Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

KHỦNG HOẢNG LƯƠNG THỰC TOÀN CẦU ĐANG BÁO ĐỘNG?


(Dịch từ tạp chí The Good News (ISSN: 1086-9514) được phát hành bởi The United Church of God, an International Association, 555 Technecenter Dr., Milford, OH 45150)
KHỦNG HOẢNG LƯƠNG THỰC TOÀN CẦU ĐANG BÁO ĐỘNG?
Tác giả: Becky Sweat
Bạn đã nhìn thấy sự tăng giá thực phẩm mới đây, và trước mắt là không có điểm dừng nào hết. Có phải chúng ta đang nhìn thấy phần khởi đầu của tình trạng thiếu hụt lương thực? Điều gì nằm ở đàng sau xu hướng nầy, va nó sẽ dẫn tới đâu?
Thực phẩm. Đối với phần nhiều người chúng ta thì đây là một điều tất nhiên – cho thấy khi chúng ta bước vào bất kỳ cửa hàng rau quả hay nhà hàng nào rồi mua thứ gì cơ bản chúng ta muốn ăn và dường như chúng ta có đủ thứ thực phẩm không dứt với số lượng không hạn chế phải lựa chọn lấy.
Thế nhưng điều đó đang thay đổi đấy. Chỉ cần liếc nhìn vào hóa đơn của cửa hàng rau quả. Phần nhiều người trong chúng ta không thể có khả năng mua bất cứ thứ gì chúng ta cần, hoặc nhiều như chúng ta muốn. Giá cả thực phẩm đang tăng vòn vọt! Giá cả trái cây và rau quả, sửa, cà phê, đường và thịt bò hết thảy đều đạt tới mức cao nhất.
Tờ Wall Street ghi lại: “Giá cả thực phẩm đang tăng nhanh hơn cả lạm phát. Bảng liệt kê giá cả tiêu thụ cho các khoản thực phẩm thiếu hụt và năng lượng đã tăng hơn 0,8%/năm đến tháng Chín, thấp nhất lần tăng vọt 12 tháng kể từ tháng Ba năm 1961, Văn Phòng Thống Kê Lao Động [the Bureau of Labor Statistics] cho biết. Giá thực phẩm tăng 1,4%" (Julie Jargon and Ilan Brat, "Food Sellers Grit Teeth, Raise Prices," Nov. 4, 2010, emphasis added throughout).
Lạm phát thực phẩm gây khó khăn cho nhiều gia đình
Nhiều người tin rằng giá lạm phát thực phẩm thậm chí còn cao hơn năm sắp tới nữa. Vào tháng 11, Tổ Chức Lương Nông của Liên Hiệp Quốc [the United Nations' Food and Agriculture Organization (FAO)] đã phát ra một báo cáo tiên đoán giá cả thực phẩm sẽ lên từ 10 đến 20% vào năm 2011 và cảnh báo thế giới nên sửa soạn cho "thời điểm khó khăn ở trước mặt" trừ phi sản xuất của các vụ mùa thực phẩm chính gia tăng đáng kể.
Báo cáo của tổ chức FAO cho thấy mức dự trữ gạo thế giới giảm 7,2% vào năm 2010, với lúa gạo giảm đến 35%, bắp 12%, và lúa mì 10%.Sự giảm sút phù hợp với các vụ mùa thất thu. Đáng thất vọng nhất là vụ mùa lúa mì của người Nga, thấp hơn 1/3 mong đợi và đã khiến cho nước Nga — nước xuất khẩu lúa gạo lớn thứ tư trên thế giới — phải chịu ngưng xuất khẫu lúa gạo. Những sút giảm cung cấp như thế nầy đã khiến cho giá gạo phải bùng lên.
Với sự leo thang giá gạo, một vài xí nghiệp thực phẩm, bao gồm Kraft Foods, Sara Lee và General Mills, mới đây đã tuyên bố và bổ sung giá tăng đột xuất các dòng sản phẩm của họ. Một vài siêu thị và dây chuyền thức ăn nhanh của Mỹ, kể cả Safeway, Kroger và McDonald's, đã tuyên bố rằng họ đang tính chuyển giá cả cao hơn như thế nầy sang cho khách hàng.
Tuy nhiên, không những thực phẩm ngày càng đắt đỏ, mà trong những năm gần đây nhiều người Mỹ đã kinh nghiệm thiếu hụt các loại thực phẩm nhất định lần đầu tiên trong cuộc sống của họ. Thí dụ, hầu hết năm 2010 gần như khó tìm thấy bí ngô đóng hộp bán ở Hoa kỳ thích ứng với mưa lớn và lũ lụt làm hư hại mùa bí ngô của nhà cung cấp lớn nhất trong xứ.
Gạo đã rơi vào chỗ thiếu cung cấp vào năm 2008, đã thúc giục những nhà bán lẽ lớn như Walmart và Costco phải hạn chế các túi gạo bán cho khách hàng. Cũng trong năm 2008, những nhà bán lẽ chính ở Nữu Ước đã hạn chế mua bột, đường và dầu ăn, khi cầu vượt xa cung. Nhiều chuyên gia nông nghiệp tin những thiếu hụt nầy là những điều báo trước càng thiếu hụt trầm trọng hơn về thực phẩm trong các năm tới.
Đói kinh niên
Tất nhiên, xuyên suốt lịch sử thế giới, thiếu hụt thực phẩm chưa phải là điều tất nhiên. Theo tổ chức FAO, hơn 1 tỉ người, hay 15% dân số thế giới, đang gánh chịu nạn đói kinh niên và thiếu dinh dưỡng — một là vì họ không thể có được một khoản thực đơn hay thực phẩm lành mạnh vì nơi họ sinh sống không sẵn có. Số người đang chịu đói trên thế giới đã tăng nhanh trong nhiều năm gần đây, lên từ 825 triệu người vào giữa thập niên 1990, và đang tiếp tục tăng nhanh.
Gần như hầu hết người thiếu dinh dưỡng đều sống trong các quốc gia đang phát triển. Tổ chức FAO và Chương Trình Thực Phẩm Thế Giới [World Food Programme] ước lượng 642 triệu người ở Á châu và Thái bình dương phải chịu đói kinh niên, 265 triệu người Châu Phi khu vực hạ Sahara, 53 triệu người ở châu Mỹ Latinh và vùng Caribbe, 42 triệu người ở Cận Đông và Bắc Phi, và 15 triệu người ở các quốc gia đang phát triển.
Giá cả thực phẩm gia tăng khắp nơi trên thế giới, trong khi thách thức con người sống trong các quốc gia công nghệ cao, đặc biệt rất gay go cho những ai sống trong những nước nghèo.
"Khi giá thực phẩm tăng vọt, số người có thu nhập thấp trong thế giới đang phát triển họ sẽ bị động nhiều nhất, khi phần thực phẩm trong toàn bộ tiêu dùng của họ cao hơn phần thực phẩm của số dân cư giàu có" Dan Gustafson lưu ý, ông là Giám đốc của văn phòng liên lạc tổ chức FAO tại Washington, D.C.
Thực phẩm tương ứng khoảng 10 đến 20% người tiêu thụ sử dụng trong các quốc gia công nghệ cao, nhiều bằng 60 đến 80% trong các quốc gia phát triển, theo FAO. Thí dụ như, khi giá một túi gạo lên 20%, phí phụ giá sẽ chiếm một phần lớn thu nhập của một hộ tính theo hộ ở Bangladesh nhiều hơn phụ phí cho một hộ gia đình ở Canada.
Đáng ngại thay, hoàn cảnh trông không như sẽ cải thiện cho một tương lai gần. Gustafson cảnh báo: "Chúng ta không gia tăng đủ thực phẩm, và quá nhiều mùa màng của chúng ta đang thất thu hay đang có những cánh đồng đầy thất vọng, vì thế chúng ta sẽ không có dự trữ thực phẩm nhiều cho được. Tuy nhiên, cùng thời điểm ấy, nhu cần về thực phẩm đang gia tăng".
Nhiều mối quan tâm càng sâu sắc thêm khi nhìn vào bức tranh có thời hạn lâu dài. Với số dân cư của thế giới sẽ lên tới 9 tỉ người vào năm 2050, nhu cần về thực phẩm sẽ tăng vọt đến 110%, theo Julian Cribb, giáo sư Đại học đường Technology ở Sydney, nước Úc, và là tác giả của quyển The Coming Famine [Nạn Đói Sắp Đến] in vào năm 2010..
Ông tin các thiếu hụt thực phẩm trầm trọng là điều khó tránh được, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển và "các thành phố lớn có hàng triệu dân cư", ở đó hầu hết dân số gia tăng đang diễn ra. Những nước giàu sẽ bị va chạm chủ yếu với thiếu hụt thực phẩm và giá cả tăng vọt (khan hiếm thực phẩm gây ra lạm phát nơi giá cả thực phẩm). Tuy nhiên, ở các nước nghèo, sự thiếu hụt ấy sẽ gây ra con số người bị đói kém nhiều hơn.
Nhưng cho dù các khu vực không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nạn đói, đói sẽ trở thành một nan đề cấp thế giới, theo Giáo sư Cribb. Sở dĩ như thế là vì các vấn đề phụ thuộc sẽ tăng lên. Ông viết: "Những thiếu hụt về thực phẩm, đất đai và nước sạch sẽ đẻ ra chiến tranh, bất ổn về chính trị, và số đông dân chúng tị nạn chạy đến định cư từ các khu vực tệ hại bị ảnh hưởng nhiều nhất".
"Ngay cả những địa điểm thuộc vùng sâu vùng xa có thể đối mặt với làn sóng tị nạn có thể lên tới cả chục triệu người, đe dọa sự thay đổi quan trọng trong xã hội. Các nhà cầm quyền trên nhiều quốc gia có thể sụp đổ dưới sự ồ ạt người ta đang trốn chạy khỏi các vùng thảm họa. Từng quốc gia sẽ đối mặt với viện trợ nặng nề hơn và các gánh nặng về thuế khóa và thực phẩm gia tăng như một kết quả" (The Coming Famine, p. 147).
Những lời tiên tri về nạn đói trong Kinh thánh
Chắc chắn nhân loại đã đối mặt với những lần thiếu hụt thực phẩm xuyên suốt lịch sử. Nhưng hầu hết đều ngắn ngủi và có một kết thúc rõ ràng trước mắt. Tuy nhiên, khủng hoảng về lương thực mà chúng ta đang dối diện với trong lúc bây giờ thì lại khác xa. Trước đây chưa hề có hơn 1 tỉ người bị đe dọa với nạn đói và thiếu dinh dưỡng bao giờ. Trước đây chưa hề có thiếu hụt thực phẩm là một mối bận tâm cho cả thế giới đâu.
Trong lời tiên tri của Ngài về thời kỳ tận thế được đưa ra rất ngắn gọn trước sự chết và sự phục sinh của Ngài, Chúa Jêsus nói với các môn đồ Ngài rằng nạn đói sẽ là một trong những dấu hiệu nói tới kỳ tận thế của kỷ nguyên nầy (Mathiơ 24:7). Thiếu hụt thực phẩm, cùng với chiến tranh, dịch lệ, và các tai vạ thiên nhiên khác, sẽ leo thang trước lần đến thứ hai của Ngài. Lời cảnh cáo nầy được ghi lại ở Mác 13:8Luca 21:11.
Có lẽ nhiều cuộc chiến tranh trong thời kỳ nầy sẽ nhắm vào các nguồn cung cấp thực phẩm, và bịnh tật sẽ lan rộng thích ứng với tình trạng thiếu dinh dưỡng. Có lẽ điều đó cũng nói tới các tai họa thiên nhiên đã được nói trước, chúng sẽ đem lại nhiều thiếu hụt về mặt nông nghiệp.
Tất nhiên, nạn đói phát sinh không những từ thiên nhiên gây ra mà còn từ những chính sách sai trái của nhà cầm quyền. Trong thế kỷ qua, nổ lực của nhà lãnh đạo Liên sô là Joseph Stalin muốn chiếm lấy vùng đất nông nghiệp của người Ukrain đã kết quả khoảng 4 triệu nông dân phải chết mất (The Sunday Times, Nov. 13, 2009). Và theo Kinh thánh, nhiều việc sẽ rơi vào chỗ tồi tệ nhất trong các năm sắp tới.
Nạn đói có mặt giữa vòng những điều xảy ra khủng khiếp trong kỳ tận thế được thể hiện qua bốn người cỡi ngựa trong sách Khải huyền, là điều được mô tả ở Khải huyền 6. Con ngựa thứ ba và người cỡi nó, được mô tả ở các câu 5-6, tiêu biểu cho nạn đói và các tình trạng kinh tế khắc nghiệt: "Khi Chiên Con mở ấn thứ ba, tôi nghe con sanh vật thứ ba nói: Hãy đến! Tôi nhìn xem, thấy một con ngựa ô. Kẻ ngồi trên ngựa tay cầm cái cân. Tôi lại nghe ở giữa bốn con sanh vật như có tiếng nói rằng: Một đấu lúa mì bán một đơ-ni-ê, ba đấu mạch nha bán một đơ-ni-ê, còn dầu và rượu chớ động đến".
Vào thời điểm mấy câu nầy được viết ra, một đơniê là tiền công trung bình người lao động nhận được cho một ngày làm việc. Quyển The Expositor's Bible Commentary nói như sau về phân đoạn nầy: "Số [tiền] nầy chi ra giá thực phẩm khoảng 12 lần cao hơn bình thường ... và ám chỉ tình trạng lạm phát và tình trạng đói kém ... Một đấu lúa mì sẽ cung ứng thức ăn một ngày cho một người trung bình. Mạch nha do người nghèo sử dụng để trộn với lúa mì". Phần dặn dò chớ đụng đến dầu hay rượu ám chỉ rằng chúng cũng sẽ ở trong tình trạng khan hiếm.
Lời tiên tri nầy nói trước một thời kỳ khi con người chỉ nên nhắm vào điều chi là cần thiết —chỉ để tồn tại mà thôi. Đây sẽ là một thời kỳ đói kém nặng nề không giống như nạn đói nào ở quá khứ và cả toàn cầu trong cái chạm của nó.
Chúng ta đang ở gần với nạn đói trong kỳ tận thế toàn bộ như thế nầy là dường nào. Chúng ta có thể đang chứng kiến những khởi đầu của một cuộc thiếu hụt thực phẩm ngày càng tăng trong lúc bây giờ. Ít nhất là chúng ta đang nhìn thấy những thiếu hụt về thực phẩm đang gia tăng thật gắt gao, y như Chúa Jêsus đã nói trước từ lâu trong lời tiên tri nầy.
Các đe dọa chính cho nguồn cung cấp lương thực thế giới
Không những chúng ta có lời tiên tri trong Kinh thánh nói tới sự thiếu hụt lương thực, mà chúng ta còn nhìn thấy nhiều yếu tố khác nhau đang bày biện ra trong thế giới chung quanh chúng ta, mỗi yếu tố đều chỉ thẳng vào tình trạng khan hiếm lương thực trên toàn cầu. Điều đó chỉ ra rằng một vài yếu tố nầy phát sinh từ các nhà cầm quyền cùng những chính sách đang gây trở ngại với sản phẩm và sự phân phối, làm méo mó thị trường và chối bỏ con người các quyền tự do kinh tế có thể ngăn ngừa hay làm giảm bớt một số nan đề nầy. Với điều đó trong trí, một số lời đe dọa to lớn nhất cho nguồn cung cấp lương thực thế giới là:
Dân số quá tải. Trong mấy năm gần đây, dân số thế giới đã gia tăng gần 1,3%/năm. Đấy là tỉ lệ thấp hơn tính từ cao điểm xảy ra cách đây mấy thập niên (2,1%/năm vào các năm 1965-1970). Tuy nhiên, một khi tỉ lệ tăng trưởng nầy nhắm vào cơ sở dân số đông hơn nhiều, con số tuyệt đối của người mới mỗi năm (90 triệu) đang ở tầm cao của mọi thời đại, theo thống kê của World Bank [Ngân hàng Thế giới]. Đại đa số sự tăng trưởng dân cư trên thế giới — khoảng 90% — đều ở trong các quốc gia đang phát triển.
Theo quyển The Coming Famine, Cribb trưng dẫn nhà khoa họa nông nghiệp Derek Tribe: "Nếu không còn tiếp tục kiểm tra, sự tăng trưởng theo số mũ — dù ở tỉ lệ giảm — sẽ có tai họa cho hành tinh Địa Cầu. Các tài nguyên hạn chế như nước, đất, thực vật, rừng, thú vật, năng lượng và khoáng sản, trên đó toàn thể nhân loại đang nương vào, chắc chắn sẽ bị hủy diệt, sút giảm, tiêu tán hay đã được sử dụng hết" (p. 154).
Nhiều nhà khoa học đang vang tiếng cùng một lời cảnh báo — rằng địa cầu của chúng ta sẽ không thể chịu nổi một dân số con người tăng vô hạn định, đặc biệt chiếu theo thực đơn kiểu Tây phương. Và khi thị trường tự do của nhà nước xen vào sẽ có sự điều tiết thích nghi cho số dân cư lớn lao hơn, đấy không phải là cách thức của thế giới.
Nhu cầu tiêu thụ. Nhu cầu tiêu thụ thịt đang tăng lên trên toàn cầu, đặc biệt ở các nền kinh tế đang nổi lên ở Trung hoa, Ấn độ và Brazil. Gustafson lưu ý: "Thu nhập của họ tăng lên, và giờ đây họ có thể sử dụng 'thực đơn Tây phương', nghĩa là ăn nhiều thịt"
Trong 30 năm qua, lượng tiếp thu thịt hàng năm của Trung hoa gấp bốn lần 109 cân cho một người, trong khi lượng tiêu thụ thịt tính theo đầu người của Brazil đã gấp đôi 197 cân/năm lượng tiêu thụ thịt tính theo đầu người cũng gia tăng ở Hoa kỳ, từ 234 cân/năm vào năm 1980 đến 273 cân ngày nay, theo USDA.
Gustafson giải thích: "Sự gia tăng chế độ ăn uống nầy đòi hỏi gạo nhiều chất lượng hơn để nuôi gia súc và gà, sánh với thực đơn truyền thống nhắm vào gạo thì họ ăn nhiều hơn trước đây". Theo một số đánh giá, cần từ 8 đến 10 cân lúa mì để tạo ra một cân thịt bò, và 3 cân bắp để tạo ra một cân thịt gà. Đổi lại, điều nầy đưa ra nhiều mức cung về gạo trên thế giới hơn.
Đánh cạn cá. Thị trường cá của thế giới đang hẹp dần đi, bị tàn phá bởi xí nghiệp hiện đại kỷ thuật đánh bắt cá nhắm mục tiêu và đánh bắt số đông các loài cá. "Mức cầu về cá đã trở nên cao ở một số nơi trên thế giới, cá được đánh bắt từ những đại dương thì nhanh hơn là họ có thể tái sản xuất".
Về mặt toàn cầu, lượng tiêu thụ cá tính theo đầu người đã gia tăng từ 23 đến 36 cân/năm hơn ba thập niên qua, theo báo cáo trích từ cơ quan Millennium Ecosystem Assessment. Đồng thời, thị trường cá đã giảm sút trên các đại dương tới điểm mà họ "đang ở gần hay gắng sức khai thác tối đa của họ" tường trình cho biết như vậy.
Tổ chức FAO phát ra một lời cảnh cáo tương tự vào năm 2008, cho biết rằng "tiềm năng đánh bắt cá tối đa" cho các đại dương trên thế giới cũng y như ao hồ, sông rạch, có lẽ đã đến tận điểm rồi.
Tổ chức bảo tồn đại dương cấp quốc tế là Oceana, cảnh báo rằng đánh bắt cá trên đại dương có thể suy sụp ở thập niên 2040 thích ứng với thị trường đánh cạn cá. Điều nầy sẽ rơi vào thời điểm khi sản phẩm lương thực cần phải tăng gấp đôi. Nếu hàng tỉ người cần tiếp lấy lượng protein cho họ từ các loài cá sẽ không còn được nữa đâu, họ sẽ cần lấy thứ ấy từ đất — đưa ra nhiều mức cầu hơn vào các bầy gia súc và công nghệ về gà nuôi.
Thiếu nước. Ở nhiều khu vực nông nghiệp, nước sử dụng được rất hiếm và sẽ càng hiếm đi trong những năm tháng hầu đến, David Molden nói, ông là tổng giám đốc viện nghiên cứu International Water Management Institute (IWMI). Các khu vực trồng lúa ở miền Bắc Trung Hoa, Ấn độ và lòng chảo Murray-Darling của Úc, cũng như các khu vực nông nghiệp ở miền Tây Hoa kỳ, Mexico và Pakistan, đang đối mặt với các tình huống "thực sự gay go" về nước, ông cảnh báo.
Hiện nay, nhà nông sử dụng khoảng 70% nước sạch của thế giới để trồng cây lương thực. Các vụ mùa đã dẫn thủy nhập điền từ sông ngòi, hồ ao, bễ chứa và các tầng ngậm nước, là điều khởi sự cho sự khô hạn ở một số khu vực.
Đến năm 2030, khi các thành phố mở rộng trong khu vực, dân số mức cầu về nước gia tăng, cơ quan IWMI hình dung các nhà nông sẽ có khoảng phân nửa lượng nước sạch sẵn có để lo cho vụ mùa của họ — thật là nghịch lý vào thời điểm khi mọi nhu cầu về thực phẩm của thế giới sẽ tăng đến gần 50%.
Molden nói: "Nông nghiệp và các phương pháp nước tưới phải thay đổi để thế giới sản xuất ra đủ lương thực". Khoảng 70% nước được nhà nông sử dụng không hề đến với các vụ mùa và bị thất thoát qua các ống dẫn thủy nhập điền bị rò rĩ. Nhiều hệ thống phân phối nước quí giá sẽ làm cho việc tưới tiêu được hiệu quả hơn.
Tất nhiên, thực tế cho thấy chẳng có việc thiếu hụt nước trên địa cầu. Bầu khí quyển và các đại dương thì đầy dẫy với nước. Vấn đề sử dụng lượng nước nầy là vấn đề rất đắt giá. Một thị trường tự do thực sự ở dưới một luật lệ thích ứng sẽ giúp làm cho giá cả giảm xuống, đưa lượng nước đến cho những ai đang có cần. Nhưng đấy chẳng phải là thế giới mà chúng ta đang sinh sống trong đó.
Mất đất trồng trọt. Nhiều quốc gia đang sử dụng đất có ích cho nông nghiệp, làm hạn chế gay gắt sản phẩm lương thực. Tổ chức FAO cảnh báo rằng một phần tư đất nông nghiệp của thế giới bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái nghiêm trọng, lên từ 15% hai thập niên qua.
Tờ The Futurist đăng một bài giải thích tình trạng nghiêm trọng của tình huống: "Sự xói mòn đất hiện đang làm giảm đi tình trạng sản xuất vốn có của khoảng 30% đất nông nghiệp của thế giới. Ở một số quốc gia, tình trạng nầy làm giảm thiểu sự sản xuất lúa gạo bởi phân nửa hay hơn ba thập niên vừa qua”.
"Những trận bão cát lớn cuất phát từ Hạ Sahara Phi châu, miền Bắc Trung hoa, miền tây Mông cổ, và Trung Á nhắc cho chúng ta nhớ rằng việc đất mất đi tầng lớp mặt không những còn tiếp diễn mà còn đang lan rộng nữa. Các sa mạc đang tăng dần ở Trung hoa — kết quả của việc chăn thả quá mức, cày cấy quá mức, và sự phá rừng — đã buộc lìa bỏ từng phần hay hoàn toàn của khoảng 24.000 ngôi làng và đất nông nghiệp ở chung quanh họ" (Lester Brown, "How to Feed 8 Billion People," January-February 2010).
Đồng thời, các thành phố trên thế giới đang vươn dài ra, đang nuốt chửng hết một số đất nông nghiệp tốt nhứt của địa cầu. Trong quyển The Coming Famine Cribb lưu ý: "Cái điều đáng đánh giá, ấy là giữa 20.000 và 40.000 km2 (77-154 dặm vuông) trong quốc gia trồng trọt tốt bị chuyển thành 'rừng bêtông' mỗi năm" (p. 58).
Kết quả là một sự giảm sút số lượng đất đai để trồng cây lương thực. Cribb liệt kê bản nghiên cứu được Rabobank thực hiện, nói rằng "khu vực sản xuất lương thực đã giảm sút từ 0.45 hectare (1,1 mẫu) cho từng người vào thập niên 1960 đến 0,23 hectare (0,6 mẫu) hiện nay và sẽ giữ việc giảm thiểu nữa một khi dân số gia tăng, khoảng 0,18 hectare (0,4 mẫu) vào năm 2050" (p. 48).
Cribb tóm tắt lại khủng hoảng đất nông nghiệp với phần lưu ý đáng kể sau đây: "Các thành phố hiện đại, từng cung cấp nhiều lương thực, đặc biệt trong hình thức trái cây, rau sạch và gà sống — đặc biệt là ở Á châu — đã hoạch định và phát triển theo những phương thức xóa bỏ nông nghiệp từ bên trong chu vi thành thị. Đây là một mảng mù quáng phi thường nơi phần của những nhà phát triển đô thị ngày nay . . . điều nầy chắc sẽ đưa một số thành thị lớn lọt vào bẫy chết chóc trong biến cố sút giảm cung cấp lương thực trầm trọng trong tương lai" (p. 59).
Khủng hoảng về phân bón. Kể từ thập niên năm 1960, các nông trường trên khắp thế giới đã nương vào việc sử dụng phân bón hóa học, mà nhiều nông trường mua chịu để tăng thu nhập gấp ba lần về sản phẩm lương thực trong 50 năm qua. Nhưng giờ đây phân bón rơi vào chỗ cung cấp hạn chế, và giá cả của nó đang leo thang, chạy theo với giá lương thực.
Vấn đề là, sự phát sinh mức cầu về sản phẩm lương thực đã tăng theo giá phân bón khi các quốc gia lo tích trữ nguồn cung cấp cho chính họ. Thêm vào các mối quan tâm, ấy là một trong những yếu tố chính là phân bón, phốtpho, hiện đang khan hiếm. Có người đã tiên đoán trước rằng vào đầu năm 2035, mức cầu dành cho phốt pho sự vượt quá mức cung.
Writes Cribb: "Các vụ mùa lương thực chính của thế giới được đánh giá phải có tới 12 triệu tấn (13.2 triệu tấn ở Mỹ) phốtpho mỗi năm, trong khi chỉ có 4 triệu tấn phốtpho lấy từ đá thiên nhiên hay chất trầm tích. Nền văn minh nổi bật nầy đang nương cậy vào nguồn cung cấp phân bón nhân tạo, và tình trạng bị động ngày càng tăng của chúng ta đối với bất kỳ sự thiếu hụt hay giảm sút ở mức cung ... Khắp thế giới, nông dân ngày nay sử dụng 7 lần phân bón nhiều hơn họ đã sử dụng cách đây một nửa thế kỷ" (pp. 71-73).
Cribb và một số chuyên gia nông nghiệp khác đang lấy làm lo sẽ chẳng có đủ phân bón để bung ra khắp nơi trong tương lai.
Sản xuất khí đốt. Theo sau đà gia tăng vào năm 2005 về giá khí đốt ở Mỹ, gạo được sử dụng càng tăng để sản xuất khí đốt nhiều hơn là lương thực thích ứng với chính sách bừa bãi của nhà nước. Nhiều người, giống như David Pimentel, một nhà khoa học về nông nghiệp với Đại học đường Cornell, rất quan tâm đến việc nhắm vào nhiên liệu theo cách như vậy đang lấy đi đất nông nghiệp hữu ích không còn sản xuất lương thực được nữa ở Hoa kỳ. "Hiến đất cho việc tăng khí đốt làm tăng thêm nan đề suy dinh dưỡng khắp thế giới bằng cách đổi gạo là thứ thực phẩm cần thiết nhất thành khí đốt" ông cảnh báo.
Không những điều nầy đã kết quả trong chỗ thiếu gạo tiêu thụ, mà nó còn gây ra sự tăng giá lương thực nữa. Pimentel nói: "Việc sử dụng bắp thay cho ethanol làm tăng giá thịt bò, gà, trứng, bánh mì, ngũ cốc và sữa ở Mỹ từ 20 đến 30%".
Bất kỳ thực phẩm nào có gạo hay thậm chí xirô bắp là một yếu tố hiện đang tăng giá. Điều nầy bao gồm cả thịt, một khi gạo được sử dụng nuôi bầy gia súc hay gà. Toàn bộ tình huống dường như nhiều quá không nắm bắt hết được — chúng ta cần nhiên liệu cho xe cộ, nhưng chúng ta cũng cần đồ ăn để sống nữa. Tuy nhiên, bao lâu giá dầu mỏ vẫn còn cao, chính sản xuất khí đốt sẽ bị đình chỉ bất kỳ lúc nào, không bao lâu nữa.
Đầu tư thấp vào khoa nông nghiệp. Tỉ lệ tăng trưởng của nghiên cứu nông nghiệp đang giảm nhanh kể từ cuối thập niên 1970. Các nhà cầm quyền quốc gia và khu vực, người hiến dâng và nhà đầu tư, các học viện đại học hết thảy đều cắt giảm ngân sách cho loại nghiên cứu nầy.
Cribb viết: "Các nhà quyền lực về tri thức nông nghiệp — Hoa kỳ, Đức, Pháp, Nhật bản, Canada và Úc — đã từ bỏ khoa nông nghiệp để theo đuổi kỷ thuật khác là El Dorados. Một báo cáo bởi Alex Evans cho Học Viện Hoàng Gia Anh Quốc về các vụ việc quốc tế nói rằng giữa 1980 và 2006 sự cân đối ngân sách viện trợ của thế giới hầu làm tăng sản lượng lương thực giảm từ 17 xuống còn 3%" (p. 104).
Gustafson nói thêm: "Sự tụt hậu giữa nghiên cứu và đà gia tăng sản phẩm nông nghiệp đang tăng từ 35 năm, đây là lý do tại sao trong một số trường hợp chúng ta mới đang khởi sự nhìn thấy bằng chứng của sự suy giảm nầy trong việc chi tiêu của R&D qua sự giảm sút sản phẩm". Điều nầy có ý nói nông dân sẽ chẳng có bao nhiêu kỷ thuật mới để giúp đỡ cho họ giữa lúc bây giờ và năm 2030 — vào thời điểm mà chúng ta thực sự có cần đến nó.
Những thay đổi về khí hậu và khuôn mẫu thời tiết. Thật là quan trọng khi nhớ rằng một số yếu tố mà các nông gia dựa vào để trồng tỉa mùa màng của họ và nuôi bầy gia súc của mình đã vượt quá quyền điều khiển của con người — nghĩa là cấp độ mưa, ánh sáng mặt trời và thời tiết khí hậu. Với những điều đang diễn ra ngày càng tăng, các yếu tố nầy dường như không còn đáng tin cậy nữa. "Mọi khuôn mẫu thời tiết đang thay đổi, và dường trở thành khắc nghiệt không thể tin được", Gustafson lưu ý.
Tường trình năm vừa qua, hơi nóng và hạn hán nổ ra, thường dẫn tới dễ cháy, đã hoành hành các khu vực nông nghiệp khắp cả Hoa kỳ, Nga sô, Ukraine, Kazakhstan, Ấn độ và Brazil, gây tàn hại cho các vụ mùa. Mưa lớn, gió mùa hay bão tố đã gây lụt lội vùng đất nông nghiệp ở Pakistan, Trung hoa, Niger, Vương quốc Anh, châu Âu và phần nhiều nơi trên đất Mỹ vào mùa hè qua, cụ thể tẩy sạch các cánh đồng hoặc gây ra thất thu các vụ mùa. Các quốc gia khác đã mất hết mùa màng vì lạnh giá, thời tiết lạnh lẽo thật bất hợp lý, mưa đá và gió xoáy.
Hạ Sahara Phi Châu, khu vực nghèo nhất của thế giới và là nơi nương dựa vào nông nghiệp để tồn tại, là khu vực của thế giới bị đe dọa nhiều nhất do các thay đổi khuôn mẫu thời tiết, theo tổ chức FAO. Khoảng 95% đất nông nghiệp của khu vực được mưa thấm tưới, đã trở thành khô hạn, đây là một nan đề nổi bật cho nhiều thập niên.
Các chứng bịnh nổi cộm trong nông nghiệp. Với du lịch và giao thông quốc tế ngày càng tăng, những thay đổi trong các hệ thống nông nghiệp và khuôn mẫu thời tiết, và việc dọn sạch các khu rừng chưa có ai chạm đến trước đây, nhiều vật gây hại và bịnh tật nông nghiệp đã nổi lên trong các thập niên gần đây. Bảng danh sách bao gồm bịnh bò điên, bịnh lở mồm long móng, ngày càng tăng, sốt heo châu Phi, bịnh cúm gà, bịnh Newcastle, và sốt Rift Valley — hết thảy các chứng bịnh nầy đã trút cơn giận xuống bầy gia súc và các nhà chăn nuôi, gây ra thiệt hại to lớn trong sản xuất.
Các chứng bịnh của mùa màng càng tăng thêm, thì có sự quan tâm càng lớn ngay bây giờ là chứng UG99, một loại nấm gây suy nhược tấn công lúa mì và các loại ngũ cốc khác, thủ tiêu từ 90 đến 100% mùa màng nào bị nhiễm. UG99 tạo ra những mụn mủ màu đỏ trên thân lúa mì, nó có thể bung ra và lan rộng vô số theo chiều gió.
Tờ Southeast Farm Press ghi lại: "Chứng UG99 bị nhiễm lần đầu tiên ở Uganda vào năm 1999 — vì vậy cái tên — nằm ở vùng Đông Phi. Kể từ đó, chứng bịnh nầy lan rộng sang các quốc gia châu Phi khác và mới đây đã được tìm thấy ở Iraq, Iran và Afghanistan ... Nhà nghiên cứu bệnh thực vật học là ở Virginia Tech là Erik Stromberg lưu ý việc nhiễm UG99 vào Hoa kỳ là một vấn nạn chớ không phải chỉ là “nếu” không đâu. Stromberg nói: 'Với mọi nhân lực trong quân đội, chúng ta có thể khoanh tròn vùng Trung đông, việc nầy đã là khó rồi, nếu không phải là bất khả thi khi muốn ngăn ngừa mầm mống chứng bịnh không nhắm vào nước Mỹ' " (Roy Roberson, "UG99 a Future Threat to U.S. Wheat Growers," July 7, 2010).
Nghiên cứu đánh giá rằng 85% lúa mì của thế giới với sự đa dạng của chúng rất dễ nhiễm đối với chứng bịnh nầy. Chưa có một phương chữa chạy nào được biết đến.
Các nguyên nhân về mặt thuộc linh. Những gì nằm ở đàng sau cuộc khủng hoảng lương thực hiện có ngày hôm nay của chúng ta tự nhiên là thuộc về mặt thuộc linh. Nhân loại trong vai trò một tổng thể đã chối bỏ Đức Chúa Trời, và Ngài không chúc phước cho các quốc gia với những điều kiện cần thiết để có những mùa gặt bội thu và bầy gia súc lành mạnh.
Điều nầy chẳng có gì mới mẻ cả. Cách đây hàng ngàn năm, khi Đức Chúa Trời đem dân Israel ra khỏi Aicập, Môise đã nói cho dân sự biết rằng nếu họ tuân theo luật pháp của Đức Chúa Trời, họ sẽ được phước với "mưa thuận mùa" và những cánh đồng nông nghiệp thật trù phú. Tuy nhiên, nếu họ nổi loạn chống nghịch Đức Chúa Trời, mùa màng của họ sẽ mất ráo và các bịnh dịch sẽ hành hại bầy gia súc của họ (Lêvi ký 26:14-22; Phục truyền luật lệ ký 28:18).
Đức Chúa Trời cũng cảnh cáo rằng, vì cớ sự bất tuân: "Các ngươi gieo mạ luống công, quân thù nghịch sẽ ăn hết" và Ngài còn cảnh cáo thêm Ngài sẽ "dẫn sự đói kém đến" (Lêvi ký 26:16, 26).
Khi phần đạo đức, giá trị và sinh hoạt của xã hội giảm sút ở cuối kỷ nguyên nầy, thiếu hụt lương thực — thích ứng với thời tiết xấu, tai họa trong thiên nhiên, bịnh tật trong nông nghiệp, v.v… — một lần nữa là công cụ mà Đức Chúa Trời sẽ sử dụng để lôi kéo sự chú ý của con người.
Một thế giới dư dật hầu đến!
Thế giới đang đối mặt với những rào chắn liên quan tới lương thực rất rộng lớn. Cribb tóm tắt phần thách thức như sau: Việc xuất khẩu lương thực khắp thế giới cần phải tăng gấp đôi trong 40 năm tới, với việc không sử dụng đủ nước, đất đai, năng lượng và phân bón, và với sự thiếu thốn kỷ thuật mới cần phải có.
Trong 20 năm tới đây, các chuyên gia dự tính một sự phát triển 33% dân số trên khắp thế giới. Cribb cảnh cáo: "Kết hợp với phần tiêu thụ thịt ngày càng tăng khi giai cấp trung lưu trên toàn cầu tăng nhiều lên, [điều nầy] có nghĩa là sản phẩm lương thực phải tăng trưởng ít nhất 50% trong cùng một thời kỳ". Nói cách khác, dân số thế giới và người tiêu thụ đòi hỏi một sự gia tăng khoảng 2%/năm. Tuy nhiên, thực phẩm phân phối ra chỉ tăng khoảng 1%/năm.
Một số nghiên cứu nông nghiệp giờ đây đang được thực hiện, nhưng "chưa đủ", Gustafson nói.Những nhà nghiên cứu mùa màng đang tạo ra nhiều giống lúa mì mới với hy vọng tìm được giống nào miễn nhiễm nấm UG99. Các nhà khoa học về gia súc đang làm việc theo các phương thức tạo ra thịt để người ta ăn ít đi. Những nhà nghiên cứu đang ra sức phát triển khí đốt sử dụng ít bắp đi. Các kỷ sư về di truyền đang nổ lực phát triển các loại giống mới kháng bịnh và kháng hạn. (Tất nhiên, cho dù họ có thành công, vẫn còn có việc lớn phải lo về sự đối kháng với các thứ giống được thay đổi nhiều trên thế giới).
Các nhà khoa học có thể có khả năng thực hiện một số cải thiện về lương thực cho nguồn cung cấp trên toàn cầu trước khi chúng ta nhìn thấy sự ứng nghiệm của Khải huyền 6. Mặc dù vậy, khoa học không hoàn toàn giải cứu chúng ta. Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể cung cấp giải pháp thật cho cuộc khủng hoảng lương thực và nạn đói. Và Ngài sẽ.
Một ngày nào đó trong tương lai, Đức Chúa Jêsus Christ sẽ tái lâm để thiết dựng chính quyền nhơn từ của Đức Chúa Trời ở trên đất. Đây sẽ là một sứ mệnh giải cứu để cứu vớt nhân loại ra khỏi chính nó (Mathiơ 24:21-22). Đấng Christ sẽ trị vì trong 1.000 năm với các thánh đồ đã được biến đổi bởi Thánh Linh Ngài, họ sẽ dạy cho nhân loại biết về đường lối sống của Đức Chúa Trời (Khải huyền 20:4-6). Điều nầy bao gồm các nguyên tắc của sự tự do thật — kể cả tự do về kinh tế.
Các nước sẽ được phước với thời tiết tốt, mùa màng dư dật và đồng lúa phì nhiêu. Amốt 9:13 cho chúng ta biết: "Đức Giê-hô-va phán: Nầy, những ngày đến, kẻ cày sẽ theo kịp kẻ gặt, kẻ đạp nho theo kịp kẻ gieo giống. Các núi sẽ nhỏ rượu ngọt ra và mọi đồi sẽ tan chảy'" Ngay cả sa mạc cũng sẽ trổ hoa và nở ra như bông hường (Êsai 35:1-2, 6-7). Đây sẽ là một kỷ nguyên bình an, thịnh vượng và dư dật. Đói kém sẽ là một việc của quá khứ.
Chắc chắn các tin tức liên quan tới nông nghiệp ngày nay không phải là vui vẻ đâu và có thể gây ra nhiều sợ hãi rúng động. Tuy nhiên, chúng ta không cần phải sợ thiếu hụt lương thực hay bất kỳ nan đề trầm trọng nào khác mà thế giới nầy đang đối diện. Đức Chúa Trời đang nắm lấy quyền tể trị. Ngài ý thức rõ mọi nan đề trên địa cầu và sẽ can thiệp khi đến lúc thuận tiện.
Chúng ta luôn luôn cần phải ghi nhớ điều đó. Một thế giới mới đang tới đến, trong đó Đức Chúa Trời sẽ đổi rủa sả thành phước hạnh. Đúng là một thời kỳ tuyệt vời mà ai nấy đều có quyền trông mong!



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét