Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

I Các Vua 17:2-7: "Êli và bầy quạ"


Êli và bầy quạ
– I Các Vua 17:2-7
Cho tới bây giờ, mọi sự tôi biết về loài quạ, tôi đã tiếp thu từ Edgar Allen Poe.
Tôi không biết lúc nào là lần đầu tiên tôi đọc bài thơ loài chim lớn màu đen có liên quan chặt chẽ với loài quạ, cái khác biệt chính, ấy là loài quạ thì to lớn hơn, với sải cánh dài những 50 inches. Người ta có thể tìm thấy chúng từ bắc cực cho đến sa mạc Bắc Phi đến các quần đảo của Thái Bình Dương. Trong khi bay, chúng biểu diễn nhào lộn trên không rất phức tạp. Các nhà sinh vật học xem chúng là loài chim khôn ngoan cực kỳ. Song đấy chẳng phải là bản tính đáng chú ý nhất của chúng. Loài quạ là loài ăn xác thối rửa. Chúng ăn trái cây, côn trùng, bánh mì và carrion (thịt của các động vật đã chết). Đôi khi chúng giết các loài chim và động vật có vú nhỏ như loài thỏ và loài chuột. Chúng có khả năng tạo ra một loạt tiếng ồn, kể cả khả năng bắt chước tiếng người nữa. Với sải cánh màu đen thật rộng, tiếng tăm ăn xác thối rửa, chẳng có gì phải ngạc nhiên khi loài quạ có được một tiếng tăm huyền thoại. Ngay cả chúng cung ứng cho chúng ta một lời nói mô tả một người đói khát đến nỗi người ấy sẽ ăn bất cứ thứ gì. Một người thể ấy được xem là kẻ đói cồn cào.
Loài quạ xuất thiện trong Kinh thánh chỉ có ở một vài chỗ. Sáng thế ký 8:6-7 chép rằng khi nước lụt bắt đầu rút đi, Nôê đã thả một con quạ ra để xem coi có đất khô chưa. Mặc dù địa cầu vẫn bị nước bao phủ, con quạ trống (1/2 toàn bộ dân cư loài quạ lúc bấy giờ) sống chẳng chút khó khăn bằng cách ăn xác thối trôi bềnh bồng trên mặt nước. Nếu bạn có mái tóc giống như con quạ, tóc của bạn có màu đen đậm. Trong Nhã ca 5:11, người phụ nữ mô tả người yêu của nàng có mái tóc “đen như quạ”. Phương diện ăn xác thối rửa của loài quạ có ở Châm ngôn 30:17, ở đây một đứa con loạn nghịch sẽ bị ném vào trong trũng và loài quạ sẽ móc mắt nó mà ăn. Thay vì là một đám tang đàng hoàng, đứa con loạn nghịch trở thành đồ ăn cho loài quạ. Êsai nói tiên tri rằng sau khi Đức Chúa Trời xét đoán Êđôm, xứ ấy sẽ bị hoang vu đến nỗi chỉ có chim cú chim quạ đến sống ở đó (Êsai 34:11). Mặc dù hình ảnh của chúng rất tiêu cực, Đức Chúa Trời chăm sóc cho loài quạ và Ngài nuôi nấng chúng (Thi thiên 147:9). Khi Chúa Jêsus muốn làm cho lẽ thật của Ngài thật ấn tượng trên các môn đồ, Ngài bảo họ hãy “xem con quạ: nó không gieo, không gặt, cũng không có hầm vựa kho tàng chi, mà Đức Chúa Trời còn nuôi nó” (Luca 12:24).
Có một sự thực nữa cần phải xem xét. Khi Đức Chúa Trời ban Luật Pháp cho Môise, Ngài công bố rằng loài quạ là loài chim không sạch:
“Trong các loài chim, những giống các ngươi phải cầm bằng gớm ghiếc, không nên ăn, là chim ưng, chim ngạc, ó biển; chim lão ưng và con diều, tùy theo loại chúng nó; các thứ quạ, chim đà điểu, chim ụt, chim thủy kê, chim bò cắc và các loại giống chúng nó; chim mèo, chim thằng cộc, con cò quắm, con hạc, chim thằng bè, con cồng cộc, con cò, con diệc và các loại giống chúng nó; chim rẽ quạt và con dơi” (Lêvi ký 11:13-19).
Đức Chúa Trời không nói lý do tại sao người Do thái phải xem loài chim nầy là không sạch ("gớm ghiếc") và vì thế không được ăn dù là hoàn cảnh nào. Loài quạ được kể đến ở đó vì chúng ăn xác chết. Nhưng có điều nầy là chắc chắn. Một khi Đức Chúa Trời tuyên bố loài quạ là không sạch, không một người Do thái nào sẽ có việc gì cần phải làm với chúng. Người ta không nên ăn thịt chúng cho dù là hoàn cảnh nào. Và với bản chất ăn xác chết, điều ngăn cấm ấy chắc chắn là một ơn phước cho người Do thái.
Và sự việc nầy đưa chúng ta trở về lại với truyện tích Êli. Khi Đức Giêhôva bảo ông phải đi, rồi ẩn mình ở khe Kêrít ở bờ Đông sông Giôđanh, Ngài cũng hứa sai bầy quạ đến nuôi ông. Tôi dám chắc rằng vị tiên tri chẳng chút rung động gì với lời hứa ấy. Phải ẩn mình trong một khu vực hoang vu là một việc đủ khó rồi. Còn tệ hại hơn nữa là những tin tức cho rằng ông sẽ được loài chim không sạch nuôi hai bữa một ngày. Toàn bộ sự việc là bất thường vì loài quạ thường chỉ lo toan cho chính loài của chúng mà thôi. Chẳng có hoàn cảnh nào phải khiến chúng đem đồ ăn tới cho một người hết, ít nhiều gì hai lần một ngày.
Chúng ta tiếp thu được gì từ truyện tích Êli và bầy quạ?
1) Đức Chúa Trời truyền lịnh thì bầy quạ đến.
I Các Vua 17:4 Đức Giêhôva công bố: “ta đã truyền cho chim quạ nuôi ngươi tại đó”. Tôi có thể hình dung Êli đang ngồi một mình bên khe suối khi thình lình một bầy chim bay đến gần ông. Chúng là loài quạ, loài chim ăn xác chết ô uế. Đây đúng là một bối cảnh đáng sợ khi nhìn thấy loài chim màu đen mun nầy bay sà xuống với bánh mì và thịt ngoạm trong mỏ của chúng. Nhưng chúng không đến do cơ hội, chúng cũng không bay đến từ một cái hang ở gần đó. Đức Chúa Trời đã sai chúng đến, Đức Chúa Trời đã truyền lịnh cho chúng, Đức Chúa Trời đã hướng dẫn chúng, và vì thế chúng đã đến để trợ giúp cho vị tiên tri.
Cho phép tôi dừng lại một chút để đưa ra câu hỏi. Cần phải có bao nhiêu đồ ăn để lo liệu cho gia đình của bạn mỗi tuần? Tôi xưng nhận rằng tôi không biết câu trả lời cho thắc mắc đó, nhưng vợ tôi thì biết đấy. Khi hết thảy ba đứa con trai tôi còn ở nhà, chúng tôi đã nếm trải một lượng lớn thực phẩm mỗi tuần. Trong mấy tuần lễ, chúng tôi đã sử dụng qua 5-10 gallons sữa. Cho dù là chúng tôi có đi ra cửa hàng thường xuyên hay không, chúng tôi sẽ phải đi nữa một vài ngày sau đó. Nuôi nấng mấy đứa trẻ thì luôn là như vậy đấy. Bạn phải cứ giữ việc lo nuôi nấng chúng vì chúng không ngừng phát triển. Và chúng luôn luôn đói khát. Có nhiều đêm chúng tôi nghe thấy tiếng động trong bếp rất khuya. Ấy là Josh hay Mark hoặc Nick đang lục lọi kiếm ăn. Như vậy, cần phải có một số tính toán chi tiết để hình dung ra chúng ta cần phải có bao nhiêu thực phẩm trong nhiều năm trời, nhưng Đức Chúa Trời Ngài biết chính xác số lượng vì Ngài cứ mãi lo cho khoản nhu cần của chúng tôi. Ngài biết rõ tên tuổi của bạn và Ngài biết nơi ở của bạn và Ngài biết mọi điều bạn có cần hôm nay và Ngài biết rõ bạn cần điều gì vào ngày mai. Mọi thứ ấy đều được ghi trên bảng lòng của Ngài vì Ngài quan phòng bạn mặc dù có khi bạn tưởng là Ngài đã quên phứt bạn. Đức Chúa Trời biết rõ mọi điều bạn cần, và Ngài biết lúc nào bạn cần đến điều đó, và Ngài sẽ quyết chắc là bạn sẽ có điều đó đúng thì. Giống như Ngài đã sai bầy quạ đến với Êli, Ngài có thể truyền cho cả thiên đàng đến để trợ giúp cho bạn nữa đấy.
2) Đức Chúa Trời không cho phép Êli tích trữ thặng dư.
Ngài đã sai bầy quạ đến với Êli một ngày hai lần, vào buổi sáng và lần nữa vào buổi chiều. Bầy quạ không mang theo đủ nhằm ngày thứ Hai hầu kéo dài cho cả tuần lễ đâu. Chúng mang đủ vào buổi sáng lúc ban ngày và đủ lúc ban chiều để giúp ông no đủ trong cả đêm. Chỉ đủ thôi chớ không được hơn. Đây là điều Chúa Jêsus muốn nói khi Ngài dạy chúng ta cầu nguyện: “Xin cho chúng tôi đồ ăn đủ ngày” (Mathiơ 6:11). Đức Chúa Trời dạy dỗ chúng ta trong Cựu Ước y một việc mà Ngài tìm cách dạy dỗ chúng ta trong Tân Ước. Ngài bằng lòng cung ứng mọi nhu cần của chúng ta, song trên cơ sở từng ngày một. Chúng ta không thích sống theo kiểu ấy. Phần lớn chúng ta đều có tủ lạnh chứa đầy thức ăn. Có lẽ chúng ta có một ít thịt bò và rau cải. Chúng ta có nhiều đồ ăn. Chẳng có gì sai với việc ấy, song đồng thời, có một cái tủ lạnh chứa đầy thức ăn sẽ làm cho chúng ta khó mà thành thực dâng lên lới cầu nguyện như lời cầu nguyện nầy. Chúng ta lằm bằm những lời cầu nguyện thay vì thốt chúng ra từ đáy lòng vì chúng ta vốn biết rõ là chúng ta sẽ chẳng đói khát gì. Chúng ta không muốn sống từng ngày một đâu. Thay vì thế, chúng ta có những kế hoạch, thị trường chứng khoán, cổ phiếu và trái phiếu và v.v…. Chúng ta muốn có những chính sách bảo hiểm sinh hoạt bảo đảm cho tương lai đời nầy. Nếu chúng ta đã có cách của mình, thì lời cầu nguyện nầy sẽ đọc là: “Xin ban cho chúng tôi tuần nầy bánh cho cả tuần của chúng con”, hay “xin ban cho chúng con tháng nầy có bánh cho cả tháng”. Hoặc giả tốt hơn nữa: “Lạy Chúa, xin ban cho chúng con năm nay có bánh cho cả năm. Chỉ ban cho chúng con một lần đủ cả và chúng con sẽ bình an. Khi ấy, chúng con sẽ tin cậy Ngài”. Song đấy chẳng phải là cách Chúa Jêsus dạy dỗ chúng ta phải cầu nguyện, và một lời cầu nguyện như thế sẽ chẳng hay ho gì đối với chúng ta cho dù là thế nào. Chúng ta làm việc tốt hơn khi chúng ta buộc phải nương cậy vào Đức Chúa Trời mỗi ngày.
Cuộc sống là không chắc chắn. Phần lớn chúng ta đều không tiết kiệm đủ để nhận lãnh thêm vào tháng khác hoặc lâu hơn nữa. Bạn có thể làm việc rất mỹ mãn và rồi một ngày kia vị y sĩ nói: “Tôi lấy làm tiếc, các thử nghiệm đều tích cực. Ông đã mắc chứng ung thư”. Đời sống của bạn được tái sắp xếp lại trong giây phút đó. Ngay khi bạn tưởng mình ngon lành lắm, một chứng bịnh, mất việc làm, sự sụp đổ của một đế quốc mà bạn tóm lại với nhau, có thể xảy đến thật là nhanh. Đức Chúa Trời để cho mọi việc ấy xảy ra đưa chúng ta ra khỏi chỗ tự tín mà đến với sự nương cậy nơi Đức Chúa Trời. Từ chỗ tự lo liệu đến chỗ Đức Chúa Trời lo liệu cho. Từ chỗ tin cậy và khả năng riêng của mình đến chỗ chỉ tin cậy vào một mình Ngài mà thôi.
Mỗi Lần Một Ngày
Tôi trao đổi với một bà mẹ độc thân là người đang lo liệu công việc của riêng mình. Khi tôi hỏi làm sao mọi sự trôi chảy được, bà ấy mĩm cười rồi nói: “Chúng tôi mãi lo thôi. Tháng Sáu khó khăn lắm. Nhưng tôi làm hai job cho tháng Bảy. Chúng tôi sẽ bình yên trong tháng Bảy. Thế đấy. Chỉ khi nào chúng tôi sắp sửa cạn kiệt, thì Đức Chúa Trời đem tới một việc làm”. Sống như thế là không dễ dàng đâu, nhưng bà ta đã khám phá ra một việc mà hết thảy chúng ta là người có nhiều tiền bạc sẽ không bao giờ nhận ra. Bà ta học biết trong phòng thử thách cuộc sống rằng Đức Chúa Trời sẽ làm thỏa mãn mọi nhu cần của bà ta.
Có phải tôi nói rằng chúng ta không nên lên kế hoạch trước chăng? Không, tôi không nói như thế đâu. Bạn nên lên kế hoạch trước. Làm thế là làm theo Kinh thánh đấy. Bạn nên lên kế hoạch trước, nhưng bạn không nên lo lắng trước. Có một sự khác biệt rất lớn. Đây là cách mà Charles Spurgeon đã đem lẽ thật về tận nhà:
Êli đã có đủ, song điều đó không luôn đến với ông ấy theo một cách dễ dàng nhất đâu; vì tôi không hình dung ra bầy quạ biết cách lấy bánh và thịt được cắt xẻ gọn gàng đâu. Có lẽ chúng cắp lấy một chút thịt ở đây, và có lẽ một số bánh mà đàng kia, và rồi những mãnh thịt xấu xí ấy đủ loại hết, nhưng bấy nhiêu đấy là đủ rồi. “Hạng ăn mày không phải là kẻ được quyền lựa chọn”, chúng ta nói thế, và hạng người được hưởng phần trợ cấp từ Đức Chúa Trời chắc chắn sẽ không thắc mắc gì về khoản trợ cấp của Đức Chúa Trời. Bất cứ thứ gì Đức Chúa Trời ban cho ngươi, thì phải biết ơn, vì nếu quá kiêu ngạo không nhận lãnh từ mỏ của con quạ, thì sẽ tốt cho ngươi khi chẳng có một thứ gì hết, cho tới chừng nào cơn đói thiêu đốt tánh tự phụ của ngươi đi. Đức Chúa Trời hứa đầy đủ với dân sự của Ngài, nhưng không hứa nhiều hơn số đủ đó, và chính cái phần đủ kia sẽ chẳng đến với chúng ta theo cách mà chúng ta chọn lựa.
3) Đức Chúa Trời không cần phải xin phép Êli trước khi Ngài sai bầy quạ đến.
Tôi dám chắc là Ngài đã không xin vì tôi nghĩ Êli sẽ nói: “Lạy Chúa, con có một ý hay hơn”. Bầy quạ là thứ ăn xác chết, số lượng bữa ăn của chúng là xác chết thối rửa. Chúng sẽ bay đi làm công tác thanh lý rác thải. Không một người Do thái tin kính nào sẽ ăn một con quạ, và chúng ta cũng thế. Bạn sẽ phản ứng ra sao nếu có người nói: “Sao ông không đến vào thứ Bảy nầy và chúng ta sẽ nướng thịt quạ rồi trộn với cà chua?” Tôi nghĩ bạn sẽ tìm một cái lý do để đi đâu đó vào tối hôm ấy. Có lẽ Êli tự hỏi không biết bầy quạ lấy đâu ra thức ăn mà chúng mang đến cho ông. Có phải chúng cắp lấy một lượng thịt mục nát rồi đem thức ăn thừa đến cho vị tiên tri của Đức Chúa Trời chăng?
Không, không phải như thế đâu. Chính Đức Chúa Trời là Đấng truyền cho bầy quạ phải biết chắc rằng thức ăn chúng đem đến cho Êli phải là thức ăn ngon để ông ăn lấy. Ở chỗ nầy, chúng ta nhìn thấy cả hai: loài thọ tạo và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Ngài có thể lấy loài chim ô uế và nuôi vị tiên tri của Ngài, và Ngài có thể làm việc ấy trong nhiều ngày, nhiều tháng hay nhiều năm. Giacơ 5:17 chép rằng vì cớ lời cầu nguyện của Êli, trời đã không mưa xuống trên Israel trong ba năm sáu tháng. Nếu đấy là thời gian ông ở bên khe Kêrít, thì có nghĩa là bầy quạ đã phục vụ ông trong hơn 2000 bữa ăn.
Một trước giả bình luận rằng chúng ta sẽ ít ngạc nhiên nếu Đức Chúa Trời sử dụng một con chim cổ đỏ hay một con chim bồ câu để mang thực phẩm đến. Nhưng đấy chẳng phải là cách thức Đức Chúa Trời làm việc. Ngài chọn kẻ bị xem khinh của đời nầy để làm cho kẻ mạnh phải bối rối, và Ngài sử dụng kẻ dại để hạ kẻ mạnh xuống. Giống như bạn nhìn vào dòng sự sống, có thể bạn nghĩ rằng Đức Chúa Trời sẽ sử dụng một ông bác giàu có hay một người bạn khá giả để trợ giúp cho bạn. Nhưng kinh nghiệm cho thấy không phải như vậy đâu. Ngài sẽ làm thỏa mãn mọi nhu cần của bạn qua bầy quạ của trần gian, chúng đem đến nhu cần của bạn khi bạn ít ngờ tới nhất. Đức Giêhôva có nhiều bầy quạ để cung ứng mọi nhu cần của con cái Ngài. Nếu Đức Chúa Trời sai bạn đến khe Kêrít để ẩn mình vì một lý do nào đó, đừng thất vọng vì Ngài không quên bạn đâu. Mặc dù bạn phải trốn tránh đối với con người, bạn không trốn được Cha của bạn ở trên trời. Ngài biết rõ bạn đang sống ở đâu và Ngài biết rõ lý do tai sao bạn đến sống ở đó nữa kìa. Bảng danh mục tạp phẩm của bạn được biết trên bảng lòng của Ngài. Đừng kinh ngạc khi có một bầy chim đen đủi thật lớn tụ tập lại nơi ẩn náu của bạn. Chúng là bầy quạ của Đức Chúa Trời, được sai đến từ trời để đem đồ ăn đến cho bạn đấy.
4) Đức Chúa Trời đã ấn định phần đầu và phần cuối của từng sinh mạng.
I Các Vua 17:7 chép rằng: “nhưng trong ít lâu, thì khe bị khô”. Nghe thì giống như việc xảy ra là do cơ hội đấy thôi. Nhưng cụm từ Hybálai được dịch là “trong ít lâu” thực sự có ý nói “vào cuối những ngày”. Câu ấy có ý nói dòng khe bị khô vào cuối những ngày được ấn định bởi Đức Chúa Trời. Nước chảy bao lâu theo Đức Chúa Trời ra lịnh, và vào ngày mà Ngài đã định, dòng khe bắt đầu khô cạn đi. Hãy nhớ lời lẽ của Thi thiên 115:3: “Đức Chúa Trời chúng tôi ở trên các từng trời; Phàm điều gì vừa ý Ngài, thì Ngài đã làm”. Mọi loài thọ tạo phải trả lời với Ngài. Từng giọt nước rơi xuống từ bàn tay của Ngài. Chính Đức Chúa Trời là Đấng đã sai cơn mưa đến Ngài cũng sai hạn hán đến. Chính Đức Chúa Trời là Đấng kêu gọi Êli phải đối diện với Aháp cũng là Đấng sai ông đến ẩn náu bên dòng khe nầy. Chính Đức Chúa Trời là Đấng sai bầy quạ đến giờ đây Ngài sai ông đến sống với người đàn bà góa ở xứ Sarépta. Khi truyện tích nói tới đời sống của Êli mở ra, câu chuyện nấy như chắp lấy các đôi cánh khá hoang dã.
Từ vùng núi non xứ Galaát,
Cho tới cung điện của nhà vua,
Đến khe Kêrít,
Đến nhà người đàn bà góa ở Sarépta.
Nhưng điều chi dường như là lộn xộn và không có kế hoạch chi hết thực sự nó đang mở ra chương trình thiêng liêng của Đức Chúa Trời. “Lòng người toan định đường lối mình; Song Đức Giê-hô-va chỉ dẫn các bước của người” (Châm ngôn 16:9). Phần lớn mọi chương trình của chúng ta đều không đứng vững được. Chúng giống như những chiếc lá bị thổi bay đi trong cơn gió mùa thu. Song khi Đức Chúa Trời quyết định làm một việc gì đó quan trọng, điều đó sẽ xảy ra. Bạn có thể viết ra con số ấy rồi đưa nó đến nhà băng. Bạn có thể đưa ra mọi lời lẽ mình muốn và công bố ra các chương trình dài hạn của mình, những mục tiêu của bạn trong 10 năm, và các đối tượng cá nhân mình, song hãy nhớ lấy câu nầy nhé. Khi bạn hoạch định xong, Đức Chúa Trời luôn luôn có lời nói sau cùng. Thật là thoải mái khi nhận ra rằng Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời và chúng ta không phải là Đức Chúa Trời. Giờ đây, bạn có thể tách chữ “God” thật lớn kia ra khỏi cái áo gió của bạn. Bạn không phải đùa giỡn với Đức Chúa Trời nữa mà chi và bạn không nên nắm lấy quyền điều khiển mọi sự ở chung quanh mình. Bạn có thể ngủ ngon lành khi bạn nhìn biết rằng Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời và bạn thì không phải là Đức Chúa Trời. Corrie Ten Boom thấy mất ngủ vào một buổi tối kia vì bà rất lo lắng về mọi vụ việc trong đời sống của bà. Bà đã ráng sức cầu nguyện song cũng chẳng giúp chi được. Sau cùng, Chúa phán với bà: “Corrie ơi, hãy đi ngủ đi. Ta sẽ thức suốt đêm cho”.
Chúng ta có thể tiếp thu được vài bài học quan trọng từ chỗ nầy:
Thứ nhứt, thời điểm của Đức Chúa Trời và thời điểm của chúng ta hiếm khi trùng nhau lắm. Đấy là lý do tại sao chúng ta phải học biết chờ đợi nơi Chúa.
Thứ hai, chương trình của Đức Chúa Trời hiếm khi được tỏ ra trước lắm. Êli chẳng có ý kiến gì về chỗ mà Đức Chúa Trời sẽ dẫn ông tới kế đó, và chúng ta cũng phải như thế.
Thứ ba, sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời thường bao gồm những sự thay đổi thình lình. Giống như khi chúng ta nghĩ cuộc sống chính xác theo cách mà chúng ta mong muốn, thình lình mọi sự đà thay đổi. Cuộc sống là chiếc kính vạn hoa thường xuyên thay đổi màu sắc và hình dáng. Chỉ có Đức Chúa Trời mới nhìn thấy nguyên cả bức tranh. Chúng ta có thể nhìn thấy rõ nhất một phần của khuôn hình kia, và chỉ trong một giây phút ngắn ngủi mà thôi.
Bạn có muốn sống giống như Êli không? Tuần lễ nầy tôi gặp một phụ nữ, bà nầy đến nói cho tôi biết bà cầu xin: “Lạy Chúa, hãy làm việc khó làm trong đời sống của con”. Đấy là một lời cầu xin giống như lời cầu xin của Êli vì vị tiên tri thường xuyên nhìn thấy mọi việc xảy ra không thể được lý giải đâu khác hơn là Đức Chúa Trời. R. G. Lee nói: “Chúng ta không bao giờ nếm trải được các nguồn lực của Đức Chúa Trời cho tới chừng nào chúng ta ráng sức với điều bất khả thi”. Đôi khi chúng ta được kêu gọi phải nói ra lẽ thật với đầy quyền phép, và có khi chúng ta được kêu gọi phải đi ẩn mình bên dòng khe kia. Nếu chúng ta bằng lòng vâng theo, Đức Chúa Trời sẽ chăm sóc hết mọi chi tiết. Ngài có thể sai bầy quạ đến lo nuôi chúng ta khi thế gian quên phứt chúng ta. Amen.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét