Một trong
những câu chuyện nổi tiếng nhất mà Chúa Jêsus từng thuật lại thường được gọi là
“Thí dụ nói tới người con trai hoang đàng”. Lẽ
ra phải gọi câu chuyện ấy là: “Thí dụ nói tới
hai người con trai”. Như hầu hết các nhà giải kinh chỉ ra, câu
chuyện có nhiều việc phải làm với người con trai ở lại nhà khi người con trai kia bỏ
ra đi.
Trong đó, Chúa
Jêsus nói tới người kia có hai con trai. Có con trai “xấu” và có con trai “tốt”. Con
trai xấu sỉ nhục cha mình, nó cứ quyết nói với ông rằng nó ao ước ông chết đi
cho rồi. Nó bỏ đi khỏi nhà. Nó tiêu pha tiền bạc mà cha nó làm lụng khó nhọc mới
có vào đàn bà và rượu chè. Nó tự đánh mất phẩm giá mình. Hiển nhiên là nó trở về
với cha cầu xin sự tha thứ. Đứa con trai tốt thì ở lại với gia đình. Nó làm hết
mọi sự. Nó chịu khó lao động. Nó sống có trách nhiệm.
Một trong
những lý do mà câu chuyện nầy cứ vang dội với chúng ta, ấy là kiểu cách như thế
nầy thực sự rất là phổ thông. Tôi đã nghe ai đó nói cho tôi biết về gia đình của
họ mới đây. Người ấy mô tả mình là đứa con tốt, còn anh mình là đứa con xấu. Người
nầy chịu khó học hành, làm điều chi là phải rồi đến học ở một trường nổi tiếng. Anh của anh ta lâm vào cảnh rắc rối, chỉ nhận lãnh toàn là điểm xấu và đã vật vã
với cuộc đời.
Đứa con tốt
và đứa con xấu. Bạn thấy sự ấy ở khắp mọi nơi. Phim ảnh. Truyền hình. Chính gia
đình của chúng ta và trong Kinh thánh. Hôm nay, chúng ta sẽ nhìn thấy điều đó đang
bày tỏ ra với hai vương quốc, nhiều thế kỷ trước Chúa Jêsus đã thuật lại câu
chuyện nổi tiếng nầy. Chúng ta sẽ nhìn thấy đứa con xấu đưa ra những quyết định
tồi rồi gánh chịu mọi hậu quả của các quyết định đó. Và chúng ta sẽ nhìn thấy đứa
con tốt quay trở lại với Đức Chúa Trời rồi được ban thưởng vì dám làm như vậy.
Chúng ta đang
ở giữa loạt bài giảng mà chúng ta gọi là EPIC: Câu chuyện đáng kinh ngạc nói tới Đức Chúa Trời và thế gian.
Trải qua chặng đường 9 tháng, chúng ta sẽ nói tới toàn bộ câu chuyện trong Kinh
thánh khởi sự trong sách Sáng thế ký với sự dựng nên thế gian rồi kết thúc ở
sách Khải huyền với sự dựng nên trời mới đất mới. Để giúp cho chúng ta lần theo
chuyến hành trình thật dài nầy, chúng ta đã dựng ra 10 kỷ nguyên phân biệt dẫn
chúng ta lần qua câu chuyện.
Hôm nay là
tuần thứ hai của kỷ nguyên mà chúng ta gọi là Quốc Gia Bị Trục Xuất. Đây là kỷ
nguyên đáng buồn nhất trong mọi kỷ nguyên. Chúng ta đang nhìn xem tuyển dân của
Đức Chúa Trời — là dân tộc được hứa sống trong Đất Hứa, với một mục tiêu phước
hạnh đầy hứa hẹn trong thế gian, trôi đi từ sự ngưỡng mộ khắp mọi nơi rồi bị
ghét bỏ bị hủy diệt hoàn toàn và bị quên lãng đi.
Trong hai
tuần kế tiếp đây, chúng ta sẽ nhìn vào phần quan trọng của câu chuyện đó: khi
dân sự của Đức Chúa Trời bị chinh phục. Trước tiên, các chi phái phía Bắc bị người
Asiri chinh phục. Kế đó, các chi phái phía Nam bị người Babylôn chinh phục. Đây
là câu chuyện nói tới lúc các ngọn đèn bị tắt đi. Khi mọi sự trở đen tối. Đây
là tai hoạ.
Vì vậy,
chúng ta khởi sự hôm nay với Vương quốc Israel phía Bắc bị người Asiri
chinh phục. Nhưng cách thức câu chuyện nầy thể hiện rất giống với thí dụ mà
Chúa Jêsus thuật lại về hai người con trai. Bạn sẽ nói rằng Vương Quốc phía Bắc
là con trai xấu. Từng vị vua ở phía Bắc đều bị gán nhãn là nhà vua gian ác. Rốt
lại, làm sao bạn bước theo Đức Chúa Trời khi đền thờ của Đức Chúa Trời lại ở
trong một nước khác chứ?
Thế nhưng Vương
quốc phía Nam
là đứa con trai tốt. Cũng đã có vài vị vua tồi tệ đấy — chúng ta sẽ nói thêm về
việc nầy vào tuần tới. Nhưng phía Nam dường như luôn luôn giống với kẻ
được ưu ái hơn. Đây là vương quốc nguyên thủy. Vương quốc nầy có thành Jerusalem . Vương quốc nầy
có đền thờ. Vương quốc nầy có dòng dõi của David.
Vì thế,
sáng nay chúng ta sẽ nhìn vào hai vị vua. Vua Ôsê ở phía Bắc. Vua Êxêchia ở
phía Nam .
Đứa con xấu và đứa con tốt. Vua Ôsê là vị vua sau cùng của Vương quốc phía Bắc.
Chúng ta sẽ nhìn thấy vương quốc của ông bị chinh phục. Vua Êxêchia là một
trong các vị vua tốt nhứt của xứ Giuđa. Chúng ta sẽ nhìn thấy vương quốc của
ông được giải cứu.
Cách thức
tác giả thuật là các câu chuyện nầy, chúng ta cần phải chú ý sự khác biệt giữa
hai nhà vua đó. Bạn có biết rõ cảm xúc khi bạn đọc một quyển sách hay xem một
cuốn phim, bạn muốn ai đó chiến thắng và người kia phải thua cuộc không? Tôi
nghĩ người tường thuật câu chuyện nầy trong Kinh thánh đang dẫn chúng ta tới chỗ
muốn Ôsê phải chịu thua rồi cổ vũ cho Êxêchia thắng hơn. Chúng ta muốn đứa con
xấu bị sửa phạt và đứa con tốt được ban thưởng.
Nhưng câu
chuyện nói tới hai người con trai nầy sẽ tiếp tục vào tuần tới. Và y như trong
câu chuyện mà Chúa Jêsus đang thuật lại, đến phần cuối của câu chuyện nầy, chúng
ta sẽ thắc mắc đứa con xấu xa kia có toàn xấu hay không và đứa con tốt nọ có thực
sự là toàn tốt hay không!?! Ngày nay thì mọi sự rất rõ nét rồi. Đứa con xấu bị
xét đoán và đứa con tốt được giải cứu.
Tôi hy vọng
rằng chúng ta sẽ có khả năng nhận ra chính mình trong mỗi người con nầy. Vì sự
thật cho thấy rằng mỗi một người chúng ta đều là đứa con xấu. Hết thảy chúng ta
đã đưa ra những sự lựa chọn tồi tệ rồi gánh chịu mọi hậu quả. Tôi nghĩ chúng ta
có thể tiếp thu một việc gì đó về sự phán xét của Đức Chúa Trời. Nhưng chúng ta
cũng có khả năng trở thành người con tốt. Chúng ta có thể nhắm vào Đức Chúa Trời
trong những thời điểm khủng hoảng và nghi ngờ. Và chúng ta có thể nhìn thấy Đức
Chúa Trời bày tỏ ra trong những phương thức thật lạ lùng.
Tuy nhiên, như
trong câu chuyện mà Chúa Jêsus đang tường thuật, khi chúng ta đi tới phần cuối
của câu chuyện nầy, tôi nghĩ chúng ta sẽ nhìn thấy chẳng phải chỉ là nói tới
hai người con trai kia đâu.
Đứa
con xấu bị xét đoán
Chúng ta sẽ
khởi sự ở chỗ mà II Các Vua khởi sự: bằng cách nhìn vào đứa con xấu. Đây là Vua
Ôsê — đừng nhầm lẫn với tiên tri Ôsê. Đây là câu chuyện thuật lại lúc ông lên
làm vua.
II Các Vua
17:1-6: “Năm
thứ mười hai đời A-cha, vua Giu-đa, thì Ô-sê, con trai Ê-la, lên làm vua Y-sơ-ra-ên,
tại Sa-ma-ri; người cai trị chín năm. Người làm điều ác trước mặt Đức
Giê-hô-va, song chẳng bằng các vua Y-sơ-ra-ên trước người. Sanh-ma-na-sa, vua
A-si-ri, đi lên hãm đánh Ô-sê; người bị thần phục Sanh-ma-na-sa và đóng thuế
cho người. Nhưng vua A-si-ri thấy Ô-sê toan mưu phản; vì Ô-sê có sai sứ giả đến
Sô, vua Ê-díp-tô, và không nộp thuế cho vua A-si-ri như người hằng năm đã làm;
vua A-si-ri bèn bắt người xiềng lại, và hạ ngục. Đoạn, vua A-si-ri đi lên xâm
chiếm cả xứ, đến vây Sa-ma-ri trong ba năm. Năm thứ chín đời Ô-sê, vua A-si-ri
hãm lấy Sa-ma-ri, đem dân Y-sơ-ra-ên sang qua A-si-ri, lập họ ở tại Cha-la và
trên bờ Cha-bo, sông của Gô-xan, cùng trong các thành nước Mê-đi”.
Ôsê là một
vị vua xấu, nhưng chẳng xấu bằng người khác. Ông “làm điều
ác trước mặt Đức Giêhôva”, nhưng không giống như các vua trước
ông. Câu chuyện nầy nói tới triều đại của ông rất thú vị vì nó quá ngắn ngủi. Rốt
lại, ông là vị vua sau cùng cai trị ở Samari. Bạn nghĩ sẽ có nhiều thảm kịch
khi các chi phái phía Bắc Israel bị hủy diệt bởi người Asiri. Nhưng không phải
vậy đâu. Sự việc cho thấy Ôsê là vua — ông đã làm điều ác — vua Asiri bắt nhốt
ông trong ngục rồi trục xuất hết thảy dân sự của ông. Mọi sự chỉ có thế mà thôi.
Có hai cách
giải thích lý do tại sao Vương quốc phía Bắc đã bị chinh phục. Có những lý do về
mặt chính trị và có những lý do về mặt thần học nữa.
Về mặt
chính trị, quốc gia là một mớ lộn xộn. Nhiều vị vua gian ác thì có nhiều người
dân không thấy hạnh phúc đâu hết. Trên đỉnh cao của mọi sự ấy, Asiri tiến về
phía Đông của họ và trở thành một thế giới quyền lực và nuốt chửng các nước khi
họ đến gần, đến gần hơn với Israel. Một vài vị vua trước Ôsê sau cùng phải bán
mình cho người Asiri và khởi sự chi nộp tiền bạc để tránh bị chinh phục.
Khi Ôsê lên
làm vua, ông quyết định ông muốn thôi không làm việc ấy nữa. Ông nghĩ Ai cập sẽ
đến giúp cho ông ra khỏi. Vì vậy ông đã không ghi chi phiếu. Nhưng Aicập đã
không đến. Thay vì thế, người Asiri giận dữ đã đến. Họ cho người bao vậy thủ phủ
ở thành Samari, hiển nhiên đã chinh phục nó, Ôsê bị đưa nhốt trong ngục, và đẩy
hết thảy cư dân sang các đất ngoại bang.
Thường thì
có những giải thích theo đời nầy về lý do tại sao hầu hết những việc như thế đã
xảy ra. Nhưng đấy chỉ là những giải thích duy nhứt mà thôi. Đừng quên Đức Chúa
Trời nhé! Kinh thánh hoàn toàn tỏ ra rằng Ngài đang có mặt ở đàng sau mọi cách
giải thích về chính trị và về kinh tế như thế nầy. Vào cuối thời kỳ, Israel không
sa ngã về những lý do chính trị đâu. Nó sa ngã vì những lý do về kinh tế. Hãy lắng
nghe lý do mà Kinh thánh đưa ra về việc tại sao Israel bị chinh phục. Hãy lắng
nghe các phần trích đoạn:
II Các Vua
17:7-8: “Vả,
dân Y-sơ-ra-ên đã phạm tội cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời của họ, là Đấng đã rút
họ ra khỏi xứ Ê-díp-tô, và khỏi tay hà hiếp của Pha-ra-ôn, vua Ê-díp-tô; chúng đã
kính thờ các thần khác theo thói tục của các dân tộc mà Đức Giê-hô-va đã đuổi
khỏi trước mặt dân Y-sơ-ra-ên, và theo lệ mà các vua Y-sơ-ra-ên đã định”.
II Các Vua
17:13-17: “Song
Đức Giê-hô-va cậy miệng các đấng tiên tri và những kẻ tiên kiến mà khuyên Y-sơ-ra-ên
và Giu-đa rằng: Khá từ bỏ đường ác của các ngươi, hãy gìn giữ điều răn và luật
lệ ta, tùy theo các mạng lịnh ta cậy những tiên tri, là tôi tớ ta, mà truyền
cho tổ phụ các ngươi. Nhưng chúng không muốn nghe, cứng cổ mình, y như các tổ
phụ của chúng không có lòng tin Giê-hô-va Đức Chúa Trời của họ. Chúng khinh bỏ
các luật lệ và giao ước Ngài đã lập cùng tổ phụ họ, và những lời chứng mà Ngài đã
phán với họ. Chúng đi theo các thần hư không, và trở thành hư không, bắt chước
các dân tộc ở chung quanh mình, mà Đức Giê-hô-va đã cấm làm theo gương của
chúng nó. Chúng khinh bỏ hết thảy giới mạng của Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình, tự
đúc lấy hai tượng bò con, cùng làm thần tượng A-sê-ra, thờ lạy hết thảy cơ binh
trên trời, và thờ phượng Ba-anh. Chúng cũng đưa con trai con gái mình qua lửa,
dùng tà thuật, tin bói khoa, chuyên làm điều dữ trước mặt Đức Giê-hô-va, để chọc
giận Ngài”.
Người Asiri
đã chinh phục Israel vì Israel đã “phạm tội cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời của
họ”. Chỉ bấy
nhiêu thôi. Lý do tại sao Đức Chúa Trời xét đoán đứa con xấu là vì nó đã sống
xa cách Đức Chúa Trời. Chỉ từng ấy thôi. Từng bước một dân sự của Đức Chúa Trời
đã tẻ tách ra khỏi Ngài.
Giờ đây, tôi
muốn bạn hãy dừng lại rồi suy nghĩ về việc dân sự của Đức Chúa Trời đã tẻ tách
ra khỏi Ngài là có ý nghĩa gì!?! Không những đây là một nan đề về mặt tôn giáo.
Họ không chỉ trở thành những người Do thái xấu xa. Họ đã trở thành hạng người tồi
tệ. Đúng vào tuần lễ nầy, tôi có xem một bài báo viết về một phụ nữ Ấn độ ở Anh
quốc đã giết con trai mình rồi thiêu thi thể nó đi vì nó không nhớ nổi một số
tiểu đoạn của kinh Koran. Người phụ nữ nầy đã bị xét xử tại toà án rồi bị kết
án phải sống trong tù vì tội giết người. Đấy là một việc rất kinh khủng.
Đây là những
gì người Do thái đang làm. Đây là sự tuân giữ theo tôn giáo của họ. Thần mà họ
thờ lạy gọi là Mo-lóc đòi hỏi của lễ cao nhất khả thi mà bạn có thể dâng lên
trong nền văn hoá lúc bấy giờ. Thứ có giá trị nhất mà bạn đã có. Đó là thứ gì vậy?
Đứa con đầu lòng của bạn. Vì thế, muốn làm đẹp lòng Mo-lóc và được bảo đảm về số
phận tốt lành, bạn sẽ dâng con của mình trong một bức tượng bằng đồng bị nướng
trong ngọn lửa. Con của bạn sẽ bị thiêu cho tới chết. Vợ của bạn sẽ đứng xem. Những
đứa con khác của bạn sẽ đứng xem. Bạn có thể hình dung được như thế chưa?
Nếu bạn thưởng
thức tiểu thuyết, tôi mới đọc một quyển sách có đề tựa là Các Thần
Linh và Các Vì Vua do Lynn Austin viết. Đây là quyền tiểu thuyết
lịch sử nói về Vua Êxêchia mà chúng ta sẽ xét qua kế tiếp đây. Quyển sách mở ra
với câu chuyện nói tới Êxêchia đứng xem người anh cả của mình bị dâng làm của lễ
cho thần Mo-lóc. Một cảnh tượng thật khủng khiếp. Nó giúp cho tôi nhận ra thứ của
lễ nầy thực là dường nào. Không những đó là bảng danh sách các thứ tội lỗi của
II Các Vua. Đây là một hành động khủng khiếp, không thể nghĩ được, sẽ bị truy tố
với cuộc sống trong tù ngày hôm nay.
Dân sự ở
phía Bắc không luôn luôn làm cái việc kinh khủng nầy. Họ đi tới đó từng bước một.
Trong 200 năm, đã có những quyết định về mặt thuộc linh đã đem dân sự nầy ngày
càng tẻ tách xa hơn đối với Đức Chúa Trời. Nó khởi sự với việc làm cho sự thờ
phuợng ra tiện nghi hơn, kế đó bằng cách che đậy mọi nền tảng của họ rồi thời lạy
các thần khác, tiếp đến là các bước khác nữa. Sau cùng, lúc cuối cùng, họ đã
dâng những đứa con trai nhỏ của họ làm của lễ thiêu và buộc mấy đứa con gái nhỏ
của họ vào nghề hành dâm trong tôn giáo.
Vậy thì Đức
Chúa Trời làm gì khi dân sự Ngài khởi sự hành động như thế nầy? Ngài xét đoán họ.
Tiên tri Amốt nói như vầy: “Nầy,
ta sẽ đặt dây chuẩn mực giữa dân Y-sơ-ra-ên ta; ta sẽ không còn đi qua nó nữa” (Amốt 7:8).
II Các Vua 17:18 chép: “Bởi
cớ ấy, Đức Giê-hô-va rất nổi giận dữ cùng dân Y-sơ-ra-ên, xua đùa chúng khỏi trước
mặt Ngài”. Đức Chúa Trời sử dụng quân đội Asrri để phán xét dân sự của Ngài.
Đây là những
câu nói rất khó đọc. Há Đức Chúa Trời không yêu thương dân sự Ngài chăng? Tại
sao một Đức Chúa Trời yêu thương lại làm những việc nầy chứ? Làm sao mà Ngài lại
xét đoán dân sự Ngài cách khó chịu như vậy chứ? Khi chúng ta đọc về sự phán xét
của Đức Chúa Trời, đa phần trong đó khiến cho chúng ta phải lo sợ. Chúng ta
không muốn nghĩ đến một Đức Chúa Trời phán xét kiểu như thế. Thay vì thế, chúng
ta nghĩ đến tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Nhưng khi chúng ta suy nghĩ như
thế, chúng ta quên đi một việc quan trọng. Sự phán xét là một phần của sự yêu
thương. Bạn không thể yêu thương nếu bạn không xét đoán. Chúng song hành với
nhau. Sự phán xét đến từ tình yêu thương.
Chúng ta
hãy hình dung hai trong số mấy đứa con của tôi đang chơi bóng chày ở trong sân.
Chúng có dụng cụ bóng chày hình chữ T rồi đặt quả bóng lên đó rồi nhún nhảy. Giờ
đây, chúng ta hãy tưởng tượng rằng chúng quyết định muốn vui vẻ thì cứ đánh
nhau hơn là đánh quả bóng trên dụng cụ chữ T kia. Tôi nhìn ra ngoài và tôi nhìn
thấy mỗi đứa với cây gậy bóng chày bằng nhựa đang lăm lăm kia, chúng đang nhắm
vào đầu của nhau. Nếu tôi là một người cha tốt, nếu tôi là một người cha biết
yêu thương thì tôi phải là gì đây?
Tôi bước ra
ngoài rồi chụp lấy hai cây gậy bóng chày của chúng và tôi nói với chúng rằng
chúng không được chơi bộ môn nầy nữa hôm nay. Tôi đã cung ứng cho chúng một thứ
tốt lành và chúng đang sử dụng để gây thương tích cho nhau, thế là tôi cất bỏ
thứ ấy đi. Tôi xét đoán chúng và tôi cất đi các dụng cụ của điều ác mà chúng có.
Đấy là điều
mà Đức Chúa Trời đã làm với dân sự của Ngài. Ngài đã cung ứng cho họ rất nhiều
thứ mà họ có cần. Ngài ban cho họ một công việc để lo làm cùng những khí tài để
lo làm công việc ấy. Nhưng họ nắm lấy đất đai, tiền bạc của họ và họ gây thương
tích cho nhau với khí tài đó. Họ bức hiếp lẫn nhau. Họ dâng con cái của họ làm
của lễ thiêu. Vì vậy, Ngài cất hết mọi sự ấy. Ngài hủy diệt các nơi cao. Ngài
làm đổ nát các nơi thánh. Họ đã lạm dụng đất đai Ngài ban cho, vì vậy Ngài phán
họ sẽ chẳng thể sống ở đó được nữa. Ngài đã làm mọi sự nầy qua hai bàn tay của
người Asiri.
Khi nói tới
sự phán xét của Đức Chúa Trời, điều nầy khiến chúng ta phải sợ hãi. Nhưng tôi
muốn đề nghị là chúng ta cần phải lo sợ về sự thờ ơ của Đức Chúa Trời hơn là sự
phán xét của Ngài. Chúng ta muốn có một Đức Chúa Trời quan tâm đủ để quan sát
những gì chúng ta làm và đừng để cho chúng ta phải lạc sai quá xa. Đức Chúa Trời
không quan tâm đúng là cái điều tệ hại nhất. Một Đức Chúa Trời để cho dân sự
Ngài làm bất cứ những gì họ muốn làm. Một Đức Chúa Trời quá bận rộn không để ý đến
con cái của Ngài đánh lẫn nhau với một cây gậy bóng chày. Hay một Đức Chúa Trời
chẳng tồn tại chi hết.
Chúng ta cần
phải dâng lời cảm tạ vì chúng ta có một Đức Chúa Trời hay xét đoán. Nhưng chúng
ta cũng có một Đức Chúa Trời Ngài rất là kiên nhẫn. Ngài đã quét sạch Vương quốc
phía Bắc hai thế kỷ trước. Thay vì thế, Ngài đã ban cho họ nhiều cơ hội. Ngài đã
sai phái nhiều vị tiên tri đến. Ngài đã kêu gọi họ quay trở lại. Sau cùng, Ngài
bước vào rồi phán xét họ. Về sau trong câu chuyện, Đức Chúa Trời tìm ra một phương
thức đặc biệt để kết hợp sự phán xét với lòng thương xót. Chúng ta không muốn một
Đức Chúa Trời Ngài đã xét đoán tội lỗi — chúng ta đã nói rồi về việc ấy. Nhưng
chúng ta cũng ưa thích sự thương xót. Vì vậy, Đức Chúa Trời quyết định hướng sự
phán xét của Ngài vào con độc sanh của Ngài. Con một của Ngài. Con vô tội của
Ngài. Đức Chúa Trời phán xét Chúa Jêsus là phương thức trọn vẹn khi yêu thương
chúng ta. Sự phán xét và sự thương xót cùng đến với nhau để đem chúng ta đến với
sự cứu rỗi.
Nhưng chúng
ta cần phải hướng tới điều có ở trước mặt. Chúng ta vừa nhìn thấy phần kết thúc
của Vương quốc phía Bắc. Israel bị chinh phục không phải với một tiếng nổ lớn, mà
với tiếng ca thương, đúng như thực trạng vậy. Dân sự của Đức Chúa Trời ở phía Bắc
đã tẻ tách khỏi Ngài ngày càng xa hơn, vì vậy Ngài để cho họ ra đi. Ngài truất
bỏ vua của họ rồi đuổi họ ra khỏi xứ. Đức Chúa Trời xét đoán đứa con xấu.
Đứa
con tốt được giải cứu
Ngay sau phần
mô tả lý do tại sao Đức Chúa Trời cho phép người Asiri đến chinh phục Vương quốc
phía Bắc thì đến phần mô tả sự trị vì của Êxêchia trong xứ Giuđa, Vương quốc
phía Nam. Chúng ta cần phải chú ý phần đối chiếu. Như Ôsê vốn là tồi tệ rồi, Êxêchia
đúng là nhơn đức. Phần mô tả triều đại của ông là một trong những phần mô tả
dài nhất trong suốt thời kỳ nầy. Các chi tiết của câu chuyện đã được sao lại
trong sách Êsai. Êxêchia là một anh hùng.
II Các Vua
18:1-7: “Năm
thứ ba đời Ô-sê, con trai Ê-la, vua Y-sơ-ra-ên, thì Ê-xê-chia, con trai A-cha,
vua Giu-đa, lên làm vua. Người được hai mươi lăm tuổi khi lên làm vua, và cai
trị hai mươi chín năm tại Giê-ru-sa-lem. Mẹ người tên là A-bi, con gái của
Xa-cha-ri. Người làm điều thiện trước mặt Đức Giê-hô-va y như Đa-vít, tổ phụ người,
đã làm. Người phá hủy các nơi cao, đập bể những trụ thờ, đánh hạ các A-sê-ra,
và bẻ gãy con rắn đồng mà Môi-se đã làm; bởi vì cho đến khi ấy dân Y-sơ-ra-ên
xông hương cho nó người ta gọi hình rắn ấy là Nê-hu-tan. Ê-xê-chia nhờ cậy nơi
Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên; nên trong các vua sau người, hoặc trong
những vua trước người, chẳng có một ai giống như người. Người tríu mến Đức
Giê-hô-va, không xây bỏ Ngài, song gìn giữ các điều răn mà Đức Giê-hô-va đã
truyền cho Môi-se. Đức Giê-hô-va ở cùng người; hễ người đi làm sự gì, đều được
thành tựu. Người dấy nghịch với vua A-si-ri, không phục vua ấy nữa”.
Đây là một
câu chuyện rất hay nói tới một vì vua: “nên trong các vua sau
người, hoặc trong những vua trước người, chẳng có một ai giống như người”. Tôi rất vui khi đọc thấy phần mô
tả đó. Tuần tới, chúng ta sẽ xem thêm một vị vua nữa xứng đáng với lời ngợi
khen tương tự: Vua Giôsia. Nhưng Êxêchia là vị vua nhơn đức nhất trong các vị
vua.
Êxêchia vì
vậy là một nhà vua rất lỗi lạc. Hãy chú ý phần cao trọng của ông thể nào đã được
mô tả. Thứ nhứt: “Người làm điều thiện trước mặt Đức GIÊHÔVA”.
Đấy là phần nền tảng. Êxêchia vốn hiểu rõ dân sự của Đức Chúa Trời phải khởi sự
với việc sống chơn thật với Đức Chúa Trời. Nếu mối quan hệ với Đức Chúa Trời
không được xác lập rõ ràng, không một việc gì ông sẽ hoàn thành suông sẻ dù là
chính trị, kinh tế hay quân sự. Sau khi nói ông làm điều thiện với Đức Chúa Trời,
phân đoạn Kinh thánh tiếp tục giải thích ông có sự thành công ở bất cứ đâu ông đi
đến. Ông đã đánh bại quân Philitin rồi hiên ngang đối chất với Vua xứ Asiri.
Dân sự ở
phía Bắc không chỉ là những người Do thái tồi tệ đâu, họ đã trở thành hạng người
xấu xa. Giờ đây, ở phía Nam, dưới quyền lãnh đạo của Êxêchia, dân sự ở phía Nam
đã không những trở thành những người Do thái tốt lành, họ trở thành hạng người
nhơn đức. Khi sự thờ lạy Baanh bị cất bỏ, có sự công bình. Khi các nơi cao bị dẹp
bỏ đi, có sự công bằng giữa dân sự. Khi mấy cây trụ Asêra bị đốt bỏ, thì chẳng
còn có khai thác về tình dục và hành dâm bắt buộc nữa. Khi người Philitin bị đánh
bại, có sự ổn định về mặt xã hội và về kinh tế.
Êxêchia đã
làm điều thiệu trước mặt Đức GIÊHÔVA và vì cớ đó,
Vương quốc Giuđa đã trở thành một nơi tốt hơn để sinh sống. Có sự công bình, thương
xót, an ninh và hoà bình.
Thế nhưng
khoảnh khắc tốt đẹp khi Êxêchia làm vua và sự việc xảy ra thực sự nguợc lại với
sự sụp đổ của Vua Ôsê, là khi người Asiri tấn công thành Jerusalem. Giống như ở
phía Bắc, cha của Êxêchia đã đồng ý nộp thuế cho người Asiri. Và giống như ở
phía Bắc, Êxêchia quyết định ông muốn thôi không nộp thuế bằng tiền của quốc
gia nữa. Rồi giống như ở phía Bắc, người Asiri không thấy hài lòng và đã tấn
công thành Jerusalem.
Nhưng câu
chuyện ở phía Nam xoay trở một cách khác biệt. Đây là một câu chuyện rất khó
tin. Người Asiri đã thực hiện cuộc bao vây thành Jerusalem. Vị tướng lãnh của
quân đội Asiri quyết định rằng ông ta muốn làm cho dân chúng trong thành mất
tinh thần. Ông ta khởi sự la hét rằng Êxêchia không thể cứu được họ. Rằng Đức
Chúa Trời của họ sẽ không có khả năng kềm chế sức mạnh của quân đội Asiri. Hãy
lắng nghe một số lời lẽ nầy:
II Các Vua
18:19-25: “Ráp-sa-kê
nói cùng họ rằng: Ta xin các ngươi hãy nói với Ê-xê-chia rằng: Vua A-si-ri, là
vua lớn, nói như vầy: Ngươi nhờ cậy ai dường ấy? Ngươi có nói (chỉ những lời hư
không đó thôi), mà rằng: Ta có mưu kế, sức mạnh đặng tranh chiến. Vậy, ngươi để
lòng tin cậy nơi ai mà dấy loạn cùng ta? Ta thấy rõ điều đó: Ngươi nhờ cậy nơi
Ê-díp-tô, thật như nương vào cây sậy gãy; ví ai nương dựa nó, ắt nó sẽ đâm vào
tay, xoi lủng ngang qua. Phàm ai nhờ cậy Pha-ra-ôn, vua Ê-díp-tô, thì đều bị như
thế. Có lẽ các ngươi sẽ nói với ta rằng: Chúng tôi nhờ cậy nơi Giê-hô-va Đức
Chúa Trời của chúng tôi. Nhưng há chẳng phải các nơi cao và bàn thờ của Ngài mà
Ê-xê-chia có phá hủy, truyền cho Giu-đa và Giê-ru-sa-lem rằng: Các ngươi khá thờ
phượng Chúa tại Giê-ru-sa-lem ở trước bàn thờ này, chăng? Thế thì, ngươi hãy đánh
cuộc với chủ ta, là vua A-si-ri. ta sẽ giao cho ngươi hai ngàn con ngựa, nếu ngươi
tìm được quân kỵ để cỡi chúng nó. Ấy chẳng đặng, thì ngươi làm sao đánh đuổi một
quan tướng nhỏ hơn hết của chủ ta đặng? Ngươi cậy nơi Ê-díp-tô đặng kiếm xe và
quân kỵ sao! Há chẳng phải theo lịnh của Đức Giê-hô-va mà loán qua miền đây, đặng
phá hủy nó sao? Đức Giê-hô-va thật có phán với ta rằng: Hãy đi lên đánh xứ này,
và phá hủy nó”.
Đây là lối
nói hay nhất ở Đông phương ngày xưa. Ngươi nghĩ Đức Chúa Trời của ngươi là ai
chứ? Có phải Ngài có khác biệt gì với bất kỳ thần nào khác mà chúng ta đã hủy
diệt không? Hãy suy nghĩ đi. Đức Chúa Trời của các ngươi không thể làm gì để giải
cứu các ngươi đâu. Tôi thấy câu chuyện nầy thực sự là có quyền lực vì tôi nghĩ
nó đụng đến từng gia đình. Chúng ta đang sống trong nền văn hoá “đẹp” chưa
thực sự làm cho dân sự được vui vẻ nhiều. Tôi chưa kinh nghiệm có người nào chế
giễu đức tin của tôi nơi Đấng Christ giống như vầy. Điều đó quá thẳng thừng đối
với xã hội của chúng ta. Nhưng tôi nghĩ, những gì chúng ta đang kinh nghiệm
trong xã hội của chúng ta thì gần gũi điều nầy hơn là chúng ta nhận biết nữa.
Tuần qua,
sau một trận chung kết bóng đá, đã có cuộc phỏng vấn với Ray Lewis từ đội Baltimore
Ravens. Anh vừa hoàn tất trận sau cùng trên sân nhà, anh có một sự nghiệp lẫy lừng
và đã trở về sau khi bị chấn thương. Phỏng vấn viên đã hỏi anh có cảm nghĩ gì về
sự thành tựu của anh. Và việc duy nhứt Ray Lewis muốn nói tới là Đức Chúa Trời.
Anh rất biết ơn Đức Chúa Trời, anh tin quyết về chương trình của Đức Chúa Trời
dành cho sự nghiệp của anh, và anh dâng mọi sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời.
Nhưng bạn
có thể nói phỏng vấn viên vốn chẳng ưa thích điều đó. Cô ấy muốn anh ta nói về
bóng đá, sự tập luyện khó nhọc và đồng đội của anh ta, chớ không phải Đức Chúa
Trời. Cô ấy cứ hỏi mãi những câu hỏi để buộc anh ta nói về việc gì đó khác hơn
và anh ta cứ nói về Đức Chúa Trời.
Có loại tương
tác mà chúng ta gặp phải trong xã hội của chúng ta. Nó chẳng giống như vị tướng
lãnh của quân đội Asiri cứ mãi đùa giỡn với Đức Chúa Trời của chúng ta. Sự ấy
tinh tế hơn. Nhưng trong thực tế, sứ điệp cũng là một. Xã hội của chúng ta nói
cho chúng ta biết rằng đức tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ không phải là sai, nó
chỉ không quan trọng mà thôi. Thậm chí nó không đáng để được nói tới. Nếu Ray
Lewis đã nói một điều gì về vai trò đội bóng họ đã đóng hay hoặc đưa ra một lời
sỉ hổ kỳ thị hay lăng nhục ai đó, phỏng vấn viên sẽ lấy làm vui vẻ ở chỗ đó —
vì việc ấy là vấn đề. Nhưng nói tới Đức Chúa Trời thì không là vấn đề chi hết. Vì
thế bạn không bàn cãi chi về việc ấy, bạn không công nhận nó, bạn chỉ cần không
biết đến nó thôi. Bạn bỏ qua những việc không phải là vấn đề.
Và đấy là sự
thách thức thực đang thịnh hành trong xã hội của chúng ta. Có rất ít người công
khai chế giễu đức tin đặt nơi Đấng Christ, nhưng ở khắp nơi nơi chúng ta tiếp lấy
sứ điệp cho rằng đức tin nơi Đấng Christ không thành vấn đề. Cứ tin nếu bạn muốn,
không tin nếu bạn không muốn — điều đó chẳng tạo ra một sự khác biệt nào cả.
Và tự trong
bản chất, đấy chính xác là những gì vị tướng lãnh người Asiri nầy đang nói theo
một cách thức cụ thể. Ông ta nói rằng tin theo Đức GIÊHÔVA
chẳng có gì khác biệt hơn tin theo bất kỳ các thần nào khác chẳng có thể giải cứu
được dân sự của họ. Tin theo Đức GIÊHÔVA cũng
giống như tin theo thần Baanh hay Mo-lóc hoặc Asêra hay bất cứ thần nào khác
thôi. Và ở bề mặt sức mạnh của người Asiri, tin theo Đức GIÊHÔVA thì không là vấn đề đâu.
Khi tôi có
những mối nghi ngờ, đây là những gì tôi đang phấn đấu với. Tôi không cứ bị treo
ở đấy với những mâu thuẫn về khoa học. Tôi không lo lắng về Đức Chúa Trời có tồn
tại hay không!?! Tôi không tự hỏi Cơ đốc giáo có thật hay không!?! Nhưng đôi
khi tôi tự hỏi cái nào mới là vấn đề. Đôi khi tôi bị nhầm lẫn bởi sứ điệp của
xã hội chúng ta cho rằng đức tin nơi Đấng Christ không phải là sai, mà nó không
quan trọng.
Đấy là lý
do tại sao tôi thích câu chuyện nói tới Vua Êxêchia. Ông bị lay động bởi lối
nói như thế nầy. Ông lo lắng. Vì vậy, ông đến với Đức Chúa Trời. Ông dốc đổ
lòng mình ra rồi cầu xin Đức Chúa Trời bày tỏ và giải cứu ông. Ông sấp mình xuống
trên hai đầu gối của mình rồi cầu xin Đức Chúa Trời tỏ ra cho những người Asiri
nầy thấy Đức GIÊHÔVA là khác biệt với các thần
khác. Hãy tỏ cho thế gian thấy rằng Đức GIÊHÔVA
là vấn đề.
Và Đức Chúa
Trời thực hiện. Khoảnh khắc thật trọng đại.
II Các Vua
19:35: “Trong
đêm đó, có một thiên sứ của Đức Giê-hô-va đi đến trong dinh A-si-ri, và giết một
trăm tám mươi lăm ngàn người tại đó. Sáng ngày mai, người ta thức dậy, bèn thấy
quân ấy, kìa, chỉ là thây đó thôi”.
Đức Chúa Trời
đã tự minh chứng về mình. Ngài vốn có thật. Ngài có quyền năng. Ngài rất khác
biệt với các thần khác. Tin theo Ngài mới là vấn đề. Và Ngài hoàn toàn không bị
chế giễu. Đây là những gì chúng ta tiếp thu đuợc từ câu chuyện của Êxêchia: Đức
Chúa Trời của chúng ta không thể bị chế giễu.
Đức Chúa Trời
của chúng ta sẽ không bị chế giễu. Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta đã
nhìn thấy điều nầy là trường hợp. Chúng ta đã nhìn thấy nó được lặp đi lặp lại
xuyên suốt câu chuyện mà chúng ta đang nói tới năm nay. Khi Pharaôn từ chối
không tha cho dân sự Đức Chúa Trời ra khỏi vòng nô lệ, Đức Chúa Trời đã bày tỏ
ra. Ngài tự minh chứng về chính mình Ngài và đã sỉ nhục các thần của người Aicập,
họ không thể đứng nghịch lại Ngài. Khi Gôliát chế giễu Đức Chúa Trời, David đã
nói: “Ngươi là ai mà dám thách thức đạo binh của Đức Chúa Trời hằng
sống?” Và Gôliát đã bị đánh bại. Khi các chi phái phía Bắc chế
giễu các tiên tri của Đức GIÊHÔVA và đã thay thế
họ với những tiên tri thần Baanh, Đức Chúa Trời đã xét đoán họ và đưa họ vào cuộc
lưu đày.
Còn ở đây, vị
tướng lãnh của quân đội Asiri chế giễu Đức Chúa Trời và mất hết quân đội của
mình. Về sau trong câu chuyện của chúng ta, Đức Chúa Trời lại bị chế giễu nữa. Con
của Đức Chúa Trời, Ngài là Đức Chúa Trời thành người, sẽ bị treo trên một cây gỗ.
Ngài đã bị cười nhạo. Ngài đã bị khạc nhổ trên mặt. Họ đã gào thét tận mặt
Ngài: “Nếu ngươi
thực sự là con của Đức Chúa Trời, hãy tự cứu mình đi. Hãy xuống khỏi cây thập tự
đó đi”. Và Ngài không phản ứng.
Tôi luôn thấy
rất là khó tin. Có khi tôi nghĩ tôi có thể hiểu Chúa Jêsus đang chịu đựng nổi đau
khổ, nhưng không phải sự sỉ nhục. Làm sao mà Ngài để cho mình chịu chế giễu như
thế chứ?
Tôi nghĩ
câu trả lời, ấy là Ngài vốn biết rõ điều đó là không thực rồi. Tôi là một người
rất nhạy cảm. Có nhiều việc bạn có thể nói với tôi sẽ gây tổn thương mọi cảm
xúc của tôi. Nhưng hãy tưởng tượng xem, bạn đến với tôi sau buổi thờ phượng nầy
rồi nói: “Paul ơi,
ông nông cạn quá. Ông thiệt là nông cạn lắm. Ông quá nông cạn đấy!” Bạn
không gây tổn thương mọi cảm xúc của tôi. Vì việc ấy không thực đâu. Tôi nhận
lãnh nhiều sự bất ổn lắm. Nhưng tôi không bất ổn về việc nông cạn vì tôi biết điều
đó là không thực.
Đấy là cách
Chúa Jêsus đã chịu đựng bị chế giễu. Ngài vốn biết điều đó là không thực rồi. Mặc
dù dường như điều đó là thực. Điều đó được gọi là đức tin. Đấy là những gì tôi
có cần nhiều nhứt. Đấy là điều chúng ta cần nhiều nhứt. Chúng ta cần phải biết
rằng Đức Chúa Trời của chúng ta không thể bị chế giễu. Khi ấy sự việc không quấy
rối chúng ta khi mọi người ở chung quanh chúng ta nói với chúng ta rằng tin nơi
Đấng Christ không là vấn đề. Vì chúng ta tin quyết rằng tin nơi Ngài mới là vấn
đề.
Đức Chúa Trời
đã sỉ nhục Pharaôn và đã giải cứu dân sự Ngài ra khỏi Aicập. David đã đánh bại
Gôliát. Các chi phái phía Bắc bị xét đoán vì đã tẻ tách xa khỏi Đức Chúa Trời. Quân
đội Asiri ngay tại cửa thành Jerusalem đã bị quét sạch. Và Chúa Jêsus đã sống lại
từ kẻ chết. Đức Chúa Trời của chúng ta vốn rất khác biệt. Ngài vốn có thật. Ngài
có quyền phép. Bước theo Ngài mới là vấn đề.
Phần
kết luận
Ôsê nhìn thấy
Vương quốc phía Bắc bị hủy diệt. Đứa con xấu bị xét đoán. Êxêchia cầu xin với Đức
Chúa Trời và được cứu ra khỏi cảnh hủy diệt. Đứa con tốt được giải cứu. Chúng
ta sẽ nhìn thấy câu chuyện nầy tiếp tục vào tuần tới và chúng ta sẽ tìm ra một
việc đánh kinh ngạc về đứa con được gọi là nhơn đức.
Nhưng thực
sự, câu chuyện nầy chẳng nói gì về hai người con trai nầy hết. Chúng ta muốn đối
chiếu họ: để nhìn thấy họ khác biệt như thế nào kìa. Nhưng ở dưới mọi sự đó, chúng
ta muốn nhìn thấy chính Đức Chúa Trời đang đối xử với từng người trong số họ
cùng một cách thức: với tình yêu thương.
Đức Chúa Trời
xét đoán Ôsê và di dời họ ra khỏi xứ vì họ gây thương tích cho nhau và cần thời
gian để hội ý. Đức Chúa Trời xét đoán vì cớ tình yêu thương. Đức Chúa Trời giải
cứu Êxêchia và hủy diệt kẻ thù của ông vì dân sự của ông đã xây trở lại cùng
Ngài. Đức Chúa Trời giải cứu vì cớ tình yêu thương.
Chúng ta đã
khởi sự suy nghĩ về câu chuyện Chúa Jêsus thuật lại về hai người con trai. Nhưng
câu chuyện ấy cũng không thực sự nói về hai người con trai. Câu chuyện ấy thực
sự nói tới người cha. Một người cha vốn yêu thương hai con trai như nhau. Đấy
là những gì câu chuyện thực sự nói tới. Đây là một câu chuyện khó, nhưng ở đàng
sau nó là một Đức Chúa Trời vốn yêu thương dân sự của Ngài. Đấy là lý do tại
sao Ngài xét đoán. Đấy là lý do tại sao Ngài giải cứu.
Nhưng sẽ ra
sao nếu Ngài không xét đoán? Sẽ ra sao nếu dân sự cứ mãi như thế? Và sẽ ra sao
nếu Ngài không giải cứu? Sẽ ra sao khi những việc khủng khiếp xảy ra cho dân sự,
họ đang kêu la với Đức Chúa Trời xin sự giải cứu?
Đây là chỗ
mà chương trình EPIC
mở ra. Đời sống của chúng ta được sống là một phần của cả bức tranh lớn rộng hơn.
Chúng ta không thể nhìn thấy cách thức mọi sự đang kết nối. Đức Chúa Trời đầy
lòng thương xót trong nhiều năm trời trước khi Ngài phán xét. Và Đức Chúa Trời đã
cho phép một số việc thực sự khó chịu xảy ra trước khi Ngài giải cứu. Chúng ta
không thể nhìn thấy hết mọi sự trong đó được. Nhưng câu chuyện giúp cho chúng
ta nhìn biết điều chi đang xảy ra trong bức tranh lớn khi chúng ta bị kẹt bởi
nhận định có hạn trong đời sống của chúng ta.
Vì vậy,
ngay khi chúng ta không nhìn thấy cả bức tranh ấy, chúng ta có thể nhìn biết rằng
chúng ta đang thờ lạy một Đức Chúa Trời, Ngài phán xét và một Đức Chúa Trời
Ngài giải cứu. Chúng ta đang thờ lạy một Đức Chúa Trời thật là mạnh sức. Một Đức
Chúa Trời thật là toàn năng. Một Đức Chúa Trời đang bước vào. Chúng ta đang thờ
lạy một Đức Chúa Trời Ngài yêu thương chúng ta: đứa con tốt và xấu như nhau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét