Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

Xuất Êdíptô ký 12; Giăng 1:29: "Chiên Con Của Đức Chúa Trời"


Chiên Con
Của Đức Chúa Trời

– Xuất Êdíptô ký 12; Giăng 1:29
Cơ đốc nhân ở khắp mọi nơi đều công nhận chiên con là một hình ảnh rất quen thuộc trong Kinh thánh. Hình ảnh ấy thường được nối kết với cả Lễ Giáng Sinh và Lễ Phục Sinh. Mặc dù chiên con đặc biệt không được nhắc tới trong câu chuyện Giáng Sinh, chúng được ám chỉ bởi sự hiện diện của mấy gã chăn chiên và cũng bởi sự thực Chúa Jêsus chào đời trong chuồng chiên máng cỏ. Thực vậy, dầu từ ngữ “chiên con” không được dùng trong sự nối kết với sự ra đời của Chúa Jêsus, chúng ta biết rõ có nhiều bầy chiên trong khu vực chung quanh thành Bếtlêhem.
Kinh thánh thực hiện sự kết nối giữa Chúa Jêsus và bầy chiên trong một vài phân đoạn. Êsai 53:7 sánh Đấng Mêsi với một chiên con sắp sửa bị đem đi làm thịt. Giăng Báptít gọi Chúa Jêsus là “Chiên Con của Đức Chúa Trời” (Giăng 1:29). Phaolô gọi Đấng Christ là “Chiên Con Lễ Vượt Qua” ở I Côrinhtô 5:7. Phierơ nói tới huyết của Đấng Christ là huyết của chiên con trong I Phierơ 1:18-19. Sau cùng, sách Khải huyền gọi Đấng Christ là “Chiên Con” tới 30 lần.
Ý nghĩa trong tình cảm của chúng ta về từ ngữ “chiên con” hoàn toàn là tích cực. Những từ như dịu dàng, bất lực, thân thiện và vô tội thoạt đến với lý trí khi đem sánh với hình ảnh con rắn làm biểu tượng cho ma quỉ. Trẻ con theo bản năng chúng yêu thương chiên con trong khi phần lớn người ta ai nấy đều sợ loài rắn. Hai con vật nầy có cấp độ tình cảm đối chiếu nhau trong con người của bạn.
I. Ngược về lại Aicập
Để hiểu rõ hình ảnh theo Kinh thánh về Chúa Jêsus là Chiên Con Lễ Vượt Qua, chúng ta cần phải rời thế giới hiện đại nầy rồi hành trình ngược thời gian cách đây 35 thế kỷ đến xứ Aicập. Ở đây, chúng ta khám phá ra rằng người Do thái bị người Aicập cầm như hạng nô lệ. Trong 400 năm, người Do thái đã sống trong những điều kiện thật nhọc nhằn và gian khổ. Trong nhiều thế hệ, công lao động của họ đã bị bóc lột thật tàn nhẫn bởi những viên đốc công.
Sau cùng, Đức Chúa Trời đã dấy lên một lãnh tụ có tên là Môise. Ông đến trước mặt Pharaôn với một sứ điệp ban ra từ Đức Chúa Trời: “Hãy để cho dân Ta đi!” Pharaôn không xem trọng sứ điệp nầy, vì vậy Môise trở lại mấy lần với cùng sứ điệp ấy đến từ Đức Chúa Trời. Song Pharaôn chẳng chú ý gì đến việc để cho số nô lệ nầy của Đức Chúa Trời ra đi tự do.
Vì thế, Đức Chúa Trời nghĩ ra một chương trình sẽ khiến cho Pharaôn nài xin dân Do thái phải rời khỏi xứ của ông. Ngài gửi đến một loạt những lần phán xét thật kinh khủng (được gọi là các trận dịch) giáng xuống Aicập. Mỗi trận dịch tiêu biểu cho một tai họa khủng khiếp trong thiên nhiên và mỗi tai họa tỏ ra quyền phép của Đức Chúa Trời hoàn toàn trên thiên nhiên và đồng thời, tỏ ra sự bất lực của các tà thần xứ Aicập.
Sau đây là chín trận dịch đầu tiên được liệt kê ra theo thứ tự:
Nước hóa thành huyết
Ếch nhái
Muỗi
Ruồi
Tại họa trên bầy súc vật
Ghẻ chốc
Mưa đá
Châu chấu
Tối tăm
Tai họa cuối cùng là cuộc tấn công trực tiếp vào Ra, thần mặt trời của xứ Aicập. Một khi được xem là đại diện của Ra, trận dịch nầy cho thấy rằng ngay cả Pharaôn cũng chẳng phải là địch thủ đối với Đấng Toàn Năng.
Mặc dù các dịch lệ nầy đã giáng sự đau khổ nghiêm ngặt trên dân chúng, Pharaôn đã cứng lòng nghịch lại Đức Chúa Trời. Thay vì nói: “Các ngươi có thể ra đi”, ông ta đã đưa ra nhiều lần thương lượng. Thứ nhứt, ông ta đề nghị dân Do thái đi một khoảng xa xa vào trong sa mạc nếu họ hứa sẽ trở lại. Tiếp đến, ông ta đề nghị để cho những người nam đi ra nếu phụ nữ và trẻ con ở lại đàng sau. Sau cùng, ông ta để nghị hết thảy họ đều đi, song phải để bầy gia súc ở lại. Rõ ràng, không một đề nghị nào trong số nầy được chấp nhận. Đức Chúa Trời chẳng thương lượng với những bậc vua chúa theo tà giáo!
Sau cùng, giờ phút đã đến cho tai họa thứ 10 và là trận dịch sau cùng. Đức Giêhôva phán cùng Môise: “Đừng lo. Khi tai họa nầy giáng xuống Aicập, Pharaôn sẽ vội vã mời các ngươi đi cho xem” (đối chiếu Xuất Êdíptô ký 11:1-2). Lúc nửa đêm, Đức Giêhôva sẽ đi ngang qua xứ Aicập và từng người con đầu lòng trong xứ Aicập sẽ ngã chết tức thì. Ngài ám chỉ rằng không một gia đình nào được miễn trừ – từ cung điện Pharaôn cho tới gia đình của một nô lệ thấp hèn nhất của Aicập. Thậm chí Đức Chúa Trời sẽ tính luôn đến con đầu lòng của bầy gia súc trong sự phán xét của Ngài.
Nhưng Đức Chúa Trời sẽ buông tha cho người Israel để tạo ra một sự phân biệt giữa dân sự của Đức Chúa Trời và dân sự của Pharaôn.
Xuất Êdíptô ký 12 tỏ ra chương trình của Đức Chúa Trời buông tha cho dân Israel không bị tàn sát lúc nửa đêm về con đầu lòng. Ngài sẽ buông tha dân sự Ngài đang sử dụng huyết của một chiên con. Khi huyết của chiên con được bôi lên mày cửa của từng nhà người Do thái, Đức Chúa Trời sẽ nhìn thấy huyết và nhất định sẽ “đi ngang qua” ngôi nhà đó. Nhưng nếu Đức Chúa Trời không nhìn thấy huyết, Ngài sẽ lấy mạng của con đầu lòng trong sự phán xét.
Đây là huyết của chiên con đã cứu mạng dân sự của Đức Chúa Trời trong đêm đó.
Mỗi năm kể từ đó, trong 3500 năm, và tiếp tục cho đến năm nay, người Do thái đã vâng giữ Lễ Vượt Qua như một sự nhắc nhớ long trọng về sự giải cứu lạ lùng của Đức Chúa Trời trong xứ Aicập.
II. Chiên Con Lễ Vượt Qua
Charles Simeon bình luận rằng ngay cả những chi tiết nhỏ nhặt nhất của Lễ Vượt Qua dường như được ấn định để chỉ ra Đức Chúa Jêsus Christ. Chúng ta sẽ chỉ ra 10 điểm tương đồng đáng chú ý nhất giữa các biến cố của Lễ Vượt Qua đầu tiên cách đây 3500 năm và sự hy sinh của Đức Chúa Jêsus Christ trên thập tự giá trong vai trò tối hậu Chiên Con Lễ Vượt Qua.
1. Phải là một chiên con
Xuất Êdíptô ký 12:3 chép rằng mỗi gia trưởng phải “bắt một con chiên con” vì cớ chính gia đình của mình. Sẽ không phải là một con bò đực hay một con chim bồ câu, đôi khi chúng được sử dụng trong các thứ của lễ khác của Cựu Ước. Đức Chúa Trời rất là đặc biệt – phải là một con chiên và duy nhất một con chiên con. Sẽ không phải làm một điều gì khác.
Khi Giăng nhìn thấy Chúa Jêsus, ông đã kêu lên: “Kìa! Chiên Con của Đức Chúa Trời là Đấng cất tội lỗi thế gian đi” (Giăng 1:29). Phaolô nói rằng: “Đấng Christ, Chiên Con Lễ Vượt Qua của chúng ta, đã hy sinh vì chúng ta”. Sách Khải huyền đề cập tới Đấng Christ trong vai trò Chiên Con trong 30 trường hợp riêng biệt.
2. Phải là con đực
Xuất Êdíptô ký 12:5 định rõ rằng “những con thú ngươi chọn phải là con đực, tuổi giáp niên”. Chúa Jêsus đã làm ứng nghiệm điều nầy trong chỗ Ngài là con trai do Mary nữ đồng trinh hạ sanh.
3. Phải là con chiên con tuổi giáp niên
Điều nầy có ý nói rằng chiên con phải đúng tuổi, không nhỏ quá cũng không già quá. Thực vậy: “Đấng Christ đã dâng mình vào tuổi trung niên, không ở độ tuổi với các con trẻ ở thành Bếtlêhem”.
4. Phải không có tì vít
Bản Hybálai dùng một cụm từ ý nói: “không có khuyết điểm”. Điều nầy muốn nói rằng người nam Do thái sẽ phải kiểm tra thật kỷ chiên con của họ để biết chắc chẳng có một tì vít chi hết, chẳng có một đốm da nào trơ trụi, không có bị lây nhiểm, chẳng có tật bịnh, không có một chỗ sưng hay nhược điểm nào, không có một thứ bịnh nào cả. Điều nầy phòng ngừa một người nam dâng chiên con hay tạo vật thấp kém làm của lễ trong khi giữ con tốt nhất cho bản thân mình.
I Phierơ 1:19 bắt lấy lẽ đạo nầy khi nói tới Đức Chúa Jêsus Christ là “chiên con không lỗi không vít”. Hêbơrơ 4:14-16 nhấn mạnh rằng dầu Đấng Christ bị cám dỗ trong mọi sự giống như loài người chúng ta, Ngài đã không phạm tội. Khi Bôntu Philát đã dò xét Ngài xong, ông ta tuyên bố: “Ta không thấy người có tội lỗi chi hết” (Giăng 19:6). Ngay cả những thầy tế lễ thượng phẩm có lòng thù nghịch cũng không thể tìm thấy lý cớ gì để kết án tử hình Ngài, vì vậy họ mới vu cáo chống nghịch Ngài.
Cái điều có ý nghĩa, ấy là Chiên Con Lễ Vượt Qua được chọn vào ngày thứ 10 trong tháng, song không dâng làm của lễ cho tới ngày thứ 14. Việc nầy dành ra 4 ngày để xem xét cẩn thận con chiên con. Nếu Đấng Christ vào thành Jerusalem vào ngày Chúa nhật rồi bị đóng đinh vào ngày thứ Sáu, thế thì 4 ngày xen giữa thích ứng với khuôn mẫu nầy. Trong những ngày trọng đại ấy, kẻ thù cay đắng của Ngài đã sử dụng từng chiến thuật khả thi để làm mất uy tín của Ngài, song mỗi nổ lực ấy đều hoàn toàn thất bại. Họ không thể tìm được dù một lỗi nhỏ nhất trong bổn tánh của Ngài. Vì thế, ngay cả những kẻ thù tệ hại nhất của Ngài đã phải nhìn nhận rằng Ngài rất thích ứng để trở thành một của lễ cho tội lỗi của cả thế gian.
5.Phải bị giết và bị nướng
Xuất Êdíptô ký 12 hoàn toàn rõ ràng về quan điểm nầy. Mọi chiên con sẽ bị giết cùng một thời điểm và huyết sẽ chảy ra từ chúng. Kế đó, thịt chúng phải đem nướng đi và người ta sẽ ăn hết thảy. Chúng sẽ không bị luộc hay ăn sống (cả hai đều là thói tục ngoại giáo). Bất cứ gì còn chừa lại sẽ bị thiêu đốt đi. Thế là, chiên con đã được tiêu thụ một cách hoàn toàn.
Cả hai việc: giết và nướng phác họa ra những sự thương khó của Đấng Christ trên thập tự giá. Không những Ngài chịu chết, mà sự chết của Ngài bản thân nó là một sự hy sinh hoàn toàn. Ngài đã chết cái chết của tội phạm bị treo trên một cây thập tự của người Lamã đáng ghét kia. Đây không phải là nhà quí tộc Socrates đang uống thuốc độc mà là cái chết sỉ nhục của một người bị chối bỏ bởi thế gian mà Ngài ngự đến để cứu chuộc.
6. Phải không có một cái xương nào bị gãy
Xuất Êdíptô ký 12:46 định rõ rằng khi các con thú được chọn làm của lễ Vượt Qua hàng năm, không một cái xương nào sẽ bị gãy hết. Đây là tục lệ của người Lamã phải đánh gãy hai chơn của kẻ bị đóng đinh trên thập tự giá để làm cho cái chết được nhanh hơn. Giăng 19:32-36 cho chúng ta biết rằng mấy tên lính Lamã không đánh gãy hai chơn của Chúa Jêsus vì Ngài đã chết rồi. Câu 36 cho thấy điều nầy đã xảy ra làm ứng nghiệm Kinh thánh chép: “Không một cái xương nào của người bị gãy”. Mặc dù câu trưng dẫn là Thi thiên 34:20, phần tham khảo tối hậu phải đi ngược lại ở Xuất Êdíptô ký 12.
7. Phải được dâng “vào lối chiều tối”
Cụm từ bất thường nầy là phần chuyển dịch sát nghĩa cụm từ Hybálai được thấy ở Xuất Êdíptô ký 12:6. Mặc dù bản Kinh thánh NIV chép rằng các thứ của lễ phải được thực hiện vào lúc chạng vạng, cụm từ sát nghĩa có ý nói “vào lúc chiều tối”, theo tư tưởng của người Do thái là vào khoảng từ 3 đến 5 giờ chiều.
Tân Ước cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus đã bị đóng đinh “vào giờ thứ ba”, nghĩa là 9 giờ sáng, khi người Do thái tính khoảng thời gian 24 giờ bắt đầu lúc 6 giờ sáng. Mathiơ 26:45 cho chúng ta biết đã có sự tối tăm từ giờ thứ sáu cho tới giờ thứ chín, hay là từ 12 giờ trưa cho tới 3 giờ chiều. Một thời gian ngắn sau đó, Chúa Jêsus đã thốt ra lời lẽ sau cùng của Ngài rồi gục chết. Thi thể của Ngài khi ấy đã được đem xuống khỏi thập tự giá trước khi mặt trời lặn. Như vậy, Chúa Jêsus đã chết “vào lúc chiều tối” (từ 3 đến 5 giờ chiều) vào đúng giờ chiên con Lễ Vượt Qua được dâng làm của lễ trên khắp xứ Israel.
8. Của lễ phải được mọi người dâng lên
Xuất Êdíptô ký 12 nhấn mạnh rằng chiên con phải được dâng lên bởi từng gia trưởng cho mỗi gia đình trong dân Israel. Và tất cả chiên con phải bị giết vào cùng một thời điểm. Như vậy, chiên con tiêu biểu cho sự dự phần hoàn toàn của dân tộc trong của lễ bằng huyết. Bằng chính dấu hiệu ấy, Đấng Christ đã bị người Lamã đóng đinh trên thập tự giá vì ích của người Do thái. Mọi người đều dự phần vào sự chết của Ngài. Sự chết của Ngài đã được lập như một của lễ vì cớ tội lỗi của cả thế gian. Những điều các con chiên con đã làm cho nhiều người, Chúa Jêsus Chiên Con của Đức Chúa Trời đã làm cho toàn thể nhân loại.
9. Huyết phải được rảy ra
Một lần nữa, Xuất Êdíptô ký rất đặc biệt trong việc mô tả phần nghi thức. Khi chiên con bị giết và huyết đổ ra, người gia trưởng phải lấy nhánh cây bài hương (hyssop) (một bụi cây có nhiều lá), nhúng nó vào trong huyết, rồi bôi một ít lên hai mày cửa. Huyết sẽ làm dấu để nhận rằng gia đình đã hy sinh một chiên con theo như Đức Giêhôva đã căn dặn. “Huyết bôi trên nhà các ngươi ở, sẽ dùng làm dấu hiệu; khi ta hành hại xứ Ê-díp-tô, thấy huyết đó, thì sẽ vượt qua, chẳng có tai nạn hủy diệt các ngươi” (Xuất Êdíptô ký 12: 13).
Điều nầy phác họa không những sự chết của Đấng Christ, mà còn phác họa phần áp dụng sự chết của Ngài vào lòng chúng ta bởi đức tin nữa. Đấy là lý do tại sao I Phierơ 1:2 nói tới việc rảy huyết của Đấng Christ. Một mình chiên con không thể cứu được một người Do thái. Thậm chí một chiên con chết cũng không cứu được nữa là. Ngay cả huyết trong chậu cũng không thể cứu được. Chỉ có huyết rảy ra bôi trên mày cửa mới có thể buông tha cho dân sự tránh khỏi sự phán xét kinh khiếp của Đức Chúa Trời.
Hãy suy nghĩ sự việc ấy theo cách nầy. Đức Chúa Jêsus Christ là sự trông cậy duy nhứt của chúng ta về ơn cứu rỗi. Ngài là Chiên Con của Đức Chúa Trời được dâng lên vì tội lỗi của thế gian. Tuy nhiên, huyết của Chúa Jêsus cứu rỗi khi được dùng bởi đức tin. Về phần những người nào chối bỏ huyết ấy, ngay cả Chiên Con của Đức Chúa Trời cũng không thể cứu được họ.
Dân Do thái đã làm nhiều việc rất khôn ngoan, và giúp cho bản thân họ ngăn ngừa sự hủy diệt của thiên sứ; nhưng nếu họ không rảy huyết trên mày cửa, họ sẽ bị hư mất. Con người có thể phấn đấu, họ lo làm nhiều việc để cải thiện tình trạng của họ trong vai trò tội nhân, song thập tự giá của Đấng Christ là sự bảo hộ duy nhứt thực sự của họ.
10. Thịt phải được dùng cho hết
Không những huyết đã đổ ra và thịt phải được đem nướng, nhưng cả gia đình cần phải cùng nhau ăn thịt với rau đắng và bánh không men (một sự nhắc nhớ những tháng ngày họ sống trong xứ Aicập). Họ không được phép giữ thịt để dùng sau đó. Bất kỳ phần nào không ăn hết phải bị đem thiêu đốt đi. Như vậy, dân Israel chỉ rõ sự dự phần hoàn toàn của họ vào sự chết của chiên con. Sự sống của nó đã bị tước đi, huyết nó bị đổ ra, huyết được bôi lên, thịt phải đem nướng, và thịt bị đốt đi. Qua các đánh giá nầy, người Do thái được nhắc nhớ rằng sự cứu chuộc của họ đã đến qua sự chết của một thay thế. Chiên con đã chịu chết trong chỗ của họ. Bằng cách ăn thịt của nó, họ xác định họ đồng hóa hoàn toàn với chiên con đã chịu chết thay cho họ.
Ý nghĩa rất đơn giản với chúng ta. Đấng Christ cứu chúng ta khi chúng ta “ăn thịt và uống huyết Ngài” bởi đức tin. Chúa Jêsus đã sử dụng chính các thuật ngữ nầy ở Giăng 6:53-58. Ngài phán như vầy không phải về thịt và huyết cụ thể đâu, song nói tới ý nghĩa đức tin giải cứu đấy thôi. Chúng ta cần phải nắm lấy Đấng Christ một cách hoàn toàn, toàn bộ, thật tuyệt đối, và không dè dặt chi hết. Khi chúng ta nắm lấy Ngài là Cứu Chúa theo tư thế nầy, thì sự thể sẽ giống như ăn và uống tại một bữa tiệc vậy.
Sau đó, họ được an ninh và được giải phóng!
Bạn biết rõ phần còn lại của câu chuyện. Thiên sứ sự chết đã dừng lại ở từng ngôi nhà trong xứ Aicập, nhưng từng ngôi nhà trong xứ Gôsen (nơi dân Do thái sinh sống) lại được buông tha. Từ cung điện của Pharaôn cho tới phường thấp kém nhất đều có tiếng kêu la inh ỏi. Những tiếng rên la xuyên thủng màn đêm. Hết gia đình nầy đến gia đình khác, họ bắt đầu kêu la khi họ khám phá ra con cái ngã chết lúc giữa đêm. Ở trong xứ Gôsen thì không có việc đó. Xứ ấy yên lặng đến nỗi ngay cả tiếng chó sủa trong đêm ấy cũng chẳng có (Xuất Êdíptô ký 11:7).
Không lâu sau đó, Pharaôn đã gửi lời cho biết dân Do thái được tự do rời khỏi xứ. Kỳ thực là ông đã nài xin họ phải rời đi trước khi có ai đó ngã chết nữa! Đấy là lý do tại sao Đức Chúa Trời đã bảo người Do thái phải ăn Lễ Vượt Qua trong sự vội vàng. Ngài biết rõ không bao lâu nữa thì họ sẽ chuyển đi.
Thế là Đức Chúa Trời đã đánh cả hai: các tà thần của xứ Aicập và đồng thời giải phóng tuyển dân của Ngài qua một sự giải cứu lạ lùng bởi huyết của nhiều chiên con.
Cũng một thể ấy, nhờ huyết của Đấng Christ, là Chiên Con vĩ đại của Đức Chúa Trời, chúng ta được an ninh tránh khỏi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời và được buông tha tránh khỏi án phạt của tội lỗi. Trong Ngài, qua Ngài và bởi Ngài Đức Chúa Trời đã giải cứu dân sự nầy một lần đủ cả.
III. Những bài học nhất định cho tín hữu trong thế kỷ thứ 20
Từ câu chuyện xa xưa nầy, chúng ta có thể tiếp thu được bốn bài học chắc chắn có thể đem áp dụng cho các tín hữu ngày hôm nay.
1. Đức Chúa Jêsus Christ là Chiên Con của Đức Chúa Trời
Ngài là thân vị duy nhứt làm thỏa mãn từng chi tiết. Ngài làm ứng nghiệm từng chi tiết của bức tranh Cựu Ước. Không một ai khác trong Kinh thánh thỏa mãn hết mọi đòi hỏi.
Nhưng điều đó giải thích một phần rất thấm thía trong truyện tích Giáng Sinh. Khi cụ già Simêôn ẳm lấy con trẻ Jêsus trong vòng tay mình rồi chúc phước cho Ngài, ông nói rằng Chúa Jêsus sẽ là cớ gây vấp ngã cho nhiều người trong Israel – nói như thế thì ám chỉ rằng trong khi có người đi theo Ngài, nhiều người khác sẽ cay đắng chống nghịch Ngài. Tiếp đến, ông cụ còn thêm một lời đặc biệt dành cho Mary: “có một thanh gươm sẽ đâm thấu qua lòng ngươi” (Luca 2:35).
Đây là phần tham khảo sớm sủa nói tới sự chết mà Chúa Jêsus sẽ chết. Ngay từ ban đầu, Ngài đã được đánh dấu là Chiên Con của Đức Chúa Trời. Ngài ra đời để chịu chết! Mặc dù Mary khi ấy không thể biết được hết mọi chi tiết, từ những ngày đầu sớm sủa bà đã biết nổi khổ ấy đang có dọc theo con đường sống của Ngài.
Đấy là lý do tại sao phần nhiều họa sĩ tài ba nhất của chúng ta, khi vẽ Mary và Con Trẻ Christ, họ đã họa với nhận thức đau buồn và nét nặng nề trên gương mặt của bà. Bà thường nhìn vào xa xăm giống như thể bà có thể nhìn thấy bóng của một cây thập tự ở trên đường chân trời vậy.
Một khi chiên con phải chịu chết đổ huyết ra để cứu chuộc, Chúa Jêsus một ngày kia phải chịu chết và huyết Ngài phải bị đổ ra. Đây là số phận và là số phận được ấn định cho Chiên Con của Đức Chúa Trời, Ngài đến để cất tội lỗi của thế gian đi.
2. Nếu không có của lễ sẽ chẳng có ơn cứu rỗi
Hêbơrơ 9:22 nhắc cho chúng ta nhớ rằng “không đổ huyết thì không có sự tha thứ”. Một chiên con sống có thể rất tinh khôn và rất dễ thương, nhưng nó chẳng cứu được ai. Trừ phi chiên con chết đi, huyết của nó chẳng làm được điều chi tốt lành. Trong nền kinh tế của Đức Chúa Trời, chỉ có huyết đổ ra mới có thể tha thứ cho tội lỗi. Là Chiên Con vĩ đại của Đức Chúa Trời, Chúa Jêsus phải bước lên thập tự giá để cứu chuộc thế gian.
3. Ngay cả Chúa Jêsus không thể cứu được bạn nếu không có đức tin.
Bạn có thể nói: “Câu chuyện nầy rất lố bịch!” Nhưng tôi quyết chắc với bạn rằng câu chuyện ấy hoàn toàn là sự thực. Giả sử một người Do thái chối bỏ không hy sinh một chiên con. Con đầu lòng của người sẽ ngã chết trong đêm đó. Là một người Do thái không thể được cứu trong cái đêm định mệnh ấy. Gốc tích dân tộc chẳng phải là vấn đề đối với Đức Chúa Trời, song đức tin nơi phương thức cứu rỗi mà Đức Chúa Trời ấn định mới là vấn đề.
Cũng thực như thế cho các thuộc viên trong Hội thánh. Bạn không được cứu bởi việc đến nhóm ở Hội thánh Calvary Memorial. Việc ấy chẳng là vấn đề chi hết. Khi Đức Chúa Trời nhìn xuống từ thiên đàng, việc duy nhứt là vấn đề, ấy là Ngài nhìn thấy huyết của Chiên Con được bôi trên mày cửa lòng của bạn kìa.
4. Nếu bạn chối bỏ Chiên Con của Đức Chúa Trời, không có một chương trình cứu rỗi nào khác đâu.
Hãy xem xét hai người ở trong xứ Aicập vào buổi trưa trước cái đêm định mệnh kia. Một người Aicập sống rất đạo đức, tốt lành; còn người kia là một gã Do thái bất lương, sống phi đạo đức. Không cứ cách nào đó hai người nầy kết bạn với nhau, bất chấp mọi dị biệt về văn hóa của họ. Người Aicập tận hưởng tình bạn của người Do thái cho dù người không hiểu tôn giáo kỳ cục của người bạn nầy. Còn người Do thái kia, ông ta đã nhìn thấy nhiều lợi thế khi có sự quen biết với một người sống ở Aicập. Thế là họ trò chuyện với nhau trong ngày đó, người Do thái mô tả khá chi tiết mọi chương trình của mình muốn giết một chiên con rồi bôi huyết lên hai mày cửa nhà mình. Ông ta chỉ thấy chẳng có mục đích gì trong sự việc kỳ lạ nầy. Tại sao phải phí đi một chiên con ngon lành như thế (con tốt nhứt của ông ta) vào một nổ lực chẳng có lợi gì hết? Người Aicập nhất trí, song lấy làm lạ về mọi điều đã diễn ra về các trận dịch lệ kinh khủng đã giáng trên bản xứ của mình. Họ ra về, hứa sẽ trao đổi vào sáng hôm sau.
Nhưng cuộc trò chuyện không hề diễn ra. Cuối buổi trưa hôm ấy, người Do thái cứ khăng khăng không chịu giết chiên con tốt nhứt của mình. Vợ ông ta nài nĩ: “Anh ơi, tới giờ rồi. Đừng đợi nữa, trễ lắm rồi đấy”. Khi giờ định đến, ông ta giết chiên con song chẳng có sốt sắng gì lắm. Ông ta trì trệ cho tới phút sau cùng mới bôi huyết lên mày cửa. 10 giờ rưỡi đến rồi đi, tiếp đến 11 giờ và người vợ yêu dấu cứ sợ chồng mình sẽ trễ nãi quá lâu. Bốn đứa con của họ, kể cả đứa trai đầu lòng trông giống cha như đúc, tụ họp lại quanh bàn ăn. 11 giờ rưỡi rồi và người kia vẫn trì trệ. 11 giờ 45 và người kia vẫn chưa động phạm gì cả. Vợ ông ta bật khóc trước mặt ông ta. “Sao ông dám liều mạng của con ông như thế chứ?” Bất đắc dĩ, ông ta nắm lấy cái chùm hyssop kia rồi bôi huyết lên mày cửa. Vợ ông ta mĩm cười, giờ đây thấy thỏa lòng vì gia đình của bà đã được an ninh.
Nửa đêm đến rồi đi và chẳng có việc gì xảy ra hết. Người ta chẳng nghe thấy một âm thanh nào hết. Thậm chí cả tiếng chó sủa cũng không.
Không có huyết trên mày cửa!
Nhưng trong xứ Aicập thì kêu la inh ỏi, phụ nữ thì khóc lóc, những người làm cha thì kêu lên vang trời. Chết! Ở khắp mọi nơi, chết! Những đứa con trai con gái đầu lòng gục chết trong giấc ngủ của chúng. Gia súc đầu lòng ngã chết trong chuồng của chúng. Không một gia đình nào được chừa lại mà không bị thiên sứ sự chết đụng đến. Trong ngôi nhà của người Aicập đạo đức và tốt lành kia, thình lình có kinh hãi và rồi khóc lóc. Đứa con 15 tuổi của họ, kẻ kế tự công việc gia đình, kỳ vọng của họ về tương lai, niềm an ủi của họ trong lúc tuổi già, thình lình bị dứt hơi thở đi. Nó chết thật thình lình đến nỗi họ chẳng có thì giờ để chào vĩnh biệt.
Tại sao nó chết chứ? Vì chẳng có huyết bôi trên mày cửa!
Nhưng sẽ ra sao nếu người Aicập bôi huyết trên mày cửa nhà mình và người Do thái kia thì không? Khi ấy các vai trò sẽ bị đảo lộn trở lại.
Chính huyết của Chiên Con đang tạo ra sự khác biệt. Đối với người nào chối bỏ huyết, Đức Chúa Trời chẳng có phương giải cứu nào khác hết.
Bạn cần một Chiên Con!
Bạn cần một Chiên Con! Nó phải làm thỏa mãn mọi đòi hỏi do Đức Chúa Trời đặt ra trong Xuất Êdíptô ký 12. Chiên Con phải chịu chết. Và bạn phải bôi huyết trên mày cửa lòng của bạn. Nghĩa là, bạn phải tin cậy vào huyết để được tha tội.
Bạn tìm một Chiên Con như thế ở đâu?
Hãy nhìn xem thập tự giá! Hãy nhìn xem hình thái huyết của Con Đức Chúa Trời! Kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi!
Chúa Jêsus là Chiên Con mà bạn đang có cần. Ngài là Chiên Con của Đức Chúa Trời có cần cho tội lỗi của bạn đấy.
Hãy khiến dân sự của Đức Chúa Trời vui mừng vì Chiên Con của Đức Chúa Trời đã hy sinh vì họ. Chúng ta hãy vui vẻ trong năm nay vào dịp Lễ Giáng Sinh với sự nhìn biết rằng Con Trẻ nằm trong máng cỏ đã ra đời để chịu chết…
Hỡi Chiên Con của Đức Chúa Trời, hãy ngủ cho thật ngon nhé. Hãy rúc cho thật sát vào ngực của mẹ mình. Con đường từ Bếtlêhem dẫn đến thập tự giá.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét