Đốt Cày
– I Các Vua 19:19-21
"Người ta hiểu chúng ta hay không hoặc nghĩ chúng ta có lý hay không thì không phải là vấn đề một khi chúng ta sống chơn thật với Đức Chúa Trời. Vâng theo Ngài là điều quan trọng” Theodore Epp
Êli không phải là con người cân xứng nhất trong Kinh thánh. Nếu bạn lập một danh sách các tĩnh từ mô tả ông, cân xứng có lẽ không nằm trong nhóm 50. Thật là khó khi gọi một sơn nhân sống vùng rừng núi là cân xứng.
Bạn nói gì về một người từng …
Chạm trán với nhà vua gian ác
Sống bên dòng khe được bầy quạ nuôi mình
Sống với một người đàn bà góa
Làm cho một đứa trẻ đã chết sống lại
Thách thức nhà vua một lần nữa
Được kêu gọi phải có một lần đối mặt công khai
Bị các tôn giáo khác chế nhạo
Bị các tiên tri Baanh cười cợt
Gọi lửa giáng xuống từ trời
Tàn sát các tiên tri Baanh
Chạy trước xe ngựa của nhà vua
Trốn tránh bà hoàng hậu
Cầu xin cho được chết
Băng 40 ngày qua sa mạc
Trốn trong một hang động
Nghe tiếng của Đức Chúa Trời
Xưng mình là người công bình còn sót lại
Bạn nói gì về một người giống như thế? Hãy nói ra điều bạn muốn đi, nhưng đừng gọi ông ta là cân xứng. Khi Tấn sĩ Ryrie viết quyển Cân đối đời sống Cơ đốc, ông không có nghĩ tới Êli đâu.
Cân xứng rất thịnh hành cho hôm nay. Hết thảy chúng ta muốn được cân đối hầu cho tất cả các lãnh vực trong đời sống đều được hài hòa. Khi chúng ta chọn các cấp lãnh đạo, chúng ta tìm kiếm hạng người có những tánh khí thật cân xứng, loại người có thể cân đối mọi đòi hỏi của gia đình và công việc, loại người biết phản ứng trước một cơn khủng hoảng với cách tiếp cận thật cân xứng, loại người biết cách thức cân đối mọi đòi hỏi có tính tranh cạnh rồi tìm một sự thỏa hiệp có cần.
Cân xứng là tốt lành. Cân xứng là nguội lạnh. Cân xứng là luồn lách.
Chẳng có nhiều nhân vật “cân xứng” trong Kinh thánh. Không phải Môise đâu. Ông rất nóng nảy, ông đã giết một người Aicập rồi tìm cách che đậy việc ấy. David chăng? Không phải đâu. Giacốp ư? Bạn có đùa không đấy? Đaniên sao? Không đâu, vì có bàn tay viết trên tường kia. Phaolô không phải là một con người thoải mái để làm việc với. Hãy hỏi Banaba xem. Còn Phierơ? Vâng, đúng đấy. Ông ấy là người với cái miệng bằng cái chân. Ông ấy rất can đảm cho tới chừng một đứa tớ gái kia thách thức ông. Thế rồi vị sứ đồ dũng cảm ấy đã ngã sụm xuống.
Êli không phải là một người cân xứng. Ông có lý trí rất cương quyết, thẳng thừng, hung hăng, dễ căng về tình cảm, và ông là một môn đồ rất tin kính của Đức Chúa Trời.
Ông là người của Đức Chúa Trời. Tiên tri của Đức Chúa Trời. Phát ngôn viên của Đức Chúa Trời cho một thế hệ vô tín và gian ác. Cân xứng là tốt lành, nhưng đôi khi bạn cần một người dường như “sôi sụt” hẳn lên. Những phong cách đều đặn không nhất thiết phải cần tới. Êli thích ứng trọn vẹn với danh mục đó.
Giờ đây, Đức Chúa Trời sắp sửa ban cho Êli một vị phụ tá, một người học việc, một thanh niên mà ông có thể tư vấn cho người ấy. Đức Chúa Trời biết rõ Êli cần một người bạn có thể đồng đi với ông và chia sẻ mọi gánh nặng của ông. Ông cần ai đó có thể tiếp tục công việc sau khi ông rời đi.
Hãy đến với Êlisê. Khi lần đầu tiên chúng ta gặp ông, ông đang cày một miếng ruộng. Nhưng không lâu sau đó ông sẽ đốt cày của mình, chào tạm biệt với gia đình mình, rồi từ bỏ tình trạng an ninh của mình để đi theo vị sơn nhân hoang dã nầy bất cứ đâu Đức Chúa Trời dẫn dắt ông ấy.
Trước tiên có Êli.
Giờ đây có Êlisê.
Đức Chúa Trời đứng sau lưng cả hai người ấy.
Chúng ta hãy xem xét các bài học nào chúng ta có thể thu lượm được từ sự kêu gọi của Êlisê.
I. Sự kêu gọi của Đức Chúa Trời buộc chúng ta phải đưa ra những sự lựa chọn khác biệt. “Từ đó, Ê-li đi, gặp Ê-li-sê, con trai của Sa-phát đang cày có mười hai đôi bò trước mặt mình, chính người cầm đôi thứ mười hai. Ê-li đi ngang qua người, ném áo choàng mình trên người” (câu 19). Êlisê đang cày trong đồng ruộng khi Êli ném chiếc áo choàng mình trên người không phải là không có ý nghĩa đâu. Đối với chúng ta hành động đơn sơ ấy đã được làm ra như chẳng có ý nghĩa gì nhiều, song Êlisê vốn biết chính xác Êli muốn nói gì rồi. Chiếc áo choàng của vị tiên tri là một cái áo rất đặc biệt, giống như cái áo choàng bằng lông lạc đà của Giăng Báptít vậy (Mathiơ 3:4). Việc ném cái áo choàng lên mình của Êlisê thì giống như một vì vua ban cây trượng cho con trai mình vậy. Đây là một dấu hiệu nói tới ơn kêu gọi thiêng liêng.
Và Êli tìm người nầy ở đâu chứ? Trong đồng ruộng với 12 đôi bò cày (dấu hiệu cho thấy một gia đình giàu có), với chính mình Êlisê đang cày với đôi thứ mười hai. Sự việc cho thấy không phải là ông đang tìm kiếm một việc làm mới mẻ đâu. Hai bàn tay của Êlisê đã điều hành trọn vẹn nông trại của gia đình. Hãy hỏi bất cứ ai lớn lên trên đồng ruộng và họ sẽ nói cho bạn biết công việc không bao giờ chấm dứt. Chăm sóc bầy gia súc, giữ cho đồng ruộng đúng theo khuôn sáo, phải sẵn sàng gieo và gặt, phải xử lý với thời tiết thay đổi và mọi nan đề của tôi tớ, phải lo liệu cả ngàn chi tiết từng ngày một, để giữ cho mọi sự được yên ổn và cứ thế trọn thời gian, bạn phải thức dậy sớm rồi đi ngủ trễ. Hạng người biếng nhác không cần cho loại công việc ấy đâu. Nếu bạn là một nông dân, bạn đang sống theo công việc của mình suốt cả từng ngày một. Và tôi e Êlisê không có bất kỳ tư tưởng nào về việc ông sẽ giết bò và đốt cày mình đâu. Tôi dám chắc rằng trên màn hình radar của ông chẳng có điều chi khác khi ban ngày bắt đầu.
Nhưng mọi sự đà thay đổi khi Êli xuất hiện. Không một ai dám nói cho Êlisê biết ông ấy là ai. Ai nấy đều biết rõ tên tuổi mặt mày của ông. Dân chúng không thể thôi không nói về việc ông gọi lửa xuống từ trời và đã đánh bại các tiên tri Baanh. Cả xứ đều biết rõ về vị sơn nhân kỳ lạ, bí ẩn, thô kệch, quê mùa xuất thân từ xứ Galaát, dường như ông chẳng sợ sệt ai hết. Ông cũng hay xuất hiện rồi biến mất chẳng một lời báo trước. Không một ai biết ông ở đây hay ông đang làm gì, và rồi “bùm”, ông lại có mặt ở đàng kia kìa. Thình lình ông xuất hiện ở nông trại gia đình của Êlisê, cách hang động trên Núi Hôrếp những 300 dặm.
Sự việc dường như xảy ra theo cách nầy. Không có một lời nào hết, Êli bước tới gần Êlisê, cởi áo choàng mình ra rồi khoác nó lên người Êlisê. Và khi đó, ông bắt đầu bỏ đi. Êlisê biết rõ việc nầy là thể nào rồi. Êli đang hiến cho ông một việc làm. Giờ đây, chàng thanh niên có một sự lựa chọn phải đưa ra. Ông có thể ở lại với đôi bò hay ông có thể đi theo tiếng gọi của vị tiên tri. Đời sống của người nông dân tuy nhọc nhằn song đối với Êlisê thì cuộc sống ấy rất bình yên. Ông có thể ở lại với đôi bò rồi cứ cày xới, hết đường cày nầy tới đường cày khác, hoặc ông có thể rời bỏ hết mọi thứ ấy, bước vào một tương lai vô định, nếu bạn xem lại các biến cố mới đây trên Núi Cạtmên, nó sẽ đưa ông vào chỗ nước nóng.
Tôi không lấy làm ngạc nhiên khi thấy Êlisê đã phản ứng như ông đã đáp ứng. John Eldredge (tác giả quyển Wild at Heart) nói rằng Đức Chúa Trời đã đặt bên trong từng người một sự ao ước muốn tìm chuyến phiêu lưu để sống. Đấy là lý do tại sao người ta thích loại xe hơi chạy thật nhanh, bóng đá, cùng những cuộn phim như Braveheart và The Dirty Dozen. Đấy cũng là lý do tại sao chúng ta không xem phim Sleepless in Seattle trừ phi có một phụ nữ theo cùng. Con người ra đời để tham gia vào các chuyến phiêu lưu, chúng ta được Đức Chúa Trời gắn cho mạch điện tử để dám liều lĩnh, chúng ta được dựng nên để lướt mấy cái thẻ của mình, nhìn quanh bàn, lấy một hơi thật dài rồi nói: “tôi theo”. Tôi không nói phụ nữ không làm như thế vì họ có làm đấy, nhưng có sự khác biệt vì người nam và người nữ vốn khác biệt nhau. Êlisê đã chọn con đường liều lĩnh khó nhọc thay vì sống trong an toàn. Êli không cung ứng cho Êlisê một bảng mô tả công việc với tiền thù lao hậu hĩ đâu. Cách đây nhiều năm tôi nhớ tới việc nhìn vào một bảng quảng cáo tìm người tham gia vào công ty California Conservation Corps. Bảng ấy ghi như sau “Làm nhiều giờ, công việc nặng nhọc, lương thấp”. Cũng y như thế cho vị tiên tri. Êlisê biết rõ mọi sự ấy, và ông không có chần chừ.
II. Sự kêu gọi của Đức Chúa Trời dẫn tới sự phân rẻ đau đớn lắm. “Ê-li-sê bèn bỏ bò mình, chạy theo Ê-li mà nói rằng: Xin cho phép tôi hôn cha và mẹ tôi đã, đoạn tôi sẽ theo ông. Ê-li đáp: Hãy đi và trở lại; vì ta nào có làm gì cho ngươi đâu?” (câu 20) Chúng ta tiếp thu nhiều điều hữu ích từ phản ứng của Êlisê. Thứ nhứt, đây là một đáp ứng ngay tức thì. Ông bỏ đôi bò lại rồi chạy theo Êli. Sao ông phải chạy chứ? Vì Êli không ở quanh đấy để thảo luận vấn đề đâu. Ông đã đặt chiếc áo choàng trên mình Êlisê và rồi khởi sự ra đi. Êlisê đã chạy vì nếu ông không chạy, chẳng bao lâu nữa Êli sẽ biến mất. Thứ hai, đây là một đáp ứng rất khiêm hạ. Trong khi ông tiếp nhận sự kêu gọi, ông xin Êli cho phép để chào từ biệt bố mẹ mình. Thứ ba, đây là đáp ứng của con người. Ông không muốn biến mất cách thình lình và khiến cho bố mẹ mình phải kinh ngạc không biết ông đi đâu và lý do tại sao. Êlisê đương nhiên là con người của gia đình theo ý nghĩa tốt nhứt của từ “gia đình” đó. Mặc dù ơn kêu gọi của Đức Chúa Trời giờ đây đưa ông vào một lãnh vực sinh hoạt mới, sự ra đi ấy không phải là không thực hiện được nếu không dành thì giờ để nói lời chia tay. Mục đích ở đây rất rõ ràng. Êlisê không quay lại để xin phép bố mẹ mình đâu. Ông lớn tuổi đủ để đáp ứng bằng ý muốn của mình. Nhưng vì ông là một người con trung thành, ông sẽ không làm cho họ phải chao đảo. Có người nhớ lại trường hợp trở thành môn đồ khi Đấng Christ kêu gọi, đã xin phép quay lại lo chôn cất cha mình (Luca 9:59). Nhưng trong trường hợp đó, người ấy có ý nói: “Xin cho tôi về nhà, ở với cha mình cho tới khi ông ấy qua đời. Khi ông ấy qua đời rồi, tôi sẽ theo Ngài”. Nhưng một lý do như thế ít nhiều gì cũng là một lời cáo lỗi che giấu trong sự hiếu thảo. Người ấy không hề muốn đi theo Chúa Jêsus. Chăm sóc cha mình chỉ là một lời cáo lỗi rất đạo đức đấy thôi. Êlisê không giống như mọi người kia. Ông muốn chào tạm biệt gia đình mình (như ông muốn), và rồi ông sẽ vui vẻ bước theo Êli.
Ở đây chúng ta đối mặt với cái giá cao của việc bước theo Chúa Jêsus. Cách đây không lâu, tôi có gặp một cặp vợ chồng kia, con trai của họ đang hầu việc Chúa ở một vùng thật xa xôi. Anh ấy ở cách xa nước Mỹ và phải cần đến 9 chuyến bay mới đến tận thị trấn xa xôi đó trong rừng rậm ở phía bên kia thế giới. Họ đã từng đến với thị trấn ấy, họ phải sử dụng nhiều phương tiện đường bộ để đến với vợ chồng con trai của họ. Họ đã đi đến “tận cùng đất” đến đem Tin Lành đến với một bộ tộc chưa biết gì về Chúa Jêsus. Họ đã dâng mình vào việc học ngôn ngữ, rồi đến viết lách, biên dịch ra Tân Ước, và một ngày kia học biết rao giảng những Tin Tức Tốt Lành bằng chính ngôn ngữ ấy. Họ đã làm việc nầy vì cớ 500 người thuộc bộ tộc ở đâu đó trong rừng rậm thật xa của địa cầu. Khi chúng tôi trao đổi với bậc phụ huynh nầy, chúng tôi ý thức được niềm vui trang trọng pha trộn với nổi buồn con cái họ ở thật xa, đang sống trong những điều kiện nguyên thủy nhất.
Nhưng điều nầy luôn luôn là một phần giá cao của Sứ Mệnh Cao Cả. Bước theo Chúa Jêsus luôn luôn dẫn tới một thập tự giá, mọi ước mơ của chúng ta đều bị đóng đinh tại đó. Nếu bạn bước theo Ngài, có thể bạn sẽ kết thúc ở Tampa hay Sacramento hoặc Boston hay Singapore. Ai biết được? Bạn sẽ chấm dứt ở một dãy trang trại vùng ngoại ô hay một chung cư đông người ở Bắc Kinh. Thậm chí bạn sẽ kết hôn rồi hướng tới khu rừng nọ. Nhưng có một thập tự giá, luôn luôn là thập tự giá, dành cho những người chịu bước theo Chúa Jêsus. Nếu chúng ta xem trọng Lời của Chúa chúng ta, con trai và con gái chúng ta có thể kết thúc trong việc làm theo những việc gây sốc cho chúng ta và thậm chí làm cho chúng ta giận dữ nữa. Chúa Jêsus phán ở Luca 14:26: “Nếu có ai đến theo ta mà không ghét cha mẹ, vợ con, anh em, chị em mình, và chính sự sống mình nữa, thì không được làm môn đồ ta”. Chúa Jêsus không có ý nói rằng theo Ngài sẽ khiến cho chúng ta phải ghét bỏ cha mẹ của chúng ta đâu. Còn hơn thế nữa. Theo Chúa Jêsus sẽ giúp thêm sức cho tình yêu của chúng ta dành cho gia đình của chúng ta. Nhưng nói thế không có nghĩa là theo Chúa Jêsus có một giá gắn vào đó đến nỗi chúng ta không dám xem thường. Trung tín với Đấng Christ có thể khiến chúng ta làm những việc mà những người gần gũi với chúng ta nhiều nhất sẽ không hiểu hay muốn ủng hộ. Có thể họ nghĩ rằng chúng ta thù ghét họ khi mọi sự chúng ta đang làm là bước theo Đấng Christ.
Bậc phụ huynh mà tôi vừa nhắc tới rất nhớ con trai và con dâu của họ và hiếm khi được gặp chúng. Nhưng họ đã dâng con cái họ cho Chúa khi nó chào đời, và họ không hề thối lui trước sự cam kết ấy. Vì vậy, có buồn rầu, vui mừng và niềm tự hào trang trọng trong giọng nói của họ khi họ nói về con cái của mình. Và khi tôi đọc bức thư mà hai người gửi về từ khu rừng đó, tôi nhận ra niềm vui mừng, sự quyết tâm và phấn khởi khi anh và cô dâu trẻ của mình hết ngày nầy sang ngày khác đang sống với người bộ tộc họ không hề tắm vì cớ nổi sợ hãi tà linh nơi đó. Họ ao ước cái ngày họ có thể rao giảng Tin Lành bằng lời lẽ của “bộ tộc họ” có thể hiểu được. Ngày ấy vẫn còn cách mấy năm, nhưng theo thời gian thì ngày ấy càng gần hơn. Nếu bạn hỏi họ việc ấy có đáng để hy sinh không, họ sẽ nói họ chẳng có hy sinh gì hết. Họ chỉ bước theo ơn kêu gọi của Đức Chúa Trời mà thôi.
Nhiều năm trước đây, chúng tôi thường hát bài có đề tựa là Có sự vui mừng khi hầu việc Chúa Jêsus. Dòng đề tựa ấy thoạt đến với lý trí tôi khi tôi suy gẫm về bạn hữu tôi và con trai cùng con dâu của họ đang ở sâu trong rừng rậm. Bước theo Đấng Christ luôn luôn dẫn tới một sự phân cách đau đớn khỏi những việc trần gian và có khi phân cách máu thịt của chính mình nữa, song có niềm vui mừng bù lại cho giá phải trả đó.
Êlisê rất nhớ gia đình, và họ cũng nhớ đến ông nữa. Không một điều gì còn nguyên y như trước đây nữa. Không bao giờ Êlisê sẽ đứng ở đàng sau đôi bò trong khi họ cày xới đồng ruộng nữa. Để rao giảng Chúa Jêsus, giờ đây Êlisê sẽ cày xới loài người.
III. Sự kêu gọi của Đức Chúa Trời đòi hỏi hành động quyết liệt. “Ê-li-sê bèn lìa khỏi Ê-li trở về, bắt một đôi bò giết đi, và lấy cày làm củi mà nấu thịt nó, rồi cho các tôi tớ mình ăn. Đoạn, người đứng dậy, đi theo Ê-li, và hầu việc người” (câu 21). Bạn không thể ngồi ở lằn ranh mãi được. Êlisê đã có một vài giây đồng hồ để đưa ra một quyết định làm thay đổi đời sống. Ông đã từng đăng ký để trở thành người học việc của Êli, ông phải đốt mấy cây cầu để khi mọi việc trở khó nhọc, ông sẽ không nổ lực quay lại với đời sống cũ của mình.
Đấy là lý do tại sao ông đã giết đôi bò của mình.
Đấy là lý do tại sao ông đã đốt cày của mình.
Và ông cũng không làm việc ấy cách kín giấu đâu. Ông lao vào bữa tiệc đã dọn sẵn rồi mời mọi người ông quen biết. Ông đã nấu thịt bò mình rồi cung ứng thịt ấy cho dân sự. Đây là cách nói của ông: “Đời sống cũ đã qua đi vĩnh viễn rồi. Một ngày mới đã đến với tôi”. Khi tôi đã đánh máy mấy lời nầy, tôi suy nghĩ đến Billy Sunday, là cầu thủ bóng chày nổi tiếng đã trở thành nhà truyền đạo. Câu chuyện của ông có một chỗ đặc biệt trong lòng tôi vì trong hầu hết một thập niên, tôi đã đóng vai của Billy Sunday và tái diễn đời sống của ông bên mộ địa ông tại nghĩa trang Forest Home ở Forest Park, bang Illinois. Đây là một vai trong vở “Tale of Tombstones” được cộng đồng lịch sử địa phương bảo trợ. Tôi đã kể lại câu chuyện nói tới cuộc sống muôn màu của Billy Sunday và sự ông trở lại đạo vào năm 1886 tại Hội truyền giáo Pacific Garden. Khi đích thân Billy thuật lại câu chuyện, ông đứng ngoài một quán rượu cùng với mấy người bạn của mình ở Chicago White Stockings (ngày nay được gọi là Chicago Cubs) khi một “toa xe Tin Lành” từ hội truyền giáo đỗ lại trên đường phố. Bị sự thuyết phục về tội lỗi bắt lấy, ông quay sang mấy người bạn rồi nói: “Nè, tôi đã đến cuối lằn ranh rồi đấy. Tôi đã nếm trải đời sống cũ và tôi đang nhắm vào một hướng đi mới”. Câu nói ấy đánh dấu điểm xoay chiều của đời sống ông. Một vài bữa tối sau đó khi nghe Harry Monroe rao giảng ở hội truyền giáo, ông đã dâng lòng mình cho Đấng Christ. Trong phần còn lại của đời mình, kể cả sự nghiệp truyền giáo đáng kinh ngạc, trong đó đích thân ông đã rao giảng cho 100 triệu người, ông không hề mệt mõi khi đề cập tới cái ngày ông đưa ra quyết định bước theo Chúa Jêsus.
Khi Đức Chúa Trời kêu gọi, bạn phải đưa ra một quyết định. Việc đốt cày nắm lấy ý nghĩa sâu sắc trong ánh sáng lời lẽ của Chúa Jêsus ở Luca 9:62: “Ai đã tra tay cầm cày, còn ngó lại đằng sau, thì không xứng đáng với nước Đức Chúa Trời”.
Cày một miếng ruộng chẳng có gì là sai cả, nhưng nếu việc cày bừa của bạn ngăn không cho bạn đến với Chúa Jêsus, tốt hơn bạn nên đốt cày đi.
Bất cứ điều chi tốt đẹp có thể trở thành một ngăn trở nếu nó giữ không bạn bước theo Chúa Jêsus.
Êlisê đang nói: “Tôi bước theo ơn kêu gọi của Đức Chúa Trời và cho dù có việc gì xảy ra, tôi sẽ không quay lại. Đời sống cũ đã qua đi cho đến đời đời rồi. Một ngày mới đã đến cho tôi”.
Cái Khó Nhọc Làm Cho Trận Đấu Ra Hay Đấy Cách đây không lâu lắm, tôi có xem (lần thứ năm hay thứ sáu) phim A League of Their Own, do diễn viên Tom Hanks và Geena Davis đóng. Gần cuối phim, cả đội do Tom Hanks dẫn dắt sắp sửa dự loạt giải Bóng Chày Thế Giới Nữ trong Đệ II Thế Chiến. Geena Davis, cầu thủ bắt bóng chính, đã quyết định về nhà vì chồng của cô đã trở về từ cuộc chiến. Hanks đối diện với cô ấy bằng cách nhắc cho cô ấy nhớ cô yêu bóng chày là dường nào. Cô ấy nói: “Tôi không yêu nó”, Hanks đáp: “Thế chẳng phải là cô đâu, cô yêu nó mà, nó nằm trong máu của cô”. Cô ấy nói: “Tôi không thể thi đấu được”. “Việc ấy khó quá”. Ngay khi ấy, Tom Hanks xây nhẹ người đi, lúc lắc cái đầu rồi nói: “Cô nói đúng. Việc ấy khó lắm. Giả sử là nó khó đi. Cái khó làm cho trận đấu ra hay đấy”. Với câu nói đó, anh cùng với phần còn lại của đội bước lên xe trong khi Geena Davis ra về với chồng mình. Sau đó cô trở lại đúng lúc để dự hiệp thứ 7 và thi đấu trận quyết định.
“Giả sử là nó khó đi. Cái khó làm cho trận đấu ra hay đấy”. Câu nói đó không những đúng cho môn bóng chày. Mà câu nói ấy còn đúng cho đời sống Cơ đốc nữa.
Đời sống ấy khó lắm.
Giả sử là đời sống ấy khó đi.
Cái khó làm cho đời sống ấy ra tốt lành đấy.
Nếu đời sống ấy dễ dàng, bất kỳ ai cũng có thể sống được. Nhưng không phải ai cũng có thể sống đời sống ấy. Không phải ai cũng có thể bước đi trên con đường Đấng Christ.
Cái khó làm cho đời sống ấy ra tốt lành.
Nếu tên của bạn là Êlisê và một vị sơn nhân đến ném chiếc áo choàng lên lưng của bạn, tốt hơn là bên nên bước theo Ngài. Song trước khi bạn đi, phải biết chắc là bạn đã đốt cày để rồi bạn không thể quay lại khi mọi việc trở khó khăn hơn.
Và con đường ấy sẽ lỡm chỡm lắm. Luôn luôn là như vậy.
Sẽ có những ngày nhọc nhằn, những ngày tồi tệ, những ngày buồn rầu, những ngày thất vọng, những ngày khó hiểu, những ngày giận dữ, những ngày thất bại, những ngày nhàm chán, những ngày xáo trộn, những ngày bối rối, và rồi sẽ có một số ngày thực sự xấu xa.
Cái khó làm cho đời sống ấy ra tốt lành.
Martin Luther đã có đôi điều để nói về việc nầy:
Hãy để cho đồ đạt và bà con đi đi, đời sống hay chết nầy cũng vậy; Họ có thể giết thân thể, lẽ thật của Đức Chúa Trời còn đến đời đời. Vương quốc của Ngài còn đến đời đời. Hãy thôi đừng lằm bằm nữa. Hãy thôi đừng rên rĩ nữa. Hãy thôi đừng than phiền nữa. Hãy thôi đừng mơ đến những lúc sung sướng và con đường dễ dàng nữa.
Cái khó làm cho đời sống ấy ra tốt lành.
Và tốt lành thì đẹp đẽ hơn bạn từng ước mơ nữa. Điều đó nằm ngoài thế giới nầy.
Hãy vác lấy thập tự giá của mình lên rồi hãy bước theo Ngài. Việc ấy chẳng dễ dàng gì nhưng không nên xem nó là dễ dàng.
Hãy vác lấy thập tự giá cho dù là thế nào đi nữa. Hãy bước theo Ngài. Hãy đến nơi nào Ngài dẫn dắt. Đấy là một quyết định mà bạn không bao giờ nuối tiếc. Amen.
Êli không phải là con người cân xứng nhất trong Kinh thánh. Nếu bạn lập một danh sách các tĩnh từ mô tả ông, cân xứng có lẽ không nằm trong nhóm 50. Thật là khó khi gọi một sơn nhân sống vùng rừng núi là cân xứng.
Bạn nói gì về một người từng …
Chạm trán với nhà vua gian ác
Sống bên dòng khe được bầy quạ nuôi mình
Sống với một người đàn bà góa
Làm cho một đứa trẻ đã chết sống lại
Thách thức nhà vua một lần nữa
Được kêu gọi phải có một lần đối mặt công khai
Bị các tôn giáo khác chế nhạo
Bị các tiên tri Baanh cười cợt
Gọi lửa giáng xuống từ trời
Tàn sát các tiên tri Baanh
Chạy trước xe ngựa của nhà vua
Trốn tránh bà hoàng hậu
Cầu xin cho được chết
Băng 40 ngày qua sa mạc
Trốn trong một hang động
Nghe tiếng của Đức Chúa Trời
Xưng mình là người công bình còn sót lại
Bạn nói gì về một người giống như thế? Hãy nói ra điều bạn muốn đi, nhưng đừng gọi ông ta là cân xứng. Khi Tấn sĩ Ryrie viết quyển Cân đối đời sống Cơ đốc, ông không có nghĩ tới Êli đâu.
Cân xứng rất thịnh hành cho hôm nay. Hết thảy chúng ta muốn được cân đối hầu cho tất cả các lãnh vực trong đời sống đều được hài hòa. Khi chúng ta chọn các cấp lãnh đạo, chúng ta tìm kiếm hạng người có những tánh khí thật cân xứng, loại người có thể cân đối mọi đòi hỏi của gia đình và công việc, loại người biết phản ứng trước một cơn khủng hoảng với cách tiếp cận thật cân xứng, loại người biết cách thức cân đối mọi đòi hỏi có tính tranh cạnh rồi tìm một sự thỏa hiệp có cần.
Cân xứng là tốt lành. Cân xứng là nguội lạnh. Cân xứng là luồn lách.
Chẳng có nhiều nhân vật “cân xứng” trong Kinh thánh. Không phải Môise đâu. Ông rất nóng nảy, ông đã giết một người Aicập rồi tìm cách che đậy việc ấy. David chăng? Không phải đâu. Giacốp ư? Bạn có đùa không đấy? Đaniên sao? Không đâu, vì có bàn tay viết trên tường kia. Phaolô không phải là một con người thoải mái để làm việc với. Hãy hỏi Banaba xem. Còn Phierơ? Vâng, đúng đấy. Ông ấy là người với cái miệng bằng cái chân. Ông ấy rất can đảm cho tới chừng một đứa tớ gái kia thách thức ông. Thế rồi vị sứ đồ dũng cảm ấy đã ngã sụm xuống.
Êli không phải là một người cân xứng. Ông có lý trí rất cương quyết, thẳng thừng, hung hăng, dễ căng về tình cảm, và ông là một môn đồ rất tin kính của Đức Chúa Trời.
Ông là người của Đức Chúa Trời. Tiên tri của Đức Chúa Trời. Phát ngôn viên của Đức Chúa Trời cho một thế hệ vô tín và gian ác. Cân xứng là tốt lành, nhưng đôi khi bạn cần một người dường như “sôi sụt” hẳn lên. Những phong cách đều đặn không nhất thiết phải cần tới. Êli thích ứng trọn vẹn với danh mục đó.
Giờ đây, Đức Chúa Trời sắp sửa ban cho Êli một vị phụ tá, một người học việc, một thanh niên mà ông có thể tư vấn cho người ấy. Đức Chúa Trời biết rõ Êli cần một người bạn có thể đồng đi với ông và chia sẻ mọi gánh nặng của ông. Ông cần ai đó có thể tiếp tục công việc sau khi ông rời đi.
Hãy đến với Êlisê. Khi lần đầu tiên chúng ta gặp ông, ông đang cày một miếng ruộng. Nhưng không lâu sau đó ông sẽ đốt cày của mình, chào tạm biệt với gia đình mình, rồi từ bỏ tình trạng an ninh của mình để đi theo vị sơn nhân hoang dã nầy bất cứ đâu Đức Chúa Trời dẫn dắt ông ấy.
Trước tiên có Êli.
Giờ đây có Êlisê.
Đức Chúa Trời đứng sau lưng cả hai người ấy.
Chúng ta hãy xem xét các bài học nào chúng ta có thể thu lượm được từ sự kêu gọi của Êlisê.
I. Sự kêu gọi của Đức Chúa Trời buộc chúng ta phải đưa ra những sự lựa chọn khác biệt. “Từ đó, Ê-li đi, gặp Ê-li-sê, con trai của Sa-phát đang cày có mười hai đôi bò trước mặt mình, chính người cầm đôi thứ mười hai. Ê-li đi ngang qua người, ném áo choàng mình trên người” (câu 19). Êlisê đang cày trong đồng ruộng khi Êli ném chiếc áo choàng mình trên người không phải là không có ý nghĩa đâu. Đối với chúng ta hành động đơn sơ ấy đã được làm ra như chẳng có ý nghĩa gì nhiều, song Êlisê vốn biết chính xác Êli muốn nói gì rồi. Chiếc áo choàng của vị tiên tri là một cái áo rất đặc biệt, giống như cái áo choàng bằng lông lạc đà của Giăng Báptít vậy (Mathiơ 3:4). Việc ném cái áo choàng lên mình của Êlisê thì giống như một vì vua ban cây trượng cho con trai mình vậy. Đây là một dấu hiệu nói tới ơn kêu gọi thiêng liêng.
Và Êli tìm người nầy ở đâu chứ? Trong đồng ruộng với 12 đôi bò cày (dấu hiệu cho thấy một gia đình giàu có), với chính mình Êlisê đang cày với đôi thứ mười hai. Sự việc cho thấy không phải là ông đang tìm kiếm một việc làm mới mẻ đâu. Hai bàn tay của Êlisê đã điều hành trọn vẹn nông trại của gia đình. Hãy hỏi bất cứ ai lớn lên trên đồng ruộng và họ sẽ nói cho bạn biết công việc không bao giờ chấm dứt. Chăm sóc bầy gia súc, giữ cho đồng ruộng đúng theo khuôn sáo, phải sẵn sàng gieo và gặt, phải xử lý với thời tiết thay đổi và mọi nan đề của tôi tớ, phải lo liệu cả ngàn chi tiết từng ngày một, để giữ cho mọi sự được yên ổn và cứ thế trọn thời gian, bạn phải thức dậy sớm rồi đi ngủ trễ. Hạng người biếng nhác không cần cho loại công việc ấy đâu. Nếu bạn là một nông dân, bạn đang sống theo công việc của mình suốt cả từng ngày một. Và tôi e Êlisê không có bất kỳ tư tưởng nào về việc ông sẽ giết bò và đốt cày mình đâu. Tôi dám chắc rằng trên màn hình radar của ông chẳng có điều chi khác khi ban ngày bắt đầu.
Nhưng mọi sự đà thay đổi khi Êli xuất hiện. Không một ai dám nói cho Êlisê biết ông ấy là ai. Ai nấy đều biết rõ tên tuổi mặt mày của ông. Dân chúng không thể thôi không nói về việc ông gọi lửa xuống từ trời và đã đánh bại các tiên tri Baanh. Cả xứ đều biết rõ về vị sơn nhân kỳ lạ, bí ẩn, thô kệch, quê mùa xuất thân từ xứ Galaát, dường như ông chẳng sợ sệt ai hết. Ông cũng hay xuất hiện rồi biến mất chẳng một lời báo trước. Không một ai biết ông ở đây hay ông đang làm gì, và rồi “bùm”, ông lại có mặt ở đàng kia kìa. Thình lình ông xuất hiện ở nông trại gia đình của Êlisê, cách hang động trên Núi Hôrếp những 300 dặm.
Sự việc dường như xảy ra theo cách nầy. Không có một lời nào hết, Êli bước tới gần Êlisê, cởi áo choàng mình ra rồi khoác nó lên người Êlisê. Và khi đó, ông bắt đầu bỏ đi. Êlisê biết rõ việc nầy là thể nào rồi. Êli đang hiến cho ông một việc làm. Giờ đây, chàng thanh niên có một sự lựa chọn phải đưa ra. Ông có thể ở lại với đôi bò hay ông có thể đi theo tiếng gọi của vị tiên tri. Đời sống của người nông dân tuy nhọc nhằn song đối với Êlisê thì cuộc sống ấy rất bình yên. Ông có thể ở lại với đôi bò rồi cứ cày xới, hết đường cày nầy tới đường cày khác, hoặc ông có thể rời bỏ hết mọi thứ ấy, bước vào một tương lai vô định, nếu bạn xem lại các biến cố mới đây trên Núi Cạtmên, nó sẽ đưa ông vào chỗ nước nóng.
Tôi không lấy làm ngạc nhiên khi thấy Êlisê đã phản ứng như ông đã đáp ứng. John Eldredge (tác giả quyển Wild at Heart) nói rằng Đức Chúa Trời đã đặt bên trong từng người một sự ao ước muốn tìm chuyến phiêu lưu để sống. Đấy là lý do tại sao người ta thích loại xe hơi chạy thật nhanh, bóng đá, cùng những cuộn phim như Braveheart và The Dirty Dozen. Đấy cũng là lý do tại sao chúng ta không xem phim Sleepless in Seattle trừ phi có một phụ nữ theo cùng. Con người ra đời để tham gia vào các chuyến phiêu lưu, chúng ta được Đức Chúa Trời gắn cho mạch điện tử để dám liều lĩnh, chúng ta được dựng nên để lướt mấy cái thẻ của mình, nhìn quanh bàn, lấy một hơi thật dài rồi nói: “tôi theo”. Tôi không nói phụ nữ không làm như thế vì họ có làm đấy, nhưng có sự khác biệt vì người nam và người nữ vốn khác biệt nhau. Êlisê đã chọn con đường liều lĩnh khó nhọc thay vì sống trong an toàn. Êli không cung ứng cho Êlisê một bảng mô tả công việc với tiền thù lao hậu hĩ đâu. Cách đây nhiều năm tôi nhớ tới việc nhìn vào một bảng quảng cáo tìm người tham gia vào công ty California Conservation Corps. Bảng ấy ghi như sau “Làm nhiều giờ, công việc nặng nhọc, lương thấp”. Cũng y như thế cho vị tiên tri. Êlisê biết rõ mọi sự ấy, và ông không có chần chừ.
II. Sự kêu gọi của Đức Chúa Trời dẫn tới sự phân rẻ đau đớn lắm. “Ê-li-sê bèn bỏ bò mình, chạy theo Ê-li mà nói rằng: Xin cho phép tôi hôn cha và mẹ tôi đã, đoạn tôi sẽ theo ông. Ê-li đáp: Hãy đi và trở lại; vì ta nào có làm gì cho ngươi đâu?” (câu 20) Chúng ta tiếp thu nhiều điều hữu ích từ phản ứng của Êlisê. Thứ nhứt, đây là một đáp ứng ngay tức thì. Ông bỏ đôi bò lại rồi chạy theo Êli. Sao ông phải chạy chứ? Vì Êli không ở quanh đấy để thảo luận vấn đề đâu. Ông đã đặt chiếc áo choàng trên mình Êlisê và rồi khởi sự ra đi. Êlisê đã chạy vì nếu ông không chạy, chẳng bao lâu nữa Êli sẽ biến mất. Thứ hai, đây là một đáp ứng rất khiêm hạ. Trong khi ông tiếp nhận sự kêu gọi, ông xin Êli cho phép để chào từ biệt bố mẹ mình. Thứ ba, đây là đáp ứng của con người. Ông không muốn biến mất cách thình lình và khiến cho bố mẹ mình phải kinh ngạc không biết ông đi đâu và lý do tại sao. Êlisê đương nhiên là con người của gia đình theo ý nghĩa tốt nhứt của từ “gia đình” đó. Mặc dù ơn kêu gọi của Đức Chúa Trời giờ đây đưa ông vào một lãnh vực sinh hoạt mới, sự ra đi ấy không phải là không thực hiện được nếu không dành thì giờ để nói lời chia tay. Mục đích ở đây rất rõ ràng. Êlisê không quay lại để xin phép bố mẹ mình đâu. Ông lớn tuổi đủ để đáp ứng bằng ý muốn của mình. Nhưng vì ông là một người con trung thành, ông sẽ không làm cho họ phải chao đảo. Có người nhớ lại trường hợp trở thành môn đồ khi Đấng Christ kêu gọi, đã xin phép quay lại lo chôn cất cha mình (Luca 9:59). Nhưng trong trường hợp đó, người ấy có ý nói: “Xin cho tôi về nhà, ở với cha mình cho tới khi ông ấy qua đời. Khi ông ấy qua đời rồi, tôi sẽ theo Ngài”. Nhưng một lý do như thế ít nhiều gì cũng là một lời cáo lỗi che giấu trong sự hiếu thảo. Người ấy không hề muốn đi theo Chúa Jêsus. Chăm sóc cha mình chỉ là một lời cáo lỗi rất đạo đức đấy thôi. Êlisê không giống như mọi người kia. Ông muốn chào tạm biệt gia đình mình (như ông muốn), và rồi ông sẽ vui vẻ bước theo Êli.
Ở đây chúng ta đối mặt với cái giá cao của việc bước theo Chúa Jêsus. Cách đây không lâu, tôi có gặp một cặp vợ chồng kia, con trai của họ đang hầu việc Chúa ở một vùng thật xa xôi. Anh ấy ở cách xa nước Mỹ và phải cần đến 9 chuyến bay mới đến tận thị trấn xa xôi đó trong rừng rậm ở phía bên kia thế giới. Họ đã từng đến với thị trấn ấy, họ phải sử dụng nhiều phương tiện đường bộ để đến với vợ chồng con trai của họ. Họ đã đi đến “tận cùng đất” đến đem Tin Lành đến với một bộ tộc chưa biết gì về Chúa Jêsus. Họ đã dâng mình vào việc học ngôn ngữ, rồi đến viết lách, biên dịch ra Tân Ước, và một ngày kia học biết rao giảng những Tin Tức Tốt Lành bằng chính ngôn ngữ ấy. Họ đã làm việc nầy vì cớ 500 người thuộc bộ tộc ở đâu đó trong rừng rậm thật xa của địa cầu. Khi chúng tôi trao đổi với bậc phụ huynh nầy, chúng tôi ý thức được niềm vui trang trọng pha trộn với nổi buồn con cái họ ở thật xa, đang sống trong những điều kiện nguyên thủy nhất.
Nhưng điều nầy luôn luôn là một phần giá cao của Sứ Mệnh Cao Cả. Bước theo Chúa Jêsus luôn luôn dẫn tới một thập tự giá, mọi ước mơ của chúng ta đều bị đóng đinh tại đó. Nếu bạn bước theo Ngài, có thể bạn sẽ kết thúc ở Tampa hay Sacramento hoặc Boston hay Singapore. Ai biết được? Bạn sẽ chấm dứt ở một dãy trang trại vùng ngoại ô hay một chung cư đông người ở Bắc Kinh. Thậm chí bạn sẽ kết hôn rồi hướng tới khu rừng nọ. Nhưng có một thập tự giá, luôn luôn là thập tự giá, dành cho những người chịu bước theo Chúa Jêsus. Nếu chúng ta xem trọng Lời của Chúa chúng ta, con trai và con gái chúng ta có thể kết thúc trong việc làm theo những việc gây sốc cho chúng ta và thậm chí làm cho chúng ta giận dữ nữa. Chúa Jêsus phán ở Luca 14:26: “Nếu có ai đến theo ta mà không ghét cha mẹ, vợ con, anh em, chị em mình, và chính sự sống mình nữa, thì không được làm môn đồ ta”. Chúa Jêsus không có ý nói rằng theo Ngài sẽ khiến cho chúng ta phải ghét bỏ cha mẹ của chúng ta đâu. Còn hơn thế nữa. Theo Chúa Jêsus sẽ giúp thêm sức cho tình yêu của chúng ta dành cho gia đình của chúng ta. Nhưng nói thế không có nghĩa là theo Chúa Jêsus có một giá gắn vào đó đến nỗi chúng ta không dám xem thường. Trung tín với Đấng Christ có thể khiến chúng ta làm những việc mà những người gần gũi với chúng ta nhiều nhất sẽ không hiểu hay muốn ủng hộ. Có thể họ nghĩ rằng chúng ta thù ghét họ khi mọi sự chúng ta đang làm là bước theo Đấng Christ.
Bậc phụ huynh mà tôi vừa nhắc tới rất nhớ con trai và con dâu của họ và hiếm khi được gặp chúng. Nhưng họ đã dâng con cái họ cho Chúa khi nó chào đời, và họ không hề thối lui trước sự cam kết ấy. Vì vậy, có buồn rầu, vui mừng và niềm tự hào trang trọng trong giọng nói của họ khi họ nói về con cái của mình. Và khi tôi đọc bức thư mà hai người gửi về từ khu rừng đó, tôi nhận ra niềm vui mừng, sự quyết tâm và phấn khởi khi anh và cô dâu trẻ của mình hết ngày nầy sang ngày khác đang sống với người bộ tộc họ không hề tắm vì cớ nổi sợ hãi tà linh nơi đó. Họ ao ước cái ngày họ có thể rao giảng Tin Lành bằng lời lẽ của “bộ tộc họ” có thể hiểu được. Ngày ấy vẫn còn cách mấy năm, nhưng theo thời gian thì ngày ấy càng gần hơn. Nếu bạn hỏi họ việc ấy có đáng để hy sinh không, họ sẽ nói họ chẳng có hy sinh gì hết. Họ chỉ bước theo ơn kêu gọi của Đức Chúa Trời mà thôi.
Nhiều năm trước đây, chúng tôi thường hát bài có đề tựa là Có sự vui mừng khi hầu việc Chúa Jêsus. Dòng đề tựa ấy thoạt đến với lý trí tôi khi tôi suy gẫm về bạn hữu tôi và con trai cùng con dâu của họ đang ở sâu trong rừng rậm. Bước theo Đấng Christ luôn luôn dẫn tới một sự phân cách đau đớn khỏi những việc trần gian và có khi phân cách máu thịt của chính mình nữa, song có niềm vui mừng bù lại cho giá phải trả đó.
Êlisê rất nhớ gia đình, và họ cũng nhớ đến ông nữa. Không một điều gì còn nguyên y như trước đây nữa. Không bao giờ Êlisê sẽ đứng ở đàng sau đôi bò trong khi họ cày xới đồng ruộng nữa. Để rao giảng Chúa Jêsus, giờ đây Êlisê sẽ cày xới loài người.
III. Sự kêu gọi của Đức Chúa Trời đòi hỏi hành động quyết liệt. “Ê-li-sê bèn lìa khỏi Ê-li trở về, bắt một đôi bò giết đi, và lấy cày làm củi mà nấu thịt nó, rồi cho các tôi tớ mình ăn. Đoạn, người đứng dậy, đi theo Ê-li, và hầu việc người” (câu 21). Bạn không thể ngồi ở lằn ranh mãi được. Êlisê đã có một vài giây đồng hồ để đưa ra một quyết định làm thay đổi đời sống. Ông đã từng đăng ký để trở thành người học việc của Êli, ông phải đốt mấy cây cầu để khi mọi việc trở khó nhọc, ông sẽ không nổ lực quay lại với đời sống cũ của mình.
Đấy là lý do tại sao ông đã giết đôi bò của mình.
Đấy là lý do tại sao ông đã đốt cày của mình.
Và ông cũng không làm việc ấy cách kín giấu đâu. Ông lao vào bữa tiệc đã dọn sẵn rồi mời mọi người ông quen biết. Ông đã nấu thịt bò mình rồi cung ứng thịt ấy cho dân sự. Đây là cách nói của ông: “Đời sống cũ đã qua đi vĩnh viễn rồi. Một ngày mới đã đến với tôi”. Khi tôi đã đánh máy mấy lời nầy, tôi suy nghĩ đến Billy Sunday, là cầu thủ bóng chày nổi tiếng đã trở thành nhà truyền đạo. Câu chuyện của ông có một chỗ đặc biệt trong lòng tôi vì trong hầu hết một thập niên, tôi đã đóng vai của Billy Sunday và tái diễn đời sống của ông bên mộ địa ông tại nghĩa trang Forest Home ở Forest Park, bang Illinois. Đây là một vai trong vở “Tale of Tombstones” được cộng đồng lịch sử địa phương bảo trợ. Tôi đã kể lại câu chuyện nói tới cuộc sống muôn màu của Billy Sunday và sự ông trở lại đạo vào năm 1886 tại Hội truyền giáo Pacific Garden. Khi đích thân Billy thuật lại câu chuyện, ông đứng ngoài một quán rượu cùng với mấy người bạn của mình ở Chicago White Stockings (ngày nay được gọi là Chicago Cubs) khi một “toa xe Tin Lành” từ hội truyền giáo đỗ lại trên đường phố. Bị sự thuyết phục về tội lỗi bắt lấy, ông quay sang mấy người bạn rồi nói: “Nè, tôi đã đến cuối lằn ranh rồi đấy. Tôi đã nếm trải đời sống cũ và tôi đang nhắm vào một hướng đi mới”. Câu nói ấy đánh dấu điểm xoay chiều của đời sống ông. Một vài bữa tối sau đó khi nghe Harry Monroe rao giảng ở hội truyền giáo, ông đã dâng lòng mình cho Đấng Christ. Trong phần còn lại của đời mình, kể cả sự nghiệp truyền giáo đáng kinh ngạc, trong đó đích thân ông đã rao giảng cho 100 triệu người, ông không hề mệt mõi khi đề cập tới cái ngày ông đưa ra quyết định bước theo Chúa Jêsus.
Khi Đức Chúa Trời kêu gọi, bạn phải đưa ra một quyết định. Việc đốt cày nắm lấy ý nghĩa sâu sắc trong ánh sáng lời lẽ của Chúa Jêsus ở Luca 9:62: “Ai đã tra tay cầm cày, còn ngó lại đằng sau, thì không xứng đáng với nước Đức Chúa Trời”.
Cày một miếng ruộng chẳng có gì là sai cả, nhưng nếu việc cày bừa của bạn ngăn không cho bạn đến với Chúa Jêsus, tốt hơn bạn nên đốt cày đi.
Bất cứ điều chi tốt đẹp có thể trở thành một ngăn trở nếu nó giữ không bạn bước theo Chúa Jêsus.
Êlisê đang nói: “Tôi bước theo ơn kêu gọi của Đức Chúa Trời và cho dù có việc gì xảy ra, tôi sẽ không quay lại. Đời sống cũ đã qua đi cho đến đời đời rồi. Một ngày mới đã đến cho tôi”.
Cái Khó Nhọc Làm Cho Trận Đấu Ra Hay Đấy Cách đây không lâu lắm, tôi có xem (lần thứ năm hay thứ sáu) phim A League of Their Own, do diễn viên Tom Hanks và Geena Davis đóng. Gần cuối phim, cả đội do Tom Hanks dẫn dắt sắp sửa dự loạt giải Bóng Chày Thế Giới Nữ trong Đệ II Thế Chiến. Geena Davis, cầu thủ bắt bóng chính, đã quyết định về nhà vì chồng của cô đã trở về từ cuộc chiến. Hanks đối diện với cô ấy bằng cách nhắc cho cô ấy nhớ cô yêu bóng chày là dường nào. Cô ấy nói: “Tôi không yêu nó”, Hanks đáp: “Thế chẳng phải là cô đâu, cô yêu nó mà, nó nằm trong máu của cô”. Cô ấy nói: “Tôi không thể thi đấu được”. “Việc ấy khó quá”. Ngay khi ấy, Tom Hanks xây nhẹ người đi, lúc lắc cái đầu rồi nói: “Cô nói đúng. Việc ấy khó lắm. Giả sử là nó khó đi. Cái khó làm cho trận đấu ra hay đấy”. Với câu nói đó, anh cùng với phần còn lại của đội bước lên xe trong khi Geena Davis ra về với chồng mình. Sau đó cô trở lại đúng lúc để dự hiệp thứ 7 và thi đấu trận quyết định.
“Giả sử là nó khó đi. Cái khó làm cho trận đấu ra hay đấy”. Câu nói đó không những đúng cho môn bóng chày. Mà câu nói ấy còn đúng cho đời sống Cơ đốc nữa.
Đời sống ấy khó lắm.
Giả sử là đời sống ấy khó đi.
Cái khó làm cho đời sống ấy ra tốt lành đấy.
Nếu đời sống ấy dễ dàng, bất kỳ ai cũng có thể sống được. Nhưng không phải ai cũng có thể sống đời sống ấy. Không phải ai cũng có thể bước đi trên con đường Đấng Christ.
Cái khó làm cho đời sống ấy ra tốt lành.
Nếu tên của bạn là Êlisê và một vị sơn nhân đến ném chiếc áo choàng lên lưng của bạn, tốt hơn là bên nên bước theo Ngài. Song trước khi bạn đi, phải biết chắc là bạn đã đốt cày để rồi bạn không thể quay lại khi mọi việc trở khó khăn hơn.
Và con đường ấy sẽ lỡm chỡm lắm. Luôn luôn là như vậy.
Sẽ có những ngày nhọc nhằn, những ngày tồi tệ, những ngày buồn rầu, những ngày thất vọng, những ngày khó hiểu, những ngày giận dữ, những ngày thất bại, những ngày nhàm chán, những ngày xáo trộn, những ngày bối rối, và rồi sẽ có một số ngày thực sự xấu xa.
Cái khó làm cho đời sống ấy ra tốt lành.
Martin Luther đã có đôi điều để nói về việc nầy:
Hãy để cho đồ đạt và bà con đi đi, đời sống hay chết nầy cũng vậy; Họ có thể giết thân thể, lẽ thật của Đức Chúa Trời còn đến đời đời. Vương quốc của Ngài còn đến đời đời. Hãy thôi đừng lằm bằm nữa. Hãy thôi đừng rên rĩ nữa. Hãy thôi đừng than phiền nữa. Hãy thôi đừng mơ đến những lúc sung sướng và con đường dễ dàng nữa.
Cái khó làm cho đời sống ấy ra tốt lành.
Và tốt lành thì đẹp đẽ hơn bạn từng ước mơ nữa. Điều đó nằm ngoài thế giới nầy.
Hãy vác lấy thập tự giá của mình lên rồi hãy bước theo Ngài. Việc ấy chẳng dễ dàng gì nhưng không nên xem nó là dễ dàng.
Hãy vác lấy thập tự giá cho dù là thế nào đi nữa. Hãy bước theo Ngài. Hãy đến nơi nào Ngài dẫn dắt. Đấy là một quyết định mà bạn không bao giờ nuối tiếc. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét