Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013

Đức Chúa Trời Ở Cùng Chúng Ta



ĐẤNG CỨU THẾ XUẤT HIỆN:
ĐỨC CHÚA TRỜI Ở CÙNG CHÚNG TA
            Chúng ta đang dõi theo EPIC, Câu chuyện đáng kinh ngạc nói tới Đức Chúa Trời và Thế gian, và giờ đây đã đến với sự giáng sinh của Đấng Mêsi. Các lời hứa của Đức Chúa Trời với Ápraham đã khởi sự một thời kỳ 2000 năm chờ đợi một con trai của Ápraham là Đấng sẽ giải cứu một dòng giống nhân loại tan vỡ và bị hư mất. Chúa Jêsus đã ra đời “đúng kỳ” (Galati 4:4) — khi Đức Chúa Trời quyết định can thiệp vào các chu kỳ lặp đi lặp lại mọi thất bại của con người trong một phương thức thật đặc biệt. Sau một thời gian dài trông đợi, Chúa Jêsus được giới thiệu với sự thiếu vắng nét phô trương. Nhưng Ngài là một loại Cứu Chúa thật khác biệt. 
            Có bốn phần tường thuật về Chúa Jêsus bắt đầu Giao Ước Mới — Mathiơ, Mác, Luca, và Giăng. Mỗi người trong số họ thuật lại câu chuyện nói tới cuộc đời của Chúa Jêsus: sự dạy dỗ, các phép lạ, những mối quan hệ, và sau cùng sự chết và sự sống lại của Ngài. Trong sáu tuần lễ, chúng ta sẽ tìm thấy mình trong các phân đoạn Kinh thánh nầy, khởi sự với việc xem xét sự giáng sinh của Ngài trong sứ điệp nầy. Ba trong bốn sách Tin Lành có một số tham khảo đến sự giáng sinh của Chúa Jêsus. Tin Lành Mác không nói tới. 
            Chúng ta hãy xem xét những câu đầu tiên trong Mathiơ, Luca, và Giăng. 
Mathiơ 1:1: Gia phổ Đức Chúa Jêsus Christ, con cháu Đa-vít và con cháu Áp-ra-ham.
Luca 1:3-4: tôi cũng tưởng nên theo thứ tự viết mà tỏ ra cho ôngđể ông biết những điều mình đã học là chắc chắn”.
            Giăng nhắm vào lịch sử trong phần mở đầu câu chuyện của mình.
Giăng 1:1, 14:Ngôi Lời là Đức Chúa TrờiNgôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta”
            Thiếu đi những ngọn đèn sáng láng và âm nhạc vang dội, chúng ta phải cẩn thận đối với những gì thuật lại cho chúng ta biết khi đọc phần giới thiệu Chúa Jêsus. Chúng ta sẽ mở ra trước tiên ở Mathiơ. Bảng gia phổ được ghi lại với một mục đích. Chúng ta để ý thấy rằng bản tường trình là bất toàn (thiếu sót một số thế hệ) và những gì chúng ta đang có được sắp đặt trong một kiểu mẫu (3 nhóm trong 14 thế hệ theo Mathiơ). Việc sắp nhóm nầy kêu gọi chú ý tới Ápraham và David là tổ tiên của Chúa Jêsus.
            Tại sao họ lại đặc biệt đến thế chứ?
            Thứ nhứt, Cứu Chúa phải là một dòng dõi của Ápraham, vì ông là một phần của câu chuyện thật dài kia. Đức Chúa Trời đã hứa với vị tộc trưởng xưa kia rằng dòng dõi của ông sẽ đem lại ơn cứu rỗi cho thế gian và Đức Chúa Trời giữ mọi lời hứa của Ngài. Tuy nhiên, dân giao ước cho thấy họ đáng thất vọng là dường nào, Đức Chúa Trời luôn giữ lấy sự thành tín. Chúa Jêsus là ‘dòng dõi của Ápraham’ (Galati 3:16) Ngài làm phu phỉ lời hứa lâu đời kia.
            Thêm nữa, những tham khảo đến Ápraham chỉ ra gia đình. Đức tin nơi Đấng Christ khiến cho từng người trở nên con cái của Ápraham và vì lẽ đó là anh chị em với nhau. Thứ hai, dòng dõi của Chúa Jêsus xác nhận Ngài là Vua. Nhưng Ngài là một vị vua không giống như các vua thất bại trước Ngài — một vị vua quân chủ sẽ thiết lập sự công bình và tôn vinh người công nghĩa. Việc Ngài ngồi lên ngôi của David chỉ là phần mở đầu mà thôi. Vua của Israel trở thành Vua các vua, như thế vẫn chưa phải là đủ đâu — Cũng vì đó nên Đức Chúa Trời đã đem Ngài lên rất cao, và ban cho Ngài danh trên hết mọi danh, hầu cho nghe đến danh Đức Chúa Jêsus, mọi đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới đất, thảy đều quì xuống, và mọi lưỡi thảy đều xưng Jêsus Christ là Chúa, mà tôn vinh Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha (Philíp 2:9-11).
            Gia phổ của Mathiơ, làm nổi bật lên Ápraham và David, cung ứng cho chúng ta lý do để hy vọng nhiều việc lớn lao và đáng kinh ngạc sẽ theo sau. Nhưng chúng ta cũng có thể để ý thấy việc thiếu quan tâm trong lịch sử thế tục. Mathiơ cẩn thận ghi lại tên tuổi của nhiều người nam người nữ mơ hồ, nhưng ông chẳng quan tâm mấy đến sự dấy lên và sụp đổ của các đế quốc. Chẳng có một tham khảo nào nói tới các kim tự tháp vĩ đại, tới bộ luật Hammurabi, tới sức mạnh hải quân của Phoenicia, tới oai nghi rực rỡ của Babylôn, không nhắc tới các thành thị xa xôi của Đồng Bằng Indus hay các triều đại của Trung Hoa. Đúng kỳ, Đức Chúa Trời bèn sai Con của Ngài đến — một khoảnh khắc trong lịch sử được đánh giá bằng tình trạng của dân sự Đức Chúa Trời, chớ không phải bằng thế lực của đời nầy.
Mathiơ 1:4b-6a: Na-ách-son sanh Sanh-môn. Sanh-môn bởi Ra-háp sanh Bô-ô. Bô-ô bởi Ru-tơ sanh Ô-bết. Ô-bết sanh Gie-sê; Gie-sê sanh vua Đa-vít”.
            Vậy thì, Ôbết là ai chứ? Ông là một nông dân sống trong một thị trấn vô nghĩa, như cha ông đã sống vậy. Bà và mẹ của ông cả hai đều là dân Ngoại. Tuy nhiên, đời sống của ông đã được ghi lại trong Kinh thánh, được ghi nhớ và tán thưởng cho đến cõi đời đời. Ramses II, vị Pharaôn vĩ đại của xứ Aicập, với cung điện bằng vàng và quân đội mạnh mẽ của ông, ông là người đồng thời với Ôbết, lại chẳng được ghi nhớ chi hết.
            Có ai để ý tới món gì có trong nhà để xe 6 tháng hay 2 năm qua đâu? Có ai để ý đến địa vị chính trị nào khoảng một năm hay mười năm qua đâu? Ngược lại, chúng ta dám chắc rằng những gì Đức Chúa Trời đang hoàn thành trong các cộng đồng đức tin là quan trọng cho đến đời đời, dù dường như là khiêm hạ trong một khoảnh khắc nào đó.
            Chúa Jêsus đã phán rằng một bà goá nghèo khổ kia đã bỏ hai đồng xu và hộp tiền dâng đã dâng nhiều hơn số tiền lớn mà người giàu nọ đã dâng. Chúa Jêsus phán rằng một cuộc viếng thăm tù nhân cô độc thì giống như thể là một cuộc thăm viếng đối với Ngài. 
            Tôi lãnh hội triễn vọng về cuộc sống khi lần đầu tiên tôi là một Cơ đốc nhân — “Đời nầy rồi sẽ qua đi, nhưng chỉ những gì được làm cho Đấng Christ mới còn mãi mà thôi”. Bảng gia phổ của Mathiơ nhấn mạnh lẽ thật nầy.
            Luca cũng viết về sự giáng sinh và thời thơ ấu của Chúa Jêsus. Nếu Mathiơ bắt đầu với một bảng gia phổ, Luca cung ứng cho chúng ta một câu nói chỉ ra mục đích của hàng sử gia.
Luca 1:1-4: Hỡi Thê-ô-phi-lơ quí nhân, vì có nhiều kẻ dốc lòng chép sử về những sự đã làm nên trong chúng ta, theo như các người chứng kiến từ lúc ban đầu và trở nên người giảng đạo đã truyền lại cho chúng ta, vậy, sau khi đã xét kỹ càng từ đầu mọi sự ấy, tôi cũng tưởng nên theo thứ tự viết mà tỏ ra cho ông, để ông biết những điều mình đã học là chắc chắn.
            Phân đoạn mở đầu nầy không loè loẹt giống như bảng danh sách những lần “sanh” của Mathiơ. Nhưng quan trọng ở chỗ nó bàn về sự đáng tin cậy. Từ những ngày đầu sớm sủa của hội thánh cho đến hiện tại, đã có những câu chuyện không đúng nói tới cuộc đời và mục đích của Chúa Jêsus. Chúa Jêsus đôi khi được mô tả là một nhân vật thanh tao đang vẫy tay chào những người nào sống ‘thuộc linh song chẳng phải là tôn giáo’. Ngài bị kể là một nhà cách mạng theo kiểu Mác-xít, một nhà hoạt động kiểu Trà Đàm, một nhà trị liệu, một nhân vật chuyên kể chuyện đồng quê, hay một siêu anh hùng.
            Phân đoạn mở đầu của Luca chỉ cho chúng ta thấy từ chỗ suy đoán về Chúa Jêsus đối với phần lịch sử đáng tin cậy và cẩn trọng được viết ra dưới sự cảm thúc của Đức Thánh Linh. Vì vậy, với sự tin cậy, chúng ta cần phải trở thành hạng học viên sốt sắng mong nghe biết sự thực về Chúa Jêsus trong Kinh thánh.
            Những câu mở đầu của Mathiơ nhắc cho chúng ta nhớ đến vị trí của Chúa Jêsus trong lịch sử của Israel. Những câu mở đầu của Luca cung ứng cho chúng ta những lý do đáng tin tưởng trong bản tường trình Kinh thánh nói tới câu chuyện của Đấng Cứu Thế. Khi qua khỏi phần giới thiệu, Luca 1-3 ghi lại câu chuyện dài nhất nói tới sự giáng sinh của Chúa Jêsus. Và giọng nói của những nhân vật được nghe thấy trong phân đoạn Kinh thánh nầy vừa là các thiên sứ hay (một lần nữa) những người nam người nữ tầm thường. Xachari, Mary, Êlisabết, mấy gã chăn chiên, và Simêôn — hết thảy đều tầm thương — đã nắn đúc sự hiểu biết của chúng ta về sự hoá thân thành nhục thể và kinh nghiệm của chúng ta là những người thờ phượng.
            Có lẽ có một bài học ở đây. Nếu câu chuyện của Chúa Jêsus cung ứng cho hạng người tầm thường một cơ hội để thốt ra sự cao trọng của Đức Chúa Trời tại ngay phần mở đầu của nó, chúng ta cũng phải mong mỏi bài học đó cũng phải làm y như vậy. Tôi nghĩ câu chuyện của Luca cho thấy rằng có các môn đồ tầm thường trong thời buổi và kỷ nguyên của chúng ta, họ sẽ vui vẻ nói ra những lần họ gặp gỡ với Chúa. 
            Sau cùng, sách Tin Lành Giăng cũng đưa ra những tham khảo cho phần khởi sự làm người của Chúa Jêsus. Gánh nặng của Giăng vốn khác biệt với sự Mathiơ quan tâm về lịch sử hay tính cách đáng tin của Luca. Ông viết về tình yêu thương vô hạn của Đức Chúa Trời là Đấng bước từ cõi đời đời vào cõi thời gian và từ bỏ đặc ân thiêng liêng để trở thành con người.
Giăng 1:1-14:Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời. Ban đầu Ngài ở cùng Đức Chúa Trời. . . . Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con một đến từ nơi Cha”.
            Trong sách Philíp, Phaolô viết: Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người (Philíp 2:6-7). Ngài từ bỏ mọi sự để trở thành con người: để trở thành một tôi tớ, một tù phạm, và một của lễ. 
            Sách Truyền đạo nhận xét rằng chẳng có gì mới ở dưới mặt trời. Cuộc sống luôn luôn kết thúc bằng sự chết. Hy vọng luôn luôn tụt xuống thành buồn rầu. Các tiên tri của Đức Chúa Trời chẳng làm chi được trước sự bướng bỉnh kéo dài của dân sự Ngài. Và vì thế, Đức Chúa Trời đã kiên quyết hành động bằng cách chính mình phải trở thành con người. Sự giáng sinh của Chúa Jêsus vốn có một không hai, một việc mới mẻ ở dưới mặt trời, một việc kỳ diệu không tưởng được — Chúng ta đã nhìn thấy sự vinh hiển của Ngài, sự vinh hiển của Đấng có một, là Đấng ra từ nơi Cha, đầy ơn và lẽ thật.
            Cho phép tôi đưa ra thêm một lưu ý nữa. Sách Hêbơrơ chỉ ra Đấng Christ hoá thân thành nhục thể là thầy tế lễ thượng phẩm và mô tả sự cứu giúp khả thi cho hạng tội nhân: Vả, vì chính mình Ngài chịu khổ trong khi bị cám dỗ, nên có thể cứu những kẻ bị cám dỗ vậy (Hêbơrơ 2:18).
            Chúng ta cần sự cứu giúp khi chúng ta đối diện với những nổi khát khao mạnh mẽ hay sợ hãi. Thật là quan trọng khi nhìn biết rằng Chúa Jêsus vốn hiểu rõ năng lực của sự cám dỗ và Ngài không phẫn nộ khi chúng ta nói với Ngài về thất bại cứ lặp đi lặp lại hoài. Chuyến hành trình làm người của Ngài cung ứng cho Ngài sự hiểu biết bên trong về nhu cần sự cứu giúp của chúng ta. Vì chúng ta không có thầy tế lễ thượng phẩm chẳng có thể cảm thương sự yếu đuối chúng ta, bèn có một thầy tế lễ bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội. Vậy, chúng ta hãy vững lòng đến gần ngôi ơn phước, hầu cho được thương xót và tìm được ơn để giúp chúng ta trong thì giờ có cần dùng (Hêbơrơ 4:15-16).
            Tôi muốn kết luận phần xem xét nầy về sự ra đời của Chúa Jêsus (Emanuên, Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta) bằng cách đọc câu chuyện nói tới kinh nghiệm của Anne trong sách Luca.
Luca 2:36-38: Lại có bà tiên tri An-ne, con gái của Pha-nu-ên, về chi phái A-se, đã cao tuổi lắm. Từ lúc còn đồng trinh đã ở với chồng được bảy năm; rồi thì ở góa. Bấy giờ đã tám mươi bốn tuổi, chẳng hề ra khỏi đền thờ, cứ đêm ngày hầu việc Đức Chúa Trời, kiêng ăn và cầu nguyện. Một lúc ấy, người cũng thình lình đến đó, ngợi khen Đức Chúa Trời, và nói chuyện về con trẻ với mọi người trông đợi sự giải cứu của thành Giê-ru-sa-lem.
            Giống như bao người khác trong câu chuyện của Luca, Anne là một người tầm thường đã đưa ra một giọng nói. Bà được mô tả rất ít ỏi — chồng bà đã mất, tuổi thanh xuân của bà đã qua lâu rồi. Bà sống một mình và chẳng có gì xuất sắc trong kinh nghiệm hàng ngày của bà. Tuy nhiên, một ngày kia, bà được phép đón nhận câu trả lời cho mọi lời cầu nguyện của bà, một cuộc gặp gỡ có ba chặng. Thứ nhứt, bà trông mong Chúa Jêsus. Thứ hai, bà dâng lên Đức Chúa Trời những lời cảm tạ và sau cùng bà nói về Chúa cho nhiều người khác biết. Sự lựa chọn của Anne ở đây có thể được xem như một khuôn mẫu rất hữu ích.
            Nguyện bà góp phần như sự cảm thúc cho chúng ta khi thờ lạy Chúa Jêsus, kéo đến gần, dâng lên lời cảm tạ, và làm cho ai nầy đều nhìn biết lẽ thật của Ngài.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét