Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Mathiơ 3:7-11: "Có Trái Ăn Năn Trong Đời Sống Của Bạn Không?"



Có Trái Ăn Năn 
Trong Đời Sống Của Bạn Không?
Mục sư JimButcher
Kinh thánh: Mathiơ 3:7-11
- Câu 8 của sứ điệp đặt trước mặt chúng ta mạng lịnh phải “kết quả xứng đáng với sự ăn năn”
- Thắc mắc tức khắc và rõ ràng đến với lý trí là: “Đâu là quả của sự ăn năn?” Thật may mắn cho chúng ta, sứ điệp nầy chỉ ra bốn trong những trái của sự ăn năn.
- Tất nhiên, ăn năn là điểm khởi sự quan trọng trong chuyến hành trình Cơ đốc. Chúng ta bắt đầu sự ăn ở của mình với Đức Chúa Trời bằng cách công nhận rằng chúng ta cần sự hy sinh của Chúa Jêsus và bày tỏ ra nổi buồn rầu về tội lỗi trong đời sống của chúng ta. Nếu chúng ta đã có khoảnh khắc ăn năn đích thực, nhất thiết chúng ta sẽ nhìn thấy bông trái của sự ăn năn trong đời sống của chúng ta.
- Khi chúng ta nghiên cứu loại bông trái nầy, hãy in trong trí  lời lẽ gay gắt của Giăng Báptít ở câu 7: “Hỡi dòng dõi rắn lục kia, ai đã dạy các ngươi tránh khỏi cơn giận ngày sau?” Ông đang nói với người dòng Pharisi và người Sađusê, không những họ sống rất tôn giáo, mà còn xa cách Đức Chúa Trời nữa. Phần nhiều người trong chúng ta có mặt ở đây sáng nay có thể xưng mình sống rất tôn giáo thật là dễ dàng, nhưng nếu chúng ta không mang bông trái của sự ăn năn, chúng ta cũng đang ở xa cách đối với Đức Chúa Trời.
Bốn Trái Của Sự Ăn Năn – Phân Đoạn Nầy Chỉ Cho Chúng Ta Hướng Tới:
1. Câu 9.
- Ở đây, chúng ta được nhắc nhớ không nên nương cậy vào tiểu sử gia đình của mình. Người dòng Pharisi và người Sađusê rất mau mắn chỉ ra tiểu sử gốc Do thái của họ như một minh chứng cho sự họ gần gũi với Đức Chúa Trời.
- Hôm nay chúng ta nhìn thấy biểu hiện tương tự khi bạn hỏi người ta không biết họ có phải là Cơ đốc nhân hay không, thì họ đáp ứng như sau: “Ồ, gia đình tôi hết thảy đều là tín đồ của hệ phái Tin Lành Giám lý” hoặc “Đúng đấy, bố mẹ tôi đều là người Báptít”. Bố mẹ hay gia đình của chúng ta không thể tin Chúa thay cho chúng ta; mỗi một chúng ta phải chọn tin cho chính bản thân mình.
- Điều nầy dẫn chúng ta đến với trái đầu tiên của sự ăn năn, đấy là sự hạ mình.
- Khi chúng ta nương cậy vào tiểu sử gia đình giống người dòng Pharisi và người Sađusê, chúng ta có ngay khả năng xưng nhận mình có mối quan hệ với Đức Chúa Trời mà không cần đến với khoảng khắc ăn năn theo cách riêng. Điều nầy tạo ra một cảm giác kiêu ngạo, thay vì là hạ mình, vì điều đó đánh dấu mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời. (“Gia đình tôi đã có mặt trong nhôi nhà thờ nầy từ năm 1964”. “Bố tôi đã giúp xây dựng  mục vụ giáo dục”. “Mẹ tôi lãnh đạo ban phụ nữ có lẽ 20 năm”)
- Chúng ta nhìn thấy hiện tượng tương tự khi người ta tìm cách xưng nhận một sự gần gũi với Đức Chúa Trời mà chẳng dựa theo ân điển. Người nào tin vào việc họ làm cho nhà thờ hoặc đi nhóm sáng Chúa nhật hay sự họ dâng hiến rộng rãi tiền bạc là điều duy trì mối liên lạc của họ với Đức Chúa Trời sẽ dẫn tới chỗ kiêu ngạo trong việc làm của họ.
- Khi chúng ta bắt đầu ở điểm ăn năn – sấp mình xuống và nhìn nhận rằng chúng ta không thể kiếm được đường để vào trong thiên đàng, công nhận tội lỗi và mọi động cơ có vấn đề, thốt ra chúng ta cần đến huyết của Chúa Jêsus, cầu xin Đức Chúa Trời tha thứ cho bạn – có một sự hạ mình đến với tấm lòng của chúng ta, nó không thể đến bằng một phương thức nào khác. Chúng ta là hạng tội nhân, dù vậy Đức Chúa Trời đã tha thứ cho chúng ta – đấy là chỗ khiêm nhường đáng phải có, vì bạn đã nhận lãnh những điều bạn không đáng được.
- Có phải mối quan hệ của bạn với Đức Chúa Trời được đánh dấu bằng sự hạ mình, hay có phải bạn đang thiếu bông trái của sự ăn năn?
2. Câu 10a - “Bây giờ cái búa đã để kề rễ cây”.
- Thường thì trong cuộc sống, chúng ta cảm thấy những tội lỗi chúng ta phạm phải đều là nhỏ nhoi theo cách riêng đủ để cho chúng ta bào chữa. Chúng ta không phạm vào tội giết người bằng búa hay mãi lo chè chén lu bù. Tội lỗi của chúng ta không có gì là lớn cả – chúng ta có thể đi loanh quanh với chúng vào những ngày khác.
- Nhưng câu nầy chỉ cho chúng ta thấy trái thứ nhì của sự ăn năn: cấp bách.
- Khi chúng ta đến với khoảnh khắc ăn năn, chúng ta nhìn biết tội lỗi của mình là không thể bào chữa được.
Chúng ta thừa nhận rằng, mặc dù chúng ta có khả năng tranh luận mọi tội lỗi riêng tư của mình là nhỏ bé, gánh nặng tích lũy của tội lỗi nhỏ đang đặt vào một tình thế nguy hiểm rất lớn. Chúng ta đánh giá sự thực của tình hình rồi nhận ra: Tôi đang sống trong cái khuôn tồi tệ hơn là tôi tưởng nữa.
- Cùng đến với sự ăn năn là sự tỉnh thức về tình trạng nghiêm trọng của tội lỗi chúng ta, và sự khát khao tuôn tràn ra từ chỗ đó: nan đề kinh khiếp nầy phải được giải quyết ngay từ bây giờ.
- Cách mà bông trái nầy sẽ liên tục tỏ ra trong đời sống của chúng ta là đây: chúng ta đã đến với khoảnh khắc ăn năn và một sự nhìn biết đối với tình trạng nghiêm trọng của tội lỗi; chúng ta kinh nghiệm sự vui mừng và sự khuây khỏa trong ơn tha thứ của Đức Chúa Trời khi chúng ta đến với Ngài; chúng ta công nhận rằng cái giá của ơn tha thứ cho chúng ta là sự chết của Chúa Jêsus trên thập tự giá; hiểu biết rằng tội lỗi của chúng ta phải trả bằng sanh mạng của Chúa Jêsus, chúng ta bước đi trên chuyến hành trình đức tin với sự ao ước liên tục được trở nên giống như Ngài càng hơn và tự làm chết mình với tội lỗi còn lại trong đời sống của chúng ta. Không phải một ngày nào khác, mà ngay lập tức như có thể được – vì chúng ta thừa nhận sự cấp bách của vấn đề.
3. Câu 10b - “vậy hễ cây nào không sanh trái tốt, thì sẽ phải đốn và chụm”.
- Chúng ta là những Cơ đốc nhân dám xưng rằng tìm kiếm Đức Chúa Trời chưa hẳn là thuần “tôn giáo”, thay vì thế, đấy là “mối quan hệ”. Chúng ta xưng rằng chúng ta có mối quan hệ riêng tư với Đức Chúa Trời qua Đức Chúa Jêsus Christ. Nói như thế có nghĩa là mỗi Cơ đốc nhân đều có một cuộc gặp gỡ riêng tư với Đấng quyền năng nhất của vũ trụ.
- Bạn có khuynh hướng suy nghĩ, nếu chúng ta đã có một cuộc gặp gỡ với Đấng quyền năng nhất của vũ trụ, chúng ta sẽ ăn ở khác với người kia, song buồn thay, ai nấy đều xưng mình biết Đức Chúa Trời thế mà lại sống thứ đời sống chẳng thấy chút thay đổi nào hết.
Chúng ta được nhắc nhớ trong phần cuối của câu 10 về trái thứ ba của sự ăn năn, đó là sự thay đổi.
- Hội thánh trong nước Mỹ dám tự tin lâu nay rằng bạn có thể trở thành một “Cơ đốc nhân” dù chẳng có bằng chứng hẳn hoi nào về sự thay đổi ấy trong đời sống của bạn. Henry Blackaby, tác giả của quyển “Experiencing God” (“trải nghiệm Đức Chúa Trời”), đã lưu ý mới đây: “Có nhiều sự phá thai bên trong cũng như bên ngoài nhà thờ. Chỉ có 1% khác biệt về cờ bạc bên trong cũng như bên ngoài nhà thờ". George Barna đã thực hiện một nghiên cứu 152 khoản riêng biệt so sánh thế giới hư mất và các nhà thờ, và ông nói chẳng có khác biệt gì ở hai mặt nầy cả”. Đấy là một lời buộc tội rất nghiêm trọng.
- Kinh thánh chẳng biết chút gì về thứ đức tin không dẫn tới một đời sống được thay đổi. Chúa Jêsus phán thẳng thừng lắm: “Nếu ai yêu mến ta, thì vâng giữ lời ta. ... Còn kẻ nào chẳng yêu mến ta, thì không vâng giữ lời ta” (Giăng 14:23-24). (Cũng xem ở Giăng 7:17). Giacơ đã viết rất hay: “Hỡi anh em, nếu ai nói mình có đức tin, song không có việc làm, thì ích chi chăng? . . . Đức tin không có việc làm cũng chết như vậy” (2:14, 26).
- Một phần quan trọng của sự ăn năn đích thực, ấy là nó dẫn tới một đời sống được thay đổi.
4. Câu 11.
- Có nhiều việc ở trong câu nầy, nhưng tôi muốn đặc biệt chỉ ra  điều Giăng khẳng định là Đấng đến sau ông sẽ “có quyền phép hơn ta”. Đây là một Cứu Chúa quyền năng mà chúng ta đang nói tới.
- Hành vi ăn năn bao gồm sự công nhận rằng bạn đã sai lầm, rằng bạn tìm cách lo toan mọi sự bằng sức riêng mình và bạn đã thất bại.
- Một trái sau cùng của sự ăn năn: ấy là nương cậy.
- Nhìn nhận trong sự ăn năn, ấy là chúng ta đã rơi vào chỗ thiếu mất, chúng ta công nhận tội lỗi mình và, như chúng ta mới vừa được lưu ý, theo đuổi một đời sống thay đổi. Nhưng, rõ ràng, nếu chúng ta thất bại trong quá khứ, chúng ta sẽ cần nhiều năng lực hơn chúng ta đang có để hoàn tất chuyến hành trình nầy mà chúng ta mới vừa bắt đầu.
Tin tức tốt lành đến với những ai trong chúng ta trong tình huống đó, ấy là chúng ta đang phục vụ một Chúa Toàn Năng, Ngài có quyền tiếp trợ cho mọi tài nguyên chúng ta có cần để đắc thắng trong cuộc linh trình nầy của chúng ta. Chìa khóa, ấy là chúng ta phải công nhận nhu cần phải nương cậy vào Ngài và tin cậy vào sức lực của Ngài.
Có quá nhiều người trong chúng ta đang tìm cách trải nghiệm con đường “đắc thắng trong Chúa Jêsus” thông qua trí khôn, sự thông thái và sức riêng của mình. Chúng ta sẽ chắc chắn thất bại. Người nào đã khởi sự tại khoảnh khắc ăn năn nầy sẽ nhớ lại sự thất bại của họ rồi xây sang Đấng có toàn quyền đem họ qua.
Phần kết luận:
Hãy tự hỏi mình một câu sáng nay: bạn có nhìn thấy bông trái của sự ăn năn trong đời sống của bạn mỗi ngày không, hay bạn đang đứng sáng nay chung với người dòng Pharisi và người Sađusê?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét