Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Thi thiên 103:19-22: "Nếu Đức Chúa Trời Tể Trị, Rồi Sao Nữa?"




Nếu Đức Chúa Trời tể trị, rồi sao nữa?

 Thi thiên 103:19-22

            “Đức Giê-hô-va đã lập ngôi Ngài trên các từng trời, Nước Ngài cai trị trên muôn vật. Hỡi các thiên sứ của Đức Giê-hô-va, là các đấng có sức lực làm theo mạng lịnh Ngài, hay vâng theo tiếng Ngài, khá ngợi khen Đức Giê-hô-va! Hỡi cả cơ binh của Đức Giê-hô-va, là tôi tớ Ngài làm theo ý chỉ Ngài, hãy ca tụng Đức Giê-hô-va! Hỡi các công việc của Đức Giê-hô-va, trong mọi nơi nước Ngài, khá ngợi khen Đức Giê-hô-va! Hỡi linh hồn ta, hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va! (Thi thiên 103:19-22).
            Sứ diệp của tôi nhắm vào câu 19: Đức Giê-hô-va đã lập ngôi Ngài trên các từng trời, Nước Ngài cai trị trên muôn vật”.
            Ít nhất là có nhiều lý do để đừng tin câu nầy có ở đó để tin theo nó. Tôi nói như thế vì câu nầy dạy dỗ một lẽ đạo mà nhiều người thấy phiền hà – lẽ đạo nói tới sự tể trị của Đức Chúa Trời. Một câu nói xác định mục tiêu rõ ràng. Từ ngữ “cai trị” đề cập tới một vì vua hay một nhà cai trị. Tể trị là có quyền hành trong một lãnh vực đặc biệt. Quyền hành là luật lệ mà một vì vua thiết lập trong vương quốc của người.
            Phân đoạn Kinh thánh của chúng ta khẳng định rằng Đức Chúa Trời đang tể trị trên vũ trụ. Ngài đang trị vì trên muôn vật. Ngôi của Ngài đã được thiết lập. Ngôi ấy không thể bị lay động bởi các vụ việc của con người. Nước Ngài cai trị trên muôn vật.
            Về lý thuyết, chúng ta chẳng có một nan đề nào đối với lẽ đạo nầy. Đúng là không khó cho chúng ta để tin rằng Đức Chúa Trời truyền lịnh mở đường cho các ngôi sao trên bầu trời. Chúng ta không thể nói làm sao Ngài thực hiện được việc ấy, Ngài chỉ truyền lịnh thôi, và nếu Ngài không truyền lịnh đó, các ngôi sao sẽ thôi không còn chiếu sáng nữa. Ngài đặt dãy Ngân Hà trong chỗ của nó. Điều đó chẳng khó tin lắm đâu. Rốt lại, có ai đó đang lo liệu cho các vì sao. Đức Chúa Trời đang lo việc ấy. Chúng ta chấp nhận sự kiện đó.
            Nan đề của chúng ta khởi sự khi sự tể trị trở nên tư riêng hơn. Nói tới các vì sao là một việc. Chúng ta có thể để việc ấy lại với Đức Chúa Trời vì chúng ta biết chúng ta chẳng có việc gì phải làm với các vì sao. Song khi nói rằng Đức Chúa Trời đang nắm quyền tể trị mọi sự đang xảy ra cho tôi – tốt và xấu, vui và buồn, tích cực và tiêu cực – và Ngài đang bày ra chương trình của Ngài để rồi mọi sự đang xảy đến cho tôi – giả sử là Ngài đang bày ra mọi chi tiết của đời sống tôi rồi ban cho tôi điều chi là tốt nhứt mỗi ngày – đấy là câu chuyện khác nữa.
            Khi có rối rắm, chúng ta muốn biết ai đang điều khiển công việc. Cách đây mấy ngày, Marlene và tôi qua đêm ở một nhà nghỉ, ở đó hoàn cảnh đặc biệt của chúng tôi đòi hỏi chúng tôi phải kiểm tra lại mãi trong cùng một buổi sáng. Đấy là một chuyện hơi bất thường, nên chúng tôi cần ai đó ngồi tại bàn tiếp tân giúp đỡ. Khi tôi trao đổi với người ấy và giải thích cái điều mà tôi có cần, ông ta nói: “Tôi chẳng biết gì về việc ấy”.
            Nhưng thiết nghĩ ông ta là người điều hành công việc. Nếu người có thẩm quyền không điều hành công việc, làm ơn nói cho tôi biết là ai đây? Nếu người có thẩm quyền không điều hành công việc, có lẽ thực sự ông ta không có thẩm quyền.
            Đấy là “sự tể trị” muốn nói tới. Mọi sự ấy giải đáp cho thắc mắc: “Ai điều hành công việc?” Một vấn đề lớn hiện có trong giải đáp cho thắc mắc ấy. Đấy là lý do tại sao A. W. Pink nói rất ngắn gọn: “Khi nói Đức Chúa Trời đang tể trị là nói Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời”.

Ba đối tượng đáng suy nghĩ

            Vì vậy chúng ta trở lại với câu gốc: Đức Giê-hô-va đã lập ngôi Ngài trên các từng trời, Nước Ngài cai trị trên muôn vật”. Tôi có thể suy nghĩ đến ba lý do để nghi rằng câu nầy đúng là sự thực. Trong việc thốt ra những việc nầy, tôi không nhắm vào đối tượng. Tôi đang nói ra những việc mà hạng người trung thực sẽ nói khi họ suy nghĩ về việc ấy.

         “Khi nói Đức Chúa Trời đang tể trị là nói Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời”.  

 

1) Nan đề về thảm họa không lý giải được

            Hết thảy chúng ta đều hiểu đối tượng nầy vì nó tập trung vào những biến có kỳ lạ ấy – các tai nạn kỳ dị – thảm họa trong thiên nhiên – đôi khi được cho là “hành động của Đức Chúa Trời”. 
            Giống như ngọn núi lửa nổ ra ở Hawaii và hủy diệt hai mươi ngôi nhà.
            Giống như cơn bão tuyết ụp vào Kansas làm cho 15 người chết.
            Giống như trận bão đã tàn phá New Orleans.
            Giống như cuồng phong quét qua một công viên.
            Giống như nạn đói ở Somalia.
            Giống như động đất ở Trung Hoa.
            Giống như sóng thần lấy đi 250.000 sinh mạng.
            Giống như bùng nổ sốt rét ở Nigeria.
            Những việc nầy xảy ra thường xuyên đến nỗi chúng ta không chú ý đến chúng trừ phi là một sự kiện thực sự lớn lao – hay thực sự gần gũi với chúng ta. Khi ấy Shephard Smith kêu gọi sự chú ý của chúng ta và chúng ta lắc đầu rồi tự hỏi lý do tại sao!?!
            Tại sao? Tại sao là họ mà không phải là tôi? Tại sao là tôi mà không phải họ? Sao lại ở chỗ nầy mà không ở chỗ kia? Tại sao lại là công viên nầy mà không phải là công viên kia?
            Đầu năm nay, trong mấy tuần liên tiếp, khu vực miền Trung Nam bị một loạt lốc xoáy quét qua phía Đông Texas, tạt ngang Arkansas và Missouri, rồi chuyển qua hướng Đông vào Tennessee Kentucky. Một cơn lốc xoáy đánh vào Oxford, Mississippi, khoảng một giờ phía Tây chỗ chúng tôi sinh sống ở Tupelo. Chúng tôi phải giật mình với các tin tức cho biết lốc xoáy đã đánh vào đại học đường Union, một ngôi trường Cơ đốc ở Jackson, Tennessee, khoảng 2 giờ về phía Bắc Tupelo. Cơn lốc xoáy đã gây thiệt hại nhiều cho khu ký túc xá và nhiều sinh viên bị thương nhưng cảm tạ Chúa chẳng có ai chết cả. Qua ngày sau, đài CNN phỏng vấn một trong các sinh viên đã xem đấy là một phép lạ khi chẳng có ai chết như kết quả của cơn lốc xoáy. Khi tôi nhìn thấy cuộn phim ghi lại sự hủy diệt, dường như nó giống với một phép lạ khi chẳng có ai bị chết cả. Nhưng chính làn sóng của cơn lốc xoáy đó đã làm chết 55 người về phía Nam. Một quan sát viên đã thắc mắc: “Còn về những người đã chết thì sao? Họ chẳng dính dáng gì đến phép lạ sao?”
            Có nhiều cách để trả lời cho câu hỏi đó, nhưng trong phần phân tích sau cùng, chúng ta có thể nói như vầy: “Chúng ta không biết”.

2) Sự thịnh vượng của kẻ ác

            Một số việc đã xảy ra cho chúng ta thì dễ giải thích nhưng vẫn không đáng.
            Chúng ta không đáng để cho mối hôn nhân của chúng ta phải tan vỡ.
            Chúng ta không đáng để bị lừa gạt.
            Chúng ta không đáng bị mất việc làm.
            Chúng ta không đáng bị ngược đãi như một đứa trẻ.
            Chúng ta không đáng để con cái chúng ta phải kết thúc với ma túy.

         “Ngài là Đấng gìn giữ vũ trụ nắm lấy tôi trong lòng bàn tay của Ngài”. 

            Loại sự việc nầy làm cho hạng người nam người nữ tin kính trong Kinh thánh phải áy náy. Hãy đọc Thi thiên 73 và nhìn thấy mọi điều mà Asáp đã nói. Ông có lòng ganh tỵ với kẻ ác. Họ chuyên tâm giết chóc. Vì khi tôi thấy sự hưng thạnh của kẻ ác, thì có lòng ganh ghét kẻ kiêu ngạo (Thi thiên 73:3). Khi ông nghiên cứu về kẻ ác, dường như họ sống thật vô tư, thật sung sướng. Họ sống giống như họ chẳng có một nan đề nào trong thế gian. Họ cư ngụ trên Con Đường An Nhàn. Nếu họ muốn thề, thì họ thề. Nếu họ muốn bóc lột ai đó, họ làm ngay thôi. Họ hỉnh mũi lên với Đức Chúa Trời. Khi ấy ông nói: Kìa là những kẻ ác, chúng nó bình an vô sự luôn luôn, nên của cải chúng nó thêm lên (câu 12).
            Người nhơn đức thì chết trẻ, hay chúng ta nghe kể lại, còn kẻ ác thì sống đến 85 tuổi. Vậy thì sự công bằng ở đâu? Và Đức Chúa Trời đang ở đâu khi dân sự Ngài bị đâu lưng vào bức tường? Nói ra câu: “Nước Ngài cai trị trên muôn vật” có nghĩa gì khi chúng ta bị đá vào mặt chứ?
            Đây là một câu hỏi rất hay. Nếu bạn không vật lộn với câu nói ấy sớm hay muộn, bạn sẽ mất đi đức tin của mình. Tất nhiên mất đức tin đối với bạn có thể không phải là một việc tồi tệ. Đôi khi chúng ta phải mất nó để tìm lại được nó.

3) Nghịch lý của sự tể trị và ý chí tự do

            Hết thảy chúng ta đều suy nghĩ về vấn đề nầy lúc nầy hay lúc khác. Sự việc đề ra quá đơn giản. Nếu Đức Chúa Trời đang tể trị và điều khiển đời sống của tôi, làm sao tôi thực sự có ý chí tự do cho được chứ? Hoặc nếu tôi thực sự có ý chí tự do, thì Đức Chúa Trời tể trị thế nào đây?

         Khi chỉ có một ý, thì vũ trụ đầy dẫy với hài hòa và bình an. 

            Một lần nữa, từ nhận định của chúng ta – nhận định “chúng ta không phải là Đức Chúa Trời” là có hạn, hữu hạn, cực kỳ con người, bạn không thể có được cả hai phía ấy. Có thể tôi là một con rối hoặc có thể tôi là một đại hiểu tự do, song tôi không phải là cả hai được. Và điều đó có thể dẫn bạn đến một số thắc mắc rất thú vị, tỉ như Nếu Đức Chúa Trời đang tể trị, thì sao phải cầu nguyện? Ngài nắm hết muôn vật trong tay. Nếu Đức Chúa Trời đang tể trị, sao không đá ngược trở lại và cứ xem TV? Sao phải làm việc gì đó chứ?
            Khi đề ra các đối tượng nầy, tôi không nói, cũng không tin rằng chẳng có câu trả lời nào hết. Có nhiều câu trả lời rất hữu ích. Tôi muốn chỉ ra những vấn đề mà hạng tín đồ biết suy nghĩ, kể cả các nhà thần học và cấp lãnh đạo thuộc linh lỗi lạc nhất, đã vật vã với trong hàng ngàn năm.
            Chúng ta xây vào đâu để xin giúp đỡ cho việc tin tưởng đây? Hoặc chúng ta giữ việc tin tưởng trong một thế giới như vầy bằng cách nào?

Ba điểm cân nhắc rất quan trọng

            Ba điểm nầy sẽ giúp đỡ nhiều cho chúng ta.

1) Có hai ý cứ để cho vũ trụ được thong thả.

            Ở đây tôi đang sử dụng thuật ngữ của Donald Grey Barnhouse. Ông nói ra một việc đại loại như vầy. Lúc ban đầu chỉ có một ý – ý chỉ của Đức Chúa Trời. Khi chỉ có một ý, thì vũ trụ đầy dẫy với hài hoà và bình an. Nhưng giờ đây Satan (ý của hắn hoàn toàn ngược lại với ý của Đức Chúa Trời) đã được tự do rong chơi trong vũ trụ, đang thực thi mọi việc làm độc ác của hắn. Một khi Lucifer rơi xuống từ thiên đàng rồi trở thành Satan, đã có ý khác trong vũ trụ. Một ý muốn chống đối Đức Chúa Trời thật hoàn toàn giống như người nầy có thể đối kháng với người kia vậy.
            Đức Chúa Trời là sự sáng.
            Satan là sự tối tăm.
            Đức Chúa Trời là lẽ thật.
            Satan là kẻ nói dối.
            Đức Chúa Trời là nguồn sự sống  .
            Satan chỉ đem lại sự chết mà thôi.
            Và giờ đây, trong kỷ nguyên của hai ý muốn nầy, có sự thương tâm và đau đầu không nói được. Satan đã phạm vào tội lỗi đầu tiên. Hắn lãnh đạo cuộc loạn nghịch đầu tiên. Hắn tạo ra sự cám dỗ đầu tiên. Hắn có mặt trong Vườn Êđen. Hắn có mặt ở đó khi Giuđa phản bội Chúa Jêsus bằng một nụ hôn.

         Dù lẽ đạo có khô khan, nguội lạnh, 
sự tể trị của Đức Chúa Trời đầy dẫy tấm lòng người tin Chúa với sự yên ủi. 
           
            Hắn rong chơi trong thế gian hôm nay giống như một con sư tử rống, tìm kiếm ai nó có thể nuốt được (I Phierơ 5:8). Hắn khuấy đảo rối rắm, đưa ra những lời vu cáo giả dối, và kích thích chúng ta phạm vào từng loại việc ác. Hắn là kẻ làm đắm chìm thế gian và là kẻ tàn phá gia đình. Kẻ trộm chỉ đến để cướp giết và hủy diệt (Giăng 10:10). Hắn đến để tước đi sự thanh sạch, lòng trung thực, sự ngay thẳng, tính đoan trang, sự tử tế, lòng thương xót, tính rời rộng, và từng bổn tánh tin kính khác của bạn. Hắn dự tính hủy diệt tình bạn, nhà cửa, cơ nghiệp, các tham vọng tin kính, và chắc chắn hắn muốn hủy diệt mối hôn nhân và gia đình của bạn. Hắn cũng đưa điều ác vào trong nhà thờ của bạn nữa đấy. Hắn muốn làm dấy lên sự tranh cãi, thù hận, chia rẻ, tranh cạnh và cãi cọ để các nhà thờ chia rẻ, Cơ đốc nhân trở nên cay đắng, bạn bè chia lìa, các Mục sư thối lui và hội thánh tan tác hết. Hắn đang làm mọi sự mà hắn đang làm để công việc của Đức Chúa Trời sẽ đi đến chỗ kết thúc và hắn vẫn còn là “chúa đời nầy” (II Côrinhtô 4:4). Đừng bao giờ quên rằng cả thế gian đều phục dưới quyền ma quỉ (I Giăng 5:19).

         Hắn muốn làm dấy lên sự tranh cãi, thù hận, chia rẻ, tranh cạnh và cãi cọ để các nhà thờ chia rẻ, Cơ đốc nhân trở nên cay đắng, bạn bè chia lìa, các Mục sư thối lui và hội thánh tan tác hết. 

            Trong mấy năm gần đây, tôi đã đạt tới sự hiểu biết quyền lực của Satan trong thế gian một cách sâu sắc hơn, suy nghĩ của tôi có thay đổi đôi chút. Tôi nghe nói về mấy người bạn, họ đang ở bên bờ vực ly hôn. Vì chúng tôi dường như đã không gặp họ trong một thời gian khá lâu, chúng tôi chẳng hay biết gì về bất kỳ rối rắm nào trong cuộc sống vợ chồng của họ. Cơn khủng hoảng dường như toát ra từ chỗ chẳng ra gì hết. Dễ hiểu thôi, các thành viên trong gia đình đang vật vã với nhưng tin tức và đang ra sức trợ giúp bất cứ điều chi có thể. Ngoài ra, tôi thực sự chẳng biết bất kỳ một chi tiết nào hết. Song khi tôi được yêu cầu dâng lời cầu thay cho họ, đây là lời cầu nguyện ra từ tận đáy lòng tôi.
            Lạy Chúa, trong sự khôn ngoan của Ngài, Ngài đã ban hôn nhân như một món quà cho dòng giống con người. Ngài biết rõ chúng con cần đến nhau, rằng điều đó là tốt lành và chúng con sẽ được phước nếu chúng con hiệp cùng nhau, người nam và người nữ, trong mối hôn nhân Cơ đốc. Chúng con tin rằng hôn nhân mà Ngài ban cho người nam người nữ nầy chẳng phải là một lỗi lầm chi hết trừ ra đó là món quà đến từ trời. Và giờ đây Satan xuất hiện, Kẻ Hủy Diệt, để phá nát những gì Ngài đã thiết lập và chúc phước cho trong nhiều năm trời.
            Lạy Chúa, xin làm việc gì đó lớn lao cho. Xin làm điều chi đó thật mạnh mẽ. Hãy dấy cánh tay quyền năng của Ngài lên rồi đẩy Satan ra xa. Con cầu xin rằng tấm lòng của _________ sẽ mềm mại đi, rằng đôi mắt anh ấy sẽ mở ra, rằng anh ấy sẽ chịu khó suy nghĩ về điều mà anh ấy sắp sửa rời bỏ. Lạy Chúa, xin ưng ban cho ____________ đức tin, kiên nhẫn và sự trông cậy. Và về con cái, xin bảo hộ chúng bởi Thánh Linh của Ngài. Xin giữ chúng an toàn trong vòng tay yêu thương của Ngài. Xin để tâm đến chúng trong những ngày đáng sợ nầy.
            Lạy Chúa, làm ơn làm ra một phép lạ nào đó trong cuộc hôn nhân nầy để rồi nó sẽ được cứu. Hãy mang lại sự ăn năn, sự thay đổi sâu sắc trong tấm lòng, sự chữa lành và một khởi đầu mới. Chúng con chẳng thể làm chi được trong những việc nầy, nhưng Ngài có thể làm hết mọi sự ấy vì Ngài là Đức Chúa Trời Chí Cao và Ngài đang nắm giữ từng tấm lòng ở trong tay Ngài. Chúng con tin tưởng nơi Ngài.
            Xin thêm đức tin cho chúng con. Xin thêm tình yêu thương cho chúng con. Xin ban cho chúng con sức lực để giữ mãi lòng tin. Lạy Chúa, xin giải cứu chúng con ra khỏi điều ác và ra khỏi Kẻ Ác. Nơi nào tội lỗi gia thêm, nguyện ân điển càng dư dật hơn. Giờ đây nguyện chúng con thấy được mọi điều mà Ngài sẽ làm. Chúng con cầu nguyện với lòng tin cậy rằng vì chẳng có điều chi quá khó cho Ngài. Nhơn danh Chúa Jêsus, Amen.
            Tôi đã gạch dưới những phần nhất định của lời cầu nguyện nầy vì tôi e rằng tôi đã cầu nguyện như thế năm năm rồi. Khi chúng ta nhìn thấy hôn nhân đang ở bên bờ vực, chúng ta cần phải nhớ rằng Satan có hai bàn tay gian ác đang hành động trong hoàn cảnh đó. Chúng ta đánh trả qua sự cầu nguyện và chiến trận thuộc linh vì đấy là chiến trận – không những là cuộc chia tay trong hôn nhân mà còn là cuộc chiến thuộc linh thực sự nữa. Việc nhìn thấy vấn đề theo cách ấy làm sáng tỏ mọi việc và chuyển nó từ cuộc hôn nhân (ông nói – bà nói) đến lãnh vực thuộc linh. Satan đã tung ra một cú đấm và giờ đây chúng ta phải cầu xin Chúa giải cứu chúng ta ra khỏi quyền lực của hắn.

         Khi chúng ta nhìn thấy hôn nhân đang ở bên bờ vực, chúng ta cần phải nhớ rằng Satan có hai bàn tay gian ác đang hành động trong hoàn cảnh đó. 
           
            Có phải Đức Chúa Trời tể trị trên ma quỉ không? Chắc chắn rồi. Tại sao Ngài không hủy diệt hắn? Ngài sẽ. Cho tới chừng chúng ta sống trên bãi chiến trường của chiến trận thuộc linh rộng lớn giữa Đức Chúa Trời và Satan, giữa điều thiện và điều ác. Chúng ta phải có mặt ở bên thắng trận, nhưng như thế không có nghĩa là chúng ta không gánh chịu các thảm họa khi cuộc chiến thăng trầm.

2) Có hai cách để nhìn vào cuộc sống.

            Chúng ta có cơ hội để nhìn vào cuộc sống theo hai cách – từ dưới lên hay từ trên xuống. Từ trên xuống có nghĩa là khởi sự với Đức Chúa Trời và rồi đi thẳng vào các nan đề của cuộc sống. Từ dưới lên có nghĩa là khởi sự với mọi nan đề của mình rồi lên thẳng tới Đức Chúa Trời. Hầu hết chúng ta đều theo bản năng đi từ dưới lên nếu chúng ta có thể. Việc ấy có tạo ra sự khác biệt nào không? Duy nhứt mọi sự khác biệt trên thế gian. Có thể có sự khác biệt giữa việc giữ lấy đức tin của bạn hoặc là mất nó đi. Sự khác biệt giữa vui mừng và cay đắng, giữa việc tự thương hại và đức tin đắc thắng.
            Nếu bạn khởi sự với bạn, bạn sẽ kết thúc với bạn và chẳng thấy khá gì hơn đâu. Nếu bạn khởi sự với Đức Chúa Trời, bạn đã khởi sự ở một nơi khả thi để tìm ra bất kỳ giải đáp nào lâu dài. Đây có thể là sứ điệp trọng tâm của sách Gióp. Lúc đầu, Gióp đối mặt với sự mất mát không thể hình dung nổi, một loạt những thảm họa để ông ngồi lại gãi ghẻ trên đống tro, với người vợ cứ giục giã ông nên rủa sả Đức Chúa Trời rồi chết đi. Phần quan trọng nhất của quyển sách là cuộc đối thoại với mấy người bạn của ông về lý do tại sao những việc nầy đã xảy ra.

         Nếu bạn khởi sự với bạn, bạn sẽ kết thúc với bạn và chẳng thấy khá gì hơn đâu.

            Đây là sự thực đáng kinh ngạc nhất. Gióp không bao giờ tìm ra lý do tại sao Đức Chúa Trời đã chọn ông để chịu khổ như thế. Thắc mắc chính của ông vẫn chưa được giải đáp. Rõ ràng là ông không hề nhận ra vai trò của Satan trong toàn bộ sự việc. Vì vậy, trong giới hạn của những giải đáp thật đặc biệt, ông bị bỏ lại trong tối tăm. Nhưng đến cuối quyển sách, có một sự khác biệt rất lớn. Khi sau cùng ông sấp mình xuống trước mặt Đức Giêhôva, ông công nhận sự tể trị của Đức Chúa Trời: Tôi biết rằng Chúa có thể làm được mọi sự, chẳng có ý chỉ nào Chúa lấy làm khó lắm (Gióp 42:2). Thiết tưởng thắc mắc có thể được nói ra theo cách nầy:
            Có phải tôi bằng lòng tin rằng Đức Chúa Trời biết rõ Ngài sẽ làm gì trong đời sống  tôi khi tôi chẳng có một manh mối nào hết?

3) Có hai sự lựa chọn mà chúng ta có thể đưa ra.

            Trong quyển “If God is in Charge” [Nếu Đức Chúa Trời đang nắm quyền tể trị], Steve Brown thuật lại câu chuyện nói tới một lớp học mà vị Mục sư phụ tá của ông đã dạy, trong đó ông nói rằng Đức Chúa Trời đang nắm quyền tể trị, Đức Chúa Trời là sự yêu thương, và bất luận có nhiều việc tồi tệ đến ngần nào, Cơ đốc nhân phải ngợi khen Ngài. Ông tiếp tục nói rằng phần thử nghiệm thực của sự ngợi khen không phải khi mọi sự đều suông sẻ mà là khi chúng đi đến chỗ tồi tệ kìa. Trong thời gian hỏi đáp, có một người giơ tay lên rồi nói: “Tôi không thể tiếp thu điều ông nói về sự ngợi khen Đức Chúa Trời ở giữa điều ác và tổn thương. Tôi không tin khi ông mất mát người thân mà ông yêu thương qua sự chết, hay ông bị chứng ung thư, hoặc ông mất việc làm chẳng hạn, mà ông có thể ngợi khen Đức Chúa Trời”.

Nếu Đức Chúa Trời không tể trị, thì là ai chứ?

            Vị Mục sư phụ tá đưa ra một câu trả lời tuy đơn sơ nhưng rất quan trọng. “Ông có đề nghị sự lựa chọn nào khác không?” Câu hỏi đang nài xin câu trả lời. Nếu Đức Chúa Trời không tể trị, thì là ai chứ? Nếu Đức Chúa Trời không nắm quyền tể trị, thì ai đang điều hành công việc chứ?
            Nhưng tin tức tốt lành là đây. Đức Chúa Trời chúng ta đang nắm quyền tể trị. Đức Giê-hô-va đã lập ngôi Ngài trên các từng trời, Nước Ngài cai trị trên muôn vật”. Tôi công nhận rằng câu trả lời không luôn rõ ràng như thế đâu. Song đó lại là sự thật.
            Có hai sự lựa chọn mà chúng ta có thể đưa ra. Chúng ta có thể chối bỏ sự tể trị của Đức Chúa Trời, điều nầy nhất định dẫn tới thất vọng và thất bại, hoặc chúng ta có thể sấp mình xuống trước mặt Ngài với sự thuận phục hạ mình, điều nầy dẫn tới sự ngợi khen và tự do.
            Nếu Đức Chúa Trời tể trị, còn gì nữa không? Hãy xem phần ứng dụng ở các câu 20-22.
            Khi Đức Chúa Trời tể trị, hãy để cho các thiên sứ ngợi khen Ngài. Câu 20.
            Khi Đức Chúa Trời tể trị, hãy để cho các cơ binh trên trời ngợi khen Ngài. Câu 21.
            Khi Đức Chúa Trời tể trị, hãy để cho mọi công việc Ngài ngợi khen Ngài. Câu 22a.
            Khi Đức Chúa Trời tể trị, hãy để cho mọi người ngợi khen Ngài. Câu 22b.

 

Thành tích của Đức Chúa Trời

            Chỉ có một thắc mắc còn lại. Làm sao chúng ta biết – thực sự biết – rằng điều chi Đức Chúa Trời có trong trí dành cho chúng ta là tốt lành chứ?  Chúng ta biết điều nầy vì chúng ta đã nhìn thấy Ngài đang hành động. Ngài có một bảng thành tích và thành tích ấy là tốt lành.
            Đó là một câu chuyện xa xưa từng được thuật lại, câu chuyện nói tới một gã thiếu niên làm việc trong nhiều ngày để xây dựng một con thuyền đồ chơi. Một ngày kia, nó đem chiếc thuyền xuống con rạch để xem coi nó có nổi lên hay không!?! Khi làn gió thổi con thuyền ra khỏi tầm tay, gã thiếu niên kia chạy dọc theo bờ rạch kêu la xin cho chiếc thuyền quay trở lại. Nhưng không lâu sau đó, nó mất hút khỏi tầm nhìn.
            Nhiều ngày trôi qua, rồi nhiều tuần lễ. Một thời gian sau đó, gã thiếu niên đang di dạo trong thành phố rồi đến bên một cửa tiệm cầm đồ. Qua cánh cửa sổ, nó nhìn thấy con thuyền đồ chơi của mình. Có ai đó đã tìm gặp chiếc thuyền, lấy nó ra khỏi con rạch, rồi đem bán nó. Gã thiếu niên bước vào bên trong, tìm ông chủ, rồi nói: “Thưa ông, ông có chiếc thuyền của con trong cánh cửa sổ kìa. Con đã làm nó”. Người chủ tiệm nói: “Nếu cháu muốn lấy lại chiếc thuyền, cháu sẽ phải làm giống như mọi khách hàng làm, là mua lại nó”.

Đức Chúa Trời có một bảng thành tích
và thành tích ấy là tốt lành.

            Qua mấy ngày sau, gã thiếu niên đã nhận làm nhiều việc vặt trong vùng lân cận mình. Anh ta cắt cỏ, đổ rác, dắt chó đi dạo, rửa xe, và sơn hàng rào, tiết kiệm từng xu một. Sau cùng, khi nó có đủ tiền, nó trở ra cửa tiệm kia, hy vọng chiếc thuyền của mình vẫn còn ở đó. Sau khi trả tiền rồi, nó tái xưng nhận quyền làm chủ chiếc thuyền đó. Bước ra khỏi cửa tiệm, có người nghe gã nói: “Ta đã tạo thành ngươi. Ta mất ngươi. Ta tìm được ngươi. Ta đã mua ngươi. Giờ đây, ngươi là của ta cho đến mãi mãi”.
            Cũng một thể ấy với Đức Chúa Trời. Ngài đã dựng nên chúng ta, chúng ta lìa bỏ Ngài, Ngài tìm gặp chúng ta rồi mua lấy chúng ta với cái giá bằng huyết của Chúa Jêsus. Giờ đây, chúng ta thuộc về Ngài cho đến đời đời.
            Đấy là bảng thành tích của Đức Chúa Trời. Đã vậy thì chúng ta sẽ nói làm sao? Nếu Đức Chúa Trời vùa giúp chúng ta, thì còn ai nghịch với chúng ta? (Rôma 8:31). Dù lẽ đạo có khô khan, nguội lạnh, sự tể trị của Đức Chúa Trời đầy dẫy tấm lòng người tin Chúa với sự yên ủi. Trong thế giới nầy với nhiều thắc mắc như thế, chúng ta biết với sự chắc chắn rằng ngôi của Ngài là ở trên trời, Ngài tể trị trên muôn vật, và Ngài yêu thương chúng ta nhiều đến nỗi đã ban Con của Ngài để chúng ta có thể có sự sống đời đời. Ngài là Đấng nắm giữ vũ trụ đang nắm tôi trong lòng bàn tay của Ngài. Ngài là Đấng dẫn đường cho các vì sao cũng đang dẫn dắt tôi nữa. Ngài là Đấng biết rõ mọi sự từ sáng thế cho đến tận thế, Ngài biết rõ tôi. Và tôi giao phó sự sống tôi cho Ngài. Amen!





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét