Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012

Thi thiên 73: "Bài Ca Của Thánh Đồ Sa Ngã"


Bài Ca Của Thánh Đồ Sa Ngã
– Thi thiên 73
Có bao giờ bạn thôi không tin Chúa nữa không?
Điều đó có thể xảy ra cho bất kỳ ai trong chúng ta bất cứ lúc nào vì cuộc sống khó khăn và có khi rất kỳ lạ nữa.
Nếu bạn sống thọ đủ, đức tin của bạn bị buộc phải chịu thử thách rất nhiều lần. Thi thiên 73 thuật lại câu chuyện nói tới một người tin kính cảm thấy đức tin mình đã lạc trôi thật xa rồi. Mặc dù mấy lời nầy đã được viết ra cách đây 3000 năm, chúng cũng được viết ra cho hôm nay. Chúng ta có thể đọc mấy lời nầy rồi nói: “Tôi giống như Asáp trừ ra điều nầy. Ông đã giữ đức tin mình, còn tôi thì mất đức tin. Ông đã gặp Đức Chúa Trời. Tôi không biết mình tin cái gì đây nữa".
Nếu bạn từng phấn đấu với mọi điều phức tạp trong cuộc sống, thì đây là một Thi thiên dành cho bạn. Nếu bạn từng cảm thấy đức tin mình bắt đầu sa ngã, hãy tiếp tục đọc và chúng ta sẽ học biết về một người tin kính đã đối diện với những gì mà bạn hiện đương đối diện đây.
Việc đặt tên mình lên đầu bài cho chúng ta biết rằng đây là một Thi thiên do Asáp sáng tác. Chúng ta biết từ chỗ khác trong Cựu Ước rằng ông là một người hướng dẫn cuộc thờ phượng tại đền thờ Jerusalem trong thời Vua David. Khi tôi xem xét sự kiện nầy, tôi nhận thấy có nhiều nhạc sĩ mà tôi quen biết vốn có tâm linh rất nhạy bén phát ra từ chỗ suy nghĩ và cảm xúc sâu sắc. Bạn có thể gọi Thi thiên 73 là “nhận định từ vị trí của ban hát”. Trong Thi thiên nầy, Asáp mời chúng ta cùng đi với ông trên chuyến hành trình từ nghi ngờ đến đức tin.
Thi thiên nầy có hai phần: thắc mắc và giải đáp. Trong 14 câu đầu, Asáp tự hỏi tại sao kẻ ác dường như sống mạnh giỏi như vậy trong thế gian nầy. Tiếp đến, 14 câu sau cùng, chúng ta thấy đức tin đang dẫn ông đi từ chỗ thất vọng, giận dữ cho đến bình an và thỏa lòng.
I. Nghi ngờ làm dấy lên thắc mắc (các câu 1-14). Asáp bắt đầu bằng cách xưng ra cơn khủng hoảng đức tin khiến ông muốn chết đi.
“Đức Chúa Trời thật đãi Y-sơ-ra-ên cách tốt lành, tức là những người có lòng trong sạch. Còn về phần tôi, chân tôi đã gần vấp, xuýt chút bước tôi phải trợt. Vì khi tôi thấy sự hưng thạnh của kẻ ác, thì có lòng ganh ghét kẻ kiêu ngạo” (các câu 1-3). Chìa khóa cho toàn bộ Thi thiên đến từ câu 3: “Vì khi tôi thấy sự hưng thạnh của kẻ ác, thì có lòng ganh ghét kẻ kiêu ngạo”. Khi chịu khó nhìn đủ thì bạn có thể thấy ai đó, đâu đó, dường như họ sống sung sướng hơn, thỏa mãn hơn, hay khá hơn, với tiền lương thiệt là lớn, sức khỏe mỹ mãn hơn, ít nan đề hơn, cuộc sống tốt đẹp hơn, ngôi nhà khang trang hơn, một sự nghiệp thành công hơn, với nhiều bạn hữu hơn, mọi quan hệ tốt đẹp hơn, với tiếng tăm hơn, nhiều tiền bạc trong ngân hàng hơn, và nói chung dường như họ ở các nấc thang cao hơn bạn đấy.
Chúng ta đang sống trong một thế giới có những tỉ số như thế đó. Hết thảy chúng ta đều có một gu mà chúng ta thích ứng với nó, một chỗ mà chúng ta thuộc về, vị trí nhỏ nhoi của chúng ta trong một trật tự rộng lớn của cuộc sống. Tôi đã đi nhiều nơi trên thế giới và đã nhìn thấy nhiều nền văn hóa khác nhau, và dường như thì ở Thái lan hay Nigeria hoặc Thụy điển cũng giống như ở tại Hoa kỳ vậy. Bản chất của con người thì y như nhau cho dù là ở đâu.
Nếu tệ như thế chưa đủ, đây là một việc sẽ làm cho bạn xấu thêm suốt đêm nếu bạn suy nghĩ đến nó quá lâu. Có một số người dường như “cao cả” hơn bạn không phải là hạng người đàng hoàng. Có người rất xuẩn ngốc, có người là hạng lừa đảo, có người là du thủ du thực và thậm chí là đồ cặn bã, thế mà họ dường như đang sống phởn phơ. Thật là quá trơ trẻn khi phải chia sẻ không gian trên hành tinh với hạng người đầy tai tiếng, nhưng đôi khi chúng ta phải cùng làm việc với họ, cùng đến trường với họ, cùng sống chung với họ, nhận lịnh lạc từ họ, phục vụ trong các ban bệ với họ, và có khi chúng ta sống kề cửa nhà họ. Như vậy, quả là đáng thất vọng khi cảm thấy rằng mình phải bị hạng người không xứng đáng kia qua mặt ở cuộc chạy đường dài trong cuộc sống.
Không những đấy là nan đề của Asáp. Mà đấy cũng là nan đề của chúng ta nữa.
Nhưng có một việc sâu sắc hơn đã làm phiền Asáp khi ông quan hệ với nan đề nầy. Không những kẻ ác được thịnh vượng, điều nầy là đủ tồi tệ rồi. Thường thì khi kẻ ác được thịnh vượng thì người công bình lại phải chịu khổ. Từ một điểm phân tích kỹ càng, sự việc nầy quá kỳ cục.
Nếu chúng ta thực sự là dân sự của Đức Chúa Trời, chúng ta tìm cách làm theo ý chỉ của Ngài với mọi khả năng, nếu Ngài thực sự yêu thương chúng ta giống như Ngài phán Ngài yêu thương, thế thì tại sao Ngài là để cho những gã xấu xa thoải mái với tội giết người đang khi những người nhơn đức lại phải chịu khổ sở chứ? Đấy là một thắc mắc rất rắc rối. Có gì tốt lành khi để cho công lý phải đảo ngược như thế trong thế gian nầy? Sheldon Vanauken đóng khung vấn đề theo cách nầy:
Nếu chỉ có những kẻ gian ác bị gãy lưng hoặc ung thư, nếu chỉ có những tay lừa đảo và dối gạt bị bịnh Parkinson, chúng ta sẽ nhìn thấy một loại công lý của thiên đàng trong vũ trụ. Song khi một đứa trẻ dễ thương nằm chết với khối u trong não, một người vợ trẻ hạnh phúc nhìn thấy chồng con mình bị giết trước mặt bởi một tên tài xế say sượu và chúng ta hét lên đến tận trời: “Tại sao? Tại sao” (Cited by Lee Strobel in The Case for Faith, p. 28). + Tại sao những kẻ gian ác lên nắm quyền lực trong khi người công bình bị bắt bỏ tù?
+ Tại sao Đức Chúa Trời khiến cho những bạo chúa Trung Hoa sống đến tuổi già nua trong khi quí Mục sư tin kính phải chờ đợi nhiều năm trong những trại tù lao động?
+ Tại sao một vị giáo sĩ đầy ơn mắc phải chứng ung thư não ở giữa một chức vụ đầy hiệu quả chứ?
Tại sao? Tại sao? Tại sao?
Thi thiên 73 tô vẽ một bức tranh linh động về sự thịnh vượng của kẻ ác:
1. Sức khỏe của họ (câu 4): “Sức lực chúng nó vẫn đầy đủ”.
2. Đời sống “sung mãn” của họ (câu 5). “Chúng nó chẳng bị nạn khổ như người khác”.
3. Sự kiêu ngạo của họ (câu 6). “sự kiêu ngạo làm cây kiền cho cổ chúng nó”.
4. Sự bất công của họ (câu 7). “Tư tưởng lòng chúng nó tuôn tràn ra”.
5. Lời lẽ hung ác của họ (câu 8). “Chúng nó nhạo báng, nói về sự hà hiếp cách hung ác”.
6. Lời lẽ khoe khoang của họ (câu 9). “Miệng thì nói hành thiên thượng”.
7. Họ được lòng người ta (câu 10). “Vì cớ ấy dân sự Ngài xây về hướng đó”.
8. Thái độ phạm thượng của họ (câu 11). "Chúng nó rằng: Làm sao Đức Chúa Trời biết được?”
9. Cuộc sống vô tư của họ (câu 12a). “Chúng nó bình an vô sự luôn luôn”.
10. Sự giàu có của họ (câu 12b). “của cải chúng nó thêm lên”.
Sức khỏe và sự giàu có. Những gã xấu xa thì lại có được nhiều thứ tốt đẹp. Chúng ta phải công nhận rằng hình ảnh nầy rất là thực. Nó mô tả từng chi tiết bối cảnh cuộc sống không có Đức Chúa Trời!!! Câu 7 nói tới tấm lòng “chai lì” của họ. Đúng là một bản cáo trạng! Họ sống đúng theo đường lối của họ, họ sống đúng theo kiểu cách họ ưa thích, và dường như họ sống mà chẳng có chút lỗi lầm nào hết.
Trong khi suy nghĩ đến mọi sự nầy, chúng ta không cần phải “trả lời” cho thắc mắc ấy vì mọi sự rõ ràng là rất thực rồi. Trong khi đây không phải là bảng mô tả hoàn hảo về từng người bất kỉnh, nó chỉ là bức chân dung rõ ràng chỉ về một giai cấp tội nhân. Hết thảy chúng ta đều biết có một ít người thích ứng với khuôn mẫu nầy.
Asáp, ông là một người nhơn đức, đã phạm phải ba lầm lỗi cơ bản. Chúng ta có thể tiếp thu ba lầm lỗi nầy vì chúng ta cũng nhiều lần phạm phải chính các lầm lỗi ấy.
1. Chỉ xét đoán bởi những gì ông trông thấy. Có nhiều thứ cho cuộc sống hơn là làm thỏa mãn hai con mắt. Có loại người gian ác thịnh vượng trong một khoảng thời gian nào đó, điều nầy rất đúng. Nhưng kinh nghiệm cho bạn biết rằng không phải mọi kẻ ác sẽ cứ thoải mái như thế luôn hay các nhà tù đều sẽ trống rỗng đâu. Đường lối của kẻ vi phạm là con đường khó nhọc, và ngày nay luôn luôn đúng như thế.
2. Bỏ Đức Chúa Trời ở ngoài quỹ đạo.
Kinh thánh không hề phủ nhận rằng kẻ ác cứ mãi thịnh vượng. Hêbơrơ 11 nói tới việc “tạm hưởng sự vui sướng của tội lỗi” (Hêbơrơ 11:25). Người ta phạm tội vì họ thích như thế. Nhưng đấy chẳng phải là cứu cánh của câu chuyện đâu. Miếng cắn đầu tiên nơi trái cấm có thể nếm là ngọt ngào lắm, song cuối cùng thì chẳng là gì hết ngoài sự cay đắng.
3. Quên phứt về đời sống hầu đến. Đây là cái nhìn sâu sắc đã đưa Asáp trở lại với ý thức của mình. Đức Chúa Trời đã ấn định một ngày phán xét cho toàn thể dòng giống con người, và chẳng một người nào sẽ tránh thoát. Ngay cả trong đời nầy, kẻ ác thường bị hình phạt, nhưng ai có thể tránh khỏi việc bước vào cõi đời đời để gặp Đức Chúa Trời của công lý, là Đấng biết rõ mọi sự. "Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét” (Hêbơrơ 9:27). Dường như Asáp rơi xuống tận đáy ở các câu 13-14: “Tôi đã làm cho lòng tôi tinh sạch, và rửa tay tôi trong sự vô tội, việc ấy thật lấy làm luống công, vì hằng ngày tôi phải gian nan, mỗi buổi mai tôi bị sửa phạt”. Hết thảy chúng ta đều cảm thấy như thế không lần nầy thì cũng lần khác. “Lạy Chúa, nếu đây là cách Ngài đối xử với bạn bè của Ngài, con sẽ là kẻ thù của Ngài rồi. Thực vậy, dường như họ sống còn tốt hơn cả con nữa đấy”. Ông không phải là mục tiêu, nhưng ông hoàn toàn sống chân thật với Đức Chúa Trời.
Cách đây nhiều năm, khi tôi dạy dỗ phân đoạn Kinh thánh nầy, tôi đã liệt kê ra hết thảy những ai mới qua đời trong hội chúng của chúng tôi. Một chiến binh cầu nguyện rất đáng yêu, một cấp lãnh đạo trung tín chương trình Awana, một người cha đã chết quá sớm, một người mẹ mới chết, người cha khác đã qua đời khi còn trẻ. Khi nhìn vào phần chú thích của tôi, tôi thấy mình đã ghi chú ở cuối trang (và tô sáng câu nói ấy): “Còn có gì nữa không?” Thỉnh thoảng hết thảy chúng ta đều cảm thấy theo cách ấy.
II. Đức tin tìm được một giải đáp (các câu 15-28).
Asáp đến với giải đáp đúng đắn ở các chặng đường. Thứ nhứt, ông nhìn thấy có một số việc không nên nói khơi khơi với người khác. "Nếu tôi có nói rằng: Ta sẽ nói như vậy; Ắt tôi đã phạm bất trung cùng dòng dõi con cái Chúa" (câu 15). Không phải từng điều hồ nghi cần phải đem chia sẻ với mọi người đâu. Có lúc chúng ta cần phải thốt ra nhiều việc, song khi chúng ta thốt ra, chúng ta nên tìm hạng người khôn ngoan hiểu biết, và nếu cần thiết, phải xem lại một số điều mà chúng ta cần nói. Tôi luôn thành thực với người khác, nhưng có một lằn ranh giữa thành thực và “nói khơi khơi”. Chia sẻ bừa bãi có thể làm tổn thương một số con cái của Đức Chúa Trời, họ không cần phải nghe nói về những điều chúng ta hồ nghi khi đang có đủ rối rắm trong cuộc sống của chính họ rồi.
Phần lớn thời gian chúng ta không hiểu lý do tại sao có nhiều việc xảy ra theo như chúng đang xảy ra. Tại sao một người nầy ngã chết, còn người kia thì sống? Tại sao một người gian ác giàu lên trong khi có người rất tin kính lại lâm vào nghèo khó? Tại sao cuồng phong hủy diệt ngôi nhà nầy còn ngôi nhà kế bên thì không sao? Làm thế nào mà gã kia không bị bắt vì đang lừa đảo trong khi người kia tuân theo quy định mà lại mất việc làm? Những thắc mắc nầy (và hàng triệu thắc mắc khác giống như thế) không bao giờ được giải đáp đầy đủ ở mặt nầy của thiên đàng.
Thứ hai, ông ra đúng chỗ để tìm một giải đáp. Chúng ta nhìn thấy điểm xoay chiều ở câu 17: “Cho đến khi tôi vào nơi thánh của Đức Chúa Trời, suy lượng về sự cuối cùng của chúng nó". Trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời, chúng ta nhìn thấy mọi việc rất là khác biệt. Ngày kia, tôi đang đọc một bài viết nói về sự thờ phượng, tác giả đưa ra một điểm mà tôi chưa hề xem xét trước đó. Dường như chẳng có gì thực sự phản văn hóa khi người ta nhóm lại để ca hát ngợi khen Đức Chúa Trời. Nếu thờ lạy dường như không cực đoan với chúng ta, sở dĩ như thế là vì chúng ta bị mê mẫn với quyền lực của nó. Trong Đế quốc Lamã, các Cơ đốc nhân đầu tiên đôi khi bị vu cáo về tình trạng vô thần vì họ đã thờ lạy một Đức Chúa Trời mà họ không thể thấy được. Họ chẳng có một hình tượng nào hết, họ chẳng dâng một thứ của lễ nào cả. Khi họ nhóm lại, họ ca hát và cầu nguyện, lắng nghe Ngôi Lời được đọc lên, và dự Tiệc Thánh. Thờ lạy như thế thì chẳng giống với nhiều người khác thờ lạy, sự thờ lạy đó dường như là dị giáo, nguy hiểm, và vô thần. Nhiều tiếng đồn đại lan rộng về “các môn đồ Đấng Christ” nầy, họ đã thờ lạy một nhân vật bị đóng đinh trên thập tự giá và rồi đã sống lại từ kẻ chết.
Lố bịch!
Vô lý!
Ai dám tin một việc như thế chứ?
Vậy, điều chi xảy ra khi chúng ta thờ phượng? Khi Giám mục William Temple tìm cách định nghĩa sự thờ phương, ông đã viết một câu rất quan trọng và rất hay:
Thờ phượng là nhen lại lương tâm bởi sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, Trưởng dưỡng tâm trí với lẽ thật của Đức Chúa Trời, Gột rửa trí tưởng tượng bằng vẻ oai nghi của Đức Chúa Trời, Mở lòng ra với tình yêu của Đức Chúa Trời, Dâng ý chí cho mục đích của Đức Chúa Trời. Mọi sự ấy hoàn toàn là phản văn hóa. Bạn không nhận được điều đó do theo dõi kênh Fox News hay ESPN hoặc do theo dõi chương trình American Idol đâu. Hãy đến để suy nghĩ về việc ấy, bạn không nhận được điều đó trong các trường đại học lớn của thế gian. Đại học đường Cambridge và Harvard có thể hướng dẫn bạn cách suy nghĩ ở một cấp độ cao, nhưng nếu bạn muốn thờ phượng, bạn cần phải bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời.
Tác giả của bài viết nói rằng chúng ta phải sử dụng các buổi thờ phượng của chúng ta để sửa soạn dân sự trở thành các đại biểu phản văn hóa của Vương quốc Đức Chúa Trời. Ông đã đúng một cách chính xác. Bởi sự cầu nguyện, bởi âm nhạc và bởi truyền thống đã chuyền xuống cho chúng ta, bởi chức vụ của Ngôi Lời, bởi phép báptêm và Tiệc Thánh, qua mối tương giao và sự khẳng định, bởi các tín điều và bởi ca đoàn, bất kể bối cảnh và phong cách, từng buổi thờ phượng cần phải trở thành bài học quan trọng để dạy dỗ dân sự của chúng ta: “Chúng ta không sống như thế gian. Chúng ta là hạng người như thế. Đây là lý do tại sao chúng ta tồn tại. Đây là những gì chúng ta tin. Đây là cách thức chúng ta sống”. Và vì áp lực của thế gian thường xuyên như thế trên chúng ta, chúng ta phải sử dụng từng cơ hội trong sự thờ phượng để làm cho họ những gì sự thờ phượng đã làm cho Asáp.
Sự thờ phượng đưa ông trở lại với mọi nhận thức của mình.
Sự thờ phượng giúp ông nhìn thấy những gì ông đã bỏ sót. Trên vùng đất trơn trợt
Thứ ba, ông đã nhìn thấy sự cuối cùng của kẻ ác và đấy chẳng phải là một cảnh đẹp mắt đâu (các câu 18-20).
Họ đang ở trên vùng đất trơn trợt.
Họ sẽ bị quăng xuống rồi thình lình bị hủy diệt.
Họ sẽ bị kinh khiếp quét sạch.
Họ sẽ biến mất khỏi đất.
Sứ điệp của Đức Chúa Trời là: “Tại sao bạn ganh tỵ với kẻ ác chứ? Họ sẽ tụt hậu!”
Họ không nhận biết điều đó.
Họ không nhìn thấy điều đó.
Họ không tin điều đó.
Nhưng Đức Chúa Trời đã phán và Lời của Ngài không thể luống nhưng đâu. Kẻ ác sẽ đến với một tận cùng tồi tệ. Họ sẽ không cười nổi, không cổ vũ và không thưởng thức những ly cocktail và cuộc sống cao cấp của họ, và họ sẽ không làm giàu từ những gian lận của họ trong ngày ghê khiếp kia. Trong chốc lát, dường như họ có lối sống ấy đấy. Nhưng chẳng bao lâu nữa thì ngày phán xét sẽ đến.
Chúng ta có thể nói ba điều về số phận tối hậu của họ:
Sự phán xét của họ là thình lình và bất ngờ. Sự hủy diệt họ là hoàn toàn và không thể đảo ngược.
Cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời là cá nhân và không thể tránh được.
Bạn có muốn đổi chỗ với họ không? Vào năm 1719, Isaac Watts đã cho in một phiên bản theo thể thơ của Thi thiên 73. Khi ông đến với phần nầy của Thi thiên, ông viết mấy lời nầy:
Ở đó, giống như tấm kính tiên tri,
Tôi nhìn thấy bàn chơn của tội nhân
Đang leo lên cao ở nơi trơn trợt,
Bên cạnh cái hố sâu khủng khiếp.
Tôi nghe thấy lời báng bổ kiêu ngạo,
Cho tới khi hắn cau mày té ngã;
Vinh quang hắn lạc mất trong chiêm bao,
Rồi hắn tỉnh thức trong địa ngục.
(Nếu bạn muốn nghe ý tưởng nầy theo phương thức hiện đại, hãy xem cuộn video nầy nói tới bài hát của Johnny Cash Gods Gonna Cut You Down. Asáp và Isaac Watts và Johnny Cash đang thốt ra cùng một sự việc). Các hình ảnh nổi bật nầy buộc chúng ta phải đến với phần kết luận quan trọng. Đức Chúa Trời một cách cá nhân chối bỏ kẻ ác. Vì họ chẳng có thì giờ dành cho Ngài, Ngài gửi họ đến địa ngục cho đến đời đời. Ngay bây giờ họ đang đứng trên vùng đất trơn trợt, nhưng không bao lâu nữa cửa sập sẽ mở toang và họ lọt xuống đó. Điều nầy nhắc tôi nhớ đến lời lẽ của Chúa Jêsus nói với những kẻ giả hình tôn giáo. Một ngày kia, Ngài sẽ phán với họ: “Ta chẳng biết các ngươi bao giờ, hãy lui ra khỏi ta!” (Mathiơ 7:23).
Thứ tư, ông thấy mình rất dại dột. “Khi lòng tôi chua xót, và dạ tôi xôn xao, thì bấy giờ tôi ở ngu muội, chẳng hiểu biết gì; Trước mặt Chúa tôi ở khác nào một thú vật vậy” (các câu 21-22). Sự ăn năn thật giống với điều nầy. Ăn năn công nhận tội lỗi, gọi nó đích danh, đến với tận gốc rễ của vấn đề, và công nhận lẽ thật. Một bản dịch chép: “Tôi hoàn toàn dốt nát, một con bò câm trước sự hiện diện của Ngài”. Sự thể ấy nói lên đúng sự việc.
Ganh tỵ và cay đắng làm đồi bại tấm lòng là dường nào! Chúng làm cho chúng ta rơi vào chỗ vô cảm và dốt nát, chẳng khác gì hơn loài súc vật.
Đức Chúa Trời là phần của chúng ta cho đến đời đời Thứ năm, ông kiếm được một nhận định mới về Đức Chúa Trời. Ở một khoảnh khắc cao độ của Cựu Ước, Asáp nhìn tới trước một ngày khi ông sẽ được ở với Đức Giêhôva cho đến đời đời:
“Song tôi cứ ở cùng Chúa luôn luôn: Chúa đã nắm lấy tay hữu tôi. Chúa sẽ dùng sự khuyên dạy mà dẫn dắt tôi, rồi sau tiếp rước tôi trong sự vinh hiển. Ở trên trời tôi có ai trừ ra Chúa? Còn dưới đất tôi chẳng ước ao người nào khác hơn Chúa. Thịt và lòng tôi bị tiêu hao; Nhưng Đức Chúa Trời là sức lực của lòng tôi, và là phần tôi đến đời đời” (các câu 23-26). Đây là sự bảo hộ cá nhân của người tin Chúa:
Trong quá khứ Ngài đã nắm lấy tay tôi.
Trong hiện tại, Ngài dẫn dắt tôi bằng sự khuyên dạy của Ngài.
Trong tương lai, Ngài sẽ đưa tôi vào trong sự vinh hiển.
Kẻ ác có gì đáng sánh với điều nầy? Điều gì có thể tương xứng với sự hiện diện riêng tư của chính mình Đức Chúa Trời? Thật là giá trị dường bao khi biết rõ một ngày kia bạn sẽ ở với Chúa trong sự vinh hiển?
Trong bài giảng của ông về Thi thiên 73, Robert Rayburn trình bày như sau:
Sự giàu có của kẻ ác chẳng có ý nghĩa chi hết. Họ chẳng có gì hết. Không có Đức Chúa Trời, không có sự tha thứ, không có thiên đàng, họ chẳng có chi hết. Với Đức Chúa Trời, chúng ta có mọi sự và luôn luôn có mọi sự, bất luận mọi hoàn cảnh bên ngoài của đời sống chúng ta có như thế nào đi nữa.
Là một Cơ đốc nhân khi bạn qua đời là một việc rất quan trọng.
Nếu bạn nhận biết Chúa Jêsus, phước hạnh tốt nhứt rồi đây sẽ đến.
Có phải bạn ganh tỵ với kẻ ác chăng? Dại dột làm sao, thiển cận làm sao! Họ giống như rơm rác gió thổi bay đi. Hãy để cho họ có những món nữ trang và đồ trang sức. Hãy để cho họ có khoảnh khắc ngắn ngủi của họ ở dưới mặt trời. Đối với kẻ ác địa cầu nầy là thiên đàng duy nhứt mà họ từng nhìn biết. Đối với người công bình địa cầu nầy là địa ngục duy nhứt mà chúng ta từng chịu đựng.
Cuối cùng, chúng ta sẽ khám phá ra rằng chẳng có gì trên đất hay trên trời đáng ao ước hơn là Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể qua đời nhưng ngay cả sự chết bản thân nó không thể làm phân cách mối giao thông của chúng ta với Đức Chúa Trời vì mối tương giao ấy vốn an toàn giống như chính mình Đức Chúa Trời vậy. Bao lâu Đức Chúa Trời còn ngự trị trên thiên đàng của Ngài, chúng ta sẽ ở với Ngài trong sự vinh hiển. Không một kẻ ác nào có thể tước điều đó khỏi chúng ta.
Khi chúng ta đặt sự vinh hiển hầu đến lên cán cân đời đời, sự thịnh vượng mau qua của kẻ ác sẽ chẳng là gì cả. Mượn một câu của Mục sư Jonathan Edwards: “Người tin kính có phần tốt hơn mặc dầu mọi sự họ có là Đức Chúa Trời”.
Thứ sáu, ông nhìn thấy sự khác biệt quan trọng giữa người công bình và kẻ ác (các câu 27-28). Chúng ta sẽ đi theo các hướng khác nhau. Kẻ ác một ngày kia sẽ hư mất trong địa ngục, còn người công bình nhìn biết Đức Chúa Trời lúc bây giờ và sẽ ở với Ngài cho đến đời đời.
Cho phép tôi đưa ra một số kết luận và chúng ta hãy để ý:
1. Trong đời nầy, kẻ ác đôi khi thịnh vượng trong khi người công bình dường như gánh chịu đau khổ.
2. Bao lâu chúng ta chơi trò so sánh, đời sống của chúng ta sẽ bị đầy dẫy với ganh tỵ, giận dữ và thất bại.
3. Người nào quên Đức Chúa Trời trong đời nầy một ngày kia sẽ khám phá ra rằng mọi sự họ dồn chứa sẽ thình lình bị hủy diệt.
4. Người nào bám lấy Đức Chúa Trời trong những lúc chao đảo sẽ thấy rằng Ngài là đủ cho đời nầy và cho đời hầu đến.
5. Một khi Đức Chúa Trời còn hơn là đủ nữa, khi chúng ta bị cám dỗ đến thất vọng, chúng ta hãy công bố sự đầy dẫy của Đức Chúa Trời cho bất cứ ai chịu lắng nghe.
6. Đức Chúa Trời ban sự thịnh vượng cho kẻ ác vì đấy là mọi sự mà họ sẽ nhận được.
7. Ngài ban cho chúng ta bàn tay dẫn dắt của Ngài qua những khó khăn vì mọi sự sẽ đi tới chỗ tốt hơn cho những ai yêu mến Chúa.
Thi thiên 73 nhắc cho chúng ta nhớ rằng đôi khi chúng ta cảm thấy đức tin của mình trượt ngã đi. Tôi đã bắt đầu bài giảng với một câu rất đơn giản: “Có bao giờ bạn thôi không tin Chúa nữa không?” Nhiều người sẽ trả lời “yes” cho câu hỏi ấy. Tôi không nghĩ giận dữ hay bối rối là sai với mọi việc đang xảy có ở chung quanh bạn. Đôi khi cuộc sống dường như rối reng đến nỗi bạn phải nhìn lên trời rồi nói: “Còn gì nữa không?” Chống lại mọi sự ấy, chúng ta có câu nói đầu tiên của Asáp phải xem xét: “Đức Chúa Trời thật đãi Y-sơ-ra-ên cách tốt lành” (câu 1). Nếu chúng ta có thể thốt ra câu nói đó, mặc dầu có nước mắt, mọi thắc mắc, mọi hồ nghi của chúng ta, khi ấy chúng ta sẽ kết thúc với đúng chỗ.
Clovis Chappell nói rằng ở bờ Tây của nước Anh có ngôi mộ của một người được yêu mến nhiều bởi mọi người quen biết ông. Khi ông qua đời, lời lẽ nầy được khắc trên mộ bia của ông: “Đây là một người lấy làm thỏa mãn với Chúa Jêsus”. Câu ấy có thể nói cho bạn không? Câu ấy có thể nói về tôi không?
Đức tin chọn tin rằng Jêsus là Chúa trên từng phần của cuộc sống, ngay cả những phần chẳng có ý nghĩa gì trong khoảnh khắc. Hãy biến Ngài thành vầng đá, nền tảng chắc chắn của bạn, thì bạn sẽ chẳng bao giờ bị lạc trôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét