– I Các Vua 21-22 & II Các Vua 9
Ba năm trôi qua kể từ cuộc đấu ở trên Núi Cạtmên. Trong suốt ba năm ấy, dân sự Israel đã đánh bại quân đội đông đảo của người Syri, đã kết quả trong một thời kỳ hoà bình và thịnh vượng. Và tôi nghĩ thật là công bằng khi cho rằng cùng với sự hòa bình và thịnh vượng ấy, sự thờ lạy Baanh hiển nhiên đã chiếm lấy vị trí cao trong tình cảm của dân chúng. Bất chấp cuộc tàn sát các tiên tri Baanh trên đỉnh Núi Cạtmên, sự thực cho thấy Aháp vẫn còn là vua; Giêsabên gian ác kia vẫn còn là vợ của ông ta. Và bao lâu Aháp còn là vua và Giêsabên là vợ của ông ta, sự thờ lạy Baanh vẫn sẽ bám chặt lấy xứ sở. Nhưng chúng ta giờ đây đã hành trình những ba năm rồi.
Aháp có cung điện mùa hè của ông ta ở một nơi được gọi là Gítrêên. Ông ta đã đến cung điện ấy để nghỉ ngơi một vài ngày. Ngày kia, Aháp đang đi bộ, thưởng ngoạn và suy gẫm. Ở đó, gần cung điện mùa hè ở Gítrêên, đối diện ngay với nó, là vườn nho của một người có tên là Nabốt.
I. Các Nhân Vật Chính Của Câu Chuyện
Bây giờ câu chuyện mà tôi sẽ kể cho bạn nghe có bốn nhân vật chính. Tôi giới thiệu với bạn trước tiên là Nabốt, một người đàng hoàng và tin kính, một người thờ lạy Đức Giêhôva và noi theo luật pháp của Đức Chúa Trời mình. Ông là một trong 7 ngàn người chưa hề quì gối xuống trước thần Baanh. Câu chuyện cho thấy rằng ông làm chủ một vườn nho nằm kế cung điện mùa hè của vua Aháp. Chúng ta có thể giả định rằng mãi cho tới ngày hôm ấy, chưa có một rắc rối gì xảy ra giữa Nabốt và Aháp. Lâu nay chúng ta biết Aháp chẳng chút chú ý gì đến Nabốt, và Nabốt đã làm bất cứ điều gì ông cần để sống ngoài đường lối của nhà vua gian ác kia. Nhưng ngày nọ, Aháp nhìn thấy vườn nho của Nabốt rồi ông ta quyết định thèm muốn nó. Tánh tham lam kia đề ra một chuổi biến cố thật thảm khốc.
Nhân vật chính thứ hai là Aháp. Về ông ta, chúng ta chỉ cần nói những gì chúng ta đã biết rồi về ông ta, rằng chẳng có một vị vua gian ác nào hơn từng ngồi trên ngai vàng của Israel. Kinh thánh tuyên bố rằng chính ông ta chớ chẳng có ai khác đã cho nhập khẩu vào Israel sự thờ lạy thần Baanh. Vì lý do ấy và chỉ có lý do ấy cho thấy một con dấu màu đen vĩnh viễn mãi mãi và đời đời bôi trên cái tên của ông ta. Ông ta là vua, mặc dù vậy tôi nghĩ là công bằng khi nói đời sống và lý trí của ông ta thực sự bị nhân vật thứ ba trong câu chuyện nầy lèo lái.
Tên của bà ta là Giêsabên. Nếu Aháp là một con cóc gian ác đang ngồi chồm hỗm trên ngai vàng của Israel, thế thì Giêsabên là một con rắn độc đang quấn ở quanh ngôi. Bà ta không phải là người Do thái. Bà ta là một người nữ ngoại bang 100%. Bà ta xuất thân từ một dãy dài những kẻ thờ lạy thần Baanh ở khu vực Siđôn phía Nam Libăng. Khi bà ta kết hôn với Aháp, bà ta đã mang theo tôn giáo gian ác của mình vào xứ Israel. Và tôi cho rằng chúng ta cần phải nói ra điều nầy. Giữa Aháp và Giêsabên, nếu bạn cần phải nói ai là tệ hại nhất, bạn sẽ nói rằng ông ta vốn nhu nhược và bà ta thì mạnh mẽ. Aháp dễ bị ảnh hưởng, và bà ta luôn sẵn sàng để đẩy chồng mình đi theo hướng sai lầm.
Lâu nay, chúng ta có Nabốt là chủ của vườn nho, một người tin kính, một người tầm thường, một người chuyên lao động, một người xuất hiện ở đây và chỉ ở đây trên những trang Kinh thánh. Thế rồi chúng ta có vua Aháp và Giêsabên là vợ của ông ta.
Và thứ tư, khi chúng ta nhìn xem câu chuyện mở ra, chúng ta có sơn nhân của Đức Chúa Trời, Êli người Thisêbe. Kể từ lúc ông đắc thắng trên Núi Cạtmên và sự ông bỏ chạy nhục nhã xuống sống trong hang động Núi Hôrếp, Êli đã không nghe thấy gì trong ba năm ấy. Trung thực hơn, chúng ta thực sự không biết ông đã làm gì trong ba năm đó. Nhưng chúng ta có thể có thể biết sâu xa hơn, người của Đức Chúa Trời xuất hiện công khai lần cuối cùng của ông tại Núi Cạtmên. Không bao lâu sau đó, ông sẽ trở lại với sân khấu công cộng.
II. Câu Chuyện Mở Ra
Nhưng câu chuyện bắt đầu vào ngày ấy tại Gítrêên khi vua Aháp nhìn xem vườn nho của Nabốt rồi nhũ thầm rằng: “Ta là vua của Israel. Ta cần vườn nho nầy và ta muốn có riêng vườn nho nầy”. Vì vậy Aháp đến gặp Nabốt rồi nói: “Ngươi có vui lòng bán lại vườn nho nầy cho ta không? Nếu ngươi không muốn bán nó cho ta, liệu ngươi có chịu đổi nó không? Ta là vua. Nếu ngươi chịu đổi vườn nho cho ta, ta sẽ đổi cho ngươi một mảnh đất khác trong Israel có giá trị hơn nhiều lắm”. Tôi dừng lại một chút ở đây để nói rằng nhà vua vốn có nhiều quyền hạn để thực hiện cuộc trao đổi nầy. Ông ta đã có từng quyền hạn để đến gặp Nabốt. Ông ta đã không phạm tội khi đưa ra lời đề nghị ấy. Đấy là một việc hoàn toàn hợp pháp cho ông ta để làm. Tuy nhiên, ông ta đã không tính đến sự thực Nabốt là một người của Đức Chúa Trời, ông vốn noi theo luật pháp của Đức Chúa Trời. Đây là lời đáp đơn sơ của ông với nhà vua: “Nguyện Đức Giê-hô-va giữ lấy tôi, chớ để tôi nhường cho vua cơ nghiệp của tổ phụ tôi!” (câu 3). Một câu nói thật đơn sơ. Đấy là lời lẽ duy nhứt của Nabốt đã được ghi lại, nhưng chúng cũng nói cho chúng ta biết mọi sự chúng ta cần phải biết.
1) Ông là một người kính trọng Đức Giêhôva.
2) Ông là một người tôn kính lời của Đức Giêhôva.
3) Ông là một người xem trọng cơ nghiệp thuộc linh của mình.
Ông đã từ chối không chịu bán vườn nho vì Dân số ký 36:7 chép rằng nếu một gia đình được ban cho nhiều đất đai, đất ấy phải được chuyền từ cha xuống cho con, từ thế hệ nầy chuyền xuống cho thế hệ khác. Đất ấy không được đoạn mãi. Đấy ấy phải ở trong tay của gia đình cho đến đời đời. Đấy là mạng lịnh của Đức Chúa Trời. Vì thế, Nabốt nói cùng nhà vua: “Đức Giêhôva cấm tôi không được làm bất cứ điều gì xem thường cơ nghiệp của dòng họ tôi và phá vỡ luật pháp của Đức Chúa Trời tôi”. Nói khác đi, “Không được đâu, hỡi vua. Tôi xin lỗi, nhưng tôi không thể làm ăn với ông hôm nay”.
Tự nhiên nhà vua bị chao đảo và bị sỉ nhục rồi giận dữ lên. Ông ta quay trở về cung điện mình với nổi buồn giận rất lớn. “A-háp vào đền mình, buồn và giận, bởi có lời Na-bốt, người Gít-rê-ên đã nói; vì người đã nói rằng: Tôi không nhường cho vua cơ nghiệp của tổ tiên tôi. A-háp nằm trên giường, xây mặt đi, không chịu ăn” (câu 4). Nhà vua có vẻ điên tiết lên. Khi hoàng hậu hỏi lý do tại sao ông buồn giận như thế, ông đáp: “Vì ta có nói chuyện với Na-bốt, người Gít-rê-ên rằng: Hãy nhường vườn nho ngươi cho ta mà lấy tiền, hay là nếu ngươi thích, ta sẽ đổi cho ngươi một vườn nho khác; song người đáp lại rằng: Tôi không nhường cho vua vườn nho của tôi” (câu 6). Ông ta chần chừ không muốn nói cho vợ mình biết đúng cái cớ kia – rằng Nabốt sẽ không bán vì ông ấy không muốn vi phạm luật lệ của Đức Chúa Trời. Giêsabên có một chương trình. “Có phải ông hành quyền vua trên Y-sơ-ra-ên chăng? Hãy chổi dậy, ăn đi và vui lòng. Tôi sẽ ban cho ông vườn nho của Na-bốt, người Gít-rê-ên” (câu 7). Thế là Giêsabên gian ác kia đã sắp đặt một mưu kế thật thâm độc. Bà ta quyết định viết một bức thư nhơn danh nhà vua. Bà ta giả mạo tên của ông ta, mặc dù tôi nghĩ bạn không dám gọi đó thực sự là giả mạo vì ông ta vốn ưng thuận với mọi điều bà ta đã làm. Bà ta soạn bức thư rồi gửi đi cho các trưởng lão của thành phố. Văn mạch của bức thư bà ta đã viết y như Kinh thánh chép vậy. “Hãy truyền rao lễ kiêng ăn, rồi đặt Na-bốt ở đầu dân sự; đoạn, hãy để trước mặt người hai kẻ gian phạm làm chứng cho người, mà rằng: Ngươi có rủa sả Đức Chúa Trời và vua. Kế, hãy dẫn người ra khỏi thành, ném đá cho chết đi” (các câu 9-11). Chúng ta gọi đây là một phiên tòa chiếu lệ, kiểu tòa án trò hề. “Những người của thành Na-bốt, tức những trưởng lão, và kẻ cả ở đó, đều làm theo lời Giê-sa-bên truyền dặn trong thơ mà người đã gởi cho” (câu 11). Toàn bộ thành phố đã đồi bại đến nỗi những người được xem là cấp lãnh đạo thuộc linh, thay vì phản kháng với âm mưu độc ác giết người nầy, họ đã hùa theo với chương trình của Giêsabên.
Nhưng còn tồi tệ hơn nữa trong câu 12: “Họ rao truyền lễ kiêng ăn”. Bạn có thể hình dung được như thế không? Một lễ kiêng ăn ở trước mặt Đức Giêhôva. “Họ rao truyền lễ kiêng ăn và đặt Na-bốt ở đầu dân sự”. Làm thế không có nghĩa là họ sắp sửa ban cho ông một giải thưởng đâu. Họ làm thế để ông bị kết án. “Bấy giờ, hai tên gian phạm đến ngồi trước mặt Na-bốt, và cáo gian người tại trước mặt dân sự, mà rằng: Na-bốt có rủa sả Đức Chúa Trời và vua” (câu 13). Hoàn toàn dối trá. “Đoạn, họ dẫn người ra khỏi thành, ném đá người chết” (câu 13).
Giêsabên thông báo cho nhà vua hay rằng vườn nho giờ đây đã thuộc về ông ta. Chúng ta thấy về sau trong II Các Vua 9 rằng họ cũng giết chết hai người con trai của Nabốt nữa, vì thế sẽ chẳng còn có kẻ thừa tự nữa, có nghĩa là mãnh đất ấy giờ đây đã đổi chủ. Khi Aháp thấy miếng đất đó thuộc về mình, ông ta lấy làm đẹp lòng.
“Êli chổi dậy”
Sự việc cho thấy rằng nhà vua và vợ của ông ta đã cố ý giết người. Hãy đọc câu chuyện xem. Bạn nói: “Đức Chúa Trời ở đâu vậy? Ngài có biết không? Ngài không quan tâm sao? Đức Chúa Trời ở đâu khi một trong những người thuộc về Ngài bị giết chết chứ? Đức Chúa Trời ở đâu khi người của Đức Chúa Trời bị giết vì làm phải chứ? Đức Chúa Trời đang ở đâu khi kẻ ác dấy lên nắm lấy quyền lực chứ? Đức Chúa Trời đang ở đâu khi một người như Aháp và một phụ nữ như Giêsabên có thể cố ý giết người? Đức Chúa Trời đang ở đâu khi điều ác được thả lỏng trên thế gian chứ?”
Song đấy chưa phải là phần kết của câu chuyện đâu. Hãy nhớ lại lời lẽ của Châm ngôn 15:3: “Con mắt Đức Giê-hô-va ở khắp mọi nơi, xem xét kẻ gian ác và người lương thiện”. Đức Chúa Trời đã quan phòng toàn bộ bối cảnh ấy từ trên trời. Giờ đây, Ngài sắp sửa hành động.
Đức Chúa Trời đến với vị tiên tri của Ngài, Ngài vỗ nhẹ vai ông, rồi nói cho ông biết phải hướng tới Gítrêên. Trong bản Kinh thánh King James, Giêsabên bảo Aháp phải “chổi dậy” và chiếm lấy vườn nho, và Đức Chúa Trời bảo y như thế với Êli. “Hãy chổi dậy, hỡi tiên tri của Đức Chúa Trời, ta có một việc cho ngươi phải lo làm”. Ba năm dài đã trôi qua kể từ khi lần sau cùng vị tiên tri đã nói năng cách công khai. Tôi không biết là Êli có lấy làm kinh ngạc hay không một khi Đức Chúa Trời đặt ông lên kệ. Có lẽ Êli sợ rằng cuộc chạy trốn của ông đã khiến cho Đức Chúa Trời phải từ bỏ ông. Có thể ông đã tưởng thời buổi ông nói tiên tri đã hết rồi. Nhưng Đức Chúa Trời biết rõ Ngài có công việc khác dành cho người của Ngài. Ngài chỉ có chờ đợi để đến đúng thời điểm mà thôi. Khi Giêsabên nói: “Hãy chổi dậy”, Đức Chúa Trời đã phán với Êli: “Hãy đứng dậy, đi tìm nhà vua gian ác kia. Hãy rao ra một sứ điệp ra từ ta”.
“Hãy đứng dậy đi xuống đón A-háp, vua Y-sơ-ra-ên, ở tại Sa-ma-ri. Kìa, người ở trong vườn nho của Na-bốt, đặng lấy làm của mình. Ngươi sẽ nói với người rằng: Đức Giê-hô-va phán như vầy: Ngươi há đã giết người, và bây giờ lại chiếm lấy cơ nghiệp nó sao? Ngươi phải tiếp rằng: Đức Giê-hô-va phán như vầy: Ở tại chỗ mà chó đã liếm huyết của Na-bốt, thì chó cũng sẽ liếm chính huyết của ngươi!” (các câu 18-19).
Khi Êli rao ra sứ điệp nầy, ông thêm một cụm từ rất thú vị ở câu 20: “Phải, tôi có gặp vua, bởi vì vua đã bán mình đặng làm điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va”. Từ ngữ Hybálai được dịch là “bán mình” có ý nghĩa phụ như sau – "kết hôn”. Êli nói với Aháp: “Vua đã kết hôn với điều ác, và khi kết hôn với điều ác, vua đã phó mình hoàn toàn vào đấy”. Sẽ có tai họa trong gia đình của Aháp, triều đại của ông ta sẽ đi tới chỗ kết thúc, và bầy chó sẽ ăn nuốt Giêsabên. Bầy chó sẽ ăn thịt những kẻ đã chết trong thành phố, và các loài chim sẽ ăn thịt của những kẻ gục chết trong xứ.
Êli đang rao ra sứ điệp, và rồi ông biến mất. Điều nầy dường như là một kiểu mẫu đối với ông. Ông vừa xuất hiện, rao ra sứ điệp kia, và rồi “bùm”! Ông biến mất.
Aháp “tiếp chỉ”
Nhiều ngày đổi thành nhiều tuần. Nhiều tuần đổi thành nhiều tháng. Aháp không nghe thấy gì từ Êli nữa. Mỗi lần ông ta nghe tiếng một con chó sủa, ông ta đã nhảy cẩng lên. Tôi nghĩ ông ta không hề muốn nghe tiếng chó sủa trong đầu của mình. Một ngày kia, Aháp quyết định muốn ra trận chống lại Bên-Hađát, vua xứ Syria, người mà ông ta đã đánh bại trước kia, là kẻ mà ông ta nên giết đi khi có cơ hội, nhưng ông ta đã không làm như vậy. Giờ đây, ông sẽ phải ra trận nghịch cùng hắn lần thứ hai, lần nầy việc ấy sẽ không được thực hiện cách mỹ mãn. Ông yêu cầu Giôsaphát, vua xứ Giuđa, hiệp cùng ông trong chiến trận chống lại Bên-Hađát. Giôsaphát đồng ý, và ngày đến khi họ đã sẵn sàng ra trận. Sau khi nhận ra mình là người đã bị đánh dấu, Aháp bảo Giôsaphát ra trận mặc lấy áo bào của vua và ông ta (Aháp) sẽ không mặc áo bào mà ăn mặc giống như một người lính bình thường. Khi Aháp không biết là Bên-Hađát đã ban ra một lịnh rất bất thường cho quân đội của mình. Ông ta bảo quân đội mình tập trung duy nhứt vào việc giết vua Aháp. Khi cuộc chiến khởi sự, quân Syri đã nhắm vào Giôsaphát và sắp sửa giết chết ông, họ tưởng ông là Aháp. Thình lình có người hô lên: “Chúng ta lộn người rồi”. Trong sự nhầm lẫn của chiến trận, một trong các cung thủ của Syri đã bắn càn một mũi tên. Hắn ta chẳng nhắm vào một mục tiêu nào cả. Hắn nhìn thấy quân đội Israel và bắn một mũi tên về hướng đó. Aháp đã mặc lấy chiếc áo giáp y như một tên lính bình thường. Mũi tên “bay đi” xỉa xuống và trúng nhằm Aháp. Kinh thánh chép nó trúng vào chỗ hai phần áo giáp đâu lại. Bạn không thể cố ý làm như thế được đâu. Thậm chí cho dù có tới một triệu lần bắn đi nữa. Chỗ đâu giáp ấy là rất thấp. Tên lính bắn mũi tên, và trong bàn tay tể trị của Đức Chúa Trời nó bay thẳng đến, xỉa xuống, và trúng nhằm chỗ hai phần giáp đâu lại. Ông ta bắt đầu chảy máu đầm đìa cho tới chừng máu lai láng trên sàn xe ngựa của ông ta. Nhưng ông ta chưa chịu rời khỏi chiến trường. Khi ông ta chết vào chiều hôm ấy, quân đội bắt đầu tan tác hết. Họ đã chôn Aháp ở Samaria.
Giờ đây họ có chiếc xe ngựa đầy máu của ông ta. Họ đã đem nó đến tiệm rửa xe Ajax Chariot Wash rồi lau rửa chiếc xe ngựa. Chúng ta được biết đấy là chỗ gái điếm ra tắm rửa. Khi họ rửa sạch máu, bầy chó đã chạy đến rồi liếm máu đó, y như Êli đã rao báo.
Giêsabên gặp bầy chó
Một thời gian ngắn sau việc nầy Êli được đem về trời trong một chiếc xe ngựa lửa. Ông đã đi mất rồi. Ông không còn có mặt trên bối cảnh nữa. Ông đang ở trên trời với Đức Giêhôva. Năm năm trời trôi qua. Mười năm trời trôi qua. Êli đi quá lâu rồi. Êlisê đã thay thế ông. Giêsabên giờ đây là một bà già. Bà ta vẫn nắm lấy quyền lực trên xứ Israel. Dường như là Êli đã nói đúng về Aháp và sai về Giêsabên. Bạn biết rõ chỗ bạn phải tìm phần còn lại của câu chuyện, có phải không? Bạn hãy mở ra ở II Các Vua 9 – lúc ấy là khoảng 20 năm sau – để tìm gặp phần còn lại của câu chuyện.
Một người có tên là Giêhu giờ đây là vua của Israel. Giống như bao người khác trước ông đã làm, ông đã đến với quyền lực bằng cách giết nhà vua đang trị vì. Khi một trong các tiên tri của Êlisê xức dầu cho Giêhu khoảng 20 năm về sau, vị tiên tri ấy cung ứng cho Giêhu một sứ điệp đến từ Đức Chúa Trời phải quét sạch nhà Aháp một lần đủ cả (II Các Vua 9:4-10). Giêsabên vẫn còn sống trong cung điện tại Gítrêên. Có một sự kiện nhỏ mà bà ta không biết. Hai mươi năm trước, Giêhu có mặt ở đó trong ngày Aháp ra ngoài để chiếm lấy vườn nho của Nabốt. Ông ta biết điều nầy là sai trái vì ông ta biết rõ Lời của Đức Giêhôva. Và nếu bạn đọc câu chuyện nói tới Giêhu, bạn biết ngay ông ta không phải là người mà chúng ta cho là nhân vật gương mẫu của Lớp Trường Chúa Nhật đâu. Ông ta là một gã kỳ quặc lắm. Bạn không muốn muốn ngồi cạnh ông ta. Nhưng ông ta có cái nhìn rõ rệt hơn Aháp gian ác kia. Mặc dù Giêhu là loại người khó chịu, hoang dã và thô lỗ, ông ta biết rõ sự khác biệt giữa đúng và sai. Ít nhất ở một cấp độ, ông ta muốn làm điều phải trước mặt Đức Giêhôva. Và ông ta không bao giờ quên những gì Aháp đã làm cho Nabốt. Vì vậy Kinh thánh chép ông ta bước lên chiếc xe ngựa chiến của mình rồi thực hiện một cuộc hành trình ngắn.
“Giê-hu liền đến tại Gítrêên” (câu 30). Đấy là cung điện mùa hè. Đây là chỗ mà mọi chuyện đã khởi sự. Vườn nho trước kia của Nabốt giờ đây là một khu vườn rau của hoàng gia. “Giê-sa-bên hay, bèn giồi phấn mặt mình, trang điểm đầu, và đứng trông nơi cửa sổ” (câu 30). Bà ta nghĩ mình sẽ quyến rũ được Giêhu. Lầm rồi. Ông ta không ở trong tâm trạng ấy đâu. Khi Giêhu bước qua cánh cổng, bà ta kêu lên: “Hỡi Xim-ri, kẻ giết chúa mình! Bình yên chăng?” (câu 30). Đấy là việc cuối cùng mà bà ta từng thốt ra, trừ ra câu “Ồ, không đâu!” Giêhu ngước nhìn lên rồi hô lớn: “Trên cao kia, ai thuộc về ta?” (câu 32). Có hai hay ba hoạn quan đang đứng gần Giêsabên. Chúng ta sẽ không đi sâu vào trừ phi nói rằng họ phục vụ cho Giêsabên, họ biết rõ bà ta vì những việc bà ta làm, và họ không ưa thích bà ta. Vì vậy, Giêhu nói: “Nầy, ta có một việc cho các ngươi làm đây. Hãy túm lấy người đàn bà kia rồi quăng bà ta xuống đất”. Có người tưởng tượng, với sự khoái trá họ túm lấy Giêsabên, kế đó họ đếm một, hai, ba, rồi quăng bà ta qua chiếc cửa sổ, “Bùm”! Bà ta rơi xuống chỗ đất cứng. “Chúng ném nàng xuống đất, và huyết vọt lại trên tường và trên ngựa, rồi ngựa giày đạp nàng dưới chân” (câu 33). Bạn biết mọi sự điều nầy có ý nói tới rồi, có phải không? Có nghĩa là, khi họ quăng thi thể bà ta xuống đất, Giêhu dùng xe ngựa của mình cán ngang qua bà ta nhiều lần cho tới chừng bà ta gục chết một cách tuyệt đối, một cách hoàn toàn và trọn vẹn. Bà ta có bản in móng ngựa trên ngực của mình. Bà ta có những dấu bánh xe ngựa kia trên hai chân của mình. Đấy là những gì đã được làm cho bà ta.
Một lát sau, Giêhu nói: “Chúng ta không thể để cái đống bầy nhầy ở đó. Ai đó hãy lấy xác rồi đem chôn bà ta đi”. Vì vậy, ông sai tôi tớ mình đi ra và họ trở lại rồi nói, nầy, chúng tôi có tin tốt và tin xấu đây. Tin tốt: ấy là bà ta đã chết rồi. Tin xấu: ấy là chẳng có gì còn chừa lại. Bầy chó đã đến liếm hết máu. Chúng đã xé xác bà ta. Chẳng có gì còn chừa lại trừ ra cái sọ, hai bàn chơn và hai bàn tay của bà ta. Chúng ta hãy để cho Giêhu có lời nói sau cùng:
“Ấy là lời của Đức Giê-hô-va đã cậy miệng Ê-li, người Thi-sê-be, tôi tớ Ngài, mà phán rằng: Chó sẽ ăn thịt Giê-sa-bên tại trong đồng ruộng Gít-rê-ên” (câu 36).
III. Phần đạo đức của câu chuyện
Đúng đây là một câu chuyện. Êli đã ở trên trời trong 10 năm rồi, nhưng lời của Đức Giêhôva đã thành ra hiện thực. Chúng ta hãy tập trung vào hai lẽ thật quan trọng từ câu chuyện nầy.
Thứ nhứt, sự kiên nhẫn của Đức Chúa Trời sẽ không kéo dài cho đến đời đời. Mục sư (con) Martin Luther King, đã nói như vầy: “Cánh tay của vũ trụ dài lắm, song nó uốn cong về phía công lý”. Mặc dù mấy cái bánh xe của Đức Chúa Trời xay chậm lắm, nhưng rất nhuyển. Phải biết chắc về tội lỗi của mình sẽ tìm gặp mình đấy.
Có một phần trong sứ điệp Tin Lành là một sứ điệp nói tới sự phán xét. “Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như mấy người kia tưởng đâu, nhưng Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn” (II Phierơ 3:9). Nhưng có một ngày phán xét sẽ đến trên hết thảy chúng ta. Không một ai biết ngày ấy sẽ đến vào lúc nào, nhưng có một ngày dành cho từng người nam người nữ, con trai và con gái. Có một ngày cho từng gia đình, và có một ngày cho từng xứ sở. Có một ngày khi Đức Chúa Trời sau cùng sẽ phán ra điều nầy. Sự nhịn nhục của Đức Chúa Trời sẽ không kéo dài cho đến đời đời đâu.
Bạn có nhớ cái gã với mái tóc có nhiều màu sắc ở các trận túc cầu chuyên giữ lấy Giăng 3:16 không? Chúng ta đã không gặp anh ta trong mấy năm liền. Anh ta có mái tóc nhiều màu giống như cái cầu vồng kia và không cứ cách nào đó anh ta kiếm được chỗ ngồi ở đàng sau mấy cầu môn. Và ngay khi họ sắp sửa đá vào goal, anh ta sẽ giơ cao tấm biển ghi rõ Giăng 3:16? Tôi chẳng nghĩ ngợi nhiều về sự việc nầy, nhưng mới đây tôi có đọc một bài bình luận về câu nói nầy. Tại sao lại giơ cao Giăng 3:16 lên, đây là một câu nói mà thế gian ưa thích vì nó nói tới tình yêu của Đức Chúa Trời? Tại sao không giơ cao Giăng 3:18 lên: “Ai tin Ngài thì chẳng bị đoán xét đâu; ai không tin thì đã bị đoán xét rồi, vì không tin đến danh Con một Đức Chúa Trời”. Câu ấy cũng có trong Kinh thanh cơ mà. Đức Chúa Trời của chúng ta rất kiên nhẫn, nhưng sự kiên nhẫn của Ngài không phải là có mãi đâu. Bạn không tin điều đó sao? Chỉ cần hỏi Aháp và Giêsabên mà thôi.
Thứ hai, Đức Chúa Trời vẫn tìm kiếm những Êli nào chịu đứng cho Ngài. Chúng ta đang sống trong thời buổi rất kỳ lạ. Thời buổi nhầm lẫn về mặt đạo đức, thời buổi của tôn giáo và sự thỏa hiệp thuộc linh. Chúng ta cần đến một thế hệ những người nam người nữ nào sẽ có lòng can đảm trong mọi điều họ tin quyết và không những sẽ rao ra những tin tức tốt lành mà cũng còn có lòng dạn dĩ rao ra những tin tức xấu xa nữa. Chúng ta cần ai đó dám nói cho thế hệ đang dãy chết của mình: “Nếu bạn không chịu ăn năn, thì bạn cũng sẽ phải hư mất thôi”.
Trong thời buổi Cải Chánh ở nước Anh, có một người tên là Hugh Latimer, ông là một nhà truyền đạo Tin Lành thật tuyệt vời. Ông sống dạn dĩ và thẳng thắn đến nỗi ông kết thúc ở chỗ bị thiêu trên giàn giáo. Một ngày kia ông đứng giảng đạo trước nhà vua và nhà vua lên thần kinh vì ai nấy đều biết rõ Latimer là một khẩu thần công luôn nhã đạn. Ông là một Êli. Ông sẽ nói ra điều quan trọng. Và Latimer vốn biết rõ nhà vua đã lên thần kinh. Người ta đến nói với vua rằng: “Bây giờ, hỡi Latimer, khi ngươi đến giảng trước mặt nhà vua, phải cẩn thận đấy. Đừng thốt ra điều gì làm cho ông ấy phải bối rối đấy”. Latimer biết rõ kẻ nói ra câu đó và suy gẫm. Rồi trong bài giảng của ông, ông khởi sự nói ra lớn tớn với chính mình. “Hỡi Latimer, Latimer, phải cẩn thận với mọi điều ngươi nói. Vua Henry đang lắng nghe”. Và khi ấy ông dừng lại rồi nói: “Hỡi Latimer, Latimer, phải cẩn thận với mọi điều ngươi nói. Vua Henry đang lắng nghe”.
Ồ, đối với những Êli nào quan tâm nhiều đến Vua các vua nhiều hơn đối với bậc vua chúa và nữ hoàng có thế gian đang dãy chết nầy.
Trong cả thế gian có hai nhóm và chỉ có hai nhóm mà thôi. Bạn đang có Aháp và Giêsabên, và bạn có Nabốt và Êli, và chẳng có chi hết ở giữa. Những ai đang đọc bài giảng của tôi đang ở một trong hai nhóm đó. Chẳng có ai ở giữa hết. Một, bạn hoàn toàn đang ở với Aháp và Giêsabên hoặc bạn đang ở với Nabốt và Êli. Tôi muốn đưa ra một câu hỏi. Ai nhận được phần tốt hơn? Trong một thời gian dài Aháp và Giêsabên dường như nhận được phần tốt hơn. Ngày nay, thường thường thì những gã tồi tệ đang thắng hơn vậy. Thường thì những kẻ chế giễu Lời của Chúa đang thịnh vượng hơn. Và sự việc ấy đang sẵn có nhiều nơi trên khắp thế giới – ở Trung Hoa, Sudan, Afghanistan, Uzbekistan – dường như dân sự của Đức Chúa Trời đang thất bại. Mọi người đều phải có quyết định: mình nên ở bên đội nào. Nếu bạn hiệp với Aháp và Giêsabên, bạn có thể có sự thành công đời nầy và bầy chó sẽ liếm máu của bạn đấy. Hoặc bạn có thể đứng chung với Nabốt và Êli. Họ có thể giết thân thể. Lẽ thật của Đức Chúa Trời vẫn còn mãi cho đến đời đời. Nước Ngài còn mãi cho đến đời đời. Amen.
Aháp có cung điện mùa hè của ông ta ở một nơi được gọi là Gítrêên. Ông ta đã đến cung điện ấy để nghỉ ngơi một vài ngày. Ngày kia, Aháp đang đi bộ, thưởng ngoạn và suy gẫm. Ở đó, gần cung điện mùa hè ở Gítrêên, đối diện ngay với nó, là vườn nho của một người có tên là Nabốt.
I. Các Nhân Vật Chính Của Câu Chuyện
Bây giờ câu chuyện mà tôi sẽ kể cho bạn nghe có bốn nhân vật chính. Tôi giới thiệu với bạn trước tiên là Nabốt, một người đàng hoàng và tin kính, một người thờ lạy Đức Giêhôva và noi theo luật pháp của Đức Chúa Trời mình. Ông là một trong 7 ngàn người chưa hề quì gối xuống trước thần Baanh. Câu chuyện cho thấy rằng ông làm chủ một vườn nho nằm kế cung điện mùa hè của vua Aháp. Chúng ta có thể giả định rằng mãi cho tới ngày hôm ấy, chưa có một rắc rối gì xảy ra giữa Nabốt và Aháp. Lâu nay chúng ta biết Aháp chẳng chút chú ý gì đến Nabốt, và Nabốt đã làm bất cứ điều gì ông cần để sống ngoài đường lối của nhà vua gian ác kia. Nhưng ngày nọ, Aháp nhìn thấy vườn nho của Nabốt rồi ông ta quyết định thèm muốn nó. Tánh tham lam kia đề ra một chuổi biến cố thật thảm khốc.
Nhân vật chính thứ hai là Aháp. Về ông ta, chúng ta chỉ cần nói những gì chúng ta đã biết rồi về ông ta, rằng chẳng có một vị vua gian ác nào hơn từng ngồi trên ngai vàng của Israel. Kinh thánh tuyên bố rằng chính ông ta chớ chẳng có ai khác đã cho nhập khẩu vào Israel sự thờ lạy thần Baanh. Vì lý do ấy và chỉ có lý do ấy cho thấy một con dấu màu đen vĩnh viễn mãi mãi và đời đời bôi trên cái tên của ông ta. Ông ta là vua, mặc dù vậy tôi nghĩ là công bằng khi nói đời sống và lý trí của ông ta thực sự bị nhân vật thứ ba trong câu chuyện nầy lèo lái.
Tên của bà ta là Giêsabên. Nếu Aháp là một con cóc gian ác đang ngồi chồm hỗm trên ngai vàng của Israel, thế thì Giêsabên là một con rắn độc đang quấn ở quanh ngôi. Bà ta không phải là người Do thái. Bà ta là một người nữ ngoại bang 100%. Bà ta xuất thân từ một dãy dài những kẻ thờ lạy thần Baanh ở khu vực Siđôn phía Nam Libăng. Khi bà ta kết hôn với Aháp, bà ta đã mang theo tôn giáo gian ác của mình vào xứ Israel. Và tôi cho rằng chúng ta cần phải nói ra điều nầy. Giữa Aháp và Giêsabên, nếu bạn cần phải nói ai là tệ hại nhất, bạn sẽ nói rằng ông ta vốn nhu nhược và bà ta thì mạnh mẽ. Aháp dễ bị ảnh hưởng, và bà ta luôn sẵn sàng để đẩy chồng mình đi theo hướng sai lầm.
Lâu nay, chúng ta có Nabốt là chủ của vườn nho, một người tin kính, một người tầm thường, một người chuyên lao động, một người xuất hiện ở đây và chỉ ở đây trên những trang Kinh thánh. Thế rồi chúng ta có vua Aháp và Giêsabên là vợ của ông ta.
Và thứ tư, khi chúng ta nhìn xem câu chuyện mở ra, chúng ta có sơn nhân của Đức Chúa Trời, Êli người Thisêbe. Kể từ lúc ông đắc thắng trên Núi Cạtmên và sự ông bỏ chạy nhục nhã xuống sống trong hang động Núi Hôrếp, Êli đã không nghe thấy gì trong ba năm ấy. Trung thực hơn, chúng ta thực sự không biết ông đã làm gì trong ba năm đó. Nhưng chúng ta có thể có thể biết sâu xa hơn, người của Đức Chúa Trời xuất hiện công khai lần cuối cùng của ông tại Núi Cạtmên. Không bao lâu sau đó, ông sẽ trở lại với sân khấu công cộng.
II. Câu Chuyện Mở Ra
Nhưng câu chuyện bắt đầu vào ngày ấy tại Gítrêên khi vua Aháp nhìn xem vườn nho của Nabốt rồi nhũ thầm rằng: “Ta là vua của Israel. Ta cần vườn nho nầy và ta muốn có riêng vườn nho nầy”. Vì vậy Aháp đến gặp Nabốt rồi nói: “Ngươi có vui lòng bán lại vườn nho nầy cho ta không? Nếu ngươi không muốn bán nó cho ta, liệu ngươi có chịu đổi nó không? Ta là vua. Nếu ngươi chịu đổi vườn nho cho ta, ta sẽ đổi cho ngươi một mảnh đất khác trong Israel có giá trị hơn nhiều lắm”. Tôi dừng lại một chút ở đây để nói rằng nhà vua vốn có nhiều quyền hạn để thực hiện cuộc trao đổi nầy. Ông ta đã có từng quyền hạn để đến gặp Nabốt. Ông ta đã không phạm tội khi đưa ra lời đề nghị ấy. Đấy là một việc hoàn toàn hợp pháp cho ông ta để làm. Tuy nhiên, ông ta đã không tính đến sự thực Nabốt là một người của Đức Chúa Trời, ông vốn noi theo luật pháp của Đức Chúa Trời. Đây là lời đáp đơn sơ của ông với nhà vua: “Nguyện Đức Giê-hô-va giữ lấy tôi, chớ để tôi nhường cho vua cơ nghiệp của tổ phụ tôi!” (câu 3). Một câu nói thật đơn sơ. Đấy là lời lẽ duy nhứt của Nabốt đã được ghi lại, nhưng chúng cũng nói cho chúng ta biết mọi sự chúng ta cần phải biết.
1) Ông là một người kính trọng Đức Giêhôva.
2) Ông là một người tôn kính lời của Đức Giêhôva.
3) Ông là một người xem trọng cơ nghiệp thuộc linh của mình.
Ông đã từ chối không chịu bán vườn nho vì Dân số ký 36:7 chép rằng nếu một gia đình được ban cho nhiều đất đai, đất ấy phải được chuyền từ cha xuống cho con, từ thế hệ nầy chuyền xuống cho thế hệ khác. Đất ấy không được đoạn mãi. Đấy ấy phải ở trong tay của gia đình cho đến đời đời. Đấy là mạng lịnh của Đức Chúa Trời. Vì thế, Nabốt nói cùng nhà vua: “Đức Giêhôva cấm tôi không được làm bất cứ điều gì xem thường cơ nghiệp của dòng họ tôi và phá vỡ luật pháp của Đức Chúa Trời tôi”. Nói khác đi, “Không được đâu, hỡi vua. Tôi xin lỗi, nhưng tôi không thể làm ăn với ông hôm nay”.
Tự nhiên nhà vua bị chao đảo và bị sỉ nhục rồi giận dữ lên. Ông ta quay trở về cung điện mình với nổi buồn giận rất lớn. “A-háp vào đền mình, buồn và giận, bởi có lời Na-bốt, người Gít-rê-ên đã nói; vì người đã nói rằng: Tôi không nhường cho vua cơ nghiệp của tổ tiên tôi. A-háp nằm trên giường, xây mặt đi, không chịu ăn” (câu 4). Nhà vua có vẻ điên tiết lên. Khi hoàng hậu hỏi lý do tại sao ông buồn giận như thế, ông đáp: “Vì ta có nói chuyện với Na-bốt, người Gít-rê-ên rằng: Hãy nhường vườn nho ngươi cho ta mà lấy tiền, hay là nếu ngươi thích, ta sẽ đổi cho ngươi một vườn nho khác; song người đáp lại rằng: Tôi không nhường cho vua vườn nho của tôi” (câu 6). Ông ta chần chừ không muốn nói cho vợ mình biết đúng cái cớ kia – rằng Nabốt sẽ không bán vì ông ấy không muốn vi phạm luật lệ của Đức Chúa Trời. Giêsabên có một chương trình. “Có phải ông hành quyền vua trên Y-sơ-ra-ên chăng? Hãy chổi dậy, ăn đi và vui lòng. Tôi sẽ ban cho ông vườn nho của Na-bốt, người Gít-rê-ên” (câu 7). Thế là Giêsabên gian ác kia đã sắp đặt một mưu kế thật thâm độc. Bà ta quyết định viết một bức thư nhơn danh nhà vua. Bà ta giả mạo tên của ông ta, mặc dù tôi nghĩ bạn không dám gọi đó thực sự là giả mạo vì ông ta vốn ưng thuận với mọi điều bà ta đã làm. Bà ta soạn bức thư rồi gửi đi cho các trưởng lão của thành phố. Văn mạch của bức thư bà ta đã viết y như Kinh thánh chép vậy. “Hãy truyền rao lễ kiêng ăn, rồi đặt Na-bốt ở đầu dân sự; đoạn, hãy để trước mặt người hai kẻ gian phạm làm chứng cho người, mà rằng: Ngươi có rủa sả Đức Chúa Trời và vua. Kế, hãy dẫn người ra khỏi thành, ném đá cho chết đi” (các câu 9-11). Chúng ta gọi đây là một phiên tòa chiếu lệ, kiểu tòa án trò hề. “Những người của thành Na-bốt, tức những trưởng lão, và kẻ cả ở đó, đều làm theo lời Giê-sa-bên truyền dặn trong thơ mà người đã gởi cho” (câu 11). Toàn bộ thành phố đã đồi bại đến nỗi những người được xem là cấp lãnh đạo thuộc linh, thay vì phản kháng với âm mưu độc ác giết người nầy, họ đã hùa theo với chương trình của Giêsabên.
Nhưng còn tồi tệ hơn nữa trong câu 12: “Họ rao truyền lễ kiêng ăn”. Bạn có thể hình dung được như thế không? Một lễ kiêng ăn ở trước mặt Đức Giêhôva. “Họ rao truyền lễ kiêng ăn và đặt Na-bốt ở đầu dân sự”. Làm thế không có nghĩa là họ sắp sửa ban cho ông một giải thưởng đâu. Họ làm thế để ông bị kết án. “Bấy giờ, hai tên gian phạm đến ngồi trước mặt Na-bốt, và cáo gian người tại trước mặt dân sự, mà rằng: Na-bốt có rủa sả Đức Chúa Trời và vua” (câu 13). Hoàn toàn dối trá. “Đoạn, họ dẫn người ra khỏi thành, ném đá người chết” (câu 13).
Giêsabên thông báo cho nhà vua hay rằng vườn nho giờ đây đã thuộc về ông ta. Chúng ta thấy về sau trong II Các Vua 9 rằng họ cũng giết chết hai người con trai của Nabốt nữa, vì thế sẽ chẳng còn có kẻ thừa tự nữa, có nghĩa là mãnh đất ấy giờ đây đã đổi chủ. Khi Aháp thấy miếng đất đó thuộc về mình, ông ta lấy làm đẹp lòng.
“Êli chổi dậy”
Sự việc cho thấy rằng nhà vua và vợ của ông ta đã cố ý giết người. Hãy đọc câu chuyện xem. Bạn nói: “Đức Chúa Trời ở đâu vậy? Ngài có biết không? Ngài không quan tâm sao? Đức Chúa Trời ở đâu khi một trong những người thuộc về Ngài bị giết chết chứ? Đức Chúa Trời ở đâu khi người của Đức Chúa Trời bị giết vì làm phải chứ? Đức Chúa Trời đang ở đâu khi kẻ ác dấy lên nắm lấy quyền lực chứ? Đức Chúa Trời đang ở đâu khi một người như Aháp và một phụ nữ như Giêsabên có thể cố ý giết người? Đức Chúa Trời đang ở đâu khi điều ác được thả lỏng trên thế gian chứ?”
Song đấy chưa phải là phần kết của câu chuyện đâu. Hãy nhớ lại lời lẽ của Châm ngôn 15:3: “Con mắt Đức Giê-hô-va ở khắp mọi nơi, xem xét kẻ gian ác và người lương thiện”. Đức Chúa Trời đã quan phòng toàn bộ bối cảnh ấy từ trên trời. Giờ đây, Ngài sắp sửa hành động.
Đức Chúa Trời đến với vị tiên tri của Ngài, Ngài vỗ nhẹ vai ông, rồi nói cho ông biết phải hướng tới Gítrêên. Trong bản Kinh thánh King James, Giêsabên bảo Aháp phải “chổi dậy” và chiếm lấy vườn nho, và Đức Chúa Trời bảo y như thế với Êli. “Hãy chổi dậy, hỡi tiên tri của Đức Chúa Trời, ta có một việc cho ngươi phải lo làm”. Ba năm dài đã trôi qua kể từ khi lần sau cùng vị tiên tri đã nói năng cách công khai. Tôi không biết là Êli có lấy làm kinh ngạc hay không một khi Đức Chúa Trời đặt ông lên kệ. Có lẽ Êli sợ rằng cuộc chạy trốn của ông đã khiến cho Đức Chúa Trời phải từ bỏ ông. Có thể ông đã tưởng thời buổi ông nói tiên tri đã hết rồi. Nhưng Đức Chúa Trời biết rõ Ngài có công việc khác dành cho người của Ngài. Ngài chỉ có chờ đợi để đến đúng thời điểm mà thôi. Khi Giêsabên nói: “Hãy chổi dậy”, Đức Chúa Trời đã phán với Êli: “Hãy đứng dậy, đi tìm nhà vua gian ác kia. Hãy rao ra một sứ điệp ra từ ta”.
“Hãy đứng dậy đi xuống đón A-háp, vua Y-sơ-ra-ên, ở tại Sa-ma-ri. Kìa, người ở trong vườn nho của Na-bốt, đặng lấy làm của mình. Ngươi sẽ nói với người rằng: Đức Giê-hô-va phán như vầy: Ngươi há đã giết người, và bây giờ lại chiếm lấy cơ nghiệp nó sao? Ngươi phải tiếp rằng: Đức Giê-hô-va phán như vầy: Ở tại chỗ mà chó đã liếm huyết của Na-bốt, thì chó cũng sẽ liếm chính huyết của ngươi!” (các câu 18-19).
Khi Êli rao ra sứ điệp nầy, ông thêm một cụm từ rất thú vị ở câu 20: “Phải, tôi có gặp vua, bởi vì vua đã bán mình đặng làm điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va”. Từ ngữ Hybálai được dịch là “bán mình” có ý nghĩa phụ như sau – "kết hôn”. Êli nói với Aháp: “Vua đã kết hôn với điều ác, và khi kết hôn với điều ác, vua đã phó mình hoàn toàn vào đấy”. Sẽ có tai họa trong gia đình của Aháp, triều đại của ông ta sẽ đi tới chỗ kết thúc, và bầy chó sẽ ăn nuốt Giêsabên. Bầy chó sẽ ăn thịt những kẻ đã chết trong thành phố, và các loài chim sẽ ăn thịt của những kẻ gục chết trong xứ.
Êli đang rao ra sứ điệp, và rồi ông biến mất. Điều nầy dường như là một kiểu mẫu đối với ông. Ông vừa xuất hiện, rao ra sứ điệp kia, và rồi “bùm”! Ông biến mất.
Aháp “tiếp chỉ”
Nhiều ngày đổi thành nhiều tuần. Nhiều tuần đổi thành nhiều tháng. Aháp không nghe thấy gì từ Êli nữa. Mỗi lần ông ta nghe tiếng một con chó sủa, ông ta đã nhảy cẩng lên. Tôi nghĩ ông ta không hề muốn nghe tiếng chó sủa trong đầu của mình. Một ngày kia, Aháp quyết định muốn ra trận chống lại Bên-Hađát, vua xứ Syria, người mà ông ta đã đánh bại trước kia, là kẻ mà ông ta nên giết đi khi có cơ hội, nhưng ông ta đã không làm như vậy. Giờ đây, ông sẽ phải ra trận nghịch cùng hắn lần thứ hai, lần nầy việc ấy sẽ không được thực hiện cách mỹ mãn. Ông yêu cầu Giôsaphát, vua xứ Giuđa, hiệp cùng ông trong chiến trận chống lại Bên-Hađát. Giôsaphát đồng ý, và ngày đến khi họ đã sẵn sàng ra trận. Sau khi nhận ra mình là người đã bị đánh dấu, Aháp bảo Giôsaphát ra trận mặc lấy áo bào của vua và ông ta (Aháp) sẽ không mặc áo bào mà ăn mặc giống như một người lính bình thường. Khi Aháp không biết là Bên-Hađát đã ban ra một lịnh rất bất thường cho quân đội của mình. Ông ta bảo quân đội mình tập trung duy nhứt vào việc giết vua Aháp. Khi cuộc chiến khởi sự, quân Syri đã nhắm vào Giôsaphát và sắp sửa giết chết ông, họ tưởng ông là Aháp. Thình lình có người hô lên: “Chúng ta lộn người rồi”. Trong sự nhầm lẫn của chiến trận, một trong các cung thủ của Syri đã bắn càn một mũi tên. Hắn ta chẳng nhắm vào một mục tiêu nào cả. Hắn nhìn thấy quân đội Israel và bắn một mũi tên về hướng đó. Aháp đã mặc lấy chiếc áo giáp y như một tên lính bình thường. Mũi tên “bay đi” xỉa xuống và trúng nhằm Aháp. Kinh thánh chép nó trúng vào chỗ hai phần áo giáp đâu lại. Bạn không thể cố ý làm như thế được đâu. Thậm chí cho dù có tới một triệu lần bắn đi nữa. Chỗ đâu giáp ấy là rất thấp. Tên lính bắn mũi tên, và trong bàn tay tể trị của Đức Chúa Trời nó bay thẳng đến, xỉa xuống, và trúng nhằm chỗ hai phần giáp đâu lại. Ông ta bắt đầu chảy máu đầm đìa cho tới chừng máu lai láng trên sàn xe ngựa của ông ta. Nhưng ông ta chưa chịu rời khỏi chiến trường. Khi ông ta chết vào chiều hôm ấy, quân đội bắt đầu tan tác hết. Họ đã chôn Aháp ở Samaria.
Giờ đây họ có chiếc xe ngựa đầy máu của ông ta. Họ đã đem nó đến tiệm rửa xe Ajax Chariot Wash rồi lau rửa chiếc xe ngựa. Chúng ta được biết đấy là chỗ gái điếm ra tắm rửa. Khi họ rửa sạch máu, bầy chó đã chạy đến rồi liếm máu đó, y như Êli đã rao báo.
Giêsabên gặp bầy chó
Một thời gian ngắn sau việc nầy Êli được đem về trời trong một chiếc xe ngựa lửa. Ông đã đi mất rồi. Ông không còn có mặt trên bối cảnh nữa. Ông đang ở trên trời với Đức Giêhôva. Năm năm trời trôi qua. Mười năm trời trôi qua. Êli đi quá lâu rồi. Êlisê đã thay thế ông. Giêsabên giờ đây là một bà già. Bà ta vẫn nắm lấy quyền lực trên xứ Israel. Dường như là Êli đã nói đúng về Aháp và sai về Giêsabên. Bạn biết rõ chỗ bạn phải tìm phần còn lại của câu chuyện, có phải không? Bạn hãy mở ra ở II Các Vua 9 – lúc ấy là khoảng 20 năm sau – để tìm gặp phần còn lại của câu chuyện.
Một người có tên là Giêhu giờ đây là vua của Israel. Giống như bao người khác trước ông đã làm, ông đã đến với quyền lực bằng cách giết nhà vua đang trị vì. Khi một trong các tiên tri của Êlisê xức dầu cho Giêhu khoảng 20 năm về sau, vị tiên tri ấy cung ứng cho Giêhu một sứ điệp đến từ Đức Chúa Trời phải quét sạch nhà Aháp một lần đủ cả (II Các Vua 9:4-10). Giêsabên vẫn còn sống trong cung điện tại Gítrêên. Có một sự kiện nhỏ mà bà ta không biết. Hai mươi năm trước, Giêhu có mặt ở đó trong ngày Aháp ra ngoài để chiếm lấy vườn nho của Nabốt. Ông ta biết điều nầy là sai trái vì ông ta biết rõ Lời của Đức Giêhôva. Và nếu bạn đọc câu chuyện nói tới Giêhu, bạn biết ngay ông ta không phải là người mà chúng ta cho là nhân vật gương mẫu của Lớp Trường Chúa Nhật đâu. Ông ta là một gã kỳ quặc lắm. Bạn không muốn muốn ngồi cạnh ông ta. Nhưng ông ta có cái nhìn rõ rệt hơn Aháp gian ác kia. Mặc dù Giêhu là loại người khó chịu, hoang dã và thô lỗ, ông ta biết rõ sự khác biệt giữa đúng và sai. Ít nhất ở một cấp độ, ông ta muốn làm điều phải trước mặt Đức Giêhôva. Và ông ta không bao giờ quên những gì Aháp đã làm cho Nabốt. Vì vậy Kinh thánh chép ông ta bước lên chiếc xe ngựa chiến của mình rồi thực hiện một cuộc hành trình ngắn.
“Giê-hu liền đến tại Gítrêên” (câu 30). Đấy là cung điện mùa hè. Đây là chỗ mà mọi chuyện đã khởi sự. Vườn nho trước kia của Nabốt giờ đây là một khu vườn rau của hoàng gia. “Giê-sa-bên hay, bèn giồi phấn mặt mình, trang điểm đầu, và đứng trông nơi cửa sổ” (câu 30). Bà ta nghĩ mình sẽ quyến rũ được Giêhu. Lầm rồi. Ông ta không ở trong tâm trạng ấy đâu. Khi Giêhu bước qua cánh cổng, bà ta kêu lên: “Hỡi Xim-ri, kẻ giết chúa mình! Bình yên chăng?” (câu 30). Đấy là việc cuối cùng mà bà ta từng thốt ra, trừ ra câu “Ồ, không đâu!” Giêhu ngước nhìn lên rồi hô lớn: “Trên cao kia, ai thuộc về ta?” (câu 32). Có hai hay ba hoạn quan đang đứng gần Giêsabên. Chúng ta sẽ không đi sâu vào trừ phi nói rằng họ phục vụ cho Giêsabên, họ biết rõ bà ta vì những việc bà ta làm, và họ không ưa thích bà ta. Vì vậy, Giêhu nói: “Nầy, ta có một việc cho các ngươi làm đây. Hãy túm lấy người đàn bà kia rồi quăng bà ta xuống đất”. Có người tưởng tượng, với sự khoái trá họ túm lấy Giêsabên, kế đó họ đếm một, hai, ba, rồi quăng bà ta qua chiếc cửa sổ, “Bùm”! Bà ta rơi xuống chỗ đất cứng. “Chúng ném nàng xuống đất, và huyết vọt lại trên tường và trên ngựa, rồi ngựa giày đạp nàng dưới chân” (câu 33). Bạn biết mọi sự điều nầy có ý nói tới rồi, có phải không? Có nghĩa là, khi họ quăng thi thể bà ta xuống đất, Giêhu dùng xe ngựa của mình cán ngang qua bà ta nhiều lần cho tới chừng bà ta gục chết một cách tuyệt đối, một cách hoàn toàn và trọn vẹn. Bà ta có bản in móng ngựa trên ngực của mình. Bà ta có những dấu bánh xe ngựa kia trên hai chân của mình. Đấy là những gì đã được làm cho bà ta.
Một lát sau, Giêhu nói: “Chúng ta không thể để cái đống bầy nhầy ở đó. Ai đó hãy lấy xác rồi đem chôn bà ta đi”. Vì vậy, ông sai tôi tớ mình đi ra và họ trở lại rồi nói, nầy, chúng tôi có tin tốt và tin xấu đây. Tin tốt: ấy là bà ta đã chết rồi. Tin xấu: ấy là chẳng có gì còn chừa lại. Bầy chó đã đến liếm hết máu. Chúng đã xé xác bà ta. Chẳng có gì còn chừa lại trừ ra cái sọ, hai bàn chơn và hai bàn tay của bà ta. Chúng ta hãy để cho Giêhu có lời nói sau cùng:
“Ấy là lời của Đức Giê-hô-va đã cậy miệng Ê-li, người Thi-sê-be, tôi tớ Ngài, mà phán rằng: Chó sẽ ăn thịt Giê-sa-bên tại trong đồng ruộng Gít-rê-ên” (câu 36).
III. Phần đạo đức của câu chuyện
Đúng đây là một câu chuyện. Êli đã ở trên trời trong 10 năm rồi, nhưng lời của Đức Giêhôva đã thành ra hiện thực. Chúng ta hãy tập trung vào hai lẽ thật quan trọng từ câu chuyện nầy.
Thứ nhứt, sự kiên nhẫn của Đức Chúa Trời sẽ không kéo dài cho đến đời đời. Mục sư (con) Martin Luther King, đã nói như vầy: “Cánh tay của vũ trụ dài lắm, song nó uốn cong về phía công lý”. Mặc dù mấy cái bánh xe của Đức Chúa Trời xay chậm lắm, nhưng rất nhuyển. Phải biết chắc về tội lỗi của mình sẽ tìm gặp mình đấy.
Có một phần trong sứ điệp Tin Lành là một sứ điệp nói tới sự phán xét. “Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như mấy người kia tưởng đâu, nhưng Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn” (II Phierơ 3:9). Nhưng có một ngày phán xét sẽ đến trên hết thảy chúng ta. Không một ai biết ngày ấy sẽ đến vào lúc nào, nhưng có một ngày dành cho từng người nam người nữ, con trai và con gái. Có một ngày cho từng gia đình, và có một ngày cho từng xứ sở. Có một ngày khi Đức Chúa Trời sau cùng sẽ phán ra điều nầy. Sự nhịn nhục của Đức Chúa Trời sẽ không kéo dài cho đến đời đời đâu.
Bạn có nhớ cái gã với mái tóc có nhiều màu sắc ở các trận túc cầu chuyên giữ lấy Giăng 3:16 không? Chúng ta đã không gặp anh ta trong mấy năm liền. Anh ta có mái tóc nhiều màu giống như cái cầu vồng kia và không cứ cách nào đó anh ta kiếm được chỗ ngồi ở đàng sau mấy cầu môn. Và ngay khi họ sắp sửa đá vào goal, anh ta sẽ giơ cao tấm biển ghi rõ Giăng 3:16? Tôi chẳng nghĩ ngợi nhiều về sự việc nầy, nhưng mới đây tôi có đọc một bài bình luận về câu nói nầy. Tại sao lại giơ cao Giăng 3:16 lên, đây là một câu nói mà thế gian ưa thích vì nó nói tới tình yêu của Đức Chúa Trời? Tại sao không giơ cao Giăng 3:18 lên: “Ai tin Ngài thì chẳng bị đoán xét đâu; ai không tin thì đã bị đoán xét rồi, vì không tin đến danh Con một Đức Chúa Trời”. Câu ấy cũng có trong Kinh thanh cơ mà. Đức Chúa Trời của chúng ta rất kiên nhẫn, nhưng sự kiên nhẫn của Ngài không phải là có mãi đâu. Bạn không tin điều đó sao? Chỉ cần hỏi Aháp và Giêsabên mà thôi.
Thứ hai, Đức Chúa Trời vẫn tìm kiếm những Êli nào chịu đứng cho Ngài. Chúng ta đang sống trong thời buổi rất kỳ lạ. Thời buổi nhầm lẫn về mặt đạo đức, thời buổi của tôn giáo và sự thỏa hiệp thuộc linh. Chúng ta cần đến một thế hệ những người nam người nữ nào sẽ có lòng can đảm trong mọi điều họ tin quyết và không những sẽ rao ra những tin tức tốt lành mà cũng còn có lòng dạn dĩ rao ra những tin tức xấu xa nữa. Chúng ta cần ai đó dám nói cho thế hệ đang dãy chết của mình: “Nếu bạn không chịu ăn năn, thì bạn cũng sẽ phải hư mất thôi”.
Trong thời buổi Cải Chánh ở nước Anh, có một người tên là Hugh Latimer, ông là một nhà truyền đạo Tin Lành thật tuyệt vời. Ông sống dạn dĩ và thẳng thắn đến nỗi ông kết thúc ở chỗ bị thiêu trên giàn giáo. Một ngày kia ông đứng giảng đạo trước nhà vua và nhà vua lên thần kinh vì ai nấy đều biết rõ Latimer là một khẩu thần công luôn nhã đạn. Ông là một Êli. Ông sẽ nói ra điều quan trọng. Và Latimer vốn biết rõ nhà vua đã lên thần kinh. Người ta đến nói với vua rằng: “Bây giờ, hỡi Latimer, khi ngươi đến giảng trước mặt nhà vua, phải cẩn thận đấy. Đừng thốt ra điều gì làm cho ông ấy phải bối rối đấy”. Latimer biết rõ kẻ nói ra câu đó và suy gẫm. Rồi trong bài giảng của ông, ông khởi sự nói ra lớn tớn với chính mình. “Hỡi Latimer, Latimer, phải cẩn thận với mọi điều ngươi nói. Vua Henry đang lắng nghe”. Và khi ấy ông dừng lại rồi nói: “Hỡi Latimer, Latimer, phải cẩn thận với mọi điều ngươi nói. Vua Henry đang lắng nghe”.
Ồ, đối với những Êli nào quan tâm nhiều đến Vua các vua nhiều hơn đối với bậc vua chúa và nữ hoàng có thế gian đang dãy chết nầy.
Trong cả thế gian có hai nhóm và chỉ có hai nhóm mà thôi. Bạn đang có Aháp và Giêsabên, và bạn có Nabốt và Êli, và chẳng có chi hết ở giữa. Những ai đang đọc bài giảng của tôi đang ở một trong hai nhóm đó. Chẳng có ai ở giữa hết. Một, bạn hoàn toàn đang ở với Aháp và Giêsabên hoặc bạn đang ở với Nabốt và Êli. Tôi muốn đưa ra một câu hỏi. Ai nhận được phần tốt hơn? Trong một thời gian dài Aháp và Giêsabên dường như nhận được phần tốt hơn. Ngày nay, thường thường thì những gã tồi tệ đang thắng hơn vậy. Thường thì những kẻ chế giễu Lời của Chúa đang thịnh vượng hơn. Và sự việc ấy đang sẵn có nhiều nơi trên khắp thế giới – ở Trung Hoa, Sudan, Afghanistan, Uzbekistan – dường như dân sự của Đức Chúa Trời đang thất bại. Mọi người đều phải có quyết định: mình nên ở bên đội nào. Nếu bạn hiệp với Aháp và Giêsabên, bạn có thể có sự thành công đời nầy và bầy chó sẽ liếm máu của bạn đấy. Hoặc bạn có thể đứng chung với Nabốt và Êli. Họ có thể giết thân thể. Lẽ thật của Đức Chúa Trời vẫn còn mãi cho đến đời đời. Nước Ngài còn mãi cho đến đời đời. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét