Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Philíp 3:12-14: "Mục Tiêu Của Người Trung Tín"


"Mục Tiêu Của Người Trung Tín"
Philíp 3:12-14
           
            Những vận động viên Olympic đều là những cá nhân thật tuyệt vời.  Cái điều khiến cho tôi phải kinh ngạc nhất là sự tập trung, cống hiến và mục tiêu cần thiết để biến họ thành những nhà chiến thắng cấp thế giới.  Các vận động viên nầy đã được tập huấn và làm việc mỗi ngày trong nhiều năm trời để tham gia vào vòng đua tranh nầy.  Tất nhiên, cũng một thể ấy được gán cho bất kỳ Vận Động Viên Vô Địch nào ở các môi trường khác trong cuộc sống.  Sự xác định và mục tiêu vốn là cần thiết để đạt tới các mục đích cao cả nhất.
            Điều chi là thật trong nhiều lãnh vực của cuộc sống như thế cũng là thật trong sự theo đuổi quan trọng nhất của cuộc sống: ấy là theo đuổi mối quan hệ trọng đại với Đức Chúa Trời.  Trong phân đoạn Kinh thánh trên, Phaolô nói cho chúng ta biết để lớn lên trong vai trò Cơ đốc nhân, chúng ta phải nhắm vào mục đích và xác định.  Chúng ta sẽ không tấn tới nếu chúng ta không làm việc để lớn lên.  Được cứu rỗi là nhơn đức tin bởi ân điển, song sự lớn lên đòi hỏi chúng ta phải cộng tác với Đức Chúa Trời.
            Ơ câu 10, Phaolô viết: cho đến nỗi tôi được biết Ngài, và quyền phép sự sống lại của Ngài, và sự thông công thương khó của Ngài, làm cho tôi nên giống như Ngài trong sự chết Ngài Nếu bạn còn nhớ, tôi muốn chỉ ra Phaolô đang nói:
· Tôi muốn nhận biết Đấng Christ theo một phương thức thực tế và riêng tư.
· Tôi muốn bắt đầu kinh nghiệm quyền phép, sự tự do và sự vui mừng xảy đến khi chúng ta sống theo ánh sáng của sự phục sinh.
· Tôi muốn có thái độ mà Chúa Jêsus đã có khi đối diện với những thời điểm khốn khó trong cuộc sống.  Tôi muốn nhận biết cảm xúc của sự bình an hơn cả sự bình an mà thế gian cung ứng cho.
· Và tôi muốn sống NGAY BÂY GIỜ là một người nhận lãnh sự sống lại từ kẻ chết ở mặt bên nầy của mồ mả.
            Đây là các mục tiêu của Phaolô.  Trong những câu Kinh thánh theo sau đó, Phaolô cung ứng cho chúng ta một số hướng dẫn cho biết cách thức mà chúng ta sẽ nhắm vào hầu tấn tới về mặt thuộc linh.  
            “Ấy không phải tôi đã giựt giải rồi, hay là đã đến nơi trọn lành rồi đâu, nhưng tôi đang chạy hầu cho giựt được, vì chính tôi đã được Đức Chúa Jêsus Christ giựt lấy rồi. Hỡi anh em, về phần tôi, tôi không tưởng rằng đã đạt đến mục đích, nhưng tôi cứ làm một điều: quên lửng sự ở đằng sau, mà bươn theo sự ở đằng trước, tôi nhắm mục đích mà chạy, để giựt giải về sự kêu gọi trên trời của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ” [Philíp 3:12-14].

CHÚNG TA PHẢI NHẬN BIẾT ĐỨC CHÚA TRỜI CÓ MỘT MỤC TIÊU CHO ĐỜI SỐNG CỦA CHÚNG TA.
            Phaolô nói: “tôi đang chạy hầu cho giựt được, vì chính tôi đã được Đức Chúa Jêsus Christ giựt lấy rồi”. Cụm từ tôi muốn bạn xem xét là cụm từ: đã được Đức Chúa Jêsus Christ giựt lấy rồi”. Phaolô vốn hiểu rõ Chúa đã giựt lấy sự sống của ông với một mục tiêu trong trí. Và điều nầy là thực cho hết thảy chúng ta nữa…

            Rôma 8:28 là một câu Kinh thánh mà ai nấy đều nằm lòng ở đây.  Câu 29 thì ít có người thuộc hơn.  Phaolô viết: Vả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định. Vì những kẻ Ngài đã biết trước, thì Ngài cũng đã định sẵn để nên giống như hình bóng Con Ngài, hầu cho Con nầy được làm Con cả ở giữa nhiều anh em Bạn có nhìn thấy mục đích của Đức Chúa Trời khi kêu gọi chúng ta không Ngài muốn chúng ta được biến đổi ra giống với ảnh tượng của Con Ngài Ao ước của Đức Chúa Trời, ấy là chúng ta được lớn lên giống như Đấng Christ.

            Tại sao điều nầy là quan trọng? Thứ nhứt, quan trọng là phải nhận biết rằng mục tiêu của Đức Chúa Trời không những là để "tiếp nhận” chúng ta.  Mà Ngài còn tìm cách để "cứu chúng ta" nữa, Ngài đang làm việc để "biến đổi chúng ta".  Cơ đốc nhân là một người đang tấn tới chỗ trở nên giống như Đấng  Christ. Chúng ta đang trên đường tiến tới sự nên thánh.  
            Thứ hai, quan trọng là do nhận biết rằng Đức Chúa Trời có một công việc cho chúng ta phải lo làm.  Ngài đã kêu gọi chúng ta HÃY ĐẾN VỚI một việc.  Chúng ta là một chi thể trong chương trình của Ngài.  Đức Chúa Trời VỐN có một chương trình dành cho đời sống của bạn. Chương trình của Ngài sẽ dẫn bạn đến với sự vui mừng, phu phỉ, thoả mãn và phước hạnh cho đến đời đời.

 

HÃY NHẬN RA RẰNG BẠN CHƯA ĐẠT TỚI

            Không những Phaolô công nhận rằng Chúa có một mục đích lớn lao dành cho đời sống của ông, ông nhận ra rằng ông chưa đạt tới được mục tiêu đó.  Phaolô nhận biết ông chưa phải là điều mà ông phải trở thành.  Ông ý thức được mọi lầm lỗi của mình cùng những lãnh vực mà ở đó ông vẫn còn cần phải lớn lên. Cụm từ nói tới "trọn lành" cũng có ý nói tới sự "hoàn hảo".  Phaolô công nhận rằng ông chưa tới  được mức đến.  Mục sư Chuck Swindoll nói rõ hơn như sau: "Đức Chúa Trời đang tìm kiếm sự tiến bộ chưa hoàn hảo".
            Làm ơn lắng nghe điều nầy đi.  Có người ngã lòng vì họ cảm thấy họ chưa tiến bộ theo cách nhanh gọn được. Cuộc sống Cơ đốc là một cuộc sống của sự lớn lên và trưởng thành . . . y như chính bản thân sự sống vậy. Lớn lên cần phải có thời gian.  Giống như Phaolô cần mẫn làm việc cùng với đức tin của mình, ông vẫn chưa đạt tới đích. Đừng vội ngã lòng . . . cứ bươn tới đàng trước đi.  Sự lớn lên đòi hỏi phải có thời gian.
            Chúng ta phải để cho Đấng Christ đánh giá bản thân mình. Ngài muốn chúng ta phải sống thanh sạch trong hành động, trong cách ăn nói, trong lối suy nghĩ, trong các thái độ, trong những mối quan hệ của chúng ta. Ngài muốn chúng ta phải kính mến Ngài nhiều hơn bất cứ điều chi khác. Ngài muốn Ngài phải ở trong địa vị đầy ảnh hưởng nơi từng phần cuộc sống của chúng ta. Nếu bạn hiểu rõ tiêu chuẩn mà bạn sẽ sống theo, giống như Phaolô, hãy hiểu rằng bạn chưa đạt tới đích ấy.

ĐỪNG SỐNG THEO QUÁ KHỨ  
Điều nầy không nói tới việc gì!?!
            Phaolô cho chúng ta biết rằng nếu chúng ta muốn nhắm vào sự lớn lên, chúng ta phải “quên quá khứ” đi.  Chắc chắn là Phaolô không bảo chúng ta đừng nhớ tới bất cứ việc gì.  Nhất định chúng ta sẽ nhớ chúng ta là ai trước khi Đấng Christ tìm gặp chúng ta.  Chúng ta sẽ nhớ lại những thời điểm chúng ta đã nhìn thấy sự thành tín của Đức Chúa Trời đã được bày ra. Chúng ta cần phải nhớ tới những sai sót mà chúng ta đã vi phạm để chúng ta có thể tránh né chúng trong tương lai. 
            Phaolô cũng không bảo chúng ta rằng chúng ta không phải làm phu phỉ mọi trách nhiệm của quá khứ.  Nếu chúng ta đã làm buồn lòng ai đó, chúng ta phải tìm cách sửa sai ngay.  Nếu chúng ta đã lấy cắp từ ai đó, chúng ta cần phải làm sự bồi thường. Nếu chúng ta có nan đề với ai đó, chúng ta cần phải tìm cách làm hoà lại.   
Những gì điều nầy không muốn nói tới
            Khi Phaolô nói tới việc quên, ông cho chúng ta biết rằng chúng ta không thể quên và không phải sống trong quá khứ mà chi.  Những gì đã xảy ra trong quá khứ đều là quá khứ và chúng ta phải bươn tới đàng trước Có hai lý do chúng ta cần phải quên đi quá khứ.  Thứ nhứt, chúng ta có một khuynh hướng vấn vương với quá khứ Chúng ta sẽ lưu giữ kinh nghiệm không tốt và nó sẽ trở thành cái neo kéo trì chúng ta xuống Chúng ta sẽ nhớ tới sự tổn thương mà ai đó đã gây ra và điều đó sẽ tiêu nuốt chúng ta Chúng ta sẽ nhớ tới thời điểm khi chúng ta vấp ngã và chúng ta sẽ quyết định không bao giờ thử lại Chúng ta xử lý thể nào với những thời điểm đau đớn của quá khứ sẽ quyết định cách thức chúng ta sinh sống trong tương lai. Chúng ta phải tiếp thu từ quá khứ và rồi tiến tới đàng trước. Những gì Đức Chúa Trời đã tha thứ sẽ chẳng bao giờ được xem là một gánh nặng nữa.
            Thứ hai, chúng ta có khuynh hướng yên nghỉ trên quá khứ.  Chúng ta sẽ xem lại những lần đắc thắng trong quá khứ và lấy làm hài lòng nhớ lại thay vì tiếp tục tiến tới phía trước Điều nầy đang xảy ra cho nhiều người.  Phaolô quyết định rằng ông sẽ không yên nghỉ trên những thành tựu của quá khứ, nhưng luôn luôn nhìn tới đàng trước với những gì cần phải thực hiện.  Có những Cơ đốc nhân luôn luôn nói tới những khoảnh khắc long trọng của đức tin trong quá khứ Họ nói tới mối quan hệ của họ với Đấng Christ VỐN mật thiết là dường nào! Mọi sự nầy đều nằm trong thì quá khứ.  Chúng ta phải quên đi quá khứ và nhắm vào tương lại.
            Các đội thể thao đều có nan đề nầy.  Họ có chiến thắng rất lớn và rồi mờ dần đi từ chiến thắng ấy . . . và trong trận đấu kế tiếp họ để thua một đối thủ kém cõi hơn vì họ đánh mất tiêu điểm của mình.  Cũng thực như thế ngay cả trong việc giảng đạo.  Tôi thường cho phép bản thân mình để ra ngày Chúa nhật và thứ Hai để thưởng thức hay tiếp thu từ kinh nghiệm thờ phượng của chúng ta. Nhưng đến trưa thứ Hai tôi chẳng còn để ý đến nó nữa.  Mục tiêu khi ấy là nhắm vào tuần tới Tôi đã thấy mình phải bươn tới đàng trước chớ không phải lùi lại đàng sau.

PHẢI CHỦ ĐỘNG VỀ SỰ LỚN LÊN CỦA BẠN
            Phaolô cho chúng ta biết ông đang “bươn tới”. Đây cũng chính là cụm từ được sử dụng ở câu 6 khi Phaolô nói tới sự bắt bớ sốt sắng của ông đối với hội thánh đầu tiên.  Cũng chính với cường độ đó mà Phaolô theo đuổi chương trình của Đức Chúa Trời dành cho đời sống của ông. Phaolô cũng nói: "tôi đang làm chính việc nầy".  Ông là người của lý trí. Phaolô không bị phân tâm.  Ông vốn trong sáng đối với chỗ mà ông hướng tới.
            Ông cho chúng ta biết rằng ông đang bươn tới đàng trước và ông đang đến gần với mục tiêu của mình. Không những ông rất tập trung, ông còn nôn nả về phía trước nữa.  Hình ảnh cho thấy giống hình ảnh của cuộc chạy thi vậy. Bạn nhìn thấy người ta trên đường chạy nghiêng mình về phía trước để đánh bại đối thủ của họ.  Đây là hình ảnh Phaolô sử dụng nói tới sự ông ao ước muốn tấn tới về mặt thuộc linh.
            Một số đóng góp quan trọng nhất của con người đã đến từ nhân vật quyết định rằng không một hy sinh nào quá lớn lao và chẳng một nổ lực nào quá cao cả không đạt được mục tiêu mà họ đề ra phải lo làm. Edward Gibbon đã sử dụng 26 năm viết quyển The History of the Decline and Fall of the Roman Empire [Lịch sử sự suy thoái của Đế quốc Lamã]. Noah Webster đã cặm cụi làm việc trong 36 năm mới cho ra đời ấn bản tự điển đầu tiên của ông. Cũng phải nói rằng nhà hùng biện Cecilo người Rome đã tập tành trước bạn bè của ông mỗi ngày trong 30 năm để làm cho việc phát biểu của ông trước quần chúng được hoàn hảo. Đúng là sự kiên nhẫn! Đúng là sự kiên trì! 
            Giờ đây, hãy suy nghĩ về việc chúng ta đã đặt bao nhiêu năng lực vào công việc của Chúa. Sự ví sánh có thể gây bối rối đấy. Và việc ấy sẽ dẫn chúng ta tới chỗ phải tự hỏi lòng một số câu có tính cách dò xét: Tại sao sự phục vụ của chúng ta cho Đấng Christ đôi khi được thực hiện với một tư thế nửa vời? Tại sao những việc khác luôn luôn xảy đến trước thời điểm của chúng ta với Chúa? Tại sao chúng ta sửa soạn tỉ mỉ hơn về mọi trách nhiệm của mình trong thế gian hơn là chúng ta chuẩn bị mọi trách nhiệm của mình trong hội thánh? 
            Sự lớn lên sẽ không xảy ra nếu chúng ta để cho đời sống thuộc linh của mình bị rối reng.  Về mặt thực tiễn, tỉ mỉ có nghĩa là:
· dành thì giờ đến với Đức Chúa Trời trong bảng kế hoạch của chúng ta
· dành thì giờ để đọc Kinh thánh
· sắp xếp thời gian cho sự cầu nguyện
· biến sự thờ phượng và phục vụ làm ưu tiên một trong lịch sinh hoạt của chúng ta
· thực thi đánh giá thuộc linh đều đặn và thành thực trong đời sống của chúng ta
· gạt bỏ hết một số theo đuổi về đời nầy
· tự theo đuổi, nghiên cứu, và đọc Kinh thánh để lớn lên
· và dám tẻ tách ra những gì luôn là tiện nghi và an nhàn
            Một vị huấn luyện viên thành công cho biết rằng ông đã sống bởi một tín điều rất đơn sơ mà ông đã tìm gặp một thời điểm kia:
Cứ tiến tới. 
Không một điều gì trong thế gian 
Có thể thay thế cho sự kiên trì. 
Tài năng sẽ không; 
Không có gì là thông thường hơn
Hạng người không thành công 
Với tài năng. 
thiên bẩm sẽ không; 
Thiên tài sẽ không được ban thưởng
Gần như là phương châm. 
Học vấn sẽ không; 
Thế gian thì đầy dẫy với 
Những kẻ bị bỏ rơi có học vấn. 
Bền đổ và xác quyết 
Duy nhất là quan trọng. 

HƯỚNG MẮT NHÌN VÀO MỤC TIÊU
            Phaolô cho chúng ta biết ông phải luôn hướng mắt mình nhìn vào giải thưởng.  Sự thể giống như vận động viên Olympic nào tập luyện không mệt mỏi để đoạt lấy huy chương vàng tại giải Olympic. Khi họ thấm mệt, họ hình dung mình sẽ ra sao khi đứng trên bục và lắng nghe bài quốc ca của xứ sở mình được cất lên.  Bức tranh ấy cứ thôi thúc họ.
            Cách đây nhiều năm, một đứa trẻ da đen lớn lên tại Cleveland, trong một gia đình mà về sau ông mô tả là: "nghèo xơ xác nhưng giàu có về mặt thuộc linh". 
            Một ngày kia, một vận động viên nổi tiếng, Charlie Paddock, đã đến với ngôi trường của mình trao đổi với các học trò. Lúc ấy Paddock đã được xem là: "nhân vật chạy nhanh nhất từng sinh sống". Ông nói với những đứa trẻ: "Hãy nghe đây! Các em muốn mình sẽ ra sao nào? Các em hãy nói ra mong muốn đó và rồi tin rằng Đức Chúa Trời sẽ giúp các em trở thành". Cậu bé kia quyết rằng mình cũng muốn trở thành người chạy nhanh nhất ở trên đất. 
            Cậu ta bước tới gần vị huấn luyện viên rồi nói cho ông ấy biết về giấc mơ mới của mình. Vị huấn luyện viên nói: "Cũng rất hay khi có một giấc mơ, song để dạt tới giấc mơ ấy em phải bắc một cái thang để trèo lên đó. Đây là cái thang cho giấc mơ của em. Bậc thứ nhất là quyết định! Bậc thứ hai là cống hiến! Bậc thứ ba là kỷ luật! Còn bậc thứ tư là thái độ!"        
            Kết quả của mọi động cơ ấy, anh ta tiếp tục đoạt bốn huy chương vàng vào Thế Vận Hội Bálinh năm 1936. Anh ta thắng cuộc chạy nước rút 100m và phá vỡ kỷ lục thế vận và thế giới bộ môn chạy 200m. Kỷ lục nhảy xa của anh ta đã kéo dài trong 24 năm. Tên của anh ta ư? Jesse Owens[James S. Hewett, Illustrations Unlimited (Wheaton: Tyndale House Publishers, Inc, 1988) pp. 26-27]. 
            Thế thì đâu là giải thưởng thôi thúc chúng ta luôn chứ? Hình ảnh nào chúng ta đang giữ trên trán, trong tâm trí chúng ta vậy? Có thể tôi nên tô điểm một vài bức tranh ở đây:
· hình ảnh đang đứng trước Đức Chúa Cha nghe câu: "Được Lắm!"
· Sau khi ôn lại cuộc sống mình mà chẳng có chút hối tiếc hay xấu hổ nào hết.
· Bị vây quanh bởi những người mà đời sống của họ đã được chuộc một phần vì cớ sự làm chứng trung tín của bạn.
· Có ai đó nói bạn đã sống kiên nhẫn và trung tín trong tang lễ của bạn.
· Niềm vui của giây phút đầu tiên ấy khi bạn gặp  gỡ Chúa Jêsus

Ý NGHĨA
Dành cho Hội thánh
            Về mặt thực tế, sứ điệp nầy muốn nói gì với hội thánh của chúng ta. Tôi nghĩ có vài bài học rất hay ở đây.  
· mặc dù chúng ta rất biết ơn về sự lớn lên và những ơn phước mà chúng ta đã nhìn thấy, chúng ta phải luôn luôn trông mong những cơ hội mới để phục vụ và lớn lên.
· chúng ta phải thường xuyên đánh giá chức vụ của mình và gạt qua một bên những ai phục vụ cho ý đồ của họ và phát triển những ai làm thoả mãn những nhu cần mới ở xung quanh chúng ta.
· chúng ta phải luôn coi chừng chúng ta đánh giá cao những truyền thống của mình nhiều đến nỗi chúng trở thành chướng ngại vật cho sự lớn lên. Thắc mắc phải luôn là: "Việc nầy sẽ làm ngăn cách Nước Đức Chúa Trời chăng?" Thay vì thế: "Phải chăng đây luôn là cách chúng ta đã làm công việc ấy?"
· chúng ta phải nhớ rằng mục tiêu của chúng ta trong vai trò một hội thánh không phải là một con số tham dự đặc biệt đâu, mục tiêu của chúng ta là tôn vinh và làm vinh hiển của Đấng Christ trong mọi sự chúng ta lo làm. Khi chúng ta theo đuổi mục tiêu nầy, chúng ta chắc chắn sẽ nhìn thấy sự lớn theo theo số lượng, mà số lượng không phải là mục tiêu của chúng ta, chúng chỉ là một công cụ để đo lường mà thôi. Chúng ta có thể có số lượng đấy . . . song chúng ta không muốn số lượng . . .chúng ta muốn có mối quan hệ với Đấng Christ.

Dành cho cá nhân
            Nhiều người bắt đầu một chế độ ăn uống hay khởi sự luyện tập mà chẳng bao giờ thông suốt. Nhiều người khởi sự đọc một quyển sách song chẳng bao giờ hoàn tất.  Có người bắt đầu luyện tập trong một lãnh vực nhưng chịu thua khi lãnh vực ấy quá khó khăn. Có người lập gia đình rồi thoát ra khỏi đó khi cuộc hôn nhân quá trăn trở.  Và có người bị cuốn hút bởi đức tin trong một thời gian ngắn và rồi buồn chán và nhảy qua một việc khác cũng làm cho họ phấn khích một thời gian ngắn.  Có phải bạn ưa thích điều nầy?  Đức tin của bạn có hời hợt không? Có phải bạn là một môn đồ tạm thời hay bạn đang bước theo Đấng Christ?
            Người nào chịu thua sẽ chẳng nhận được lợi ích đến từ chỗ chịu khó làm việc.  Người nào ra rời cuộc hôn nhân sẽ chẳng bao giờ có được mối quan hệ chất lượng.  Người nào không chịu luyện tập và chế độ ăn uống sẽ hy sinh sức khoẻ tốt đẹp của mình. Người nào không học đến nơi đến chốn sẽ chẳng bao giờ có được những thứ mà họ có thể học được. Và người nào rời bỏ cuộc chạy để giựt lấy giải thưởng trên trời sẽ chẳng bao giờ có được niềm vui của sự đồng đi với Đấng Christ.
            Vì vậy, đâu là một việc mà bạn đang chú tâm vào? Bạn đang chú trọng vào mọi thứ vật chất ư?  Trả hoá đơn ư? Kiếm quyền lực sao? Có được đỉnh cao khoái lạc sao? Bạn không muốn có thêm từ cuộc sống hơn điều nầy sao?  Hãy hướng lên cao hơn đi! Hãy bươn tới mà đoạt lấy giải thưởng! Hãy tìm cách nhận biết Ngài tốt hơn và đầy đủ hơn. Chúa Jêsus bảo chúng ta rằng khi chúng ta trước hết tìm kiếm Nước Đức Chúa Trời, mọi việc khác chúng ta đang lo toan đến sẽ được cho thêm.
            Một số người trong quí vị đang ở gần mức đến. Cuộc sống đời nầy của bạn đang ở gần với phần kết của bạn. Đừng đổ dốc lúc bây giờ nhé!  Bây giờ là thời điểm để "đá" và hoàn tất thật mạnh mẽ. Mọi việc khác của bạn chỉ đang khởi sự mà thôi.  Đừng bỏ cuộc vì cuộc chạy quá khó khăn. Hãy làm việc . . .phải kiên nhẫn. Sự lớn lên cần phải có thời gian. Và những thứ khác đang hiện hữu với hơi nóng của cuộc chạy. Đừng nãn lòng. Hãy bươn tới đi. Tôi biết điều nầy có nhiều lúc gây mệt mỏi lắm. Hãy nhắm vào mục tiêu . . . hãy phấn đấu hoàn tất sao cho tốt đẹp.
            Phaolô đang khích lệ chúng ta đạt được nhiều danh hiệu hơn là bảng danh sách của nhà thờ. Ông không muốn chúng ta chỉ gọi mình là Cơ đốc nhân hay nghĩ mình là Cơ đốc nhân. Ông muốn nhận biết Đấng Christ và muốn chúng ta cũng phải trở thành hạng môn đồ thật của Chúa Jêsus nữa. Nguyện Đức Chúa Trời ưng nhận bạn và tôi cũng trở thành hạng môn đồ thể ấy nữa.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét