Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2013

QUỐC GIA BỊ TRỤC XUẤT: DÂN SỰ TRONG CUỘC LƯU ĐÀY



QUỐC GIA BỊ TRỤC XUẤT: DÂN SỰ TRONG CUỘC LƯU ĐÀY
            Đây là thời điểm trong năm dành cho giải Oscar. Các đề cử đã được công bố cách đây mấy tuần và giải thưởng sẽ được trao vào cuối tháng Hai. Một trong những bộ phim lớn trong năm nay có đề tựa là Cuộc Đời của Pi đã nhận được 11 đề cử. Đây là câu chuyện nói tới một thanh niên đang cố gắng sống còn trong một vụ đắm tàu với mấy người bạn thân rất là đặc biệt.  Đây là một cuốn phim hay với phần kết không hay về niềm tin tôn giáo.
            Có một cảnh trong phim ngay sau khi chàng thanh niên Pi, vừa bị kẹt trong biển. Cảnh nầy mở ra với một đại dương bao la. Chẳng có gì ở xung quanh. Đó là một cảnh tượng đẹp khôn tả xiết, nhưng cũng rất là nguy hiểm. Pi đang ở ngoài biển mà chẳng có gì cả. Mọi sự đã bị tước đi hết rồi. Nhưng chàng ta không phải một mình đâu. Bạn đồng hành của chàng ta là một chú hổ Bengal đã trưởng thành. Đúng là một tình huống thật nguy hiểm. Mọi sự đã bị quét đi hết trừ ra thứ đáng là một kẻ thù nguy hiểm.
            Vì vậy, sáng nay chúng ta sẽ đưa ra thắc mắc: “Điều chi xảy ra khi mọi sự bị cất đi hết?” Như hầu hết chúng ta đều biết, chúng ta đang ở giữa chín tháng loạt bài học EPIC của hội thánh nầy: Câu chuyện đáng kinh ngạc nói tới Đức Chúa Trời và thế gian. Chúng ta đã tường thuật lại câu chuyện mà Kinh thánh tường thuật. Chúng ta đã phân câu chuyện ấy thành 10 kỷ nguyên giúp cho chúng ta lần theo câu chuyện và hôm nay chúng ta thấy mình đang ở phần cuối của kỷ nguyên mà chúng ta gọi là: Quốc Gia Bị Trục Xuất.
            Trải qua ba tuần vừa qua, chúng ta đã nhìn thấy hai vương quốc của dân sự Đức Chúa Trời cứ theo đường xoắn ốc đi xuống ngày càng sâu hơn. Cách đây hai tuần, chúng ta đã nhìn thấy người Asiri chinh phục Vương quốc Israel ở phía Bắc rồi phát vãn dân sự. Tuần qua, chúng ta đã chứng kiến điều không tưởng: thành thánh Jerusalem, ở đó Đức Chúa Trời có nơi ngự riêng của Ngài, bị chinh phục và bị hủy diệt bởi người Babylôn. Phần còn lại của dân sự Đức Chúa Trời là bị đày đi qua xứ Babylôn.
            Tuần nầy, chúng ta sẽ nhìn vào thời kỳ dân sự của Đức Chúa Trời sinh sống ở bên ngoài xứ sở của họ. Điều nầy thường được đề cập đến là “cuộc lưu đày”. Trong 70 năm, dân sự Đức Chúa Trời bị trục xuất ra khỏi xứ sở của họ như sự hình phạt vì đã tẻ tách xa khỏi Đức Chúa Trời. Đây là thời kỳ rất khủng khiếp. Đất đai là đặc trưng cho mọi lời hứa của Đức Chúa Trời dành cho dân sự của Ngài. Đây là một trong những việc đầu tiên Ngài đã hứa với họ. Và giờ đây họ đã mất nó. Đây là những ngày tối tăm. Hôm nay, chúng ta nhìn thấy dân sự đang ở trong chốn lưu đày.
            Và thế là chúng ta đến với thắc mắc của mình: “Điều chi xảy ra khi mọi sự bị cất đi hết?”
            “Điều chi xảy ra khi mọi sự bị cất đi hết?” “Điều chi xảy ra khi mọi sự bị cất đi hết?” Pi làm gì trên chiếc thuyền độc nhất ở giữa đại dương khi mọi sự bị cất đi hết? Anh ta đã nhìn lên. Anh ta tìm kiếm cái gì đó. Anh ta chẳng có cái gì hết. Vì vậy, anh ta xây sang Đức Chúa Trời. Đấy là mọi sự mà anh ta có thể làm.
            Đối với dân sự của Đức Chúa Trời, cuộc lưu đày đổi thành một cơ hội. Nó cung ứng cho họ một cơ hội để khám phá ra họ là ai ngoài tất cả mọi sự xác định họ, họ nghĩ như thế. Nó cung ứng cho họ cơ hội để nhìn lên theo một cách rất mới mẻ.
            Các tiên tri đã đóng một vai trò rất năng động trong việc giúp cho dân sự Đức Chúa Trời sống ở đó. Sáng nay, chúng ta sẽ nhìn vào ba người trong số ấy, họ đã nói trong suốt thời kỳ bị lưu đày. Chúng ta sẽ nhìn vào Êxêchiên trước tiên, kế đó là Đaniên, và rồi đến Giêrêmi. Cùng với Êsai, các trước giả nầy có những quyển sách tiên tri dài nhất trong Cựu Ước. Từng quyển sách rất đáng kinh ngạc, phong phú với truyện tích và thần học. Chúng ta có một chút không bình thường khi nhìn vào cả ba sách vào một buổi sáng. Nhưng điều đó cũng cung ứng cho chúng ta cơ hội để thực hiện một số quan sát rất thú vị bằng cách cùng nhau xem xét chúng.
            Như chúng ta nhìn thấy những điều dân sự Đức Chúa Trời đã tiếp thu trong cuộc lưu đày, điều đó cũng rất là quan trọng cho chúng ta. Sở dĩ như thế là vì thời điểm nầy tương tự với chỗ mà chúng ta đang nhìn thấy bản thân mình hôm nay. Trong cuộc lưu đày, dân sự của Đức Chúa Trời vốn biết rõ họ thuộc về Đức Chúa Trời, nhưng họ không có một chỗ nào để họ gọi là quê hương. Họ là kẻ ở trọ, không nhà, và chẳng có gì dính đáng cả. Đấy là cách mà Tân Ước mô tả chúng ta. Sứ đồ Phierơ gọi chúng ta là “người ở trọ, kẻ đi đường” trong thế gian (1 Phierơ 2:11). Trước giả của sách Hêbơrơ giải thích lý do tại sao chúng ta là kẻ ở trọ:Vì dưới đời nầy, chúng ta không có thành còn luôn mãi, nhưng chúng ta tìm thành hầu đến (Hêbơrơ 13:14).
            Chúng ta đang sống trong cuộc lưu đày, đang chờ đợi cái ngày mà chúng ta sẽ về đến quê hương đã được sắm sẵn cho chúng ta. Chúng ta đang sống trong một đất ngoại bang. Chúng ta không thuộc về nơi đây. Chúng ta thuộc về một nơi khác kìa. Vì vậy, giống như cuộc lưu đày là một cơ hội cho dân sự Đức Chúa Trời vào thế kỷ thứ 6TC khám phá ra đôi điều về chính mình Đức Chúa Trời, lần nầy là một cơ hội cho chúng ta. Chúng ta cần phải tiếp thu chính các bài học mà dân sự Đức Chúa Trời đã tiếp thu trong cuộc lưu đày. Chúng ta cần phải học biết những điều phải làm khi mọi sự bị tước đi hết và chúng ta chẳng có một nơi nào khác để xây trở. Chúng ta cần phải học biết nhìn xem Đức Chúa Trời.
Êxêchiên chỉ cho chúng ta thấy một việc khác
            Chúng ta sẽ khởi sự bằng cách nhìn vào tiên tri Êxêchiên. Êxêchiên là một thầy tế lễ. Ông đã lập gia đình rồi. Ông bị dời sang Babylôn trong đợt trục xuất thứ nhì ra từ thành Jerusalem đến xứ Babylôn. Hãy hình dung là một thầy tế lễ và nhìn biết rằng đền thờ mới vừa bị hủy diệt xem. Một thầy tế lễ làm gì nếu không có đền thờ? Vai trò của Êxêchiên đổi thành vai trò của một tiên tri khi ông sinh sống trong cuộc lưu đày. Quyển sách của ông mở ra với một mặc khải khó tin nói tới Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy khởi sự bằng cách đọc mặc khải ấy và rồi đưa ra một số lưu ý.
            Êxêchiên 1:1-9: “Năm thứ ba mươi, ngày mồng năm tháng tư, khi ta đang ở giữa phu tù, trên bờ sông Kê-ba, các từng trời mở ra, và ta xem những sự hiện thấy của Đức Chúa Trời. Ngày mồng năm tháng ấy, bấy giờ là năm thứ năm sau khi vua Giê-hô-gia-kin bị bắt làm phu tù, lời của Đức Giê-hô-va được phán riêng cho thầy tế lễ Ê-xê-chi-ên, con trai Bu-xi, tại trong đất người Canh-đê, trên bờ sông Kê-ba. Ấy là tại đó mà tay Đức Giê-hô-va đặt trên người. Nầy, ta thấy có luồng gió bão đến từ phương bắc, một đám mây lớn bọc lửa giãi sáng khắp tư bề; từ giữa nó, thấy như loài kim bóng nhoáng ra từ chính giữa lửa. Từ giữa nó, thấy giống như bốn vật sống, hình trạng như vầy: bộ giống người, mỗi con có bốn mặt và bốn cánh. Chân nó thẳng, bàn chân như bàn chân bò con đực; sáng ngời như đồng bóng nhoáng. Dưới những cánh nó, bốn bên đều có tay người; bốn con có mặt và có cánh mình như sau nầy: cánh tiếp giáp nhau khi đi, không xây lại, mỗi con cứ đi thẳng tới”.
            Phân đoạn Kinh thánh nầy mở ra với Êxêchiên đang có mặt giữa cuộc lưu đày bên dòng sông Kêba. Có người cho rằng dòng sông nầy Vua Nêbucátnếtsa đã sử dụng như một con kênh để qua lại trong vương quốc của ông ta. Người Do thái buộc phải lao động giúp đào sâu và thiết kế con kênh cho mục tiêu nầy. Vì vậy, cái điều khả thi, ấy là Êxêchiên đang lao động bên dòng sông nầy.
            Đây là địa điểm đáng ngạc nhiên dành cho một sự khải thị. Êxêchiên là một thầy tế lễ, bị gạt ra khỏi đền thờ của mình. Ông cùng những người Do thái cùng thời đang sinh sống ở bên ngoài Đất Hứa. Họ đang đào một con kênh cho vị vua đã chinh phục họ để người ta qua lại suốt cả đế quốc rộng lớn của ông ta. Tin xấu là như thế đấy; một thầy tế lễ của Đức GIÊHÔVA đang đào kênh cho vị Vua đã cướp lột đền thờ.
            Nhưng trong các hoàn cảnh nấy, Đức Chúa Trời đã tỏ mình ra: “Lời của Đức GIÊHÔVA được phán riêng cho thầy tế lễ Êxêchiên”. “Ấy là tại đó mà tay Đức GIÊHÔVA đặt trên người”. Bản thân sự hiện thấy tiếp tục tiến xa hơn những gì chúng ta đang đọc. Đây là một khải thị rất hấp dẫn có đầy đủ các tạo vật ở trên trời. Nhiều thứ Êxêchiên nhìn thấy rất là quen thuộc — các loài động vật, khuôn mặt, đôi mắt và cánh. Nhưng có nhiều thứ hoàn toàn không quen thuộc; một số hoàn toàn ở ngoài kinh nghiệm thông thường.
            Đây là sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Khải thị đầu tiên nầy có tác dụng giới thiệu cho Êxêchiên biết đến vinh quang của Đức Chúa Trời trong một chỗ bất thích nghi như vậy. Một phần mục đích là dành cho Êxêchiên nhận biết rằng những gì ông đang kinh nghiệm trong lúc nầy chưa phải là mọi sự đâu. Êxêchiên thường sống trong thế giới của sự thờ phượng, của lễ, và sự phục vụ Đức GIÊHÔVA. Nhưng giờ đây, việc đào kênh như nô lệ cho một gã tồi bại, rất dễ suy nghĩ rằng thế giới trước kia đã qua mất rồi. Thế giới ấy chẳng còn tồn tại nữa. Nhưng Đức Chúa Trời cung ứng cho Êxêchiên một khải thị và việc đầu tiên Ngài muốn Êxêchiên phải nắm bắt, ấy là có một việc gì đó khác hơn những gì ông đang kinh nghiệm.
            Tôi nhớ, khi con cái của chúng tôi hãy còn nhỏ. Chúng tôi có ba đứa con trong vòng ba năm — cả ba cùng mặc tả một lúc. Chúng tôi không hề nằm ngủ được trọn đêm, chưa hề có một khoảnh khắc yên tĩnh và mọi người dường như luôn có nhu cầu. Người ta nói cho chúng tôi biết rằng rồi đây sẽ khá hơn thôi, nhưng thành thực mà nói — chúng tôi đã không tin nơi họ. Kinh nghiệm ấy thực đến nỗi dường như công việc ấy sẽ không bao giờ kết thúc. Nhưng nó đã kết thúc. Làm cha làm mẹ của những đứa trẻ thơ ấu vốn khác biệt nhiều lắm. Tôi khởi sự chơi đùa với chúng bằng những trò mà tôi ưa thích.
            Tôi không tin rằng cuộc sống sẽ ra khác đi, vì chúng tôi có khuynh hướng nghĩ rằng những gì chúng tôi đang nếm trải là việc thực sự duy nhứt — dù tốt hay xấu. Đấy là lý do tại sao chúng ta cần được nhắc nhớ rằng còn có một việc khác nữa. Có thực tại khác đấy! Đức Chúa Trời và vương quốc của Ngài và các tôi tớ thuộc linh của Ngài. Đấy là những gì khải thị nầy cung ứng cho Êxêchiên và đó cũng là những điều mà chúng ta có cần nữa. Ở giữa mọi sự trong thế giới của chúng ta đang kêu nài sự chú ý của chúng ta, chúng ta cần phải học biết tìm kiếm cái khác ấy.
            Khi bạn sống trong cuộc lưu đày, khi mọi sự xác định cuộc sống của bạn đã bị tước đi, khi chẳng có một điều gì còn lại, những thứ mà bạn tưởng chúng làm cho cuộc đời nầy là cuộc sống có giá trị, khi bạn đang ở trong chỗ trống không, bạn có cơ hội tìm kiếm một việc khác. Bạn đang cởi mở với loại thực tại khác. Bạn đang cởi mở với Đức Chúa Trời theo một phương thức khác.
            Hãy suy nghĩ việc ấy theo cách nầy. Mong ước của bạn chỉ cho bạn tìm kiếm một việc gì đó. Sự đói chỉ cho bạn tìm kiếm thức ăn. Còn khát chỉ cho bạn tìm kiếm nước. Ước ao về tình dục chỉ cho bạn tìm kiếm sự thoả mãn về nó. Sự cô đơn chỉ cho bạn tìm kiếm một cộng đồng. Vì vậy, khi mọi sự bị tước đi, ao ước của bạn chỉ cho bạn tìm kiếm một việc khác. Bạn đáng tiếp nhận đối với Đức Chúa Trời. Đấy là một khoảnh khắc có giá trị.
            Đây là một phần của lý do ở đàng sau phần kỷ luật thuộc linh của việc tước đi mọi thứ. Một số kỷ luật thuộc linh hãy còn có, như cầu nguyện và thờ phượng. Các kỷ luật thuộc linh khác bị mất đi: như kiêng ăn và sống tách biệt. Bạn mất đi cái gì để rồi sự ao ước chỉ cho bạn thấy một việc khác. Khi bạn bước đi mà không có thức ăn, ao ước của bạn về đồ ăn vẫn còn có ở đó. Nó nhắc cho bạn nhớ rằng có điều gì đó đang ở ngoài kia mà bạn đang có cần. Nó khiến cho bạn ra đáng tiếp nhận đối với một việc gì đó khác hơn bất cứ điều chi mà bạn đang kinh nghiệm.
            Đấy là những gì cuộc lưu đày đang thực hiện cho dân sự của Đức Chúa Trời. Thật là ngẫu nhiên, chúng ta cũng không ở quá xa đối với truyền thống. Đó là bốn mươi ngày, không kể những ngày Chúa nhật, trước Lễ Phục Sinh. Đôi khi người ta chọn thêm thắt cái gì đó như một cách tìm kiếm sự nối kết với Đấng Christ trong suốt mùa lễ ấy. Có thể đó là việc có ý nghĩa nhất để làm vì nó có thể mở ra cho bạn thấy những gì Đức Chúa Trời đã tỏ ra cho Êxêchiên. Sự sống thì có nhiều thứ hơn những gì bạn đang nếm trải trong lúc bây giờ.
            Bạn đang kinh nghiệm điều gì ngay bây giờ? Nan đề về tài chánh? Thành công về tài chánh? Xung đột trong quan hệ? Một cuộc tình mới? Cuộc tình cũ? Nhàm chán? Làm ăn? Dù tốt hay xấu hay đâu đó ở giữa thì chẳng thành vấn đề. Mọi vụ việc của Đức Chúa Trời có thực là một lời giải thích đến sau chăng? Đó là mối nguy hiểm của thế giới mà chúng ta đang sinh sống trong đó.
            Các kinh nghiệm của chúng ta thường đích thực hơn thực tại thuộc linh mà Êxêchiên đang nom thấy. Vì vậy, chúng ta cần phải tìm kiếm nó. Chúng ta cần phải tỉnh thức về nó. Chúng ta cần phải mở lòng ra đối với sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Hãy dành thì giờ trong sự yên tĩnh. Hãy tắt hết điện thoại và máy tính của bạn đi. Hãy khoan dùng bữa để cầu nguyện đã. Hãy mở lòng ta đối với thực tại Đức Chúa Trời là điều đôi khi khó nhìn thấy lắm, nhưng luôn luôn có ở đó cho chúng ta đặng tìm kiếm.
            Hãy tìm kiếm một việc khác.
Đaniên chỉ cho chúng ta thấy một Đấng cả thể hơn
            Chúng ta đã nhìn qua Êxêchiên. Giờ đây, tôi muốn chúng ta suy nghĩ về vị tiên tri khác, là người đã viết trong suốt thời kỳ lưu đày và đó là Đaniên. Ông vốn khác biệt đối với Êxêchiên. Êxêchiên là một thầy tế lễ. Ông là một con người của tôn giáo. Ông đã lập gia thất. Ông có kinh nghiệm. Đaniên là một thanh niên. Ông là một người mới đến và là một con người trẻ tuổi sáng láng với một tương lai đầy hứa hẹn ở trước mặt mình. Ông bị đưa sang Babylôn lần thứ nhứt dân sự bị phát vãn vì ông có nhiều ưu thế. Babylôn cần người giỏi nhất và sáng láng nhất để làm việc cho họ.
            Êxêchiên đi từ chỗ là một thầy tế lễ tại đền thờ của Đức Chúa Trời Chí Cao trong thành thánh Jerusalem đến chỗ đào kênh cho vị vua gian ác xứ Babylôn. Thuộc về ông là con đường ô nhục. Kinh nghiệm của Đaniên thì ngược lại. Ông khởi sự là một thanh niên trẻ tuổi lanh lợi với chẳng có một triễn vọng nào trong một xứ sở rừng rú sa vào chỗ hỗn độn rồi trở thành một phụ tá cho nhân vật quyền uy nhất trong thế giới thời bấy giờ. Câu chuyện của ông là từ miếng giẻ rách đến chỗ giàu có. Đaniên là thanh niên có cách cư xử tốt đẹp nhất vào lứa tuổi của ông trong thế gian.
            Nhưng Đaniên là một người Do thái. Ông vẫn thờ lạy Đức GIÊHÔVA. Khi chúng ta đọc câu chuyện của ông, chúng ta tự hỏi ông giữ như thế được bao lâu khi ông dấy lên đẳng cấp cao trong xứ Babylôn. Thắc mắc dành cho Đaniên là không biết ông có bán đi những gì chỉ ra một người Do thái để tối đa hoá sự thành công của mình!?! Liệu ông có thôi không là một người trong dân sự Đức Chúa Trời để trở thành một người trong dân sự của xứ Babylôn?
            Câu trả lời đầy cảm hứng xuyên suốt cả sách là “không”. Đaniên không thôi không thờ lạy Đức GIÊHÔVA. Ông cứ giữ lòng trung tín bằng những phương thức thật khó tin. Chúng ta sẽ nhìn vào một câu chuyện sáng nay như một trường hợp chính. Ở điểm nầy, Đaniên đã lên đến một địa vị tột bực dưới quyền Vua Đariút xứ Babylôn. Ông là một trong ba người trực tiếp gặp mặt nhà vua. Nhưng một người ngoại bang đạt tới địa vị cao tột ấy là một sự nhức nhối đối với một số người. Vì vậy, họ đã âm mưu gạt bỏ ông.
            Số người nầy đã yêu cầu Vua Đariút ký một đạo luật cho rằng không ai được phép thờ lạy bất kỳ thần nào khác trong ba mươi ngày, án phạt sẽ là sự chết. Họ vốn biết rõ Đaniên sẽ không tuân theo lịnh ấy. Và ông đã không tuân theo. Giống như ông luôn luôn làm, Đaniên quì gối xuống hướng về thành Jerusalem mà cầu nguyện ba lần một ngày. Vì vậy, họ bắt lấy ông rồi điệu ông đến nhà vua. Và nhà vua buộc phải hình phạt Đaniên bằng cách ném ông vào một cái hang với nhiều sư tử ở đó. Đây là những gì xảy ra.
            Đaniên 6:16-23:Bấy giờ vua truyền điệu Đa-ni-ên đến, và phải ném người vào hang sư tử. Vua cất tiếng nói cùng Đa-ni-ên rằng: Đức Chúa Trời ngươi là Đấng ngươi hằng hầu việc, sẽ giải cứu ngươi. Người ta bèn đem đến một hòn đá chận nơi cửa hang, và vua đóng ấn mình cùng ấn các đại thần nữa, hầu cho không có điều gì thay đổi được về Đa-ni-ên. Sau đó, vua trở về cung mình, và suốt đêm kiêng ăn, cũng không đem bạn nhạc đến trước mặt mình, và vua không ngủ được. Đoạn, vua dậy sớm, khi hừng sáng, vội vàng đi đến hang sư tử. Khi vua đến gần hang, lấy giọng rầu rĩ mà kêu Đa-ni-ên; vua cất tiếng nói cùng Đa-ni-ên rằng: Hỡi Đa-ni-ên, tôi tớ Đức Chúa Trời hằng sống! Đức Chúa Trời ngươi mà ngươi hằng hầu việc có thể giải cứu ngươi khỏi sư tử được chăng? Bấy giờ Đa-ni-ên tâu cùng vua rằng: Hỡi vua, chúc vua sống đời đời! Đức Chúa Trời tôi đã sai thiên sứ Ngài, và bịt miệng các sư tử, nên chúng nó không làm hại chi đến tôi, bởi tôi đã được nhận là vô tội trước mặt Ngài. Hỡi vua, đối với vua cũng vậy, tôi chẳng từng làm hại gì. Bấy giờ vua mừng rỡ lắm, và truyền đem Đa-ni-ên lên khỏi hang. Vậy Đa-ni-ên được đem lên khỏi hang, và người ta không thấy một vết tích nào trên người, bởi người đã nhờ cậy Đức Chúa Trời mình”.
            Đaniên đã có mặt trong xứ Babylôn. Ông là nhật vật quyền lực thứ nhì trong thế giới thời bấy giờ. Nhưng ông cũng là một người Do thái và rất trung tín đối với Đức GIÊHÔVA — là Đấng dựng nên trời và đất. Hiển nhiên, ông đã đối diện với cuộc xung đột giữa thế lực Babylôn và quyền phép Đức Chúa Trời của ông. Ông đã đối mặt với một cuộc phấn đấu về quyền lực.
            Mọi sự trong kinh nghiệm của Đaniên cho thấy rằng nhà vua xứ Babylôn thì có quyền lực nhiều hơn thần của dân Israel. Babylôn đã chinh phục xứ Israel. Họ đã hủy diệt đền thờ. Mọi sự trong thành công cá nhân của Đaniên đều thích ứng với quyền lực của Babylôn. Sự thực cho thấy rằng đời sống ông tốt lành như thế dường như chẳng phù hợp với Đức GIÊHÔVA — dường như nó rất phù hợp với xứ Babylôn.
            Nhưng ở bề mặt của cuộc xung đột quyền lực nầy, Đaniên chọn Đức GIÊHÔVA. Ông đưa ra quyết định nói ra một việc rất rõ ràng. Sự lựa chọn của ông tuyên bố rằng ông nghĩ Đức GIÊHÔVA có quyền lực nhiều hơn vua xứ Babylôn. Đó là một việc thật can trường mà Đaniên công bố ra. Chẳng có chứng cớ nào về sự ấy là thực cả.
            Đaniên tin cậy một Đấng lớn lao hơn nhân vật quyền lực nhất trong thế giới của ông. Khi ông dám công bố như thế, ông nhắc cho các phu tù khác nhớ rằng có quyền phép cao hơn thế lực của Babylôn. Ông nhắc cho chúng ta nhớ đến cùng một việc. Ông nhắc cho chúng ta nhớ rằng chúng ta đang thờ lạy một Đức Chúa Trời, Ngài lớn lao và có quyền phép hơn các thế lực mạnh nhất trong thế giới của chúng ta. Và khi Đaniên tin cậy nơi Đức Chúa Trời ấy, chúng ta được mời làm theo cùng một việc đó: tin cậy vào Đấng lớn lao hơn.
            Xã hội của chúng ta đang thờ lạy rất nhiều thần. Phần nhiều trong số chúng rất có quyền lực. Khi có nhiều tiền bạc trong xã hội cung ứng cho bạn quyền lực để làm nhiều việc khác nhau. Bạn có thể ăn uống khác đi, bạn có thể đi nghỉ theo cách khác, bạn có thể ăn mặc khác đi, bạn có thể giao tiếp với nhiều người khác. Tiền bạc là vị thần quyền lực trong xã hội của chúng ta.
            Có học vấn cao trong xã hội, điều nầy cung ứng cho bạn nhiều quyền lực. Nếu bạn nhập học một trường có hạng rồi có được loại học vị xứng đáng và tự biệt mình riêng ra theo một tư thế nào đó, khi ấy mở ra nhiều cánh cửa. Nó có thể dẫn tới nhiều cơ hội cho tay nghề, thành công về tài chánh, và sự tôn trọng trong cộng đồng. Học vấn là một vị thần quyền lực trong xã hội của chúng ta.
            Có những cái khác nữa: diện mạo cá nhân, quan hệ xã hội, thành tựu nghề nghiệp đặt tên tuổi cho một số người. Xã hội của chúng ta đầy dẫy với các vị thần đầy quyền lực. Và nếu các thần đó là những thứ đầy quyền lực ở chung quanh, khi ấy chiến lược của bạn dành cho cuộc sống thật là đơn giản. Hãy hình dung ra thần nào bạn có cơ hội ở gần một bên mình. Hãy chọn một vị thần để làm đẹp lòng và đấy là cách thức bạn sống đời sống của mình.
            Có phải bạn sống cuộc sống của mình theo cách ấy chăng? Có phải bạn bị cám dỗ phải sống theo cách đó? Đây là những gì chúng ta cần phải biết rõ. Có Đấng lớn lao hơn. Có một Đức Chúa Trời quyền phép của Ngài thì lớn lao hơn. Có Đấng luôn chăm sóc bạn còn đầy đủ hơn là tiền bạc hay học vấn hoặc dễ nhìn hay sự thành tựu có thể chăm sóc. Và nếu bạn chọn lấy Đức Chúa Trời quyền lực nhất, Ngài là Đấng mà bạn nên chọn lấy.
            Đaniên tiếp tục nói tiên tri rằng ngay cả vua của xứ Babylôn sẽ bị đánh bại. Và nhà vua sau ông ta sẽ bị đánh bại đúng kỳ, và vị vua sau ông ta nữa, và cứ thế. Nhưng có một vị vua sự trị vì của Ngài sẽ không bao giờ bị hủy diệt. Ngài là vì vua mà Đức GIÊHÔVA sẽ phái đến.
            Đây là những tin tức tốt lành. Các thần của xã hội chúng ta rất có quyền lực, nhưng họ không biết đến thương xót. Bao lâu bạn phục vụ họ, họ sẽ lo toan cho bạn. Nhưng nếu như bạn phạm lỗi, bạn sẽ bị đem đi thiêu. Nếu bạn không có tiền bạc hay học vấn hoặc dễ nhìn hay bất kỳ việc nào khác nữa, các thần ấy sẽ không cung ứng cho bạn một giây liếc nhìn. Nhưng GIÊHÔVA Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của sự yêu thương và đầy lòng thương xót. Ngài sẽ chăm sóc cho bạn bất luận bạn là ai.
            Đừng thờ lạy các thần của xã hội chúng ta. Họ không lâu dài đâu. Dường như là họ sẽ trường tồn đấy. Không một người nào trong xứ Babylôn dám tưởng tượng rằng vương quốc của họ sẽ suy sụp. Vương quốc ấy không thể bị đánh bại được cho tới chừng nó bị người Batư đánh bại. Các thần của xã hội chúng ta dường như là họ có quyền lực nhất ở đó. Nhưng không phải như vậy đâu. Còn có Đấng lớn lao hơn.
            Trong thời kỳ lưu đày, chúng ta học biết rằng có một việc còn nhiều hơn những gì chúng ta đang kinh nghiệm nữa kìa. Chúng ta tìm kiếm một việc khác. Trong thời kỳ lưu đày, chúng ta học biết rằng có quyền lực còn lớn lao hơn quyền lực chúng ta đang nhìn thấy. Chúng ta có thể tin cậy Đấng lớn lao hơn.
Giêrêmi chỉ cho chúng ta thấy thời kỳ sau nầy
            Chúng ta đang ở trên cơn lốc của các vị tiên tri thuộc thời kỳ lưu đày. Sau khi nhìn vào Êxêchiên rồi tới Đaniên, giờ đây chúng ta sẽ nhìn vào Giêrêmi. Hiển nhiên ông khởi sự nói tiên tri trước khi thành Jerusalem bị hủy diệt. Sứ điệp chính của ông, ấy là thành phố sẽ bị hủy diệt. Đức Chúa Trời đã yêu cầu ông giúp cho nhà vua thời bấy giờ nhận ra rằng chính ý muốn của Đức Chúa Trời mà thành Jerusalem phải sụp đổ. Nhưng không một ai muốn tin ông cả. Đây không phải là một sứ điệp được lòng người.
            Khi thành Jerusalem bị hủy diệt, Giêrêmi bị bỏ lại ở đàng sau. Ông phải ở lại với người nghèo trong một thời gian ngắn và rồi, ông đi xuống Aicập thay vì phải đi đày. Ông là một tiên tri thật. Ông đã sống bên lề của xã hội. Phần lớn dân sự đều chẳng tin cậy ông. Dân sự luôn tìm cách thủ tiêu ông. Ông luôn là vấn đề. Giêrêmi có nhiều việc phải nói với dân sự của Đức Chúa Trời về lý do tại sao cuộc lưu đày đã diễn ra, những gì phải làm trong cuộc đày ải đó, và làm thế nào để chịu đựng. Nhưng một trong số các câu nói mạnh mẽ nhất của ông không đến trong phần mô tả cuộc lưu đày, mà đến trong việc nói tới cuộc tương lai.
            Giêrêmi 31:31-34: Đức Giê-hô-va phán: Nầy, những ngày đến, bấy giờ ta sẽ lập một giao ước mới với nhà Y-sơ-ra-ên và với nhà Giu-đa. Giao ước nầy sẽ không theo giao ước mà ta đã kết với tổ phụ chúng nó trong ngày ta nắm tay dắt ra khỏi đất Ê-díp-tô, tức giao ước mà chúng nó đã phá đi, dầu rằng ta làm chồng chúng nó, Đức Giê-hô-va phán vậy. Đức Giê-hô-va phán: Nầy là giao ước mà ta sẽ lập với nhà Y-sơ-ra-ên sau những ngày đó. Ta sẽ đặt luật pháp ta trong bụng chúng nó và chép vào lòng. Ta sẽ làm Đức Chúa Trời chúng nó, chúng nó sẽ làm dân ta. Chúng nó ai nấy sẽ chẳng dạy kẻ lân cận mình hay là anh em mình, mà rằng: Hãy nhận biết Đức Giê-hô-va! vì chúng nó thảy đều sẽ biết ta, kẻ nhỏ cũng như kẻ lớn. Đức Giê-hô-va phán: Ta sẽ tha sự gian ác chúng nó, và chẳng nhớ tội chúng nó nữa”.  
            Giêrêmi khởi sự: “Nầy, những ngày đến”. Đây là một trong những việc mà Đức Chúa Trời đã yêu cầu các vị tiên tri phải làm: ấy là nói về cuộc tương lai. Hãy nói cho người ta biết điều chi sẽ xảy ra.
            Cùng lúc với thành Jerusalem bị hủy diệt, rõ ràng là phương thức sống cũ đã không còn có hiệu quả nữa. Đức Chúa Trời đã chọn một dân. Ngài đã ban cho họ đất đai. Ngài đã ban cho họ luật pháp để dẫn dắt họ. Ngài đã ban cho họ các nhà lãnh đạo. Ngài đã ban cho họ các vị vua lỗi lạc. Nhưng điều đó không có hiệu quả. Họ không thể song hành với mọi đòi hỏi của Đức Chúa Trời. Cuộc sống không hiệu quả như nó vốn được dự trù. Những sắp đặt mà Đức Chúa Trời đã thực hiện qua Ápraham và Môise đã không tạo ra những kết quả như mong muốn. Dân sự của Đức Chúa Trời không làm nguồn phước cho các nước. Các nước ấy sẽ chinh phục họ. Người Do thái đã đụng đến tầng đáy. Họ cần một cái gì đó mới mẻ hơn.
            Và đấy là điều mà Giêrêmi đã hiến cho họ. Ông nói cho họ biết rằng Đức Chúa Trời có những chương trình để ban cho họ một giao ước mới. Họ đã thất bại với giao ước cũ, vì vậy Đức Chúa Trời sẽ thay thế nó với một giao ước mà họ sẽ không thất bại nữa. Ngài sẽ đặt luật pháp vào trong lòng họ. Ngài sẽ tha thứ tội lỗi của họ. Ngài sẽ ban cho họ sự hiện diện thường trực của Ngài. Ngài sẽ ban cho họ một lai lịch chắc chắn: họ sẽ trở thành dân sự của Đức GIÊHÔVA. Và Ngài sẽ là Đức Chúa Trời của họ.
            Những người lưu đày cần phải biết rằng có việc khác thực sự hơn những gì họ đang kinh nghiệm. Họ cần phải biết có Đấng lớn lao hơn những thế lực đang buộc họ làm nô lệ. Và họ cần phải biết rằng có một việc đến sau sẽ là tốt hơn. Họ cần một việc để nhìn tới đàng trước mà trông mong. Họ cần sự trông cậy.
            Đây là những gì chúng ta cũng cần đến nữa. Chúng ta tin trong lòng rằng cuộc sống đang vận hành, nhưng hãy quan sát mọi tin tức trong một lúc thôi. Có những việc không tác động theo như chúng được dự trù. Chúng ta đang giết chóc lẫn nhau. Chúng ta đang bắt nhau làm nô lệ. Chúng ta đang đói kém, đang tổn thương, và đổ vỡ. Chúng ta cần phải biết rằng Đức Chúa Trời có những chương trình dành cho tương lai của chúng ta. Chúng ta cần phải biết rõ Đức Chúa Trời sẽ hành động trong lịch sử, trong thế giới nầy, để sửa ngay lại mọi việc. Và đấy chính xác là những gì được truyền cho biết. Chúng ta được truyền cho biết phải trông mong một việc đến sau kia.
            Sứ điệp nầy thực sự có quyền lực khi mọi sự đã sụp đổ ở chung quanh bạn. Các Cơ đốc nhân đầu tiên bám vào lời hứa tái lâm của Đấng Christ với sự trông cậy tuyệt đối. Nếu bạn đang nếm trải một việc khó, thế thì bạn thực sự đang tán thưởng việc biết rõ rằng có một việc gì đó sẽ xảy đến. Thời kỳ nhọc nhằn thường cảm thấy chúng sẽ không kết thúc, và lời hứa một việc đến sau kia có thể nâng đỡ bạn.
            Nhưng một số người trong các bạn chưa nếm trải thời kỳ nhọc nhằn trong lúc bây giờ. Có những việc khó chịu trong đời sống của các bạn, nhưng các bạn không mô tả đó là thời kỳ nhọc nhằn. Khi đó là trường hợp, cần phải nhận lãnh nhiều nhọc nhằn hơn mới nhìn tới đàng trước. Tại sao phải kỳ vọng vào một việc đến sau, khi những gì đang diễn ra giờ đây là tốt lành chứ? Đấy là chỗ mà nhiều Cơ đốc nhân thấy rõ trong lòng họ. Nói tới việc Đấng Christ tái lâm thì họ sẽ cảm thấy còn xa vời lắm. Điên mới cảm nhận như vậy.
            Nhưng đối với chúng ta, sống vào thời điểm chúng ta đang sống trong lịch sử, cuộc sống đức tin là cuộc sống trông đợi Đấng Christ tái lâm. Một trong những lầm lỗi to lớn nhất chúng ta phạm phải là chỉ cố gắng và biến cuộc sống ra tốt hơn thôi. Gom mọi sự lại, tập trung vào ở đây và bây giờ, sử dụng hết năng lực của chúng ta tìm cách biến cuộc sống sao cho có hiệu quả. Đấy là một lỗi lầm vì đời nầy chỉ là tạm bợ mà thôi. Đời nầy rồi cũng qua. Một việc sẽ đến đang tới đến. Mọi sự chúng ta làm cần phải nhắm vào thực tại là có một đời khác đang tới đến.
Phần kết luận
            Chúng ta đã khởi đi bằng cách xem xét một người Ấn độ tên là Pi, anh chàng nầy đã sống sót trong một vụ đắm tàu. Anh ta hình dung ra cái gì còn lại khi mọi sự đều bị tước đi hết. Anh ta kết thúc bằng cách xây qua Đức Chúa Trời  và dâng mình cho các mục đích của Đức Chúa Trời. Khi mọi sự bị mất hết, anh ta đã ngước mắt nhìn lên.
            Dân sự của Đức Chúa Trời đã sống 70 năm trong cuộc lưu đày. Họ đã bị tước lột hết mọi sự. Và trong thời kỳ lưu đày của họ, họ đã trở thành một loại người rất khác biệt. Họ đã học biết một số bài học. Họ đã học biết tìm kiếm một việc khác: có nhiều thứ cho cuộc sống của họ hơn là những gì họ đang kinh nghiệm. Họ đã học biết tin cậy một Đấng lớn lao hơn: vô luận nhà vua Babylôn đầy quyền lực cở nào đi nữa, Đức Chúa Trời của họ là mạnh mẽ hơn. Và họ đã học biết trông mong một việc sắp tới: điều nầy sẽ không làm trường hợp cho đến đời đời; Đức Chúa Trời có những chương trình phải làm vì cớ họ trong tương lai.
            Thắc mắc cụ thể của chúng ta là: “Điều chi xảy ra khi mọi sự bị tước lột hết?” Đây là một câu hỏi rất quan trọng.
            Một số người trong chúng ta cảm thấy như chúng ta đã có mọi sự bị tước lột hết rồi vậy. Nhưng có nhiều người trong chúng ta lại không ở tại chỗ đó. Vì có nhiều người trong chúng ta hôm nay chỉ là ngày Chúa nhật trong một chuỗi ngày dài mà thôi. Có thể nhiều việc là quan trọng. Phần lớn những việc là quan trọng và có việc thì nhọc nhằn. Đó là một hỗn hợp và có lẽ chúng ta sẽ không mô tả đời sống chúng ta là đang sống trong cuộc phu tù.
            Tôi nhớ khi một Cơ đốc nhân trẻ tuổi lắng nghe các bài giảng nói về các cảnh ngộ khó khăn rồi tự hỏi tôi có giữ được đức tin không nếu cuộc sống của tôi trở nên thực sự khó khăn và tôi đối diện với thứ hoàn cảnh nhọc nhằn. Tôi không lo về việc ấy nhiều nữa. Tôi đã trải qua đủ để tôi thấy đức tin của mình lớn lên trong các thời điểm ấy. Giờ đây, tôi lo về việc cứ tiếp tục trong đức tin khi mọi việc ra dễ thở hơn. Liệu tôi có còn nhớ tới Đức Chúa Trời khi đời sống tôi dễ thở hơn chăng?
            Cuộc phu tù đã cung ứng cho dân sự của Đức Chúa Trời cơ hội để tiếp thu các bài học nầy. Chúng ta cần phải tiếp thu chúng bất chấp những gì chúng ta đang kinh nghiệm. Chúng ta đang sống trong một thế giới ở mọi chiều hướng đều gom về một trong các lẽ thật nầy. Thế giới chúng ta sinh sống trong đó nói cho chúng ta biết rằng có mọi sự ở chỗ nầy đây. Thế giới chúng ta sinh sống ở trong đó nói cho chúng ta biết rằng các thần của xã hội chúng ta là các thần quyền lực nhất ở đó. Thế giới mà chúng ta đang sinh sống trong đó nói cho chúng ta biết rằng bây giờ là mọi sự mà chúng ta đang sở hữu.
            Liệu những ý tưởng nầy có ăn luồn vào trong đời sống của bạn không? Có phải bạn tập trung vào những gì dường như là thực tế ở đây không? Có phải bạn chỉ nhắm vào thứ quyền lực đang cai trị thế giới nầy? Có phải bạn đưa ra những quyết định chỉ dựa theo đời nầy mà thôi: cái ở đây và bây giờ. Có thể bạn không cảm thấy như mình đang ở trong cuộc phu tù, nhưng nếu bạn có đức tin nơi Chúa Jêsus, bạn chưa về đến quê hương. Bạn đang sống như bạn không có chỗ để thuộc về. Bạn cần phải sống trong Đất Hứa kia. Và đây chẳng phải là Đất ấy.
            Chúng ta không thể tin theo mọi lời dối trá của thế gian nầy. Chúng rất là nguy hiểm. Mọi sự chẳng phải là có ở đây đâu — còn một việc khác kia. Các thần của xã hội chúng ta hết thảy không phải là đầy quyền lực đâu — có Đấng lớn lao hơn. Bây giờ không phải là mọi sự chúng ta sở hữu — có một việc đang tới sau.
            Và vì vậy, chúng ta đang sống ở giữa mọi lời dối trá song hãy chọn tin theo lẽ thật. Chúng ta nhắc cho nhau nhớ tới những gì chúng ta biết là sự thực. Chúng ta đang trông mong thực tại của Đức Chúa Trời. Chúng ta tin cậy Đức Chúa Trời có quyền lực mạnh hơn bất kỳ thần nào khác trong xã hội của chúng ta và chúng ta trông mong Đức Chúa Trời hành động trong lịch sử hầu hoàn tất lời hứa của Ngài. Chúng ta đang trông đợi Chúa Jêsus tái lâm.
            Khi mọi sự bị tước lột hết, mọi sự bạn có thể làm là tìm kiếm một việc khác kia, tin cậy vào Đấng lớn lao hơn, rồi trông mong việc sắp tới kia. Nguyện chúng ta tiếp thu các bài học đó trong thời kỳ phu tù của chúng ta. Và nguyện chúng ta chẳng chóng thì chày sẽ về đến quê hương. Lạy Chúa Jêsus, xin hãy mau đến.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét