“Vỡ Đất Mới”
Công Vụ các Sứ Đồ 9:31 - 10:23
Mục sư Lyle L. Wahl
Đức Chúa Trời đào tạo hạng tín hữu sẵn lòng lo vỡ đất mới.
Phần giới thiệu:
Sáng nay chúng ta sẽ suy nghĩ về việc vỡ đất mới. Cụm từ đến từ việc làm nông, ở đó vỡ đất có nghĩa là sửa soạn đất chưa trồng trọt để đưa vào sử dụng. Trước khi có máy móc, và thậm chí bây giờ trong những nơi kém phát triển, công cụ cầm tay, sức mạnh của thú vật và con người đều đã được sử dụng để vỡ đất mới.
Chúng ta đang suy nghĩ theo các giới hạn thuộc linh, đang xem xét việc vỡ đất mới trong hội thánh, chuyển vào một khu vực mà ở đó chưa được lực lượng nồng cốt các môn đồ đụng đến.
Đức Chúa Trời vỡ đất mới nơi con người, trong hội thánh và trong thế gian. Sống với Đức Chúa Trời có nghĩa là dự vào cuộc phiêu lưu rất thú vị. Một phần trong đó là được mặc lấy quyền phép và được Đức Chúa Trời đại dụng để vỡ đất mới.
Giống như nhà nông sử dụng công cụ thích hợp để vỡ đất mới, cũng một thể ấy dân sự của Đức Chúa Trời cần phải sống sao cho thích ứng và sử dụng những cách tiếp cận cùng loại công cụ hợp lẽ. Lẽ thật chính cho chúng ta hôm nay, ấy là Đức Chúa Trời đào tạo hạng tín đồ sẵn lòng lo vỡ đất mới. Tuần tới chúng ta sẽ để ra một giây đồng hồ nhìn vào phần thứ nhứt của chương 10 từ một nhận định khác. Giờ đây, chúng ta hãy khởi sự bằng cách xem xét …
Phần thách thức của việc vỡ đất mới.
Chúng ta bắt đầu với công việc: mở rộng Tin Lành ra cho dân Ngoại. Tin Lành. Những tin tức tốt lành nói tới Đức Chúa Jêsus Christ. Những tin tức tốt lành nói tới tình yêu thương, ơn tha thứ và sự sống đời đời của Đức Chúa Trời trong và qua Chúa Jêsus.
Mong ước của Đức Chúa Trời dành cho mọi người ở khắp mọi nơi là nghe được tình yêu và ơn tha thứ của Ngài chẳng phải là một điều gì mới mẻ. Từ thời thơ ấu, các môn đồ của Chúa Jêsus đã được dạy dỗ về mục đích và kế hoạch của Đức Chúa Trời dành cho dân Israel là…trở nên sự sáng cho các dân tộc trên thế giới; qua sự làm chứng tin kính của họ, chiếu sáng về Đức Chúa Trời, về lẽ thật, tình yêu thương và sự cứu chuộc của Ngài.
Và các môn đồ của Chúa Jêsus đã nghe Ngài phán: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy, không bị hư mất mà được sự sống đời đời” (John 3:16).
Và Ngài cũng phán cùng họ: “Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân…” (Mathiơ 28:19).
Và, sau mấy lời đó, sau khi Chúa Jêsus về trời, sau khi Hội thánh được khai sinh vào ngày lễ Ngũ Tuần, sau lần bắt bớ đầu tiên và tan rãi Hội thánh, một số tín hữu đã chia sẻ Tin Lành với người Samari, và phần nhiều người trong số dân nầy, nhiều nhất là những người có nửa dòng máu Do thái, đã tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa của họ. Phierơ và Giăng đã đến tại thành Samari để kiểm tra mọi điều đã xảy ra.
Họ đã chúc phước cho công việc rồi rao giảng cho người thành Samari trên đường trở về lại thành Jerusalem. Song đông đúc và gần gũi nhất, Hội thánh vẫn là người Do thái và các sứ đồ đang phục vụ cho chính dân tộc của họ. Vì vậy, thách thức của Đức Chúa Trời là phải vỡ đất mới, mở rộng Tin Lành qua người Do thái và người thành Samari đến các dân Ngoại, đến với mọi người.
Đức Chúa Trời đã chọn Phierơ đi đầu trong nhiệm vụ nầy. Ai cũng biết Phaolô là vị sứ đồ cho dân Ngoại, trong khi Phierơ ai cũng biết ông là sứ đồ cho người Do thái. Nhưng trong việc vỡ đất mới nầy, Đức Chúa Trời đã bắt đầu với Phierơ.
Đức Chúa Trời đã chọn loại người nào?
Phierơ là một người tầm thường. Ông cũng không giàu có cũng chẳng có học vấn cao.
Ông xuất thân hoàn toàn từ một lai lịch truyền thống Do thái, với mọi thành kiến đối với ai chẳng phải là người Do thái.
Ông bốc đồng và ngoan cố.
Ông rất trung thành và là một con người của hành động.
Điều nầy cho chúng ta biết điều gì? Một việc: ấy là Đức Chúa Trời thực hiện sự kêu gọi. Ngài lựa chọn bất cứ ai Ngài muốn. Đức Chúa Trời bắt đầu với một chuổi nguyên liệu thô. Và hết thảy chúng ta phải vui mừng khi Ngài hành động, vì điều đó có nghĩa là chúng ta có phần trong công việc nầy.
Đôi khi những sự lựa chọn của Đức Chúa Trời làm cho chúng ta phải kinh ngạc và bối rối. Khi nhìn lại mình và nhìn vào nhiều người khác, không nên mau chóng bác bỏ khả năng Đức Chúa Trời mong muốn bạn, Đức Chúa Trời muốn họ phải vỡ vùng đất mới nào đó. Thắc mắc đáng phải là: “Sao không phải là tôi?” thay vì “Sao lại là tôi?”
Đức Chúa Trời lựa chọn, và rồi sửa soạn, đào tạo nhân sự sao cho thích ứng với công việc của Ngài. Vì vậy, bây giờ chúng ta cần phải nhìn xem cách thức Đức Chúa Trời đào tạo chúng ta thành loại nhân sự thích hợp như thế nào!?!.
Đào tạo nhân sự thích hợp.
Có bốn phương diện chúng ta thấy nơi Phierơ ở đây. Thứ nhứt, Đức Chúa Trời đào tạo loại nhân sự thích hợp qua việc làm rõ và khẳng định ơn kêu gọi của Ngài. Ở cái nhìn ban đầu, phần cuối của chương 9 dường như chẳng kết nối với chương 10, song có đấy. Hãy nhìn vào 9:32: “Vả, Phi-e-rơ đi khắp các xứ, cũng đến cùng các thánh đồ ở tại thành Ly-đa”. Phierơ đang trên đường đến với các hội thánh trong khu vực nầy.
Chúng ta mở bản đồ để đến với địa điểm nầy. Ở phía sau quyển Kinh thánh của bạn, hãy kiểm tra tấm bản đồ nói tới thời của Đấng Christ, hội thánh đầu tiên, hay các sứ đồ. Ở phía sau quyển Kinh thánh của bạn, hãy mở ra tấm bản đồ số 6, đề tựa là xứ Palestine trong thời Đấng Christ. Trong khi bạn tìm ra tấm bản đồ ấy, chúng ta có tấm bản đồ chiếu trên màn hình.
Lyđa nằm cách Tây Bắc thành Jerusalem 25 dặm và có số dân cư đa số là người Do thái.
Đây là một trung tâm hành chính với các doanh nghiệp làm đồ gốm và vải lanh cùng sản phẩm trái vả và rượu.
Một số việc lạ lùng xảy ra từ câu 32 cho đến hết chương. Thứ nhứt, ở Lyđa, Đấng Christ, qua Phierơ, đã chữa lành cho một người bị đau bại và nằm liệt giường trong 8 năm trời.
Bản tường trình của Luca chẳng ghi lại một lời cầu xin được chữa lành nào từ người có tên Ênê nầy, Luca cũng không nói cho chúng ta biết ông ta có phải là tín đồ hay đã trở thành một tín đồ hay không!?!
Luca ghi lại rằng: “Phi-e-rơ nói với người rằng: Hỡi Ê-nê, Đức Chúa Jêsus-Christ chữa cho ngươi được lành, hãy chờ dậy, dọn dẹp lấy giường ngươi. Tức thì, người vùng chờ dậy”. Kết quả là, có nhiều người đã tin theo Chúa Jêsus. Phép lạ nầy đã đem lại ơn chữa lành về phần xác cho Ênê rồi dẫn đến sự chữa lành về mặt thuộc linh cho nhiều người.
Thế rồi, có câu chuyện kỳ diệu ở Giốpbê nói tới việc Đấng Christ làm cho Tabitha, hay Đôca, được sống lại qua Phierơ. Chúng ta hãy mở bản đồ ra. Giốpbê nằm trên bờ biển cách Lyđa 12 dặm về phía Tây Bắc.
Đức Chúa Trời đã làm ra phép lạ nầy qua Phierơ theo cách riêng. Không có ai khác ở đó, đám đông phải ở ngoài hết. Phierơ đã cầu nguyện. Mà rằng: “Hỡi Tabitha, hãy chờ dậy”. Giống như với Ênê, phép lạ nầy có tức thì và hoàn toàn. Kết quả là, một lần nữa, có nhiều người tin theo Chúa Jêsus.
Đây là hai phép lạ bất thường và rất có ấn tượng. Đức Chúa Trời không làm hai phép lạ nầy để để thổi phồng cái tôi hay tiếng tăm của Phierơ. Đối với Phierơ, chúng là một sự khẳng định về quyền phép vô hạn của Đức Chúa Trời hoàn tất bất cứ điều gì và mọi sự Ngài yêu cầu Phierơ phải lo làm — thậm chí những việc mà Phierơ có thể nghi ngờ.
Ở đây, tại Giốpbê, Đức Chúa Trời đã ban cho Phierơ một khải tượng để in trí rằng Tin Lành là dành cho mọi người trên cơ sở bình đẳng — người Do thái và dân Ngoại (10:10-16). Trong khải tượng ấy, có một tiếng nói phán: “Hỡi Phi-e-rơ, hãy dậy, làm thịt và ăn!” các loài thú cả sạch hay có thể chấp nhận và ô uế hay bị hạn chế đối với người Do thái.
Người Do thái đã noi theo một số luật lệ trong luật pháp, như trong các chế độ ăn uống, là mọi sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời.
Nhiều người khác thì có phần mở rộng và bổ sung riêng. Xuống tới câu 28 để nhìn thấy một trường hợp khác: “Người nói cùng chúng rằng: Người Giu-đa vốn không được phép giao thông với người ngoại quốc hay là tới nhà họ …”
Trong mọi sự nầy, Đức Chúa Trời đang làm sáng tỏ với Phierơ rằng đất mới cần phải được vỡ ra.
Và, Phierơ tiếp thu lấy sứ điệp. Về sau trong chương 10, khởi sự ở câu 34, Phierơ nói: “…Quả thật, ta biết Đức Chúa Trời chẳng hề vị nể ai, nhưng trong các dân, hễ ai kính sợ Ngài và làm sự công bình, thì nấy được đẹp lòng Chúa”.
Cũng một thể ấy, Đức Chúa Trời sẽ làm sáng tỏ và khẳng định ơn kêu gọi của Ngài với chúng ta để vỡ đất mới, trong trường hợp đất mới ấy nằm trong chính đời sống chúng ta hay trong chức vụ. Giờ đây, đôi khi Đức Chúa Trời sử dụng các phép lạ để làm sáng tỏ và khẳng định sự dẫn dắt của Ngài. Chúng luôn luôn rất hiếm hoi. Mục đích, ấy là cho dù có việc gì đi nữa, khi Đức Chúa Trời muốn bạn tiến tới trước, Ngài sẽ luôn luôn cung ứng cho bạn đủ sự sáng tỏ và khẳng định để đi bước kế tiếp.
Cách thứ hai Đức Chúa Trời đào tạo chúng ta trở thành hạng nhân sự sẵn lòng là qua sự cầu nguyện. Chúng ta hãy trở lại với câu 9 trong chương 10.
“Bữa sau, trong lúc ba người ấy đang đi đường và đã đến gần thành, vừa nhằm giờ thứ sáu Phi-e-rơ leo lên mái nhà để cầu nguyện”.
Phierơ là một con người của sự cầu nguyện. Thời điểm là giữa trưa. Phierơ đang đói và đang chờ bữa ăn được dọn lên khi ông đi cầu nguyện. Đây là cách làm thông thường cho người Do thái tin kính có ba thời điểm cầu nguyện trong ngày. Đây chẳng phải là một trong những thời điểm đều đặn đó. Những gì chúng ta thấy ở đây từ Phierơ không phải là một chế độ cứng ngắt, song là một kỷ luật về mặt thuộc linh.
Có một số lẽ thật ở đây, nhưng giờ đây hãy chú ý là trong mối quan hệ bình thường hàng ngày của Phierơ khi tương giao trò chuyện với Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời đã ban cho ông tầm nhìn và sự dẫn dắt nầy về những hành động đặc biệt lo làm tròn sứ mệnh mà Chúa Jêsus đã ban bố phải đến với mọi người bằng Tin Lành.
Đức Chúa Trời đào tạo chúng ta trở thành hạng nhân sự thích hợp qua sự cầu nguyện. Đức Chúa Trời ban cho chúng ta nhiều chỉ đạo cụ thể trong Kinh thánh. Vô luận bạn là Cơ đốc nhân bao lâu, luôn luôn có nhiều điều để học tập và sống theo. Đồng thời, Đức Chúa Trời không nhắc đến trong Kinh thánh từng quyết định, hướng dẫn và hoàn cảnh cụ thể mà bạn sẽ đối diện với.
Tìm kiếm sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời cho đời sống của bạn sẽ không đạt được nếu không có sự cầu nguyện. Đức Chúa Trời dẫn dắt chúng ta qua Kinh thánh, qua mưu luận của các Cơ đốc nhân khác, qua sự khôn ngoan của Ngài mà Ngài rời rộng cung ứng cho chúng ta, và qua sự cầu nguyện.
Đừng trông mong một bản kế hoạch chi tiết sẽ được thả xuống từ trời. Nhưng Đức Chúa Trời luôn luôn cung ứng đủ sự sáng láng để thực hiện bước kế tiếp, để bước đi trong đức tin để tin cậy Ngài khi bạn thực hiện bước kế tiếp đó. Có khi bước ấy rất đáng sợ. Có thể bạn đã nghe nói về Grand Canyon Skywalk. Đây là chuyến đi chừng 70 feet tính từ mép núi, treo lơ lửng trên 4.000 feet hay khoảng ¾ dặm bên trên hẻm núi. Bạn cảm thấy ra sao khi bước ra rồi nhìn xuống chơn mình và thấy đáy sâu 4.000 feet bên dưới? Henry & Freda mới đây có mặt ở đó, vì vậy bạn có thể hỏi họ đấy. Còn bây giờ, hãy nhìn vào vài bức tranh đi (đang chiếu trên màn hình).
Đức Chúa Trời sẽ ban cho bạn lòng dạn dĩ để bước ra, bước thứ nhứt, bước kế đó của đức tin. Có phải bạn trò chuyện đều đặn hàng ngày với Đức Chúa Trời không? Có phải bạn đem đến những kỷ niệm cũng như các thảm họa của bạn đến với Ngài? Có phải bạn nói với Ngài về Kinh thánh bạn đã đọc, nghiên cứu hay nghe nói? Có phải bạn cầu xin Ngài giúp bạn học hỏi và sống theo hầu trở nên giống với Chúa Jêsus càng hơn không?
Thứ ba, Đức Chúa Trời đào tạo chúng ta qua Lời của Ngài. Đức Chúa Trời đã phán trực tiếp với Phierơ. Cuộc đối đáp bắt đầu ở 10:13: “Lại có tiếng phán cùng người rằng: Hỡi Phi-e-rơ, hãy dậy, làm thịt và ăn”. Song Phierơ phản kháng: “Lạy Chúa, chẳng vậy; vì tôi chẳng ăn giống gì dơ dáy chẳng sạch bao giờ”. Đức Chúa Trời đáp: “Phàm vật chi Đức Chúa Trời đã làm cho sạch, thì chớ cầm bằng dơ dáy” (câu 15). Và, Luca thuật lại cho chúng ta biết, điều nầy được lặp đi lặp lại ba lần (câu 16).
Phierơ là một người theo truyền thống nhưng cũng là một người Do thái rặc. Ông sẽ không ăn bất kỳ thứ đồ ăn nào là không sạch, nhưng lúc bấy giờ ông đang ở với Simôn là thợ thuộc da ở Giốpbê. Vì cớ sự tiếp xúc của họ với các thú vật chết cùng da của chúng, người Pharisi và hạng người Do thái tỉ mỉ khác đã xem thợ thuộc da là ô uế.
Phierơ đã phản đối, đã “nghi ngờ” (câu 17), và kế đó đã suy gẫm những gì Đức Chúa Trời đã nói với ông trong khải tượng (câu 19). Trong khi ông đang suy gẫm, Đức Chúa Trời lại phán nữa, câu 19: “…Đức Thánh Linh phán cùng người rằng: Kìa, có ba người đang tìm ngươi. Vậy, hãy đứng dậy, xuống mà đi với họ, chớ hồ nghi, vì ta đã sai họ đó”. Phải, Đức Chúa Trời đã phán trực tiếp với Phierơ.
Đức Chúa Trời cũng phán với chúng ta, với bạn và tôi. Có thể bạn mau chóng đáp: “Xin chờ một phút! Tôi chưa có khải tượng nào hết! Tôi chưa nghe Đức Chúa Trời phán với tôi bằng giọng nói nghe thấy được!” Hãy nhớ, kinh nghiệm là phần ngoại lệ đối với Phierơ, chớ không phải là định mức. Hãy nhớ kỹ rằng chúng ta có Lời thành văn trọn bộ của Đức Chúa Trời. Còn Phierơ thì không có.
Điểm mấu chốt không thay đổi, ấy là Đức Chúa Trời phán cùng chúng ta qua Lời của Ngài để làm thay đổi, để nắn đúc chúng ta khi Ngài truyền đạt cho chúng ta. Trong phần lớn thời gian của đời sống chúng ta, Thánh Linh Đức Chúa Trời dạy dỗ, chỉnh sửa và nắn đúc chúng ta qua Kinh thánh. Khi Phaolô viết thư cho Timôthê, ông nhắc cho Timôthê nhớ trong II Timôthê 3:16-17: “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành”.
Chúa Jêsus dạy chúng ta ở Giăng 16:13 rằng Đức Thánh Linh sẽ “dẫn [chúng ta] vào mọi lẽ thật”.
Sau cùng, Đức Chúa Trời đào tạo chúng ta thành hạng nhân sự thích hợp qua sự vâng lời. Phierơ không vâng theo ngay lập tức. Hãy nhớ, trong khải tượng kia, Đức Chúa Trời phán: “Hỡi Phi-e-rơ, hãy dậy, làm thịt và ăn!” Đối với mạng lịnh ấy, Phierơ phản công: “Lạy Chúa, chẳng vậy; vì tôi chẳng ăn giống gì dơ dáy chẳng sạch bao giờ”.
Khi câu 16 nói cho chúng ta biết: “Lời đó lặp lại ba lần”, thì có nghĩa là Phierơ đã phản kháng ba lần.
Gần như đây là một hồi tưởng lại khi Chúa Jêsus đang sửa soạn các môn đồ cho sự chết của Ngài. Phierơ đã nhảy ùa vào rồi phản kháng ở đó. Trở lại với Tin Lành Mathiơ 16:21: “Từ đó, Đức Chúa Jêsus mới tỏ cho môn đồ biết rằng mình phải đi đến thành Giêrusalem, phải chịu tại đó nhiều sự khốn khổ bởi những người trưởng lão, thầy tế lễ cả, cùng thầy thông giáo, và phải bị giết, đến ngày thứ ba phải sống lại. Phi-e-rơ bèn đem Ngài riêng ra, mà can rằng: Hỡi Chúa, Đức Chúa Trời nào nỡ vậy! Sự đó sẽ không xảy đến cho Chúa đâu!” (các câu 21-22).
Chúa Jêsus chỉnh ông ngay, câu 23: “Nhưng Ngài xây mặt lại mà phán cùng Phi-e-rơ rằng: Ớ Sa-tan, hãy lui ra đằng sau ta! Ngươi làm gương xấu cho ta; vì ngươi chẳng nghĩ đến việc Đức Chúa Trời, song nghĩ đến việc người ta”.
Như tôi đã nói ở trên, Phierơ là một con người bốc đồng và ngoan cố, một con người của hành động, song ông cũng là một người rất trung thành. Hãy chú ý ở cả Mathiơ 16 và ở đây trong Công Vụ các Sứ Đồ 10, Phierơ đã tỏ ra sự kính trọng trong những lần phản kháng của ông bằng cách xưng Đấng Christ là Chúa.
Phierơ đã vâng lời. Ông đã suy gẫm, tỏ ra ông cho thấy ông nắm lấy quyền chủ động, và rồi Đức Thánh Linh đã dẫn dắt ông. Như một sự khẳng định cực kỳ, Đức Chúa Trời nói ông biết ba người đang đến nơi cổng để tìm ông và ông cần phải đi với họ mà chẳng nên có sự nghi ngại gì hết. Hãy xem câu 21: “Phi-e-rơ bèn xuống cùng họ mà nói rằng: Ta đây, là người các ngươi đang tìm; các ngươi đến đây có việc gì? Họ trả lời rằng: Đội trưởng Cọt-nây là người công bình, kính sợ Đức Chúa Trời, cả dân Giu-đa đều làm chứng tốt về người, người đó đã bởi một vị thiên sứ thánh mà chịu mạng lịnh từ nơi cao rằng phải mời ông về nhà và nghe lời ông. Phi-e-rơ bèn mời họ vào nhà và cho trọ tại đó. Ngày mai, Phi-e-rơ chờ dậy đi với họ, có một vài người trong hàng anh em từ Giốp-bê cùng đi với” (các câu 21-23).
Cọtnây chẳng phải là một tín đồ đâu. Chúng ta biết điều đó ở phân nửa sau của chương 10. Nhưng còn hơn thế nữa, ông là một dân Ngoại. Không những là dân Ngoại, mà còn là một đội trưởng trong quân đội Lamã mà người Do thái rất xem khinh. Đây là một chuyến đi ấn tượng từ những gì Phierơ đã biết, đã cảm nhận, đã tin và đã kinh nghiệm, nhưng ông đã vâng theo Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời đào tạo bạn và tôi để vỡ đất mới khi chúng ta vâng theo Ngài. Đừng bao giờ xem nhẹ sự thúc giục của Đức Chúa Trời phải làm hay không làm một việc gì đó, trở nên hay không trở nên thứ gì đó. Khi Đức Chúa Trời phán, chúng ta cần phải trở thành người biết lắng nghe và làm theo Lời của Ngài, nếu khác đi chúng ta sẽ đâm ra chai lì thuộc linh và sẽ không còn nhạy cảm với Ngài như chúng ta đáng phải có. Một lần nữa, cần phải có lòng dạn dĩ và đức tin. Có nhiều lúc chúng ta sẽ cảm nhận giống như Phierơ: “Chúa ơi, con chưa bao giờ làm việc nầy trước đây! Làm sao con có thể làm được chứ? Điều gì sẽ xảy ra? Người ta sẽ nghĩ sao?”
Đức Chúa Trời đào tạo bạn và tôi để vỡ đất mới khi chúng ta vâng theo Ngài.
Phần kết luận:
Đức Chúa Trời đào tạo hạng tín đồ sẵn lòng để vỡ đất mới. Đừng thối lui nhé. Hãy xem đấy là niềm vui lớn lao khi ở tại chốn tương giao và phục vụ, nơi mà Đức Chúa Trời muốn bạn bước vào để vỡ đất mới.
Có vô số tấm gương mà chúng ta có thể nhìn thấy về con người, hạng người tầm thường mà Đức Chúa Trời đã sử dụng trong nhiều cách khác nhau để vỡ đất mới. Chúa nhựt vừa qua, tôi đã chia sẻ với bạn câu chuyện của Howard Hendricks nói tới một phụ nữ ở tuổi 80, bà đang tìm những ý tưởng mới, những phương thức mới để vỡ đất mới trong đời sống của những thanh thiếu niên trung đại học, và thể nào ít nhất 84 người trong số chúng đã bước vào chức vụ.
Tôi nghĩ một cựu binh giáo sĩ hưu hạ, bà kỳ vọng gia đình mình bước vào chỗ phục vụ Đức Chúa Trời. Bà đã làm việc trong một khu vực rất khó khăn. Những người đi trước bà đã làm việc thật trung tín cả đời họ hầu như chẳng có ai đến với Đấng Christ. Bà, và nhiều người khác cùng với bà, đã làm việc nhiều năm trời trước khi nhìn thấy mọi kết quả. Song Đức Chúa Trời đã sử dụng họ để vỡ đất mới. Ngày nay có một ngôi nhà thờ với hàng chục ngàn tín đồ trong nhóm bộ tộc ấy.
Có người trồng, có người tưới, có người gặt. Có mùa gieo, người khác thì tưới và nhiều người khác nữa lo gặt hái. Có người nhìn thấy các con số thật lớn, nhiều người khác thì thấy các con số nhỏ mà thôi.
Nhưng chính Đức Chúa Trời là Đấng luôn luôn năng động, vỡ đất mới qua hạng nhân sự sẵn lòng mà Ngài đã đào tạo.
Khi bạn sử dụng một vài phút yên tĩnh suy gẫm với Đức Chúa Trời về lẽ thật nầy, hãy cảm tạ Ngài vì việc vỡ đất mới trong tấm lòng của bạn — để tiếp cận với tình yêu và đem bạn đến với chính mình Ngài, thay đổi bạn cho đến đời đời. Hãy quyết định phải nhạy cảm và đáp ứng với Đức Chúa Trời ở nơi bạn sinh sống và ở nơi Đức Chúa Trời dẫn dắt bạn, để vỡ đất mới trong chính đời sống của bạn. Rồi cũng phải có tấm lòng, khải tượng, sự cung hiến để thể hiện ra sự nhơn từ của Ngài, chia sẻ ân điển và ơn thương xót của Ngài, để vỡ đất mới trong chức vụ với và vì tha nhân.
Sáng nay chúng ta sẽ suy nghĩ về việc vỡ đất mới. Cụm từ đến từ việc làm nông, ở đó vỡ đất có nghĩa là sửa soạn đất chưa trồng trọt để đưa vào sử dụng. Trước khi có máy móc, và thậm chí bây giờ trong những nơi kém phát triển, công cụ cầm tay, sức mạnh của thú vật và con người đều đã được sử dụng để vỡ đất mới.
Chúng ta đang suy nghĩ theo các giới hạn thuộc linh, đang xem xét việc vỡ đất mới trong hội thánh, chuyển vào một khu vực mà ở đó chưa được lực lượng nồng cốt các môn đồ đụng đến.
Đức Chúa Trời vỡ đất mới nơi con người, trong hội thánh và trong thế gian. Sống với Đức Chúa Trời có nghĩa là dự vào cuộc phiêu lưu rất thú vị. Một phần trong đó là được mặc lấy quyền phép và được Đức Chúa Trời đại dụng để vỡ đất mới.
Giống như nhà nông sử dụng công cụ thích hợp để vỡ đất mới, cũng một thể ấy dân sự của Đức Chúa Trời cần phải sống sao cho thích ứng và sử dụng những cách tiếp cận cùng loại công cụ hợp lẽ. Lẽ thật chính cho chúng ta hôm nay, ấy là Đức Chúa Trời đào tạo hạng tín đồ sẵn lòng lo vỡ đất mới. Tuần tới chúng ta sẽ để ra một giây đồng hồ nhìn vào phần thứ nhứt của chương 10 từ một nhận định khác. Giờ đây, chúng ta hãy khởi sự bằng cách xem xét …
Phần thách thức của việc vỡ đất mới.
Chúng ta bắt đầu với công việc: mở rộng Tin Lành ra cho dân Ngoại. Tin Lành. Những tin tức tốt lành nói tới Đức Chúa Jêsus Christ. Những tin tức tốt lành nói tới tình yêu thương, ơn tha thứ và sự sống đời đời của Đức Chúa Trời trong và qua Chúa Jêsus.
Mong ước của Đức Chúa Trời dành cho mọi người ở khắp mọi nơi là nghe được tình yêu và ơn tha thứ của Ngài chẳng phải là một điều gì mới mẻ. Từ thời thơ ấu, các môn đồ của Chúa Jêsus đã được dạy dỗ về mục đích và kế hoạch của Đức Chúa Trời dành cho dân Israel là…trở nên sự sáng cho các dân tộc trên thế giới; qua sự làm chứng tin kính của họ, chiếu sáng về Đức Chúa Trời, về lẽ thật, tình yêu thương và sự cứu chuộc của Ngài.
Và các môn đồ của Chúa Jêsus đã nghe Ngài phán: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy, không bị hư mất mà được sự sống đời đời” (John 3:16).
Và Ngài cũng phán cùng họ: “Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân…” (Mathiơ 28:19).
Và, sau mấy lời đó, sau khi Chúa Jêsus về trời, sau khi Hội thánh được khai sinh vào ngày lễ Ngũ Tuần, sau lần bắt bớ đầu tiên và tan rãi Hội thánh, một số tín hữu đã chia sẻ Tin Lành với người Samari, và phần nhiều người trong số dân nầy, nhiều nhất là những người có nửa dòng máu Do thái, đã tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa của họ. Phierơ và Giăng đã đến tại thành Samari để kiểm tra mọi điều đã xảy ra.
Họ đã chúc phước cho công việc rồi rao giảng cho người thành Samari trên đường trở về lại thành Jerusalem. Song đông đúc và gần gũi nhất, Hội thánh vẫn là người Do thái và các sứ đồ đang phục vụ cho chính dân tộc của họ. Vì vậy, thách thức của Đức Chúa Trời là phải vỡ đất mới, mở rộng Tin Lành qua người Do thái và người thành Samari đến các dân Ngoại, đến với mọi người.
Đức Chúa Trời đã chọn Phierơ đi đầu trong nhiệm vụ nầy. Ai cũng biết Phaolô là vị sứ đồ cho dân Ngoại, trong khi Phierơ ai cũng biết ông là sứ đồ cho người Do thái. Nhưng trong việc vỡ đất mới nầy, Đức Chúa Trời đã bắt đầu với Phierơ.
Đức Chúa Trời đã chọn loại người nào?
Phierơ là một người tầm thường. Ông cũng không giàu có cũng chẳng có học vấn cao.
Ông xuất thân hoàn toàn từ một lai lịch truyền thống Do thái, với mọi thành kiến đối với ai chẳng phải là người Do thái.
Ông bốc đồng và ngoan cố.
Ông rất trung thành và là một con người của hành động.
Điều nầy cho chúng ta biết điều gì? Một việc: ấy là Đức Chúa Trời thực hiện sự kêu gọi. Ngài lựa chọn bất cứ ai Ngài muốn. Đức Chúa Trời bắt đầu với một chuổi nguyên liệu thô. Và hết thảy chúng ta phải vui mừng khi Ngài hành động, vì điều đó có nghĩa là chúng ta có phần trong công việc nầy.
Đôi khi những sự lựa chọn của Đức Chúa Trời làm cho chúng ta phải kinh ngạc và bối rối. Khi nhìn lại mình và nhìn vào nhiều người khác, không nên mau chóng bác bỏ khả năng Đức Chúa Trời mong muốn bạn, Đức Chúa Trời muốn họ phải vỡ vùng đất mới nào đó. Thắc mắc đáng phải là: “Sao không phải là tôi?” thay vì “Sao lại là tôi?”
Đức Chúa Trời lựa chọn, và rồi sửa soạn, đào tạo nhân sự sao cho thích ứng với công việc của Ngài. Vì vậy, bây giờ chúng ta cần phải nhìn xem cách thức Đức Chúa Trời đào tạo chúng ta thành loại nhân sự thích hợp như thế nào!?!.
Đào tạo nhân sự thích hợp.
Có bốn phương diện chúng ta thấy nơi Phierơ ở đây. Thứ nhứt, Đức Chúa Trời đào tạo loại nhân sự thích hợp qua việc làm rõ và khẳng định ơn kêu gọi của Ngài. Ở cái nhìn ban đầu, phần cuối của chương 9 dường như chẳng kết nối với chương 10, song có đấy. Hãy nhìn vào 9:32: “Vả, Phi-e-rơ đi khắp các xứ, cũng đến cùng các thánh đồ ở tại thành Ly-đa”. Phierơ đang trên đường đến với các hội thánh trong khu vực nầy.
Chúng ta mở bản đồ để đến với địa điểm nầy. Ở phía sau quyển Kinh thánh của bạn, hãy kiểm tra tấm bản đồ nói tới thời của Đấng Christ, hội thánh đầu tiên, hay các sứ đồ. Ở phía sau quyển Kinh thánh của bạn, hãy mở ra tấm bản đồ số 6, đề tựa là xứ Palestine trong thời Đấng Christ. Trong khi bạn tìm ra tấm bản đồ ấy, chúng ta có tấm bản đồ chiếu trên màn hình.
Lyđa nằm cách Tây Bắc thành Jerusalem 25 dặm và có số dân cư đa số là người Do thái.
Đây là một trung tâm hành chính với các doanh nghiệp làm đồ gốm và vải lanh cùng sản phẩm trái vả và rượu.
Một số việc lạ lùng xảy ra từ câu 32 cho đến hết chương. Thứ nhứt, ở Lyđa, Đấng Christ, qua Phierơ, đã chữa lành cho một người bị đau bại và nằm liệt giường trong 8 năm trời.
Bản tường trình của Luca chẳng ghi lại một lời cầu xin được chữa lành nào từ người có tên Ênê nầy, Luca cũng không nói cho chúng ta biết ông ta có phải là tín đồ hay đã trở thành một tín đồ hay không!?!
Luca ghi lại rằng: “Phi-e-rơ nói với người rằng: Hỡi Ê-nê, Đức Chúa Jêsus-Christ chữa cho ngươi được lành, hãy chờ dậy, dọn dẹp lấy giường ngươi. Tức thì, người vùng chờ dậy”. Kết quả là, có nhiều người đã tin theo Chúa Jêsus. Phép lạ nầy đã đem lại ơn chữa lành về phần xác cho Ênê rồi dẫn đến sự chữa lành về mặt thuộc linh cho nhiều người.
Thế rồi, có câu chuyện kỳ diệu ở Giốpbê nói tới việc Đấng Christ làm cho Tabitha, hay Đôca, được sống lại qua Phierơ. Chúng ta hãy mở bản đồ ra. Giốpbê nằm trên bờ biển cách Lyđa 12 dặm về phía Tây Bắc.
Đức Chúa Trời đã làm ra phép lạ nầy qua Phierơ theo cách riêng. Không có ai khác ở đó, đám đông phải ở ngoài hết. Phierơ đã cầu nguyện. Mà rằng: “Hỡi Tabitha, hãy chờ dậy”. Giống như với Ênê, phép lạ nầy có tức thì và hoàn toàn. Kết quả là, một lần nữa, có nhiều người tin theo Chúa Jêsus.
Đây là hai phép lạ bất thường và rất có ấn tượng. Đức Chúa Trời không làm hai phép lạ nầy để để thổi phồng cái tôi hay tiếng tăm của Phierơ. Đối với Phierơ, chúng là một sự khẳng định về quyền phép vô hạn của Đức Chúa Trời hoàn tất bất cứ điều gì và mọi sự Ngài yêu cầu Phierơ phải lo làm — thậm chí những việc mà Phierơ có thể nghi ngờ.
Ở đây, tại Giốpbê, Đức Chúa Trời đã ban cho Phierơ một khải tượng để in trí rằng Tin Lành là dành cho mọi người trên cơ sở bình đẳng — người Do thái và dân Ngoại (10:10-16). Trong khải tượng ấy, có một tiếng nói phán: “Hỡi Phi-e-rơ, hãy dậy, làm thịt và ăn!” các loài thú cả sạch hay có thể chấp nhận và ô uế hay bị hạn chế đối với người Do thái.
Người Do thái đã noi theo một số luật lệ trong luật pháp, như trong các chế độ ăn uống, là mọi sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời.
Nhiều người khác thì có phần mở rộng và bổ sung riêng. Xuống tới câu 28 để nhìn thấy một trường hợp khác: “Người nói cùng chúng rằng: Người Giu-đa vốn không được phép giao thông với người ngoại quốc hay là tới nhà họ …”
Trong mọi sự nầy, Đức Chúa Trời đang làm sáng tỏ với Phierơ rằng đất mới cần phải được vỡ ra.
Và, Phierơ tiếp thu lấy sứ điệp. Về sau trong chương 10, khởi sự ở câu 34, Phierơ nói: “…Quả thật, ta biết Đức Chúa Trời chẳng hề vị nể ai, nhưng trong các dân, hễ ai kính sợ Ngài và làm sự công bình, thì nấy được đẹp lòng Chúa”.
Cũng một thể ấy, Đức Chúa Trời sẽ làm sáng tỏ và khẳng định ơn kêu gọi của Ngài với chúng ta để vỡ đất mới, trong trường hợp đất mới ấy nằm trong chính đời sống chúng ta hay trong chức vụ. Giờ đây, đôi khi Đức Chúa Trời sử dụng các phép lạ để làm sáng tỏ và khẳng định sự dẫn dắt của Ngài. Chúng luôn luôn rất hiếm hoi. Mục đích, ấy là cho dù có việc gì đi nữa, khi Đức Chúa Trời muốn bạn tiến tới trước, Ngài sẽ luôn luôn cung ứng cho bạn đủ sự sáng tỏ và khẳng định để đi bước kế tiếp.
Cách thứ hai Đức Chúa Trời đào tạo chúng ta trở thành hạng nhân sự sẵn lòng là qua sự cầu nguyện. Chúng ta hãy trở lại với câu 9 trong chương 10.
“Bữa sau, trong lúc ba người ấy đang đi đường và đã đến gần thành, vừa nhằm giờ thứ sáu Phi-e-rơ leo lên mái nhà để cầu nguyện”.
Phierơ là một con người của sự cầu nguyện. Thời điểm là giữa trưa. Phierơ đang đói và đang chờ bữa ăn được dọn lên khi ông đi cầu nguyện. Đây là cách làm thông thường cho người Do thái tin kính có ba thời điểm cầu nguyện trong ngày. Đây chẳng phải là một trong những thời điểm đều đặn đó. Những gì chúng ta thấy ở đây từ Phierơ không phải là một chế độ cứng ngắt, song là một kỷ luật về mặt thuộc linh.
Có một số lẽ thật ở đây, nhưng giờ đây hãy chú ý là trong mối quan hệ bình thường hàng ngày của Phierơ khi tương giao trò chuyện với Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời đã ban cho ông tầm nhìn và sự dẫn dắt nầy về những hành động đặc biệt lo làm tròn sứ mệnh mà Chúa Jêsus đã ban bố phải đến với mọi người bằng Tin Lành.
Đức Chúa Trời đào tạo chúng ta trở thành hạng nhân sự thích hợp qua sự cầu nguyện. Đức Chúa Trời ban cho chúng ta nhiều chỉ đạo cụ thể trong Kinh thánh. Vô luận bạn là Cơ đốc nhân bao lâu, luôn luôn có nhiều điều để học tập và sống theo. Đồng thời, Đức Chúa Trời không nhắc đến trong Kinh thánh từng quyết định, hướng dẫn và hoàn cảnh cụ thể mà bạn sẽ đối diện với.
Tìm kiếm sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời cho đời sống của bạn sẽ không đạt được nếu không có sự cầu nguyện. Đức Chúa Trời dẫn dắt chúng ta qua Kinh thánh, qua mưu luận của các Cơ đốc nhân khác, qua sự khôn ngoan của Ngài mà Ngài rời rộng cung ứng cho chúng ta, và qua sự cầu nguyện.
Đừng trông mong một bản kế hoạch chi tiết sẽ được thả xuống từ trời. Nhưng Đức Chúa Trời luôn luôn cung ứng đủ sự sáng láng để thực hiện bước kế tiếp, để bước đi trong đức tin để tin cậy Ngài khi bạn thực hiện bước kế tiếp đó. Có khi bước ấy rất đáng sợ. Có thể bạn đã nghe nói về Grand Canyon Skywalk. Đây là chuyến đi chừng 70 feet tính từ mép núi, treo lơ lửng trên 4.000 feet hay khoảng ¾ dặm bên trên hẻm núi. Bạn cảm thấy ra sao khi bước ra rồi nhìn xuống chơn mình và thấy đáy sâu 4.000 feet bên dưới? Henry & Freda mới đây có mặt ở đó, vì vậy bạn có thể hỏi họ đấy. Còn bây giờ, hãy nhìn vào vài bức tranh đi (đang chiếu trên màn hình).
Đức Chúa Trời sẽ ban cho bạn lòng dạn dĩ để bước ra, bước thứ nhứt, bước kế đó của đức tin. Có phải bạn trò chuyện đều đặn hàng ngày với Đức Chúa Trời không? Có phải bạn đem đến những kỷ niệm cũng như các thảm họa của bạn đến với Ngài? Có phải bạn nói với Ngài về Kinh thánh bạn đã đọc, nghiên cứu hay nghe nói? Có phải bạn cầu xin Ngài giúp bạn học hỏi và sống theo hầu trở nên giống với Chúa Jêsus càng hơn không?
Thứ ba, Đức Chúa Trời đào tạo chúng ta qua Lời của Ngài. Đức Chúa Trời đã phán trực tiếp với Phierơ. Cuộc đối đáp bắt đầu ở 10:13: “Lại có tiếng phán cùng người rằng: Hỡi Phi-e-rơ, hãy dậy, làm thịt và ăn”. Song Phierơ phản kháng: “Lạy Chúa, chẳng vậy; vì tôi chẳng ăn giống gì dơ dáy chẳng sạch bao giờ”. Đức Chúa Trời đáp: “Phàm vật chi Đức Chúa Trời đã làm cho sạch, thì chớ cầm bằng dơ dáy” (câu 15). Và, Luca thuật lại cho chúng ta biết, điều nầy được lặp đi lặp lại ba lần (câu 16).
Phierơ là một người theo truyền thống nhưng cũng là một người Do thái rặc. Ông sẽ không ăn bất kỳ thứ đồ ăn nào là không sạch, nhưng lúc bấy giờ ông đang ở với Simôn là thợ thuộc da ở Giốpbê. Vì cớ sự tiếp xúc của họ với các thú vật chết cùng da của chúng, người Pharisi và hạng người Do thái tỉ mỉ khác đã xem thợ thuộc da là ô uế.
Phierơ đã phản đối, đã “nghi ngờ” (câu 17), và kế đó đã suy gẫm những gì Đức Chúa Trời đã nói với ông trong khải tượng (câu 19). Trong khi ông đang suy gẫm, Đức Chúa Trời lại phán nữa, câu 19: “…Đức Thánh Linh phán cùng người rằng: Kìa, có ba người đang tìm ngươi. Vậy, hãy đứng dậy, xuống mà đi với họ, chớ hồ nghi, vì ta đã sai họ đó”. Phải, Đức Chúa Trời đã phán trực tiếp với Phierơ.
Đức Chúa Trời cũng phán với chúng ta, với bạn và tôi. Có thể bạn mau chóng đáp: “Xin chờ một phút! Tôi chưa có khải tượng nào hết! Tôi chưa nghe Đức Chúa Trời phán với tôi bằng giọng nói nghe thấy được!” Hãy nhớ, kinh nghiệm là phần ngoại lệ đối với Phierơ, chớ không phải là định mức. Hãy nhớ kỹ rằng chúng ta có Lời thành văn trọn bộ của Đức Chúa Trời. Còn Phierơ thì không có.
Điểm mấu chốt không thay đổi, ấy là Đức Chúa Trời phán cùng chúng ta qua Lời của Ngài để làm thay đổi, để nắn đúc chúng ta khi Ngài truyền đạt cho chúng ta. Trong phần lớn thời gian của đời sống chúng ta, Thánh Linh Đức Chúa Trời dạy dỗ, chỉnh sửa và nắn đúc chúng ta qua Kinh thánh. Khi Phaolô viết thư cho Timôthê, ông nhắc cho Timôthê nhớ trong II Timôthê 3:16-17: “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành”.
Chúa Jêsus dạy chúng ta ở Giăng 16:13 rằng Đức Thánh Linh sẽ “dẫn [chúng ta] vào mọi lẽ thật”.
Sau cùng, Đức Chúa Trời đào tạo chúng ta thành hạng nhân sự thích hợp qua sự vâng lời. Phierơ không vâng theo ngay lập tức. Hãy nhớ, trong khải tượng kia, Đức Chúa Trời phán: “Hỡi Phi-e-rơ, hãy dậy, làm thịt và ăn!” Đối với mạng lịnh ấy, Phierơ phản công: “Lạy Chúa, chẳng vậy; vì tôi chẳng ăn giống gì dơ dáy chẳng sạch bao giờ”.
Khi câu 16 nói cho chúng ta biết: “Lời đó lặp lại ba lần”, thì có nghĩa là Phierơ đã phản kháng ba lần.
Gần như đây là một hồi tưởng lại khi Chúa Jêsus đang sửa soạn các môn đồ cho sự chết của Ngài. Phierơ đã nhảy ùa vào rồi phản kháng ở đó. Trở lại với Tin Lành Mathiơ 16:21: “Từ đó, Đức Chúa Jêsus mới tỏ cho môn đồ biết rằng mình phải đi đến thành Giêrusalem, phải chịu tại đó nhiều sự khốn khổ bởi những người trưởng lão, thầy tế lễ cả, cùng thầy thông giáo, và phải bị giết, đến ngày thứ ba phải sống lại. Phi-e-rơ bèn đem Ngài riêng ra, mà can rằng: Hỡi Chúa, Đức Chúa Trời nào nỡ vậy! Sự đó sẽ không xảy đến cho Chúa đâu!” (các câu 21-22).
Chúa Jêsus chỉnh ông ngay, câu 23: “Nhưng Ngài xây mặt lại mà phán cùng Phi-e-rơ rằng: Ớ Sa-tan, hãy lui ra đằng sau ta! Ngươi làm gương xấu cho ta; vì ngươi chẳng nghĩ đến việc Đức Chúa Trời, song nghĩ đến việc người ta”.
Như tôi đã nói ở trên, Phierơ là một con người bốc đồng và ngoan cố, một con người của hành động, song ông cũng là một người rất trung thành. Hãy chú ý ở cả Mathiơ 16 và ở đây trong Công Vụ các Sứ Đồ 10, Phierơ đã tỏ ra sự kính trọng trong những lần phản kháng của ông bằng cách xưng Đấng Christ là Chúa.
Phierơ đã vâng lời. Ông đã suy gẫm, tỏ ra ông cho thấy ông nắm lấy quyền chủ động, và rồi Đức Thánh Linh đã dẫn dắt ông. Như một sự khẳng định cực kỳ, Đức Chúa Trời nói ông biết ba người đang đến nơi cổng để tìm ông và ông cần phải đi với họ mà chẳng nên có sự nghi ngại gì hết. Hãy xem câu 21: “Phi-e-rơ bèn xuống cùng họ mà nói rằng: Ta đây, là người các ngươi đang tìm; các ngươi đến đây có việc gì? Họ trả lời rằng: Đội trưởng Cọt-nây là người công bình, kính sợ Đức Chúa Trời, cả dân Giu-đa đều làm chứng tốt về người, người đó đã bởi một vị thiên sứ thánh mà chịu mạng lịnh từ nơi cao rằng phải mời ông về nhà và nghe lời ông. Phi-e-rơ bèn mời họ vào nhà và cho trọ tại đó. Ngày mai, Phi-e-rơ chờ dậy đi với họ, có một vài người trong hàng anh em từ Giốp-bê cùng đi với” (các câu 21-23).
Cọtnây chẳng phải là một tín đồ đâu. Chúng ta biết điều đó ở phân nửa sau của chương 10. Nhưng còn hơn thế nữa, ông là một dân Ngoại. Không những là dân Ngoại, mà còn là một đội trưởng trong quân đội Lamã mà người Do thái rất xem khinh. Đây là một chuyến đi ấn tượng từ những gì Phierơ đã biết, đã cảm nhận, đã tin và đã kinh nghiệm, nhưng ông đã vâng theo Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời đào tạo bạn và tôi để vỡ đất mới khi chúng ta vâng theo Ngài. Đừng bao giờ xem nhẹ sự thúc giục của Đức Chúa Trời phải làm hay không làm một việc gì đó, trở nên hay không trở nên thứ gì đó. Khi Đức Chúa Trời phán, chúng ta cần phải trở thành người biết lắng nghe và làm theo Lời của Ngài, nếu khác đi chúng ta sẽ đâm ra chai lì thuộc linh và sẽ không còn nhạy cảm với Ngài như chúng ta đáng phải có. Một lần nữa, cần phải có lòng dạn dĩ và đức tin. Có nhiều lúc chúng ta sẽ cảm nhận giống như Phierơ: “Chúa ơi, con chưa bao giờ làm việc nầy trước đây! Làm sao con có thể làm được chứ? Điều gì sẽ xảy ra? Người ta sẽ nghĩ sao?”
Đức Chúa Trời đào tạo bạn và tôi để vỡ đất mới khi chúng ta vâng theo Ngài.
Phần kết luận:
Đức Chúa Trời đào tạo hạng tín đồ sẵn lòng để vỡ đất mới. Đừng thối lui nhé. Hãy xem đấy là niềm vui lớn lao khi ở tại chốn tương giao và phục vụ, nơi mà Đức Chúa Trời muốn bạn bước vào để vỡ đất mới.
Có vô số tấm gương mà chúng ta có thể nhìn thấy về con người, hạng người tầm thường mà Đức Chúa Trời đã sử dụng trong nhiều cách khác nhau để vỡ đất mới. Chúa nhựt vừa qua, tôi đã chia sẻ với bạn câu chuyện của Howard Hendricks nói tới một phụ nữ ở tuổi 80, bà đang tìm những ý tưởng mới, những phương thức mới để vỡ đất mới trong đời sống của những thanh thiếu niên trung đại học, và thể nào ít nhất 84 người trong số chúng đã bước vào chức vụ.
Tôi nghĩ một cựu binh giáo sĩ hưu hạ, bà kỳ vọng gia đình mình bước vào chỗ phục vụ Đức Chúa Trời. Bà đã làm việc trong một khu vực rất khó khăn. Những người đi trước bà đã làm việc thật trung tín cả đời họ hầu như chẳng có ai đến với Đấng Christ. Bà, và nhiều người khác cùng với bà, đã làm việc nhiều năm trời trước khi nhìn thấy mọi kết quả. Song Đức Chúa Trời đã sử dụng họ để vỡ đất mới. Ngày nay có một ngôi nhà thờ với hàng chục ngàn tín đồ trong nhóm bộ tộc ấy.
Có người trồng, có người tưới, có người gặt. Có mùa gieo, người khác thì tưới và nhiều người khác nữa lo gặt hái. Có người nhìn thấy các con số thật lớn, nhiều người khác thì thấy các con số nhỏ mà thôi.
Nhưng chính Đức Chúa Trời là Đấng luôn luôn năng động, vỡ đất mới qua hạng nhân sự sẵn lòng mà Ngài đã đào tạo.
Khi bạn sử dụng một vài phút yên tĩnh suy gẫm với Đức Chúa Trời về lẽ thật nầy, hãy cảm tạ Ngài vì việc vỡ đất mới trong tấm lòng của bạn — để tiếp cận với tình yêu và đem bạn đến với chính mình Ngài, thay đổi bạn cho đến đời đời. Hãy quyết định phải nhạy cảm và đáp ứng với Đức Chúa Trời ở nơi bạn sinh sống và ở nơi Đức Chúa Trời dẫn dắt bạn, để vỡ đất mới trong chính đời sống của bạn. Rồi cũng phải có tấm lòng, khải tượng, sự cung hiến để thể hiện ra sự nhơn từ của Ngài, chia sẻ ân điển và ơn thương xót của Ngài, để vỡ đất mới trong chức vụ với và vì tha nhân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét