Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

Khải huyền 2:12-17: "Thảm Kịch Của Cơ Đốc Giáo Phóng Khoáng"


Thảm Kịch Của Cơ Đốc Giáo Phóng Khoáng
Khải huyển 2:12-17
Bạn có đầu óc phóng khoáng hay đầu óc hẹp hòi?
Hết thảy chúng ta đều biết rõ câu trả lời đối với câu hỏi ấy, có phải không? Một kiểm tra nhanh về những từ đồng nghĩa cho thấy có sự khác biệt quan trọng giữa hai thuật ngữ đó. Nếu bạn có đầu óc phóng khoáng, bạn sẽ chấp nhận, dung chịu, quan sát, gạt bỏ thành kiến và hiểu biết. Còn nếu bạn có đầu óc hẹp hòi, bạn sẽ mù quáng, bảo thủ, nhỏ nhen, ngoan cố, khó chịu và không tha thứ.
Vì vậy, chúng ta biết đâu sẽ là câu trả lời. Hết thảy chúng ta đều phải có đầu óc phóng khoáng.
Nhưng có phải đấy luôn là ý hay không? Herschel Hobbs đưa ra vấn đề như sau:
“Không một người ôn hòa nào muốn nhân viên ngân hàng nói rằng hai cộng hai bằng ba. Chúng ta không muốn một dược sĩ nào tung ra bất kỳ thứ thuốc gì tùy thích với trí tưởng tượng. Chúng ta muốn ông ta phải ra thuốc đúng theo toa của bác sĩ. Đây là loại tâm trí hẹp hòi. Chúng ta khen ngợi đức tính nầy trong các vấn đề nhỏ bé hơn – tài chính và y tế. Nhưng có nhiều người xét đoán tâm trí ấy trong các vấn đề tôn giáo”.
Lời Đức Chúa Trời được thốt ra, lẽ thật của Ngài không phải được thốt ra để rồi tranh cãi. Chúng ta không cãi “Chớ giết người” hay “Sự cứu rỗi không thấy có ở bất kỳ đấng nào khác” hoặc “Tránh phi luân về tình dục”. Chúng ta tin rằng Chúa Jêsus muốn nói như thế khi Ngài phán: “Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha” (Giăng 14:6).
Chúng ta hãy đối diện với vấn đề ấy. Cơ đốc nhân có đầu óc hẹp hòi về lẽ thật của Đức Chúa Trời. Chúng ta tin theo một việc gì đó mà người ta nói luôn mồm mà thực sự rất khó tin. Chúng ta tin rằng Đức Chúa Trời đã phán dạy trong Lời của Ngài và Lời của Ngài cần phải được tuân theo, chớ không phải bị đem ra tranh cãi.
Viết thư cho Hội thánh Bẹtgăm trong sách Khải huyền 2:12-17, Đấng Christ đối diện với một hội chúng đã trở nên quá phóng khoáng vì việc lành riêng của nó. Chúng ta cần phải lắng nghe những điều Chúa chúng ta đã phán vì nhiều hội thánh ngày nay tự thấy mình đang ở trong cùng một tình huống.
Chúng ta tiếp thu được gì khi chúng ta đọc bức thư nầy gửi đến từ Chúa Jêsus?
I. Không một Hội thánh nào có thể sống mãi trên quá khứ của nó.
Hội thánh tại thành Bẹtgăm chắc chắn có một cơ nghiệp rất đồ sộ. Trong những ngày chịu bắt bớ kịch liệt, một người từ hội thánh có tên là Antiba đã trả giá rất lớn cho cái chết của mình.
“ngươi … không chối đạo ta; dầu trong những ngày đó, An-ti-ba, kẻ làm chứng trung thành của ta đã bị giết nơi các ngươi" (câu 13).
Chúng ta chẳng biết gì khác hơn về Antiba đối với những gì đước nói ra ở đây. Vấn đề là, Chúa Jêsus biết rõ tên của ông ta và biết ông ta không nhượng bộ trước áp lực ở chung quanh mình. Dù bị quên lãng trên đất, ở trên trời ông ta được ghi nhớ. Cũng một thể ấy đối với mọi người dũng cảm tuận đạo, phần lớn họ đều vô danh và chẳng ai biết đến nhiều trong hội thánh. Huyết của họ đã trở nên hột giống của hội thánh trên khắp thế giới.
Nhưng ở đâu có phẩm chất anh hùng, ở đó có nguy hiểm rất lớn đang ngấm ngầm. Một hội thánh với quá khứ thật đồ sộ có thể nói nó đang gặp gỡ sự thách thức trong thời hiện tại. Hội thánh Bẹtgăm có phạm phải lỗi tôn vinh Antiba trong khi chễnh mãng không nói theo tấm gương tín kính của ông chăng? Tôn vinh người nào đến trước đó là điều đúng đắn và tốt lành cho hội thánh. Nhưng có những vị anh hùng giống như những anh hùng trong quá khứ không?
Đâu là những Luther của ngày hôm nay?
Đâu là những Spurgeon của ngày hôm nay?
Đâu là những chiến binh hiện đại của thập tự giá?
II. Không một hội thánh nào có thể sống chỉ với lòng can đảm.
Chúng ta không quên những lời lẽ tốt lành mà Đấng Christ đã phán về hội thánh nầy:
“Ta biết nơi ngươi ở; đó là ngôi của quỉ Sa-tan; ngươi đã vững lòng tôn danh ta" (câu 13).
Bẹtgăm nằm cách Simiệcnơ 65 dặm về phía Bắc. Một trường đại học lớn có thể được tìm thấy ở đó với một thư viện khoảng 200.000 quyển sách. Là thành phố chính rất cổ của Tiểu Á, thành nầy đầy dẫy với những cung điện đẹp đẽ cùng các chùa miễu tà giáo. Lấy bối cảnh chính là đền thờ nguy nga thờ thần Zeus, là thần của các thần. Bẹtgăm cũng được biết đến vì đền thờ của nó tôn vinh thần Asclepius, vị thần tà giáo chuyên chữa lành, biểu tượng của thần nầy là một con rắn quấn quanh một cây trụ. Những người đau ốm đến với đền thờ từ các nơi xa xôi với hy vọng được chữa lành. Mọi nghi thức tà giáo đời xưa đều được thực hành ở đó. Bẹgăm kết hợp một sự pha trộn độc đáo về quyền lực chính trị, nghi thức tà giáo, cùng triết lý Hylạp lẫn với sự thờ lạy Hoàng đế Caesar. Mỗi công dân đều trông mong mỗi năm một lần được xông hương và tuyên bố “Caesar là Chúa".
Không một Cơ đốc nhân nào có lương tâm tốt lại làm như thế cả. Vì vậy, bối cảnh được đặt ra cho cuộc xung đột thuộc linh nơi mọi người.
Khi Chúa Jêsus dạy rằng Satan có “ngôi” của hắn ở đó, Ngài muốn nói rằng Satan đã tìm được một chỗ mà ở đó hắn có thể thực hiện ảnh hưởng tà ác trên toàn bộ khu vực. Mặc dù có sự kết hiệp giữa sự thờ lạy hình tượng và khoái lạc về tình dục, Satan đã nắm quyền thống trị thành phố ấy. Đây là một khu vực được bao phủ với một đám mây hiễm ác.
Tôi tin Satan vẫn có “ngôi” của hắn ngày nay.
Có những khu vực và địa điểm mà ở đó Satan đã nắm quyền thống trị trong nhiều thế hệ. Các vị giáo sĩ biết rất rõ về sự việc nầy. Họ nói tới các thành phố đã mặc lấy sự tối tăm thuộc linh, vì thế đã kháng cự sâu sắc với sự sáng và từng bước tiến của đạo Tin Lành đang gặp sự kháng cự cay đắng và dữ tợn.
Chúng ta không cần phải nghĩ tới các khu vực sắc tộc ở vùng sâu vùng xa đã bị kềm hãm trong vòng nô lệ của ma quỉ qua sự dốt nát và sợ hãi. Chúng ta muốn tìm thấy ngôi của Satan ngày nay ở những địa điểm ảnh hưởng văn hóa, trong các trường đại học lớn, nơi chỗ ngồi của quyền lực chính trị, trong các siêu thị thương mại, và ở các trung tâm tôn giáo lớn, nơi mà sự cầu nguyện được dâng lên nhiều lần một ngày, còn nơi Đấng Christ ngự thì chẳng một ai tìm biết đến.
Satan có nhiều bạn hữu trong các dinh thự quyền lực.
Satan có nhiều bạn hữu trên phố Wall.
Satan có nhiều bạn hữu trên mạng Internet.
Đấy là mọi thứ mà hội thánh Bẹtgăm có, bất chấp thuyết duy lý đang thịnh hành và hình thức tà giáo đang lan rộng, các Cơ đốc nhân đầu tiên đã thiết lập một chỗ đứng trong bóng ngôi vị của Satan.
Thật không dễ trở thành một Cơ đốc nhân tại thành Bẹtgăm. Ngày nay, thật không dễ trở thành một Cơ đốc nhân tại các thành phố lớn ở châu Âu hay trong các trường đại học lớn của Mỹ hoặc ở nhiều nơi trong thế giới Hồi giáo. Nếu không có sự chống đối công khai, có áp lực tinh vi và không dứt buộc phải giữ im lặng, dứt bỏ các mặt nổi của đức tin bạn, và chối bỏ không làm chứng công khai về Đức Chúa Jêsus Christ nữa.
Một trận chiến lớn đang diễn ra ác liệt giữa Chúa của đời nầy và Đức Chúa Trời của Kinh thánh. Trong trận chiến đó, người tin Chúa ở thành Bẹtgăm đã không có đất dụng võ.
Vậy thì, đâu là sự thất bại trầm trọng của họ chứ?
III. Không một hội thánh nào có thể sống với lầm lỗi ở giữa nó.
Chúa Jêsus chỉ ra tình trạng yếu đuối rất lớn của hội thánh nầy ở các câu 14-15:
“Nhưng ta có điều quở trách ngươi; vì tại đó, ngươi có kẻ theo đạo Ba-la-am, người ấy dạy Ba-lác đặt hòn đá ngăn trở trước mặt con cái Y-sơ-ra-ên, đặng dỗ chúng nó ăn thịt cúng thần tượng và rủ ren làm điều dâm loạn. Ngươi lại cũng có những kẻ theo đạo Ni-cô-la”.
Đây là khối u nhỏ của nan đề: “ngươi có kẻ theo . . .”. Hãy quên các chi tiết đi trong một phút. Chúng ta nhìn thấy trong bốn chữ nầy tình trạng yếu đuối của hội chúng can đảm nầy.
Họ không thực hiện kỷ luật của hội thánh.
Trong danh nghĩa yêu thương lầm lạc, họ đã từ chối không gạt bỏ những kẻ giữ theo “đạo Balaam”“đạo của đảng Nicola”. Cả hai cụm từ cùng đề cập tới cùng một xu hướng chung. Có một số người trong nhà thờ họ ủng hộ học thuyết lỏng lẻo và thậm chí đạo đức lỏng lẻo hơn. Trên danh nghĩa sống “phóng khoáng”, họ cho rằng hội thánh Cơ đốc phải có mối tương giao rộng rãi cực kỳ. Viết cách đây một thế kỷ, G. Campbell Morgan nói rằng hội thánh tại thành Bẹtgăm, trong khi không tự mình phạm vào sự bội đạo, đã “phạm vào học thuyết “hội thánh rộng rãi”, nổ lực tìm chỗ bên trong hàng rào của mình cho đủ loại hình và các tình trạng của con người và đủ thứ niềm tin”.
Hội Thánh Rộng Rãi.
Nghe rất là hiện đại đối với tôi.
Rõ ràng là tại Hội thánh đầu tiên của Bẹtgăm, họ nói một việc đại loại như sau: “Chúng tôi rao giảng các lẽ đạo cũ của đức tin, những lẽ đạo truyền xuống cho chúng tôi từ các vị sứ đồ. Nhưng nếu bạn không đồng ý, Chúa Jêsus vẫn sẽ để dành chỗ cho bạn trong mối tương giao của chúng tôi. Nếu bạn không đồng ý về sự thờ lạy hình tượng, bạn vẫn có thể được kể đến giữa vòng chúng tôi. Nếu bạn thường xuyên đến với gái điếm ở đền thờ, chúng tôi sẽ cau mày về điều đó nhưng bạn vẫn tìm được sự tiếp đón nồng hậu ở đây. Nếu bạn không thích sự giảng dạy về thiên đàng và địa ngục, bạn vẫn có thể là một chi thể trong hội chúng của chúng tôi”.
Điều đó nghe thật là hay.
Hết thảy chúng ta đều thích quan niệm nói tới “Nhà Thờ Có Cánh Cửa Rộng Mở”.
Hãy đến đi, bạn thể nào thì cứ hãy đến như thế.
Nhưng khi bị ấn quá sâu, hội thánh chấm dứt một sự pha trộn giữa lẽ thật và sai lầm, thanh sạch và bất khiết, và chẳng chóng thì chày điều ác có xu hướng lây lan hầu cho tội lỗi dường như chẳng còn là tội lỗi nữa.
Chúng ta đang nhìn thấy điều đó xảy ra ngay trước mắt chúng ta trong lãnh vực đạo đức tình dục, đặc biệt trong sự chuyển dịch văn hóa vây quanh cuộc hôn nhân đồng phái tính. Sự thực đơn giản của vấn đề, ấy là cho đến gần đây giáo hội Cơ đốc trong mọi chi nhánh của nó đã xét đoán mọi hình thức hôn nhân đồng phái tính. Chúng tôi có một hồ sơ vào năm 2000 ghi lại tính nhất quán của vấn đề nầy chiếu theo những gì Kinh thánh dạy dỗ một cách rõ ràng.
Song giờ đây chúng ta không dám chắc.
Ngày cả trong các nhà thờ Tin Lành, một sự thay đổi đang diễn tiến. Nó xảy ra một việc giống như việc nầy đây:
Chặng 1: Một nhà thờ có lập trường ủng hộ hôn nhân truyền thống và chống lại tình trạng đồng tính.
Chặng 2: Nhà thờ nhận lấy sự chế nhạo công khai vì chỗ đứng của nó.
Chặng 3: Một số thành viên trong nhà thờ cảm thấy khó chịu với tính công khai quá tiêu cực.
Chặng 4: Nhà thờ cứ nhấn mạnh vị thế của mình hầu không làm mất lòng người mà họ đang tìm cách dùng Tin Lành để chinh phục.
Chặng 5: Một số người bắt đầu tự hỏi không biết đồng tính có thực sự là sai lầm hay không?
Chặng 6: Họ nhận thấy các nhà văn ra vẻ Cơ đốc họ bào chữa đồng tính như trung lập về mặt đạo đức.
Chặng 7: Nhà thờ bước vào vị thế im lặng về vấn đề nầy.
Chặng 8: Nhà thờ tiếp đón những người nào có “vị thế khác” về tình trạng đồng tính.
Đấy là cách bạn tiếp nhận một hội thánh Bẹtgăm thời hiện đại. Trượt theo chiều hướng đó không xảy ra qua một đêm đâu, nhưng tôi có thể nói cho bạn biết, một khi nó khởi sự, bạn có thể đi từ Chặng 1 đến Chặng 8 một cách nhanh chóng. Cái tệ hại nhất của sự ấy là đây:

Nhiều người trong hội chúng không có ý niệm về những gì mới xảy ra.
Họ giữ sự nhóm lại.
Họ giữ sự dâng hiến.
Họ giữ sự ủng hộ hội thánh.

Đồng thời hội thánh đã bị tâm thần phân liệt.
Ở một cấp độ hội thánh giữ lòng trung thành với Kinh thánh.
Ở cấp độ khác, hội thánh dung chịu những kẻ khuyến khích sự dạy phi Kinh thánh (và bất kỉnh).
Kết quả sau cùng là một hội thánh nhận lãnh cả hai: một lời khen ngợi và một lời cảnh cáo gay gắt đến từ Chúa.
Một việc sau cùng phải được thêm vào với mọi sự nầy. Không một nhà thờ nào giữ lấy bối cảnh Bẹtgăm cho đến đời đời. Bạn không thể nắm chặt lấy đạo thật trong khi neo lấy những kẻ khuyến khích tình trạng phi luân. Cuối cùng thì hội thánh phải đi đường nầy hay đường kia.
IV. Không một hội thánh nào có thể sống trong tình trạng phân hai cho đến đời đời.
Điều đó đưa chúng ta đến với lời kêu gọi của Chúa ở câu 16:
“Vậy, hãy ăn năn đi, bằng chẳng, ta sẽ đến mau kíp cùng ngươi, lấy thanh gươm ở miệng ta mà giao chiến cùng chúng nó”.
Đấng Christ bị mất lòng khi hội thánh của Ngài neo lấy tình trạng phi luân ở giữa nó. Ngài đe dọa lập một cuộc thăm viếng riêng tư đối với Bẹtgăm và chiến đấu chống lại các giáo sư gian ác.
Câu nầy làm dấy lên một câu hỏi khá thú vị. Ai chính xác được đề nghị phải thực hiện sự ăn năn? Chắc chắn các giáo sư giả cần phải ăn năn. Nguồn hy vọng duy nhứt của họ chính là tránh né sự phán xét đời đời. Nhưng sự kêu gọi cao cả hơn là chính hội thánh phải neo lấy, không thỏa hiệp về mặt đạo đức và về mặt thuộc linh. Trên danh nghĩa “đầu óc phóng khoáng”“dung chịu” và thậm chí “gây dựng cái nền chung” mà nhiều hội thánh đã đem Tin Lành mà thỏa hiệp một cách tinh vi. Tôi tin Chúa Jêsus đang phán dạy nhiều cho chính hội thánh còn hơn cả các giáo sư giả.

Quí Mục sư phải ăn năn.
Các trưởng lão phải ăn năn.
Các chấp sự phải ăn năn.
Hội chúng phải ăn năn.

Hội thánh phải quyết định điều mà Hội thánh muốn trở thành. Thật là dễ dàng cho Hội thánh nhắm vào việc được lòng người trong cộng đồng:
“Nếu báo chí địa phương yêu mến chúng ta, chúng ta phải làm việc gì đó cho sao cho đúng đắn”.
Đừng quyết chắc về sự đó.
Một người dễ tưởng tượng Hội thánh Bẹtgăm nói: “Chúng tôi muốn được nhìn biết như một hội thánh là nơi mọi người được tiếp đón và mọi ý kiến được tôn cao”. Nghe thì hay đấy, nhưng điều đó có thực sự tùy thuộc vào Kinh thánh không?
Chúa Jêsus cảnh cáo rằng nếu hội thánh không nắm lấy hành động mạnh mẽ, Ngài sẽ tự mình làm điều đó. Và sự phán xét của Ngài luôn luôn khe khắt hơn sự phán xét của chúng ta. Chính Chúa Jêsus là Đấng có phán: “Hãy đến cùng ta” cũng đã phán: “Hãy lìa khỏi ta".
Đúng là một việc đáng sợ khi Chúa Jêsus phán: “Ta sẽ chiến đấu nghịch cùng ngươi”.
Bạn sẽ thua cuộc thi ấy từng hồi từng lúc.
Hai cánh tay của bạn cũng quá ngắn không thể thi đấu được với Đức Chúa Trời.
Tốt hơn là hãy gắn bó với những gì Kinh thánh chép.
Và hãy loại bỏ những kẻ thỏa hiệp về mặt đạo đức.
Làm như vậy là đúng đấy.
Nếu họ không chịu làm hòa với Đức Chúa Trời, hãy loại bỏ họ ra khỏi hội thánh.
Ra khỏi ban trị sự.
Ra khỏi mục sư đoàn.
Ra khỏi ban đứng dạy Lớp Trường Chúa Nhựt.
Ra khỏi Hội từ thiện.
Ra khỏi Ban Phụ Nữ.
Ra khỏi Ban xã hội.

Chỉ loại bỏ họ ra khỏi nhà thờ.
Trừ phi bạn chiến đấu với Chúa Jêsus.

Chúa Jêsus có quyền đưa ra lời phán xét ấy vì Ngài xét đoán với sự suy xét trọn vẹn. Đấy là những gì câu 12 muốn nói khi câu ấy thốt ra mấy lời nầy ra từ “Ngài là Đấng có thanh gươm nhọn hai lưỡi”. Thanh gươm nói tới sự phán xét không dời đổi của Đấng Christ. Ngài nhìn thấu vẻ bề ngoài tôn giáo để thấy rõ lẽ thật ở bên dưới.
“Có những người sống trong các đường biên giới của nhà thờ, chúng ta sẽ gây tổn hại không thể lường được do để cho họ cứ tồn tại ở đó” (G. Campbell Morgan). Nói như thế là nắm bắt chính xác tinh thần của lời cảnh báo nầy. Nếu bạn để cho các giáo sư giả cứ ở lại trong hội thánh, không những bạn đang làm hại cho hội thánh, mà bạn còn để cho các giáo sư giả nghĩ họ là an toàn khi thực ra họ đang treo bởi một sợi chỉ ở dưới thanh gươm phán xét của Đức Chúa Trời. Chúng ta không nên cho họ một ưu đãi nào để ở lại trong mối tương giao của hội thánh.
V. Không một hội thánh nào có thể sống mà không có một lời hy vọng nào hết.
Sứ điệp của Đấng Christ kết thúc trong một loạt những lời hứa ký diệu dành cho những ai đắc thắng bởi đức tin:
“Kẻ nào thắng, ta sẽ ban cho ma-na đang giấu kín; và ta sẽ cho nó hòn sỏi trắng, trên đó có viết một tên mới, ngoài kẻ nhận lấy không ai biết đến” (câu 17).
Ngược lại với những kẻ tà giáo họ đưa ra những lẽ mầu nhiệm kín giấu, Chúa Jêsus cung ứng một việc còn lớn lao hơn những kẻ theo Ngài. Ma na kín giấu nói tới mối tương giao cá nhân với Chúa. Chúa Jêsus đang phán: “Ta còn lớn hơn mọi sự quyến rũ của thế gian. Người nào ăn Bánh Hằng Sống và uống Nước Sống sẽ không còn đói khát nữa”.
Hòn đá trắng nói tới sự trắng trong và thanh sạch. Nhưng còn “tên mới viết trên đó, ngoài kẻ nhận lấy không ai biết đến"? Không một ai biết chắc vì không có ai sống từng nhận lãnh hòn đá trắng đó với tên mới viết trên đó. Là điều đó đang chờ đợi chúng ta trên thiên đàng. Nhưng có lẽ một minh họa về con người sẽ đầy đủ hơn. Hầu hết từng cặp hôn nhân đều có những cái tên ưa thích nhất dành cho nhau. Thường thì mấy cái tên nầy rất là vui. Có khi chúng mang lấy những hình bóng cho các biến cố mà người chồng và người vợ đã chia sẻ cùng nhau. Thường thì họ sống rất lãng mạn trong tự nhiên. Họ thường sống mật thiết trong tự nhiên đến nỗi họ không bao giờ chia sẻ với bất kỳ ai khác. Thật là khó khăn khi viết ra điều nầy, không phải vì nó tạo ra xấu hổ đâu, và thậm chí không phải vì nó rất riêng tư, mà vì không có một trường hợp nào có thể cung ứng cho. Từng cặp vợ chồng đều biết rõ tôi đang nói tới điều gì rồi.
Những cái tên riêng ấy không thể đem chia sẻ không những vì mọi lý cớ rõ ràng, mà còn vì chúng rất khó hiểu cho những ai ở ngoài cuộc hôn nhân. Chúng rất đặc biệt và là những cái tên riêng mà người chồng và người vợ chia sẻ với nhau.
Có lẽ mọi sự ấy cung ứng hình ảnh đẹp đẽ nhất về mọi điều Đấng Christ hứa ở đây. Có khi chúng ta lấy làm lạ không biết thiên đàng thực sự sẽ giống với điều gì. Nếu có hàng triệu người ở đó, liệu chúng ta có nhìn thấy được Chúa không? Liệu Ngài có thực sự nhìn biết chúng ta không? Hầu hết chúng ta đều vật vã khi giữ lấy một trăm hay hai trăm cái tên. Làm sao chúng ta sẽ không thất lạc trong đám đông khi chúng ta được vào trong thiên đàng?
Phân đoạn Kinh thánh hiến cho chúng ta một sự bảo đảm thật tuyệt vời. Chúng ta mỗi người sẽ được Chúa nhìn biết giống như một người chồng biết rõ vợ của mình vậy. Ngài sẽ gọi chúng ta bằng một cái tên mà chỉ chúng ta mới có thể biết rõ được mà thôi. Trên thiên đàng không có người nào sẽ bị lạc mất trong đám đông. Mặc dù đông người lắm đấy, chúng ta sẽ thưa với Chúa:
“Tôi là con yêu dấu của Chúa và Ngài thuộc về tôi”.
Tôi không thể nói chính xác điều nầy sẽ như thế nào, song chắc chắn đấy là sự thực. Không một tôn giáo kín nhiệm nào có thể hiến cho mọi điều Đấng Christ hứa hẹn với các môn đồ Ngài. Trong ngày lớn đó, sau cùng khi chúng ta về đến tận thiên đàng, chúng ta sẽ biết như chúng ta được biết, và Chúa Jêsus sẽ là cả hai: Chúa chúng ta và Thiết Hữu đáng tin cậy của chúng ta cho đến đời đời.
Không đủ để trở nên Chính thống
Vì vậy, chúng ta đến với phần cuối của sứ điệp long trọng nầy đến từ Chúa chúng ta. Lời của Ngài phải được xem xét cách trang trọng. Thật là chưa đủ để trở nên chính thống trong thần học của chúng ta. Đúng là chưa đủ để có lòng dạn dĩ nơi bề mặt chống đối của cộng đồng. Chúng ta phải vượt qua nó để nói rằng chúng ta sẽ không dung chịu trong hội thánh những kẻ đe dọa sự tinh khiết với bằng chứng của nó trước thế gian. Chắc chắn đây không phải là một thông điệp chính xác về mặt chính trị, nó cũng không tranh đoạt nhiều bạn bè trong giới truyền thông thế tục. Mà nó là một sứ điệp mà chúng ta phải ấp ủ nếu hội thánh thực sự là một ngọn hải đăng trong bóng tối tăm và là một ốc đảo chữa lành cho một thế giới đang tổn thương và tan vỡ. Chúng ta không thể giúp đỡ hạng tội nhân bằng cách nói rằng tội lỗi không phải là tội lỗi. Đấng Christ đã đến để vứu vớt hạng tội nhân, nhưng nếu hội thánh không còn tin nơi tội lỗi nữa, chúng ta không có gì để tận hiến cho thế gian. Nơi nào tội lỗi được bỏ qua hay được đặt tên lại hoặc hội thánh hướng một con mắt mù lòa nhắm vào sự thỏa hiệp đạo đức ở giữa đó, thì y như là hội thành đang tự tử về mặt thuộc linh.
Điều đó có thể xảy ra dầu khi hội thánh đang truyền giảng Tin Lành.
Lẽ thật không hề miễn trừ cho tội lỗi.
Đây là sứ điệp của Chúa chúng ta gửi cho hội thánh tại thành Bẹtgăm, và chính là sứ điệp của Ngài gửi cho hội thánh ngày hôm nay. Đối với người nào thay vì phóng khoáng về mọi sự nầy, hãy để cho họ đi chỗ khác hầu cho hội thánh có thể đem sứ điệp của Chúa Jêsus đến cho một thế giới đang bị tổn thương.
Nguyện Đức Chúa Trời vùa giúp chúng ta đứng vững vàng vì đạo Tin Lành trong kỷ nguyên thỏa hiệp đạo đức như thế nầy. Nếu người ta gọi chúng ta là hẹp hòi, nguyện chúng ta hãy nhận lấy điều đó như một lời ngợi khen và cứ trụ lại trên đường chạy. Chúng ta hãy sống eo hẹp theo như lẽ thật của Đức Chúa Trời là eo hẹp và rời rộng theo như ân điển của Đức Chúa Trời là rời rộng. Amen.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét