Cái Thang Của Giacốp
– Sáng thế ký 28
Một cuộc hành trình thật dài, một cái gối cứng ngắc, một lương tâm phạm tội, một tấm lòng nặng nề. Đây là những việc khiến cho con người phải nằm mơ.
Đã hai ngày kể từ khi ông rời khỏi gia đình — Êsau đang sôi sụt ở sau lưng, Rêbeca đang bật khóc, còn Ysác thì đang vẫy tay chào tạm biệt.
Hai ngày trên chuyến hành trình dài những 500 dặm. Giacốp đang ở trên tuyến đường từ Bêe Sêba đến một nơi gọi là Charan trong một vùng đất có tên là Phađan Aram. Muốn đến đó, bạn phải đi về phía Bắc, rồi hướng Đông khi băng qua sông Giôđanh, rồi trở lại hướng Bắc về phía thành Đamách, rồi hướng Đông đến Tadmor, khi ấy đổi nhanh qua hướng Bắc lại để đến chặng cuối cuộc hành trình, băng qua sông Ơphơrát, sau cùng đến tại Charan, thành nầy nằm không xa đối với biên giới phía Nam của Thỗ Nhĩ Kỳ ngày nay.
Đây là một chuyến đi lùi lại thời gian dành cho Giacốp, sở dĩ lùi lại là vì ông đang lần theo các bước chơn của ông nội ông là Ápraham, Ápraham đã đi từ Charan đến Đất Hứa cách đây nhiều năm lắm rồi. Nhưng Ápraham đã để lại sau lưng ông một nơi định cư của dân tộc, một dân lớn lên và thịnh vượng trải bao năm trời. Thật là tự nhiên khi Rêbeca nghĩ tới Charan, bà nghĩ đến một nơi an toàn cho đứa con út bướng bỉnh của mình.
Hành trình quả là xa xôi, đến nỗi Êsau sẽ không rượt theo ông đến đó.
Tuy nhiên, đã có bà con ở đó, vì vậy sẽ không cảm thấy cô đơn đâu.
Mọi sự trong mọi sự, Charan là một lời đề nghị nhạy cảm.
Kế hoạch của Rêbeca rất là đơn giản. Bằng cách sai Giacốp đến Charan, bà đã đặt ông vào một nơi rất an toàn trong một vài tháng cho tới khi nào cơn giận của Êsau nguội đi. Khi ấy, bà sẽ nhắn tin cho Giacốp biết để mà quay về nhà. Đồng thời, bà hy vọng rằng con trai bà sẽ cưới một trong mấy người bà con ở Charan làm vợ và chắc chắn quay trở về với gia đình, với cô dâu trong tay. Đây là một chương trình rất tốt lành, và mọi sự sẽ diễn ra, song không chính xác như Rêbeca đã dự kiến.
Trên con đường đến Charan
Mọi sự thể ấy đều nằm trong thì tương lai khi Giacốp đang bước đi trên chuyến hành trình đơn độc đến Charan. Ông đã lên đường tính đến bây giờ thì đã hai ngày rồi.
Hai ngày đi bộ.
Hai ngày để suy nghĩ.
Hai ngày để suy gẫm.
Hai ngày để tự hỏi xem điều gì đã xảy ra.
Ông rời khỏi gia đình cách mau chóng. Sự thể không đẹp đẽ gì như ông mong muốn. Không, ông vội vã ra khỏi thị trấn, e Êsau sẽ dùng tay mình định đoạt mọi vấn đề. Giacốp đang trốn chạy vì mạng sống mình, mọi mối quan hệ đổ vỡ, mọi sự ràng buộc trong gia đình đã bị hủy diệt.
Giờ đây, vào buổi tối ngày thứ hai, khi mặt trời lặn xuống khỏi đường chân trời phía Tây, Giacốp phải dừng chơn vì đêm xuống. Ông mới tới ngoại ô của thành phố có tên là Luxơ, một nơi mà ông chưa hề biết, một thành phố đầy người lạ và có thể rất nguy hiểm. Vì vậy Giacốp với lòng đầy sợ hãi khi đến tại Luxơ, ông không dám vào trong thành, ngay khi đêm xuống.
Bên ngoài thành phố, trên sườn đồi rải rác với nhiều đá tảng, Giacốp làm giường ngủ cho mình. Ở phần đó của thế giới, đêm xuống thật mau chóng. Trong bóng tối đang nhóm lại, Giacốp đặt đầu mình lên một hòn đá phẳng, thật lớn.
Tôi tưởng tượng ông đã có một thời điểm khó nhọc khi nằm ngủ trong đêm ấy. Khi ông nhớ lại trong lý trí mình, tôi tự hỏi không biết ông đã nghĩ gì về gia đình của mình. Có phải ông lo lắng về người cha đã cao tuổi của mình? Liệu có phải một giọt nước mắt thầm lặng chảy dài xuống gò má của ông khi ông nhớ lại cái vẫy chào tạm biệt với mẹ mình? Có phải gương mặt ông chuyển sang màu sẫm trong bóng tối khi ông tái hiện lại cách lừa gạt đáng xấu hổ của ông? Có phải một viên đạn sợ hãi bắn vào tim ông khi ông suy nghĩ về lời thề muốn giết ông của Êsau?
Tôi dám chắc ông đã suy nghĩ về mọi chuyện đó, và còn nhiều thứ nữa, khi ông tìm cách ngủ trên cái giường bằng đá dưới những vì sao với hòn đá làm gối đầu. Khi các ngôi sao lộ ra, và các âm thanh kỳ dị của ban đêm nhét đầy tai của ông, Giacốp nhận ra rằng lần đầu tiên trong đời ông thực sự ở một mình.
Vô gia đình.
Không một xu dính túi.
Bất lực.
Cô đơn.
Có phải ông không nhũ thầm trong đêm ấy: “Sao điều nầy lại xảy đến với tôi chứ?” Giacốp, con trai của Ysác, cháu nội của Ápraham, người mang lấy lời hứa của Đức Chúa Trời, giờ đây đang chạy trốn vì mạng sống mình. Làm sao việc nầy lại xảy ra được chứ?
Một hòn đá làm gối
Ông chỉ có mình để mà đổ thừa. Chắc chắn là như thế. Và tôi dám chắc ông không bàn bạc chi về điểm đó đâu. Vì ông là một người đã lừa đảo anh mình. Ông là người đã nói dối cha mình. Ông là kẻ lừa đảo. Ông là một người vô giá trị. Ông là người đã làm tan nát chính gia đình của mình.
“Giacốp, ngươi là kẻ dại. Không có gì phải lạ lùng, ngươi đang ngủ tối nay trong bất an. Không có gì phải lạ lùng khi ngươi mơ những giấc mơ kỳ dị. Tấm lòng của ngươi đang nặng nề vì lương tâm của ngươi là lương tâm phạm tội. Hai bàn tay ngươi không sạch sẽ chi hết. Không có gì phải lạ lùng khi người không thể ngủ được tối nay”.
Giacốp đã nhận lãnh điều mình mong muốn. Đêm đó cô độc trên sườn đồi, ở bên ngoài thành Luxơ, đặt đầu mình trên hòn đá làm gối, ông chỉ có thể suy gẫm luôn cái giá mà ông đã trả cho những điều mà ông mong muốn.
Tôi dừng lại để nhắc tới một điểm đáng quan tâm. Họ nói cho chúng ta biết nếu bạn đến viếng khu vực nầy hôm nay, nó trông chẳng khác biệt bao nhiêu với thời của Giacốp. Trơ trụi, rải rác nhiều đá tảng, trông nó giống như cảnh hoang vắng trên mặt trăng vậy. Nó không giống như chỗ mà một người muốn đi đến để có một cuộc gặp gỡ với Đức Chúa Trời. Thật vậy, đó là một nơi mà bạn phải đi đến nếu bạn đang chạy trốn khỏi Đức Chúa Trời.
Ông chìm trong một giấc ngủ không được dễ dàng lắm. Trong khi ông nằm ngủ, ông đã có một trong những giấc chiêm bao nổi tiếng nhất trong lịch sử. Sáng thế ký 28:12 cho chúng ta biết những gì ông đã nhìn thấy: “bèn chiêm bao thấy một cái thang bắc từ dưới đất, đầu đến tận trời, các thiên sứ của Đức Chúa Trời đi lên xuống trên thang đó. Nầy, Đức Giê-hô-va ngự trên đầu thang…”.
Đức Chúa Trời chưa hề phán với Giacốp trước đó. Trong các năm tháng của cuộc đời ông, Đức Chúa Trời chưa hề phán trực tiếp với ông. Đối với ông nội ông là Ápraham — có. Đối với Ysác cha của ông — có. Nhưng đối với Giacốp — không. Trong cả cuộc đời ông, ông đã sống bằng thứ đức tin vay mượn của cha và ông nội ông. Ông được nuôi dạy bằng đức tin của họ, được truyền thụ đức tin của họ, ông biết rõ đức tin của họ, và thậm chí đã tin theo đức tin của họ, nhưng ông chưa hề có một kinh nghiệm riêng tư nào với Đức Chúa Trời của cha và ông nội mình. Đối với Giacốp, đây là một thực tại phụ thuộc.
Điểm đáng kinh ngạc, ấy là Đức Chúa Trời giờ đây phán cùng Giacốp vào thời điểm thất vọng của ông. Mọi sự đã xảy ra chỉ là mở đầu. Ngay cả sự lừa đảo và mưu mẹo của ông đã được Đức Chúa Trời sử dụng để đưa ông đến thời điểm quí báu nầy trong cuộc sống. Giờ đây, ông đã chạy trốn vì mạng sống mình, giờ đây ông đang rời khỏi Đất Hứa, giờ đây ông đã làm cho mình thất sủng, giờ đây ông đã rơi xuống tận đáy vào lúc sau cùng, đúng thời điểm đó, Đức Chúa Trời phán cùng Giacốp. C.S. Lewis nói rằng Đức Chúa Trời thì thào với chúng ta trong chỗ khoái lạc của chúng ta và lớn tiếng với chúng ta trong khi chúng ta lâm cảnh khổ nàn. Ông nói, đau khổ là cái loa của Đức Chúa Trời để đánh thức một thế giới đang say ngủ. Giờ đây, Đức Chúa Trời vận hành để đánh thức Giacốp ngay khi ông đang nằm ngủ.
Cái thang bắc lên tận trời
Sự việc xảy ra trong hình thức giấc chiêm bao lạ lùng. Trong giấc mơ của ông, Giacốp đã nhìn thấy một cái thang (tiếng Hybálai là sullam. Nó có nghĩa là “cái thang” nhưng đúng nhất là “cầu thang") bắc từ trời xuống đất. Điểm chính, ấy là Giacốp nhìn thấy cầu thang nầy đặt trên đất ngay chỗ mà ông vừa nằm xuống ngủ.
Trên cầu thang, Giacốp nhìn thấy các thiên sứ của Đức Chúa Trời đi lên đi xuống cầu thang. Cái điều có giá trị, ấy là chẳng phải nhiều người trong Kinh thánh từng nhìn thấy các thiên sứ đâu. Hầu hết mọi người đều sống đời sống của họ và chưa từng nhìn thấy một thiên sứ. Nhưng đó đây, vào các thời điểm cụ thể nhất định trong lịch sử, Đức Chúa Trời đã cho phép một vài người nhìn thấy các thiên sứ đang vận hành. Điều nầy giống như thể Đức Chúa Trời sẽ vén lên các bức màn vào một thời điểm cụ thể để khiến cho ai đó nhìn thấy các thiên sứ của Đức Chúa Trời đang làm việc ở đàng sau bối cảnh. Giacốp là một trong mấy người may mắn đó.
Các thiên sứ đang làm gì vậy? Họ đang đem các sứ điệp từ đất lên trời và các sứ điệp từ trời xuống đất. Họ là những thiên sứ đưa tin, họ báo cáo với Đức Chúa Trời về tình trạng của địa cầu. Họ cũng thể hiện ra ý chỉ của Đức Chúa Trời — những lời cầu nguyện được nhậm, cung ứng sự hướng dẫn, cung ứng sự bảo hộ, đánh trận cho dân sự của Đức Chúa Trời, chống đỡ các cuộc tấn công của Satan.
Trên đỉnh của cầu thang, chính mình Đức Chúa Trời đang đứng ở đó. Chỉ hãy suy nghĩ bấy nhiêu thôi. Giacốp đang ở chân cầu thang, Đức Chúa Trời ở trên đỉnh thang, một cầu thang đầy dẫy với các thiên sứ ở giữa. Như vậy, thì có nghĩa gì chứ?
Có phải Đức Chúa Trời quá bận rộn đến nỗi không trợ giúp bạn chăng?
Cho phép tôi trả lời cho thắc mắc ấy theo cách nầy. Có một lý do cho thấy tại sao Giacốp là một kẻ lừa đảo. Ông đã lừa đảo vì ông tưởng Đức Chúa Trời ở xa lắm đối với ông. Ông có cùng hình ảnh nói tới Đức Chúa Trời mà nhiều người có hôm nay — một Đức Chúa Trời ở trên trời, Ngài quấn lấy cả vũ trụ nầy giống như một chiếc đồng hồ thật lớn, khiến nó phải chạy, và rồi chính Ngài lại phải bận bịu với nhiều việc khác. Đối với Giacốp, Đức Chúa Trời quá to lớn, quá vĩ đại, quá uy nghi, quá toàn năng nên không thể quan tâm đến một người đại loại giống như ông. Ấy chẳng phải nhận định của Giacốp về Đức Chúa Trời là quá nhỏ nhoi đâu. Không phải vậy đâu. Giacốp đã nhìn thấy Đức Chúa Trời là hoàn toàn siêu việt, đã dời xa khỏi đất đến nỗi Ngài chẳng có thì giờ để lo liệu mọi chi tiết trong sinh hoạt của con người.
Đôi khi hết thảy chúng ta đều cảm thấy y như vậy đấy. “Có thể Đức Chúa Trời yêu thương tôi, tôi biết Kinh thánh nói Ngài yêu thương. Nhưng đây là một thế giới to lớn, và ai nấy đều có nhiều nan đề, và Ngài nhận chăm sóc cho cả 5 tỉ người. Làm sao Đức Chúa Trời có thì giờ để lo liệu cho tôi chứ?”
Nhưng lối suy nghĩ ấy dẫn tới một kết luận sai lầm. Nếu Đức Chúa Trời không tư riêng, nếu Ngài không quan tâm đến đời sống của bạn, thế thì bạn bị bỏ lại một mình để tự lo. Rốt lại, bạn đã nhận lấy một quyển sách đầy nguyên tắc, bạn đã nhận lãnh Mười Điều Răn, nhưng sau đó, chính mỗi người phải tự lo cho mình. Vì vậy, nếu bạn phải uốn cong các luật lệ, thì phải làm thôi. Không một ai chăm sóc cho bạn cả trừ ra chính mình bạn. Đấy đúng là cách mà cuộc sống đang vận hành.
Nghe có vẻ hấp dẫn đấy, và có thể cũng mang lấy âm điệu thuộc linh nữa. Đấy là cách mà Giacốp đã sống trong các năm tháng nầy. Ông đã lừa đảo vì ông tưởng Đức Chúa Trời, một là không để ý hoặc không quan tâm hay quá bận rộn không thể trợ giúp cho ông được. Thế là Giacốp khăng khăng nắm lấy mọi vấn đề trong hai bàn tay của ông.
Giacốp đã lý luận theo cách nầy: “Nếu Đức Chúa Trời có mặt ở đây, tôi sẽ chẳng phải lo liệu mọi sự theo cách nầy. Nhưng Đức Chúa Trời không có mặt ở đây. Vì vậy, tôi phải tự lo cho mình”.
“Ta sẽ đi với ngươi”
Nhưng Giacốp đã sai lầm. Sứ điệp của giấc chiêm bao là đây: “Hỡi Giacốp, ta đang ở gần ngươi hơn ngươi tưởng. Mặc dù ta đang ở trên trời và ngươi đang ở dưới đất, có cái cầu thang bắc từ ngươi lên đến ta. Và các thiên sứ của ta thường xuyên quan phòng ngươi. Họ trình cho ta biết những điều ngươi có cần và ta đã sai họ trở lại trần gian với câu trả lời của ta. Ta không ở xa đâu. Thật vậy, ta ở với ngươi bất cứ đâu ngươi đi. Khi ngươi đi, chiếc cầu thang của ta cùng đi với ngươi. Ta ở với ngươi tại Bêe Sêba. Ta ở với ngươi khi người gạt gẫm Êsau. Ta ở với ngươi khi ngươi dối gạt cha ngươi. Ta đang ở với ngươi tối nay. Và ta sẽ ở với ngươi tại Charan. Bất cứ đâu ngươi đi đến, ta sẽ cùng đi với ngươi”.
Đấy là mọi sự mà giấc mơ nầy đang nói tới. Đây là một sứ điệp nói tới sự ở gần của Đức Chúa Trời.
Để giúp cho Giacốp hiểu rõ điều đó, Đức Chúa Trời tái khẳng định lời hứa Ngài đã lập với Ápraham và Ysác:
1. Ta sẽ ban cho ngươi đất nầy (13)
2. Dòng dõi ngươi sẽ đông như cát bụi trên mặt đất (14)
3. và các chi họ thế gian sẽ nhờ ngươi và dòng dõi ngươi mà được phước (14)
4. Nầy, ta ở cùng ngươi, ngươi đi đâu, sẽ theo gìn giữ đó (15)
5. và đem ngươi về xứ nầy (15)
6. ta không bao giờ bỏ ngươi (15)
Nếu lời hứa ấy dường như không quan trọng, sở dĩ như thế là vì chúng ta ngày nay không ở vào chỗ mà Giacốp đã ở trong đêm đó. Nếu bạn nghiên cứu mấy lời nầy thật cẩn thận, thì rõ ràng là Đức Chúa Trời đang gặp gỡ Giacốp vào thời điểm ông có cần nhất.
Hãy suy nghĩ về mọi nhu cần mà mấy lời nầy chỉ ra:
Xấu hổ: “Ta là Đức Chúa Trời của Ápraham, tổ phụ ngươi”
Phản bội: “Ta là Đức Chúa Trời của Ysác”
Mất quê hương mình: “Ta sẽ ban cho ngươi đất nầy”
Vô nghĩa: “Các chi họ thế gian sẽ nhờ ngươi và dòng dõi ngươi mà được phước”
Mất gia đình: “Dòng dõi ngươi sẽ đông như cát bụi trên mặt đất”
Sợ tương lai: “Ta ở cùng ngươi … bất cứ đâu ngươi đi”
Sợ thất bại: “Ta sẽ không bao giờ bỏ ngươi cho tới chừng ta đã làm xong những điều ta đã hứa cùng ngươi”
Như lời đã được ban ra, thì nhận lãnh cũng tốt lành y như thế. Giacốp giờ đây nhận lãnh chính lời hứa mà Đức Chúa Trời đã ban cho ông nội và cha của mình. Thêm nữa, Đức Chúa Trời hứa ở cùng ông trong khi ông ở tại Charan và một ngày kia đem ông về lại Đất Hứa. Đây chính xác là những gì Giacốp cần phải nghe trong đêm ông hành trình đến Charan:
“Nầy con, ta biết con là ai và ta biết những điều con đã làm. Không một điều gì có thể giấu được ta. Ta cũng biết ngươi sợ hãi là dường nào. Hãy ghi nhớ điều nầy: Khi con đến tại Charan, con sẽ không đi một mình đâu vì ta sẽ đi cùng con. Và khi thì giờ của con ở tại Charan đã xong, ta sẽ đem con an toàn về lại quê hương. Con có lời thánh của ta về mọi sự ấy”.
Hãy suy nghĩ về sự ấy trong một phút xem. Ở điểm nầy Giacốp cảm thấy:
Lỗi lầm về quá khứ
Sợ hãi về tương lai
Bất an trong hiện tại.
Đối với mọi sự đó, Đức Chúa Trời chỉ phán: “Ta sẽ ở cùng ngươi”. Đấy là một giải pháp toàn bộ cho tội lỗi, sợ hãi và lo âu. Qua mọi sự nầy, Giacốp đang tiếp thu bài học mà chẳng có nơi nào ông có thể đi mà Đức Chúa Trời lại thực sự không có ở đó.
Khám phá thuộc linh nổi bật nhất của tôi trong năm 1992
Bạn có biết lẽ thật ấy được gọi là gì không? Cách đây chừng mấy tháng, tôi không biết nó có một cái tên. Nhưng chỉ sau khi tôi trở về từ Belize, tôi nhận được lá thư từ The Caleb Project [dự án Caleb]. Đây là một bài viết về điều được gọi là “ơn ngăn ngừa của Đức Chúa Trời”. Ơn ấy có ý nói “ơn đi trước”. Bạn có thể xác định ơn ấy theo cách nầy: “Trong mỗi tình huống của cuộc đời, Đức Chúa Trời đã vận hành rồi trước khi tôi gặp nó. Ngài đang hành động thật sáng tạo, có chiến lược và cứu chuộc vì ích cho tôi và vì sự vinh hiển của Ngài”. Wow! Nhiều lần tôi có khuynh hướng hạn chế sự suy nghĩ của mình trước sự thật Đức Chúa Trời đang ở cùng tôi khi tôi trải qua đời nầy. Thật vậy, nhưng đấy chỉ là một phần của câu chuyện. Không những Ngài ở cùng tôi lúc bây giờ, mà Ngài còn còn đi trước tôi suốt cả con đường nữa.
Hãy suy nghĩ sự ấy theo cách nầy: Khi tôi đang phấn đấu với mọi nan đề của ngày hôm nay, Đức Chúa Trời đang chịu khó hành động cung cấp các giải pháp cho những việc mà tôi sẽ gặp gỡ với vào ngày mai. Ngài đã hiện diện ở đó rồi, hành động thật sáng tạo trong mọi tình huống mà tôi phải đối mặt với, Ngài sửa soạn chúng cho tôi và sửa soạn tôi để gặp gỡ chúng.
Hay phải nói theo cách khác: Trong khi tôi sống vào ngày thứ Ba, Ngài đang dọn con đường cho tôi vào ngày thứ Sáu. Đấy là những gì Châm ngôn 3:6 muốn nói khi câu ấy chép như sau: “Ngài sẽ chỉ dẫn các nẻo của con”.
Hay phải nói theo cách khác nữa: Đức Chúa Trời đã vận hành rồi, lo cung cấp các giải pháp cho mọi nan đề mà thậm chí tôi chưa biết là tôi phải gặp gỡ nữa! Điều đó thổi tung lý trí của tôi.
Có phải bạn lấy làm lo về tuần tới không? Hãy quên nổi lo ấy đi. Ngài đã hiện diện ở đó rồi. Còn về năm tới thì sao chứ? Đừng đổ mồ hôi về năm ấy mà chi. Ngài đã hiện diện ở đó rồi. Còn về buổi nhóm vào tuần tới thì sao? Hãy ngủ cho ngon đi. Ngài đã hiện diện ở đó rồi. Còn về quyết định khó khăn cho những gì có ở trước mặt bạn thì sao? Đừng sợ. Ngài đã hiện diện ở đó rồi. Ngài đã hiện diện ở đó rồi.
Sẽ là đủ, nếu Đức Chúa Trời chỉ cùng đi với bạn qua những biến cố của cuộc sống. Nhưng Ngài còn làm nhiều hơn thế nữa. Ngài đang đi trước mặt bạn đó, dọn đường, sắp xếp mọi chi tiết của cuộc sống, để khi bạn đi đến đó, bạn có thể có lòng tin cậy rằng Đức Chúa Trời đã hiện diện ở đó rồi trước bạn đấy.
Đấy là ơn ngăn ngừa của Đức Chúa Trời. Ngài đi trước dân sự Ngài. Ngài đang vận hành trong tương lai đang khi chúng ta còn sống trong hiện tại. Đấy là điều Giacốp đang khám phá trong giấc chiêm bao lúc nửa đêm.
Bạn không phải đi nhà thờ mới gặp được Đức Chúa Trời theo cách riêng
Thình lình Giacốp tỉnh thức với một khởi sự. Mấy giờ rồi nhỉ? Đôi khi là sau nửa đêm. Ông xoa tay lên đôi mắt của mình, vươn vai, ngáp dài, trở mình dậy, và rồi ông nhớ lại. Có phải là chiêm bao chăng? Hay đấy là thực tại? Hoặc có phải là thực tại trong chiêm bao? Suy nghĩ, dừng lại, nghiền gẫm, ông bắt đầu ghép từng mảng lại với nhau trong lý trí mình. “Gia-cốp thức giấc, nói rằng: Thật Đức Giê-hô-va hiện có trong nơi đây mà tôi không biết! Người bắt sợ và nói rằng: Chốn nầy đáng kinh khủng thay! Đây thật là đền Đức Chúa Trời, thật là cửa của trời!” Cụm từ “đền của Đức Chúa Trời” trong tiếng Hybálai là chữ “Bêtên”.
Có phải đấy là những gì Giacốp đã khám phá ra? Ông đã khám phá ra sự toàn tại của Đức Chúa Trời — nghĩa là Đức Chúa Trời hiện diện ở khắp mọi nơi mọi lúc. Đấy là lý do tại sao ông đã gọi nơi chốn ấy, chỗ ông nằm ngủ đó là Bêtên — đền của Đức Chúa Trời. Trong nhiều năm sắp tới, dòng dõi của Giacốp sẽ dựng lên một đền thờ to lớn tại thành Jerusalem và nơi ấy sẽ được gọi là “nhà của Đức Chúa Trời”. Nhưng không một tòa nhà bằng gạch và hồ nào — bất luận rực rỡ ra sao — có thể chứa được sự hiện diện của Đấng Toàn Năng. Khi chúng ta gọi nhà thờ của chúng ta là nhà của Đức Chúa Trời, chúng ta chỉ muốn nói rằng chúng được hiến cho sự thờ lạy Đức Chúa Trời mà thôi. Có người nghĩ rằng Đức Chúa Trời đang hiện diện nhiều trong một tòa nhà hơn là bất cứ đâu khác. Không phải như vậy đâu. Những gì Đức Chúa Trời đang dạy dỗ Giacốp, ấy là bất kỳ chỗ nào cũng có thể là “đền của Đức Chúa Trời” cho bạn nếu bạn gặp gỡ Chúa ở đó.
Bạn không phải đi nhà thờ mới gặp được Đức Chúa Trời.
Bạn có thể gặp Ngài ngay trên xa lộ.
Hay trong phòng đợi của bệnh viện.
Hay trong tiệm McDonald.
Hoặc trên thuyền ở Hồ Michigan.
Hay trên chuyến bay băng ngang qua Đại tây dương.
Hoặc một mình trên ghế xích đu.
Hay đang đi xe bus đến trường.
Hoặc ngồi trên ghế đá công viên.
Hay đang lái xe.
Đức Chúa Trời hiện diện ở khắp mọi nơi. Bất cứ đâu bạn sinh sống, Đức Chúa Trời hiện diện ở đó. Và bất cứ đâu Đức Chúa Trời hiện diện, có một cầu thang bắc từ chỗ Đức Chúa Trời ngự xuống tới chỗ bạn đang sinh sống.
Bạn không phải có một “nơi thánh”. Bất kỳ chỗ nào cũng có thể là “nơi thánh” nếu bạn dừng lại và lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời phán cùng bạn. Đôi khi chúng ta có một kinh nghiệm thuộc linh rất sâu sắc, và chúng ta nói: “Tôi thực sự cảm thấy sự hiện diện của Đức Chúa Trời”.
+ Đức Chúa Trời ở cùng bạn dù bạn có cảm thấy hay không.
+ Đức Chúa Trời ở cùng bạn dù bạn có nhận biết hay không.
+ Đức Chúa Trời ở cùng bạn dù bạn có thấy hay không.
+ Đức Chúa Trời ở cùng bạn dù bạn ý thức hay không.
Hãy chú ý thì động từ: “Đức Giêhôva hiện có trong nơi đây”. “Hiện có” chớ không phải là “đã”. “Thật Đức Giêhôva hiện có trong nơi đây mà tôi không biết”. Giacốp mới vừa học biết được rằng Đức Chúa Trời luôn luôn hiện diện với dân sự Ngài dù họ nhận biết hay là không.
Không một hố nào là quá sâu
Tôi quan sát thấy rằng có một vài người gặp gỡ Đức Chúa Trời vào sáng Chúa nhật. Có thể bạn gặp gỡ Đức Chúa Trời trên chiếc giường phiền não, hoặc khi bạn thất nghiệp, hay lúc con cái bạn đau ốm, hoặc khi bạn bè phản bội bạn, hay lúc hôn nhân của bạn sụp đổ. Có thể bạn gặp gỡ Ngài sau tai nạn hơn là trong giờ uống càphê vào sáng Chúa nhật. Có thể bạn gặp Ngài trong bệnh viện hơn là trong nơi thánh.
Không phải vì Đức Chúa Trời không hiện diện ở đây. Ngài đang hiện diện ở đây, chớ không phải chỉ riêng có ngày Chúa nhật đâu. Nan đề của chúng ta là, Đức Chúa Trời phán dạy song chúng ta chẳng lắng nghe. Sự ấy dẫn tới tai họa, tới thất bại, tới trở ngại tài chính, tới chứng đau đầu, tới tật bịnh, tới sự sụp đổ mọi giấc mộng của chúng ta — sau cùng chúng ta ngước mặt lên trời rồi nói: “Thật Đức Giêhôva hiện có trong nơi đây mà tôi không biết”.
Cách đây mấy tuần, gia đình chúng tôi thuê phim The Hiding Place — có lẽ là phim Cơ đốc hay nhất đã từng được quay. Đây là câu chuyện nói tới Corrie Ten Boom và sự giải cứu của bà ra khỏi trại tù Phátxít. Tôi đã biết phim ấy khi cuộn phim được phát hành cách đây nhiều năm, nhưng chưa xem qua kể từ dạo ấy. Chúng tôi đã thuê phim ấy để mấy đứa con trai có thể cùng xem với chúng tôi.
Cuốn phim cho thấy làm thể nào Corrie và chị của bà đã che giấu người Do thái ở Hà lan, cuối cùng bị bắt, rồi bị đưa vào trại tập trung Ravensbruck. Nếu bạn đã xem qua cuộn phim, bạn sẽ nhớ rằng chị của Corrie bị bịnh hòng chết và Corrie đã tìm cách khích lệ chị mình đừng nhượng bộ. Khi họ hát lên những bài thánh ca rồi kể lại Kinh thánh, những lính canh tù đã bước vào rồi đánh đập họ. Ở giữa tình trạng suy sụp không thể nói được, Corrie và chị của bà đã làm chứng cho Đức Chúa Jêsus Christ. Ở cuối cuộn phim, Corrie kể lại thể nào vào đầu năm 1945, qua một lỗi văn thư, bà được phóng thích ra khỏi trại tù. Mấy ngày sau đó, tất cả phụ nữ ở tuổi bà đều bị định phải chết hết. Sau khi thuật lại câu chuyện đó, Corrie Ten Boom đã nói: “Trong suốt những năm tháng nầy, tôi đã đi khắp thế giới, với một sứ điệp: Chẳng có cái hố nào quá sâu đến nỗi tình yêu của Đức Chúa Trời không với tới, vì tình yêu ấy còn sâu hơn nhiều”.
Ngay cả trại tù Phátxít cũng có thể trở thành Bêtên — nhà của Đức Chúa Trời — và là cửa của trời.
Bạn không phải đi nhà thờ mới gặp được Đức Chúa Trời. Hầu hết chúng ta đều gặp Ngài trong những hố sâu của cuộc đời. Chính ở đó, trong chốn cùng cực của chúng ta, chúng ta mới khám phá ra những gì Corrie Ten Boom đã khám phá trong trại Ravensbruck: “Chẳng có cái hố nào quá sâu đến nỗi tình yêu của Đức Chúa Trời không với tới, vì tình yêu ấy còn sâu hơn nhiều”.
Bàn thờ và Lời thề
Câu chuyện của chúng ta gần như đã xong rồi. Sáng hôm sau Giacốp quyết định dựng lên một bàn thờ tưởng niệm giấc chiêm bao đáng nhớ của mình. Ông đã gọi nơi chốn ấy là “Bêtên" — nhà của Đức Chúa Trời. Khi ấy, ông lập một lời thề phục vụ Đức Chúa Trời cách trung tín và thờ lạy Đức Chúa Trời ngay trên chỗ đó khi ông trở về lại Đất Hứa. Ông cũng thề dâng cho Đức Chúa Trời một phần mười (1/10) mọi tài sản của mình (các câu 18-22). Một số nhà giải kinh đã chỉ trích điều nầy như một đáp ứng có điều kiện, không thích nghi, nhưng tôi nghĩ đấy là một sự bất công. Lời thề của Giacốp có ý nói: “Lạy Chúa, con nắm lấy Ngài theo như Lời của Ngài. Con tin Ngài sẽ làm những điều Ngài phán và vì lẽ đó con hết lòng tự cam kết với Ngài”. Tôi nghĩ đây là một câu nói long trọng nhất của đức tin.
Khi nhìn vào toàn bộ câu chuyện nầy, câu nói nầy trụ như một phát biểu về sự gần gũi của Đức Chúa Trời ngay giờ phút có cần riêng tư của chúng ta. Đây là một câu chuyện nói tới sự Đức Chúa Trời gần gũi trong lúc tuyệt vọng sâu sắc nhất. Đây là một câu chuyện nói tới Đức Chúa Trời thể nào đã với xuống chúng ta. Đây là một câu chuyện nói tới ân điển của Đức Chúa Trời tìm gặp chúng ta ngay nơi chúng ta đang sinh sống.
Cái thang bắc từ trời
Thêm một lời nữa và chúng ta đã xem xét. Bạn có biết chỗ nào câu chuyện nầy được nhắc tới trong Tân Ước không? Tôi sẽ đưa ra cho bạn một gợi ý. Chính ở trong sách Tin Lành Giăng. Khi Philíp gặp gỡ Chúa Jêsus lần đầu tiên, ông phấn khích đến nỗi ông vội vã báo cho bạn mình là Nathanaên biết. Ông gọi Ngài là “Jêsus người Naxarét”. Câu nói ấy gây ấn tượng cho Nathanaên vì Naxarét chỉ là một ngôi làng nhỏ nằm trong xứ Galilê. Nathanaên đã đưa ra một thắc mắc nổi tiếng: “Há có vật gì tốt ra từ Na-xa-rét được sao?” (Giăng 1:46)
Đáp ứng của Philip hoàn toàn hợp lý. “Hãy đến xem”. Không có một áp lực nào hết, chỉ khiến bạn phải động não mà thôi. Khi Chúa Jêsus nhìn thấy Nathanaên, Ngài phán: “Nầy, một người Y-sơ-ra-ên thật, trong người không có điều dối trá chi hết”. Chúng ta hay lướt qua câu nói đó, nhưng nó gắn trực tiếp với câu chuyện của chúng ta. “Israel” là danh xưng được chính mình Đức Chúa Trời ban cho Giacốp. Nếu “Giacốp” có nghĩa là “kẻ lừa đảo” thì “Israel” có nghĩa là “một người cao thượng đắc thắng với Đức Chúa Trời”. Đúng vậy, Chúa Jêsus đang phán với Nathanaên: “Ngươi là con trai thật của kẻ có tên là Israel. Chẳng có chút dối trá nào ở trong ngươi”. Nói như thế nghĩa là nhắc cho Nathanaên nhớ đến câu chuyện về Giacốp.
Sau đó Nathanaên nói: “Lạy thầy, thầy là Con Đức Chúa Trời, thầy là Vua dân Y-sơ-ra-ên!” Chúa Jêsus đáp ứng bằng câu nói: “Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, các ngươi sẽ thấy trời mở ra, và thiên sứ của Đức Chúa Trời lên xuống trên Con người” (Giăng 1:51). Chúa Jêsus lấy đâu ra bức tranh ấy chứ? Ngài đang ám chỉ điều chi vậy? Ngài đang đề cập tới truyện tích của chúng ta ở Sáng thế ký 28 — câu chuyện nói tới cái thang của Giacốp.
Chúa Jêsus là cái thang của Giacốp
Đâu là ứng dụng Tân Ước về cái thang của Giacốp? Trong Tân Ước, cái thang của Giacốp không phải “cái gì” đâu, mà là “ai” kìa. Trong sách Tin Lành Giăng, Chúa Jêsus là cái thang bắc lên trời. Trong Sáng thế ký 28, Đức Chúa Trời ngự ở đỉnh thang, còn Giacốp thì ở nơi chân thang. Trong Giăng 1, Chúa Jêsus Con Đức Chúa Trời trụ ở chân cái thang. Nói như thế thì có nghĩa gì? Nghĩa là trong thân vị của Đức Chúa Jêsus Christ, Đức Chúa Trời đã bước xuống cái thang để hiệp với chúng ta ở trên đất.
Đức Chúa Jêsus Christ chính mình Ngài là cầu thang dẫn ngược lên trời. Nếu bạn muốn lên thiên đàng, Chúa Jêsus là cái thang, Ngài là cái thang, thang ấy sẽ đưa bạn từ đây lên đó. Đấy là lý do tại sao — về sau trong sách Tin Lành Giăng, Chúa Jêsus đã phán: “Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha” (Giăng 14:6). Chúa Jêsus là “đường đi” dẫn lên trời. Không có Ngài, chẳng còn có một con đường nào khác nữa.
Cái thang của Giacốp là chính mình Đức Chúa Jêsus Christ. Ngài đã hạ từ trời xuống đất để chúng ta có được một con đường đi từ đất lên trời. Có lẽ bạn đã nghe nói theo cách nầy:
Con Đức Chúa Trời trở thànhHai ngày trên chuyến hành trình dài những 500 dặm. Giacốp đang ở trên tuyến đường từ Bêe Sêba đến một nơi gọi là Charan trong một vùng đất có tên là Phađan Aram. Muốn đến đó, bạn phải đi về phía Bắc, rồi hướng Đông khi băng qua sông Giôđanh, rồi trở lại hướng Bắc về phía thành Đamách, rồi hướng Đông đến Tadmor, khi ấy đổi nhanh qua hướng Bắc lại để đến chặng cuối cuộc hành trình, băng qua sông Ơphơrát, sau cùng đến tại Charan, thành nầy nằm không xa đối với biên giới phía Nam của Thỗ Nhĩ Kỳ ngày nay.
Đây là một chuyến đi lùi lại thời gian dành cho Giacốp, sở dĩ lùi lại là vì ông đang lần theo các bước chơn của ông nội ông là Ápraham, Ápraham đã đi từ Charan đến Đất Hứa cách đây nhiều năm lắm rồi. Nhưng Ápraham đã để lại sau lưng ông một nơi định cư của dân tộc, một dân lớn lên và thịnh vượng trải bao năm trời. Thật là tự nhiên khi Rêbeca nghĩ tới Charan, bà nghĩ đến một nơi an toàn cho đứa con út bướng bỉnh của mình.
Hành trình quả là xa xôi, đến nỗi Êsau sẽ không rượt theo ông đến đó.
Tuy nhiên, đã có bà con ở đó, vì vậy sẽ không cảm thấy cô đơn đâu.
Mọi sự trong mọi sự, Charan là một lời đề nghị nhạy cảm.
Kế hoạch của Rêbeca rất là đơn giản. Bằng cách sai Giacốp đến Charan, bà đã đặt ông vào một nơi rất an toàn trong một vài tháng cho tới khi nào cơn giận của Êsau nguội đi. Khi ấy, bà sẽ nhắn tin cho Giacốp biết để mà quay về nhà. Đồng thời, bà hy vọng rằng con trai bà sẽ cưới một trong mấy người bà con ở Charan làm vợ và chắc chắn quay trở về với gia đình, với cô dâu trong tay. Đây là một chương trình rất tốt lành, và mọi sự sẽ diễn ra, song không chính xác như Rêbeca đã dự kiến.
Trên con đường đến Charan
Mọi sự thể ấy đều nằm trong thì tương lai khi Giacốp đang bước đi trên chuyến hành trình đơn độc đến Charan. Ông đã lên đường tính đến bây giờ thì đã hai ngày rồi.
Hai ngày đi bộ.
Hai ngày để suy nghĩ.
Hai ngày để suy gẫm.
Hai ngày để tự hỏi xem điều gì đã xảy ra.
Ông rời khỏi gia đình cách mau chóng. Sự thể không đẹp đẽ gì như ông mong muốn. Không, ông vội vã ra khỏi thị trấn, e Êsau sẽ dùng tay mình định đoạt mọi vấn đề. Giacốp đang trốn chạy vì mạng sống mình, mọi mối quan hệ đổ vỡ, mọi sự ràng buộc trong gia đình đã bị hủy diệt.
Giờ đây, vào buổi tối ngày thứ hai, khi mặt trời lặn xuống khỏi đường chân trời phía Tây, Giacốp phải dừng chơn vì đêm xuống. Ông mới tới ngoại ô của thành phố có tên là Luxơ, một nơi mà ông chưa hề biết, một thành phố đầy người lạ và có thể rất nguy hiểm. Vì vậy Giacốp với lòng đầy sợ hãi khi đến tại Luxơ, ông không dám vào trong thành, ngay khi đêm xuống.
Bên ngoài thành phố, trên sườn đồi rải rác với nhiều đá tảng, Giacốp làm giường ngủ cho mình. Ở phần đó của thế giới, đêm xuống thật mau chóng. Trong bóng tối đang nhóm lại, Giacốp đặt đầu mình lên một hòn đá phẳng, thật lớn.
Tôi tưởng tượng ông đã có một thời điểm khó nhọc khi nằm ngủ trong đêm ấy. Khi ông nhớ lại trong lý trí mình, tôi tự hỏi không biết ông đã nghĩ gì về gia đình của mình. Có phải ông lo lắng về người cha đã cao tuổi của mình? Liệu có phải một giọt nước mắt thầm lặng chảy dài xuống gò má của ông khi ông nhớ lại cái vẫy chào tạm biệt với mẹ mình? Có phải gương mặt ông chuyển sang màu sẫm trong bóng tối khi ông tái hiện lại cách lừa gạt đáng xấu hổ của ông? Có phải một viên đạn sợ hãi bắn vào tim ông khi ông suy nghĩ về lời thề muốn giết ông của Êsau?
Tôi dám chắc ông đã suy nghĩ về mọi chuyện đó, và còn nhiều thứ nữa, khi ông tìm cách ngủ trên cái giường bằng đá dưới những vì sao với hòn đá làm gối đầu. Khi các ngôi sao lộ ra, và các âm thanh kỳ dị của ban đêm nhét đầy tai của ông, Giacốp nhận ra rằng lần đầu tiên trong đời ông thực sự ở một mình.
Vô gia đình.
Không một xu dính túi.
Bất lực.
Cô đơn.
Có phải ông không nhũ thầm trong đêm ấy: “Sao điều nầy lại xảy đến với tôi chứ?” Giacốp, con trai của Ysác, cháu nội của Ápraham, người mang lấy lời hứa của Đức Chúa Trời, giờ đây đang chạy trốn vì mạng sống mình. Làm sao việc nầy lại xảy ra được chứ?
Một hòn đá làm gối
Ông chỉ có mình để mà đổ thừa. Chắc chắn là như thế. Và tôi dám chắc ông không bàn bạc chi về điểm đó đâu. Vì ông là một người đã lừa đảo anh mình. Ông là người đã nói dối cha mình. Ông là kẻ lừa đảo. Ông là một người vô giá trị. Ông là người đã làm tan nát chính gia đình của mình.
“Giacốp, ngươi là kẻ dại. Không có gì phải lạ lùng, ngươi đang ngủ tối nay trong bất an. Không có gì phải lạ lùng khi ngươi mơ những giấc mơ kỳ dị. Tấm lòng của ngươi đang nặng nề vì lương tâm của ngươi là lương tâm phạm tội. Hai bàn tay ngươi không sạch sẽ chi hết. Không có gì phải lạ lùng khi người không thể ngủ được tối nay”.
Giacốp đã nhận lãnh điều mình mong muốn. Đêm đó cô độc trên sườn đồi, ở bên ngoài thành Luxơ, đặt đầu mình trên hòn đá làm gối, ông chỉ có thể suy gẫm luôn cái giá mà ông đã trả cho những điều mà ông mong muốn.
Tôi dừng lại để nhắc tới một điểm đáng quan tâm. Họ nói cho chúng ta biết nếu bạn đến viếng khu vực nầy hôm nay, nó trông chẳng khác biệt bao nhiêu với thời của Giacốp. Trơ trụi, rải rác nhiều đá tảng, trông nó giống như cảnh hoang vắng trên mặt trăng vậy. Nó không giống như chỗ mà một người muốn đi đến để có một cuộc gặp gỡ với Đức Chúa Trời. Thật vậy, đó là một nơi mà bạn phải đi đến nếu bạn đang chạy trốn khỏi Đức Chúa Trời.
Ông chìm trong một giấc ngủ không được dễ dàng lắm. Trong khi ông nằm ngủ, ông đã có một trong những giấc chiêm bao nổi tiếng nhất trong lịch sử. Sáng thế ký 28:12 cho chúng ta biết những gì ông đã nhìn thấy: “bèn chiêm bao thấy một cái thang bắc từ dưới đất, đầu đến tận trời, các thiên sứ của Đức Chúa Trời đi lên xuống trên thang đó. Nầy, Đức Giê-hô-va ngự trên đầu thang…”.
Đức Chúa Trời chưa hề phán với Giacốp trước đó. Trong các năm tháng của cuộc đời ông, Đức Chúa Trời chưa hề phán trực tiếp với ông. Đối với ông nội ông là Ápraham — có. Đối với Ysác cha của ông — có. Nhưng đối với Giacốp — không. Trong cả cuộc đời ông, ông đã sống bằng thứ đức tin vay mượn của cha và ông nội ông. Ông được nuôi dạy bằng đức tin của họ, được truyền thụ đức tin của họ, ông biết rõ đức tin của họ, và thậm chí đã tin theo đức tin của họ, nhưng ông chưa hề có một kinh nghiệm riêng tư nào với Đức Chúa Trời của cha và ông nội mình. Đối với Giacốp, đây là một thực tại phụ thuộc.
Điểm đáng kinh ngạc, ấy là Đức Chúa Trời giờ đây phán cùng Giacốp vào thời điểm thất vọng của ông. Mọi sự đã xảy ra chỉ là mở đầu. Ngay cả sự lừa đảo và mưu mẹo của ông đã được Đức Chúa Trời sử dụng để đưa ông đến thời điểm quí báu nầy trong cuộc sống. Giờ đây, ông đã chạy trốn vì mạng sống mình, giờ đây ông đang rời khỏi Đất Hứa, giờ đây ông đã làm cho mình thất sủng, giờ đây ông đã rơi xuống tận đáy vào lúc sau cùng, đúng thời điểm đó, Đức Chúa Trời phán cùng Giacốp. C.S. Lewis nói rằng Đức Chúa Trời thì thào với chúng ta trong chỗ khoái lạc của chúng ta và lớn tiếng với chúng ta trong khi chúng ta lâm cảnh khổ nàn. Ông nói, đau khổ là cái loa của Đức Chúa Trời để đánh thức một thế giới đang say ngủ. Giờ đây, Đức Chúa Trời vận hành để đánh thức Giacốp ngay khi ông đang nằm ngủ.
Cái thang bắc lên tận trời
Sự việc xảy ra trong hình thức giấc chiêm bao lạ lùng. Trong giấc mơ của ông, Giacốp đã nhìn thấy một cái thang (tiếng Hybálai là sullam. Nó có nghĩa là “cái thang” nhưng đúng nhất là “cầu thang") bắc từ trời xuống đất. Điểm chính, ấy là Giacốp nhìn thấy cầu thang nầy đặt trên đất ngay chỗ mà ông vừa nằm xuống ngủ.
Trên cầu thang, Giacốp nhìn thấy các thiên sứ của Đức Chúa Trời đi lên đi xuống cầu thang. Cái điều có giá trị, ấy là chẳng phải nhiều người trong Kinh thánh từng nhìn thấy các thiên sứ đâu. Hầu hết mọi người đều sống đời sống của họ và chưa từng nhìn thấy một thiên sứ. Nhưng đó đây, vào các thời điểm cụ thể nhất định trong lịch sử, Đức Chúa Trời đã cho phép một vài người nhìn thấy các thiên sứ đang vận hành. Điều nầy giống như thể Đức Chúa Trời sẽ vén lên các bức màn vào một thời điểm cụ thể để khiến cho ai đó nhìn thấy các thiên sứ của Đức Chúa Trời đang làm việc ở đàng sau bối cảnh. Giacốp là một trong mấy người may mắn đó.
Các thiên sứ đang làm gì vậy? Họ đang đem các sứ điệp từ đất lên trời và các sứ điệp từ trời xuống đất. Họ là những thiên sứ đưa tin, họ báo cáo với Đức Chúa Trời về tình trạng của địa cầu. Họ cũng thể hiện ra ý chỉ của Đức Chúa Trời — những lời cầu nguyện được nhậm, cung ứng sự hướng dẫn, cung ứng sự bảo hộ, đánh trận cho dân sự của Đức Chúa Trời, chống đỡ các cuộc tấn công của Satan.
Trên đỉnh của cầu thang, chính mình Đức Chúa Trời đang đứng ở đó. Chỉ hãy suy nghĩ bấy nhiêu thôi. Giacốp đang ở chân cầu thang, Đức Chúa Trời ở trên đỉnh thang, một cầu thang đầy dẫy với các thiên sứ ở giữa. Như vậy, thì có nghĩa gì chứ?
Có phải Đức Chúa Trời quá bận rộn đến nỗi không trợ giúp bạn chăng?
Cho phép tôi trả lời cho thắc mắc ấy theo cách nầy. Có một lý do cho thấy tại sao Giacốp là một kẻ lừa đảo. Ông đã lừa đảo vì ông tưởng Đức Chúa Trời ở xa lắm đối với ông. Ông có cùng hình ảnh nói tới Đức Chúa Trời mà nhiều người có hôm nay — một Đức Chúa Trời ở trên trời, Ngài quấn lấy cả vũ trụ nầy giống như một chiếc đồng hồ thật lớn, khiến nó phải chạy, và rồi chính Ngài lại phải bận bịu với nhiều việc khác. Đối với Giacốp, Đức Chúa Trời quá to lớn, quá vĩ đại, quá uy nghi, quá toàn năng nên không thể quan tâm đến một người đại loại giống như ông. Ấy chẳng phải nhận định của Giacốp về Đức Chúa Trời là quá nhỏ nhoi đâu. Không phải vậy đâu. Giacốp đã nhìn thấy Đức Chúa Trời là hoàn toàn siêu việt, đã dời xa khỏi đất đến nỗi Ngài chẳng có thì giờ để lo liệu mọi chi tiết trong sinh hoạt của con người.
Đôi khi hết thảy chúng ta đều cảm thấy y như vậy đấy. “Có thể Đức Chúa Trời yêu thương tôi, tôi biết Kinh thánh nói Ngài yêu thương. Nhưng đây là một thế giới to lớn, và ai nấy đều có nhiều nan đề, và Ngài nhận chăm sóc cho cả 5 tỉ người. Làm sao Đức Chúa Trời có thì giờ để lo liệu cho tôi chứ?”
Nhưng lối suy nghĩ ấy dẫn tới một kết luận sai lầm. Nếu Đức Chúa Trời không tư riêng, nếu Ngài không quan tâm đến đời sống của bạn, thế thì bạn bị bỏ lại một mình để tự lo. Rốt lại, bạn đã nhận lấy một quyển sách đầy nguyên tắc, bạn đã nhận lãnh Mười Điều Răn, nhưng sau đó, chính mỗi người phải tự lo cho mình. Vì vậy, nếu bạn phải uốn cong các luật lệ, thì phải làm thôi. Không một ai chăm sóc cho bạn cả trừ ra chính mình bạn. Đấy đúng là cách mà cuộc sống đang vận hành.
Nghe có vẻ hấp dẫn đấy, và có thể cũng mang lấy âm điệu thuộc linh nữa. Đấy là cách mà Giacốp đã sống trong các năm tháng nầy. Ông đã lừa đảo vì ông tưởng Đức Chúa Trời, một là không để ý hoặc không quan tâm hay quá bận rộn không thể trợ giúp cho ông được. Thế là Giacốp khăng khăng nắm lấy mọi vấn đề trong hai bàn tay của ông.
Giacốp đã lý luận theo cách nầy: “Nếu Đức Chúa Trời có mặt ở đây, tôi sẽ chẳng phải lo liệu mọi sự theo cách nầy. Nhưng Đức Chúa Trời không có mặt ở đây. Vì vậy, tôi phải tự lo cho mình”.
“Ta sẽ đi với ngươi”
Nhưng Giacốp đã sai lầm. Sứ điệp của giấc chiêm bao là đây: “Hỡi Giacốp, ta đang ở gần ngươi hơn ngươi tưởng. Mặc dù ta đang ở trên trời và ngươi đang ở dưới đất, có cái cầu thang bắc từ ngươi lên đến ta. Và các thiên sứ của ta thường xuyên quan phòng ngươi. Họ trình cho ta biết những điều ngươi có cần và ta đã sai họ trở lại trần gian với câu trả lời của ta. Ta không ở xa đâu. Thật vậy, ta ở với ngươi bất cứ đâu ngươi đi. Khi ngươi đi, chiếc cầu thang của ta cùng đi với ngươi. Ta ở với ngươi tại Bêe Sêba. Ta ở với ngươi khi người gạt gẫm Êsau. Ta ở với ngươi khi ngươi dối gạt cha ngươi. Ta đang ở với ngươi tối nay. Và ta sẽ ở với ngươi tại Charan. Bất cứ đâu ngươi đi đến, ta sẽ cùng đi với ngươi”.
Đấy là mọi sự mà giấc mơ nầy đang nói tới. Đây là một sứ điệp nói tới sự ở gần của Đức Chúa Trời.
Để giúp cho Giacốp hiểu rõ điều đó, Đức Chúa Trời tái khẳng định lời hứa Ngài đã lập với Ápraham và Ysác:
1. Ta sẽ ban cho ngươi đất nầy (13)
2. Dòng dõi ngươi sẽ đông như cát bụi trên mặt đất (14)
3. và các chi họ thế gian sẽ nhờ ngươi và dòng dõi ngươi mà được phước (14)
4. Nầy, ta ở cùng ngươi, ngươi đi đâu, sẽ theo gìn giữ đó (15)
5. và đem ngươi về xứ nầy (15)
6. ta không bao giờ bỏ ngươi (15)
Nếu lời hứa ấy dường như không quan trọng, sở dĩ như thế là vì chúng ta ngày nay không ở vào chỗ mà Giacốp đã ở trong đêm đó. Nếu bạn nghiên cứu mấy lời nầy thật cẩn thận, thì rõ ràng là Đức Chúa Trời đang gặp gỡ Giacốp vào thời điểm ông có cần nhất.
Hãy suy nghĩ về mọi nhu cần mà mấy lời nầy chỉ ra:
Xấu hổ: “Ta là Đức Chúa Trời của Ápraham, tổ phụ ngươi”
Phản bội: “Ta là Đức Chúa Trời của Ysác”
Mất quê hương mình: “Ta sẽ ban cho ngươi đất nầy”
Vô nghĩa: “Các chi họ thế gian sẽ nhờ ngươi và dòng dõi ngươi mà được phước”
Mất gia đình: “Dòng dõi ngươi sẽ đông như cát bụi trên mặt đất”
Sợ tương lai: “Ta ở cùng ngươi … bất cứ đâu ngươi đi”
Sợ thất bại: “Ta sẽ không bao giờ bỏ ngươi cho tới chừng ta đã làm xong những điều ta đã hứa cùng ngươi”
Như lời đã được ban ra, thì nhận lãnh cũng tốt lành y như thế. Giacốp giờ đây nhận lãnh chính lời hứa mà Đức Chúa Trời đã ban cho ông nội và cha của mình. Thêm nữa, Đức Chúa Trời hứa ở cùng ông trong khi ông ở tại Charan và một ngày kia đem ông về lại Đất Hứa. Đây chính xác là những gì Giacốp cần phải nghe trong đêm ông hành trình đến Charan:
“Nầy con, ta biết con là ai và ta biết những điều con đã làm. Không một điều gì có thể giấu được ta. Ta cũng biết ngươi sợ hãi là dường nào. Hãy ghi nhớ điều nầy: Khi con đến tại Charan, con sẽ không đi một mình đâu vì ta sẽ đi cùng con. Và khi thì giờ của con ở tại Charan đã xong, ta sẽ đem con an toàn về lại quê hương. Con có lời thánh của ta về mọi sự ấy”.
Hãy suy nghĩ về sự ấy trong một phút xem. Ở điểm nầy Giacốp cảm thấy:
Lỗi lầm về quá khứ
Sợ hãi về tương lai
Bất an trong hiện tại.
Đối với mọi sự đó, Đức Chúa Trời chỉ phán: “Ta sẽ ở cùng ngươi”. Đấy là một giải pháp toàn bộ cho tội lỗi, sợ hãi và lo âu. Qua mọi sự nầy, Giacốp đang tiếp thu bài học mà chẳng có nơi nào ông có thể đi mà Đức Chúa Trời lại thực sự không có ở đó.
Khám phá thuộc linh nổi bật nhất của tôi trong năm 1992
Bạn có biết lẽ thật ấy được gọi là gì không? Cách đây chừng mấy tháng, tôi không biết nó có một cái tên. Nhưng chỉ sau khi tôi trở về từ Belize, tôi nhận được lá thư từ The Caleb Project [dự án Caleb]. Đây là một bài viết về điều được gọi là “ơn ngăn ngừa của Đức Chúa Trời”. Ơn ấy có ý nói “ơn đi trước”. Bạn có thể xác định ơn ấy theo cách nầy: “Trong mỗi tình huống của cuộc đời, Đức Chúa Trời đã vận hành rồi trước khi tôi gặp nó. Ngài đang hành động thật sáng tạo, có chiến lược và cứu chuộc vì ích cho tôi và vì sự vinh hiển của Ngài”. Wow! Nhiều lần tôi có khuynh hướng hạn chế sự suy nghĩ của mình trước sự thật Đức Chúa Trời đang ở cùng tôi khi tôi trải qua đời nầy. Thật vậy, nhưng đấy chỉ là một phần của câu chuyện. Không những Ngài ở cùng tôi lúc bây giờ, mà Ngài còn còn đi trước tôi suốt cả con đường nữa.
Hãy suy nghĩ sự ấy theo cách nầy: Khi tôi đang phấn đấu với mọi nan đề của ngày hôm nay, Đức Chúa Trời đang chịu khó hành động cung cấp các giải pháp cho những việc mà tôi sẽ gặp gỡ với vào ngày mai. Ngài đã hiện diện ở đó rồi, hành động thật sáng tạo trong mọi tình huống mà tôi phải đối mặt với, Ngài sửa soạn chúng cho tôi và sửa soạn tôi để gặp gỡ chúng.
Hay phải nói theo cách khác: Trong khi tôi sống vào ngày thứ Ba, Ngài đang dọn con đường cho tôi vào ngày thứ Sáu. Đấy là những gì Châm ngôn 3:6 muốn nói khi câu ấy chép như sau: “Ngài sẽ chỉ dẫn các nẻo của con”.
Hay phải nói theo cách khác nữa: Đức Chúa Trời đã vận hành rồi, lo cung cấp các giải pháp cho mọi nan đề mà thậm chí tôi chưa biết là tôi phải gặp gỡ nữa! Điều đó thổi tung lý trí của tôi.
Có phải bạn lấy làm lo về tuần tới không? Hãy quên nổi lo ấy đi. Ngài đã hiện diện ở đó rồi. Còn về năm tới thì sao chứ? Đừng đổ mồ hôi về năm ấy mà chi. Ngài đã hiện diện ở đó rồi. Còn về buổi nhóm vào tuần tới thì sao? Hãy ngủ cho ngon đi. Ngài đã hiện diện ở đó rồi. Còn về quyết định khó khăn cho những gì có ở trước mặt bạn thì sao? Đừng sợ. Ngài đã hiện diện ở đó rồi. Ngài đã hiện diện ở đó rồi.
Sẽ là đủ, nếu Đức Chúa Trời chỉ cùng đi với bạn qua những biến cố của cuộc sống. Nhưng Ngài còn làm nhiều hơn thế nữa. Ngài đang đi trước mặt bạn đó, dọn đường, sắp xếp mọi chi tiết của cuộc sống, để khi bạn đi đến đó, bạn có thể có lòng tin cậy rằng Đức Chúa Trời đã hiện diện ở đó rồi trước bạn đấy.
Đấy là ơn ngăn ngừa của Đức Chúa Trời. Ngài đi trước dân sự Ngài. Ngài đang vận hành trong tương lai đang khi chúng ta còn sống trong hiện tại. Đấy là điều Giacốp đang khám phá trong giấc chiêm bao lúc nửa đêm.
Bạn không phải đi nhà thờ mới gặp được Đức Chúa Trời theo cách riêng
Thình lình Giacốp tỉnh thức với một khởi sự. Mấy giờ rồi nhỉ? Đôi khi là sau nửa đêm. Ông xoa tay lên đôi mắt của mình, vươn vai, ngáp dài, trở mình dậy, và rồi ông nhớ lại. Có phải là chiêm bao chăng? Hay đấy là thực tại? Hoặc có phải là thực tại trong chiêm bao? Suy nghĩ, dừng lại, nghiền gẫm, ông bắt đầu ghép từng mảng lại với nhau trong lý trí mình. “Gia-cốp thức giấc, nói rằng: Thật Đức Giê-hô-va hiện có trong nơi đây mà tôi không biết! Người bắt sợ và nói rằng: Chốn nầy đáng kinh khủng thay! Đây thật là đền Đức Chúa Trời, thật là cửa của trời!” Cụm từ “đền của Đức Chúa Trời” trong tiếng Hybálai là chữ “Bêtên”.
Có phải đấy là những gì Giacốp đã khám phá ra? Ông đã khám phá ra sự toàn tại của Đức Chúa Trời — nghĩa là Đức Chúa Trời hiện diện ở khắp mọi nơi mọi lúc. Đấy là lý do tại sao ông đã gọi nơi chốn ấy, chỗ ông nằm ngủ đó là Bêtên — đền của Đức Chúa Trời. Trong nhiều năm sắp tới, dòng dõi của Giacốp sẽ dựng lên một đền thờ to lớn tại thành Jerusalem và nơi ấy sẽ được gọi là “nhà của Đức Chúa Trời”. Nhưng không một tòa nhà bằng gạch và hồ nào — bất luận rực rỡ ra sao — có thể chứa được sự hiện diện của Đấng Toàn Năng. Khi chúng ta gọi nhà thờ của chúng ta là nhà của Đức Chúa Trời, chúng ta chỉ muốn nói rằng chúng được hiến cho sự thờ lạy Đức Chúa Trời mà thôi. Có người nghĩ rằng Đức Chúa Trời đang hiện diện nhiều trong một tòa nhà hơn là bất cứ đâu khác. Không phải như vậy đâu. Những gì Đức Chúa Trời đang dạy dỗ Giacốp, ấy là bất kỳ chỗ nào cũng có thể là “đền của Đức Chúa Trời” cho bạn nếu bạn gặp gỡ Chúa ở đó.
Bạn không phải đi nhà thờ mới gặp được Đức Chúa Trời.
Bạn có thể gặp Ngài ngay trên xa lộ.
Hay trong phòng đợi của bệnh viện.
Hay trong tiệm McDonald.
Hoặc trên thuyền ở Hồ Michigan.
Hay trên chuyến bay băng ngang qua Đại tây dương.
Hoặc một mình trên ghế xích đu.
Hay đang đi xe bus đến trường.
Hoặc ngồi trên ghế đá công viên.
Hay đang lái xe.
Đức Chúa Trời hiện diện ở khắp mọi nơi. Bất cứ đâu bạn sinh sống, Đức Chúa Trời hiện diện ở đó. Và bất cứ đâu Đức Chúa Trời hiện diện, có một cầu thang bắc từ chỗ Đức Chúa Trời ngự xuống tới chỗ bạn đang sinh sống.
Bạn không phải có một “nơi thánh”. Bất kỳ chỗ nào cũng có thể là “nơi thánh” nếu bạn dừng lại và lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời phán cùng bạn. Đôi khi chúng ta có một kinh nghiệm thuộc linh rất sâu sắc, và chúng ta nói: “Tôi thực sự cảm thấy sự hiện diện của Đức Chúa Trời”.
+ Đức Chúa Trời ở cùng bạn dù bạn có cảm thấy hay không.
+ Đức Chúa Trời ở cùng bạn dù bạn có nhận biết hay không.
+ Đức Chúa Trời ở cùng bạn dù bạn có thấy hay không.
+ Đức Chúa Trời ở cùng bạn dù bạn ý thức hay không.
Hãy chú ý thì động từ: “Đức Giêhôva hiện có trong nơi đây”. “Hiện có” chớ không phải là “đã”. “Thật Đức Giêhôva hiện có trong nơi đây mà tôi không biết”. Giacốp mới vừa học biết được rằng Đức Chúa Trời luôn luôn hiện diện với dân sự Ngài dù họ nhận biết hay là không.
Không một hố nào là quá sâu
Tôi quan sát thấy rằng có một vài người gặp gỡ Đức Chúa Trời vào sáng Chúa nhật. Có thể bạn gặp gỡ Đức Chúa Trời trên chiếc giường phiền não, hoặc khi bạn thất nghiệp, hay lúc con cái bạn đau ốm, hoặc khi bạn bè phản bội bạn, hay lúc hôn nhân của bạn sụp đổ. Có thể bạn gặp gỡ Ngài sau tai nạn hơn là trong giờ uống càphê vào sáng Chúa nhật. Có thể bạn gặp Ngài trong bệnh viện hơn là trong nơi thánh.
Không phải vì Đức Chúa Trời không hiện diện ở đây. Ngài đang hiện diện ở đây, chớ không phải chỉ riêng có ngày Chúa nhật đâu. Nan đề của chúng ta là, Đức Chúa Trời phán dạy song chúng ta chẳng lắng nghe. Sự ấy dẫn tới tai họa, tới thất bại, tới trở ngại tài chính, tới chứng đau đầu, tới tật bịnh, tới sự sụp đổ mọi giấc mộng của chúng ta — sau cùng chúng ta ngước mặt lên trời rồi nói: “Thật Đức Giêhôva hiện có trong nơi đây mà tôi không biết”.
Cách đây mấy tuần, gia đình chúng tôi thuê phim The Hiding Place — có lẽ là phim Cơ đốc hay nhất đã từng được quay. Đây là câu chuyện nói tới Corrie Ten Boom và sự giải cứu của bà ra khỏi trại tù Phátxít. Tôi đã biết phim ấy khi cuộn phim được phát hành cách đây nhiều năm, nhưng chưa xem qua kể từ dạo ấy. Chúng tôi đã thuê phim ấy để mấy đứa con trai có thể cùng xem với chúng tôi.
Cuốn phim cho thấy làm thể nào Corrie và chị của bà đã che giấu người Do thái ở Hà lan, cuối cùng bị bắt, rồi bị đưa vào trại tập trung Ravensbruck. Nếu bạn đã xem qua cuộn phim, bạn sẽ nhớ rằng chị của Corrie bị bịnh hòng chết và Corrie đã tìm cách khích lệ chị mình đừng nhượng bộ. Khi họ hát lên những bài thánh ca rồi kể lại Kinh thánh, những lính canh tù đã bước vào rồi đánh đập họ. Ở giữa tình trạng suy sụp không thể nói được, Corrie và chị của bà đã làm chứng cho Đức Chúa Jêsus Christ. Ở cuối cuộn phim, Corrie kể lại thể nào vào đầu năm 1945, qua một lỗi văn thư, bà được phóng thích ra khỏi trại tù. Mấy ngày sau đó, tất cả phụ nữ ở tuổi bà đều bị định phải chết hết. Sau khi thuật lại câu chuyện đó, Corrie Ten Boom đã nói: “Trong suốt những năm tháng nầy, tôi đã đi khắp thế giới, với một sứ điệp: Chẳng có cái hố nào quá sâu đến nỗi tình yêu của Đức Chúa Trời không với tới, vì tình yêu ấy còn sâu hơn nhiều”.
Ngay cả trại tù Phátxít cũng có thể trở thành Bêtên — nhà của Đức Chúa Trời — và là cửa của trời.
Bạn không phải đi nhà thờ mới gặp được Đức Chúa Trời. Hầu hết chúng ta đều gặp Ngài trong những hố sâu của cuộc đời. Chính ở đó, trong chốn cùng cực của chúng ta, chúng ta mới khám phá ra những gì Corrie Ten Boom đã khám phá trong trại Ravensbruck: “Chẳng có cái hố nào quá sâu đến nỗi tình yêu của Đức Chúa Trời không với tới, vì tình yêu ấy còn sâu hơn nhiều”.
Bàn thờ và Lời thề
Câu chuyện của chúng ta gần như đã xong rồi. Sáng hôm sau Giacốp quyết định dựng lên một bàn thờ tưởng niệm giấc chiêm bao đáng nhớ của mình. Ông đã gọi nơi chốn ấy là “Bêtên" — nhà của Đức Chúa Trời. Khi ấy, ông lập một lời thề phục vụ Đức Chúa Trời cách trung tín và thờ lạy Đức Chúa Trời ngay trên chỗ đó khi ông trở về lại Đất Hứa. Ông cũng thề dâng cho Đức Chúa Trời một phần mười (1/10) mọi tài sản của mình (các câu 18-22). Một số nhà giải kinh đã chỉ trích điều nầy như một đáp ứng có điều kiện, không thích nghi, nhưng tôi nghĩ đấy là một sự bất công. Lời thề của Giacốp có ý nói: “Lạy Chúa, con nắm lấy Ngài theo như Lời của Ngài. Con tin Ngài sẽ làm những điều Ngài phán và vì lẽ đó con hết lòng tự cam kết với Ngài”. Tôi nghĩ đây là một câu nói long trọng nhất của đức tin.
Khi nhìn vào toàn bộ câu chuyện nầy, câu nói nầy trụ như một phát biểu về sự gần gũi của Đức Chúa Trời ngay giờ phút có cần riêng tư của chúng ta. Đây là một câu chuyện nói tới sự Đức Chúa Trời gần gũi trong lúc tuyệt vọng sâu sắc nhất. Đây là một câu chuyện nói tới Đức Chúa Trời thể nào đã với xuống chúng ta. Đây là một câu chuyện nói tới ân điển của Đức Chúa Trời tìm gặp chúng ta ngay nơi chúng ta đang sinh sống.
Cái thang bắc từ trời
Thêm một lời nữa và chúng ta đã xem xét. Bạn có biết chỗ nào câu chuyện nầy được nhắc tới trong Tân Ước không? Tôi sẽ đưa ra cho bạn một gợi ý. Chính ở trong sách Tin Lành Giăng. Khi Philíp gặp gỡ Chúa Jêsus lần đầu tiên, ông phấn khích đến nỗi ông vội vã báo cho bạn mình là Nathanaên biết. Ông gọi Ngài là “Jêsus người Naxarét”. Câu nói ấy gây ấn tượng cho Nathanaên vì Naxarét chỉ là một ngôi làng nhỏ nằm trong xứ Galilê. Nathanaên đã đưa ra một thắc mắc nổi tiếng: “Há có vật gì tốt ra từ Na-xa-rét được sao?” (Giăng 1:46)
Đáp ứng của Philip hoàn toàn hợp lý. “Hãy đến xem”. Không có một áp lực nào hết, chỉ khiến bạn phải động não mà thôi. Khi Chúa Jêsus nhìn thấy Nathanaên, Ngài phán: “Nầy, một người Y-sơ-ra-ên thật, trong người không có điều dối trá chi hết”. Chúng ta hay lướt qua câu nói đó, nhưng nó gắn trực tiếp với câu chuyện của chúng ta. “Israel” là danh xưng được chính mình Đức Chúa Trời ban cho Giacốp. Nếu “Giacốp” có nghĩa là “kẻ lừa đảo” thì “Israel” có nghĩa là “một người cao thượng đắc thắng với Đức Chúa Trời”. Đúng vậy, Chúa Jêsus đang phán với Nathanaên: “Ngươi là con trai thật của kẻ có tên là Israel. Chẳng có chút dối trá nào ở trong ngươi”. Nói như thế nghĩa là nhắc cho Nathanaên nhớ đến câu chuyện về Giacốp.
Sau đó Nathanaên nói: “Lạy thầy, thầy là Con Đức Chúa Trời, thầy là Vua dân Y-sơ-ra-ên!” Chúa Jêsus đáp ứng bằng câu nói: “Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, các ngươi sẽ thấy trời mở ra, và thiên sứ của Đức Chúa Trời lên xuống trên Con người” (Giăng 1:51). Chúa Jêsus lấy đâu ra bức tranh ấy chứ? Ngài đang ám chỉ điều chi vậy? Ngài đang đề cập tới truyện tích của chúng ta ở Sáng thế ký 28 — câu chuyện nói tới cái thang của Giacốp.
Chúa Jêsus là cái thang của Giacốp
Đâu là ứng dụng Tân Ước về cái thang của Giacốp? Trong Tân Ước, cái thang của Giacốp không phải “cái gì” đâu, mà là “ai” kìa. Trong sách Tin Lành Giăng, Chúa Jêsus là cái thang bắc lên trời. Trong Sáng thế ký 28, Đức Chúa Trời ngự ở đỉnh thang, còn Giacốp thì ở nơi chân thang. Trong Giăng 1, Chúa Jêsus Con Đức Chúa Trời trụ ở chân cái thang. Nói như thế thì có nghĩa gì? Nghĩa là trong thân vị của Đức Chúa Jêsus Christ, Đức Chúa Trời đã bước xuống cái thang để hiệp với chúng ta ở trên đất.
Đức Chúa Jêsus Christ chính mình Ngài là cầu thang dẫn ngược lên trời. Nếu bạn muốn lên thiên đàng, Chúa Jêsus là cái thang, Ngài là cái thang, thang ấy sẽ đưa bạn từ đây lên đó. Đấy là lý do tại sao — về sau trong sách Tin Lành Giăng, Chúa Jêsus đã phán: “Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha” (Giăng 14:6). Chúa Jêsus là “đường đi” dẫn lên trời. Không có Ngài, chẳng còn có một con đường nào khác nữa.
Cái thang của Giacốp là chính mình Đức Chúa Jêsus Christ. Ngài đã hạ từ trời xuống đất để chúng ta có được một con đường đi từ đất lên trời. Có lẽ bạn đã nghe nói theo cách nầy:
Con Người
Để con của loài người
Có thể trở thành Con của Đức Chúa Trời
Giờ đây, Chúa Jêsus đã ngự đến, chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời không ở xa đối với chúng ta. Ngài là cái thang dẫn lên trời, Ngài là chiếc cầu bắc ngang qua vịnh lớn, Ngài là cầu thang dẫn tới thiên đàng, Ngài là con đường dẫn tới sự sống đời đời.
Những bài học cho hôm nay và ngày mai
Chúng ta hãy tóm tắt lại sự dạy của câu chuyện quan trọng nầy bằng bốn câu nói:
1. Một khi Đức Chúa Trời cai quản mọi chi tiết của cuộc sống, chắc chắn Ngài là Đức Chúa Trời của ngày mai cũng như Ngài là Đức Chúa Trời của hôm qua và là Đức Chúa Trời của hôm nay.
2. Chương trình của Đức Chúa Trời cho đời sống của bạn chắc chắn bao gồm mọi thời điểm đau khổ, khó khăn và ngã lòng.
3. Các thời điểm khó khăn và ngã lòng đó là một phần chuẩn bị của Đức Chúa Trời cho nhiều việc lớn sắp xảy đến.
4. Một khi Đức Chúa Trời đã hứa ở cùng chúng ta, chúng ta không cần e sợ một tương lai bất ổn.
Chẳng có một sự đảm bảo nào trong cuộc sống — cho Giacốp hay cho chúng ta. Trừ phi điều nầy: Đức Chúa Trời đã phán: “Ngươi đi đâu, ta sẽ theo gìn giữ đó”. Giacốp vẫn đối mặt với 20 năm nhọc nhằn ở tại Charan — nhưng ông không ở đó một mình đâu. Giờ đây, ông biết rõ Đức Chúa Trời sẽ cùng đi với ông. Thà là đi tới Charan nếu Đức Chúa Trời ở cùng bạn hơn là ở lại quê nhà trong xa hoa và chẳng có sự hiện diện của Đức Chúa Trời.
“Ân điển cho hạng người giống như tôi”
Bêtên là chốn của những khởi đầu mới. Đó là chỗ mà bạn có thể khởi sự lại mọi sự. Tuần nầy tôi nhận được một cú điện thoại từ một người mà tôi chưa hề gặp qua. Ông ta sống rất xa Chicago. Khi ông ta thuật cho tôi biết câu chuyện của ông ta, ông ta bắt đầu bật khóc. Sau nhiều năm hôn nhân, ông ta đã phạm tội tà dâm thật là dại dột. Ông ta tự trốn tránh nó, song ông ta không thể sống với cái tôi của mình. Trong nhiều tháng trời ông che giấu nó. Trong nhiều tháng trời, ông ta đưa ra nhiều lời cáo lỗi. Trong nhiều tháng trời, ông ta sống trong đau khổ. Sau cùng, ông ta quyết định phải làm cho ra lẽ cách đây mấy ngày. Vợ của ông ta đã nghi ngờ một việc. Với giọng thổn thức, ông ta nói: “Thưa Mục sư Ray, tôi nghĩ cô ấy sẽ ném tôi ra đường. Tôi nghĩ cô ấy sẽ bảo tôi gói ghém đồ đạt rồi cút đi thôi. Tôi nghĩ cô ấy sẽ nói: “Tôi biết anh quá mà”. Tiếp đến, ông ta nói “Nhưng cô ấy không nói chi hết. Cô ấy bảo rằng vẫn còn yêu thương tôi và muốn cứu lấy cuộc hôn nhân của chúng tôi. Tôi chưa bao giờ kinh nghiệm bất cứ điều chi giống như thế trong đời”. Cách đây hai ngày, ông ta đã bước vào chỗ làm việc thuật là mọi điều đã xảy ra. Ông cũng trình cho họ thấy đơn xin nghỉ việc nữa. “Họ không xét đoán tôi. Họ choàng tay quanh vai tôi rồi nói: “chúng tôi muốn giúp anh. Chúng tôi muốn nhìn thấy anh đã phục hồi”.
Khi ấy giọng nói ông ta hoàn toàn vỡ ra: “Trọn đời tôi, tôi đã nghe nói về ân điển của Đức Chúa Trời. Nhưng tôi thực sự chưa hề kinh nghiệm ơn ấy cho tới tuần vừa rồi. Giờ đây, tôi biết rõ Đức Chúa Trời có ân điển thậm chí cho hạng người giống như tôi đây”.
Đấy là những gì Bêtên muốn nói tới.
Có ân điển của Đức Chúa Trời dành cho hạng người lừa đảo.
Có ân điển của Đức Chúa Trời dành cho hạng người chuyên nói dối.
Có ân điển của Đức Chúa Trời dành cho hạng người chuyên trộm cắp.
Thậm chí có ân điển của Đức Chúa Trời dành cho hạng người tà dâm nữa.
“Chẳng có cái hố nào quá sâu đến nỗi tình yêu của Đức Chúa Trời không với tới, vì tình yêu ấy còn sâu hơn nhiều”. Cái thang của Giacốp từ trời với xuống, xuống đến tận đáy hố sâu tội lỗi của bạn đấy. Và ngay giây phút bạn sẵn sàng làm cho ra lẽ với Đức Chúa Trời, bạn có thể khởi sự trèo lên cái thang của Giacốp mà đi ngược lên trời.
Bài cầu nguyện Bêtên
Lạy Chúa Jêsus, Con cần một khởi sự tươi mới. Con cần một khởi đầu mới. Con đã tìm cách làm việc đó theo sức riêng mình và chẳng có hiệu quả chi hết. Xin tha thứ cho con vì đã nghĩ rằng con chẳng cần đến Ngài. Bởi ân điển của Ngài, con đã học biết rằng con không thể sống nếu không có Ngài. Lạy Chúa, nếu Ngài bằng lòng, con hiện sẵn sàng để khởi sự lại rồi đây. Nhưng lần nầy con muốn Ngài dẫn lối cho. Amen.
Những bài học cho hôm nay và ngày mai
Chúng ta hãy tóm tắt lại sự dạy của câu chuyện quan trọng nầy bằng bốn câu nói:
1. Một khi Đức Chúa Trời cai quản mọi chi tiết của cuộc sống, chắc chắn Ngài là Đức Chúa Trời của ngày mai cũng như Ngài là Đức Chúa Trời của hôm qua và là Đức Chúa Trời của hôm nay.
2. Chương trình của Đức Chúa Trời cho đời sống của bạn chắc chắn bao gồm mọi thời điểm đau khổ, khó khăn và ngã lòng.
3. Các thời điểm khó khăn và ngã lòng đó là một phần chuẩn bị của Đức Chúa Trời cho nhiều việc lớn sắp xảy đến.
4. Một khi Đức Chúa Trời đã hứa ở cùng chúng ta, chúng ta không cần e sợ một tương lai bất ổn.
Chẳng có một sự đảm bảo nào trong cuộc sống — cho Giacốp hay cho chúng ta. Trừ phi điều nầy: Đức Chúa Trời đã phán: “Ngươi đi đâu, ta sẽ theo gìn giữ đó”. Giacốp vẫn đối mặt với 20 năm nhọc nhằn ở tại Charan — nhưng ông không ở đó một mình đâu. Giờ đây, ông biết rõ Đức Chúa Trời sẽ cùng đi với ông. Thà là đi tới Charan nếu Đức Chúa Trời ở cùng bạn hơn là ở lại quê nhà trong xa hoa và chẳng có sự hiện diện của Đức Chúa Trời.
“Ân điển cho hạng người giống như tôi”
Bêtên là chốn của những khởi đầu mới. Đó là chỗ mà bạn có thể khởi sự lại mọi sự. Tuần nầy tôi nhận được một cú điện thoại từ một người mà tôi chưa hề gặp qua. Ông ta sống rất xa Chicago. Khi ông ta thuật cho tôi biết câu chuyện của ông ta, ông ta bắt đầu bật khóc. Sau nhiều năm hôn nhân, ông ta đã phạm tội tà dâm thật là dại dột. Ông ta tự trốn tránh nó, song ông ta không thể sống với cái tôi của mình. Trong nhiều tháng trời ông che giấu nó. Trong nhiều tháng trời, ông ta đưa ra nhiều lời cáo lỗi. Trong nhiều tháng trời, ông ta sống trong đau khổ. Sau cùng, ông ta quyết định phải làm cho ra lẽ cách đây mấy ngày. Vợ của ông ta đã nghi ngờ một việc. Với giọng thổn thức, ông ta nói: “Thưa Mục sư Ray, tôi nghĩ cô ấy sẽ ném tôi ra đường. Tôi nghĩ cô ấy sẽ bảo tôi gói ghém đồ đạt rồi cút đi thôi. Tôi nghĩ cô ấy sẽ nói: “Tôi biết anh quá mà”. Tiếp đến, ông ta nói “Nhưng cô ấy không nói chi hết. Cô ấy bảo rằng vẫn còn yêu thương tôi và muốn cứu lấy cuộc hôn nhân của chúng tôi. Tôi chưa bao giờ kinh nghiệm bất cứ điều chi giống như thế trong đời”. Cách đây hai ngày, ông ta đã bước vào chỗ làm việc thuật là mọi điều đã xảy ra. Ông cũng trình cho họ thấy đơn xin nghỉ việc nữa. “Họ không xét đoán tôi. Họ choàng tay quanh vai tôi rồi nói: “chúng tôi muốn giúp anh. Chúng tôi muốn nhìn thấy anh đã phục hồi”.
Khi ấy giọng nói ông ta hoàn toàn vỡ ra: “Trọn đời tôi, tôi đã nghe nói về ân điển của Đức Chúa Trời. Nhưng tôi thực sự chưa hề kinh nghiệm ơn ấy cho tới tuần vừa rồi. Giờ đây, tôi biết rõ Đức Chúa Trời có ân điển thậm chí cho hạng người giống như tôi đây”.
Đấy là những gì Bêtên muốn nói tới.
Có ân điển của Đức Chúa Trời dành cho hạng người lừa đảo.
Có ân điển của Đức Chúa Trời dành cho hạng người chuyên nói dối.
Có ân điển của Đức Chúa Trời dành cho hạng người chuyên trộm cắp.
Thậm chí có ân điển của Đức Chúa Trời dành cho hạng người tà dâm nữa.
“Chẳng có cái hố nào quá sâu đến nỗi tình yêu của Đức Chúa Trời không với tới, vì tình yêu ấy còn sâu hơn nhiều”. Cái thang của Giacốp từ trời với xuống, xuống đến tận đáy hố sâu tội lỗi của bạn đấy. Và ngay giây phút bạn sẵn sàng làm cho ra lẽ với Đức Chúa Trời, bạn có thể khởi sự trèo lên cái thang của Giacốp mà đi ngược lên trời.
Bài cầu nguyện Bêtên
Lạy Chúa Jêsus, Con cần một khởi sự tươi mới. Con cần một khởi đầu mới. Con đã tìm cách làm việc đó theo sức riêng mình và chẳng có hiệu quả chi hết. Xin tha thứ cho con vì đã nghĩ rằng con chẳng cần đến Ngài. Bởi ân điển của Ngài, con đã học biết rằng con không thể sống nếu không có Ngài. Lạy Chúa, nếu Ngài bằng lòng, con hiện sẵn sàng để khởi sự lại rồi đây. Nhưng lần nầy con muốn Ngài dẫn lối cho. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét