Thời Nhọc Nhằn Tại Charan
– Sáng thế ký 29
Có nhiều cách trong Anh ngữ diễn tả ý tưởng báo ứng. Thí dụ, chúng ta nói: “Cái gì đến sẽ đến”. Và chúng ta nói: “Mọi sự đều có hậu quả của nó”. Chúng ta dạy con cái mình: “Có tội phải đền tội”. Chúng ta nói về bầy gà con về đến chuồng và mấy bộ xương kêu lách cách ở trong tủ áo.
Một số trưng dẫn hay nhất của chúng ta xử lý với ý tưởng báo ứng. Một trong những trưng dẫn mà tôi ưa thích nhất là do Mục sư (con) Martin Luther King, trong bài giảng rất hay mà nhờ đó ông được nổi tiếng, ông nói: “Cánh tay của vũ trụ rất là dài, song nó cong hướng về công lý”. Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson, khi nói về điều ác trong việc buôn bán nô lệ, ông nói: “Tôi run sợ khi nhớ lại rằng Đức Chúa Trời là công bình”. Một trong những trưng dẫn nổi tiếng nhất về lẽ đạo nầy là câu nói sau đây:
Cối Đức Chúa Trời xay rất chậm, nhưng rất nhuyển.
Kinh thánh có nhiều chỗ nói về sự báo ứng. Tôi dám chắc bạn đã nghe nói: “mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền tay, mạng đền mạng”. Hai trong những câu Kinh thánh nổi tiếng nhất nói tới sự báo ứng:
"Phải biết rằng tội chắc sẽ đổ lại trên các ngươi” (Dân số ký 32:23). "Chớ hề dối mình; Đức Chúa Trời không chịu khinh dể đâu; vì ai gieo giống chi, lại gặt giống ấy” (Galati 6:7)
Giacốp đã gieo trong một thời gian rất là dài. Ngày gặt đã đến rồi. Ông đã gieo ra những hột giống dối gạt, và mùa gặt sắp sửa đến nơi.
Một Mùa Xuân Mới Trong Bước Chân Ông
Mới đây, khi chúng ta nói tới vị anh hùng nầy, ông vừa mới tỉnh thức, ra khỏi giấc ngủ trong một đêm khó nhọc trên một tảng đá ở bên ngoài thành Luxơ. Suốt cả đêm, ông đã có giấc chiêm bao lạ lùng, ông thấy một cái thang bắc từ trời xuống đất. Trong giấc mơ ấy, chính mình Đức Giêhôva đã phán cùng Giacốp — tái bảo đảm với ông rằng ông đi đâu, Đức Chúa Trời sẽ theo gìn giữ đó.
Chuyện xảy ra, khi Giacốp đang trên hành trình từ Bêe Sêba ở phía Nam xứ Palestine đến một nơi gọi là Charan — xa chừng 500 dặm. Nói như thế có nghĩa là rời Đất Hứa và mạo hiểm vào lãnh thổ mà Giacốp chưa hề bước vào. Trước đêm đó tại Bêtên, tấm lòng của Giacốp thì đầy dẫy với sợ hãi; sau đó, ông đã bước đi với một mùa xuân mới trên các bước chân của mình. Trước đó ông cảm thấy gánh nặng của quá khứ; sau đó ông đã có ánh mắt phấn khích nhìn về tương lai. Trước đó, ông đã bỏ chạy vì mạng sống mình; sau đó ông đã chạy để tìm một người vợ.
Mọi sự ấy và còn nhiều điều nữa đã được lồng vào trong mệnh đề đầu tiên của Sáng thế ký 29:1, đọc như sau: “Đoạn, Gia-cốp lên đường”, chỉ ra một mùa xuân mới trên các bước chân ông như một kết quả của sự ông gặp gỡ với Đức Chúa Trời tại Bêtên. Nếu trước đó ông là một kẻ trốn chạy, còn giờ đây ông là một lữ khách thật dày dạn.
Sau nhiều ngày đi đường, Giacốp đến tại Charan. Ông dự tính ở lại đó trong một vài tháng, tìm một người vợ, và rồi trở về quê nhà tại Bêe Sêba. Ông biết rất ít về việc Charan sẽ là quê hương của ông trong 20 năm trời. Ông biết rất ít về những điều đang chờ đợi ông, ấy là thời nhọc nhằn tại Charan.
I. Tại sao Đức Chúa Trời lại đưa Giacốp đến Charan
Sáng thế ký 29 giải thích cho chúng ta biết bốn lý do tại sao Đức Chúa Trời lại đưa Giacốp đến Charan.
A. Để tìm một người vợ (1-12)
Khi Giacốp sau cùng đã đến tại ngoại ô của Charan, việc đầu tiên ông gặp là một cái giếng, với bầy chiên ở gần đó. Khi Giacốp hỏi thăm mấy gã chăn chiên, không biết họ có quen với một người tên là Laban hay không, họ đáp: “Có chứ, chúng tôi quen biết ông ấy đấy”. Ngay giờ phút đó — dường như là bởi tình cờ nhưng đích thực là trong sự quan phòng của Đức Chúa Trời — mấy gã chăn chiên chỉ vào một thiếu nữ xinh đẹp đang đi ra về hướng cái giếng với bầy chiên của nàng. Nàng “đang đi đến” chính là Rachên, con gái của Laban.
S. Lewis Johnson (Believers Bible Bulletin, 12/9/79, p. 3) chỉ ra rằng “trường hợp nổi bật nầy về sự quan phòng thiêng liêng của Đức Chúa Trời làm minh họa cho sự thực Đức Chúa Trời đang hướng dẫn các bước chân của ông mà không cần mọi diễn tiến của đời thường xen vào. Ngài chỉ dẫn dắt họ trong phần luyện tập về ý thức và sự khôn sáng của họ … Ngày nay, những người tin Chúa nên học biết thực hành chính nghệ thuật phân biệt ngón tay của Đức Chúa Trời trong các sự kiện thông thường của cuộc sống”.
Rõ ràng đây là một trong những trường hợp hiếm có “yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên”, vì khi Giacốp nhìn thấy Rachên, Sáng thế ký 29:11 chép rằng ông “hôn Rachên, cất tiếng lên khóc”. Nhưng việc nầy còn hơn là cảm xúc của tình cảm nữa. Giacốp vui mừng vì ông công nhận “cơ hội” ông gặp gỡ Rachên nằm trong sự quan phòng dưới quyền tể trị của Đức Chúa Trời. “Bất cứ ai từng kinh nghiệm sự tể trị của Đức Chúa Trời sẽ hiểu rõ sự khóc lóc của Giacốp” (S. Lewis Johnson, p. 4)
Một khi Rachên là con gái của Laban, và Laban là anh của Rêbeca mẹ Giacốp, như thế có nghĩa là Giacốp và Rachên thực sự là hai chị em cô cậu — tôi nghĩ "hai chị em cô cậu hôn nhau”. Trong bất kỳ trường hợp nào, rõ ràng Rachên không phiền về nụ hôn vì nàng chạy về báo cho cha mình là Laban biết — là điều đưa chúng ta đến lý do thứ hai Đức Chúa Trời đưa Giacốp đến Charan.
B. Để gặp Laban cậu mình (13-14)
“Vừa khi nghe nói Gia-cốp, con trai của em gái mình, thì La-ban chạy đến trước mặt người, ôm choàng lấy mà hôn, rồi mời vào nhà. Gia-cốp thuật lại cho La-ban nghe các việc đã xảy qua. La-ban bèn đáp rằng: Thật vậy, cháu là cốt nhục của cậu”. Cậu Laban sẽ làm thay đổi đời sống của Giacốp cho đến đời đời. Mãi cho tới điểm nầy, Giacốp đã sống bằng trí thông minh của mình. Ông đã sống bằng cách nương cậy vào sự khôn khéo theo kiểu bản xứ và khả năng của mình để lo liệu cho bản thân trong mọi tình huống. Thực vậy, mọi sự không luôn luôn bày ra hết cho ông đâu, nhưng ngay cả khi mọi thứ trở xấu đi, Giacốp không cứ cách nào đó đã làm chủ miếng đất dưới chơn của mình. Giống như con mèo với chín cuộc đời vậy, Giacốp đã vào ra mọi chỗ nhọc nhằn trong cuộc đời mình. Đôi khi ông bị bỏ lại ở ngoài đồng trống với con mắt đen thẩm, nhưng cho dù là thế nào đi nữa, ít nhất là ông luôn luôn tỏ ra là mình có năng lực.
Mọi sự sắp sửa đổi thay vì Cậu Laban, Giacốp sau cùng sẽ gặp gỡ địch thủ của mình. Trước việc nầy, Giacốp đã sống như một kẻ bịp bợm, lừa lọc anh mình, và dối gạt cha với lốt da dê. Bạn có thể nói, đứa trẻ láu cá. Nhưng không may, Giacốp đang chơi cho đội Con Nít. Khi ông gặp Laban, ông đang tham gia vào đội của Người Lớn. Laban sắp sửa đưa Giacốp đến mấy cái máy chà xát. Và chẳng có gì cho Giacốp làm bên mấy cái máy đó.
Trong sự tể trị của Đức Chúa Trời, Giacốp sắp sửa được ghi danh vào ngôi trường cổ đại nhất mà con người từng biết đến — Trường Va Chạm Cứng Nhất. Và Cậu Laban sắp sửa cung ứng cho cháu mình là Giacốp 20 năm giáo dục hậu tốt nghiệp miễn phí.
Điều nầy đưa chúng ta đến với lý do thứ ba tại sao Đức Chúa Trời lại đưa Giacốp đến Charan.
C. Để lấy Lêa làm vợ (14-25)
Để hiểu rõ điểm nầy, bạn chỉ cần biết Rachên có một người chị tên là Lêa. Phân đoạn Kinh thánh đặc biệt nhắm vào điểm xinh đẹp bên ngoài đáng sánh của hai cô con gái của Laban. Lêa có đôi mắt “yếu” (có lẽ ý nói rằng chúng mờ mờ — hay có ý nói rằng chúng “tinh tế”, trong trường hợp từ ngữ “yếu” có ý là một lời khen), còn Rachên thì “hình dung đẹp đẽ”. Nghĩa là, Lêa có đôi mắt nổi bật nhưng Rachên thì đẹp đẽ hơn nhiều! Giacốp không thấy có sự khác biệt. Thực vậy, phân đoạn Kinh thánh chép rằng: “Giacốp yêu Rachên” (18).
Vấn đề bạn đang có, Lêa là chị — không có duyên và không được yêu thương, còn Rachên là em — có duyên và dễ thương. Thế là bối cảnh đã được đặt ra.
Giacốp dời đến ở với Laban và tiếp tục làm việc cho ông ta. Khi Laban hỏi: “Tiền công của cháu thì sao?” Giacốp đã sẵn sàng với câu trả lời: “Vì nàng Ra-chên, con út cậu, tôi sẽ giúp việc trong bảy năm” (18). Laban đáp lại với sự khôn ngoan thực tế của một người cha với hai cô con gái trên tay mình: “Thà cậu gả nó cho cháu hơn là gả cho một người khác; hãy ở với cậu" — không phải là hồi chuông tán thành, nhưng có lẽ hầu hết những người làm cha với các cô con gái đều có thể hiểu được ẩn ý. Đây là lời đề nghị lao động thẳng thừng — "Tôi sẽ dành ra 7 năm lao động cho cậu nếu cuối khoảng thời gian ấy, cậu sẽ gả con gái cậu là Rachên để làm vợ tôi”.
Rồi bảy năm đà trôi qua. Kinh thánh tóm tắt thời kỳ nầy bằng một trong những câu nói đẹp đẽ và nổi bật nhất trong cả Kinh thánh: “Vậy, Gia-cốp vì Ra-chên, phải giúp việc trong bảy năm: nhưng bởi yêu nàng, nên coi bảy năm bằng chừng đôi ba bữa” (20). Samuel Taylor Coleridge đã nói: “Không một người đàn ông nào lại trở thành một kẻ tồi tệ biết yêu giống như Giacốp đã yêu Rachên”. Mọi sự tôi có thể nói là đây: Nếu bạn không hiểu câu nói đó, sở dĩ như thế là vì bạn chưa thực sự biết yêu đương. Nếu bạn từng biết yêu đương, thế thì bạn biết chính xác Giacốp đã cảm nhận như thế nào rồi.
Giờ đây, chúng ta đến với đêm tân hôn. Trước tiên, có một bữa đại tiệc tôn vinh đôi vợ chồng mới. Thời ấy, điều nầy luôn diễn ra. Thế rồi, khi đêm xuống, người chồng lui về phòng mình và cô dâu được hộ tống bởi người cha đến gặp chàng rễ, và thế là họ đã qua đêm tân hôn. Mãi cho tới thời điểm đó, mọi sự đã suông sẻ theo như dự tính. Nhưng Cậu Laban có một sự kinh ngạc sẵn dành cho Giacốp: “đến chiều tối, bắt Lê-a, con gái mình, đưa cho Gia-cốp, rồi chàng đến cùng nàng”. Có nhiều thắc mắc mà chúng ta muốn đưa ra ở điểm nầy, một thắc mắc chính là: Làm sao trong thế gian lại xảy có một việc như thế nầy chứ? Câu trả lời là, sự việc không thể xảy ra nếu bạn làm theo mọi tục lệ cưới xin của người Mỹ hiện đại. Không ai lại chịu dại dột như thế nầy đâu. Thế nhưng các đám cưới trong vùng Cận Đông xưa kia đều noi theo các khuôn mẫu khác biệt. Cách giải thích ưng ý nhất, ấy là khi Laban đưa con gái mình là Lêa cho Giacốp, trời đã khuya rồi và rất tối tăm, còn nàng thì che mạng từ đầu đến chơn. Nếu có uống nhiều trong bữa tiệc, điều đó đã làm sút giảm mọi năng lực của Giacốp — mặc dù Kinh thánh chẳng nói gì về vấn đề nầy. Trong bóng tối, không cứ cách nào đó Giacốp đã không nhận ra người nữ ở gần mình là Lêa mà không phải là Rachên. Vì vậy, họ đã qua đêm tân hôn … nhưng với người phụ nữ khác!
(Các thắc mắc khác: Rachên đã ở đâu trong đêm hôm ấy? Phân đoạn Kinh thánh không nói cho chúng ta biết. Phải chăng nàng biết rõ về cuộc trao đổi? Tại sao Lêa lại chìu theo sự việc nầy chứ? Có phải đây là một trường hợp hai chị em tranh giành cùng một chàng trai? Có phải Lêa cảm thấy ganh tỵ với người em trẻ đẹp hơn? Chúng ta không biết chắc, song Sáng thế ký 30 có thể đưa tới chỗ kết luận rằng tánh ganh tỵ của hai chị em là một phần của sự lừa đảo nầy).
Câu 25 cho chúng ta biết toàn bộ câu chuyện: “Sáng bữa sau, mới biết là nàng Lê-a!” Theo tiếng Hybálai, cụm từ nầy chứa hai từ: “nầy, Lêa!” Ông thức dậy là một người chồng hài lòng. Ông lăn mình qua hôn Rachên. Song khuôn mặt mĩm cười với ông chẳng phải là Rachên. Mà là Lêa! Tôi hơi kinh ngạc, ông đã không có một cuộc đột quỵ tim. Khi ấy, sự việc đập mạnh vào ông: Ông đã ngủ với người nữ không đúng. Làm sao điều nầy lại xảy ra được chứ? Thế rồi tư tưởng thứ hai đập vào ông: Laban! Chính là Laban, vì ông ta là người đã đưa “cô dâu” đến phòng của mình.
Với suy nghĩ ấy trong trí, Giacốp bật ra khỏi giường, khoác lấy cái áo, rồi đi tìm Laban. Trong Sáng thế ký 29:25 Giacốp hỏi Laban một câu rất hay: “Cậu đã đãi tôi cách chi vậy?” Một câu hỏi rất hay. Nhưng vô tình Giacốp đã dùng hình thái của cùng một từ Hybálai mà Ysác đã dùng khi ông nói cho Êsau biết rằng Giacốp đã dối gạt ông (Sáng thế ký 27:36). Hẳn là một trò chơi rồi! Cái thòng lọng đang siết chặt quanh cần cổ của Giacốp, thế mà ông chẳng biết chi hết. Bầy gà con đang rút hết về chuồng. “Cánh tay của vũ trụ rất là dài, song nó cong hướng về công lý”.
Laban đã đáp thật lạnh lùng rằng ông buộc phải theo tục lệ gả Lêa trước vì nàng là trưởng nữ. Đây là lần va chạm trực tiếp được điều khiển bởi Đức Chúa Trời. Giacốp đã không xem trọng nguyên tắc của quyền con trưởng bằng cách dối gạt anh mình để tước quyền trưởng nam và phước hạnh. Giờ đây, Đức Chúa Trời buộc ông phải xem trọng nguyên tắc mà ông đã vi phạm bằng cách lấy Lêa làm vợ trước. Và Giacốp đã lừa dối ai? Cha của ông là Ysác. Bây giờ kẻ dối gạt bị dối gạt bởi cha vợ của mình! Chuyện gì đến phải đến.
Điều nầy đưa chúng ta đến với lý do sau cùng cho thấy tại sao Đức Chúa Trời lại đưa Giacốp đến Charan:
D. Để lấy Rachên làm vợ (26-30)
Giờ đây, câu chuyện chuyển nhanh đến phần kết của nó. Nhìn biết một kẻ thiếu kinh nghiệm khi họ dậm chân tại chỗ, Laban chuyển qua phần dứt điểm. Ông ta cũng cho rằng Giacốp nên lấy Rachên làm vợ, nhưng với một điều kiện nhỏ: Giacốp phải phục vụ cho Laban trong 7 năm khác nữa. Sáng thế ký 29:28 chép thật đơn sơ: “Gia-cốp theo lời”. Giacốp hoàn tất tuần lễ hôn ước với Lêa, kế đó lấy Rachên làm vợ ngay tại chỗ, và rồi bắt đầu 7 năm thứ nhì phục vụ cho Laban. Câu 30 đưa ra lời lưu ý sau cùng nầy: “Gia-cốp đi lại cùng Ra-chên, thương yêu nàng hơn Lê-a" — một sự thực sẽ đem lại nhiều đau buồn cho Lêa, nhiều sự cay đắng giữa hai chị em, và nhiều bất đồng cho bầy con sắp ra đời.
Đúng là một truyện tích! Đức Chúa Trời ở với người tôi tớ bất thường của mình, là kẻ luôn sẵn sàng lừa đảo nhiều người khác. Song hãy cẩn thật chú ý: Đức Chúa Trời báo ứng trong từng lãnh vực mà Giacốp đã lừa đảo:
1. Ông dối gạt Êsau và cha mình; giờ đây cha vợ dối gạt ông.
2. Ông bất chấp nguyên tắc quyền con trưởng; giờ đây ông bị buộc phải xem trọng quyền ấy bằng cách lấy Lêa làm vợ trước.
3. Êsau buộc phải sống với mọi kết quả sự lừa đảo của Giacốp; giờ đây Giacốp bị buộc phải sống với mọi kết quả sự lừa đảo của Laban.
II. Tại sao Đức Chúa Trời thực sự đưa Giacốp đến Charan
Giờ đây, chúng ta hãy nhìn vào câu chuyện, chúng ta hãy đi ra đàng sau bối cảnh để hỏi lý do tại sao Đức Chúa Trời lại thực sự đưa Giacốp đến Charan. Chúng ta biết rõ những sự thực; giờ đây chúng ta hãy theo đuổi các lý do.
A. Để Giacốp có nhiều thì giờ suy nghĩ về phương thức ông đã sống.
Về mọi năm tháng trong Đất Hứa, Giacốp đã kiếm được tước hiệu “kẻ dối gạt” một cách phong phú. Giờ đây, Đức Chúa Trời đặt Giacốp vào cái ghế thuộc linh “không tính thời gian” ở Charan. Trong 20 năm, Giacốp đã có nhiều thì giờ để suy xét lại dòng đời của mình.
Mọi bậc phụ huynh đều hiểu rõ vấn đề nầy. Phần lớn chúng ta đều sử dụng cái ghế “không tính thời gian” kia vì nó cung ứng cho con cái chúng ta thì giờ để yên tỉnh suy nghĩ về mọi chuyện mà chúng đã làm. Hoặc có lẽ bạn sai con cái mình vào phòng của chúng. Làm như thế là phục vụ cho vài mục đích — kể cả ngăn ngừa giết người nữa! — nhưng giữa vòng các mục đích ấy là cung ứng cho con cái bạn một cơ hội để dịu lại, nguội đi, và bắt đầu suy nghĩ.
Bao lâu Giacốp còn ở tại Bêe Sêba, ông có thể không biết tới việc gì lớn lao hơn. Song tại Charan, Giacốp đang ở trong vùng đất dân ngoại. Đức Chúa Trời đã đưa ông vào một chỗ xa khỏi khu vực an nhàn của ông, một nơi mà Giacốp bị buộc phải suy gẫm lại về đời sống của mình.
Đấy là điều Đức Chúa Trời đang làm với chúng ta. Hết lúc nầy đến lúc khác, Ngài muốn chúng ta ngồi xuống rồi nói: “Ngươi không cần việc làm ấy nữa. Ngươi cần chút thời gian để suy nghĩ”. Hoặc Ngài phán: “Ta sẽ đặt ngươi vào bịnh viện trong vài tuần lễ để ngươi có thì giờ mà suy nghĩ”. “Ta sẽ khiến cho mọi chiêm bao của ngươi ra vụn nát để ngươi có thì giờ suy xét lại cách thức mà ngươi đã sống”.
B. Để Đức Chúa Trời có thể hạ Giacốp xuống tới điểm mà ông có thể lĩnh hội được.
Nếu bạn hỏi Giacốp: “Điểm mạnh của ông ở chỗ nào?” chắc chắn ông ấy sẽ nói: “Tôi biết cách dứt điểm một vụ việc. Tôi biết cách động viên người ta. Tôi biết cách thương lượng một hợp đồng”. Khi ấy ông sẽ nói: “Tôi luôn nắm quyền điều khiển. Không một ai từng giỏi hơn tôi”.
Khi ông gặp Cậu Laban, mọi sự khoe khoang của ông chẳng còn ra thể thống gì nữa hết. Thình lình ông không còn nắm quyền điều khiển nữa. Ông không còn ở trên đỉnh cao nữa. Ông dứt điểm một công việc, rồi kết thúc trong mất mát. Ông đã thương lượng một hợp đồng, và Cậu Laban đã đánh lừa ông.
Bạn có nhìn thấy những gì Đức Chúa Trời đã làm không? Ngài đã chạm đến Giacốp ngay điểm mạnh của ông rồi hạ ông xuống.
Bộ không có một người giống như thế trong Tân Ước sao? Phierơ nói: “Dầu có ai chối Thầy, tôi sẽ không bao giờ chối Thầy đâu”. Và Chúa Jêsus phán: “Trước khi gà gáy, ngươi sẽ chối ta ba lần”. Đây là nguyên tắc: Đức Chúa Trời đã hạ Phierơ xuống tại điểm mạnh mà ông có thể lĩnh hội được.
Đức Chúa Trời đang làm thế với bạn và tôi — chạm đến chúng ta ngay điểm mà chúng ta cảm thấy mình mạnh nhất. Ngài hạ chúng ta xuống để chúng ta sẽ hiểu lòng tin cậy của chúng ta phải đặt nơi một mình Đức Chúa Trời mà thôi. Ngài muốn chúng ta phải nhìn biết sức lực của chúng ta đến từ nơi Ngài.
C. Để bổn tánh tin kính được phát triển qua sự ngược đãi.
Phải chăng Giacốp bị ngược đãi ở đây? Đúng. Không cần thắc mắc mà chi, Laban đã nắm lấy ưu thế cháu trai mình đến từ Bêe Sêba. Có công bằng không khi Laban xoay cả hai chị em cho Giacốp? Không, không công bằng đâu. Đâu là cái giá mà Giacốp phải trả? Thêm 7 năm nữa làm việc cho Cậu Laban. Há chẳng bất công sao? Phải.
Vậy, tại sao Đức Chúa Trời lại cho phép sự bất công ấy chứ? Vì Đức Chúa Trời biết rõ đấy là cách duy nhứt Ngài có thể phát triển bổn tánh tin kính trong đời sống của Giacốp.
Vì thế có nhiều người từng trải trong cuộc sống đã nói: “Việc ấy chẳng công bằng chút nào”. Thực thế, nhưng Đức Chúa Trời không hề hứa đối đãi công bằng với bạn đâu. Ngài không hề hứa thế gian sẽ đối xử công bằng với bạn. Nếu Đức Chúa Trời chịu để cho Con Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá trong khi Ngài vô tội chẳng làm điều gì sai quấy, bạn có nghĩ Ngài sẽ miễn trừ cho bạn khỏi bị ngược đãi chăng? Không dám đâu.
Mối nguy hiểm cho chúng ta, ấy là trong việc phản ứng lại với sự ngược đãi, chúng ta sẽ trở thành loại nạn nhân vĩnh viễn. Trước tiên, chúng ta giận dữ, kế đó chúng ta thấy cay đắng, rồi chúng ta tự nạn nhân hóa mình. Tôi biết một số người — thậm chí một số Cơ đốc nhân — họ trải qua cuộc sống giống như loại nạn nhân vĩnh viễn. Có người luôn luôn ngược đãi họ, luôn luôn lạm dụng họ, luôn luôn lấn lướt họ. Và họ đâm giận Đức Chúa Trời vì đã cho phép việc ấy xảy ra.
Đối với phần lớn nhiều người, bổn tánh tin kính không được phát triển trong những lúc suông sẻ trong cuộc sống, mà chỉ trong những lúc tồi tệ kìa. Bổn tánh tin kính được phát triển trong đời sống của bạn khi bạn đáp ứng cách tích cực và sáng tạo đối với sự ngược đãi. Há đấy chẳng phải là điều Rôma 5:3-4 dạy chúng ta sao? “Nào những thế thôi, nhưng chúng ta cũng khoe mình trong hoạn nạn nữa, vì biết rằng hoạn nạn sanh sự nhịn nhục, sự nhịn nhục sanh sự rèn tập, sự rèn tập sanh sự trông cậy”. Việc nầy dẫn tới việc khác — và điều chi bắt đầu như bất công dẫn tới sự nhịn nhục, bổn tánh nầy dẫn tới bổn tánh khác, rồi dẫn tới sự trông cậy nơi Đức Chúa Trời. Còn nếu bạn nói: “Không một ai có thể ngược đãi tôi”, khi ấy câu bạn sẽ nói là: “Tôi sẽ không để cho Đức Chúa Trời phát triển bổn tánh của Ngài trong đời sống của tôi”.
Đấy là lý do tại sao tôi yêu mến câu nói mà Jim Warren đã chia sẻ với tôi cách đây mấy tháng. Khi bạn lâm hoạn nạn và bạn cảm thấy mọi hoàn cảnh đâm sầm đến nghịch cùng bạn, chìa khóa cho sự sống còn là: Hãy trở thành học viên, chớ đừng trở thành nạn nhân. Một nạn nhân nói: “Tại sao điều nầy lại xảy ra cho tôi?” Một học viên nói: “Tôi có thể tiếp thu được gì từ việc nầy?”
D. Để mọi chương trình của Ngài trong tương lai sẽ được thể hiện ra qua sự yếu đuối của con người.
Khi Giacốp đến tại Charan, ông chẳng có một xu dính túi, vô gia cư và cô độc. Khi ông rời đi 20 năm sau, ông là một người giàu có, với 2 người vợ, 2 người hầu, 11 người con, một đoàn tôi tớ, và chiên, bò, lừa vô số. Ông đến chẳng có gì hết, nhưng rời đi trong vai trò một người có đủ thứ. Tuy nhiên, ở giữa đó, ông chịu đựng sự sỉ nhục cứ lặp đi lặp lại trong tay của Laban.
Điều gì đang diễn ra ở đây vậy? Một mặt, Đức Chúa Trời đang sử dụng Laban để dạy dỗ Giacốp nhiều bài học có giá trị. Mặt khác, Đức Chúa Trời đang giữ lấy lời hứa của Ngài làm cho Giacốp được thịnh vượng và để dấy lên các dòng dõi, họ sẽ mang lấy danh của ông. Qua nghịch cảnh — và bất chấp nhiều trăn trở riêng — Đức Chúa Trời đang giữ lấy lời hứa của Ngài. Trong sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, Giacốp đang được thịnh vượng bởi Đức Chúa Trời đồng thời cũng bị kỷ luật bởi Đức Chúa Trời.
Kết quả? Giacốp chẳng có gì để khoe khoang khi ông rời Charan. Đức Chúa Trời đã làm hết mọi sự ấy. Ngài đã giữ lời hứa của Ngài và đã cho phép tôi tớ Ngài kinh nghiệm tình trạng nhọc nhằn rất lớn. Giacốp sẽ không bao giờ dám nói: “Tôi đã làm việc ấy”. Ông chỉ dám nói: “Đức Chúa Trời đã làm việc ấy bất kể tôi”. Như I Côrinhtô 1 chép: Đức Chúa Trời chọn kẻ yếu trong thế gian để làm xấu hổ kẻ mạnh; Ngài chọn kẻ dại để làm xấu hổ người khôn, “để chẳng ai khoe mình trước mặt Ngài”.
III. Tại sao Đức Chúa Trời vẫn còn đưa con cái Ngài đến Charan ngày nay.
Giacốp không phải là người duy nhứt thực hiện chuyến hành trình thật dài ra khỏi Đất Hứa đến một thành dân ngoại là Charan. Đức Chúa Trời vẫn còn sai con cái Ngài đến Charan hôm nay. Đây là một định nghĩa rất năng động về Charan: Charan là bất kỳ chỗ nào trong đời sống của bạn, ở đó bạn đang kinh nghiệm sự chịu khổ hay khó khăn. Có thể đó là một mối quan hệ, có thể đó là hôn nhân của bạn, có thể đó là tình trạng làm ăn hoặc tình trạng tài chánh của bạn. Charan đối với bạn có thể là một người khó chịu mà bạn đang làm việc với mỗi ngày. Hay có thể đó là một tình trạng rắc rối về sức khỏe.
Tại sao Đức Chúa Trời vẫn còn sai con cái Ngài đến tại Charan? Tại sao Ngài không cho phép chúng ta ở lại trong Đất Hứa chứ? Hêbơrơ 12:11 chép: “Thật các sự sửa phạt lúc đầu coi như một cớ buồn bã, chớ không phải sự vui mừng; nhưng về sau sanh ra bông trái công bình và bình an”. Khi Đức Chúa Trời sai bạn đến Charan, sở dĩ như thế không phải vì Ngài ghét bạn đâu; mà vì Ngài yêu thương bạn đấy. Sở dĩ như thế không phải là Ngài muốn hủy diệt bạn đâu; mà vì Ngài muốn làm cho bạn được mạnh mẽ hơn.
Con đường đến Đất Hứa đi ngang qua Charan. Trong dòng đời, hầu hết chúng ta đều sẽ thực hiện một vài chuyến đi mở rộng đến Charan. Không một ai được miễn trừ. Không một ai đến đó thoải mái mà chẳng nhận được điều gì.
Chúng ta hãy biến ứng dụng nầy cho từng cá nhân: Hãy viết ra trong khoảng không những gì bạn suy nghĩ về “Charan” của cá nhân bạn. Rồi hãy viết ra ở dưới đó những gì bạn tin Đức Chúa Trời muốn hoàn thành trong đời sống của bạn qua “Charan” đặc biệt nầy.
Sứ điệp của Đức Chúa Trời cho tôi
“Charan” của riêng tôi là …
Đây là những gì tôi suy nghĩ Đức Chúa Trời muốn thực hiện trong đời sống của tôi …
Tôi kết thúc với một câu hỏi hơi bất thường. Bạn có cảm tạ Đức Chúa Trời vì đã bảo bạn đến Charan không? Bạn có từng cảm tạ Ngài vì phần đời ấy của bạn đem đến cho bạn đau khổ và nhọc nhằn không?
Bạn đã sống cay đắng, bạn đã giận dữ, bạn đã ngã lòng, bạn muốn từ bỏ. Bạn có từng tìm cách cảm tạ Đức Chúa Trời vì “Charan” của riêng bạn không? Bạn có dám nói: “Lạy Chúa, điều nầy đau đớn lắm, nhưng con tin Ngài biết Ngài đang làm gì. Con không hiểu nổi cả bức tranh, nhưng con cảm tạ Ngài vì đã cho phép con nếm trải điều nầy vì nó đã đưa con đến gần Ngài hơn?”
Đời sống của bạn có thể đã được cách mạng hóa nếu — thay vì nổi giận — bạn bắt đầu cảm tạ Đức Chúa Trời vì cớ “Charan” của riêng bạn. Tôi chẳng hiến cho bạn một câu trả lời dễ dàng nào hết, không một sửa chửa nào nhanh chóng, không một chuyến xe tốc hành nào đến Đất Hứa đâu. Song tôi hứa điều nầy, rằng nếu bạn đang trên đường đến Charan ngay bây giờ, Đức Chúa Trời đã hứa rằng Ngài sẽ cùng đi với bạn. Và nếu bạn đang sống ở tại Charan hôm nay, Đức Chúa Trời đã hứa rằng bạn sẽ chẳng ở lại đó cho đến đời đời đâu. Chẳng chóng thì chày Ngài sẽ đưa bạn về lại Đất Hứa.
Bạn muốn đi đến Đất Hứa, có phải không? Xe bus đỗ lại ở Charan. Và khi chúng ta có mặt ở đó, chúng ta hãy tự an ủi mình với tư tưởng nầy: Charan có thể là đau đớn lắm, đấy là đường lối của Đức Chúa Trời sửa soạn chúng ta cho nhiều việc tốt hơn hầu đến.
Một số trưng dẫn hay nhất của chúng ta xử lý với ý tưởng báo ứng. Một trong những trưng dẫn mà tôi ưa thích nhất là do Mục sư (con) Martin Luther King, trong bài giảng rất hay mà nhờ đó ông được nổi tiếng, ông nói: “Cánh tay của vũ trụ rất là dài, song nó cong hướng về công lý”. Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson, khi nói về điều ác trong việc buôn bán nô lệ, ông nói: “Tôi run sợ khi nhớ lại rằng Đức Chúa Trời là công bình”. Một trong những trưng dẫn nổi tiếng nhất về lẽ đạo nầy là câu nói sau đây:
Cối Đức Chúa Trời xay rất chậm, nhưng rất nhuyển.
Kinh thánh có nhiều chỗ nói về sự báo ứng. Tôi dám chắc bạn đã nghe nói: “mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền tay, mạng đền mạng”. Hai trong những câu Kinh thánh nổi tiếng nhất nói tới sự báo ứng:
"Phải biết rằng tội chắc sẽ đổ lại trên các ngươi” (Dân số ký 32:23). "Chớ hề dối mình; Đức Chúa Trời không chịu khinh dể đâu; vì ai gieo giống chi, lại gặt giống ấy” (Galati 6:7)
Giacốp đã gieo trong một thời gian rất là dài. Ngày gặt đã đến rồi. Ông đã gieo ra những hột giống dối gạt, và mùa gặt sắp sửa đến nơi.
Một Mùa Xuân Mới Trong Bước Chân Ông
Mới đây, khi chúng ta nói tới vị anh hùng nầy, ông vừa mới tỉnh thức, ra khỏi giấc ngủ trong một đêm khó nhọc trên một tảng đá ở bên ngoài thành Luxơ. Suốt cả đêm, ông đã có giấc chiêm bao lạ lùng, ông thấy một cái thang bắc từ trời xuống đất. Trong giấc mơ ấy, chính mình Đức Giêhôva đã phán cùng Giacốp — tái bảo đảm với ông rằng ông đi đâu, Đức Chúa Trời sẽ theo gìn giữ đó.
Chuyện xảy ra, khi Giacốp đang trên hành trình từ Bêe Sêba ở phía Nam xứ Palestine đến một nơi gọi là Charan — xa chừng 500 dặm. Nói như thế có nghĩa là rời Đất Hứa và mạo hiểm vào lãnh thổ mà Giacốp chưa hề bước vào. Trước đêm đó tại Bêtên, tấm lòng của Giacốp thì đầy dẫy với sợ hãi; sau đó, ông đã bước đi với một mùa xuân mới trên các bước chân của mình. Trước đó ông cảm thấy gánh nặng của quá khứ; sau đó ông đã có ánh mắt phấn khích nhìn về tương lai. Trước đó, ông đã bỏ chạy vì mạng sống mình; sau đó ông đã chạy để tìm một người vợ.
Mọi sự ấy và còn nhiều điều nữa đã được lồng vào trong mệnh đề đầu tiên của Sáng thế ký 29:1, đọc như sau: “Đoạn, Gia-cốp lên đường”, chỉ ra một mùa xuân mới trên các bước chân ông như một kết quả của sự ông gặp gỡ với Đức Chúa Trời tại Bêtên. Nếu trước đó ông là một kẻ trốn chạy, còn giờ đây ông là một lữ khách thật dày dạn.
Sau nhiều ngày đi đường, Giacốp đến tại Charan. Ông dự tính ở lại đó trong một vài tháng, tìm một người vợ, và rồi trở về quê nhà tại Bêe Sêba. Ông biết rất ít về việc Charan sẽ là quê hương của ông trong 20 năm trời. Ông biết rất ít về những điều đang chờ đợi ông, ấy là thời nhọc nhằn tại Charan.
I. Tại sao Đức Chúa Trời lại đưa Giacốp đến Charan
Sáng thế ký 29 giải thích cho chúng ta biết bốn lý do tại sao Đức Chúa Trời lại đưa Giacốp đến Charan.
A. Để tìm một người vợ (1-12)
Khi Giacốp sau cùng đã đến tại ngoại ô của Charan, việc đầu tiên ông gặp là một cái giếng, với bầy chiên ở gần đó. Khi Giacốp hỏi thăm mấy gã chăn chiên, không biết họ có quen với một người tên là Laban hay không, họ đáp: “Có chứ, chúng tôi quen biết ông ấy đấy”. Ngay giờ phút đó — dường như là bởi tình cờ nhưng đích thực là trong sự quan phòng của Đức Chúa Trời — mấy gã chăn chiên chỉ vào một thiếu nữ xinh đẹp đang đi ra về hướng cái giếng với bầy chiên của nàng. Nàng “đang đi đến” chính là Rachên, con gái của Laban.
S. Lewis Johnson (Believers Bible Bulletin, 12/9/79, p. 3) chỉ ra rằng “trường hợp nổi bật nầy về sự quan phòng thiêng liêng của Đức Chúa Trời làm minh họa cho sự thực Đức Chúa Trời đang hướng dẫn các bước chân của ông mà không cần mọi diễn tiến của đời thường xen vào. Ngài chỉ dẫn dắt họ trong phần luyện tập về ý thức và sự khôn sáng của họ … Ngày nay, những người tin Chúa nên học biết thực hành chính nghệ thuật phân biệt ngón tay của Đức Chúa Trời trong các sự kiện thông thường của cuộc sống”.
Rõ ràng đây là một trong những trường hợp hiếm có “yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên”, vì khi Giacốp nhìn thấy Rachên, Sáng thế ký 29:11 chép rằng ông “hôn Rachên, cất tiếng lên khóc”. Nhưng việc nầy còn hơn là cảm xúc của tình cảm nữa. Giacốp vui mừng vì ông công nhận “cơ hội” ông gặp gỡ Rachên nằm trong sự quan phòng dưới quyền tể trị của Đức Chúa Trời. “Bất cứ ai từng kinh nghiệm sự tể trị của Đức Chúa Trời sẽ hiểu rõ sự khóc lóc của Giacốp” (S. Lewis Johnson, p. 4)
Một khi Rachên là con gái của Laban, và Laban là anh của Rêbeca mẹ Giacốp, như thế có nghĩa là Giacốp và Rachên thực sự là hai chị em cô cậu — tôi nghĩ "hai chị em cô cậu hôn nhau”. Trong bất kỳ trường hợp nào, rõ ràng Rachên không phiền về nụ hôn vì nàng chạy về báo cho cha mình là Laban biết — là điều đưa chúng ta đến lý do thứ hai Đức Chúa Trời đưa Giacốp đến Charan.
B. Để gặp Laban cậu mình (13-14)
“Vừa khi nghe nói Gia-cốp, con trai của em gái mình, thì La-ban chạy đến trước mặt người, ôm choàng lấy mà hôn, rồi mời vào nhà. Gia-cốp thuật lại cho La-ban nghe các việc đã xảy qua. La-ban bèn đáp rằng: Thật vậy, cháu là cốt nhục của cậu”. Cậu Laban sẽ làm thay đổi đời sống của Giacốp cho đến đời đời. Mãi cho tới điểm nầy, Giacốp đã sống bằng trí thông minh của mình. Ông đã sống bằng cách nương cậy vào sự khôn khéo theo kiểu bản xứ và khả năng của mình để lo liệu cho bản thân trong mọi tình huống. Thực vậy, mọi sự không luôn luôn bày ra hết cho ông đâu, nhưng ngay cả khi mọi thứ trở xấu đi, Giacốp không cứ cách nào đó đã làm chủ miếng đất dưới chơn của mình. Giống như con mèo với chín cuộc đời vậy, Giacốp đã vào ra mọi chỗ nhọc nhằn trong cuộc đời mình. Đôi khi ông bị bỏ lại ở ngoài đồng trống với con mắt đen thẩm, nhưng cho dù là thế nào đi nữa, ít nhất là ông luôn luôn tỏ ra là mình có năng lực.
Mọi sự sắp sửa đổi thay vì Cậu Laban, Giacốp sau cùng sẽ gặp gỡ địch thủ của mình. Trước việc nầy, Giacốp đã sống như một kẻ bịp bợm, lừa lọc anh mình, và dối gạt cha với lốt da dê. Bạn có thể nói, đứa trẻ láu cá. Nhưng không may, Giacốp đang chơi cho đội Con Nít. Khi ông gặp Laban, ông đang tham gia vào đội của Người Lớn. Laban sắp sửa đưa Giacốp đến mấy cái máy chà xát. Và chẳng có gì cho Giacốp làm bên mấy cái máy đó.
Trong sự tể trị của Đức Chúa Trời, Giacốp sắp sửa được ghi danh vào ngôi trường cổ đại nhất mà con người từng biết đến — Trường Va Chạm Cứng Nhất. Và Cậu Laban sắp sửa cung ứng cho cháu mình là Giacốp 20 năm giáo dục hậu tốt nghiệp miễn phí.
Điều nầy đưa chúng ta đến với lý do thứ ba tại sao Đức Chúa Trời lại đưa Giacốp đến Charan.
C. Để lấy Lêa làm vợ (14-25)
Để hiểu rõ điểm nầy, bạn chỉ cần biết Rachên có một người chị tên là Lêa. Phân đoạn Kinh thánh đặc biệt nhắm vào điểm xinh đẹp bên ngoài đáng sánh của hai cô con gái của Laban. Lêa có đôi mắt “yếu” (có lẽ ý nói rằng chúng mờ mờ — hay có ý nói rằng chúng “tinh tế”, trong trường hợp từ ngữ “yếu” có ý là một lời khen), còn Rachên thì “hình dung đẹp đẽ”. Nghĩa là, Lêa có đôi mắt nổi bật nhưng Rachên thì đẹp đẽ hơn nhiều! Giacốp không thấy có sự khác biệt. Thực vậy, phân đoạn Kinh thánh chép rằng: “Giacốp yêu Rachên” (18).
Vấn đề bạn đang có, Lêa là chị — không có duyên và không được yêu thương, còn Rachên là em — có duyên và dễ thương. Thế là bối cảnh đã được đặt ra.
Giacốp dời đến ở với Laban và tiếp tục làm việc cho ông ta. Khi Laban hỏi: “Tiền công của cháu thì sao?” Giacốp đã sẵn sàng với câu trả lời: “Vì nàng Ra-chên, con út cậu, tôi sẽ giúp việc trong bảy năm” (18). Laban đáp lại với sự khôn ngoan thực tế của một người cha với hai cô con gái trên tay mình: “Thà cậu gả nó cho cháu hơn là gả cho một người khác; hãy ở với cậu" — không phải là hồi chuông tán thành, nhưng có lẽ hầu hết những người làm cha với các cô con gái đều có thể hiểu được ẩn ý. Đây là lời đề nghị lao động thẳng thừng — "Tôi sẽ dành ra 7 năm lao động cho cậu nếu cuối khoảng thời gian ấy, cậu sẽ gả con gái cậu là Rachên để làm vợ tôi”.
Rồi bảy năm đà trôi qua. Kinh thánh tóm tắt thời kỳ nầy bằng một trong những câu nói đẹp đẽ và nổi bật nhất trong cả Kinh thánh: “Vậy, Gia-cốp vì Ra-chên, phải giúp việc trong bảy năm: nhưng bởi yêu nàng, nên coi bảy năm bằng chừng đôi ba bữa” (20). Samuel Taylor Coleridge đã nói: “Không một người đàn ông nào lại trở thành một kẻ tồi tệ biết yêu giống như Giacốp đã yêu Rachên”. Mọi sự tôi có thể nói là đây: Nếu bạn không hiểu câu nói đó, sở dĩ như thế là vì bạn chưa thực sự biết yêu đương. Nếu bạn từng biết yêu đương, thế thì bạn biết chính xác Giacốp đã cảm nhận như thế nào rồi.
Giờ đây, chúng ta đến với đêm tân hôn. Trước tiên, có một bữa đại tiệc tôn vinh đôi vợ chồng mới. Thời ấy, điều nầy luôn diễn ra. Thế rồi, khi đêm xuống, người chồng lui về phòng mình và cô dâu được hộ tống bởi người cha đến gặp chàng rễ, và thế là họ đã qua đêm tân hôn. Mãi cho tới thời điểm đó, mọi sự đã suông sẻ theo như dự tính. Nhưng Cậu Laban có một sự kinh ngạc sẵn dành cho Giacốp: “đến chiều tối, bắt Lê-a, con gái mình, đưa cho Gia-cốp, rồi chàng đến cùng nàng”. Có nhiều thắc mắc mà chúng ta muốn đưa ra ở điểm nầy, một thắc mắc chính là: Làm sao trong thế gian lại xảy có một việc như thế nầy chứ? Câu trả lời là, sự việc không thể xảy ra nếu bạn làm theo mọi tục lệ cưới xin của người Mỹ hiện đại. Không ai lại chịu dại dột như thế nầy đâu. Thế nhưng các đám cưới trong vùng Cận Đông xưa kia đều noi theo các khuôn mẫu khác biệt. Cách giải thích ưng ý nhất, ấy là khi Laban đưa con gái mình là Lêa cho Giacốp, trời đã khuya rồi và rất tối tăm, còn nàng thì che mạng từ đầu đến chơn. Nếu có uống nhiều trong bữa tiệc, điều đó đã làm sút giảm mọi năng lực của Giacốp — mặc dù Kinh thánh chẳng nói gì về vấn đề nầy. Trong bóng tối, không cứ cách nào đó Giacốp đã không nhận ra người nữ ở gần mình là Lêa mà không phải là Rachên. Vì vậy, họ đã qua đêm tân hôn … nhưng với người phụ nữ khác!
(Các thắc mắc khác: Rachên đã ở đâu trong đêm hôm ấy? Phân đoạn Kinh thánh không nói cho chúng ta biết. Phải chăng nàng biết rõ về cuộc trao đổi? Tại sao Lêa lại chìu theo sự việc nầy chứ? Có phải đây là một trường hợp hai chị em tranh giành cùng một chàng trai? Có phải Lêa cảm thấy ganh tỵ với người em trẻ đẹp hơn? Chúng ta không biết chắc, song Sáng thế ký 30 có thể đưa tới chỗ kết luận rằng tánh ganh tỵ của hai chị em là một phần của sự lừa đảo nầy).
Câu 25 cho chúng ta biết toàn bộ câu chuyện: “Sáng bữa sau, mới biết là nàng Lê-a!” Theo tiếng Hybálai, cụm từ nầy chứa hai từ: “nầy, Lêa!” Ông thức dậy là một người chồng hài lòng. Ông lăn mình qua hôn Rachên. Song khuôn mặt mĩm cười với ông chẳng phải là Rachên. Mà là Lêa! Tôi hơi kinh ngạc, ông đã không có một cuộc đột quỵ tim. Khi ấy, sự việc đập mạnh vào ông: Ông đã ngủ với người nữ không đúng. Làm sao điều nầy lại xảy ra được chứ? Thế rồi tư tưởng thứ hai đập vào ông: Laban! Chính là Laban, vì ông ta là người đã đưa “cô dâu” đến phòng của mình.
Với suy nghĩ ấy trong trí, Giacốp bật ra khỏi giường, khoác lấy cái áo, rồi đi tìm Laban. Trong Sáng thế ký 29:25 Giacốp hỏi Laban một câu rất hay: “Cậu đã đãi tôi cách chi vậy?” Một câu hỏi rất hay. Nhưng vô tình Giacốp đã dùng hình thái của cùng một từ Hybálai mà Ysác đã dùng khi ông nói cho Êsau biết rằng Giacốp đã dối gạt ông (Sáng thế ký 27:36). Hẳn là một trò chơi rồi! Cái thòng lọng đang siết chặt quanh cần cổ của Giacốp, thế mà ông chẳng biết chi hết. Bầy gà con đang rút hết về chuồng. “Cánh tay của vũ trụ rất là dài, song nó cong hướng về công lý”.
Laban đã đáp thật lạnh lùng rằng ông buộc phải theo tục lệ gả Lêa trước vì nàng là trưởng nữ. Đây là lần va chạm trực tiếp được điều khiển bởi Đức Chúa Trời. Giacốp đã không xem trọng nguyên tắc của quyền con trưởng bằng cách dối gạt anh mình để tước quyền trưởng nam và phước hạnh. Giờ đây, Đức Chúa Trời buộc ông phải xem trọng nguyên tắc mà ông đã vi phạm bằng cách lấy Lêa làm vợ trước. Và Giacốp đã lừa dối ai? Cha của ông là Ysác. Bây giờ kẻ dối gạt bị dối gạt bởi cha vợ của mình! Chuyện gì đến phải đến.
Điều nầy đưa chúng ta đến với lý do sau cùng cho thấy tại sao Đức Chúa Trời lại đưa Giacốp đến Charan:
D. Để lấy Rachên làm vợ (26-30)
Giờ đây, câu chuyện chuyển nhanh đến phần kết của nó. Nhìn biết một kẻ thiếu kinh nghiệm khi họ dậm chân tại chỗ, Laban chuyển qua phần dứt điểm. Ông ta cũng cho rằng Giacốp nên lấy Rachên làm vợ, nhưng với một điều kiện nhỏ: Giacốp phải phục vụ cho Laban trong 7 năm khác nữa. Sáng thế ký 29:28 chép thật đơn sơ: “Gia-cốp theo lời”. Giacốp hoàn tất tuần lễ hôn ước với Lêa, kế đó lấy Rachên làm vợ ngay tại chỗ, và rồi bắt đầu 7 năm thứ nhì phục vụ cho Laban. Câu 30 đưa ra lời lưu ý sau cùng nầy: “Gia-cốp đi lại cùng Ra-chên, thương yêu nàng hơn Lê-a" — một sự thực sẽ đem lại nhiều đau buồn cho Lêa, nhiều sự cay đắng giữa hai chị em, và nhiều bất đồng cho bầy con sắp ra đời.
Đúng là một truyện tích! Đức Chúa Trời ở với người tôi tớ bất thường của mình, là kẻ luôn sẵn sàng lừa đảo nhiều người khác. Song hãy cẩn thật chú ý: Đức Chúa Trời báo ứng trong từng lãnh vực mà Giacốp đã lừa đảo:
1. Ông dối gạt Êsau và cha mình; giờ đây cha vợ dối gạt ông.
2. Ông bất chấp nguyên tắc quyền con trưởng; giờ đây ông bị buộc phải xem trọng quyền ấy bằng cách lấy Lêa làm vợ trước.
3. Êsau buộc phải sống với mọi kết quả sự lừa đảo của Giacốp; giờ đây Giacốp bị buộc phải sống với mọi kết quả sự lừa đảo của Laban.
II. Tại sao Đức Chúa Trời thực sự đưa Giacốp đến Charan
Giờ đây, chúng ta hãy nhìn vào câu chuyện, chúng ta hãy đi ra đàng sau bối cảnh để hỏi lý do tại sao Đức Chúa Trời lại thực sự đưa Giacốp đến Charan. Chúng ta biết rõ những sự thực; giờ đây chúng ta hãy theo đuổi các lý do.
A. Để Giacốp có nhiều thì giờ suy nghĩ về phương thức ông đã sống.
Về mọi năm tháng trong Đất Hứa, Giacốp đã kiếm được tước hiệu “kẻ dối gạt” một cách phong phú. Giờ đây, Đức Chúa Trời đặt Giacốp vào cái ghế thuộc linh “không tính thời gian” ở Charan. Trong 20 năm, Giacốp đã có nhiều thì giờ để suy xét lại dòng đời của mình.
Mọi bậc phụ huynh đều hiểu rõ vấn đề nầy. Phần lớn chúng ta đều sử dụng cái ghế “không tính thời gian” kia vì nó cung ứng cho con cái chúng ta thì giờ để yên tỉnh suy nghĩ về mọi chuyện mà chúng đã làm. Hoặc có lẽ bạn sai con cái mình vào phòng của chúng. Làm như thế là phục vụ cho vài mục đích — kể cả ngăn ngừa giết người nữa! — nhưng giữa vòng các mục đích ấy là cung ứng cho con cái bạn một cơ hội để dịu lại, nguội đi, và bắt đầu suy nghĩ.
Bao lâu Giacốp còn ở tại Bêe Sêba, ông có thể không biết tới việc gì lớn lao hơn. Song tại Charan, Giacốp đang ở trong vùng đất dân ngoại. Đức Chúa Trời đã đưa ông vào một chỗ xa khỏi khu vực an nhàn của ông, một nơi mà Giacốp bị buộc phải suy gẫm lại về đời sống của mình.
Đấy là điều Đức Chúa Trời đang làm với chúng ta. Hết lúc nầy đến lúc khác, Ngài muốn chúng ta ngồi xuống rồi nói: “Ngươi không cần việc làm ấy nữa. Ngươi cần chút thời gian để suy nghĩ”. Hoặc Ngài phán: “Ta sẽ đặt ngươi vào bịnh viện trong vài tuần lễ để ngươi có thì giờ mà suy nghĩ”. “Ta sẽ khiến cho mọi chiêm bao của ngươi ra vụn nát để ngươi có thì giờ suy xét lại cách thức mà ngươi đã sống”.
B. Để Đức Chúa Trời có thể hạ Giacốp xuống tới điểm mà ông có thể lĩnh hội được.
Nếu bạn hỏi Giacốp: “Điểm mạnh của ông ở chỗ nào?” chắc chắn ông ấy sẽ nói: “Tôi biết cách dứt điểm một vụ việc. Tôi biết cách động viên người ta. Tôi biết cách thương lượng một hợp đồng”. Khi ấy ông sẽ nói: “Tôi luôn nắm quyền điều khiển. Không một ai từng giỏi hơn tôi”.
Khi ông gặp Cậu Laban, mọi sự khoe khoang của ông chẳng còn ra thể thống gì nữa hết. Thình lình ông không còn nắm quyền điều khiển nữa. Ông không còn ở trên đỉnh cao nữa. Ông dứt điểm một công việc, rồi kết thúc trong mất mát. Ông đã thương lượng một hợp đồng, và Cậu Laban đã đánh lừa ông.
Bạn có nhìn thấy những gì Đức Chúa Trời đã làm không? Ngài đã chạm đến Giacốp ngay điểm mạnh của ông rồi hạ ông xuống.
Bộ không có một người giống như thế trong Tân Ước sao? Phierơ nói: “Dầu có ai chối Thầy, tôi sẽ không bao giờ chối Thầy đâu”. Và Chúa Jêsus phán: “Trước khi gà gáy, ngươi sẽ chối ta ba lần”. Đây là nguyên tắc: Đức Chúa Trời đã hạ Phierơ xuống tại điểm mạnh mà ông có thể lĩnh hội được.
Đức Chúa Trời đang làm thế với bạn và tôi — chạm đến chúng ta ngay điểm mà chúng ta cảm thấy mình mạnh nhất. Ngài hạ chúng ta xuống để chúng ta sẽ hiểu lòng tin cậy của chúng ta phải đặt nơi một mình Đức Chúa Trời mà thôi. Ngài muốn chúng ta phải nhìn biết sức lực của chúng ta đến từ nơi Ngài.
C. Để bổn tánh tin kính được phát triển qua sự ngược đãi.
Phải chăng Giacốp bị ngược đãi ở đây? Đúng. Không cần thắc mắc mà chi, Laban đã nắm lấy ưu thế cháu trai mình đến từ Bêe Sêba. Có công bằng không khi Laban xoay cả hai chị em cho Giacốp? Không, không công bằng đâu. Đâu là cái giá mà Giacốp phải trả? Thêm 7 năm nữa làm việc cho Cậu Laban. Há chẳng bất công sao? Phải.
Vậy, tại sao Đức Chúa Trời lại cho phép sự bất công ấy chứ? Vì Đức Chúa Trời biết rõ đấy là cách duy nhứt Ngài có thể phát triển bổn tánh tin kính trong đời sống của Giacốp.
Vì thế có nhiều người từng trải trong cuộc sống đã nói: “Việc ấy chẳng công bằng chút nào”. Thực thế, nhưng Đức Chúa Trời không hề hứa đối đãi công bằng với bạn đâu. Ngài không hề hứa thế gian sẽ đối xử công bằng với bạn. Nếu Đức Chúa Trời chịu để cho Con Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá trong khi Ngài vô tội chẳng làm điều gì sai quấy, bạn có nghĩ Ngài sẽ miễn trừ cho bạn khỏi bị ngược đãi chăng? Không dám đâu.
Mối nguy hiểm cho chúng ta, ấy là trong việc phản ứng lại với sự ngược đãi, chúng ta sẽ trở thành loại nạn nhân vĩnh viễn. Trước tiên, chúng ta giận dữ, kế đó chúng ta thấy cay đắng, rồi chúng ta tự nạn nhân hóa mình. Tôi biết một số người — thậm chí một số Cơ đốc nhân — họ trải qua cuộc sống giống như loại nạn nhân vĩnh viễn. Có người luôn luôn ngược đãi họ, luôn luôn lạm dụng họ, luôn luôn lấn lướt họ. Và họ đâm giận Đức Chúa Trời vì đã cho phép việc ấy xảy ra.
Đối với phần lớn nhiều người, bổn tánh tin kính không được phát triển trong những lúc suông sẻ trong cuộc sống, mà chỉ trong những lúc tồi tệ kìa. Bổn tánh tin kính được phát triển trong đời sống của bạn khi bạn đáp ứng cách tích cực và sáng tạo đối với sự ngược đãi. Há đấy chẳng phải là điều Rôma 5:3-4 dạy chúng ta sao? “Nào những thế thôi, nhưng chúng ta cũng khoe mình trong hoạn nạn nữa, vì biết rằng hoạn nạn sanh sự nhịn nhục, sự nhịn nhục sanh sự rèn tập, sự rèn tập sanh sự trông cậy”. Việc nầy dẫn tới việc khác — và điều chi bắt đầu như bất công dẫn tới sự nhịn nhục, bổn tánh nầy dẫn tới bổn tánh khác, rồi dẫn tới sự trông cậy nơi Đức Chúa Trời. Còn nếu bạn nói: “Không một ai có thể ngược đãi tôi”, khi ấy câu bạn sẽ nói là: “Tôi sẽ không để cho Đức Chúa Trời phát triển bổn tánh của Ngài trong đời sống của tôi”.
Đấy là lý do tại sao tôi yêu mến câu nói mà Jim Warren đã chia sẻ với tôi cách đây mấy tháng. Khi bạn lâm hoạn nạn và bạn cảm thấy mọi hoàn cảnh đâm sầm đến nghịch cùng bạn, chìa khóa cho sự sống còn là: Hãy trở thành học viên, chớ đừng trở thành nạn nhân. Một nạn nhân nói: “Tại sao điều nầy lại xảy ra cho tôi?” Một học viên nói: “Tôi có thể tiếp thu được gì từ việc nầy?”
D. Để mọi chương trình của Ngài trong tương lai sẽ được thể hiện ra qua sự yếu đuối của con người.
Khi Giacốp đến tại Charan, ông chẳng có một xu dính túi, vô gia cư và cô độc. Khi ông rời đi 20 năm sau, ông là một người giàu có, với 2 người vợ, 2 người hầu, 11 người con, một đoàn tôi tớ, và chiên, bò, lừa vô số. Ông đến chẳng có gì hết, nhưng rời đi trong vai trò một người có đủ thứ. Tuy nhiên, ở giữa đó, ông chịu đựng sự sỉ nhục cứ lặp đi lặp lại trong tay của Laban.
Điều gì đang diễn ra ở đây vậy? Một mặt, Đức Chúa Trời đang sử dụng Laban để dạy dỗ Giacốp nhiều bài học có giá trị. Mặt khác, Đức Chúa Trời đang giữ lấy lời hứa của Ngài làm cho Giacốp được thịnh vượng và để dấy lên các dòng dõi, họ sẽ mang lấy danh của ông. Qua nghịch cảnh — và bất chấp nhiều trăn trở riêng — Đức Chúa Trời đang giữ lấy lời hứa của Ngài. Trong sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, Giacốp đang được thịnh vượng bởi Đức Chúa Trời đồng thời cũng bị kỷ luật bởi Đức Chúa Trời.
Kết quả? Giacốp chẳng có gì để khoe khoang khi ông rời Charan. Đức Chúa Trời đã làm hết mọi sự ấy. Ngài đã giữ lời hứa của Ngài và đã cho phép tôi tớ Ngài kinh nghiệm tình trạng nhọc nhằn rất lớn. Giacốp sẽ không bao giờ dám nói: “Tôi đã làm việc ấy”. Ông chỉ dám nói: “Đức Chúa Trời đã làm việc ấy bất kể tôi”. Như I Côrinhtô 1 chép: Đức Chúa Trời chọn kẻ yếu trong thế gian để làm xấu hổ kẻ mạnh; Ngài chọn kẻ dại để làm xấu hổ người khôn, “để chẳng ai khoe mình trước mặt Ngài”.
III. Tại sao Đức Chúa Trời vẫn còn đưa con cái Ngài đến Charan ngày nay.
Giacốp không phải là người duy nhứt thực hiện chuyến hành trình thật dài ra khỏi Đất Hứa đến một thành dân ngoại là Charan. Đức Chúa Trời vẫn còn sai con cái Ngài đến Charan hôm nay. Đây là một định nghĩa rất năng động về Charan: Charan là bất kỳ chỗ nào trong đời sống của bạn, ở đó bạn đang kinh nghiệm sự chịu khổ hay khó khăn. Có thể đó là một mối quan hệ, có thể đó là hôn nhân của bạn, có thể đó là tình trạng làm ăn hoặc tình trạng tài chánh của bạn. Charan đối với bạn có thể là một người khó chịu mà bạn đang làm việc với mỗi ngày. Hay có thể đó là một tình trạng rắc rối về sức khỏe.
Tại sao Đức Chúa Trời vẫn còn sai con cái Ngài đến tại Charan? Tại sao Ngài không cho phép chúng ta ở lại trong Đất Hứa chứ? Hêbơrơ 12:11 chép: “Thật các sự sửa phạt lúc đầu coi như một cớ buồn bã, chớ không phải sự vui mừng; nhưng về sau sanh ra bông trái công bình và bình an”. Khi Đức Chúa Trời sai bạn đến Charan, sở dĩ như thế không phải vì Ngài ghét bạn đâu; mà vì Ngài yêu thương bạn đấy. Sở dĩ như thế không phải là Ngài muốn hủy diệt bạn đâu; mà vì Ngài muốn làm cho bạn được mạnh mẽ hơn.
Con đường đến Đất Hứa đi ngang qua Charan. Trong dòng đời, hầu hết chúng ta đều sẽ thực hiện một vài chuyến đi mở rộng đến Charan. Không một ai được miễn trừ. Không một ai đến đó thoải mái mà chẳng nhận được điều gì.
Chúng ta hãy biến ứng dụng nầy cho từng cá nhân: Hãy viết ra trong khoảng không những gì bạn suy nghĩ về “Charan” của cá nhân bạn. Rồi hãy viết ra ở dưới đó những gì bạn tin Đức Chúa Trời muốn hoàn thành trong đời sống của bạn qua “Charan” đặc biệt nầy.
Sứ điệp của Đức Chúa Trời cho tôi
“Charan” của riêng tôi là …
Đây là những gì tôi suy nghĩ Đức Chúa Trời muốn thực hiện trong đời sống của tôi …
Tôi kết thúc với một câu hỏi hơi bất thường. Bạn có cảm tạ Đức Chúa Trời vì đã bảo bạn đến Charan không? Bạn có từng cảm tạ Ngài vì phần đời ấy của bạn đem đến cho bạn đau khổ và nhọc nhằn không?
Bạn đã sống cay đắng, bạn đã giận dữ, bạn đã ngã lòng, bạn muốn từ bỏ. Bạn có từng tìm cách cảm tạ Đức Chúa Trời vì “Charan” của riêng bạn không? Bạn có dám nói: “Lạy Chúa, điều nầy đau đớn lắm, nhưng con tin Ngài biết Ngài đang làm gì. Con không hiểu nổi cả bức tranh, nhưng con cảm tạ Ngài vì đã cho phép con nếm trải điều nầy vì nó đã đưa con đến gần Ngài hơn?”
Đời sống của bạn có thể đã được cách mạng hóa nếu — thay vì nổi giận — bạn bắt đầu cảm tạ Đức Chúa Trời vì cớ “Charan” của riêng bạn. Tôi chẳng hiến cho bạn một câu trả lời dễ dàng nào hết, không một sửa chửa nào nhanh chóng, không một chuyến xe tốc hành nào đến Đất Hứa đâu. Song tôi hứa điều nầy, rằng nếu bạn đang trên đường đến Charan ngay bây giờ, Đức Chúa Trời đã hứa rằng Ngài sẽ cùng đi với bạn. Và nếu bạn đang sống ở tại Charan hôm nay, Đức Chúa Trời đã hứa rằng bạn sẽ chẳng ở lại đó cho đến đời đời đâu. Chẳng chóng thì chày Ngài sẽ đưa bạn về lại Đất Hứa.
Bạn muốn đi đến Đất Hứa, có phải không? Xe bus đỗ lại ở Charan. Và khi chúng ta có mặt ở đó, chúng ta hãy tự an ủi mình với tư tưởng nầy: Charan có thể là đau đớn lắm, đấy là đường lối của Đức Chúa Trời sửa soạn chúng ta cho nhiều việc tốt hơn hầu đến.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét