Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013

Hãy Đến Xem




ĐẤNG CỨU THẾ XUẤT HIỆN:
HÃY ĐẾN XEM
            Chuyến hành trình EPIC của chúng ta đã đưa chúng ta đến với phần khởi sự chức vụ công khai của Chúa Jêsus, và chúng ta sẽ đưa ra hai thắc mắc để hướng dẫn phần nghiên cứu của chúng ta. Chúa Jêsus nghe gì khi Ngài khởi sự công tác nầy, và rồi Ngài phán gì?
Mác 1:2-13: Như đã chép trong sách tiên tri Ê-sai rằng: Nầy, ta sai sứ ta đến trước mặt ngươi, người sẽ dọn đường cho ngươi. Có tiếng kêu trong đồng vắng rằng: Hãy dọn đường Chúa, ban bằng các nẻo Ngài; Giăng đã tới, trong đồng vắng vừa làm vừa giảng phép báp-tem ăn năn, cho được tha tội…Người giảng dạy rằng: Có Đấng quyền phép hơn ta đến sau ta; ta không đáng cúi xuống mở dây giày Ngài. Ta làm phép báp-tem cho các ngươi bằng nước; nhưng Ngài sẽ làm phép báp-tem cho các ngươi bằng Đức Thánh Linh. Vả, trong những ngày đó, Đức Chúa Jêsus đến từ Na-xa-rét là thành xứ Ga-li-lê, và chịu Giăng làm phép báp-tem dưới sông Giô-đanh. Vừa khi lên khỏi nước, Ngài thấy các từng trời mở ra, và Đức Thánh Linh ngự xuống trên mình Ngài như chim bò câu. Lại có tiếng từ trên trời phán rằng: Ngươi là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đường. Tức thì Đức Thánh Linh giục Ngài đến nơi đồng vắng. Ngài ở nơi đồng vắng chịu quỉ Sa-tan cám dỗ bốn mươi ngày, ở chung với thú rừng, và có thiên sứ hầu việc Ngài. Sau khi Giăng bị tù, Đức Chúa Jêsus đến xứ Ga-li-lê, giảng Tin Lành của Đức Chúa Trời.
            Ba giọng nói nói cùng Chúa Jêsus chuẩn bị cho Ngài bắt đầu công tác mà vì đó Ngài ra đời. Thứ nhứt là giọng nói của người anh em bà con với Ngài — là Giăng Báptít. Giăng được sai phái bởi Đức Chúa Trời trong vai trò một tiên tri để sửa soạn dân chúng cho Đấng Mêsi. Chúa Jêsus đã nghe Giăng rao giảng. 
            Thứ hai, Ngài đã nghe giọng nói của Cha Ngài từ trên trời khi Ngài vừa ra khỏi nước của phép báptêm. Thứ ba, trong đồng vắng Ngài đã nghe những lời dối trá của kẻ cám dỗ. Gộp chung lại các sứ điệp nầy, chúng đẩy Chúa Jêsus bước vào chức vụ công khai — phần việc mà ai cũng nhìn biết Ngài là Đấng Mêsi vốn được mong đợi từ lâu.
            Việc rao giảng của Giăng rất năng động. Chẳng có một tiên tri nào trong xứ Israel 400 năm qua. Người Do thái đã trở về quê hương họ từ cuộc lưu đày, xây lại đền thờ, sau đó mở rộng và làm cho đền thờ được xinh đẹp hơn. Họ đã thiết lập các khuôn mẫu ứng xử và nghi thức tôn giáo chỉ ra lai lịch Do thái trong khi họ sống dưới sự chiếm đóng của các đạo quân dân Ngoại. Nhiều thế kỷ trông đợi được nghe từ Đức Chúa Trời đã kết thúc bởi giọng nói đầy quyền lực của một vị tiên tri thực, một người mà giọng nói và bề ngoài của ông đã gợi nhớ lại thẩm quyền làm phép lạ của chính mình Êli.
            Giăng đã kêu gọi ăn năn trong xứ Israel (nghi thức tôn giáo vẫn chưa phải là đủ) và kêu gọi nhiều tấm lòng phải sẵn sàng đối với Đấng hầu đến. Chúa Jêsus đã cảm động khi nghe giọng nói tiên tri đang mô tả chính mình Ngài (là Đấng sẽ đến với quyền phép lớn lao), và nhìn thấy nhiều đoàn dân đông tìm kiếm sự đổi mới của tấm lòng. Việc rao giảng của Giăng là một giọng nói đã sửa soạn Chúa Jêsus cho phần việc đặt ở trước mặt Ngài.
            Quan trọng hơn việc rao giảng của Giăng, Chúa Jêsus đã nghe thấy giọng nói của Cha Ngài đến từ trời. Phép báptêm của Chúa Jêsus là một hành động đồng hoá với hạng tội nhân khi họ đã ăn năn. Khi Ngài chịu phép báptêm, Ngài đã nghe: “Ngươi là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đường”. Câu nói: ‘Ngươi là Con yêu dấu của Ta’ đã được các vua Israel sử dụng trong dịp lễ đăng quang của họ và chuyển tải sự thực thẩm quyền bậc vua chúa của Chúa Jêsus ở đây. Nhưng quan trọng hơn, tôi nghĩ, là lời lẽ chấp nhận mật thiết và dịu dàng. Chúa Jêsus là Con yêu dấu của Cha Ngài ở trên trời, hiểu biết đầy trọn và được yêu thương vô điều kiện. Tuy nhiên, Ngài chưa ‘hoàn thành một việc gì quan trọng’ qua việc giảng đạo và chữa lành. Không bao lâu nữa, Ngài sẽ khởi sự công việc đó với sự bảo đảm chấp nhận của Cha Ngài. Có lẽ bối cảnh nầy có ý nghĩa đặc biệt cho những ai đã có mối quan hệ đau đớn với cha đời nầy của họ. Bởi đức tin chúng ta có thể nghe được những gì Chúa Jêsus đã nghe — rằng chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời và Ngài đẹp lòng với chúng ta.
            Giọng nói của Satan là giọng nói thứ ba nói với Chúa Jêsus trong những ngày trước khi Ngài bắt tay vào chức vụ. Chính ý muốn của Đức Chúa Trời, một yếu tố cần thiết cho sự sửa soạn của Ngài, mà Chúa Jêsus phải đi vào trong sa mạc rồi đối diện với kẻ thù. Mặc dầu câu chuyện của Mác rất vắn tắt, chúng ta biết từ các sách Tin Lành khác rằng Chúa Jêsus đã kiêng ăn trong bốn mươi ngày và bị cám dỗ bởi kẻ dối gạt khi Ngài đang ở vào điểm thấp nhất về phần xác thể. Ba cuộc đối đáp với ma quỉ đã bắt đầu với câu nói: “Nếu ngươi là Con của Đức Chúa Trời”. Giọng nói của Đức Chúa Trời từ trên trời quả quyết địa vị Con của Chúa Jêsus; kẻ cám dỗ đã chuyển nó thành một thắc mắc.
            Hơn nữa, Satan đã thúc giục Chúa Jêsus nhìn vào bản thân mình. “Nếu ngươi quan trọng như thế, hãy sử dụng địa vị của người để tự cứu lấy mình đi. Hãy nắm lấy những ân huệ mà ta hiến cho”. Ma quỉ nói, đây là tổn phí không cần trả giá, những lợi ích chẳng đòi phải chờ đợi hay tự chối bỏ mình. Chúa Jêsus rút tỉa sức lực từ Kinh thánh và trưng dẫn Lời của Đức Chúa Trời (Cha của Ngài) để chối bỏ những dâng hiến của ma quỉ. Trở về từ sa mạc, Chúa Jêsus đã bắt đầu chức vụ của Ngài với sự nhìn biết rằng Ngài sẽ đối diện với một kẻ thù rất xảo quyệt, không chút thương xót và chiến trận giữa họ chưa qua đâu.
            Công việc của Chúa Jêsus mở ra bằng cách lắng nghe. Ngài biết rõ rằng Ngài đã được sửa soạn (giọng nói của Giăng), rằng Ngài đã được yêu thương (giọng nói của Đức Chúa Cha) và rằng Ngài bị chống đối (giọng nói của Satan). Cái điều lưu ý có giá trị, ấy là chúng ta được kêu gọi đến với loại đời sống phục vụ dưới cùng những tình trạng ấy. 
            Thế thì, Chúa Jêsus đã nói gì vậy? Sách Tin Lành Giăng cho chúng ta biết về những ngày đầu tiên trong chức vụ của Chúa Jêsus sau khi Ngài trở về từ thời kỳ kiêng ăn, chịu cám dỗ trong đồng vắng đến địa điểm gần sông Giôđanh, nơi Giăng đang giảng đạo.
Giăng 1:35-39: Ngày mai, Giăng lại ở đó với hai môn đồ mình; nhìn Đức Chúa Jêsus đi ngang qua, bèn nói rằng: Kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời! Hai môn đồ nghe lời đó, bèn đi theo Đức Chúa Jêsus. Đức Chúa Jêsus vừa xây lại, thấy hai người đi theo mình, thì phán rằng: Các ngươi tìm chi? Thưa rằng: Ra-bi (nghĩa là Thầy), Thầy ở đâu? Ngài phán rằng: Hãy đến xem”.
            Giăng đã công nhận Chúa Jêsus là Đấng Mêsi với hai trong số các môn đồ của riêng ông. Họ đến gần Chúa Jêsus là Đấng khởi sự làm thay đổi thế giới bằng cách đưa ra một thắc mắc: “Các ngươi tìm chi?”
            Trong trường hợp nầy, thắc mắc ấy có thể được đọc như một cuộc trao đổi mở đầu bình thường giữa dân chúng là những người đến nhóm lại lần đầu tiên. Nhưng câu hỏi ấy còn sâu sắc hơn thế. Chúa Jêsus nắm bắt lấy những sự chúng ta khao khát. Ngài tiếp tục hỏi những người nam người nữ giống như chúng ta, chúng ta tìm chi trong cuộc sống!?! Một câu trả lời thành thực thường rất là khó — những mong muốn của chúng ta về sự thành tựu cao thượng đang ở trong cuộc chiến với những khát khao của chúng ta về những khoái lạc tội lỗi. Tôi muốn phục vụ Đức Chúa Trời ở mặt nầy và muốn được nuông chìu ở mặt kia. Câu hỏi nầy Chúa Jêsus đưa ra không những dẫn tới một mối quan hệ mới với Ngài, mà còn là một khám phá mới về bản thân chúng ta nữa. Bạn tìm chi vậy?
            Việc thứ hai ông nói với hai môn đồ nầy là “Hãy đến xem”. Một lần nữa, câu nầy có thể được đọc như một cuộc trao đổi bình thường về việc gửi gắm hay như một người chỉ vào một việc gì đó lớn lao hơn nhiều.
            Chúa Jêsus mời mọc tình bạn và sự khám phá. Một ngày sẽ đến khi Ngài kêu gọi những ngư phủ phải “bỏ lưới xuống mà theo ta”; khi Ngài sẽ phán: “Hãy vác lấy thập tự giá mà theo ta”. Nhưng các thách thức nầy không phải là chỗ Ngài khởi sự. Trước tiên, Ngài phán: “Hãy đến xem”.
            Các chương mở đầu của sách Tin Lành Giăng tập trung nhiều vào những cuộc đối đáp riêng tư hơn là giảng đạo cho các đoàn dân đông. Các phép lạ đầu tiên của Chúa Jêsus đã được thực hiện theo cách riêng. Các môn đồ đầu tiên của Ngài đã học biết về sự thông sáng của Chúa Jêsus về nhu cần của con người và tấm lòng hay thương xót của Ngài tại tiệc cưới ở thành Cana, một cuộc trao đổi với khách viếng ban đêm tại thành Jerusalem, và tại cái giếng trong thành Samari. “Hãy đến xem”. Mắt của họ được mở ra và đức tin của họ nơi Ngài được lớn lên. Đức tin nhịn nhục được xây dựng trên một kinh nghiệm gặp gỡ Chúa Jêsus không phải bằng những cú nhảy mù quáng hay trên lời nói của người khác. Những người nầy cần nhiều hơn là chứng cớ của Giăng và từng thế hệ tới sau cần phải ‘nhìn xem’ Đấng Christ cho bản thân mình chớ không chỉ thừa hưởng đức tin từ thế hệ lớn tuổi hơn.
            Chúa Jêsus khởi sự chức vụ công khai thích ứng với việc Giăng Báptít bị bắt — giảng đạo và chữa lành. Đã có một làn sóng phản ứng.
Mathiơ 4: 23-25: Đức Chúa Jêsus đi khắp xứ Ga-li-lê, dạy dỗ trong các nhà hội, giảng Tin Lành của nước Đức Chúa Trời và chữa lành mọi thứ tật bịnh trong dân. Vậy, danh tiếng Ngài đồn ra khắp cả xứ Sy-ri, người ta bèn đem cho Ngài mọi người đau ốm, hay là mắc bịnh nọ tật kia, những kẻ bị quỉ ám, điên cuồng, bại xuội, thì Ngài chữa cho họ được lành cả. Vả lại, từ xứ Ga-li-lê, xứ Đê-ca-bô-lơ, thành Giê-ru-sa-lem, xứ Giu-đê, cho đến xứ bên kia sông Giô-đanh, thiên hạ kéo nhau rất đông mà theo Ngài”.
            Chúa Jêsus không giống như bất kỳ vị giáo sư nào mà ai đó đã nghe họ giảng trước đó. Lời lẽ và hành động của Ngài dầm thấm với quyền phép.  Ngài đã chữa lành kẻ đau, ma quỉ bị trục xuất, người phung được lành, ngày sa-bát được giải phóng, tội lỗi được tha thứ, kẻ bị vít được tiếp đón, và giông bão bị bắt phục. Bất cứ đâu Chúa Jêsus đi đến, thế giới bèn thay đổi. Người ta ý thức được điều đó dù họ biết cách đáp ứng hay không biết, và ngày càng có nhiều người nữa chạy đến với Ngài.
            Những kẻ hoài nghi bị gạt qua một bên: “Để các ngươi biết rằng Con Người ở trên đất có quyền tha tội, Ngàn phán cùng kẻ bại rằng: ‘Hãy đứng dậy, hãy vác lấy giường ngươi mà đi về nhà”. Tội lỗi và bịnh tật bị trục xuất tùy theo mạng lịnh của Ngài. Chúa Jêsus xua tan bóng tối tăm tùy theo từng loại — Ngài nói rõ từ lúc ban đầu rằng Ngài đã đến đặng giải cứu nhân loại và quyền phép của Ngài tương xứng với công việc. Và vì các mục đích của chuyến hành trình EPIC qua Kinh thánh, chúng ta sẽ kết thúc phần nghiên cứu nầy tại điểm sau: với Chúa Jêsus trước mặt đám dân đông — thể hiện ra Đấng ngự đến làm thay đổi thế gian.
            Câu gốc sau cùng tập trung vào bức tranh nầy. 
Luca 4:16-21: Đức Chúa Jêsus đến thành Na-xa-rét, là nơi dưỡng dục Ngài. Theo thói quen, nhằm ngày Sa-bát, Ngài vào nhà hội, đứng dậy và đọc. Có người trao sách tiên tri Ê-sai cho Ngài, Ngài dở ra, gặp chỗ có chép rằng: Thần của Chúa ngự trên ta: Vì Ngài đã xức dầu cho ta đặng truyền Tin Lành cho kẻ nghèo; Ngài đã sai ta để rao cho kẻ bị cầm được tha, Kẻ mù được sáng, Kẻ bị hà hiếp được tự do; Và để đồn ra năm lành của Chúa. Đoạn, Ngài xếp sách, trả lại cho kẻ giúp việc, rồi ngồi xuống; mọi người trong nhà hội đều chăm chỉ ngó Ngài. Ngài bèn phán rằng: Hôm nay đã được ứng nghiệm lời Kinh Thánh mà các ngươi mới vừa nghe đó
            Đúng là một bối cảnh đầy kịch tính! Phân đoạn thật hay của sách Êsai được đọc lớn tiếng bởi giọng nói như truyền lịnh của Đấng Cứu Thế — mọi mắt đều hướng về Ngài. Giải cứu, tự do, mặc khải, và sự trông cậy là những lẽ đạo làm rung động tấm lòng. Thế rồi phần gây ấn tượng nhất là đây — “hôm nay đã được ứng nghiệm Lời Kinh thánh mà các ngươi mới vừa nghe đó”. Năm ân điển của Đức GIÊHÔVA là năm trông cậy của từng thế hệ và dường như nó biến mất tăm đi. Nhưng trong Đấng Christ mọi sự đà thay đổi — hôm nay kỷ nguyên ân điển của Đức Chúa Trời đã bắt đầu.
            ‘Hôm nay’ vào ngày sa-bát trong xứ Galilê và ‘hôm nay’ cũng dành cho chúng ta nữa. Có một gánh nặng bạn đã mang quá lâu đến nỗi bạn không thể xây qua Đấng Christ  — hôm nay chăng? Có phải bạn đang lẫn trốn đàng sau trận tuyến giả có thể bị dở bỏ — hôm nay chăng? Có một vực sâu thạnh nộ giữa bạn và người yêu có thể được kết nối lại bằng sự tha thứ — hôm nay không?
            Nguyện chúng ta bị bắt phục bởi lời tuyên bố phi thường của Chúa Jêsus:
            “Vì Ngài đã xức dầu cho ta đặng truyền Tin Lành cho kẻ nghèo; Ngài đã sai ta để rao cho kẻ bị cầm được tha, Kẻ mù được sáng, Kẻ bị hà hiếp được tự do; Và để đồn ra năm lành của Chúa”.
            Hôm nay đã được ứng nghiệm lời Kinh Thánh mà bạn mới vừa nghe đó.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét