Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

MỘT DÂN TỘC ĐƯỢC GIẢI PHÓNG: CẤP LÃNH ĐẠO CHO SỰ TỰ DO



MỘT DÂN TỘC ĐƯỢC GIẢI PHÓNG:
CẤP LÃNH ĐẠO CHO SỰ TỰ DO
            Chúng ta đang sống trong một quốc gia bị ám ảnh với sự tự do. Nếu bạn có nghe cuộc bàn luận của Tổng thống trong tuần qua, bạn nghe rất nhiều lần nhắc tới sự tự do. Chúng ta hát lên những bài hát nói về sự tự do. Chúng ta xem những cuộn phim nói tới sự tự do. Chúng ta nói tới quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tôn giáo, và quyền tự do cơ hội. Chúng ta dạy cho con cái mình về sự tự do mà tổ phụ chúng ta đã đạt được.
            Thực vậy, chúng ta có câu chuyện trong nền văn hoá của người Mỹ thu nhỏ hình ảnh sự tự do lại. Câu chuyện ấy nói tới một nhóm người ít ỏi cách đây hơn 200 năm, họ đã lật đổ những kẻ áp bức họ và công bố tình trạng độc lập của họ. Đây là một câu chuyện đầy quyền lực dầm thấm văn hoá và lai lịch quốc gia chúng ta. Sự tự do rung lên khắp chốn.
            Sáng nay, chúng ta sẽ tiếp tục với loạt bài mà hội thánh gọi là “EPIC: Câu chuyện đáng kinh ngạc nói tới Đức Chúa Trời và thế gian”. Chúng ta đã đến tại chỗ nầy trong gần một tháng và chúng ta đã đi hết quyển sách đầu tiên của Kinh thánh. Trong kỷ nguyên thứ nhứt của chúng ta “Thế Giới Được Dựng Nên”, chúng ta nhìn thấy cách thức Đức Chúa Trời dựng nên thế gian với những dự tính tốt lành, nó kết thúc bằng sự sụp đổ do các quyết định tồi. Trong kỷ nguyên thứ nhì của chúng ta “Một Gia Đình Ra Đời”, chúng ta đã nhìn thấy các mảng chương trình của Đức Chúa Trời đem loài thọ tạo của Ngài về lại với những gì nguyên nó được dựng nên. Chúng ta đã nhìn thấy thể nào Ngài đã chọn những con người làm anh hùng để bày tỏ ra các ý định của Ngài. Và chúng ta đã nhìn thấy thể nào Ngài hoạch định thắng hơn điều ác bằng cách chuộc lấy điều ác. Đức Chúa Trời nắm lấy những việc ác rồi sử dụng chúng cho các mục đích tốt lành.
            Hôm nay, chúng ta khởi sự kỷ nguyên thứ ba: “Một Dân Tộc Được Giải Phóng”. Tiểu đoạn nầy bao phủ các sách Xuất Êdíptô ký, Lêvi ký, Dân số ký, và Phục truyền luật lệ ký. Chúng ta sẽ lo liệu kỷ nguyên nầy trong ba tuần lễ. Tuần thứ nhứt nầy, chúng ta sẽ nhìn vào một trong các truyện tích ai cũng biết rõ trong Kinh thánh: câu chuyện nói tới việc Xuất Aicập. Đây là câu chuyện nói tới một người lãnh đạo một nhóm người từ chỗ làm nô lệ đến chỗ sống tự do. Câu chuyện nầy giới thiệu dân sự của Đức Chúa Trời với ý tưởng tự do và tự do có ý nghĩa như thế nào!?!
            Câu chuyện nói tới việc Xuất Aicập bao trùm 18 chương đầu tiên của sách Xuất Êdíptô ký. Nó khởi sự với dân sự Đức Chúa Trời ở trong xứ Aicập rồi kết thúc với họ đang đứng trước hòn núi của Đức Chúa Trời sẵn sàng nhận lãnh 10 điều răn.
            Chúng ta sẽ nhìn vào ba bối cảnh từ câu chuyện nầy với nổ lực muốn hiểu rõ dòng chảy tổng thể của câu chuyện. Chúng ta sẽ nhìn thấy những gì xảy ra ngay từ lúc ban đầu: tình huống cần phải được giải quyết. Chúng ta sẽ nhìn thấy giải pháp được đề xuất để giải quyết câu chuyện. Chúng ta sẽ kết thúc bằng cách nhìn xem mọi sự diễn tiến như thế nào!?!
            Khi chúng ta bắt đầu câu chuyện nầy, tôi muốn mời bạn dừng lại trong một phút và xem xét đời sống của mình. Tôi muốn nói rằng sự tự do đang kêu gọi chúng ta vì trong một số cách thức, chúng ta chưa được tự do. Hãy để ra một phút và suy nghĩ về cách thức mà bạn chưa cảm thấy thoải mái sáng nay. Có thể đấy là một hoàn cảnh có thật: công ăn việc làm của bạn hay hoàn cảnh gia đình hoặc chặng đường của bạn trong cuộc sống cho thấy bạn chưa được tự do để làm bất cứ điều chi bạn muốn làm. Có thể đấy là một thói quen hay khuôn mẫu trong đời sống của bạn khiến bạn cảm thấy mình bị bẫy và dường như không thể làm sao khác được. Có thể đó là mối quan hệ mà bạn cảm thấy bị chi phối hay kềm chế trong một cách thức nào đó. Cho dù là gì đi nữa, hãy để ra một giây rồi nghĩ tới chiều hướng mà bạn chưa kinh nghiệm sự tự do.
            Khi chúng ta bước qua câu chuyện nầy, hãy giữ điều đó trong lý trí mình. Hãy trở lại với nó. Cách Đức Chúa Trời tác động và nhắm vào hoàn cảnh của bạn như thế nào lúc bây giờ? Đức Chúa Trời mà bạn thấy hành động trong câu chuyện nầy đang làm gì trong đời sống  bạn hôm nay?
Chúng ta cần được giải phóng
            Vậy, chúng ta khởi sự, chúng ta sẽ nhìn vào Xuất Êdíptô ký 1:7-11. Phân đoạn Kinh thánh nầy cung ứng cho chúng ta một số thông tin nói về cuộc sống ra sao tại Aicập và điều gì xảy ra để thay đổi cuộc sống ấy.
            Xuất Êdíptô ký 1:7-11: Con cháu Y-sơ-ra-ên thêm nhiều lạ lùng, nẩy nở ra, và trở nên rất cường thạnh; cả xứ đều đầy dẫy. Nhưng bấy giờ tại nước Ê-díp-tô, có một vua mới lên ngôi, chẳng quen biết Giô-sép. Vua phán cùng dân mình rằng: Nầy, dân Y-sơ-ra-ên đông và mạnh hơn chúng ta; hè! ta hãy dùng chước khôn ngoan đối cùng họ, kẻo họ thêm nhiều lên, một mai nếu có cơn chinh chiến xảy đến, họ sẽ hiệp cùng quân nghịch đánh lại ta, và ra khỏi xứ chăng. Vậy, người Ê-díp-tô bèn đặt các kẻ đầu xâu để bắt dân Y-sơ-ra-ên làm xâu khó nhọc; họ xây thành Phi-thom và Ram-se dùng làm kho tàng cho Pha-ra-ôn”.
            Câu chuyện của chúng ta khởi đi với cuộc sống dường hạnh phúc lắm. Thực sự phước hạnh. Câu 7 nói rằng dân Israel thêm nhiều, nẩy nở ra, và đầy dẫy cả xứ. Có phải những cụm từ nầy nghe quen thuộc quá cho ai đó chăng? Chúng ta đã nghe chúng mấy lần trước đây trong câu chuyện EPIC nầy mà chúng ta đã kinh qua.
            Đây cũng là một phương thức mà Đức Chúa Trời đã mô tả nói tới cuộc sống khi Ngài dựng nên Ađam và Êva. Sáng thế ký 1:28 đọc: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất; hãy làm cho đất phục tùng.
            Đây là những gì Đức Chúa Trời đã phán với Nôê sau khi ông, gia đình ông cùng các loài thú đã ra khỏi tàu. Hãy lắng nghe Sáng thế ký 9:1: Đức Chúa Trời ban phước cho Nô-ê cùng các con trai người, mà phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy trên mặt đất.
            Đây là những gì Đức Chúa Trời đã hứa với Ápraham như giải pháp phục hồi đất của Ngài. Sáng thế ký 17:6 chép: Ta sẽ làm cho ngươi sanh sản rất nhiều, làm cho ngươi thành nhiều nước; và các vua sẽ do nơi ngươi mà ra.
            Đây là cách Ysác chúc phước cho Giacốp ngay trước khi ông qua đời. Đây là Sáng thế ký 28:3: Cầu xin Đức Chúa Trời toàn năng ban phước cho con, làm con sanh sản, thêm nhiều và trở nên một đám dân đông.
            Vì vậy, ngay phần đầu của câu chuyện, dân sự của Đức Chúa Trời đang sinh sống tại Aicập và họ đã sống theo cách mà Đức Chúa Trời đã dự trù cho họ phải sống. Họ sống rất kết quả; họ được thêm nhiều lên; họ đang làm cho đất được đầy dẫy. Bốn trăm năm đã trôi qua kể từ khi Giôsép đem cả gia đình ông sang xứ Aicập. Dân sự của Đức Chúa Trời đã thêm nhiều vào thời điểm ấy. Họ đã lớn lên từ 70 người đến khoảng 2 triệu người. Họ đang lớn lên.
            Sự thể giống như cuộn phim mở ra với một cảnh thôn dã trong rừng. Cây cối thật xinh đẹp, một dòng suối chảy qua, loài chim cất tiếng hót. Và rồi mọi âm thanh khởi sự dừng lại. Bạn biết ngay là có việc gì đó khủng khiếp đã xảy ra. Đây là những gì xảy ra kế đó: “một vị tân vương vừa lên ngôi trong xứ Aicập”. Mọi sự đang suông sẻ và rồi vị tân vương bước lên ngai vàng.
            Có nhiều người trong chúng ta rất quen thuộc với kịch bản nầy. Thử thách là việc nhọc nhằn nhất khi họ ra từ chỗ chẳng có một quê hương nào cả. Mọi sự đang suông sẻ và rồi thình lình bạn mất hết công ăn việc làm. Hay ai đó bạn yêu mến đang nhuốm bịnh. Hoặc có người nói ra việc gì đó mà bạn chẳng thể nhúc nhích được. Một vị tân vương hay nghi ngờ hoặc lo lắng hay nghiện ngập hoặc nhầm lẫn khởi sự nắm lấy quyền bính.
            Tôi nghĩ một trong những lý do sự tự do là một chủ đề hấp dẫn và tái diễn trong nền văn hoá của chúng ta, ấy là trong một cách thức nào đó chúng ta không cảm thấy hoàn toàn thoải mái. Chúng ta có thể sống trong một quốc gia tự do; chúng ta có thể có các cơ hội chưa từng có trong lịch sử; chúng ta có thể có nguồn lực tài chánh để làm bất cứ điều chi chúng ta muốn. Nhưng tôi nghĩ đến ai đó gặp phải phương thức họ cảm thấy bị kềm chế, giới hạn, hay cầm giữ lại. Như vậy, sự tự do có thể là một ý tưởng hấp dẫn vì ở một cấp độ nào đó chúng ta không cảm thấy thoải mái chăng?
            Chúng ta biết về những vị “tân vương”, họ dấy lên rồi đe doạ quyền tự do của chúng ta. Chúng ta biết về cảm xúc bị các thế lực khác chi phối. Chúng ta biết về việc mong muốn được tự do. Đâu là một số “tân vương” bạn đối diện với trong đời sống của bạn hay trong nền văn hoá của chúng ta? Các thế lực hay khuôn khổ hoặc tình huống nào đe doạ cuộc sống mà Đức Chúa Trời đã dự trù chúng ta phải có? Thế lực nào dường như thách thức vai trò của Đức Chúa Trời trong đời sống của chúng ta?
            Xã hội chúng ta có nhiều vị vua xuất thân từ quyền lực và bắt người ta làm nô lệ. Kinh thánh gọi họ là “hình tượng”. Tham vọng. Thành công. Vật chất. Phê duyệt. Sự phấn khích về tình cảm lãng mạn bất xứng. Giải trí. Tiền bạc. Tiêu khiển.
            Phần việc thứ nhứt sáng nay là hãy đồng hoá với dân sự của Đức Chúa Trời trong xứ Aicập. Có nhiều vị vua đe doạ quyền tự do của chúng ta. Chúng ta có thể cảm thấy như chúng ta chẳng có quyền lựa chọn trừ ra phải lao động dưới quyền các quan cai nô lệ của họ. Câu chuyện nầy mời chúng ta nhận ra bản thân mình cùng với dân sự Đức Chúa Trời trong xứ Aicập. Nhận ra rằng họ không phải là những người duy nhứt đối diện với các vị vua gian ác. Chúng ta cần phải nhận ra rằng chúng ta, cũng cần phải được giải phóng.
            Vấn đề, ấy là một số người trong chúng ta chưa nhận ra điều nầy hay chưa muốn công nhận nó. Khi tôi nhìn quanh phòng nhóm, chẳng có nhiều người trong quí vị trông như cần được giải phóng. Một số người trong chúng ta đã học biết che giấu tình trạng phu tù sâu sắc ở bên trong chúng ta. Một số người trong chúng ta thậm chí đã học biết che đậy nó đối với bản thân mình.
            Trong Giăng 8, Chúa Jêsus đang nói tới hạng người tôn giáo thành công trong thời buổi của Ngài và bảo họ như vầy: các ngươi sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi. Họ có đáp ứng với sự phấn khích và biết ơn không? Không, họ nói: Chúng tôi là dòng dõi Áp-ra-ham, chưa hề làm tôi mọi ai, vậy sao thầy nói rằng: Các ngươi sẽ trở nên tự do? Họ không thể nhìn thấy là họ cần được giải phóng.
            Có phải bạn ý thức được nhu cần về sự tự do của mình không? Bạn có thể trả lời câu hỏi mà tôi đã đưa ra trước đây về cách thức mà bạn không cảm thấy thoải mái chăng?
            Dân sự của Đức Chúa Trời trong xứ Aicập đã nghĩ đến những việc lớn cho tới chừng vị tân vương dấy lên rồi buộc họ phải đi làm phu tù. Nhưng chúng ta phải thắc mắc: họ có thực sự sống tự do trước đó không? Họ sống kết quả, được thêm nhiều lên và đầy dẫy đất, nhưng có lẽ họ chưa thể nhận thức được sự việc.
            Họ đang làm cho đất được đầy dẫy, nhưng không phải đất đai mà họ nghĩ phải làm cho đầy dẫy. Đức Chúa Trời không hứa với Ápraham rằng Ngài sẽ làm đầy dẫy đất Aicập. Ngài hứa với ông rằng Ngài sẽ làm đầy dẫy đất hứa. Đây là dân sự của Đức Chúa Trời đang sống hạnh phước ở một nơi không đúng. Họ nhất định cần được giải phóng, nhưng chưa phải lúc cho tới khi vị tân vương nầy dấy lên áp bức họ, họ mới thực sự nhìn biết việc ấy.
            Đôi khi, đấy là cách Đức Chúa Trời hành động. Có những lúc khi Ngài sử dụng nhiều việc trong đời sống của chúng ta — những việc gian ác đe doạ bắt chúng ta làm nô lệ — nhưng các công cụ giúp chúng ta nhìn thấy chúng ta cần được giải phóng. Dân sự của Đức Chúa Trời không nhìn thấy tình trạng phu tù của họ cho tới khi họ bị áp bức bởi tình trạng đó. Tôi nghĩ cũng thực như thế đối với chúng ta.
            Đấy là lý do tại sao khi người lọt xuống tận đáy thì họ mới nhìn thấy Đức Chúa Trời rõ ràng nhất. Có khi có nhiều việc sụp đổ thì chúng ta mới công nhận tình trạng chúng ta đang làm phu tù cho tội lỗi và sự chết.
            Trong học đường và trong mấy năm về sau, tôi cảm thấy mình làm nô lệ cho vấn đề khiêu dâm. Đây là một thói quen trong đời sống, nó không phù hợp với điều tôi tin, nhưng dường như tôi chẳng chút lay động nào cả. Tôi cảm thấy lỗi lầm, vô quyền, và mất kiểm soát. Tôi là vị tân vương mới trong cuộc đời của tôi, nó áp bức tôi. Trải qua nhiều năm trời, tôi tìm được sự tự do thoát khỏi vị vua đó. Vị vua đặc biệt ấy là một nhà vua áp bức nhiều người trong xã hội của chúng ta. Nếu đấy là việc mà bạn đang phấn đấu với, tôi khích lệ bạn nên trao đổi với tôi hay một trong các Mục sư hoặc trưởng lão. Có nhiều nguồn năng lực sẵn sàng trợ giúp cho bạn.
            Nhưng một trong những phương thức Đức Chúa Trời sử dụng sự phấn đấu ấy trong đời sống tôi giúp cho tôi nhìn thấy tôi cần được giải phóng là dường nào. Điều đó đã giúp tôi hiểu rõ tôi là một con nghiện, dù là nghiện khiêu dâm hay rượu chè hoặc có được điểm “A” trong thẻ điểm của tôi. Sự phấn đấu ấy giúp tôi nhìn thấy tôi cần được giải phóng là dường nào, không những trong lãnh vực đó, mà còn trong nhiều lãnh vực khác của đời tôi nữa.
            Dân sự của Đức Chúa Trời đang lớn lên trong xứ Aicập, nhưng đấy vẫn chưa phải là điều Đức Chúa Trời đã dự trù cho họ đâu. Vì vậy, Đức Chúa Trời đã sử dụng một vị tân vương để tỏ cho họ thấy họ cần phải được giải phóng. Là một nô lệ, đây quả là một việc rất khủng khiếp. Còn tồi tệ hơn so với việc làm nô lệ là người nào không biết mình đang là một nô lệ kìa. Chúng ta cần được giải phóng.
Đức Chúa Trời muốn buông tha cho chúng ta
            Đây là một bước lớn để nhận ra chúng ta cần được giải phóng, nhưng đấy chỉ là phần mở đầu mà thôi. Có nhiều nhiều việc nữa trong câu chuyện. Và sự thể cho thấy vị tân vương nầy đã dấy lên, ông ta thấy rằng dân Israel thì đông vô số. Ông ta cảm thấy bị đe doạ bởi sự ấy. Vì vậy, ông ta khởi sự làm mọi việc để triệt hạ họ.
            Ngay phần mở đầu, mọi nổ lực của ông ta là triệt hạ dân sự của Đức Chúa Trời. Ông ta chất trên họ sự lao động nhọc nhằn, với hy vọng làm giảm dân số của họ. Thế nhưng họ lại tăng thêm. Kế tiếp, ông ta bảo mấy bà mụ là nếu con trai ra đời, họ cần phải dứt bỏ chúng ngay. Nhưng mấy bà mụ từ chối không chịu làm theo lệnh ấy. Dân sự của Đức Chúa Trời càng tăng thêm. Sau cùng, khi mấy bà mụ không cộng tác, ông ta ra lệnh cho từng người Aicập phải giết con trẻ nam sơ sinh người Do thái nào mà họ nhìn thấy. Điều gì xảy ra chứ? Chính con gái của ông ta tìm gặp một con trẻ rồi nuôi nấng nó. Pharaôn thậm chí không thể đánh trận với dân sự của Đức Chúa Trời ngay trong chính cung điện của ông ta.
            Vì vậy, dường như ngay ở mỗi ngã rẻ, Pharaôn đang điều động chống nghịch với một bức tường. Ông ta không có khả năng quét sạch họ, mà dân sự của Đức Chúa Trời vẫn còn là hàng nô lệ. Giờ đây, Môise bước vào câu chuyện. Ông là một người Do thái được công chúa Pharaôn nuôi dạy, nhưng sau một số rối rắm, ông đã bỏ chạy và đang sinh sống tại xứ Mađian. Ông đang chăn bầy chiên gần ngọn núi mà Đức Chúa Trời khởi sự phán cùng ông từ một bụi gai cháy.
            Xuất Êdíptô ký 3:7-9: Đức Giê-hô-va phán rằng: Ta đã thấy rõ ràng sự cực khổ của dân ta tại xứ Ê-díp-tô, và có nghe thấu tiếng kêu rêu vì cớ người đốc công của nó; phải, ta biết được nỗi đau đớn của nó. Ta ngự xuống đặng cứu dân nầy khỏi tay người Ê-díp-tô, dẫn từ xứ ấy lên đến một xứ kia đẹp đẽ và rộng rãi, đượm sữa và mật, tức là nơi dân Ca-na-an, dân Hê-tít, dân A-mô-rít, dân Phê-rê-sít, dân Hê-vít và dân Giê-bu-sít ở. Nầy, tiếng kêu rêu của dân Y-sơ-ra-ên thấu đến ta, và ta đã thấy dân Ê-díp-tô hà hiếp chúng nó thể nào”.
            Đức Chúa Trời nhìn thấy dân sự Ngài đang khốn khổ. Ngài công nhận tình huống tuyệt vọng của họ. Ngài phán: “Ta đã thấy rõ ràng sự cực khổ của dân ta tại xứ Êdíptô”, “và có nghe thấu tiếng kêu rêu của nó”, “ta biết được nỗi đau đớn của nó”, “Tiếng kêu rêu của dân Israel thấu đến ta”, “ta đã thấy dân Êdíptô hà hiếp chúng nó thể nào”. Thật là nhiều lần, Đức Chúa Trời nhấn mạnh rằng Ngài nhìn thấy tình huống mà dân sự Ngài đang ở trong đó. Ngài để ý đến họ. Ngài quan phòng họ. Mối quan tâm của Ngài đã tác động Ngài phải hành động vì ích cho họ.
            Khi bạn cần được giải phóng ra khỏi một việc gì đó, thường thì đây là câu hỏi thứ nhứt mà bạn đưa ra. Có ai xem thấy tôi không? Có ai để ý thấy tôi cần giúp đỡ không? Có ai ở ngoài kia nhìn thấy mọi chuyện đang xảy ra cho tôi và bằng lòng làm một việc gì đó để cứu giúp không? Phần tệ hại nhất khi bị kẹt bẫy trong một tình huống là cảm thấy giống như chẳng có ai khác nhìn biết sự việc đó. Chẳng có người nào quan tâm. Không có ai bằng lòng làm bất cứ việc gì.
            Câu chuyện của người Mỹ nói tới sự tự do, ấy là chúng ta đang nói tới một nhóm người dấy lên để tự giải phóng mình. Chính nổ lực và sự thành công của họ dựng nên thể thức độc lập. Nhưng hãy chú ý câu chuyện nói tới dân sự Đức Chúa Trời là khác biệt lắm. Họ đang kêu rêu với ai đó đến giải phóng họ. Họ không nổ lực tự giải phóng mình. Họ đang bày tỏ ra nhu cần của họ cho Đức Chúa Trời để giải cứu họ.
            Con trẻ ra đời không có khả năng để chăm lo cho bản thân mình. Chúng không thể cho mình ăn hay làm bất cứ điều gì khi chúng có vấn đề về bao tử hay di chuyển chung quanh. Chúng đã bị mắc kẹt trọn thời gian. Đây là điều rất khủng khiếp — tôi nghĩ đấy là lý do tại sao chúng ta không nhớ đến những năm tháng đó. Vậy, chúng sẽ làm gì chứ? Chúng kêu la. Rồi kêu la, và kêu la, và kêu la.
            Rồi nếu chúng ở trong một hoàn cảnh thuận lợi, có ai đó chú ý tiếng kêu la đó và đáp ứng. Chúng được cho ăn hay được thay đồ hoặc được bồng ẳm hay được vui đùa. Trẻ sơ sinh chẳng có khả năng tự giúp cho bản thân, vì vậy chúng cứ kêu la rồi hy vọng có ai đấy ở đó đáp ứng cho.
            Khi một đứa trẻ kêu la và chẳng có ai làm gì hết, như vậy thực sự có một cái chạm rất tiêu cực. Tôi không nói tới việc dạy cho con trẻ của bạn phải ngủ suốt cả đêm đâu. Tôi đang nói tới một đứa trẻ cứ kêu, khóc, la hét mà chẳng có ai đến để giúp đỡ cho nó kìa. Khi điều đó xảy ra, con trẻ ấy học biết rằng chẳng có ai ở đó đặng chăm sóc cho các nhu cần của tôi cả. Không có ai nghe tôi hết. Chẳng có người nào quan tâm. Không một ai có thể cứu giúp cả. Và mặc dầu chúng ta không nhớ đến những năm tháng ấy trong cuộc đời của mình, người ta nhớ tới các bài học mà họ đã biết. Điều đó rất quan trọng cho sự phát triển của chúng ta mà chúng ta nhìn biết ngay cả khi là trẻ sơ sinh, là nếu chúng ta kêu la, ai đó làm việc chi đó. Có ai đó sẽ đáp ứng.
            Vì vậy, dân sự của Đức Chúa Trời cứ kêu rêu. Và Đức Chúa Trời đáp ứng. Ngài để ý và Ngài hành động.
            Đức Chúa Trời nói cho Môise biết rằng Ngài đã nghe tiếng kêu rêu của dân sự Ngài, vì vậy Ngài sẽ “ngự xuống đặng cứu họ”. Đức Chúa Trời sẽ dành ra một ngày. Ngài sẽ cứu họ và Ngài sẽ đem họ ra khỏi xứ mà họ không thuộc về rồi đặt họ vào một đất mà họ vốn thuộc về.
            Những tin tức tốt lành của câu chuyện, ấy là Đức Chúa Trời muốn cứu dân sự Ngài. Ngài để ý đến họ và Ngài muốn cứu vớt họ. Đây là những gì chúng ta cần phải biết rõ. Chúng ta từng công nhận rằng chúng ta cần được giải phóng, chúng ta cần phải biết rõ là Đức Chúa Trời muốn buông tha cho chúng ta. Chúng ta cần phải biết rõ có ai đó đang để ý và muốn có việc gì đó tốt đẹp hơn cho chúng ta. Đức Chúa Trời muốn buông tha cho chúng ta.
            Đôi khi điều nầy có thể khó mà tin được. Đôi khi hoàn cảnh của chúng ta rất khó khăn đến nỗi chúng ta nghĩ Đức Chúa Trời đã bỏ chúng ta lại một mình. Nếu chúng ta có can đảm nhìn nhận rằng chúng ta cần được giải phóng, chúng ta mau mau kết luận rằng chẳng có ai ở chung quanh có thể giải cứu chúng ta. Và điều đó dẫn tới chỗ ngã lòng. Đây là lý do tại sao có nhiều người tẻ tách xa khỏi Đức Chúa Trời. Họ đã thôi không còn tin rằng Đức Chúa Trời muốn buông tha cho họ nữa.
            Nhưng đây là một trong những sứ điệp khăng khăng trong Cựu Ước. Đây là một Đức Chúa Trời Ngài để ý đến dân sự Ngài rồi hành động để giải cứu họ. Câu chuyện nói tới việc Xuất Aicập là câu chuyện nói tới chiến trận giữa các thế lực bắt dân sự Đức Chúa Trời làm nô lệ và quyền phép của Đức Chúa Trời thắng hơn các thế lực ấy. Để chiến thắng, Đức Chúa Trời phải đánh bại kẻ thù. Đây là cách phần còn lại của câu chuyện cho thấy: đây là cuộc chiến giữa Đức Chúa Trời và Pharaôn. Hầu như từng bối cảnh trong phần còn lại của câu chuyện mô tả cuộc chiến giữa hai vị thần. Và trong từng trường hợp, Đức Chúa Trời chiến thắng trận đánh ấy.
            Đức Chúa Trời kêu gọi Môise trở thành quan tướng của Ngài trong cuộc chiến. Vì vậy, Môise lãnh đạo cuộc chiến qua 10 trận dịch. Từng chiến cuộc nầy được vạch ra để chứng tỏ cho vị vua nầy thấy rằng có một Vua đầy quyền lực hơn. Lúc đầu, các thuật sĩ của Pharaôn theo kịp tốc độ với Đức Chúa Trời, nhưng không được lâu. Hết dịch lệ nầy tới dịch lệ khác tới đến và mỗi lần như vậy, Đức Chúa Trời chiến thắng trận đánh. Mỗi lần, rõ ràng là Đức Chúa Trời luôn mạnh mẽ hơn Pharaôn.
            Điều nầy giúp giải thích điều chi thường là phần dễ nhầm lẫn trong câu chuyện nầy. Phân đoạn Kinh thánh hay lặp đi lặp lại rằng Đức Chúa Trời làm cho tấm lòng của Pharaôn chai cứng đi. Khi người ta đọc thấy như thế, nghe giống như Đức Chúa Trời đang định đoạt, Pharaôn phải đưa ra những sự lựa chọn không được tốt. Nhưng đấy chẳng phải là mọi sự diễn ra đâu. Pharaôn đã chiếm lấy vị thế của một vị thần đối thủ chống nghịch Đức Chúa Trời của Ápraham, Ysác, và Giacốp. Họ đang ở trong một cuộc chiến xem coi ai là kẻ mạnh sức hơn. Đức Chúa Trời muốn biết chắc rõ ràng là Pharaôn đã ở vị thế tốt nhứt của ông ta.
            Đức Chúa Trời không muốn chiến thắng và rồi buộc Pharaôn phải đổ lỗi cho trọng tài. Đức Chúa Trời không muốn chiến thắng và rồi buộc phải nói rằng Pharaôn chỉ thua cuộc mà thôi. Vì vậy, Đức Chúa Trời cứ bằm nát kẻ thù của Ngài. Ngài khiến cho Pharaôn ra giống với phiên bản Pharaôn tốt nhứt. Ngài làm cho ông ta cứ mạnh mẽ thêm để Pharaôn luôn có mặt trong cuộc chơi của Ngài. Đức Chúa Trời không muốn đây là một trận đấu công bằng — Ngài muốn làm nghiêng lệnh cấp độ cân bằng của đối thủ Ngài.
            Sự thể cho thấy mấy trăm năm sau, khi Êli thách thức các tiên tri Baanh bước vào một cuộc thử nghiệm. Chúng ta hãy nhìn xem Đức Chúa Trời sẽ thiêu đốt của lễ của ai trên bàn thờ. Vì vậy, Êli phủ lấy của lễ của mình với nước. Ông nhúng cũi ở trong nước. Ông đào cái mương chứa nước ở chung quanh bàn thờ. Và Đức Chúa Trời của ông vẫn ngự xuống từ trên cao. Đức Chúa Trời của Ápraham, Ysác, và Giacốp vẫn tỏ ra là mạnh sức hơn thần Baanh.
            Đức Chúa Trời muốn buông tha bạn ra khỏi cơn nghiện của bạn. Đức Chúa Trời muốn buông tha bạn ra khỏi các hoàn cảnh khó khăn kia. Đức Chúa Trời muốn buông tha bạn ra khỏi chỗ nhầm lẫn của một mối quan hệ không lành mạnh. Đức Chúa Trời muốn chỉ cho bạn thấy rằng Ngài là mạnh mẽ hơn bất kỳ vị tân vương nào dấy lên trong đời sống  của bạn. Ngài muốn một cuộc chiến trong sạch, và Ngài chỉ cho bạn thấy Ngài có thể chiến thắng.
Đức Chúa Trời buông tha cho chúng ta được tự do
            Chúng ta khởi sự bằng cách nhìn thấy dân sự của Đức Chúa Trời đang ở trong hoạn nạn. Khi ấy, chúng ta nhìn thấy Đức Chúa Trời ngự vào rồi xưng mình có quyền giải cứu họ. Điều chi đã xảy ra? Hầu hết các bạn đều biết rõ câu chuyện rồi. Ở mỗi ngã rẻ, Đức Chúa Trời tự minh chứng Ngài mạnh sức hơn Pharaôn. Vị tân vương nầy có khả năng áp bức dân sự của Đức Chúa Trời, nhưng ông ta không thể đánh bại chính mình Đức Chúa Trời được.
            Hiển nhiên là dân sự không những được thoát ra khỏi Aicập, mà họ còn được cung ứng cho nhiều tặng phẩm đắt giá trên đường ra khỏi đó. Người thuật chuyện nói họ lột sạch người Aicập. Khi Pharaôn nhìn thấy họ rời đi, ông ta đổi ý rồi truy đuổi theo họ. Vì vậy, Đức Chúa Trời đã kết thúc cuộc chơi bằng cách dứt điểm ông ta. Ngài chia Biển Đỏ ra làm hai cho dân Israel đi qua và nhấn chìm quân Aicập xuống nước khi họ cố sức truy đuổi dân Israel.
            Ở cuối cuộc thử thách nầy, Môise sáng tác một bài ca tưởng niệm chiến thắng của họ.
            Xuất Êdíptô ký 15:1-5: “Đoạn, Môi-se và dân Y-sơ-ra-ên hát bài ca nầy cho Đức Giê-hô-va, rằng: Tôi ca tụng Đức Giê-hô-va, vì Ngài rất vinh hiển oai nghiêm. Ngài đã liệng xuống biển ngựa và người cỡi ngựa. Đức Giê-hô-va là sức mạnh và sự ca tụng của tôi: Ngài đã trở nên Đấng cứu tôi. Ngài là Đức Chúa Trời tôi, tôi ngợi khen Ngài; Đức Chúa Trời của tổ phụ tôi, tôi tôn kính Ngài. Đức Giê-hô-va là một chiến sĩ; Danh Ngài là Giê-hô-va. Ngài đã ném xuống biển binh xa Pha-ra-ôn và cả đạo binh của người; Quan tướng kén chọn của người đã bị đắm nơi Biển đỏ, Những lượn sóng đã vùi lấp họ rồi; Họ chìm đến đáy biển như một hòn đá vậy”.
            Đức Chúa Trời đã chiến thắng. Một vị thần đối thủ dấy lên thách thức khả năng của Đức Chúa Trời của Israel, nhưng vị thần ấy không thắng hơn được. Hãy chú ý Môise đang tuyên bố rằng đây là Đức Chúa Trời của tổ phụ tôi. Ngài là Đức Chúa Trời của Ápraham, Ysác, và Giacốp. Ngài là Đấng đã hứa chăm sóc chúng ta và giờ đây Ngài đã làm việc ấy.
            Và cũng hãy chú ý là Môise công nhận rằng đây là một cuộc chiến. “Đức GIÊHÔVA là một chiến sĩ”. Ngài đã tham dự một cuộc chiến chống lại Pharaôn và Ngài đã chiến thắng. Ngài đã đánh bại ông ta. Ngài sỉ nhục ông ta. Ngài hủy diệt ông ta. Quân đội của Pharaôn không còn tồn tại nữa. Đức Chúa Trời khiến cho Pharaôn đứng ở chỗ mạnh mẽ nhất và Đức Chúa Trời vẫn lên tới đỉnh cao. Điều nầy thậm chí chưa hề kết thúc.
            Đây là loại Đức Chúa Trời mà bạn cần phải có ở bên cạnh.
            Đây là lý do tại sao câu chuyện nầy, dành cho dân Israel, trở thành truyện tích để ghi nhớ rằng Đức Chúa Trời có thể ban cho họ sự tự do. Họ mang theo câu chuyện ấy tới bất cứ đâu họ lâm cảnh hoạn nạn. Họ nhắc nhở nhau rằng Đức Chúa Trời đã giải phóng họ ra khỏi Aicập và Ngài có thể làm việc ấy một lần nữa. Câu chuyện ấy xuất hiện trong các Thi thiên, trong sách các tiên tri, và khắp cả Cựu Ước. Đây là CÂU CHUYỆN nói tới sự tự do của dân sự Đức Chúa Trời.
            Đấy là lý do tại sao chúng ta cần câu chuyện nầy. Chúng ta có câu chuyện người Mỹ tự giải phóng mình khi cần được thúc giục. Nhưng chúng ta không thể tự cứu mình ra khỏi những gì chúng ta cần được buông tha ra khỏi. Chúng ta cần phải nhìn biết có ai đó có thể cứu vớt chúng ta. Chúng ta phải biết rõ những gì Ngài đã làm trong quá khứ để nhìn biết Ngài có khả năng làm gì trong tương lai. Chúng ta biết rằng chúng ta cần được giải phóng. Chúng ta phải tin chắc rằng Đức Chúa Trời muốn buông tha cho chúng ta. Nhưng sau cùng, chúng ta cần phải nhìn biết Ngài có thể.
            Ngài muốn cứu và Ngài có khả năng cứu. Đức Chúa Trời buông tha cho chúng ta được tự do. Nhiều năm tháng về sau, dân sự của Đức Chúa Trời sẽ đối diện với vị tân vương khác nữa. Lần nầy, họ sẽ sống trong xứ của họ, nhưng họ sẽ bị người Lamã bắt làm nô lệ. Xêsa sẽ là vị tân vương đe doạ quyền tự do của họ. Và vì thế Đức Chúa Trời sai một vị anh hùng khác đến để giải phóng họ. Nhưng lần nầy, vị anh hùng không nhắm vào Xêsa. Lần nầy, Đức Chúa Trời muốn buông tha cho dân sự Ngài ra khỏi vị vua chẳng biết đến thương xót: vị vua tội lỗi và sự chết.
            Phần còn lại của câu chuyện trong Cựu Ước dẫn tới chỗ việc Xuất Aicập sẽ xảy ra một lần nữa. Khi chúng ta bước tới thời điểm của Chúa Jêsus, thì rõ ràng là dân sự Đức Chúa Trời cần phải được giải cứu. Họ bị bắt làm nô lệ và không thể tự giải phóng mình.
            Trong sách Tin Lành Luca, hành động đầu tiên công khai chức vụ của Chúa Jêsus là trưng dẫn một phân đoạn từ sách Êsai. Ngài đứng dậy trong nhà hội rồi tuyên bố: “Thần của Chúa Giê-hô-va đã sai ta đến đặng rao cho kẻ phu tù được tự do”.
            Có nhiều việc trong chức vụ của Chúa Jêsus với cùng một phương thức là trận chiến giữa Pharaôn và Môise. Chúa Jêsus thì mạnh sức hơn bệnh tật — Ngài chữa lành kẻ đau. Chúa Jêsus thì mạnh sức hơn ma quỉ — Ngài bảo chúng việc phải làm. Chúa Jêsus thì mạnh sức hơn sự chết — Ngài làm cho Lazarơ ra khỏi mồ mả. Và sau cùng: sức mạnh tối hậu của Chúa Jêsus được minh chứng.
            Ngài đối diện chống nghịch kẻ thù, nhưng Ngài có vũ khí bí mật về sự chuộc tội trong tay áo của Ngài. Thay vì đánh bại kẻ thù, Ngài sẽ chấp nhận bại trận đối với kẻ thù. Ngài sẽ chịu thua, chịu thất bại và bị sỉ nhục. Nhưng thất bại ấy đổi thành chiến thắng vì Chúa Jêsus không những đánh bại sự chết cho bản thân Ngài. Ngài khiến cho sự chết ra vô quyền. Qua sự thất bại đổi thành chiến thắng của Chúa Jêsus, dân sự Đức Chúa Trời được giải phóng ra khỏi quyền lực của tội lỗi và sự chết cho đến đời đời.
            Người nào tiếp nhận lời mời gọi của Đức Chúa Trời bước theo Chúa Jêsus, họ đang bước vào một loại tự do rất mới mẻ. Không phải sự tự do thoát khỏi vị vua đời nầy, mà là sự tự do thoát khỏi mọi sự nắm lấy quyền lực trong đời sống của họ. Sự tự do thật thuộc về Đức Chúa Trời là Đấng đã dựng nên bạn. Sau khi được tự do, bạn được mời bước qua nước của phép báptêm giống như dân sự của Đức Chúa Trời đi qua Biển Đỏ vậy. Bạn qua đến bờ bên kia, một tạo vật mới, được yêu thương, và tự do.
            Nếu bạn không biết sự tự do mà Đức Chúa Trời hiến cho qua Đức Chúa Jêsus Christ, đây là thời điểm quan trọng để bước theo Ngài trong lần đầu tiên. Bạn cần được giải phóng. Đức Chúa Trời thì mạnh sức hơn quyền lực đang nắm giữ bạn. Hãy để cho Ngài buông tha cho bạn được tự do. Mọi sự bạn phải làm là nói cho Đức Chúa Trời biết rằng bạn chấp nhận lời mời gọi kia. Nghĩa là bạn muốn được Chúa Jêsus giải phóng cho và bước đi với Ngài trong sự tha tội.
            Nếu bạn là một tín hữu rồi trong Đấng Christ, câu chuyện nầy tiếp tục có quyền lực. Chúng ta thường xuyên đối diện với những vị vua đe doạ sự tự do của chúng ta. Đức Chúa Trời thường xuyên đem theo sự tự do, Ngài ban cho chúng ta khi chúng ta tin rồi áp dụng nó vào những chỗ mới mẻ và sâu sắc hơn trong đời sống của chúng ta. Có nhiều người đang bước đi trên con đường theo Chúa Jêsus, họ học biết sống trong sự tự do mà Đức Chúa Trời đã mua lấy rồi cho chúng ta. Đừng giấu giếm sự thực là bạn vẫn còn cần được giải phóng cho. Nguyện Đức Chúa Trời buông tha cho bạn.
Phần kết luận
            Thực vậy, đây là điều chúng ta sẽ nhìn thấy khi câu chuyện Kinh thánh tiếp tục. Dân sự của Đức Chúa Trời không còn là nô lệ trong xứ Aicập nữa, nhưng phần việc cứu rỗi chưa hoàn tất.
            Họ sống tự do, nhưng họ không biết phải sống thể nào trong sự tự do. Mọi sự họ biết là cách thức sinh sống trong vòng nô lệ. Môise là lãnh tụ của họ, giải cứu họ ra khỏi vòng nô lệ, nhưng còn có nhiều việc nữa phải lo làm. Họ cần phải biết cách thức sống, vì vậy Đức Chúa Trời ban luật pháp cho họ. Họ cần một nơi để sinh sống, vì vậy Đức Chúa Trời ban cho họ một vùng đất. Đấy là những gì chúng ta sẽ nhìn thấy trong hai chương kế đó về lãnh vực nầy.
            Suốt cả kỷ nguyên nầy, Đức Chúa Trời đang thành lập một dân tộc: một quốc gia. Tuần nầy, Ngài đã ban cho họ một lãnh tụ. Tuần tới, chúng ta sẽ nhìn thấy Ngài ban ra luật pháp. Tuần sau chúng ta sẽ nhìn thấy Đức Chúa Trời sửa soạn họ để sinh sống trong xứ. Đây là điều mà bất kỳ một dân tộc nào cũng cần có: một lãnh tụ, một luật pháp, và một đất đai.
            Sáng nay, tôi yêu cầu quí vị phải suy nghĩ đến một phương thức mà bạn chưa được tự do hôm nay. Câu chuyện nầy chúng ta vừa đọc, nó cho chúng ta biết về một Đức Chúa Trời là Đấng đã giải cứu dân sự Ngài cách đây 3.500 năm. Nhưng cũng chính Đức Chúa Trời nầy đang hiện diện ở đây hôm nay. Chính Đức Chúa Trời nầy là Đấng đã nghe tiếng kêu rêu của dân sự Ngài trong xứ Aicập đang lắng nghe tiếng kêu rêu của bạn. Đức Chúa Trời nhìn thấy bất cứ điều chi mà bạn đang nếm trải. Bạn không cô độc đâu. Bạn không bị bỏ quên đâu.
            Chính Đức Chúa Trời nầy là Đấng đã thách thức vị tân vương đã áp bức dân sự Ngài trong xứ Aicập, Ngài bước tới thách thức các vua nào trong thế giới của chúng ta đang đe doạ chúng ta hôm nay. Đức Chúa Trời bằng lòng cùng với họ bước vào chiến trận. Ngài sẵn sàng để cho họ khai hoả. Thậm chí Ngài sẽ ban cho họ ưu thế. Thậm chí dường như là họ đang thắng thế nữa kìa.
            Nhưng cũng chính Đức Chúa Trời nầy là Đấng đánh bại Pharaôn và buông tha cho dân sự Ngài ra khỏi Aicập sẽ đánh bại từng vị thần của đời nầy rồi buông tha cho chúng ta được tự do. Nếu bạn chưa biết Đức Chúa Trời nầy, bạn có thể chấp nhận lời mời của Ngài hôm nay. Nếu bạn nhìn biết Ngài rồi, bạn có thể để cho Ngài thách thức các thần trong cuộc sống của bạn rồi buông tha cho bạn được tự do trong các lãnh vực mới và khác nữa.
            Đức Chúa Trời buông tha cho dân sự Ngài được tự do. Nguyện Ngài buông tha cho chúng ta được tự do và nguyện chúng ta nhìn biết rằng sự tự do càng thêm lên nhiều cho từng ngày trong đời sống của chúng ta.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét