳng công bằng chút nào”. Và câu trả lời từ Đấng Toàn Năng giáng xuống: “Con ơi, ta không chơi theo luật của con đâu”.
Đấy là một bài học quan trọng phải tiếp thu. Đức Chúa Trời không chơi theo luật của chúng ta. Đấy là lý do tại sao có nhiều việc xảy ra trong đời sống của bạn, ở bề mặt của nó chỉ thấy gần như là bất công. Đức Chúa Trời không bao giờ bất công theo một ý nghĩa tuyệt đối. Nhưng để hoàn thành mọi mục đích lớn lao hơn của Ngài, Ngài đang sẵn lòng làm ra những vụ việc trong đời sống của bạn dường như là bất công. Câu trả lời của Đức Chúa Trời luôn luôn là: “Con ơi, ta yêu con nhiều hơn là con biết nữa, nhưng ta không chơi theo luật của con đâu”.
III. Cuộc đối đáp (26-29)
Giờ đây, khi mặt trời đang mọc lên, vị khách kín nhiệm kia sắp sửa rời đi. Nhưng trước khi Ngài đi, Ngài và Giacốp có một cuộc trao đổi ngắn ngủi — lời lẽ đầu tiên đã trôi qua giữa họ. Trong cuộc trao đổi nầy, chúng ta khám phá ra bốn việc mới về Giacốp.
A. Một quyết định mới (26)
“Người đó bèn nói: Trời đã rạng đông rồi; thôi để cho ta đi; nhưng Gia-cốp đáp rằng: Tôi chẳng cho người đi đâu, nếu người không ban phước cho tôi”. Đấy là một quyết định rất mới mẻ. Mãi cho tới thời điểm nầy trong đời sống của Giacốp, ông đã sử dụng hết sức mạnh và khả năng của mình để đạt cho kỳ được mọi cứu cánh của riêng ông. Trong lần đầu tiên, ông đạt được cứu cánh về mọi tài nguyên của mình. Trước đêm đó, Giacốp đang chay trốn khỏi bối cảnh. Giờ đây, ông nhận ra rằng nếu không có Đức Chúa Trời, ông chẳng có gì hết. Mọi sự gắt gỏng và và hỗn hễn thở đã đưa ông tới chỗ nhận biết rằng ông vô dụng là dường nào khi sánh với sức lực của Đức Chúa Trời. Dù là trước đó ông đã sử dụng lý trí mình để dối gạt Êsau và gài bẫy Ysác, giờ đây ông đang tiếp thu bài học quan trọng trong Xachari 4:4: “Chẳng phải bởi quyền thế, chẳng phải bởi năng lực, bèn là bởi Thần ta, Đức Giêhôva phán vậy”.
Vì thế, ông mới quyết định rằng người nầy sẽ phải chúc phước cho ông. Bạn thấy đấy, đâu đó trong suốt cuộc đấu vật dài nhiều giờ mà không kết quả, Giacốp đã nhận ra “người” nầy không phải là người bình thường. Ngài thực sự là “thiên sứ của Đức Giêhôva”. Đấy cùng là một việc khi đấu vật với chính Đức Chúa Trời. Nhưng Giacốp hiện đang đấu vật đây. Ông đang vận dụng vì mạng sống rất thiết của mình. Nếu ông không thể thắng trận, ông sẽ không nhượng bộ cho tới chừng nào ông nhận lấy lời chúc phước.
Cũng vậy, khi mọi năng lực lớn lao nhất của chúng ta đem phục theo Đức Chúa Trời, đời sống của chúng ta chắc chắn sẽ được tái định hướng lại.
Những gì được sử dụng cho điều ác giờ đây được đem sử dụng cho điều thiện.
Những gì được sử dụng để theo đuổi việc tầm thường giờ đây được sử dụng cho Vương quốc của Đức Chúa Trời.
Những gì được sử dụng cho việc tìm kiếm lợi lộc trần gian giờ đây được sử dụng vì lợi ích đời đời.
Thực sự là không thành vấn đề nếu bạn đã phung phí đời sống mình tuần lễ nầy vào những vụ việc nào là tầm thường. Mọi sự bạn phải làm là nói: “Lạy Chúa, con đang xây khỏi nó và con xin dâng đời sống con cho Ngài. Hãy sử dụng con cho Vương quốc của Ngài”.
B. Một lời tuyên xưng mới (27)
“Người đó hỏi: Tên ngươi là chi? Đáp rằng: tên tôi là Gia-cốp”. Hãy gạch dưới câu đó. Đây là điểm xoay chiều, giờ phút trọng thể, điểm đột phá trong cuộc đời của Giacốp. Tại sao người ấy hỏi tên của ông chứ? Bộ Ngài không biết Giacốp tên gì sao? Phải, tất nhiên là Ngài biết chứ. Thắc mắc là: “Hỡi Giacốp, ngươi có thực sự biết ngươi là ai không?”
Tên “Giacốp” có nghĩa là “kẻ nắm gót”, “kẻ lừa đảo”, “tên dối gạt” và “người hất cẳng”. Đã đến lúc phải đứng cho thực tại cơ bản của đời sống Giacốp. Ông là một người đã kiếm đầy đủ cho chính cái tên của mình. Ông hoàn toàn là “Giacốp”.
Vì vậy, khi thiên sứ phán: “Tên ngươi là chi?” thực sự Ngài đang hỏi: “Có phải ngươi sẵn sàng nhìn nhận thực sự ngươi là ai chăng? Có phải ngươi sẵn sàng xưng ra sự thực sâu sắc về bản thân ngươi chăng?”
Sự thể ấy luôn luôn rất khó thực hiện, và hầu hết chúng ta sẽ làm bất cứ điều gì để tránh né sự thực khó chịu về phương thức chúng ta đang sinh sống. Bạn đã nghe nói: “Lẽ thật sẽ buông tha cho ngươi”, nhưng hãy cho phép tôi thêm một cụm từ nữa: “Lẽ thật sẽ buông tha cho ngươi, nhưng trước hết nó sẽ gây tổn thương cho ngươi đấy”. Nếu bạn bằng lòng bị tổn thương bởi sự thực khó chịu về thực sự bạn là ai, khi ấy bạn mới có thể được buông tha. Sự thực khó chịu nhất là sự thực về bản thân bạn. Nếu bạn dám đối mặt với sự thật đó, khi ấy Chúa Jêsus mới có thể bắt đầu buông tha cho bạn.
C. Một tên mới (28)
“Người lại nói: Tên ngươi sẽ chẳng làm Gia-cốp nữa, nhưng tên là Y-sơ-ra-ên, vì ngươi đã có vật lộn cùng Đức Chúa Trời và người ta; ngươi đều được thắng”. Bản Hêbơrơ chứa phần chơi chữ khá thú vị. Trong bản dịch cũ hơn, từ ngữ “Israel” được dịch là “một người đắc thắng với Đức Chúa Trời”, nhưng sát nghĩa thì chữ đó có ý nói ngược lại — "Đức Chúa Trời là đấng đắc thắng con người”. Nó không có ý nói rằng Giacốp đã vật lộn với Đức Chúa Trời và đã thắng đâu, mà Đức Chúa Trời đấu vật với Giacốp và đã thắng.
Ai đã thắng trận đấu trong đêm đó? Đức Chúa Trời. Ai thua? Giacốp. Nhưng thực sự thì ai thắng? Giacốp! Đấy là sự nghịch lý của cuộc sống. Khi chúng ta đấu vật với Đức Chúa Trời, chúng ta luôn luôn thua. Nhưng khi chúng ta thua, chúng ta đang thắng! Có phải Chúa Jêsus phán một điều tương tự vậy không?
"Vì ai muốn cứu sự sống mình thì sẽ mất” (Mác 8:35)
"Kẻ nào muốn làm lớn, thì sẽ làm đầy tớ các ngươi” (Mathiơ 20:26)
"còn kẻ nào muốn làm đầu, thì sẽ làm tôi mọi các ngươi” (Mathiơ 20:27)
"Đó, những kẻ rốt sẽ nên đầu và kẻ đầu sẽ nên rốt là như vậy” (Mathiơ 20:16)
Trong nền kinh tế của Đức Chúa Trời, mọi giá trị của thế gian hoàn toàn bị đảo lại. Đường đi lên là đi xuống và con đường cứu lấy mạng sống của bạn là đánh mất nó. Đủ lạ lùng rồi đấy, khi bạn đánh trận với Đức Chúa Trời, thất bại luôn dẫn tới đắc thắng và con đường dẫn tới Vương quốc phải đi theo ngõ thập tự giá.
Vì vậy, “Israel” có ý nói tới điều gì chứ? Thực sự thì từ ngữ nầy có hai ý nghĩa và mang một sứ điệp gấp bằng hai. Đức Chúa Trời liên tục đưa bạn đến một chỗ mà ở đó bạn sẽ đem ý muốn mình phục theo Ngài. Nhưng trong hành động phục theo đó, bạn nhận lãnh đặc thắng duy nhứt thực sự là vấn đề. Trong cái thua, bạn đang thắng!
D. Một phước hạnh mới (29)
“Gia-cốp hỏi: Xin cho tôi biết tên người. Đáp rằng: Làm sao ngươi hỏi tên ta? Rồi người nầy ban phước cho Gia-cốp tại đó”. Ban phước có nghĩa là từ giờ trở đi, Giacốp sẽ là người của Đức Chúa Trời mãi mãi. Ông không còn được nhìn biết là kẻ lừa đảo và là kẻ dối gạt nữa. Từ giờ trở đi, ông sẽ được mọi người ghi nhớ là người đã đấu vật với Đức Chúa Trời.
Chúng ta hãy ghép mọi sự nầy lại đi. Trong cuộc đấu vật quan trọng cho đời sống của mình, Giacốp đã bị thua. Nhưng trong cái thua, ông đã thắng! Khi buổi đêm dài ấy trôi qua, Giacốp nhìn biết một việc mà ông chẳng nhìn biết trước đây. Giờ đây, ông nhìn biết rằng Đức Chúa Trời nhận biết ông mãi mãi, và yêu thương ông cho dù là thế nào. Đúng là một khám phá mang tính cách mạng cho hết thảy chúng ta. Khi bạn nhìn biết rằng Đức Chúa Trời đang nhìn thấu vào tình trạng giả hình của bạn … thế mà Ngài yêu thương bạn cho dù là thế nào đi nữa, sự thực ấy sẽ làm thay đổi đời sống bạn cho đến đời đời. Đức Chúa Trời nhìn thấu sự che đậy của bạn và cho dù là thế nào đi nữa, Ngài yêu thương bạn. Ngài bằng lòng bắt lấy bạn ngay nơi bạn sinh sống.
Đức Chúa Trời đang phán với Giacốp: “Nầy con, ta biết về con nhiều hơn con biết về ta. Luôn luôn là như vậy đấy. Con không cần phải lừa đảo nữa. Con không cần phải lợi dụng người ta nữa. Giờ đây con và ta sẽ cùng đi với nhau. Những ngày tháng kia đang ở sau lưng con cho đến đời đời”.
IV. Phần kết (30-32)
Chúng ta có thể tóm tắt nhanh phần cuối của câu chuyện:
A. Giacốp đặt tên cho chỗ đó là Phêniên (30).
“Gia-cốp đặt tên chỗ đó là Phê-ni-ên, và nói rằng: Tôi đã thấy Đức Chúa Trời đối mặt cùng tôi và linh hồn tôi được giải cứu”. Phêniên có nghĩa là: “mặt của Đức Chúa Trời”. Giờ đây, Giacốp nhìn biết rằng ông đã có một cuộc gặp gỡ với Đức Chúa Trời!
B. Giờ đây Giacốp bước đi khập khiễng (31).
“Khi qua nơi Phê-ni-ên, thấy mặt trời mọc rồi; và người đi giẹo cẳng”.
C. Dân tộc ghi nhớ buổi tối nầy (32).
“Bởi cớ đó, cho đến ngày nay dân Y-sơ-ra-ên chẳng bao giờ ăn gân bắp vế của lối xương hông; vì người đó có đánh vào xương hông Gia-cốp, nơi gân của bắp vế”. Không những Giacốp không hề quên những gì đã xảy ra bên rạch Giabốc, dòng dõi ông cũng không quên việc ấy. Khi Môise viết ra mấy lời nầy, 400 năm đã trôi qua kể từ đêm hôm đó. Tuy nhiên, sự việc ấy đã tạo ra một ấn tượng chủ yếu trên dân Israel đến nỗi họ tình nguyện không ăn gân bắp vế của lối xương hông.
Sáng hôm sau, khi Giacốp băng qua rạch Giabốc, ông bước đi khập khiễng, chân nầy kéo lê sau chân kia. Giống như nửa đi nữa lết vậy. Có sự đau đớn trên gương mặt ông, thế nhưng một nụ cười mĩm nhẹ trên môi ông. Khi các con ông xúm lại quanh ông, họ nói: “Cha ơi, chuyện gì đã xảy ra thế? Cha mạnh khỏe chứ? Sao cha lại đi khập khiễng thế? Có phải cha gặp tai nạn chăng?” Đối với những thắc mắc ấy, ông đáp: “Nầy, các con, hãy ngồi xuống. Ta sẽ nói cho các con biết câu chuyện lạ lùng nhất mà các con từng nghe biết”. Câu chuyện ấy đã được thuật lại và kể lại rồi chuyền đi qua bao thế hệ — buổi tối mà Giacốp đã đấu vật với Đức Chúa Trời.
Giacốp sẽ sống thêm nhiều năm nữa sau buổi tối nầy. Nhưng ông đã đi khập khiễng trong phần đời còn lại của mình. Đây là một sự nhắc nhớ vĩnh viễn những gì Đức Chúa Trời đã làm trong đêm đó tại rạch Giabốc.
V. Các bài học từ rạch Giabốc
A. Đức Chúa Trời đưa chúng ta nhiều lần đến với những điểm khủng hoảng, ở đó thái độ khăng khăng tự tín của chúng ta bị tan rãi đi, và chúng ta buộc phải đem bản thân mình phục theo Đức Chúa Trời trong một phương thức thật mới mẻ.
Sự việc ấy xảy ra cho hết thảy chúng ta. Vị y sĩ nói: “Tôi rất tiếc. Chúng tôi chẳng có thể làm gì được nữa”. Bạn nhận được cú phone lúc nửa đêm, và con cái bạn đang lâm vào rắc rối kinh khủng. Bạn nghĩ bạn đã có việc làm để kiếm sống. Thế rồi ông chủ bước vào rồi nói: “Rất tiếc. Chúng tôi không biết làm sao đây, chúng tôi chẳng còn có chỗ nào cho bạn nữa”. Và bạn đứng trong chỗ tan nát của mối hôn nhân tan vỡ mà bạn tưởng sẽ kéo dài cho đến đời đời. Bạn kêu lên: “Chúa ơi, tại sao việc nầy lại xảy ra chứ?” Câu trả lời, ấy là Đức Chúa Trời cho phép mọi việc nầy xảy ra, giống như Giacốp, để chúng ta thấy sự tự tín của mình bị tan rãi hết và chúng ta buộc phải tin cậy Đức Chúa Trời theo một phương thức mới mẻ và sâu sắc hơn.
B. Cho tới chừng nào chúng ta bị Đức Chúa Trời làm cho “tan vỡ”, chúng ta không thể được Đức Chúa Trời đại dụng.
Đức Chúa Trời nhiều lần đưa chúng ta đến những điểm tan vỡ. Tại sao chứ? Vì Đức Chúa Trời không thể thực sự sử dụng một kẻ có lòng tự tín. Nhưng một tấm lòng thống hối, Ngài sẽ không khinh dễ đâu. Khi bạn tan vỡ, bạn sẽ sẵn sàng lắng nghe và sẵn sàng vâng phục. Khi ấy — và chỉ khi ấy — Đức Chúa Trời mới có đại dụng bạn.
C. Cho tới chừng nào chúng ta nhìn nhận sự thực về tình trạng của chúng ta, chúng ta sẽ vẫn còn y như nguyên cũ.
Tên của ngươi là gì? Cho tới chừng nào bạn có thể nói: “Tên của tôi là cay đắng”, bạn không thể được chữa lành. Cho tới chừng nào bạn nói: “Tên của tôi là tham lam”, bạn không thể được chữa lành. Cho tới chừng nào bạn nói: “Tên của tôi là dối gạt”, bạn không thể được chữa lành. Cho tới chừng nào bạn nói: “Tên của tôi là bất trung”, bạn không thể được chữa lành.
Tên của ngươi là gì? Bất cứ khi nào bạn sẵn sàng chịu đến để thanh tẩy, Đức Chúa Trời có thể làm cho bạn được sạch. Nhưng cho tới khi ấy, bạn sẽ cứ vẫn còn y như nguyên cũ mà thôi.
D. Đức Chúa Trời từng làm tan vỡ bạn, chúng ta sẽ nhìn lại kinh nghiệm ấy với sự biết ơn.
Mãi cho tới điểm nầy, Giacốp đã khập khiễng ở bên trong — một tên lừa đảo, một kẻ xảo quyệt và gian dối. Nhưng giờ đây, Đức Chúa Trời đã can thiệp. Người nào từng khập khiễng ở bên trong, giờ đây đang khập khiễng ở bên ngoài — một sự nhắc nhớ về loại người mà ông rất thường là như thế.
Dưới đây là cái nhìn thật sâu sắc: mặc dù Giacốp đi khập khiễng trong phần đời còn lại của mình, ông chưa từng than phiền về điều đó. Ông đã tiếp thu lấy sứ điệp nói lớn tiếng và rõ ràng rằng đây là phương thức của Đức Chúa Trời làm cho ông tan vỡ để ông có thể được Đức Chúa Trời đại dụng.
Khập khiễng băng qua mức đến
Thà là khập khiễng qua cuộc sống trong sự tin cậy Đức Chúa Trời một cách hoàn toàn, còn hơn là đi khệnh khạng trong sự tự tín vì điều đó chỉ dẫn tới thất bại ê chề mà thôi. Tôi chỉ có thể nói cho bạn biết rằng tôi đã học bài học nầy theo cùng một cách mà nhiều người khác đã tiếp thu — qua kinh nghiệm khó nhọc và cay đắng. Tôi thích đi khệnh khạng kìa. Đi khệnh khạng thì có nhiều sự vui vẻ hơn vì đi khệnh khạng đặt bạn ở trước cuộc diễu hành, ở đó ai nấy đều nhìn thấy bạn. Nhưng người nào đi khệnh khạng qua cuộc sống chắc chắn sẽ bị vấp ngã.
Và hạng người mà Đức Chúa Trời thực sự sử dụng là những người đang đi khập khiễng băng qua mức đến.
Chúa Jêsus phán: “Nếu ai muốn theo ta, phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo ta” (Mác 8:34). Buổi tối đó bên bờ rạch Giabốc, Giacốp đã vác lấy thập tự giá mình rồi đi khập khiễng theo sau Chúa của mình.
Nếu bạn đang đi khập khiễng hôm nay, bạn chẳng có gì phải cáo lỗi cả. Hạng thánh đồ lỗi lạc nhất đã đi khập khiễng qua cuộc sống, phấn đấu để bước theo Chúa Jêsus. Bạn không phải là một nạn nhân, bạn là một danh hiệu cho ân điển của Đức Chúa Trời.
Bạn không phải là một nạn nhân, nhưng bạn đã bị tổn thương một cách sâu sắc. Và từ chỗ tổn thương đó, Đức Chúa Trời sẽ làm một việc kỳ diệu trong đời sống của bạn nếu bạn chịu để cho Ngài làm.
Ngày nay sự việc dường như là thất bại nhục nhã, trong hai bàn tay của Đức Chúa Trời sẽ được biến đổi thành một chiến thắng vinh hiển.
Lạy Cha, nhu cần lớn lao nhất của chúng con là tin theo những gì con mới vừa nói — từ thất bại Ngài có thể tỏ ra sự đắc thắng. Chúng con biết đấy là sự thực, tuy nhiên phần nhiều người trong chúng con đều có những mối hồ nghi. Chúng con biết rằng Ngài có thể nắm lấy các vết thương của đời nầy rồi biến đổi chúng bởi ân điển của Ngài. Lạy Chúa, hãy làm điều đó đi. Xin hãy chạm đến chúng con với quyền phép làm biến đổi của Ngài. Xin giúp chúng con vòng tay ôm lấy thập tự giá của Đấng Christ, để vác lấy nó rồi đi theo Chúa Jêsus, dù chúng con phải đi khập khiễng. Amen!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét