Từ Giacốp đến Chúa Jêsus
– Sáng thế ký 49:10; Luca 1:33
Phần nghiên cứu của chúng ta về cuộc đời của Giacốp rất khác biệt đối với các phần khác. Khi chúng ta bắt đầu, ông vẫn còn ở trong lòng mẹ. Khi Sáng thế ký đưa câu chuyện của ông đến chỗ kết thúc, ông được chôn cất trong hang đá Mặcbêla, cùng với cha và ông nội của mình. Ở phần giữa, con người có đức tin nầy không hề thôi di chuyển — từ Bêe Sêba đến Bêtên đến Charan đến Galaát đến rạch Giabốc đến Sucốt đến Sichem đến Bêtên một lần nữa đến Éphata đến Tháp Êđe đến Mamrê đến Bêe Sêba một lần nữa đến Aicập rồi sau cùng trở về lại Đất Hứa, ở đó ông được chôn cất trong Hang Đá Mặcbêla — và đấy đúng là những lần di chuyển mà chúng ta biết rõ. Trong 147 năm, Giacốp chưa bao giờ để cho cỏ mọc dưới chân ông.
Nhưng giờ đây câu chuyện đã qua rồi, và ông chuyển vào trong bảng danh sách các nhân vật nổi tiếng của Kinh thánh. Đem sánh với Ápraham, đức tin của ông không phải là lớn lao cho lắm. Đem sánh với Giôsép, mọi thành tựu đời nầy của ông chẳng thấm vào đâu cả. Đem sánh với Ysác, Giacốp đã làm rất tốt cho bản thân mình. Ông không phải là nhân vật lỗi lạc nhất trong Cựu Ước, nhưng ông đứng trụ không xa đối với đỉnh cao của bảng danh sách. Nhiều người khác đã làm việc nhiều hơn, có lẽ thế, song chẳng có ai để lại dấu ấn không thể xóa nhòa được như vậy. Trong gần 4.000 năm kể từ lúc ông qua đời, mỗi lần có người nhắc lại về dân tộc Israel, họ đã nộp thuế vô danh cho Giacốp.
Mục đích của chúng ta trong phần nghiên cứu sau cùng nầy là đặt Giacốp vào phạm trù rộng lớn hơn trong khải thị của Kinh thánh. Một dòng sông lịch sử nối tiếp chảy từ Sáng thế ký cho đến sách Khải huyền, trải ra hàng ngàn năm và hàng trăm thế hệ. Người nào tin theo Kinh thánh từ lâu đã luận rằng mặc dù Kinh thánh chứa 66 sách do nhiều người khác nhau viết ra qua 1500 năm, song chỉ có một sứ điệp: chương trình của Đức Chúa Trời là đem ơn cứu rỗi đến cho thế gian qua Đức Chúa Jêsus Christ. Dầu là thế nào, mọi sự trong Kinh thánh rất thích ứng với đề tài lớn lao đó.
Cựu Ước — Dự kiến
Các sách Tin Lành — Sự hóa thân thành nhục thể
Công Vụ các Sứ Đồ — Công bố
Các thư tín — Giải thích
Khải huyền — Hoàn thành
Cựu Ước chép: “Ngài sẽ đến!” Các sách Tin Lành chép: “Ngài đang hiện diện ở đây!” Sách Công Vụ các Sứ Đồ chép: “Ngài đã đến!” Các thư tín chép: “Ngài là Chúa!” Sách Khải huyền chép: “Ngài sẽ tái lâm!”
Thế thì lịch sử [History], là câu chuyện của Ngài [His Story]. Mọi sự trong Kinh thánh, một là dẫn tới sự đến của Ngài hay giải thích ý nghĩa sự đến của Ngài hoặc những lời hứa hẹn rằng Ngài sẽ đến một lần nữa. Cách đây mấy năm, Norm Geisler đã viết một quyển sách có đề tựa là Tìm Hiểu Kinh Thánh, Tìm Kiếm Đấng Christ. Trong quyển sách nầy, ông trình bày cho thấy thể nào Đấng Christ được thấy có trong tất cả 66 sách của Kinh thánh. Trong Sáng thế ký, Ngài là Dòng Dõi Của Người Nữ, trong sách Xuất Êdíptôký Ngài là Chiên Con Lễ Vượt Qua, trong sách Lêvi ký Ngài là Đấng Chuộc Tội Bằng Huyết, Trong sách Dân số ký Ngài là Ngôi Sao của Giacốp, và cứ thế. Quan sát một cách chính xác, Kinh thánh là Christocentric — nghĩa là Kinh thánh có Đấng Christ làm trung tâm điểm của nó.
Trong phần nghiên cứu nầy, chúng ta muốn khám phá thể nào Giacốp lại phù hợp với chương trình rộng lớn hơn của Đức Chúa Trời khi đem Đức Chúa Jêsus Christ vào thế gian. Bạn tiếp thu thế nào từ Giacốp đến Chúa Jêsus? Đâu là sự kết nối giữa Kẻ Nắm Gót Chơn và Con của Đức Chúa Trời? Phải chăng, có một sợi dây nối dài từ Bêtên đến Bếtlêhem?
Lời hứa đang mở ra
Câu chuyện của chúng ta khởi đi từ Vườn Êđen vào lúc thê thảm kia, sau khi Ađam và Êva đã ăn trái cấm. Địa đàng bị xúc phạm khi tội lỗi xen vào. Satan đã thắng, chương trình của Đức Chúa Trời bị lạc hướng, Tổ Phụ Đầu Tiên của chúng ta đã sa ngã không còn ở trong tình trạng vô tội nữa. Kể từ giờ phút tội lỗi lan rộng khắp cả đất, làm vấy bẩn mọi sự mà nó chạm đến.
Đức Chúa Trời sẽ làm gì đây? Ngài sẽ xử lý thế nào với hạng người được chọn lại xây khỏi Ngài? Liệu Ngài có tiêu diệt Ađam và Êva rồi khởi sự lại không? Không. Sự cứu rỗi bắt đầu với phần lưu ý rất đơn sơ, ấy là Đức Chúa Trời không bỏ cuộc đối với dòng giống con người. Đức Chúa Trời đã quyết định, Ngài phải làm một việc gì đó! Ngài sẽ không để cho Satan thắng trận để đoạt lấy hành tinh địa cầu nầy đâu.
Phần còn lại của Cựu Ước là sự mở ra theo cách tiệm tiến chương trình của Đức Chúa Trời để chống lại mọi điều đã xảy ra trong vườn Êđen. Vào thời điểm ấy, Đức Chúa Trời đã lập một lời hứa, tuy mơ hồ, nhưng lại là một tia sáng le lói đầu tiên của hy vọng sau Sự Sa Ngã. Lời hứa ấy người ta có thể lần theo qua nhiều thế kỷ khi Đức Chúa Trời từ từ làm sáng tỏ lời hứa bằng cách thu hẹp phạm trù của nó. Lời hứa trong hình thức thanh sạch nhất của nó là đây: Đức Chúa Trời sẽ làm một việc về tội lỗi bằng cách sai ai đó đến với thế gian. Thế nhưng ai, và bằng cách nào, rồi ở đâu và vào thời điểm nào?
Chúng ta hãy lần theo câu trả lời đang mở ra cho câu hỏi ấy:
1. Ngài sẽ là một thành viên của dòng giống con người.
“Ta sẽ làm cho mầy cùng người nữ, dòng dõi mầy cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau. Người sẽ giày đạp đầu mầy, còn mầy sẽ cắn gót chân người” (Sáng thế ký 3:15). Câu nầy chứa một lượng thông tin đáng kinh ngạc về chương trình giải cứu dòng giống con người của Đức Chúa Trời:
1. Chương trình của Đức Chúa Trời tựu trung vào một nhân vật đặc biệt.
2. Nhân vật ấy sẽ là một con người.
3. Ngài sẽ bước vào dòng giống con người bằng cách ra đời bởi một người nữ.
4. Ngài sẽ đánh trận với Satan.
5. Satan sẽ tung cú đấm chống lại Ngài, song không đánh bại Ngài được.
6. Ngài sẽ chà nát Satan và quyền lực của hắn.
Đấng Cứu Tinh, khi Ngài đến, sẽ trở thành “dòng dõi của người nữ" — nghĩa là, Ngài không phải là một thiên sứ hay một tạo vật siêu nhiên, mà Ngài là một con người và sẽ bước vào dòng giống con người bằng cách được một người nữ sanh ra. Sáng thế ký 3:15 vì thế là manh mối đầu tiên trong chuổi xích dài dẫn chúng ta đến thành Bếtlêhem.
2. Ngài sẽ xuất thân từ giống dân Semitic.
“Đáng ngợi khen Giê-hô-va, là Đức Chúa Trời của Sem thay!” (Sáng thế ký 9:26). Sau nạn lụt thời Nôê, dòng dõi bắt đầu thu hẹp lại. Nôê có ba người con trai, nhưng Đấng Cứu Tinh phải ra từ một trong số họ. Nôê công bố rằng Đấng Cứu Tinh sẽ ra từ dòng dõi của con trai ông là Sem — ông là tổ phụ của dân Semitic trên thế giới.
3. Ngài sẽ là con của Ápraham.
“Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước. Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi; và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước” (Sáng thế ký 12:2-3). Nhiều năm về sau Đức Chúa Trời phán với Ápraham đang khi ông trú ngụ tại Urơ, xứ Canhđê, kêu gọi ông rời khỏi thành phố ấy để đến một đất mà Đức Chúa Trời sẽ chỉ cho ông sau đó. Ápraham đã vâng theo rồi kết thúc tại Đất Hứa. Điều nầy chỉ ra một sự thu hẹp quan trọng của lời hứa — từ mọi dòng giống con người để rồi chỉ còn một con người mà thôi. Đấng Cứu Tinh phải ra từ dòng dõi của Ápraham.
4. Ngài sẽ là con của Ysác.
“…các dân thế gian đều sẽ nhờ dòng dõi ngươi mà được phước …” (Sáng thế ký 22:18). Lời hứa thu hẹp lại sâu xa hơn nữa khi Đức Chúa Trời giờ đây chỉ rõ rằng lời hứa sẽ đến qua Ysác — chớ không phải qua Íchmaên.
5. Ngài sẽ là con của Giacốp.
“…các chi họ thế gian sẽ nhờ ngươi và dòng dõi ngươi mà được phước” (Sáng thế ký 28:14). Ysác có hai người con trai — Giacốp và Êsau. Theo thông lệ, Êsau sẽ nhận được lời hứa trong vai trò người con trưởng. Song ông đã bán quyền ấy cho Giacốp để lấy tô canh “phạn đậu”. Liệu Đức Chúa Trời có tôn cao việc chuyển giao đó không? Câu trả lời là “có”, mặc dù nơi phần Giacốp có một số bất công trong đó. Trong giấc chiêm bao mầu nhiệm về cái thang bắc lên tận trời, Đức Chúa Trời nhắc lại với Giacốp lời hứa đã lập trước đây với cha và ông nội của ông. Thế là dòng dõi bị thu hẹp lại một lần nữa.
6. Ngài sẽ ra từ chi phái Giuđa.
“Cây phủ việt chẳng hề dời khỏi Giu-đa, Kẻ lập pháp không dứt khỏi giữa chân nó, cho đến chừng Đấng Si-lô hiện tới, và các dân vâng phục Đấng đó” (Sáng thế ký 49:10). Giacốp có 12 con trai. Người con nào sẽ được chọn để cưu mang lời hứa ấy? Theo quyền hạn, thì chắc sẽ là Rubên, là con trưởng nam. Nhưng ông ta đã phạm tội và bị gạt qua một bên. Cũng thực như thế với Simêôn và Lêvi. Khi Giacốp đến với Giuđa là con trai thứ tư, ông đã thốt ra một trong những lời tiên tri đáng kinh ngạc nhất trong cả Kinh thánh. Trong 2.000 năm, Sáng thế ký 49:8-12 đã được xem là một trong những lời tiên tri quan trọng về Đấng Mêsi trong Cựu Ước. Mặc dù Giacốp đã già và sắp qua đời, với hai con mắt đức tin ông đã nhìn thấu qua lớp sương mù đến cái ngày mà chi phái Giuđa sẽ nắm lấy quyền lãnh đạo trong xứ Israel. Dân sự Giuđa sẽ giống như sư tử đầy can đảm và năng lực. Chi phái của họ sẽ dẫn lối; còn 11 chi phái kia sẽ đi theo.
Cây phủ việt (dấu hiệu về uy quyền vua chúa) sẽ đặt nơi Giuđa cho tới chừng “Đấng Silô” hiện đến. “Silô” một là danh xưng thích hợp nói tới Đấng Mêsi hay đó là một từ Hêbơrơ rút gọn có ý nói “Ngài là Đấng mà (cây phủ việt) thuộc về”. Nếu đây là một danh xưng thích đáng, thế thì “Silô” có nghĩa là “Đấng đem lại hoà bình”. Chỉnh như thế thì cũng hay, một khi Êsai 9:6-7 gọi Đấng Mêsi là “Chúa Bình An” và Michê 5:5 chép về Đấng Mêsi “Ngài sẽ giải cứu chúng ta”. Nếu đây là sự rút gọn của từ ngữ Hybálai, Giacốp đang nói tiên tri rằng Đấng Mêsi sẽ là vị vua hợp pháp trên thế gian. Cả hai tư tưởng kia đều đúng, tất nhiên, và cái điều khả thi, ấy là cả hai tư tưởng đều được từ ngữ “Silô” nhắm đến.
Đây là phần tóm lược lời tiên tri của Giacốp liên quan tới Giuđa ở Sáng thế ký 49:8-12:
1. Giuđa sẽ là chi phái thống trị trong xứ Israel. (8)
2. Giuđa sẽ như sư tử đầy can đảm và năng lực. (9)
3. Đấng Mêsi sẽ ra từ chi phái Giuđa. (10)
4. Sự đến của Đấng Mêsi đem lại bình an, vui mừng và thịnh vượng. (11-12)
Mặc dù Giacốp nói trước quyền thống trị của Giuđa, lời tiên tri nầy chưa ứng nghiệm trong nhiều thế kỷ. Các cấp lãnh đạo đầu tiên của Israel đã xuất thân từ các chi phái khác:
Môise ra từ chi phái Lêvi
Giôsuê ra từ chi phái Épraim
Ghiđêôn ra từ chi phái Manase
Samsôn ra từ chi phái Đan
Samuên ra từ chi phái Épraim
Saulơ ra từ chi phái Bêngiamin
Nhưng sau khi Saulơ bị chối bỏ, Đức Chúa Trời đã chọn một người từ chi phái Giuđa lên làm vua.
7. Ngài sẽ là dòng dõi của David.
Ở I Samuên 16 có nhiều việc bắt đầu thay đổi. Sau khi từ bỏ Saulơ không cho làm vua nữa, Đức Chúa Trời chọn đứa con trai út của Giesê, một gã thiếu niên chăn chiên tên là David. Hiển nhiên ông trở thành vua của Israel. Đồng thời, ông được xem là vì vua lỗi lạc nhất của Israel, là chiến binh mẫu mực, là chính khách lỗi lạc, là thi sĩ có tài và là “ca sĩ ngọt ngào của Israel”. Trong một nhân vật như thế nầy, gói ghém mọi kỳ vọng, mơ ước của một dân tộc khao khát sự ứng nghiệm của mọi lời hứa xa xưa.
Nơi đỉnh cao cơ nghiệp của ông, Đức Chúa Trời đã lập một lời hứa đáng kinh ngạc với David. “…Đức Giê-hô-va phán hứa rằng Ngài sẽ dựng cho ngươi một cái nhà … thì ta sẽ lập dòng giống ngươi kế vị ngươi, … Như vậy, nhà ngươi và nước ngươi được bền đổ trước mặt ngươi đời đời; ngôi ngươi sẽ được vững lập đến mãi mãi” (II Samuên 7:11-12, 16). Lời hứa nầy là lời hứa đặc biệt nhất. Không những Đấng Cứu Tinh sẽ ra từ dòng dõi của David, mà Ngài còn tể trị trên vương quốc của David và sẽ trị vì trên ngôi của David. Còn hơn thế nữa, “nhà”, “vương quốc”, và “ngôi” của David sẽ kéo dài cho đến đời đời.
Những lời hứa ngọt ngào nầy trổi hơn những vì vua con người nối theo sau David — Salômôn, Asa, Êxêchia, Giôsia, chỉ kể một vài tên thôi. Mặc dù những người nầy sống công bình trước mặt Đức Chúa Trời, vì họ là con người, họ không thể trị vì từ ngôi của David cho đến đời đời được. Hạng người hay chết không thể làm cho lời hứa nầy cùng kiệt được. Lời hứa ấy đòi hỏi Một Vì Vua sẽ sống cho đến đời đời. Nhưng nhân vật nào có thể làm ứng nghiệm đòi hỏi ấy chứ? David vốn không thể hình dung nổi câu trả lời cho câu hỏi kia.
Lời hứa giờ đây quả thật đã trở nên rất đặc biệt. Chúng ta đã chuyển từ một thành viên trong dòng giống con người đến một dòng dõi của Sem đến Ápraham đến Ysác đến Giacốp đến Giuđa đến chi phái Giuđa đến David đến dòng dõi của David rồi hoàn toàn đến nhân vật có thể trị vì đời đời trên ngôi của David.
Ai có thể là Đấng Cứu Tinh và Ngài sẽ xuất thân từ đâu và làm sao nhìn nhận Ngài đây? Hai lời hứa kế đó bắt đầu trả lời cho câu hỏi nầy.
8. Ngài sẽ do một nữ đồng trinh sanh ra.
Nhiều năm trôi qua khi dân sự của Đức Chúa Trời trông đợi Đấng Cứu Tinh đến từ trời. Khi ấy, vào thời vua Acha, Đức Chúa Trời một lần nữa thu hẹp lại dòng dõi ấy. Lần nầy, Ngài chỉ ra thể nào Đấng Cứu Tinh sẽ nhập thế: “…chính Chúa sẽ ban một điềm cho các ngươi: nầy một gái đồng trinh sẽ chịu thai, sanh ra một trai, và đặt tên là Em-ma-nu-ên” (Êsai 7:14). Ra đời bởi nữ đồng trinh! Tôi tự hỏi, không biết Vua Acha nghĩ gì khi ông nghe câu nói đó? Hãy suy nghĩ xem, tôi tự hỏi không biết Êsai đã nghĩ gì chứ? Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể nghĩ ra một sự kiện như thế mà thôi. Quả thực, Đấng Mêsi sẽ trở thành một thành viên trong dòng giống của con người, song cách nhập thế của Ngài sẽ chỉ ra rằng Ngài không phải là một con người bình thường. Ngài bước vào thế gian một cách siêu nhiên vì Ngài là Đấng do Đức Chúa Cha sai đến. Với sự thực sanh ra bởi nữ đồng trinh, chúng ta có một gợi ý (mặc dù còn hơn thế nữa) về lai lịch thật của Đấng Mêsi — là Đức Chúa Trời trọn vẹn (sanh ra bởi nữ đồng trinh thật là lạ lùng) và là con người trọn vẹn (do một người nữ sanh ra).
9. Ngài sẽ chào đời tại thành Bếtlêhem.
Dòng dõi thu hẹp lại một lần nữa — lần nầy chỉ ra chính xác nơi mà Đấng Mêsi sẽ chào đời. Từ các thành thị và làng mạc của Israel, Ngài sẽ chào đời tại thành Bếtlêhem. “Hỡi Bết-lê-hem Ép-ra-ta, ngươi ở trong hàng ngàn Giu-đa là nhỏ lắm, song từ nơi ngươi sẽ ra cho ta một Đấng cai trị trong Y-sơ-ra-ên; gốc tích của Ngài bởi từ đời xưa, từ trước vô cùng” (Michê 5:1). Cụm từ “từ trước vô cùng” sát nghĩa có thể dịch là “từ những ngày của cõi đời đời” (bản Kinh thánh NIV). Điều nầy quay trực diện lại Sáng thế ký 49:10, ở đây nói tới một vì vua xuất thân từ chi phái Giuđa. Ở đây cũng nói thêm một sự kiện cụ thể rằng gốc gác của Đấng Mêsi là từ “những ngày của cõi đời đời”. Điều nầy giúp giải thích cách thức Đấng có thể trị vì trên ngôi của David cho đến đời đời. Một khi nguồn gốc của Ngài là từ cõi đời đời, Ngài sẽ có một sự trị vì cho đến đời đời.
Khi mọi lời tiên tri nầy được ghép lại với nhau, chúng ta có một bức chân dung đáng kinh ngạc về Đấng Mêsi:
1. Ngài sẽ là một người Do thái.
2. Ngài sẽ ra từ chi phái Giuđa.
3. Ngài sẽ là một dòng dõi của David.
4. Ngài sẽ chào đời tại thành Bếtlêhem.
5. Ngài sẽ do một nữ đồng trinh sanh ra.
Ai sẽ thích ứng với mọi tính cách nầy? Có nhiều người thích ứng với câu thứ nhứt, mấy người thích ứng với câu thứ hai, vài người thích ứng với câu thứ ba, rất ít người thích ứng với câu thứ tư, song chỉ có một người trong lịch sử đã từng thỏa mãn với tính cách thứ năm. Tên của Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ.
Giacốp thích ứng với mọi sự nầy ở chỗ nào? Ông thích ứng với bốn điểm quan trọng:
1. Ông là mắc xích thứ năm trong sợi dây xích — con của Ysác, cha của Giuđa.
2. Ông được nhắc tới trong bảng gia phổ của Mathiơ 1 và Luca 3.
3. Ông đã nói trước rằng Đấng Mêsi sẽ ra từ chi phái Giuđa.
4. Ông đã cung ứng tên mình cho dân tộc Israel.
Điểm sau cùng cần một sự khảo sát tỉ mỉ. Giacốp có hai tên — Giacốp (do cha mẹ đặt cho) và Israel (do Đức Chúa Trời đặt cho). Sau khi ông qua đời, dân tộc chắc chắn đã gọi mình là “Israel” để tôn kính ông — xem ông là Tổ Phụ Sáng Lập. Nhưng về sau trong Cựu Ước, Đức Chúa Trời thường nói tới dân Israel là “nhà Giacốp”.
Khi thiên sứ Gápriên hiện ra cùng Mary để công bố rằng Đức Chúa Trời đã chọn nàng để Đấng Mêsi ra đời, đây là lời lẽ mô tả những gì Ngài (Đấng Mêsi) sẽ hoàn thành: “Ngài sẽ trị vì đời đời nhà Gia-cốp, nước Ngài vô cùng …” (Luca 1:33).
Chuyện là như vậy đó! Bước sau cùng trong các chuyến hành trình của chúng ta với Giacốp. Giờ đây, chúng ta có thể thêm một chỗ sau cùng trong bảng danh sách của chúng ta:
Từ Bêe Sêba
Đến Bêtên
Đến Charan
Đến Galaát
Đến rạch Giabốc
Đến Sucốt
Đến Sichem
Đến Bêtên một lần nữa
Đến Éphata
Đến Tháp Êđe
Đến Mamrê
Đến Bêe Sêba
Đến Aicập
Đến Hang Đá Mặcbêla
Đến Bếtlêhem!
Giacốp có sống ở thành Bếtlêhem không? Có đấy, ông đã sống ở đó trong thân vị của dòng dõi trực hệ theo phần xác của ông — là Đức Chúa Jêsus Christ. Ông đã sống ở đó khi Chúa Jêsus ra đời là “con trai của Giacốp” để trị vì trên “nhà Giacốp”. Và mặc dù Giacốp và Chúa Jêsus cách nhau những 1.800 năm, Giacốp đã nói tiên tri về sự đến của Ngài và đã được nhắc tới khi Ngài ra đời.
Ở một chỗ khác. Khi Sứ đồ Giăng tìm cách mô tả Đức Chúa Jêsus Christ ở Khải huyền 5:5, ông đã gọi Ngài là “Sư Tử của chi phái Giuđa”. Bức tranh nói tới Đấng Christ chỉ ngược về Sáng thế ký 49:10. Khi Chúa chúng ta đến lần thứ nhứt, Ngài đến như “Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi” (Giăng 1:29). Khi Ngài tái lâm trên đất, Ngài vẫn đến trong vai trò “Sư Tử của chi phái Giuđa”. Cho nên, câu chuyện nói tới sự cứu chuộc trải dài từ những trang đầu tiên của Kinh thánh cho đến các trang cuối cùng của Kinh thánh. Lịch sử [History] là câu chuyện của Ngài [His Story]!
Khi chúng ta kỷ niệm Lễ Giáng Sinh, chúng ta không chỉ kỷ niệm những gì đã xảy ra tại thành Bếtlêhem. Chúng ta kỷ niệm chương trình của Đức Chúa Trời đã khởi sự trong Vườn Êđen và cứ tiếp tục cho đến phần cuối cùng của lịch sử.
Giacốp và Êsau — Một cái nhìn sau cùng
Câu chuyện của chúng ta chưa hoàn tất đâu. Chúng ta hãy đi ngược lại rồi nhìn vào Giacốp và Êsau lần sau cùng đi. Nếu chúng ta xoay cuộn băng chạy ngược lại ở phần đầu, chúng ta khám phá ra hai cậu thiếu niên nầy khác biệt hoàn toàn ngay từ lúc họ ra đời. Êsau ra trước, còn Giacốp ra sau nắm lấy gót chơn của Êsau. Sự việc nầy đề ra một khuôn mẫu không hề thay đổi trải qua nhiều năm tháng — Êsau là lãnh đạo còn Giacốp là kẻ nắm gót chơn.
Tôi nghĩ hoàn toàn là công bằng khi nói rằng Êsau có nhiều đức tính ở bên ngoài mà chúng ta thường gắn với sự thành công. Về mặt thuộc thể, ông rất mạnh mẽ, lực lưỡng, sống ngoài trời, và thích săn bắn ở ngoài đồng. Ngược lại, Giacốp thì yên lặng, hướng nội, nhút nhát và là một người hay suy nghĩ. Với Êsau, mọi sự đều nằm ở bề mặt — cái gì thấy được đều là thứ mà mình nhận được. Khi nổi giận, bạn biết rồi đó; khi vui vẻ, bạn biết rồi đó. Êsau mau nổi giận, nhưng rồi lại mau tha thứ. Anh ta có khả năng hủy diệt rất lớn — và cũng có khả năng tỏ ra những hành động tha thứ và phục hòa thật rời rộng.
Với Giacốp, thực sự không thể biết rõ được đâu. Chàng ta tinh ranh hơn Êsau, một người lanh lợi hơn, một người biết suy nghĩ sâu sắc, một kẻ hay nằm chiêm bao và là một nhà kế hoạch — luôn luôn tìm cách nắm lấy lợi thế trong sự tranh cạnh. Nếu anh ta nổi giận, bạn không luôn luôn nhận ra điều đó vì Giacốp biết cách điều khiển mọi cảm xúc của mình.
Ai là nhà lãnh đạo giỏi hơn? Êsau.
Ai là nhà suy tưởng giỏi hơn? Giacốp.
Bạn chọn ai lãnh đạo công ty của bạn? Êsau.
Bạn chọn ai kết thúc một vấn đề lớn của mình? Giacốp.
Ai có nhiều khả năng tập họp quần chúng? Êsau.
Ai sẽ lo liệu để cứu một công ty khỏi phá sản? Giacốp.
Hai anh em song sinh — có cùng cha cùng mẹ, thế mà về mặt cơ bản, họ lại là hai con người khác nhau.
Điều gì xảy đến cho Êsau?
Một trong những quan điểm mà chúng ta cho qua trong phần nghiên cứu của chúng ta về đời sống của Giacốp là những gì đã xảy đến cho Êsau. Chúng ta biết rõ ông đã chuyển qua khu vực Núi Sêirơ rồi trở thành nhà sáng lập dân Êđôm. Sáng thế ký 36 ghi rõ phần còn lại của câu chuyện. Ở cái nhìn đầu tiên, đây là bảng gia phổ rất nhàm chán — nhưng còn hơn thế nữa. Câu 1 chép: “Đây là dòng dõi của Ê-sau”. Câu 2 thuật lại về mấy người vợ của ông, câu 10 nói tới các con trai của ông, câu 15 chỉ ra dòng dõi ông, câu 31 nói tới các vị vua về sau của xứ Êđôm. Bảng danh sách còn dài và rất ấn tượng, cho thấy rằng Êsau đã sáng lập ra một vương quốc rộng lớn phát triển rất mạnh trước khi Israel ra khỏi Aicập. Câu sau cùng của Sáng thế ký 36 chép: “Tổ phụ của dân Ê-đôm là Ê-sau”. Đâu là mục đích chứ? Sáng thế ký 36 đang thuật lại cho chúng ta biết về sự thành công vượt bực theo đời nầy của Êsau. Ông không phải là một người thất bại từ quan điểm hoàn thành việc gì đó với cuộc sống của mình. Hàng tá những cái tên trong chương nầy lý giải cho sự cao trọng của ông, cho khả năng của ông khi xây dựng một nước lớn, để tập họp cánh đàn ông cho lý tưởng của ông, để thiết lập một quốc gia kéo dài khoảng 2.000 năm sau khi ông qua đời.
Êsau nhận lấy thế gian, còn Giacốp nhận lấy Đức Giêhôva! Ông là con của Ápraham.
Mặc dù sự thể không rõ ràng lắm trong quyển Kinh thánh Anh ngữ, Sáng thế ký 37:1 là phần chuyển tiếp của Sáng thế ký 36. Nghĩa là, một câu ngắn gọn nghịch lại 43 câu rất chi tiết kia. Sáng thế ký 37:1 chép như sau: “Gia-cốp, tại xứ của cha mình đã kiều ngụ, là xứ Ca-na-an”. Sao chứ? Câu ấy muốn nói lên điều chi vậy? Môise đang đối chiếu sự thành công theo đời nầy của Êsau trong Sáng thế ký 36 với những lần vật vã của Giacốp trong Sáng thế ký 37. Trong phần lớn cuộc đời ông, Giacốp thì lắm vật vã trong khi Êsau dấy lên đến chỗ nổi bật. Tại sao lại như thế chứ? Vì Giacốp đã chọn đồng đi với Đức Chúa Trời và lo tìm kiếm ơn phước của mình, trong khi Êsau (dù có nhiều ưu điểm) đã chọn bất chấp quyền con trưởng và tìm kiếm các ơn phước của đời nầy. Đức Chúa Trời đã ban cho Êsau được thịnh vượng về đời nầy vì đấy là mọi sự mà anh ta sẽ nhận lấy!
Êsau nhận lấy thế gian!
Còn Giacốp nhận lấy Đức Giêhôva!
Alan Ross đặt phần tương phản ấy như sau:
Ngược lại với Êsau đang mở mang, đầy quyền lực, Giacốp đang kiều ngụ trong vùng đất tạm trú của cha mình … Ông chẳng có vua chúa gì hết, chưa phải là một bộ tộc trọn vẹn, chẳng có đất đai để cai quản. Ông cũng còn là một lữ khách. Delitzsch lưu ý một cách thấm thía rằng “nói chung sự cao trọng đời nầy dấy lên nhanh hơn sự cao trọng thuộc linh”. … Ơn phước thuộc linh được hứa cho đòi hỏi sự kiên nhẫn trong đức tin, và nhấn mạnh sự chờ đợi kia trong khi nhiều người khác thịnh vượng là một thử nghiệm về sự trung tín và sự bền đỗ (Creation and Blessing, p. 588).
Từ lúc ban đầu, Êsau được ơn với khả năng sống tốt trong thế gian. Mượn cách nói ngày hôm nay, ông đã nhận được toàn là “thứ tốt đẹp”. Tuy nhiên, Giacốp là người Đức Chúa Trời lựa chọn để đứng trong dòng dõi của lời hứa. Trong cả cuộc đời của ông, Giacốp dường như đứng hàng thứ nhì khi được sánh với người anh cả đầy thành công của mình. Lúc ông qua đời — và trong nhiều thế hệ sau đó — các con trai của Êsau tỏ ra sáng sủa hơn các con trai của Giacốp.
“Ngươi chẳng được qua đâu”
Nhiều thế kỷ trôi qua và các con trai của Giacốp đã trở thành một dân lớn ở Aicập. Cùng thời điểm ấy, các con trai của Êsau thịnh vượng trong xứ Êđôm. Hiển nhiên là Môise dấy lên lãnh đạo dân sự của Đức Chúa Trời ra khỏi Aicập rồi trở lại Đất Hứa. Nhưng để đến được đó một cách mau chóng, họ cần phải đi ngang qua xứ Êđôm. Dân số ký 20 ghi lại lúc họ xin phép đi ngang qua — và Êđôm đáp rằng: “Ngươi chớ khá đi ngang ranh ta; bằng cượng, ta sẽ cầm gươm ra đón ngươi” (18). Khi Israel hỏi lần thứ hai, câu đáp vẫn như cũ: “Ngươi chẳng được qua đâu” (20). Khi ấy, Êđôm đi ra nghịch cùng Israel với một đội quân đông đảo và mạnh mẽ, đe dọa chiến tranh nếu dân Israel đi ngang qua xứ của họ. “Ấy vậy, Ê-đôm không cho phép Y-sơ-ra-ên đi ngang bờ cõi mình; Y-sơ-ra-ên trở đi khỏi người” (21).
Tình trạng thù địch nầy — dẫn tới sự cạnh tranh tồn tại giữa Giacốp và Êsau — tiếp tục qua nhiều năm tháng. Khi Israel đã vào trong xứ, Êđôm đã trở thành một trong những cừu thù của Israel. Hai quốc gia đã đánh nhau rất nhiều lần — và khi họ không đánh nhau, họ nhìn nhau với sự nghi ngờ. Có sự xung đột thường xuyên, đổ máu, tranh chiến, ghét bỏ và thù nghịch. Các con trai của Giacốp và các con trai của Êsau không bao giờ đi cạnh nhau, không bao giờ tin cậy nhau, thậm chí còn không ưa thích nhau nữa.
Giờ đây, chúng ta đến với phần cuối của kỷ nguyên Cựu Ước. Êđôm chắc chắn đã bị chinh phục và quân Lamã đã thêm một vùng lãnh thổ cho mình rồi đặt tên cho toàn bộ khu vực là Yđumê. Khi ấy họ chỉ định một nhân vật lên làm vua xứ Yđumê. Dòng dõi của ông ta lên ngôi tự xem mình là người Do thái, nhưng người Do thái không bao giờ chấp nhận họ — một phần vì sự gắn bó của họ với Rome, nhưng phần lớn là vì sự gắn bó của họ với Êđôm. Đối với người Do thái, các vua người Yđumê nầy là những kẻ mạo danh nửa vời.
Câu chuyện kể lại về hai vị vua
Thế rồi một buổi tối trời kia, tại thành Jerusalem, hai vị vua gặp nhau mặt đối mặt. Một người ngồi trên ngai vàng, kế thừa một di sản to lớn, trị vì xứ, có nhiều tay sai bao quanh, các triều thần, những tên hầu cận, và binh lính của ông ta. Còn vì vua kia đứng trước mặt ông ta, mình khoác lấy áo choàng đơn sơ của một người đến từ xứ Galilê. Nhà vua ngồi trên ngai vàng đang trị vì cả đế quốc của đời nầy. Vị vua kia xưng mình trị vì trên tấm lòng của nhân loại. Vị vua nầy có thể búng tay rồi gọi cả đạo binh đến. Vị vua kia chẳng có quân lính nào hết, trừ ra một tốp người Galilê thất học — hầu hết là ngư phủ và nông dân. Ông chỉ là vua trên danh nghĩa mà thôi.
Ông chẳng có mão triều thiên, nhưng chẳng bao lâu nữa ông sẽ được cấp cho mão triều thiên.
Ông chẳng có ngai vàng, trừ ra những tiếng ngợi khen của dân sự mình.
Ông chẳng có cây phủ việt, trừ ra cây phủ việt của sự công bình mình.
Ông chẳng có áo choàng, trừ ra những tên lính luôn nhiếc móc chẳng mấy chốc sẽ nhìn thấy cái áo choàng đó.
Một người là Vua của dân Yđumê.
Còn người kia xưng mình là Vua của dân Giuđa.
Nhiều câu hỏi lắm, song chẳng có câu trả lời
Một đêm dài cuối cùng Chúa Jêsus, con trai của Giacốp đã đứng trước mặt Hêrốt, con trai của Êsau. Thời điểm duy nhứt họ gặp gỡ là buổi tối trước khi Chúa Jêsus bị đóng đinh trên cây thập tự. Rất nhiều lần trong quá khứ, con trai của Êsau dường có tay trên trong khi con trai của Giacốp dường như chẳng có chút lợi thế nào cả. Người ngồi trên ngai vàng đã mĩm cười vì ông ta đã nghe đồn về vị rabi lưu động nầy xuất thân từ thành Nazarét. Giờ đây, chính ông ta sẽ nghe vị rabi nầy nói. Ông ta hy vọng nhìn thấy người nầy làm ra một vài phép lạ.
Nhưng Chúa Jêsus chẳng làm một phép lạ nào cho Hêrốt xem. Ngài biết rõ, con trai của Êsau sẽ thấy ấn tượng bởi sự tỏ ra rực rỡ của quyền phép; Ngài cũng biết rõ tấm lòng của ông ta — giống như tấm lòng của Êsau — vốn trống không. Khi Hêrốt đưa ra nhiều thắc mắc, Chúa Jêsus chẳng đáp một lời vì Ngài biết rõ rằng Hêrốt — giống như Êsau — chẳng có ý thức gì về mọi giá trị sự sống. Ông ta tò mò lắm, song ông ta chẳng khao khát gì về lẽ thật. Giống như Êsau, Hêrốt chỉ biết khát khao về những thứ thuộc về đời nầy mà thôi.
Sau một vài phút đồng hồ, Hêrốt chịu thua rồi hiệp với binh lính mình chế giễu Chúa Jêsus. khoác lấy cho Ngài một chiếc áo choàng sang trọng, họ đưa Ngài trở lại với Philát … và Philát đưa Ngài đến chỗ phải chịu chết. Ngày ấy Hêrốt và Philát đã trở thành bạn bè — trước buổi tối nầy họ là kẻ thù của nhau. Mỉa mai làm sao. Con trai của Êsau hiệp lực với người đến từ Rome để kết án tử hình con trai nầy của Giacốp.
Qua ngày sau, Chúa Jêsus bị đóng đinh trên thập tự giá, và sự thể cho thấy Hêrốt đã đúng về Chúa Jêsus. Có lẽ các con trai của Êsau sau cùng đã đánh bại các con trai của Giacốp. Đấy là ngày thứ Sáu. Ngày Chúa nhật đến, và thế gian bị úp đổ xuống. Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết rồi thăng thiên về trời. Nhóm môn đồ khố rách áo ôm kia đã lãnh lấy sứ điệp của Ngài rồi lan truyền nó đi cho đến các đầu cùng đất.
Còn Hêrốt thì sao? Ông ta kết thúc giống như một ghi chú trong phần lịch sử, một người bị bỏ quên với tiếng tăm đáng xưng hô duy nhứt, ấy là ông ta đã dự vào phiên xử án Đức Chúa Jêsus Christ. Sau 2.000 năm, chúng ta không bao giờ nói tới Hêrốt trừ phi nhắc tới buổi tối định mệnh kia tại thành Jerusalem. Và Chúa Jêsus đã trở thành trọng tâm của lịch sử — quan trọng đến nỗi chúng ta đánh dấu những năm tháng trôi qua bằng thời điểm Ngài đến trên đất — T.C. hay S.C.
Bốn năm sau buổi tối đó, Hêrốt bị truất phế, bị hất ra khỏi ngai vàng rồi bị lưu đày. Ông ta ngã chết như một người bị quên lãng. Cho tới hôm nay, Chúa Jêsus đang trị vì trong vai trò Vua các vua và Chúa các chúa. Ngài đang chờ đợi trên thiên đàng về sự tái lâm của Ngài trên đất trong vai trò Sư Tử của Chi Phái Giuđa.
Có phải bạn là con cái của Giacốp không?
Trải suốt lịch sử, dòng giống con người bị chia ra làm hai phạm trù — con cái của Êsau và con cái của Giacốp. Con cái của Êsau là hạng người thành công của đời nầy, họ có mọi sự ở bên họ, song lại trống vắng ở bên trong. Con cái của Giacốp là những người không giàu có về đời nầy, nhưng họ đã quì gối xuống trước mặt Vua Jêsus và đã tôn Ngài làm Chúa Tể muôn vật.
Bạn đang ở trong dòng dõi nào vậy? Có phải bạn ở trong dòng của Êsau hay dòng của Giacốp?
Có thể bạn thành công lắm — song bấy nhiều chưa đủ đâu.
Có thể bạn có nhận thức về mặt thuộc linh — song bấy nhiều chưa đủ đâu.
Có thể bạn tò mò về Đức Chúa Trời — song bấy nhiều chưa đủ đâu.
Bạn hiện vẫn còn ở trong dòng dõi của Êsau cho tới chừng nào bạn sấp mình xuống trước mặt Chúa Jêsus và tôn Ngài làm Chúa của đời sống bạn. Đây là sự kỳ diệu của ơn cứu rỗi: mặc dù có thể bạn là con cái của Êsau trong giây phút nầy, bạn có thể trở thành con cái của Giacốp ngay giờ nầy đây. Mọi sự có cần, ấy là bạn hãy mở lòng ra với Đức Chúa Jêsus Christ. Hãy nói “vâng” với Chúa Jêsus. Hãy tôn Ngài làm Vua của đời sống bạn.
Lạy Cha ở trên trời, chúng con cảm tạ Ngài vì chương trình của Ngài trải ra bao thế kỷ rồi. Chúng con cảm tạ Ngài vì lịch sử [history] quả thực là Câu Chuyện Của Ngài [His Story]. Xin ban cho chúng con đức tin để tin rằng Đức Chúa Jêsus Christ đã làm đủ rồi — và mọi sự khác được chừa lại cho chúng con là chỉ tin mà thôi. Nguyện các con cái của Êsau trở thành con cái Giacốp nhơn đức tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ. Amen.
Nhưng giờ đây câu chuyện đã qua rồi, và ông chuyển vào trong bảng danh sách các nhân vật nổi tiếng của Kinh thánh. Đem sánh với Ápraham, đức tin của ông không phải là lớn lao cho lắm. Đem sánh với Giôsép, mọi thành tựu đời nầy của ông chẳng thấm vào đâu cả. Đem sánh với Ysác, Giacốp đã làm rất tốt cho bản thân mình. Ông không phải là nhân vật lỗi lạc nhất trong Cựu Ước, nhưng ông đứng trụ không xa đối với đỉnh cao của bảng danh sách. Nhiều người khác đã làm việc nhiều hơn, có lẽ thế, song chẳng có ai để lại dấu ấn không thể xóa nhòa được như vậy. Trong gần 4.000 năm kể từ lúc ông qua đời, mỗi lần có người nhắc lại về dân tộc Israel, họ đã nộp thuế vô danh cho Giacốp.
Mục đích của chúng ta trong phần nghiên cứu sau cùng nầy là đặt Giacốp vào phạm trù rộng lớn hơn trong khải thị của Kinh thánh. Một dòng sông lịch sử nối tiếp chảy từ Sáng thế ký cho đến sách Khải huyền, trải ra hàng ngàn năm và hàng trăm thế hệ. Người nào tin theo Kinh thánh từ lâu đã luận rằng mặc dù Kinh thánh chứa 66 sách do nhiều người khác nhau viết ra qua 1500 năm, song chỉ có một sứ điệp: chương trình của Đức Chúa Trời là đem ơn cứu rỗi đến cho thế gian qua Đức Chúa Jêsus Christ. Dầu là thế nào, mọi sự trong Kinh thánh rất thích ứng với đề tài lớn lao đó.
Cựu Ước — Dự kiến
Các sách Tin Lành — Sự hóa thân thành nhục thể
Công Vụ các Sứ Đồ — Công bố
Các thư tín — Giải thích
Khải huyền — Hoàn thành
Cựu Ước chép: “Ngài sẽ đến!” Các sách Tin Lành chép: “Ngài đang hiện diện ở đây!” Sách Công Vụ các Sứ Đồ chép: “Ngài đã đến!” Các thư tín chép: “Ngài là Chúa!” Sách Khải huyền chép: “Ngài sẽ tái lâm!”
Thế thì lịch sử [History], là câu chuyện của Ngài [His Story]. Mọi sự trong Kinh thánh, một là dẫn tới sự đến của Ngài hay giải thích ý nghĩa sự đến của Ngài hoặc những lời hứa hẹn rằng Ngài sẽ đến một lần nữa. Cách đây mấy năm, Norm Geisler đã viết một quyển sách có đề tựa là Tìm Hiểu Kinh Thánh, Tìm Kiếm Đấng Christ. Trong quyển sách nầy, ông trình bày cho thấy thể nào Đấng Christ được thấy có trong tất cả 66 sách của Kinh thánh. Trong Sáng thế ký, Ngài là Dòng Dõi Của Người Nữ, trong sách Xuất Êdíptôký Ngài là Chiên Con Lễ Vượt Qua, trong sách Lêvi ký Ngài là Đấng Chuộc Tội Bằng Huyết, Trong sách Dân số ký Ngài là Ngôi Sao của Giacốp, và cứ thế. Quan sát một cách chính xác, Kinh thánh là Christocentric — nghĩa là Kinh thánh có Đấng Christ làm trung tâm điểm của nó.
Trong phần nghiên cứu nầy, chúng ta muốn khám phá thể nào Giacốp lại phù hợp với chương trình rộng lớn hơn của Đức Chúa Trời khi đem Đức Chúa Jêsus Christ vào thế gian. Bạn tiếp thu thế nào từ Giacốp đến Chúa Jêsus? Đâu là sự kết nối giữa Kẻ Nắm Gót Chơn và Con của Đức Chúa Trời? Phải chăng, có một sợi dây nối dài từ Bêtên đến Bếtlêhem?
Lời hứa đang mở ra
Câu chuyện của chúng ta khởi đi từ Vườn Êđen vào lúc thê thảm kia, sau khi Ađam và Êva đã ăn trái cấm. Địa đàng bị xúc phạm khi tội lỗi xen vào. Satan đã thắng, chương trình của Đức Chúa Trời bị lạc hướng, Tổ Phụ Đầu Tiên của chúng ta đã sa ngã không còn ở trong tình trạng vô tội nữa. Kể từ giờ phút tội lỗi lan rộng khắp cả đất, làm vấy bẩn mọi sự mà nó chạm đến.
Đức Chúa Trời sẽ làm gì đây? Ngài sẽ xử lý thế nào với hạng người được chọn lại xây khỏi Ngài? Liệu Ngài có tiêu diệt Ađam và Êva rồi khởi sự lại không? Không. Sự cứu rỗi bắt đầu với phần lưu ý rất đơn sơ, ấy là Đức Chúa Trời không bỏ cuộc đối với dòng giống con người. Đức Chúa Trời đã quyết định, Ngài phải làm một việc gì đó! Ngài sẽ không để cho Satan thắng trận để đoạt lấy hành tinh địa cầu nầy đâu.
Phần còn lại của Cựu Ước là sự mở ra theo cách tiệm tiến chương trình của Đức Chúa Trời để chống lại mọi điều đã xảy ra trong vườn Êđen. Vào thời điểm ấy, Đức Chúa Trời đã lập một lời hứa, tuy mơ hồ, nhưng lại là một tia sáng le lói đầu tiên của hy vọng sau Sự Sa Ngã. Lời hứa ấy người ta có thể lần theo qua nhiều thế kỷ khi Đức Chúa Trời từ từ làm sáng tỏ lời hứa bằng cách thu hẹp phạm trù của nó. Lời hứa trong hình thức thanh sạch nhất của nó là đây: Đức Chúa Trời sẽ làm một việc về tội lỗi bằng cách sai ai đó đến với thế gian. Thế nhưng ai, và bằng cách nào, rồi ở đâu và vào thời điểm nào?
Chúng ta hãy lần theo câu trả lời đang mở ra cho câu hỏi ấy:
1. Ngài sẽ là một thành viên của dòng giống con người.
“Ta sẽ làm cho mầy cùng người nữ, dòng dõi mầy cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau. Người sẽ giày đạp đầu mầy, còn mầy sẽ cắn gót chân người” (Sáng thế ký 3:15). Câu nầy chứa một lượng thông tin đáng kinh ngạc về chương trình giải cứu dòng giống con người của Đức Chúa Trời:
1. Chương trình của Đức Chúa Trời tựu trung vào một nhân vật đặc biệt.
2. Nhân vật ấy sẽ là một con người.
3. Ngài sẽ bước vào dòng giống con người bằng cách ra đời bởi một người nữ.
4. Ngài sẽ đánh trận với Satan.
5. Satan sẽ tung cú đấm chống lại Ngài, song không đánh bại Ngài được.
6. Ngài sẽ chà nát Satan và quyền lực của hắn.
Đấng Cứu Tinh, khi Ngài đến, sẽ trở thành “dòng dõi của người nữ" — nghĩa là, Ngài không phải là một thiên sứ hay một tạo vật siêu nhiên, mà Ngài là một con người và sẽ bước vào dòng giống con người bằng cách được một người nữ sanh ra. Sáng thế ký 3:15 vì thế là manh mối đầu tiên trong chuổi xích dài dẫn chúng ta đến thành Bếtlêhem.
2. Ngài sẽ xuất thân từ giống dân Semitic.
“Đáng ngợi khen Giê-hô-va, là Đức Chúa Trời của Sem thay!” (Sáng thế ký 9:26). Sau nạn lụt thời Nôê, dòng dõi bắt đầu thu hẹp lại. Nôê có ba người con trai, nhưng Đấng Cứu Tinh phải ra từ một trong số họ. Nôê công bố rằng Đấng Cứu Tinh sẽ ra từ dòng dõi của con trai ông là Sem — ông là tổ phụ của dân Semitic trên thế giới.
3. Ngài sẽ là con của Ápraham.
“Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước. Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi; và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước” (Sáng thế ký 12:2-3). Nhiều năm về sau Đức Chúa Trời phán với Ápraham đang khi ông trú ngụ tại Urơ, xứ Canhđê, kêu gọi ông rời khỏi thành phố ấy để đến một đất mà Đức Chúa Trời sẽ chỉ cho ông sau đó. Ápraham đã vâng theo rồi kết thúc tại Đất Hứa. Điều nầy chỉ ra một sự thu hẹp quan trọng của lời hứa — từ mọi dòng giống con người để rồi chỉ còn một con người mà thôi. Đấng Cứu Tinh phải ra từ dòng dõi của Ápraham.
4. Ngài sẽ là con của Ysác.
“…các dân thế gian đều sẽ nhờ dòng dõi ngươi mà được phước …” (Sáng thế ký 22:18). Lời hứa thu hẹp lại sâu xa hơn nữa khi Đức Chúa Trời giờ đây chỉ rõ rằng lời hứa sẽ đến qua Ysác — chớ không phải qua Íchmaên.
5. Ngài sẽ là con của Giacốp.
“…các chi họ thế gian sẽ nhờ ngươi và dòng dõi ngươi mà được phước” (Sáng thế ký 28:14). Ysác có hai người con trai — Giacốp và Êsau. Theo thông lệ, Êsau sẽ nhận được lời hứa trong vai trò người con trưởng. Song ông đã bán quyền ấy cho Giacốp để lấy tô canh “phạn đậu”. Liệu Đức Chúa Trời có tôn cao việc chuyển giao đó không? Câu trả lời là “có”, mặc dù nơi phần Giacốp có một số bất công trong đó. Trong giấc chiêm bao mầu nhiệm về cái thang bắc lên tận trời, Đức Chúa Trời nhắc lại với Giacốp lời hứa đã lập trước đây với cha và ông nội của ông. Thế là dòng dõi bị thu hẹp lại một lần nữa.
6. Ngài sẽ ra từ chi phái Giuđa.
“Cây phủ việt chẳng hề dời khỏi Giu-đa, Kẻ lập pháp không dứt khỏi giữa chân nó, cho đến chừng Đấng Si-lô hiện tới, và các dân vâng phục Đấng đó” (Sáng thế ký 49:10). Giacốp có 12 con trai. Người con nào sẽ được chọn để cưu mang lời hứa ấy? Theo quyền hạn, thì chắc sẽ là Rubên, là con trưởng nam. Nhưng ông ta đã phạm tội và bị gạt qua một bên. Cũng thực như thế với Simêôn và Lêvi. Khi Giacốp đến với Giuđa là con trai thứ tư, ông đã thốt ra một trong những lời tiên tri đáng kinh ngạc nhất trong cả Kinh thánh. Trong 2.000 năm, Sáng thế ký 49:8-12 đã được xem là một trong những lời tiên tri quan trọng về Đấng Mêsi trong Cựu Ước. Mặc dù Giacốp đã già và sắp qua đời, với hai con mắt đức tin ông đã nhìn thấu qua lớp sương mù đến cái ngày mà chi phái Giuđa sẽ nắm lấy quyền lãnh đạo trong xứ Israel. Dân sự Giuđa sẽ giống như sư tử đầy can đảm và năng lực. Chi phái của họ sẽ dẫn lối; còn 11 chi phái kia sẽ đi theo.
Cây phủ việt (dấu hiệu về uy quyền vua chúa) sẽ đặt nơi Giuđa cho tới chừng “Đấng Silô” hiện đến. “Silô” một là danh xưng thích hợp nói tới Đấng Mêsi hay đó là một từ Hêbơrơ rút gọn có ý nói “Ngài là Đấng mà (cây phủ việt) thuộc về”. Nếu đây là một danh xưng thích đáng, thế thì “Silô” có nghĩa là “Đấng đem lại hoà bình”. Chỉnh như thế thì cũng hay, một khi Êsai 9:6-7 gọi Đấng Mêsi là “Chúa Bình An” và Michê 5:5 chép về Đấng Mêsi “Ngài sẽ giải cứu chúng ta”. Nếu đây là sự rút gọn của từ ngữ Hybálai, Giacốp đang nói tiên tri rằng Đấng Mêsi sẽ là vị vua hợp pháp trên thế gian. Cả hai tư tưởng kia đều đúng, tất nhiên, và cái điều khả thi, ấy là cả hai tư tưởng đều được từ ngữ “Silô” nhắm đến.
Đây là phần tóm lược lời tiên tri của Giacốp liên quan tới Giuđa ở Sáng thế ký 49:8-12:
1. Giuđa sẽ là chi phái thống trị trong xứ Israel. (8)
2. Giuđa sẽ như sư tử đầy can đảm và năng lực. (9)
3. Đấng Mêsi sẽ ra từ chi phái Giuđa. (10)
4. Sự đến của Đấng Mêsi đem lại bình an, vui mừng và thịnh vượng. (11-12)
Mặc dù Giacốp nói trước quyền thống trị của Giuđa, lời tiên tri nầy chưa ứng nghiệm trong nhiều thế kỷ. Các cấp lãnh đạo đầu tiên của Israel đã xuất thân từ các chi phái khác:
Môise ra từ chi phái Lêvi
Giôsuê ra từ chi phái Épraim
Ghiđêôn ra từ chi phái Manase
Samsôn ra từ chi phái Đan
Samuên ra từ chi phái Épraim
Saulơ ra từ chi phái Bêngiamin
Nhưng sau khi Saulơ bị chối bỏ, Đức Chúa Trời đã chọn một người từ chi phái Giuđa lên làm vua.
7. Ngài sẽ là dòng dõi của David.
Ở I Samuên 16 có nhiều việc bắt đầu thay đổi. Sau khi từ bỏ Saulơ không cho làm vua nữa, Đức Chúa Trời chọn đứa con trai út của Giesê, một gã thiếu niên chăn chiên tên là David. Hiển nhiên ông trở thành vua của Israel. Đồng thời, ông được xem là vì vua lỗi lạc nhất của Israel, là chiến binh mẫu mực, là chính khách lỗi lạc, là thi sĩ có tài và là “ca sĩ ngọt ngào của Israel”. Trong một nhân vật như thế nầy, gói ghém mọi kỳ vọng, mơ ước của một dân tộc khao khát sự ứng nghiệm của mọi lời hứa xa xưa.
Nơi đỉnh cao cơ nghiệp của ông, Đức Chúa Trời đã lập một lời hứa đáng kinh ngạc với David. “…Đức Giê-hô-va phán hứa rằng Ngài sẽ dựng cho ngươi một cái nhà … thì ta sẽ lập dòng giống ngươi kế vị ngươi, … Như vậy, nhà ngươi và nước ngươi được bền đổ trước mặt ngươi đời đời; ngôi ngươi sẽ được vững lập đến mãi mãi” (II Samuên 7:11-12, 16). Lời hứa nầy là lời hứa đặc biệt nhất. Không những Đấng Cứu Tinh sẽ ra từ dòng dõi của David, mà Ngài còn tể trị trên vương quốc của David và sẽ trị vì trên ngôi của David. Còn hơn thế nữa, “nhà”, “vương quốc”, và “ngôi” của David sẽ kéo dài cho đến đời đời.
Những lời hứa ngọt ngào nầy trổi hơn những vì vua con người nối theo sau David — Salômôn, Asa, Êxêchia, Giôsia, chỉ kể một vài tên thôi. Mặc dù những người nầy sống công bình trước mặt Đức Chúa Trời, vì họ là con người, họ không thể trị vì từ ngôi của David cho đến đời đời được. Hạng người hay chết không thể làm cho lời hứa nầy cùng kiệt được. Lời hứa ấy đòi hỏi Một Vì Vua sẽ sống cho đến đời đời. Nhưng nhân vật nào có thể làm ứng nghiệm đòi hỏi ấy chứ? David vốn không thể hình dung nổi câu trả lời cho câu hỏi kia.
Lời hứa giờ đây quả thật đã trở nên rất đặc biệt. Chúng ta đã chuyển từ một thành viên trong dòng giống con người đến một dòng dõi của Sem đến Ápraham đến Ysác đến Giacốp đến Giuđa đến chi phái Giuđa đến David đến dòng dõi của David rồi hoàn toàn đến nhân vật có thể trị vì đời đời trên ngôi của David.
Ai có thể là Đấng Cứu Tinh và Ngài sẽ xuất thân từ đâu và làm sao nhìn nhận Ngài đây? Hai lời hứa kế đó bắt đầu trả lời cho câu hỏi nầy.
8. Ngài sẽ do một nữ đồng trinh sanh ra.
Nhiều năm trôi qua khi dân sự của Đức Chúa Trời trông đợi Đấng Cứu Tinh đến từ trời. Khi ấy, vào thời vua Acha, Đức Chúa Trời một lần nữa thu hẹp lại dòng dõi ấy. Lần nầy, Ngài chỉ ra thể nào Đấng Cứu Tinh sẽ nhập thế: “…chính Chúa sẽ ban một điềm cho các ngươi: nầy một gái đồng trinh sẽ chịu thai, sanh ra một trai, và đặt tên là Em-ma-nu-ên” (Êsai 7:14). Ra đời bởi nữ đồng trinh! Tôi tự hỏi, không biết Vua Acha nghĩ gì khi ông nghe câu nói đó? Hãy suy nghĩ xem, tôi tự hỏi không biết Êsai đã nghĩ gì chứ? Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể nghĩ ra một sự kiện như thế mà thôi. Quả thực, Đấng Mêsi sẽ trở thành một thành viên trong dòng giống của con người, song cách nhập thế của Ngài sẽ chỉ ra rằng Ngài không phải là một con người bình thường. Ngài bước vào thế gian một cách siêu nhiên vì Ngài là Đấng do Đức Chúa Cha sai đến. Với sự thực sanh ra bởi nữ đồng trinh, chúng ta có một gợi ý (mặc dù còn hơn thế nữa) về lai lịch thật của Đấng Mêsi — là Đức Chúa Trời trọn vẹn (sanh ra bởi nữ đồng trinh thật là lạ lùng) và là con người trọn vẹn (do một người nữ sanh ra).
9. Ngài sẽ chào đời tại thành Bếtlêhem.
Dòng dõi thu hẹp lại một lần nữa — lần nầy chỉ ra chính xác nơi mà Đấng Mêsi sẽ chào đời. Từ các thành thị và làng mạc của Israel, Ngài sẽ chào đời tại thành Bếtlêhem. “Hỡi Bết-lê-hem Ép-ra-ta, ngươi ở trong hàng ngàn Giu-đa là nhỏ lắm, song từ nơi ngươi sẽ ra cho ta một Đấng cai trị trong Y-sơ-ra-ên; gốc tích của Ngài bởi từ đời xưa, từ trước vô cùng” (Michê 5:1). Cụm từ “từ trước vô cùng” sát nghĩa có thể dịch là “từ những ngày của cõi đời đời” (bản Kinh thánh NIV). Điều nầy quay trực diện lại Sáng thế ký 49:10, ở đây nói tới một vì vua xuất thân từ chi phái Giuđa. Ở đây cũng nói thêm một sự kiện cụ thể rằng gốc gác của Đấng Mêsi là từ “những ngày của cõi đời đời”. Điều nầy giúp giải thích cách thức Đấng có thể trị vì trên ngôi của David cho đến đời đời. Một khi nguồn gốc của Ngài là từ cõi đời đời, Ngài sẽ có một sự trị vì cho đến đời đời.
Khi mọi lời tiên tri nầy được ghép lại với nhau, chúng ta có một bức chân dung đáng kinh ngạc về Đấng Mêsi:
1. Ngài sẽ là một người Do thái.
2. Ngài sẽ ra từ chi phái Giuđa.
3. Ngài sẽ là một dòng dõi của David.
4. Ngài sẽ chào đời tại thành Bếtlêhem.
5. Ngài sẽ do một nữ đồng trinh sanh ra.
Ai sẽ thích ứng với mọi tính cách nầy? Có nhiều người thích ứng với câu thứ nhứt, mấy người thích ứng với câu thứ hai, vài người thích ứng với câu thứ ba, rất ít người thích ứng với câu thứ tư, song chỉ có một người trong lịch sử đã từng thỏa mãn với tính cách thứ năm. Tên của Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ.
Giacốp thích ứng với mọi sự nầy ở chỗ nào? Ông thích ứng với bốn điểm quan trọng:
1. Ông là mắc xích thứ năm trong sợi dây xích — con của Ysác, cha của Giuđa.
2. Ông được nhắc tới trong bảng gia phổ của Mathiơ 1 và Luca 3.
3. Ông đã nói trước rằng Đấng Mêsi sẽ ra từ chi phái Giuđa.
4. Ông đã cung ứng tên mình cho dân tộc Israel.
Điểm sau cùng cần một sự khảo sát tỉ mỉ. Giacốp có hai tên — Giacốp (do cha mẹ đặt cho) và Israel (do Đức Chúa Trời đặt cho). Sau khi ông qua đời, dân tộc chắc chắn đã gọi mình là “Israel” để tôn kính ông — xem ông là Tổ Phụ Sáng Lập. Nhưng về sau trong Cựu Ước, Đức Chúa Trời thường nói tới dân Israel là “nhà Giacốp”.
Khi thiên sứ Gápriên hiện ra cùng Mary để công bố rằng Đức Chúa Trời đã chọn nàng để Đấng Mêsi ra đời, đây là lời lẽ mô tả những gì Ngài (Đấng Mêsi) sẽ hoàn thành: “Ngài sẽ trị vì đời đời nhà Gia-cốp, nước Ngài vô cùng …” (Luca 1:33).
Chuyện là như vậy đó! Bước sau cùng trong các chuyến hành trình của chúng ta với Giacốp. Giờ đây, chúng ta có thể thêm một chỗ sau cùng trong bảng danh sách của chúng ta:
Từ Bêe Sêba
Đến Bêtên
Đến Charan
Đến Galaát
Đến rạch Giabốc
Đến Sucốt
Đến Sichem
Đến Bêtên một lần nữa
Đến Éphata
Đến Tháp Êđe
Đến Mamrê
Đến Bêe Sêba
Đến Aicập
Đến Hang Đá Mặcbêla
Đến Bếtlêhem!
Giacốp có sống ở thành Bếtlêhem không? Có đấy, ông đã sống ở đó trong thân vị của dòng dõi trực hệ theo phần xác của ông — là Đức Chúa Jêsus Christ. Ông đã sống ở đó khi Chúa Jêsus ra đời là “con trai của Giacốp” để trị vì trên “nhà Giacốp”. Và mặc dù Giacốp và Chúa Jêsus cách nhau những 1.800 năm, Giacốp đã nói tiên tri về sự đến của Ngài và đã được nhắc tới khi Ngài ra đời.
Ở một chỗ khác. Khi Sứ đồ Giăng tìm cách mô tả Đức Chúa Jêsus Christ ở Khải huyền 5:5, ông đã gọi Ngài là “Sư Tử của chi phái Giuđa”. Bức tranh nói tới Đấng Christ chỉ ngược về Sáng thế ký 49:10. Khi Chúa chúng ta đến lần thứ nhứt, Ngài đến như “Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi” (Giăng 1:29). Khi Ngài tái lâm trên đất, Ngài vẫn đến trong vai trò “Sư Tử của chi phái Giuđa”. Cho nên, câu chuyện nói tới sự cứu chuộc trải dài từ những trang đầu tiên của Kinh thánh cho đến các trang cuối cùng của Kinh thánh. Lịch sử [History] là câu chuyện của Ngài [His Story]!
Khi chúng ta kỷ niệm Lễ Giáng Sinh, chúng ta không chỉ kỷ niệm những gì đã xảy ra tại thành Bếtlêhem. Chúng ta kỷ niệm chương trình của Đức Chúa Trời đã khởi sự trong Vườn Êđen và cứ tiếp tục cho đến phần cuối cùng của lịch sử.
Giacốp và Êsau — Một cái nhìn sau cùng
Câu chuyện của chúng ta chưa hoàn tất đâu. Chúng ta hãy đi ngược lại rồi nhìn vào Giacốp và Êsau lần sau cùng đi. Nếu chúng ta xoay cuộn băng chạy ngược lại ở phần đầu, chúng ta khám phá ra hai cậu thiếu niên nầy khác biệt hoàn toàn ngay từ lúc họ ra đời. Êsau ra trước, còn Giacốp ra sau nắm lấy gót chơn của Êsau. Sự việc nầy đề ra một khuôn mẫu không hề thay đổi trải qua nhiều năm tháng — Êsau là lãnh đạo còn Giacốp là kẻ nắm gót chơn.
Tôi nghĩ hoàn toàn là công bằng khi nói rằng Êsau có nhiều đức tính ở bên ngoài mà chúng ta thường gắn với sự thành công. Về mặt thuộc thể, ông rất mạnh mẽ, lực lưỡng, sống ngoài trời, và thích săn bắn ở ngoài đồng. Ngược lại, Giacốp thì yên lặng, hướng nội, nhút nhát và là một người hay suy nghĩ. Với Êsau, mọi sự đều nằm ở bề mặt — cái gì thấy được đều là thứ mà mình nhận được. Khi nổi giận, bạn biết rồi đó; khi vui vẻ, bạn biết rồi đó. Êsau mau nổi giận, nhưng rồi lại mau tha thứ. Anh ta có khả năng hủy diệt rất lớn — và cũng có khả năng tỏ ra những hành động tha thứ và phục hòa thật rời rộng.
Với Giacốp, thực sự không thể biết rõ được đâu. Chàng ta tinh ranh hơn Êsau, một người lanh lợi hơn, một người biết suy nghĩ sâu sắc, một kẻ hay nằm chiêm bao và là một nhà kế hoạch — luôn luôn tìm cách nắm lấy lợi thế trong sự tranh cạnh. Nếu anh ta nổi giận, bạn không luôn luôn nhận ra điều đó vì Giacốp biết cách điều khiển mọi cảm xúc của mình.
Ai là nhà lãnh đạo giỏi hơn? Êsau.
Ai là nhà suy tưởng giỏi hơn? Giacốp.
Bạn chọn ai lãnh đạo công ty của bạn? Êsau.
Bạn chọn ai kết thúc một vấn đề lớn của mình? Giacốp.
Ai có nhiều khả năng tập họp quần chúng? Êsau.
Ai sẽ lo liệu để cứu một công ty khỏi phá sản? Giacốp.
Hai anh em song sinh — có cùng cha cùng mẹ, thế mà về mặt cơ bản, họ lại là hai con người khác nhau.
Điều gì xảy đến cho Êsau?
Một trong những quan điểm mà chúng ta cho qua trong phần nghiên cứu của chúng ta về đời sống của Giacốp là những gì đã xảy đến cho Êsau. Chúng ta biết rõ ông đã chuyển qua khu vực Núi Sêirơ rồi trở thành nhà sáng lập dân Êđôm. Sáng thế ký 36 ghi rõ phần còn lại của câu chuyện. Ở cái nhìn đầu tiên, đây là bảng gia phổ rất nhàm chán — nhưng còn hơn thế nữa. Câu 1 chép: “Đây là dòng dõi của Ê-sau”. Câu 2 thuật lại về mấy người vợ của ông, câu 10 nói tới các con trai của ông, câu 15 chỉ ra dòng dõi ông, câu 31 nói tới các vị vua về sau của xứ Êđôm. Bảng danh sách còn dài và rất ấn tượng, cho thấy rằng Êsau đã sáng lập ra một vương quốc rộng lớn phát triển rất mạnh trước khi Israel ra khỏi Aicập. Câu sau cùng của Sáng thế ký 36 chép: “Tổ phụ của dân Ê-đôm là Ê-sau”. Đâu là mục đích chứ? Sáng thế ký 36 đang thuật lại cho chúng ta biết về sự thành công vượt bực theo đời nầy của Êsau. Ông không phải là một người thất bại từ quan điểm hoàn thành việc gì đó với cuộc sống của mình. Hàng tá những cái tên trong chương nầy lý giải cho sự cao trọng của ông, cho khả năng của ông khi xây dựng một nước lớn, để tập họp cánh đàn ông cho lý tưởng của ông, để thiết lập một quốc gia kéo dài khoảng 2.000 năm sau khi ông qua đời.
Êsau nhận lấy thế gian, còn Giacốp nhận lấy Đức Giêhôva! Ông là con của Ápraham.
Mặc dù sự thể không rõ ràng lắm trong quyển Kinh thánh Anh ngữ, Sáng thế ký 37:1 là phần chuyển tiếp của Sáng thế ký 36. Nghĩa là, một câu ngắn gọn nghịch lại 43 câu rất chi tiết kia. Sáng thế ký 37:1 chép như sau: “Gia-cốp, tại xứ của cha mình đã kiều ngụ, là xứ Ca-na-an”. Sao chứ? Câu ấy muốn nói lên điều chi vậy? Môise đang đối chiếu sự thành công theo đời nầy của Êsau trong Sáng thế ký 36 với những lần vật vã của Giacốp trong Sáng thế ký 37. Trong phần lớn cuộc đời ông, Giacốp thì lắm vật vã trong khi Êsau dấy lên đến chỗ nổi bật. Tại sao lại như thế chứ? Vì Giacốp đã chọn đồng đi với Đức Chúa Trời và lo tìm kiếm ơn phước của mình, trong khi Êsau (dù có nhiều ưu điểm) đã chọn bất chấp quyền con trưởng và tìm kiếm các ơn phước của đời nầy. Đức Chúa Trời đã ban cho Êsau được thịnh vượng về đời nầy vì đấy là mọi sự mà anh ta sẽ nhận lấy!
Êsau nhận lấy thế gian!
Còn Giacốp nhận lấy Đức Giêhôva!
Alan Ross đặt phần tương phản ấy như sau:
Ngược lại với Êsau đang mở mang, đầy quyền lực, Giacốp đang kiều ngụ trong vùng đất tạm trú của cha mình … Ông chẳng có vua chúa gì hết, chưa phải là một bộ tộc trọn vẹn, chẳng có đất đai để cai quản. Ông cũng còn là một lữ khách. Delitzsch lưu ý một cách thấm thía rằng “nói chung sự cao trọng đời nầy dấy lên nhanh hơn sự cao trọng thuộc linh”. … Ơn phước thuộc linh được hứa cho đòi hỏi sự kiên nhẫn trong đức tin, và nhấn mạnh sự chờ đợi kia trong khi nhiều người khác thịnh vượng là một thử nghiệm về sự trung tín và sự bền đỗ (Creation and Blessing, p. 588).
Từ lúc ban đầu, Êsau được ơn với khả năng sống tốt trong thế gian. Mượn cách nói ngày hôm nay, ông đã nhận được toàn là “thứ tốt đẹp”. Tuy nhiên, Giacốp là người Đức Chúa Trời lựa chọn để đứng trong dòng dõi của lời hứa. Trong cả cuộc đời của ông, Giacốp dường như đứng hàng thứ nhì khi được sánh với người anh cả đầy thành công của mình. Lúc ông qua đời — và trong nhiều thế hệ sau đó — các con trai của Êsau tỏ ra sáng sủa hơn các con trai của Giacốp.
“Ngươi chẳng được qua đâu”
Nhiều thế kỷ trôi qua và các con trai của Giacốp đã trở thành một dân lớn ở Aicập. Cùng thời điểm ấy, các con trai của Êsau thịnh vượng trong xứ Êđôm. Hiển nhiên là Môise dấy lên lãnh đạo dân sự của Đức Chúa Trời ra khỏi Aicập rồi trở lại Đất Hứa. Nhưng để đến được đó một cách mau chóng, họ cần phải đi ngang qua xứ Êđôm. Dân số ký 20 ghi lại lúc họ xin phép đi ngang qua — và Êđôm đáp rằng: “Ngươi chớ khá đi ngang ranh ta; bằng cượng, ta sẽ cầm gươm ra đón ngươi” (18). Khi Israel hỏi lần thứ hai, câu đáp vẫn như cũ: “Ngươi chẳng được qua đâu” (20). Khi ấy, Êđôm đi ra nghịch cùng Israel với một đội quân đông đảo và mạnh mẽ, đe dọa chiến tranh nếu dân Israel đi ngang qua xứ của họ. “Ấy vậy, Ê-đôm không cho phép Y-sơ-ra-ên đi ngang bờ cõi mình; Y-sơ-ra-ên trở đi khỏi người” (21).
Tình trạng thù địch nầy — dẫn tới sự cạnh tranh tồn tại giữa Giacốp và Êsau — tiếp tục qua nhiều năm tháng. Khi Israel đã vào trong xứ, Êđôm đã trở thành một trong những cừu thù của Israel. Hai quốc gia đã đánh nhau rất nhiều lần — và khi họ không đánh nhau, họ nhìn nhau với sự nghi ngờ. Có sự xung đột thường xuyên, đổ máu, tranh chiến, ghét bỏ và thù nghịch. Các con trai của Giacốp và các con trai của Êsau không bao giờ đi cạnh nhau, không bao giờ tin cậy nhau, thậm chí còn không ưa thích nhau nữa.
Giờ đây, chúng ta đến với phần cuối của kỷ nguyên Cựu Ước. Êđôm chắc chắn đã bị chinh phục và quân Lamã đã thêm một vùng lãnh thổ cho mình rồi đặt tên cho toàn bộ khu vực là Yđumê. Khi ấy họ chỉ định một nhân vật lên làm vua xứ Yđumê. Dòng dõi của ông ta lên ngôi tự xem mình là người Do thái, nhưng người Do thái không bao giờ chấp nhận họ — một phần vì sự gắn bó của họ với Rome, nhưng phần lớn là vì sự gắn bó của họ với Êđôm. Đối với người Do thái, các vua người Yđumê nầy là những kẻ mạo danh nửa vời.
Câu chuyện kể lại về hai vị vua
Thế rồi một buổi tối trời kia, tại thành Jerusalem, hai vị vua gặp nhau mặt đối mặt. Một người ngồi trên ngai vàng, kế thừa một di sản to lớn, trị vì xứ, có nhiều tay sai bao quanh, các triều thần, những tên hầu cận, và binh lính của ông ta. Còn vì vua kia đứng trước mặt ông ta, mình khoác lấy áo choàng đơn sơ của một người đến từ xứ Galilê. Nhà vua ngồi trên ngai vàng đang trị vì cả đế quốc của đời nầy. Vị vua kia xưng mình trị vì trên tấm lòng của nhân loại. Vị vua nầy có thể búng tay rồi gọi cả đạo binh đến. Vị vua kia chẳng có quân lính nào hết, trừ ra một tốp người Galilê thất học — hầu hết là ngư phủ và nông dân. Ông chỉ là vua trên danh nghĩa mà thôi.
Ông chẳng có mão triều thiên, nhưng chẳng bao lâu nữa ông sẽ được cấp cho mão triều thiên.
Ông chẳng có ngai vàng, trừ ra những tiếng ngợi khen của dân sự mình.
Ông chẳng có cây phủ việt, trừ ra cây phủ việt của sự công bình mình.
Ông chẳng có áo choàng, trừ ra những tên lính luôn nhiếc móc chẳng mấy chốc sẽ nhìn thấy cái áo choàng đó.
Một người là Vua của dân Yđumê.
Còn người kia xưng mình là Vua của dân Giuđa.
Nhiều câu hỏi lắm, song chẳng có câu trả lời
Một đêm dài cuối cùng Chúa Jêsus, con trai của Giacốp đã đứng trước mặt Hêrốt, con trai của Êsau. Thời điểm duy nhứt họ gặp gỡ là buổi tối trước khi Chúa Jêsus bị đóng đinh trên cây thập tự. Rất nhiều lần trong quá khứ, con trai của Êsau dường có tay trên trong khi con trai của Giacốp dường như chẳng có chút lợi thế nào cả. Người ngồi trên ngai vàng đã mĩm cười vì ông ta đã nghe đồn về vị rabi lưu động nầy xuất thân từ thành Nazarét. Giờ đây, chính ông ta sẽ nghe vị rabi nầy nói. Ông ta hy vọng nhìn thấy người nầy làm ra một vài phép lạ.
Nhưng Chúa Jêsus chẳng làm một phép lạ nào cho Hêrốt xem. Ngài biết rõ, con trai của Êsau sẽ thấy ấn tượng bởi sự tỏ ra rực rỡ của quyền phép; Ngài cũng biết rõ tấm lòng của ông ta — giống như tấm lòng của Êsau — vốn trống không. Khi Hêrốt đưa ra nhiều thắc mắc, Chúa Jêsus chẳng đáp một lời vì Ngài biết rõ rằng Hêrốt — giống như Êsau — chẳng có ý thức gì về mọi giá trị sự sống. Ông ta tò mò lắm, song ông ta chẳng khao khát gì về lẽ thật. Giống như Êsau, Hêrốt chỉ biết khát khao về những thứ thuộc về đời nầy mà thôi.
Sau một vài phút đồng hồ, Hêrốt chịu thua rồi hiệp với binh lính mình chế giễu Chúa Jêsus. khoác lấy cho Ngài một chiếc áo choàng sang trọng, họ đưa Ngài trở lại với Philát … và Philát đưa Ngài đến chỗ phải chịu chết. Ngày ấy Hêrốt và Philát đã trở thành bạn bè — trước buổi tối nầy họ là kẻ thù của nhau. Mỉa mai làm sao. Con trai của Êsau hiệp lực với người đến từ Rome để kết án tử hình con trai nầy của Giacốp.
Qua ngày sau, Chúa Jêsus bị đóng đinh trên thập tự giá, và sự thể cho thấy Hêrốt đã đúng về Chúa Jêsus. Có lẽ các con trai của Êsau sau cùng đã đánh bại các con trai của Giacốp. Đấy là ngày thứ Sáu. Ngày Chúa nhật đến, và thế gian bị úp đổ xuống. Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết rồi thăng thiên về trời. Nhóm môn đồ khố rách áo ôm kia đã lãnh lấy sứ điệp của Ngài rồi lan truyền nó đi cho đến các đầu cùng đất.
Còn Hêrốt thì sao? Ông ta kết thúc giống như một ghi chú trong phần lịch sử, một người bị bỏ quên với tiếng tăm đáng xưng hô duy nhứt, ấy là ông ta đã dự vào phiên xử án Đức Chúa Jêsus Christ. Sau 2.000 năm, chúng ta không bao giờ nói tới Hêrốt trừ phi nhắc tới buổi tối định mệnh kia tại thành Jerusalem. Và Chúa Jêsus đã trở thành trọng tâm của lịch sử — quan trọng đến nỗi chúng ta đánh dấu những năm tháng trôi qua bằng thời điểm Ngài đến trên đất — T.C. hay S.C.
Bốn năm sau buổi tối đó, Hêrốt bị truất phế, bị hất ra khỏi ngai vàng rồi bị lưu đày. Ông ta ngã chết như một người bị quên lãng. Cho tới hôm nay, Chúa Jêsus đang trị vì trong vai trò Vua các vua và Chúa các chúa. Ngài đang chờ đợi trên thiên đàng về sự tái lâm của Ngài trên đất trong vai trò Sư Tử của Chi Phái Giuđa.
Có phải bạn là con cái của Giacốp không?
Trải suốt lịch sử, dòng giống con người bị chia ra làm hai phạm trù — con cái của Êsau và con cái của Giacốp. Con cái của Êsau là hạng người thành công của đời nầy, họ có mọi sự ở bên họ, song lại trống vắng ở bên trong. Con cái của Giacốp là những người không giàu có về đời nầy, nhưng họ đã quì gối xuống trước mặt Vua Jêsus và đã tôn Ngài làm Chúa Tể muôn vật.
Bạn đang ở trong dòng dõi nào vậy? Có phải bạn ở trong dòng của Êsau hay dòng của Giacốp?
Có thể bạn thành công lắm — song bấy nhiều chưa đủ đâu.
Có thể bạn có nhận thức về mặt thuộc linh — song bấy nhiều chưa đủ đâu.
Có thể bạn tò mò về Đức Chúa Trời — song bấy nhiều chưa đủ đâu.
Bạn hiện vẫn còn ở trong dòng dõi của Êsau cho tới chừng nào bạn sấp mình xuống trước mặt Chúa Jêsus và tôn Ngài làm Chúa của đời sống bạn. Đây là sự kỳ diệu của ơn cứu rỗi: mặc dù có thể bạn là con cái của Êsau trong giây phút nầy, bạn có thể trở thành con cái của Giacốp ngay giờ nầy đây. Mọi sự có cần, ấy là bạn hãy mở lòng ra với Đức Chúa Jêsus Christ. Hãy nói “vâng” với Chúa Jêsus. Hãy tôn Ngài làm Vua của đời sống bạn.
Lạy Cha ở trên trời, chúng con cảm tạ Ngài vì chương trình của Ngài trải ra bao thế kỷ rồi. Chúng con cảm tạ Ngài vì lịch sử [history] quả thực là Câu Chuyện Của Ngài [His Story]. Xin ban cho chúng con đức tin để tin rằng Đức Chúa Jêsus Christ đã làm đủ rồi — và mọi sự khác được chừa lại cho chúng con là chỉ tin mà thôi. Nguyện các con cái của Êsau trở thành con cái Giacốp nhơn đức tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét