Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

MỘT QUÊ HƯƠNG ĐƯỢC BAN CHO: BƯỚC VÀO, CHINH PHỤC VÀ ỔN ĐỊNH



MỘT QUÊ HƯƠNG ĐƯỢC BAN CHO:
BƯỚC VÀO, CHINH PHỤC, ỔN ĐỊNH
            Như phần nhiều quí vị biết đấy, tôi là mục sư chuyên về hồi phục ở Hội thánh Peninsula Bible. Nói như thế có nghĩa là, tôi sử dụng thì giờ làm việc với hạng người đang vật vã với những cơn nghiện ngập khác nhau, chủ yếu là họ nghiện ma túy và rượu bia. Như có lẽ phần nhiều người trong quí vị biết đấy, một phần lý do tôi là Mục sư chuyên về hồi phục là vì tôi có đủ tư cách — những kinh nghiệm nhất định — trong lãnh vực lạm dụng những thứ ấy. Thực vậy, như tôi thường nói cho mọi người biết, tôi có 20 năm sống trong thập niên 60, sử dụng ma túy cao độ và thân thể tôi chịu nhiều kinh nghiệm về hóa trị.
            Trong thập niên thứ nhì của tôi sống ở thập niên 1960 — một thập niên mà hầu hết mọi người đều đề cập tới là thập niên 1970! — có một album rất hay của Carole King tên là Tapestry. Album nầy đã đoạt giải thưởng Grammy về album của năm vào năm 1972, bán được 25 triệu bản trên khắp thế giới. Album cũng chứa một bài hát rất hay mà tôi ưa thích có đề tựa là “Home Again”, bản nhạc bắt đầu với các dòng sau:
Có lúc tôi tự hỏi sao mình không về nhà lại
Cái chuyện thật xa vời và viễn vông
Thực sự tôi cần có ai đó để trò chuyện,
Và đêm nay chẳng có ai biết vỗ về yên ủi tôi
            Bài hát có lẽ đã được hát lên để làm sao có được cái chạm đầy trọn của nó, nhưng khi tôi có chút tiếng tăm và từ khi tôi có một thời điểm khó nhọc để có được chút tiếng tăm ấy, tôi sẽ cần đến quí vị. Tuy nhiên … dù được hát lên hay nói ra, tôi luôn luôn nhìn thấy hai dòng đầu đặc biệt thật cảm động — “Có lúc tôi tự hỏi sao mình không về nhà lại - Cái chuyện thật xa vời và viễn vông”. Tôi cảm nhận rõ ràng theo cách ấy vào những thời điểm khác nhau trong cuộc đời của tôi, phần lớn vào những lúc tôi đang phê ma túy và bụi đời vô mục đích từ nơi nầy đến chỗ khác. Tôi cảm thấy như mình cách xa nhà cả ngàn dặm — cả ngàn dặm đối với nơi mà tôi thuộc về — và tôi tự hỏi sao mình không về nhà lại. Có lẽ một số người trong quí vị cũng đã cảm nhận cùng một cách như thế.
            Cuối cùng, khi tôi giờ đây đạt tới chỗ nhận biết, sống trong gia đình là một cuộc sống còn hơn là một địa điểm nữa. Woody Allen từng nói: “Cái điều hối tiếc duy nhứt của tôi, ấy là tôi không chào đời là một người khác”. Cái nuối tiếc duy nhứt của ông, ấy là ông không có một cuộc sống hoàn toàn khác biệt. Ông không thích cuộc sống mà ông hiện có — ông không cảm nhận kiểu ‘ở nhà’ trong chính cuộc sống của ông — và kết quả là ông rất khổ sở. Đấy cũng là kinh nghiệm của tôi nữa. Tôi khao khát một cuộc sống — một cuộc sống thật đàng hoàng, cuộc sống sao cho giống như gia đình — nhưng dường như tôi không thể tìm được cuộc sống ấy. Tôi đã đi hết chỗ nầy đến chỗ khác, tìm cách cảm nhận như ở tại nhà, kết quả luôn luôn giống như nhau: tôi vẫn không thích cái con người của mình. Như một câu nói xưa: “Bất cứ đâu ngươi đi, vẫn chính là ngươi đấy thôi!”
            Đúng đấy … với điều đó trong trí — với quan niệm ‘nhà’ và tự hỏi sao bạn không về nhà lại — bạn sẽ nhớ lại rằng chúng ta hiện đang nếm trải toàn bộ Kinh thánh trong chuyến hành trình 9 tháng có đề tựa là Epic: Câu chuyện đáng kinh ngac nói tới Đức Chúa Trời và thế gian. Bạn cũng sẽ nhớ, sớm sủa trong chuyến hành trình, Đức Chúa Trời đã hứa với Ápraham và dòng dõi ông một quê hương. Ngài đã hứa với họ một chỗ mà ở đó họ có thể sinh sống — một vùng đất đượm sữa và mật, ở đó họ có thể định cư và có đời sống mà Ngài đã dự trù cho họ. 
            Tuy nhiên, như chúng ta học biết trong sách Sáng thế ký, Ápraham đã mất nhiều năm lưu lạc trong Đất Hứa, nhưng thực sự chưa bao giờ chiếm hữu được nó. Ông chưa bao giờ thực sự định cư trong đó. Điều nầy cũng rất thực đối với con trai ông là Ysác, và cháu nội ông là Giacốp. Về sau, 12 người con của Giacốp cùng nhau rời Đất Hứa mà đi xuống Aicập, ở đó các dòng dõi của ông đã ở lại trong 430 năm cho tới khi Môise sau cùng đưa họ ra khỏi Aicập rồi vào trong đồng vắng trong Cao Nguyên Sinai. Mọi sự trong mọi sự, Ápraham và dòng dõi của ông đã tốn 600 năm ròng rã mà không có một quê hương. Họ tốn nhiều thế kỷ hát lên bài “Home Again” mang biến tấu Hêbơrơ xưa, tự hỏi sao họ không về nhà lại — từng biến nơi ấy thành một chỗ mà ở đó họ thực sự cảm thấy như họ vốn thuộc về.
            Từ bài học của tuần rồi, bạn cũng nhớ lại rằng dân Do thái đã có một cơ hội để vào trong Đất Hứa, nhưng họ đã lui đi trong sợ hãi. Ở Dân số ký 13, như Phaolô nói cho chúng ta biết vào tuần rồi, Môise đã sai 12 thám tử vào trong xứ trong một sứ mệnh do thám. Hai trong số các thám tử, Giôsuê và Calép, đã khích lệ dân sự cứ tiến tới trước bởi đức tin. Các thám tử khác lui đi trong sợ hãi, làm cho dân sự tin rằng những gã giềnh giàng và các thành được phòng thủ chặt chẽ quá kiên cố không thể đánh bại được. Kết quả là, Đức Chúa Trời đã xét đoán toàn bộ thế hệ đó — những ai trên 20 tuổi — phải lang thang và ngã chết trong đồng vắng.
            Một phần trong những điều tôi đề xuất sáng nay, ấy là có nhiều Cơ đốc nhân đã đưa ra một sự lựa chọn đáng tiếc tương tự. Thay vì bởi đức tin cứ tiến tới đàng trước, họ lui đi trong sợ hãi. Thay vì tiến tới trước vào trong Đất Hứa — tiến thẳng vào cuộc sống mà Đức Chúa Trời đã hứa với họ — họ đã từ chối không đanh trận với những gã giềnh giàng cùng các thành được phòng thủ chặt chẽ kia. Như một kết quả, kinh nghiệm Cơ đốc của họ đã kết thúc như một đồng vắng trơ trọi, hoang vu, và ảm đạm. Họ chưa bao giờ thực sự xem đấy là quê hương, chưa bao giờ thực sự tìm gặp một cuộc sống đượm sữa và mật.
            Theo một ý nghĩa, quê hương sau cùng trong vai trò Cơ đốc nhân tất nhiên là thiên đàng. Chúa Jêsus đã tuyên bố trong Giăng 14 rằng Ngài sẽ đi sắm sẵn một chỗ cho chúng ta — một quê hương cho chúng ta — ở đó chúng ta sẽ ở với Ngài cho đến đời đời. Tuy nhiên, theo một ý nghĩa khác nữa, chúng ta có thể bắt đầu bước vào quê hương ấy, vào trong sự sống ấy, đương lúc bây giờ. Chúng ta có thể bắt đầu kinh nghiệm một mối quan hệ với Đức Chúa Trời trong đời nầy, cùng với bông trái của Đức Thánh Linh, kể cả nhận thức ngày càng tăng về tình yêu thương, sự vui mừng và sự bình an.
            Tuy nhiên, để kinh nghiệm bông trái nầy của Đức Thánh Linh, chúng ta cần phải sẵn sàng đánh trận với những gã giềnh giàng kia. Chúng ta cần phải bằng lòng đánh trận với các lãnh vực trong đời sống chúng ta, ở đó quyền phép của tội lỗi hãy còn có các đồn lũy của nó. Nếu chúng ta bằng lòng tham dự các trận chiến — các trận chiến chống lại mọi đồn lũy như nghiện ngập, giận dữ, tự thương hại, kiêu ngạo, ghen ghét, tư dục, trì trệ, v.v… — khi ấy chúng ta sẽ có cuộc sống ngày càng đượm đầy với sữa và mật. Nếu chúng ta không bằng lòng tham dự các trận chiến — nếu chúng ta lui đi trong sợ hãi, khi ấy đời sống của chúng ta sẽ tiếp tục là trơ trọi, hoang vu, và ảm đạm giống như Cao Nguyên Sinai hay Trũng Bóng Chết.
            Hôm nay, chúng ta sẽ nhìn vào sách Giôsuê — sách thứ sáu của Kinh thánh — là quyển sách nói tới thể nào dân Do thái sau cùng đã bước vào, chinh phục, và ổn định trong đó. Giôsuê là một trong các sách lịch sử quan trọng của Cựu Ước, tường thuật lại thể nào dân Do thái sau cùng đã tìm gặp một quê hương xứ sở. Sách ấy nói tới cách thức họ chiếm lấy xứ mà Đức Chúa Trời đã hứa với Ápraham cùng dòng dõi của ông nhiều thế kỷ trước đó.
            Thêm nữa, như nhiều người đã quan sát thấy, quyển sách cũng cung ứng các bài học thuộc linh rất có giá trị — đặc biệt các bài học nói tới cách thức tiến thẳng tới bởi đức tin thay vì lui đi trong sợ hãi. Hơn nữa, sách ấy còn tỏ ra cho chúng ta thấy cách thức đánh trận với những gã giềnh giàng cùng những thành trì được phòng thủ chặt chẽ khi chúng ta tìm cách chiếm hữu sự sống mà Đức Chúa Trời dự trù cho chúng ta. Nói khác đi, sách Giôsuê được dành cho những ai sẵn sàng rời khỏi đồng vắng rồi tiến thẳng vào Đất Hứa, tìm kiếm một quê hương, với lòng nhận biết rằng cuộc tìm kiếm sẽ bao gồm những chiến trận ác liệt và đắc thắng vinh quang.
            Sâu xa như sách Giôsuê vốn có, như tôi đã đề xuất, quyển sách có thể được chia ra thành ba phần có quan hệ với các từ ngữ ‘bước vào, chinh phục, và ổn định’. Các chương 1-5 thuật lại thể nào dân Do thái bước vào Đất Hứa, các chương 6-12 thuật lại thể nào họ đã chinh phục Đất Hứa, và các chương 13-22 thuật lại thể nào họ ổn định Đất Hứa. Hai chương sau cùng — các chương 23 và 24 — là bài diễn văn từ biệt của Giôsuê, ở đó ông tuyên bố ra sự thành tín của Đức Chúa Trời và giục giã dân Do thái phải tiếp tục tiến thẳng tới bởi đức tin hoặc gánh chịu những hậu quả đầy thảm hoạ.
            Sau khi thực hiện chia quyển sách ra làm ba phần, thì giờ của chúng ta sáng nay sẽ tập trung vào từ ngữ chính kết hợp với từng sự phân chia — bước vào, chinh phục, và ổn định. Làm thể nào dân Do thái bước vào vùng đất ấy, làm thể nào họ chinh phục được vùng đất ấy, và làm thể nào họ ổn định được phần đất ấy? Thêm nữa, chúng ta đầy hy vọng học biết các bài học về việc tiến thẳng tới trong chuyến hành trình đức tin của chính chúng ta. Làm thế nào chúng ta bước vào các lãnh vực mà Đức Chúa Trời đang kêu gọi chúng ta phải bước vào, làm thế nào chúng ta có thể chinh phục các kẻ thù mà Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta phải thắng hơn, và làm thế nào chúng ta có thể ổn định trong loại cuộc sống mà Đức Chúa Trời đang kêu chúng ta phải sinh sống?
Bước Vào Đất Hứa
            Khi đến lúc phải vào trong xứ — vào trong những lãnh vực của đời sống chúng ta có khả năng khó khăn, nguy hiểm, và đầy kinh hãi — tất nhiên thắc mắc phải có là: làm sao vào được đó chứ? Cứ tiến tới khi chúng ta sợ hãi có khả thi chăng? Làm sao đương đầu với mọi nổi sợ hãi lẽ ra phải bỏ chạy chứ? Đây là thắc mắc mà dân Do thái đã đối diện với ngay rìa Đất Hứa khoảng năm 1400TC, và đấy là thắc mắc tiếp tục đối diện với mỗi một người chúng ta ngày nay.
            Cảm tạ Chúa, chương 1 sách Giôsuê nói tới chính đề tài nầy — đề tài nói tới việc đối diện với mọi nổi sợ hãi của chúng ta. Đức Chúa Trời vốn biết rõ dân Do thái đã có một lịch sử lâu dài sống trong sợ hãi, và Đức Chúa Trời biết rõ bạn và tôi đều có một lịch sử lâu dài sống trong sợ hãi nữa đấy. Nổi sợ hãi của dân Do thái, cùng với nổi lo sợ của chính chúng ta, chẳng có gì phải ngạc nhiên đối với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời vốn biết rõ chúng ta thường sống trong sợ hãi, và Ngài biết rõ nổi sợ hãi phân rẻ chúng ta ra khỏi sự sống — phân rẻ chúng ta ra khỏi sự sống mà Ngài muốn chúng ta phải sống. Kết quả là, trong chương 1, Đức Chúa Trời nói tới đề tài làm thể nào để bước vào lãnh địa đầy đau khổ nầy. Ngài phát ra đề tài nói tới cách thức phải bằng lòng đương diện với mọi nổi lo sợ ấy — thậm chí phải bằng lòng xem xét đương đầu với những gã giềnh giàng cùng các thành trì được phòng thủ chặt chẽ kia.
            Giôsuê 1:6-9: Hãy vững lòng bền chí, vì ngươi sẽ dẫn dân này đi nhận lấy xứ mà ta đã thề cùng tổ phụ ban cho chúng nó. Chỉ hãy vững lòng bền chí, và cẩn thận làm theo hết thảy luật pháp mà Môi-se, tôi tớ ta, đã truyền cho ngươi; chớ xây qua bên hữu hoặc bên tả, để hễ ngươi đi đâu cũng đều được thạnh vượng. Quyển sách luật pháp này chớ xa miệng ngươi, hãy suy gẫm ngày và đêm, hầu cho cẩn thận làm theo mọi điều đã chép ở trong; vì như vậy ngươi mới được may mắn trong con đường mình, và mới được phước. Ta há không có phán dặn ngươi sao? Hãy vững lòng bền chí, chớ run sợ, chớ kinh khủng; vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi vẫn ở cùng ngươi trong mọi nơi ngươi đi”.
            Rõ ràng, điệp khúc được lặp đi lặp lại trong mấy câu nầy là ‘hãy vững lòng bền chí’. Theo một ý nghĩa, lời lẽ của Đức Chúa Trời dường như là quá hiển nhiên — giống như một lời công bố quá rõ ràng. Khi dân sự lo sợ, họ cần phải vững lòng bền chí. Tuy nhiên, như Doug Goins từng lưu ý: “Người ta cần sự khích lệ hơn là khuyên nhũ”. Người ta thường biết rõ họ cần phải làm gì rồi, song họ thiếu sự khích lệ để tiến tới đàng trước và thực hiện công việc ấy. Cái điều họ cần là sự khích lệ được lặp đi lặp lại của những người biết yêu thương, biết quan tâm tới; và đặc biệt lời khích lệ được lặp đi lặp lại đến trực tiếp từ Đức Chúa Trời.
            Thí dụ, khi tôi làm việc với những kẻ nghiện ngập (đủ thứ), thường thì chẳng có hiệu lực chi cả khi tôi dùng lời khuyên nhũ họ, tỉ như “Anh thôi đừng uống nữa” hay “Chị thôi đừng phê heroin nữa”. Trong đại đa số các trường hợp, những kẻ nghiện ấy vốn biết rõ nhu cần phải thôi không phê heroin và uống vodka nữa, điều đó khổ sổ lắm. Cái điều họ thực sự cần là sự khích lệ — khích lệ phải đánh trận với những đồn lũy đầy quyền lực và chốt trụ lâu dài kia. Đặc biệt, như tôi đã nói, họ cần sự khích lệ liên tục của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, một trong những ân tứ thuộc linh được nhắc tới trong Tân Ước là ân tứ khích lệ (Rôma 12:8) — sự khích lệ của Đức Chúa Trời đang tác động qua dân sự của Đức Chúa Trời. Tôi tin đây là một trong những ân tứ có cần nhất trong hội thánh ngày nay — ân tứ khích lệ nhau giữa các chiến trận thường là rất khó khăn và đầy dẫy với sợ hãi.
            Tất nhiên, như khích lệ là một ân tứ rất nâng đỡ, chỉ cần bảo ai đó hãy vững lòng bền chí không nhất thiết biến họ thành vững lòng bền chí đâu, nói với ai đó phải sống hạnh phúc không nhất thiết là khiến cho họ được hạnh phúc đâu. Chắc chắn, Đức Chúa Trời có thể tác động theo cách thức nầy, Ngài cài đặt sức lực và sự dạn dĩ thật lạ lùng nơi mạng lịnh của Ngài, nhưng thường thì Ngài không dẫn chúng ta qua một tiến trình đâu. Sức mạnh và lòng dạn dĩ không thường xảy đến trong khoảnh khắc đâu. Chúng là những đặc điểm mà Đức Chúa Trời gây dựng trải theo thời gian.
            Cảm tạ Chúa, trong mấy câu nầy, Đức Chúa Trời nói cho chúng ta biết bí quyết của tiến trình nầy. Ngài nói cho chúng ta biết bí quyết của việc phát triển sức lực và lòng dạn dĩ — loại sức lực và lòng dạn dĩ sẽ giúp cho Giôsuê và dân Do thái dám bước vào, chinh phục và ổn định Đất Hứa, và loại sức lực và lòng dạn dĩ giúp cho bạn và tôi thực hiện y như vậy. Bí quyết nầy được tỏ ra ở câu 8, ở đây Đức GIÊHÔVA phán: “Quyển sách luật pháp này chớ xa miệng ngươi, hãy suy gẫm ngày và đêm, hầu cho cẩn thận làm theo mọi điều đã chép ở trong; vì như vậy ngươi mới được may mắn trong con đường mình, và mới được phước”.
            Tất nhiên, chúng ta là hạng thánh đồ của Tân Ước, chớ không phải hạng thánh đồ của Cựu Ước. Đối với chúng ta, luật pháp không còn là ngoại tại nữa, được viết trên hai bảng đá. Thay vì thế, luật pháp đang ở chỗ nội tại, được viết ra trên bảng lòng của chúng ta. Như được chép lại trong Giêrêmi 31:33: Ta sẽ đặt luật pháp ta trong bụng chúng nó và chép vào lòng. Tuy nhiên, đối với cả hai hạng thánh đồ, dù trong Tân hay Cựu Ước, nguyên tắc vẫn như nhau: nếu chúng ta làm mọi việc theo đường lối của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ nhận lãnh sức lực và lòng can đảm. Nếu chúng ta làm mọi việc theo đường lối của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ thành công trong bất cứ điều chi Ngài kêu gọi chúng ta phải lo làm.
            Đặc biệt hơn nữa, câu nầy chứa ba từ nằm ở trọng tâm của bí quyết. Các từ ngữ ấy là miệng, suy gẫm,làm theo. Thứ nhứt, chúng ta cần phải có lời lẽ nào làm đẹp lòng Đức Chúa Trời và suy gẫm về Đức Chúa Trời thoát ra từ môi miệng của mình. Phải, không những chúng ta cần phải bước đi trong sự ăn ở, mà còn nói năng phải lẽ nữa. Môi miệng của chúng ta dâng lên lời ngợi khen Chúa là điều rất quan trọng, ở đó chuyển tải lẽ thật của Ngài, và nói năng trong những cách thức giữ theo mọi điều Lời Ngài đã được công bố ra. Lời lẽ của chúng ta phải luôn phù hợp với Lời của Đức Chúa Trời.
            Thứ hai, chúng ta cần phải suy gẫm luật pháp của Đức Chúa Trời — suy gẫm luôn Lời của Ngài. Đây không phải là loại tư tưởng về thiền của Đông phương đâu, như kiểu Thiền Siêu Việt, ở đó một câu thần chú được lặp đi lặp lại luôn. Thay vì thế, sự suy gẫm theo Kinh thánh bao gồm việc dính dáng sâu sắc của tấm lòng và lý trí. Suy gẫm cần phải làm với khao khát của chúng ta muốn gặp gỡ Đức Chúa Trời khi chúng ta thành khẫn suy gẫm Lời của Ngài. Chúng ta phải khát khao lắng nghe từ Đức Chúa Trời và hiểu rõ mọi điều Ngài đã phán dạy, và chúng ta sẽ không bao giờ vững lòng bền chí cho tới chừng nào Lời của Đức Chúa Trời trở nên sâu lắng, nội tại sâu sắc, chớ không phải chỉ là lời lẽ đơn thuần ở ngoài mặt mà thôi.
            Và thứ ba, chúng ta cần phải làm theo những gì Lời của Đức Chúa Trời đã bảo chúng ta phải làm theo. Chúng ta phải bước đi y như mình đã nói, không những nói như mình đã nói, với sự nhìn biết rằng hành động nói lớn tiếng hơn lời nói. Quả thật, khi có một sự khác biệt — khi lời nói của chúng ta tuyên bố ra một sứ điệp rồi mọi hành động của chúng ta lại khác đi — hầu hết mọi người sẽ tin vào hành động của chúng ta hơn là lời nói của chúng ta. Hầu hết mọi người sẽ tin rằng hành động của chúng ta là lời tuyên bố đích thực những gì chúng ta thành thực tin theo.
            Miệng, suy gẫm, làm theo: ba từ nầy nằm ngay trọng tâm của việc tìm kiếm sức lực và lòng dạn dĩ. Chúng nằm ở ngay cốt lõi, gần gũi với Đức Chúa Trời trong từng phương diện của đời sống chúng ta. Cũng rất là hy vọng khi chúng ta đến gần với Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ bắt đầu nhận ra sức lực và lòng dạn dĩ đích thực kia đến từ chính mình Đức Chúa Trời. Chúng không đến từ chúng ta. Chúng không phải là những đức tính mà chúng ta có thể tự tạo hay làm ra bằng một cách thế nào đó đâu. Như Kinh thánh tỏ ra trong sách Philíp: Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi (Philíp 4:13). Nếu chúng ta cứ ở gần Đức Chúa Trời trong từng phương diện của đời sống chúng ta — với môi miệng, với sự suy gẫm, rồi với mọi hành động của chúng ta — Đức Chúa Trời sẽ liên tục tiếp trợ cho chúng ta sức lực và lòng dạn dĩ mà chúng ta đang có cần. Sức lực và lòng dạn dĩ của Ngài, chớ không phải của chúng ta, sẽ giúp cho chúng ta đối diện với mọi sợ hãi rồi bước vào chiến trận mà có lẽ chúng ta đã lẫn tránh bao thập niên nay.
            Một lần nữa, chúng ta bắt đầu có sức lực và lòng dạn dĩ — sức lực và lòng dạn dĩ Đức Chúa Trời ban cho —chúng ta đã sẵn sàng bước vào vùng đất ấy. Chúng ta sẵn sàng đối diện với mọi nổi lo sợ rồi để đồng vắng lại ở sau lưng. Chúng ta đã sẵn sàng đánh trận với những gã giềnh giàng và các thành trì được phòng thủ kiên cố, với lòng nhìn biết, như đã được chép trong Tân Ước: trong mọi sự đó, chúng ta nhờ Đấng yêu thương mình mà thắng hơn bội phần (Rôma 8:37).
            Buồn thay, chúng ta không có thì giờ sáng nay để nhìn vào những truyện tích lạ lùng nói tới cách thức dân Do thái thực sự bước vào vùng đất ấy. Chúng ta không có thì giờ để nhìn vào câu chuyện nói tới Raháp — kỵ nữ trong thành Giêricô, là người vốn có đức tin (hay, như một người nghiện ma túy gọi nàng, Rêháp cô gái điếm!). Chúng ta cũng không có thì giờ để nhìn vào phương thức lạ lùng trong đó dân Do thái đã băng qua sông Giôđanh — một con sông mà Đức Chúa Trời đã rẻ ra một cách siêu nhiên cho họ giống như Ngài đã rẻ Biển Đỏ khi họ rời xứ Aicập vậy — chúng ta cũng không có thì giờ để nói tới thể nào dân Do thái dựng lên các hòn đá kỷ niệm bên dòng sông Giôđanh, chúng ta cũng không có thì giờ để nói tới dân Do thái làm cách nào tái lập lại phép cắt bì và Lễ Vượt Qua, mà họ đã bỏ đi ở trong đồng vắng.
            Một khi mục đích của chúng ta sáng nay là cung ứng một nhận định bao quát về toàn bộ quyển sách, chúng ta cần tiến tới phía trước — tiến tới từ chỗ bước vào đến chỗ chinh phục vùng đất ấy.
Chinh Phục Đất Hứa
            Sau khi băng qua sông Giôđanh, dân Do thái bắt đầu chiến dịch chinh phục của họ — một chiến dịch kéo dài khoảng 7 năm trời. Mỗi một người chúng ta dĩ nhiên có những gã giềnh giàng cùng những thành trì kiên cố. Chúng ta có những thói tật, thái độ, đường lối bất kính khi quan hệ với con người, các tư tưởng, cảm xúc, và động cơ mà Đức Chúa Trời muốn hủy diệt. Trong các thuật ngữ về thần học, đây là tiến trình về sự nên thánh — tiến trình mà bởi đó Đức Chúa Trời biến đổi chúng ta ngày càng thêm ra giống như ảnh tượng của Đấng Christ, hủy diệt các đồn lũy của tội lỗi trong đời sống của chúng ta.
            Thắc mắc là: chúng ta tham dự các trận chiến nầy bằng cách nào? Làm sao chúng ta có thể thắng hơn những gì là bất kỉnh? Thí dụ, làm sao Đức Chúa Trời có thể nắm lấy một tên hippie hay giận dữ, chỉ biết đến mình, tự thương hại, say xỉn, chích choác như tôi vào thập niên 1960 và 70 rồi biến hắn thành thứ gì đó khác chứ? Làm sao Đức Chúa Trời có thể đưa chúng ta từ chỗ kia đến chỗ nầy được? Làm sao Ngài có thể tạo ra được sự thay đổi đích thực nơi đời sống của chúng ta chứ?
            Được thôi … là một phần của giải đáp cho các thắc mắc ấy, tôi muốn dành ra một vài phút nhìn vào trận chiến nổi tiếng nhất trong sách Giôsuê — trận chiến tại thành Giêricô. Đây là câu chuyện thật tuyệt vời nói tới cách các bức tường thành Giêricô phải sụp đổ xuống sau khi dân Do thái diễu hành quanh thành trong 7 ngày rồi họ trổi tiếng kèn và la lớn lên. Đây cũng là một câu chuyện phác hoạ cách thức chúng ta có thể tham dự những trận đánh trong chính đời sống của chúng ta, đặc biệt các chiến trận chống lại mọi đồn lũy tội lỗi bám trụ lâu dài.
            Chiến trận thực sự chinh phục thành Giêricô, đã được ban cho Giôsuê bởi chính mình Chúa, được ghi lại ở Giôsuê 6.
            Giôsuê 6:3-5: Vậy, hết thảy các ngươi, là chiến sĩ, hãy đi vòng chung quanh thành một bận; phải làm như vậy trong sáu ngày. Bảy thầy tế lễ sẽ đi trước hòm giao ước cầm bảy cái kèn tiếng vang; nhưng qua ngày thứ bảy, các ngươi phải đi vòng chung quanh thành bảy bận, và bảy thầy tế lễ sẽ thổi kèn lên. Khi những thầy tế lễ thổi kèn vang, các ngươi vừa nghe tiếng kèn, hết thảy dân sự phải la tiếng lớn lên, thì vách thành sẽ sập xuống, rồi dân sự sẽ leo lên, mỗi người ngay trước mặt mình”.
            Không cần phải thắc mắc, kế hoạch của chiến trận nầy không giống như bất kỳ trận đánh nào trong lịch sử — và chắc chắn không giống như bất kỳ trận đánh nào được truyền dạy ở trường Võ Bị West Point hay Annapolis. Thay vì tham gia vào chiến cuộc (thực hiện một tuyến bao vây, bắn các mũi tên lửa vòng qua các bức tường, hay đánh sập hai cổng thành), Đức GIÊHÔVA truyền cho Giôsuê làm theo một chiến lược thật là lạ lùng và thậm chí rất nực cười. Quan niệm về việc chinh phục một thành phố bằng cách diễu hành quanh nó rồi tạo ra nhiều tiếng ồn chẳng có ý nghĩa gì cả – ít nhất là từ nhận định về phía con người.
            Tuy nhiên, như Sứ đồ Phaolô nói cho chúng ta biết: Vả, những khí giới mà chúng tôi dùng để chiến tranh là không phải thuộc về xác thịt đâu, bèn là bởi quyền năng của Đức Chúa Trời, có sức mạnh để đạp đổ các đồn lũy (II Côrinhtô 10:4). Một phần trong công cuộc chinh phục các đồn lũy cùng những gã giềnh giàng trong chính đời sống chúng ta bao gồm việc học tập làm theo kế hoạch chiến trận của Đức Chúa Trời, thay vì kế hoạch của chúng ta. Đặc biệt đây cũng chính là ý tưởng được bày ra trong Châm ngôn 3:5-6: Hãy hết lòng tin cậy Đức Giê-hô-va, chớ nương cậy nơi sự thông sáng của con, phàm trong các việc làm của con, khá nhận biết Ngài, thì Ngài sẽ chỉ dẫn các nẻo của con. Nếu chúng ta tin cậy nơi Đức Chúa Trời, tìm cách làm theo mọi việc theo cách của Ngài thay vì theo cách của chúng ta, Ngài sẽ ban bằng mọi đường lối của chúng ta — Ngài sẽ ban cho chúng ta chiến thắng — thậm chí khi kế hoạch tác chiến của Đức Chúa Trời dường như đi ngược lại với sự hiểu biết và cảm xúc của chính chúng ta.
            Khi lần đầu tiên tôi trở thành một Cơ đốc nhân, có nhiều tín hữu trưởng thành đến nói với tôi: “Hãy đọc Kinh thánh, cầu nguyện, sống trong mối tương giao với các Cơ đốc nhân khác, rồi tìm kiếm cơ hội để phục vụ cho tha nhân”. Điều nầy nghe như là một kế hoạch tác chiến rất kỳ lạ đối với tôi — kỳ lạ ở chỗ diễu hành quanh một thành phố, tạo ra nhiều tiếng ồn, rồi hy vọng rằng các bức tường kia không cứ cách nào đó sẽ sụp xuống. Kế hoạch chẳng có ý nghĩa gì đối với tôi cả. Thế mà tôi lại làm theo những gì họ nói với tôi, rồi khi nhiều năm tháng trôi qua, các bức tường của nhiều thành trì quân nghịch đã bị sụp xuống. Đức Chúa Trời đã ban cho tôi thắng hơn nhiều lãnh vực của tội lỗi trong đời sống tôi, rồi như một kết quả, đời sống tôi đã thực thay đổi khá hơn nhiều. Tất nhiên … tôi hãy còn ở trong tiến trình (và nếu bạn không tin điều đó, chỉ cần hỏi vợ tôi!), nhưng cảm tạ Chúa, tôi biết rằng Đấng đã khởi làm việc lành trong anh em, sẽ làm trọn hết (Philíp 1:6).
            Bài học hoàn toàn là như vầy đây: nếu chúng ta bước vào xứ tin cậy nơi sức lực và lòng dạn dĩ của Đức Chúa Trời, chúng ta cũng phải chinh phục xứ bằng cách nương cậy nơi kế hoạch của Ngài. Nếu chúng ta tin cậy nơi quyền phép của Ngài và nương theo kế hoạch của Ngài, khi ấy Đức Chúa Trời sẽ khiến cho đồn lũy kiên cố nhất của quân nghịch sẽ sụp đổ trong thất bại. Như có chép trong sách Rôma: Nếu Đức Chúa Trời vùa giúp chúng ta, thì còn ai nghịch với chúng ta? (Rôma 8:31).
            Dân Do thái thực đã tin cậy nơi quyền phép của Đức Chúa Trời và nương theo kế hoạch tác chiến của Ngài, và, như Ngài đã hứa, Đức Chúa Trời đã ban cho họ một chiến thắng tuyệt đối thật lạ lùng và khó mà tin nổi.
            Giôsuê 6:20-21: Vậy, dân sự la lên, và những thầy tế lễ thổi kèn. Vừa khi dân sự nghe tiếng kèn, bèn la lớn lên, và vách thành liền ngã sập, dân sự leo lên thành, mỗi người ngay trước mặt mình. Chúng lấy thành, đưa gươm qua diệt mọi vật ở trong thành, nào nam phụ lão ấu, cho đến bò, chiên, và lừa”.
            Chiến thắng phải là chiến thắng hủy diệt toàn bộ kẻ thù. Quan niệm nầy có thể là khó cho chúng ta hiểu được — quan niệm tàn sát người nam, người nữ, con trẻ, và thậm chí các bầy gia súc. Quan niệm diệt chủng trong Cựu Ước có thể khó mà hiểu được lắm. Tuy nhiên, từ chỗ ứng dụng cá nhân, ý nghĩa của nó đơn giản hơn nhiều. Chúng ta mong muốn tiêu diệt hoàn toàn điều ác ra khỏi đời sống chúng ta. Chúng ta không muốn một dấu vết nào của nó còn lại. Nếu bạn đánh trận với vấn đề khiêu dâm, hãy loại bỏ từng trang web trên máy tính và từng tạp chí có trong nhà của bạn đi — đừng để lại một chút gì quanh đó! Nếu bạn đang vật vã với rượu chè, hãy bỏ đi từng giọt rượu! Đừng giấu một chai whiskey nào dưới giường mình và hai chai chardonnay [rượu nho] trong tủ kín của mình. Nếu bạn chưa hoàn toàn loại bỏ các thứ đó — hoàn toàn thủ tiêu chúng – chúng sẽ trở lại cắn bạn sau nầy. Chúng sẽ trở lại để cám dỗ, rủ rê, và gài bẫy bạn — và chẳng chóng thì chày chúng sẽ làm như thế.
            Không may, trong cuộc chinh phục xứ của họ, dân Do thái không loại bỏ hoàn toàn sự hiện diện của điều ác. Họ không quét sạch hoàn toàn dân cư, và sự bất tuân của họ đã trở lại cám dỗ, quyến dụ, rồi gài bẫy họ trong vòng một thế hệ. Như Chúa đã nói với họ trước rồi, nếu dân cư không bị tiêu diệt hoàn toàn: “…chúng nó dạy các ngươi bắt chước làm theo những sự gớm ghiếc chúng nó đã làm, đặng cúng thờ các thần chúng nó, e các ngươi phạm tội cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi chăng (Phục truyền luật lệ ký 20:18). Điều ác không phải là không nhạy bén đâu. Không những nó tồn tại dường vô hại và trông rất hiền từ. Thay vì thế, nó giống như chứng ung thư ác tính. Nếu từng dấu vết chưa bị cất bỏ đi, nó sẽ lần trở lại, lan rộng, và chắc chắn là giết chết – và nếu chúng ta nghĩ  khác đi, chúng ta đang tự đùa giỡn với mình.
            Phải đấy … như tôi đã nói, trận đánh tại thành Giêricô là trận chiến đầu tiên trong cuộc chinh phục xứ của dân Do thái. Các chiến dịch chủ yếu kéo dài trong 7 năm trời, với dân Do thái sử dụng một chiến lược ‘phân chia và chinh phục’ — trước tiên cắt ngang phần chính giữa xứ rồi chia nó ra phân nửa, tiếp đến chinh phục khu vực phía Nam theo sau cuộc chinh phục phía Bắc. Các chiến dịch như thế cứ tiếp diễn trong nhiều năm tháng.
            Trong hầu hết các trận đánh, dân Do thái đã sử dụng chiến tranh thông thường. Các bức tường không sụp đổ ở từng thành phố mới mà họ đến đánh tại đó. Trong giới hạn ứng dụng … trong chính đời sống tôi, tôi thấy rằng Đức Chúa Trời đôi khi làm ra các phép lạ diệu kỳ — các phép lạ rất là khích lệ. Tuy nhiên, hầu hết thời gian ấy, chẳng có một tiếng phán nào nghe thấy được từ trời và cũng chẳng có dấu lạ phép kỳ nào trên đất. Hầu hết thời gian ấy, tôi chỉ cứ tiến tới phía trước — đọc Kinh thánh, cầu nguyện, trụ lại trong mối tương giao, rồi tìm cách phục vụ. Các phép lạ thật là kỳ diệu, nhưng bức tranh được tô vẽ trong sách Giôsuê không phải là bức tranh nói tới các phép lạ liên tục đâu. Thay vì thế, đó là một bức tranh chủ yếu nói tới việc cứ trung tín tiến tới đàng trước hết ngày nầy sang ngày khác, tiến quân trên những con đường đầy bụi bặm — những con đường chắc chắn dẫn tới trận chiến kế tiếp đầy khó khăn hơn, thường là một chiến trận bao gồm trận đánh tay đôi. Sau bảy năm — sau khi trận chiến chính kết thúc — dân Do thái bắt đầu chuyển vào chặng đường thứ ba.
            Họ đã bước vào xứ, họ đã chinh phục xứ, và giờ đây họ bắt đầu ổn định xứ. Họ bắt đầu phân chia xứ giữa vòng các chi phái, để các chiến dịch kia lại cho những chi phái khác lo liệu trong khu vực mà họ bóc thăm được.
Ổn Định Xứ
            Cụ thể thì việc ổn định đất đai liên quan tới chỗ trả lời cho thắc mắc cơ bản: ai nhận phần đất nào? Ai nhận mãnh đất nào? Ai nhận miếng đất nào, giao phần đất nào? Thắc mắc nầy được trả lời chủ yếu qua một phương pháp ai cũng biết là bắt thăm. Chúng ta không biết chính xác cách làm nầy là như thế nào, mặc dù có 70 lần nó được nhắc tới trong Cựu Ước và 7 lần trong Tân Ước. Một số nhà giải kinh đã duy đoán rằng việc bắt thăm có thể dính dáng tới việc ném gậy, đá, hay đồng tiền, và cách làm đó tương tự với cách làm hiện đại của chúng ta về việc tung hứng một đồng xu. Cuối cùng, ý tưởng nầy đạt tới một quyết định thật vô tư.
            Thú vị thay, mặc dù bắt thăm là vô tư, việc ấy chẳng phải là khách quan đâu. Như được nhắc tới trong Châm ngôn 16:33: Người ta bẻ thăm trong vạt áo; Song sự nhất định do nơi Đức Giê-hô-va mà đến”. Đức Chúa Trời có mặt ở đàng sau sự phân chia xứ. Kết quả chắc chắn đến từ Ngài. Đây là việc làm mà dân Do thái hiểu rất rõ, mặc dù cách chi phái Épraim và Manase (hai con trai của Giôsép) đã than phiền về vùng đất đã bắt thăm cho họ. Tương tự, ‘lá thăm cuộc đời’ của chính chúng ta — sự bắt thăm nhất định đến từ Đức Chúa Trời — có khi chỉ xảy ra trong sự vô tư, chỉ là ‘cọng rơm nay mắn’. Tuy nhiên, Kinh thánh dạy rằng “sự nhất định do nơi Đức Giêhôva mà đến”. Chẳng có một việc nào là may mắn mù quáng, cơ hội hay tình cờ cả. Cuối cùng, bàn tay của Đức Chúa Trời dính dáng vào từng chi tiết, cả trong giới hạn cuộc sống cá nhân và cuộc sống cộng đồng của chúng ta, mặc dù có khi chúng ta than phiền, giống như dân Do thái đã than phiền. Một lần nữa, điều nầy có thể khó mà hiểu được, đặc biệt khi lá thăm cuộc đời của chúng ta đầy dẫy đau khổ — đặc biệt đau khổ do người khác gây ra — và hy vọng lần khác chúng ta sẽ xem xét đề tài rất quan trọng nầy.
            Đồng thời, mặc dù bắt thăm được nhắc tới 7 lần trong Tân Ước, nó thôi không được nhắc tới nữa sau Công Vụ các Sứ Đồ 2. Nó đình chỉ, không được nhắc tới sau sự giáng lâm của Đức Thánh Linh. Nói khác đi, một khi các tín đồ có sự hiện diện ngự trong lòng của Đức Thánh Linh, bắt thăm không còn được sử dụng như một phương pháp để đưa ra các quyết định nữa. Kết quả, các trưởng lão của Hội thánh nầy không phải tung hứng đồng xu khi quyết định các vấn đề (ngược lại với những gì đôi khi xảy ra!).
            Phần lưu ý chính tôi muốn đưa ra về sự phân chia và ổn định xứ phải lo liệu với chi phái Lêvi — là chi phái thầy tế lễ — họ chẳng nhận được một phần đất nào cả. Theo Phục truyền luật lệ ký 18, Đức Giêhôva, chớ không phải đất đai, là phần của họ. Như Môise đã truyền cho họ biết nhiều năm trước đó:
            Phục truyền luật lệ ký 18:1-2: “Những thầy tế lễ về dòng Lê-vi, và cả chi phái Lê-vi không có phần, cũng không có sản nghiệp chung với Y-sơ-ra-ên. Chúng sẽ hưởng những của tế lễ dùng lửa dâng cho Đức Giê-hô-va, và cơ nghiệp Ngài, mà nuôi lấy mình. Vậy, chúng không có phần sản nghiệp giữa anh em mình: Đức Giê-hô-va là cơ nghiệp của họ, y như Ngài đã phán”.
            Rõ ràng, chi phái Lêvi, họ được kê số là 23.000 người theo Dân số ký 26:62, họ cần một nơi để sinh sống và lo liệu cho gia đình của họ. Kết quả là, họ được phép có 48 thành — các thành rãi rác khắp cả xứ. Họ được phép cư trú trong các thành nầy và sử dụng các đồng cỏ ở chung quanh, mặc dù họ không chính thức làm chủ chúng. Đã có sự hiện diện của thầy tế lễ trong từng phần của xứ, họ dạy dỗ dân tộc bước theo những đường lối của Đức Chúa Trời. Các đại biểu của Đức Chúa Trời cần phải sinh sống trên khắp xứ sở, hầu cho từng người Do thái có thể nghe nói về Chúa.
            Tương tự, là Cơ đốc nhân, chúng ta là thầy tế lễ của hoàng gia (I Phierơ 2:9), là những người mà Đức Chúa Trời rãi ra như muối khắp cả các thành phố, tiểu bang, và các nước trên địa cầu. Chúng ta chẳng có một sản nghiệp nào lâu dài trong đời hiện tại nầy. Chúng ta là lữ khách và kiều dân. Tuy nhiên, chúng ta có ơn kêu gọi cao cả làm thầy tế lễ dạy cho nhân loại biết mọi đường lối của Đức Chúa Trời, tìm cách trở thành những cái bình mà Đức Chúa Trời có thể tỏ Ngài ra cho một thế gian bị hư mất, tan vỡ, và đau thương. Đấy là sự kêu gọi của chúng ta. Đấy là phần của chúng ta.
            Khi chúng ta bắt đầu ổn định loại đời sống mà Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta phải sống, chúng ta sẽ thấy Đức Chúa Trời ngày càng sử dụng chúng ta để phục vụ cho những người ở chung quanh chúng ta. Ngài vận hành trong chúng ta, những dự tính của Ngài cũng đang thể hiện qua chúng ta. Khi chúng ta ngày càng ổn định hơn trong mối quan hệ của chúng ta với Chúa — khi chúng ta ngày càng trưởng thành hơn trong đức tin của chúng ta – chúng ta sẽ khám phá ra rằng chúng ta ít bị bản ngã chiếm hữu và tha nhân càng chiếm hữu chúng ta nhiều hơn. Chúng ta sẽ sống không phải với bản ngã của mình nữa, thay vì thế thích làm phước cho những ai Đức Chúa Trời đưa đến trong đời sống của chúng ta.
            Hơn nữa, trong giới hạn ứng dụng cá nhân, sẽ có một sự hiện diện tin kính trong từng lãnh vực — trong từng phương diện — của đời sống cá nhân chúng ta. Thí dụ, nếu chúng ta nghĩ đến các giới hạn đã được phân định đâu đó rồi, một sự phân chia cuộc sống chúng ta phải làm với gia đình, với công ăn việc làm, với sự tái tạo, với bạn bè và hàng xóm, và cứ thế. Sẽ có một sự hiện diện tin kính trong mỗi một lãnh vực nầy. Đức Chúa Trời sẽ hiện diện trong sinh hoạt gia đình của chúng ta và hiện diện trong sở làm của chúng ta nữa. Đức Chúa Trời sẽ hiện diện trong đời sống tái tạo của chúng ta và hiện diện trong sinh hoạt cộng đồng của chúng ta. Buồn thay, một số Cơ đốc nhân dường như tưởng tượng rằng Chúa Jêsus chỉ hiện diện trong ‘khu vực nhà thờ’ chớ không có ở các nơi khác. Với Israel, Đức Chúa Trời muốn được làm chứng cho — muốn được hiện diện — trên khắp cả xứ, và Ngài muốn được thể hiện ra trên khắp cả đời sống của chúng ta nữa.
            Giờ đây, giữa vòng 48 thành của người Lêvi, có 6 thành phố đặc biệt mà ai cũng phải nhìn biết là thành ẩn náu. Các thành ẩn náu nầy được đặt trên lãnh thổ của dân Do thái bên bờ Đông sông Giôđanh — một thành ở phía Bắc, một thành ở giữa, và một thành ở phía Nam. Ba thành ẩn náu nầy được đặt ở bờ Tây sông Giôđanh — một thành ở phía bắc, một ở giữa, và một thành ở phía Nam. Thực vậy, các thành ẩn náu được sắp đặt theo một thể thức như vậy, ít nhất là có một thành ẩn náu trong vòng một ngày đường cho bất kỳ chỗ nào trong xứ Israel (một quốc gia có kích cỡ của bang Maryland).
            Giôsuê 20:1-6: Đức Giê-hô-va phán cùng Giô-suê rằng: Hãy truyền cho dân Y-sơ-ra-ên mà rằng: Hãy lập các thành ẩn náu, mà ta đã cậy Môi-se phán cùng các ngươi, hầu cho kẻ sát nhân vì bất ý giết ai có thế trốn đó được; các thành ấy dùng cho các ngươi ẩn náu khỏi kẻ báo thù huyết. Kẻ sát nhân sẽ chạy trốn đến một của các thành này, đứng nơi cửa thành, thuật sự tình cho các trưởng lão của thành ấy nghe. Các trưởng lão sẽ tiếp dẫn người vào trong thành, chỉ định cho một chỗ ở tại giữa mình. Nếu kẻ báo thù huyết đuổi theo, các trưởng lão chớ nộp kẻ sát nhân vào tay người; vì kẻ ấy giết người lân cận mình, không có ý muốn, và trước khi vốn không ghét người. Người phải ở trong thành ấy cho đến chừng chịu đoán xét trước mặt hội chúng, cho đến chừng thầy tế lễ thượng phẩm đang chức qua đời. Kế đó, kẻ sát nhân sẽ trở về vào thành và nhà mình, tức là thành mà mình đã trốn khỏi”.
            Về cơ bản, quan niệm là như vầy đây: trong xứ Israel, khi một tội phạm phạm tội, chẳng có một lực lượng cảnh sát hay FBI nào lần theo họ rồi đem họ ra xử đâu. Thay vì thế, các cá nhân gia đình phải tìm kiếm tội phạm rồi thi hành công lý. Đây là phần trách nhiệm của những gì được biết là ‘kẻ báo thù huyết’ — người bà con có quyền chuộc (một quan niệm chúng ta sẽ học hỏi nhiều khi chúng ta đến với sách Rutơ). Mục tiêu là đem lại công lý và tiếp trợ cho những người bà con đang trong cảnh có cần.
            Tuy nhiên, vấn đề là, nếu ai đó tình cờ hay không cố ý bị giết chết, những người bà con nổi giận dữ, được cầm đầu bởi kẻ báo thù huyết, sẽ lần theo tên sát nhân rồi hành quyết hắn (nam hay nữ), mặc dù chẳng có tội ác nào họ phạm phải. Trong Phục truyền luật lệ ký 19:5-7, có một trường hợp một người tình cờ chết đi khi lưỡi rìu sút cán. Trong Dân số ký 35:22-25, có một trường hợp một người bị xô đẩy chết, mặc dù chẳng cố ý giết. Những loại giết chóc tình cờ hay không hữu ý nầy không đáng bị tử hình, nhưng kẻ báo thù huyết cứ tìm cách để giết người kia.
            Trong các trường hợp như thế, cá nhân nào gây ra sự chết được đề nghị trốn vào một trong các thành ẩn náu — ở đó người ấy (nam hay nữ) sẽ được bảo hộ tránh kẻ báo thù huyết và các thành viên trong gia đình đang phẫn nộ. Cá nhân đó cứ phải ở lại trong thành cho tới chừng nào sự chết của thầy tế lễ thượng phẩm. Có lẽ thầy tế lễ thượng phẩm sẽ chết một ngày sau khi người nầy đến trong thành ấy; có lẽ thầy tế lễ thượng phẩm sẽ không chết trong 30 năm nữa. Hậu quả cho việc gây ra cái chết hoàn toàn phải để lại cho Chúa — để lại cho Đấng vốn biết rõ lúc nào thầy tế lễ thượng phẩm sẽ qua đời.
            Tất nhiên là có một thương lượng quan trọng có thể nhắc tới sự việc nầy. Tuy nhiên, trong giới hạn ứng dụng cá nhân — giới hạn ổn định trong loại đời sống mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta — cho phép tôi đưa ra một số lưu ý. Thứ nhứt, khi chúng ta ổn định xứ — như chúng ta ổn định loại sự sống mà Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta phải sống—chúng ta cần phải hiểu rằng chính mình Đức Chúa Trời là thành ẩn náu của chúng ta. Như đã được chỉ ra trong Thi thiên 46: Đức Chúa Trời là nơi nương náu và sức lực của chúng tôi, Ngài sẵn giúp đỡ trong cơn gian truân (Thi thiên 46:1). Khi chúng ta ở trong cảnh rối rắm, chúng ta cần phải chạy đến Đức Chúa Trời. Chúng ta cần phải chạy tới gặp Chúa Jêsus. Ngài là Đấng sẽ tiếp trợ cho chúng ta với sự an ninh và giúp đỡ mà chúng ta đang có cần. Quả thực, theo một ý nghĩa, tôi muốn nói rằng chúng ta luôn luôn gặp rối rắm không cách nầy cũng cách khác (mặc dù đôi khi chúng ta phải hình dung như vậy!). Vấn đề cần phải nói … ở cốt lõi sự sống của chúng ta, chúng ta phải luôn luôn chạy đến Đức Chúa Trời, nhìn biết rằng Ngài là thành ẩn náu và là quê hương thật của chúng ta.
            Thứ hai, Chúa Jêsus là thầy tế lễ thượng phẩm của chúng ta (Hêbơrơ 4:14) — một thầy tế lễ thượng phẩm không bao giờ chết. Một khi những người kia chạy vào trong thành ẩn náu, họ cần phải cư ngụ ở đó cho tới chừng thầy tế lễ thượng phẩm qua đời, và một khi thầy tế lễ thượng phẩm của chúng ta không bao giờ chết, chúng ta sẽ thấy bản thân mình là ‘những kẻ kiều ngụ thường trực trong thành ẩn náu’. Một khi chúng ta chạy đến Đấng Christ, chúng ta sẽ không chịu rời đi nữa đâu. Quê hương lâu dài và đời đời của chúng ta đang ở trong bốn bức tường bảo hộ của thành Đức Chúa Trời, bên trong bốn bức tường bảo hộ của mối quan hệ với Ngài.
            Và thứ ba, Chúa Jêsus cũng là người bà con có quyền chuộc của chúng ta, Đấng báo thù huyết của chúng ta. Các thành ẩn náu được thiết lập để bảo hộ kẻ vô tội, chớ không phải bảo hộ cho kẻ phạm tội. Chúng được thiết lập để cứu kẻ vô tội ra khỏi cơn thạnh nộ của kẻ báo thù huyết. Tuy nhiên, là Cơ đốc nhân, cái mỉa mai — mỉa mai phước hạnh — ấy là kẻ báo thù huyết đã đổ chính huyết Ngài ra để cho chúng ta được tha tội. Chúa Jêsus, là người bà con có quyền chuộc của chúng ta, đã chịu chết để chúng ta được cứu chuộc. Chúng ta là những kẻ đã đặt đức tin mình nơi Đấng Christ có thể bước vào thành ẩn náu như những con người thực sự vô tội. Như có chép trong Rôma 5:9: Huống chi nay chúng ta đã nhờ huyết Ngài được xưng công bình, thì sẽ nhờ Ngài được cứu khỏi cơn thạnh nộ là dường nào!
            Chúa Jêsus là thành ẩn náu của chúng ta, Chúa Jêsus là thầy tế lễ thượng phẩm của chúng ta, và Chúa Jêsus là người bà con có quyền chuộc của chúng ta. Nếu chúng ta bắt đầu nắm bắt được những vụ việc nầy, thế thì chúng ta sẽ bắt đầu hiểu ổn định xứ sở có ý nghĩa gì rồi. Chúng ta sẽ bắt đầu hiểu đã tìm được quê hương thật có ý nghĩa như thế nào rồi. Chúng ta sẽ bắt đầu hiểu rõ ‘sống trong nhà’ thực sự chỉ đến từ nhận thức sâu sắc về sự sống bắt nguồn từ mối quan hệ với Đấng Tạo Hoá của chúng ta, là nguồn của mọi sự sống. Như có chép trong Thi thiên 90:1: Lạy Chúa, từ đời nầy qua đời kia Chúa là nơi ở của chúng tôi
            Là Cơ đốc nhân, chúng ta khao khát về thiên đàng. Chúng ta khao khát nơi ở đời đời của chúng ta — là nơi mà đang sắm sẵn cho chúng ta và ở đó chúng ta có thể ở với Ngài cho đến đời đời. Chúng ta nhìn thấy trong lúc bây giờ trong một tấm gương cách mập mờ, nhưng về sau nầy sẽ mặt đối mặt. Tuy nhiên, ngay cả lúc bây giờ, trong đời hiện tại nầy, Đấng Christ đã đến rồi để ngự vào lòng của chúng ta bởi đức tin. Chúng ta từng nhìn biết điều nầy — chúng ta từng hiểu rõ quê hương là nơi tấm lòng đặt vào và Đấng Christ đã tạo ra quê hương ấy trong tấm lòng của chúng ta rồi — chúng ta sẽ chẳng bao giờ thấy bản ngã mình hát lên những lời: “đôi khi tôi tự hỏi sao mình không về nhà lại”. Chúng ta sẽ bắt  đầu nhận ra chúng ta đã về nhà rồi — rồi trong một mối quan hệ với Đấng yêu thương chúng ta — và chúng ta chỉ chờ đợi một sự hiểu biết đầy đủ hơn và phong phú hơn những gì đã nghe nói đến.
Bài Diễn Văn Từ Biệt Của Giôsuê
            Sau khi tường thuật lại thể nào dân Do thái đã bước vào, đã chinh phục và đã ổn định trong Đất Hứa, hai chương sau cùng của sách Giôsuê — các chương 23 và 24 — là bài diễn văn từ biệt của Giôsuê. Chúng là lời lẽ sau cùng của Giôsuê trước khi ông qua đời ở tuổi 110. Lời lẽ một phần là lời khuyên bảo và một phần là lời cảnh cáo. Ông khuyên dân Do thái phải liên tục bước theo Đức Chúa Trời, và ông cảnh cáo họ đừng xây khỏi Đức Chúa Trời. Họ đã ổn định trong xứ, nhưng đấy chưa phải là phần kết của câu chuyện đâu. Họ cần phải tiếp tục tiến lên phía trước trong đức tin.
            Không chút thắc mắc, những câu nói ai cũng quen biết từ bài diễn văn của Giôsuê là đây:
            Giôsuê 24:15: Nếu chẳng thích cho các ngươi phục sự Đức Giê-hô-va, thì ngày nay hãy chọn ai mà mình muốn phục sự, hoặc các thần mà tổ phụ các ngươi đã hầu việc bên kia sông, hoặc các thần dân A-mô-rít trong xứ mà các ngươi ở; nhưng ta và nhà ta sẽ phục sự Đức Giê-hô-va”.
            Như đối với tôi và gia đình của tôi, chúng tôi sẽ hầu việc Đức GIÊHÔVA. Đấy là sự lựa chọn mà Giôsuê đã đặt trước mặt dân Do thái, và đấy là sự lựa chọn mà Đức Chúa Trời đang đặt trước mặt mỗi một người chúng ta. Có phải bạn và tôi — có phải chúng ta — sẽ hầu việc Đức Chúa Trời hay không hầu việc? Có phải chúng ta sẽ tiếp tục tiến tới đàng trước trong đức tin hay bắt đầu lui đi trong sợ hãi? Có phải chúng ta sẽ tiếp tục hầu việc Đức Chúa Trời là Đấng sẽ ban cho chúng ta mọi sự mà chúng ta có cần hay có phải chúng ta sẽ bắt đầu phục vụ các thần của đời nầy — các thần có thể chẳng ban cho được gì hay bất kỳ một giá trị nào lâu dài hết? Nếu chúng ta hầu việc Đức Chúa Trời, khi ấy sẽ có những gã giềnh giàng và các thành trì kiên cố; sẽ có những trận chiến và nhiều trở ngại. Cảm tạ Chúa, cũng sẽ có những đắc thắng lớn lao và ý thức về việc bước vào, chinh phục và ổn định Đất Hứa — một đất đượm sữa và mật. Tuy nhiên, nếu chúng ta chọn phục vụ các thần khác, việc chọn lựa ấy chỉ kết thúc trong thảm hoạ mà thôi. Như Phaolô nói cho chúng ta biết trong sách Galati: Chớ hề dối mình; Đức Chúa Trời không chịu khinh dể đâu; vì ai gieo giống chi, lại gặt giống ấy. Kẻ gieo cho xác thịt, sẽ bởi xác thịt mà gặt sự hư nát (Galati 6:7-8a).
            Buồn thay, như chúng ta sẽ thấy tuần tới khi Scott dạy về sách Các Quan Xét, dân Do thái đã lần lại dấu vết xưa. Họ thôi không hầu việc Đức Chúa Trời nữa và bắt đầu ‘gặt lấy theo bản chất tội lỗi của họ’. Trong vòng một thế hệ, kết quả là đầy tai vạ. Nếu bạn muốn nhìn thấy chính xác điều chi câu chuyện mở ra, phải … bạn sẽ cần đến nhóm vào Chúa nhật kế đây!
            Chúng ta hãy cầu nguyện. Lạy Đức Chúa Trời, nguyện Ngài giúp cho chúng con hết thảy đều tiến tới trước nhơn đức tin — trong đời sống cá nhân, trong gia đình, trong hội chúng, và là một phần trong thân thể rộng lớn của Đấng Christ. Xin giúp chúng con bước vào các lãnh vực mà Ngài đang kêu chúng con phải bước vào, xin giúp cho chúng con chinh phục những gã giềnh giàng và các thành trì kiên cố kia mà Ngài đang kêu gọi chúng con phải chinh phục, và xin giúp chúng con ổn định loại đời sống mà Ngài kêu gọi chúng con phải sinh sống. Xin giúp chúng con sống chơn thật trong gia đình và ổn định trong mối quan hệ với Ngài, với lòng nhận biết rằng Ngài là Đấng duy nhứt có thể ban cho chúng con sự sống và quê hương mà chúng ta luôn khát khao.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét