MỘT QUÊ HƯƠNG ĐƯỢC BAN CHO:
NHU CẦN MỘT VÌ VUA
Mary
Gordon, một nhà văn, thuật lại câu chuyện nầy:
Trưa tháng 8, trời nắng nóng. Tôi gặp
10 người ăn tối hôm đó. Không một ai hiến cho tôi một chút giúp đỡ nào hết. Tất
nhiên, tôi cảm thấy mình giống như một nạn nhân, như ai đó hứng chịu trong căn
bếp hực nóng vào một ngày tháng 8. (Thật là quan trọng khi nhớ tới thói quen xưng
công bình của người có tánh nóng giận thường có thói quen xem mình là nạn
nhân). Tôi bị băm, bị kích động, phải khom người xuống một ngọn lửa thấp, và chỉ
có một mình, một mình! Hơi nóng của lò nướng là Lò Luyện Tội của tôi, là lò thử
thách của tôi.
Mẹ tôi và các con của tôi nghĩ đây
là thời điểm rất tốt cho sự bất tuân. Họ vào ngồi trong xe rồi từ chối không
nhúc nhích cho tới chừng tôi đưa họ đi bơi. Giờ đây, con cái của tôi đang ở độ
tuổi dễ xúc động lúc bấy giờ, một đứa bảy tuổi và một đứa bốn tuổi. Mẹ tôi thì
78 tuổi và, trừ ra cách nói năng của bà, được mô tả như là tàn tật. Họ nghiêng
người lên nhấn kèn và kêu tên tôi qua cửa xe, đến nỗi mấy người hàng xóm đều
nghe thấy, nhắc cho tôi nhớ tới lời hứa phải đưa họ đến hồ bơi.
Có những thời điểm chắc chắn khi có
một câu nói mà người ta hay dùng tự nó toát ra trong chỗ loạng choạng và đây là
một trong số chúng. Tôi quên mất rồi. Tôi quên cả bản thân mình.
Phần nhiều
người trong chúng ta tìm cách kềm chế cơn giận dưới tấm chăn suốt thôi, nhưng
ngay cả hạng người hoà nhã nhất giữa vòng chúng ta cũng quên phứt nó trong một
lúc. Ở trung tâm sách Các Quan Xét, có một người không còn biết đến nó nữa. Vì
ông đánh mất nó, cuộc đời của ông phải chuyển vào một ngã rẻ rất tồi tệ. Thực vậy,
khi ông đánh mất nó, cả dân tộc Israel
phải lâm vào ngã rẻ quyết định tồi tệ đó. Cách chúng ta đáp ứng với một thế giới
từ chối không cộng tác với chúng ta có hàm ý rất lớn không những cho đời sống
chúng ta mà còn cho đời sống của những người mà chúng ta ảnh hưởng nữa. Một nhận
định về sách Các Quan Xét giúp chúng ta tìm kiếm một câu trả lời cho thắc mắc: “Tôi phải làm gì với
cơn giận của tôi?”
Sách
Các Quan Xét
Sách Các
Quan Xét sẽ không phải là mới mẻ với ai trong quí vị có mặt tại Hội thánh nầy
trong suốt hai năm qua, ít nhiều gì thì tôi cũng đã giảng luận về sách ấy trong
khoảng thời gian đó. Có người đã hỏi tôi lý do tại sao tôi chọn sách Các Quan
Xét. Tôi chọn sách ấy chủ yếu là vì trong ánh sáng của toàn bộ câu chuyện trong
Kinh thánh, sách Các Quan Xét làm nổi bật nhu cần của chúng ta về Đấng Christ, là
nhà vua mà quyển sách dự kiến. Ngay cả nếu chúng ta không ở trong tình trạng cấp
bách, chúng ta cần phải lo liệu nhu cần của mình về Đấng Christ. Vì lẽ đó, tôi đã
gọi toàn bộ loạt bài là: “Có Một Việc Cần Mà Thôi” — Đấng Christ, tất
nhiên, là việc rất cần thiết.
Sách Các
Quan Xét nhắm ngay chỗ mà sách Giôsuê chừa lại. Sách Giôsuê phác hoạ cuộc chinh
phục Đất Hứa của Israel
dưới quyền của Giôsuê. Dân Do thái ở vào tình trạng tốt đẹp dưới thời Giôsuê. Tuy
nhiên, khi Giôsuê rời khỏi bối cảnh, có nhiều việc chừa lại chưa làm xong, và không
có Giôsuê , Israel gần như không làm được gì hết.
Dân Do thái thất bại không đánh đuổi cư dân của xứ rồi thờ lạy các thần của xứ
thay vì Đức GIÊHÔVA. Chúa mặc lấy quyền phép
cho một loạt Các Quan Xét, hay cấp lãnh đạo chi phái, để chinh phục các dân tộc
còn chừa lại, nhưng mỗi lần sau khi Chúa giải cứu dân sự Ngài, họ liền trở lại
với các tà thần của họ. Quyển sách đánh dấu bảy vị Quan Xét chính, nhưng ngay cả
các quan xét cũng đã trở nên hủ bại. Ba vị Quan Xét chính đầu tiên rất là thành
công, nhưng ba vị sau cùng chỉ đạt được phần nào đó thành công mà thôi.
Với thất bại
của cấp lãnh đạo chi phái, người ta trông mong nơi chi phái Lêvi, là lương tâm
thuộc linh của dân tộc, đến để giải cứu. Nhưng phần cuối của quyển sách nhấn mạnh
đến thất bại to lớn của chi phái Lêvi. Dân sự đang thất vọng. Các quan xét thất
bại. Chi phái Lêvi thất bại. Đến cuối sách, khoảng bốn trăm năm sau khi Giôsuê lãnh
đạo dân sự vào trong Đất Hứa, dân Do thái đã bị rơi vào vòng xoắn hỗn loạn về mặt
thuộc linh, về mặt đạo đức, và về mặt xã hội.
Quan
Xét chủ chốt
Quyển sách đưa
ra một cấu trúc cân đối có ba phần: Phần mở đầu có hai phần, phần thân bài, và
phần kết có hai phần:
Phần mở đầu: Thất bại của các chi phái
A Phần mở đầu về mặt chính trị: Dân Do thái với
dân Canaan; thành công có một phần (1:1-2:5)
B Phần mở đầu về mặt thần học: Tình trạng thờ lạy
hình tượng phổ biến (2:6-3:6)
Phần thân bài: Thất bại của các Quan Xét
C Ốtniên: Vợ của người Israel thúc đẩy sự thành
công (3:7-11)
D Êhút: Sứ điệp cho nhà vua, giết người Môáp nơi
chỗ cạn của sông Giôđanh (3:12-31)
E Đêbôra: Người nữ Giaên giết Sisêra và kết
thúc chiến tranh (4:1-5:31)
F Ghiđêôn:
a
Đứng nghịch cùng tình trạng thờ lạy hình tượng (6:1-32)
b
Ghiđêôn đánh nhau với dân xứ Canaan (6:33-7:25)
b’ Ghiđêôn với dân Do thái (8:1-21)
a’ Sa vào tình trạng thờ lạy hình tượng
(8:22-32)
E’ Abimêléc:
“một người nữ”
giết Abimêléc và kết thúc cuộc chiến (9:1-56)
D’ Giépthê:
Sứ điệp cho nhà vua, giết người Épraim tại chỗ cạn của sông Giôđanh (10:6-12:15)
C’ Samsôn: Những
người nữ ngoại bang thúc đẩy sự sụp đổ
(13:1-16:31)
Phần kết luận: Thất bại của chi phái Lêvi
B’ Phần kết
về mặt thần học: Thờ lạy hình tượng tràn lan
(17:1-18:31)
A’ Phần kết
về mặt chính trị: Dân Do thái với Dân Do thái; thất bại hoàn toàn (19:1-21:25)
Ghiđêôn là
quan xét chủ chốt. Trước ông, các Quan Xét lãnh đạo dân Do thái vào cuộc chiến
chống lại dân xứ Canaan, và không ai trong các Quan Xét được ghi lại là người
thờ lạy hình tượng. Ghiđêôn chiếm lấy chỗ đứng chống lại tình trạng thờ lạy
hình tượng và tương tự đánh bại những kẻ thờ lạy hình tượng, nhưng rồi ông xây
gươm mình nghịch lại chính dân tộc mình rồi sa vào tình trạng thờ lạy hình tượng.
Israel như một tổng thể kết thúc ở chỗ Ghiđêôn đã hoàn tất: sa bại bởi tình trạng
thờ lạy hình tượng và chiến tranh chống lại đồng bào Do thái. Câu chuyện nói tới
Ghiđêôn, nằm ngay trọng tâm của cấu trúc, là mô hình cho cả sách. Câu chuyện của
ông, trong nhận định của sách Các Quan Xét, xứng đáng được xem xét cách đặc biệt.
Câu
chuyện nói tới Ghiđêôn
Khi Chúa
kêu gọi Ghiđêôn đi giải phóng dân Israel ra khỏi dân Mađian, Ghiđêôn đang trốn
tránh họ. Không cần phải nói, Ghiđêôn từ từ nắm lấy phần việc. Tuy nhiên, Chúa
rất kiên nhẫn và bền đỗ. Vì nan đề lớn lao của Israel không phải là dân Mađian mà
là sở thích của nó đối với các thần khác, phần việc thứ nhứt của Ghiđêôn là phá
đỗ bàn thờ tà giáo của cha mình rồi thay thế chúng với bàn thờ để thờ lạy Đức GIÊHÔVA.
Sau khi
thách thức những cách thờ phượng trong chính gia đình mình, Ghiđêôn tập hợp một
đội quân để giao chiến với dân Mađian. Ông tập trung một đội quân lại, nhưng ông
không thể tập trung được lòng can đảm của chính mình. Đức GIÊHÔVA đã hứa chiến thắng, song Ghiđêôn có một thử
nghiệm dành cho Chúa. Mặc dù phương pháp của ông tự nhiên là theo kiểu cách tà
giáo, trải một bộ lông chiên ra rồi kiểm tra sương vào ban sáng và không có sương
cho ngày hôm sau, Chúa chiếu cố đến vị tướng lãnh có tánh chần chừ nầy rồi giải
quyết xong những thử nghiệm ngớ ngẩn nầy.
Chúa, sau
khi đã trải qua thử nghiệm của Ghiđêôn, giờ đây đang thử nghiệm Ghiđêôn, dạy dỗ
ông phải giảm quân số đội binh của mình chỉ còn 300 người để bảo hộ Ghiđêôn và
phần còn lại của dân Do thái tránh đi sự kiêu ngạo. Vẫn còn lo sợ, Ghiđêôn, nơi
sự giục giã của Chúa, lẽn vào trại quân của người Mađian và nghe được một người
giải thích điềm chiêm bao của đồng đội, ý nói rằng Ghiđêôn sẽ đánh bại dân Mađian.
Với việc nhìn biết đó, Ghiđêôn sấp mình xuống đặng thờ lạy, đánh dấu đỉnh cao
thuộc linh của sách Các Quan Xét. Từ đó, Ghiđêôn, được Chúa mặc lấy quyền phép
cho, lãnh đạo binh đội của mình đi đến chiến thắng dân Mađian và khiến cho hai
vua của nó là Xêbách và Xanhmuna phải trốn chạy. Ghiđêôn thực hiện việc truy
kích, và sau khi bắt dẫn tù hai vua kia, trở lại sửa phạt hai thành của người
Do thái đã từ chối không trợ giúp cho ông, đánh đòn các trưởng lão của từng
thành rồi giết người của thành ấy. Ghiđêôn, được kêu gọi giải cứu Israel, đang
tấn công dân Do thái. Israel cần được giải phóng ra khỏi đấng cứu tinh của mình.
Chúa đã biến
Ghiđêôn thành một chiến binh mạnh sức, song Ghiđêôn đã tự biến mình thành một
nhân vật gần như là bạo chúa khát máu. Điều gì tạo ra sự thể ấy? Ghiđêôn đã nhận
lãnh cái gì vậy? Có một thứ mà người thuật chuyện không nói cho chúng ta biết. Ông
không nói cho chúng ta biết hai vua của dân Mađian đã giết hai anh em của Ghiđêôn.
Cuối cùng, sau khi tường thuật việc bắt hai vua kia và sự sửa phạt hai thành nọ,
người thuật chuyện làm cho chúng ta nhìn biết rằng cuộc truy kích của Ghiđêôn để
bắt hai vua đó đã bị lèo lái bởi tinh thần muốn phục thù. Toàn bộ câu chuyện
trong sách Các Quan Xét, bám trụ vào cơn giận của Ghiđêôn. Trong cơn giận của
ông, Ghiđêôn xây gươm mình lại nghịch cùng chính dân tộc mình, cho thấy trước
cuộc nội chiến nằm ở cuối quyển sách.
Dân Do thái
muốn lập Ghiđêôn làm vua, vì ông là nhà chinh phục dân Mađian, và dù ông chần
chừ, ông đang sống như một vì vua. Ông ngã chết với tiền bạc, tình dục, và quyền
lực. Hơn nữa, khi ông trở về Ópra, là thị trấn quê hương ông, ông sa vào tình
trạng thờ lạy hình tượng và thậm chí lãnh đạo phần còn lại của Israel vào sự thờ
lạy hình tựong bằng cách chế ra cái êphót bằng vàng, là bộ trang phục của thầy
tế lễ thượng phẩm, trở thành đối tượng của sự thờ phượng. Chuyến hành trình của
Ghiđêôn đủ một chu kỳ nhưng ở vào tư thế rất ngoan cố. Ông khởi sự rất tốt đấy,
bằng cách phá đổ các bàn thờ tà giáo tại thị trấn quê nhà, nhưng ông kết thúc bằng
cách trở lại như một kẻ thờ lạy hình tượng. Vì thế, ông làm hình bóng trước,
không những cuộc nội chiến ở cuối quyển sách, mà ông còn làm hình bóng trước
cho tình trạng thờ lạy hình tượng ở phần cuối của quyển sách.
Ở nhiều
cách thức, cho tới phần Ghiđêôn đuổi bắt hai vua kia, câu chuyện của ông vang dội
với truyện tích nói tới Môise. Dân Do thái đang tìm kiếm một Môise mới, để có một
người tác động môt cuộc ra khỏi Aicập mới mẻ hơn, nhưng họ không tìm được người
ấy nơi Ghiđêôn. Ao ước một cuộc xuất Aicập mới đã lên tới cao điểm của nó trong
xứ Israel nơi chức vụ của tiên tri Êsai.
Cơn
giận cho chúng ta biết điều gì
Ghiđêôn sai
phạm ở điểm nào? Nó không bắt đầu với tiền bạc, tình dục, và quyền lực. Nó
không bắt đầu với việc trở nghịch với dân tộc mình hay xây sang sự thờ lạy hình
tượng. Nó khởi sự khi hai vì vua kia giết chết anh em của ông. Thay vì thế, nó
khởi sự với phản ứng của Ghiđêôn đối với việc giết anh em của ông. Nó khởi sự với
cơn giận dữ của ông. Toàn bộ cuộc đời ông đổi sang cơn giận của ông. Thực vậy, toàn
bộ sách Các Quan Xét chuyển sang cơn giận của ông. Câu chuyện nói tới nhiều đời
sống, thực vậy, câu chuyện nói tới nhiều dân tộc, chuyển sang cơn giận. Bạn phản
ứng ra sao với một việc không đi cùng đường với bạn, nó có thể đặt ra một dòng
chảy cho cả cuộc đời của bạn. Billy Joel đã có đặc tính nầy trong bài hát của
ông “Chàng Tuổi
Trẻ Giận Dữ”:
Luôn có một chỗ dành cho chàng trai
hay giận
Với nắm đấm trên không và cái đầu
vùi trong cát
Chàng ta không tiếp thu từ những lỗi
lầm
Người không hiểu tại sao đầu mình
luôn nhức nhối
Tiếng tăm chàng thuần khiết, lòng dạn
dĩ chàng mạnh mẽ
Chàng sống công bằng, chơn thật,
cùng chán chường như địa ngục
Rồi chàng bước vào mồ mả như một cụ
già hay cáu giận.
Chàng tuổi
trẻ giận dữ đề ra con đường cho cuộc đời mình rồi bước vào mồ mả như một cụ già
hay cáu giận.
Nếu ai đó
giết chết người mình thân yêu, Đức Chúa Trời nổi giận ngay. Bạn cũng có tánh
hay giận nữa đấy. Nếu bạn không biết giận, bạn đang thiếu mất một việc quan trọng.
Chúng ta phải thắc mắc trong những trường hợp chúng ta có nên giận hay không, nói
theo Kinh thánh, nhưng nhất định giận được xưng công bình trong nhiều trường hợp,
tỉ như việc giết người của hai anh em.
Đâu là cơn
giận của chúng ta, dù được xưng công bình hay không được xưng công bình, dù là
công bằng hay bất công, hãy nói cho chúng tôi biết xem? Hãy nói ra cùng một việc
mà sách Các Quan Xét đang nói cho chúng ta biết: nghĩa là nói cho chúng tôi biết
về nhu cần của bạn. Nếu cơn giận của chúng ta được xưng công bình, chúng ta
không có quyền cũng không có sự khôn ngoan để tỏ ra sự công bình mà chúng ta
thèm khát. Nếu cơn giận của chúng ta không được xưng công bình, chúng ta cần
giúp xử lý với cơn giận của chúng ta. Có lẽ cần phải nói rằng chúng ta không có
khả năng phản ứng đúng đắn với cơn giận đóng ít nhất một vai trò nào đó trong hầu
hết các cuộc xung đột, dù là cá nhân hay quốc tế.
Tất nhiên,
có nhiều thứ dễ gây nổi giận lắm. Nó có thể giúp nhận biết rằng Đức Chúa Trời cũng
nổi giận nữa đấy. Như Sứ đồ Giacơ nói: “vì
cơn giận của người ta không làm nên sự công bình của Đức Chúa Trời” (Giacơ
1:20). Tuy nhiên, cơn giận thiêng liêng, kết hợp với tình yêu thiêng liêng
và sự khôn ngoan và quyền phép, là bày tỏ ra và thiết lập một thế giới “nơi sự công bình ăn ở” — nghĩa là, một thế
giới công bằng trọn vẹn (II Phierơ 3:13).
Nhu
cần về một vị vua
Có nhớ Mary
Gordon, là nhà văn loay hoay với căn bếp nóng hực và rồi quên mất mẹ và các con
mình đang nhấn kèn xe và gọi tên mình, yêu cầu bà đưa họ đến hồ bơi? Sau đây là
câu chuyện của bà:
Tôi nhảy lên mui
xe. Tôi đập lên kính chắn gió. Tôi nói cho mẹ và các con tôi biết rằng tôi sẽ
không bao giờ đưa họ đi bất kỳ chỗ nào và không ai trong số họ sẽ có một người
bạn trong bất kỳ ngôi nhà nào thuộc về tôi cho tới giờ chết của họ, tôi nói,
tôi hy vọng là chẳng còn bao lâu nữa. Tôi không thể dừng lại việc đập trên kính
chắn gió. Thế rồi một việc đáng sợ đã xảy ra. Tôi trở thành một con chim khổng
lồ. Một con chim quạ hay ăn xác chết thối rửa. Hai chân tôi trở nên tê cứng; hai
mắt tôi hằn lên và ác độc. Tôi phát triển một cái mỏ hay giết chết. Bộ lông đen
tuyền phủ lấy hai cánh tay tôi. Tôi vỗ cánh phần phật. Tôi che ánh sáng mặt trời
bằng cái vỗ cánh của mình. Mỗi lần cái mỏ của tôi dí sát vào nạn nhân (giống như
nắm đấm của tôi trên cái kính chắn gió, nhưng thực sự là cái mỏ của tôi dí trên
cổ của họ) tôi quay trở lại. Mùi vị của máu mê hoặc tôi. Tôi muốn mổ đi mổ lại
hoài. Tôi muốn gắp lấy họ nơi cái mỏ đầy máu me của mình rồi buông họ xuống một
vầng đá, ở đó tôi đã ăn no nê những cái xác cho tới chừng cái bao tử chim của
tôi được đầy ắp.
Tôi không có ý nói việc nầy theo nghĩa
bóng đâu. Tôi trở thành loài chim đó. Tôi buộc phải rời khỏi chiếc xe và thôi
không đập vào kính chắn gió nữa. Ấy thế mà tôi đã không trở lại với chính mình.
Khi tôi trở lại, tôi lấy làm kinh hoàng. Tôi nhận ra mình đã làm cho mấy đứa
con phải sợ hãi. Hầu hết vì chúng không còn nhận ra tôi nữa. Con trai tôi nói: “Con
sợ lắm vì con không biết mẹ là ai”.
Tôi đã lưu
ý trước đây, một trong những lý do tôi muốn giảng sách Các Quan Xét là vì, trong
ánh sáng của toàn bộ truyện tích trong Kinh thánh, nó làm nổi bật nhu cần của
chúng ta về một vị vua, ấy là Chúa Jêsus. Phần nghiên cứu của tôi về quyển sách,
không phải là tình cờ, tôi nghĩ, thích ứng với sự tỉnh thức ngày càng tăng về cơn
giận kia. Vì vậy, tôi liên tưởng đến câu chuyện của Mary Gordon. Không, tôi
không bao giờ quên được cách bà đã làm với mẹ và các con của mình, nhưng tôi có
cơ hội để kêu la với Chúa về chính cơn giận của mình.
Tôi thường
nghĩ mình là một con người tốt đẹp; thế rồi tôi có con cái. Hai đứa con gái tôi
rất ưa thích tôi, nhưng chúng cũng chọc giận tôi, hầu như chỉ có con cái là hay
làm thế. Với mấy đứa trẻ, mọi sự mất nhiều thời gian hơn là bạn nghĩ, và tôi cần
phải giữ đúng giờ giấc. Đôi khi chúng không làm theo liền những gì tôi yêu cầu
chúng phải làm, khiến tôi phải lên thần kinh với chúng. Tôi không làm việc được
nhiều và tôi không quan tâm vì những gián đoạn, nhưng chẳng có một đứa trẻ nào
là kẻ tôn trọng đủ loại nhân cách. Tôi tìm cách giống như điên khùng không cất
giọng mình lên, và thường thường, chớ không phải luôn luôn, tôi giữ cho dung
nham từ bên trong không phải phun trào ra. Tôi không bùng nổ; thay vì thế, tôi
suy sụp. Phần lớn thời gian, tôi cảm thấy mình kiệt quệ. Tôi cần đến Chúa Jêsus.
Chúng ta sẽ
đi bỏ phiếu vào ngày thứ ba, và, mọi người đang giận dữ. Các ứng viên, có lẽ
nghe theo lời những vị cố vấn, đang nổi giận, mặc dù nhiều người ủng hộ mỗi bên
sẽ ao ước rằng họ sẽ trở nên càng giận hơn nữa. Người ta ở bên phải đang giận dữ.
Người ta ở bên trái đang giận dữ. Những người ở giữa đang giận dữ những kẻ đang
giận dữ. Ai cứu chúng ta khỏi bản thân mình đây chứ?
Một
Thế Giới Đau Thương
Sách Các
Quan Xét để lại điều gì cho chúng ta? Trong một thế giới đau thương, nhưng
không phải là không có hy vọng. Phần kết chứa một điệp khúc xuất hiện hai lần đầy
đủ:
A
Trong thời buổi ấy Israel chẳng có vua; ai nấy làm theo điều mà họ cho
là phải (17:6)
B
Trong thời buổi ấy Israel chẳng có vua (18:1)
B’ Trong thời buổi ấy Israel chẳng
có vua (19:1)
A’ Trong thời buổi ấy Israel chẳng
có vua; ai nấy làm theo điều mà họ cho là phải (21:25)
Người thuật
chuyện, mở đầu và kết thúc phần kết của mình với giai điệu, lưu ý rằng Israel chẳng
có vua trong thời kỳ Các Quan Xét, mặc dù Israel mong muốn lập Ghiđêôn làm vua.
Hầu hết dân Do thái chẳng muốn làm điều gì với nhà vua thiêng liêng, là Đức GIÊHÔVA, điều nầy chỉ ra tánh họ ưa thích các thần
khác hơn. Khi người thuật chuyện nói rằng dân Israel chẳng có vua, ông có ý nói
rằng Israel đã xây khỏi Đức GIÊHÔVA, là nhà vua
thiêng liêng. Tuy nhiên, Chúa cũng lường trước nhu cần của Israel về một vị vua
con người theo lòng Ngài, người ấy sẽ truyền cảm hứng về sự thờ phượng và sự
vâng phục. Vì lẽ đó, sách Các Quan Xét, dự kiến kỷ nguyên kế tiếp trong lịch sử
Israel, đánh dấu triều đại quân chủ. (Trong
Epic, chúng ta sẽ đặt tên cho kỷ nguyên ấy là Một Vì Vua Đã Đăng Quang). Rõ
ràng, Ghiđêôn, ông đã ngã chết vì tiền bạc, tình dục, và quyền lực, ông đã xây
gươm mình nghịch lại dân tộc mình, và đã sa vào tình trạng thờ lạy hình tượng, sẽ
không phải là một nhà vua nhơn đức. Con về Saulơ, vị vua thứ nhứt thì sao? Chẳng
tốt đẹp gì hơn Ghiđêôn. Còn David? Phải, tốt hơn đấy, nhưng thiếu mất (xem: Bátsêba). Rồi kế tiếp? Ai kế tiếp
chứ?
Sách II
Samuên, đặc biệt II Samuên 7, lường trước sự đến của dòng dõi David, là Đấng mà
Tân Ước nhận dạng là Đức Chúa Jêsus Christ, Con Vua David, là Đấng trong Thân Vị
của Ngài làm thoả mãn nhu cần cho cả hai: nhà vua thiêng liêng và nhà vua con
người. Không giống như Ghiđêôn, Ngài cũng là Môise mới, Ngài tác động một cuộc
xuất Aicập mới mẻ và tốt đẹp hơn, không phải tránh bất kỳ kẻ áp bức tà giáo nào
cả mà là tránh Satan, tội lỗi, và sự chết. Nếu câu chuyện trong sách Các Quan
Xét nhắm vào phản ứng giận dữ của một người đối với việc giết chóc anh em của
người ấy, thế thì câu chuyện nói tới thế gian nhắm vào phản ứng tuyệt vời của một
người với những kẻ đã đóng đinh Ngài trên thập tự giá. Đối với sự giận dữ của
chúng ta, chúng ta cần câu chuyện của Kinh thánh, lên tới đỉnh điểm nơi sự đến lần
thứ nhứt của Đấng Christ và sau cùng nơi sự đến lần thứ nhì của Đấng Christ.
Chúa
Jêsus Giúp Đỡ Ra Sao!
Chúa Jêsus,
Con Vua David, có thể giúp đỡ. Hãy tiến tới đàng trước trong câu chuyện của
Kinh thánh đến với tiên tri Êsai, ông, giống như tác giả của sách Các Quan Xét,
lường trước nhà vua hầu đến nhưng, không giống như tác giả sách Các Quan Xét, xác
định Ngài như sau:
Êsai 40:10-11:
“Nầy, Chúa Giê-hô-va sẽ lấy quyền năng mà đến;
Ngài dùng cánh tay mình và cai trị. Nầy, sự ban thưởng Ngài ở nơi Ngài, sự báo
trả Ngài ở trước mặt Ngài. Ngài sẽ chăn bầy mình như người chăn chiên; thâu các
con chiên con vào cánh tay mình và ẵm vào lòng; từ từ dắt các chiên cái đang
cho bú”.
Một hình ảnh
thông thường nói tới bậc vua chúa trong xứ Israel, ấy là hình ảnh của một người
chăn chiên. Một mặt, Chúa Jêsus là một
vì vua đầy quyền năng: Ngài cai trị với cánh tay mạnh sức. Mặt khác, Ngài là
nhà vua đầy tình yêu thương: Ngài thâu các con chiên con vào cánh tay mình và từ
từ dắt các con chiên lớn nào bị gánh nặng vì chúng đang chăm sóc cho con nhỏ. Ngài
rất chịu khó, và Ngài thật dịu dàng.
Tôi ấp ủ từ
lâu những hình ảnh mà Êsai 40:10-11 gợi lên. Tôi dạy dỗ hai câu ấy, trong một
bài giảng về sách Êsai trong đợt huấn luyện hai năm một lần. Tôi biết rõ Êsai
40:10-11. Không phải mới đây đâu, tuy nhiên, tôi thực sự nhìn thấy bản thân
mình trong hai câu đó. Một trong các trưởng lão mới đây đã nói với tôi, là một
phần ôn tập cứ hai năm một lần kia: “Ông là một người chăn bất cứ đâu ông đi đến”.
Người bạn khác đến nói với tôi: “Ông giống như những người lo cho các con chiên nhỏ trong
Êsai 40:11”. Phải, tôi nghĩ mình là một người chăn bất cứ đâu tôi đi
đến, tại nhà thờ và trong gia đình tôi. Trong gia đình, thực sự là tôi có “các con chiên con”
— mấy đứa con còn nhỏ. Trong các năm tháng giảng dạy Êsai 40:11 và tôi nghĩ câu
gốc đó là dành cho người khác kia, những người có nhiều gánh nặng kìa, chớ
không phải dành cho tôi. Giờ đây, tôi nhìn biết: câu nói đó cũng dành cho tôi nữa.
Tôi cũng có gánh nặng đây. Chúa Jêsus làm gì cho tôi, người chăn chiên (đôi khi) giận dữ? Ngài chăn giữ tôi. Ngài
làm việc ấy như thế nào chứ? Ngài làm việc ấy thật dịu dàng. Ngài chăn giữ dịu
dàng những người lo chăn bầy. Ngài dịu
dàng dẫn dắt tôi.
Trong lời cầu
nguyện của tôi, đây là những gì tôi ý thức được Chúa Jêsus muốn làm cho tôi. Tôi
không biết lúc bây giờ có việc gì xảy ra cho tôi; tôi chỉ biết rằng tôi phải cầu
xin, phải cởi mở với sự dịu dàng. Trong chỗ mà cơn giận của tôi dấy lên để đối
diện với một thế giới không cộng tác, Chúa Jêsus muốn đối diện với tôi bằng sự
dịu dàng của Ngài. Cơn giận của tôi cần sự dịu dàng của Ngài. Điều nầy phù hợp
với Châm ngôn 15:1: “Lời đáp êm nhẹ làm
nguôi cơn giận”. Chúa
Jêsus đáp trả cơn giận dữ của tôi bằng sự êm nhẹ của Ngài.
Và nếu tôi
có gánh nặng, Ngài bảo tôi phải làm gì chứ? “Hỡi
những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên
nghỉ. Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo
ta; thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ. Vì ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ
nhàng” (Mathiơ
11:28-30).
Có lẽ cơn
giận của bạn cũng cần tới sự dịu dàng của người chăn. Nếu thực vậy, hãy cầu xin
đi và hãy cởi mở với việc ấy. Hãy đến với Ngài. Phải, bạn cũng cần đến nhà vua,
là người chăn vốn chịu khó và rất dịu dàng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét