Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

Khải huyền 3:14-22: "Sự Rủa Sả Của Cơ Đốc Giáo Hâm Hẩm"


Sự rủa sả của Cơ đốc giáo hâm hẩm
Khải huyền 3:14-22
Có phải bạn là một người hâm hẩm?
Không có nhiều người sẽ trả lời “phải” cho câu hỏi đó.
Khi đến với chính trị, hâm hẩm hầu như đã trở thành một thứ đã tuyệt chủng rồi. Một là bạn bảo thủ hoặc tự do hay có thể là một người tự do, nhưng có lẽ bạn không phải là một người hâm hẩm. Một vài nhà chính trị quảng cáo bằng câu nói: “Hãy dồn phiếu cho tôi. Tôi là một người hâm hẩm”.
Có phải bạn là Cơ đốc nhân hâm hẩm? Việc ấy nương vào cách bạn định nghĩa từ ngữ mà thôi. Trong bản Kinh thánh King James, Philíp 4:5 chép: “Hãy cho mọi người biết thái độ hâm hẩm của anh em”. Ở đó, ông có ý nói: “Hãy sống với một tinh thần dịu dàng và biết quan tâm đến tha nhân. Đừng luôn đòi hỏi người ta phải sống theo cách của mình”. Đấy là loại hâm hẩm mà hết thảy chúng ta đều ao ước.
Nhưng có một loại Cơ đốc nhân hâm hẩm không được tốt như thế. Wilbur Rees mô tả con người nầy rất hoàn hảo như sau:
Tôi muốn mua giá trị Đức Chúa Trời với US$3, làm ơn đi.
Không đủ để làm nổ tung linh hồn hay phá rối giấc ngủ của tôi, song vừa đủ để có một ly sửa ấm hoặc một lát chợp mắt trong ánh mặt trời.
Tôi muốn một cân vĩnh cửu đựng trong cái túi chứa giấy tờ.
Tôi muốn mua giá trị của Đức Chúa Trời với chỉ US$3, làm ơn đi.
Cơ đốc nhân hâm hẩm có một Đấng Christ hâm hẩm, là Đấng đưa ra những đòi hỏi hâm hẩm.
Người ấy giữ Chúa Jêsus trong vòng tay e “việc tôn giáo” nầy lọt khỏi tay mình.
Hạng người giàu có đặc biệt rất nhạy cảm để trở thành Cơ đốc nhân “hâm hẩm”.
Đấy là những gì đã xảy ra chính xác ở một địa điểm có tên là Laođixê.
Đây là sứ điệp sau cùng trong loạt bài 7 Hội thánh ở Khải huyền 2-3. Trong bảy hội thánh nầy, không một hội thánh nào nhận được một lời xét đoán gay gắt hơn Hội thánh Laođixê. Nằm ở phía Đông thành Êphêsô 90 dặm và 45 dặm ở phía Nam thành phố Philađenphi, Laođixê là một thành phố giàu có nổi tiếng vì có những dòng suối đầy khoáng sản cách đó một vài dặm. Sử dụng một hệ thống kênh đào, các cấp lãnh đạo thành phố đặt ống dẫn nước hãy còn nóng lúc nó sủi bọt lên từ dưới đất, nhưng khi vào đến Laođixê thì nước hãy còn hơi ấm mà thôi.
Về bề ngoài, Hội thánh ở Laođixê tỏ ra mạnh mẽ và thịnh vượng. Rõ ràng là người nào đến thờ phượng ở đó, tự họ thấy vui vẻ và được phước. Họ đã sống trong một thành mà nhiều người khác phải ganh tỵ. Dường như là hội thánh nầy lôi kéo một số các thuộc viên của nó từ những gia đình giàu có sống trong thành Laođixê. Không giống như Simiệcnơ, dường như chẳng có sự bắt bớ nào hết, và chẳng giống như Bẹtgăm, không có một giáo lý giả hiệu nào cả. Chúng ta chẳng tìm thấy gì tương xứng với tình trạng phi luân nặng nề của Giêsabên và các đội binh hư hỏng của bà ta tại thành Thiatirơ.
Laođixê là một địa điểm rất thoải mái để sinh sống và một nơi rất thích ứng để đến với nhà thờ. Sự kết hợp ấy đã làm cho Chúa Jêsus phải nhuốm bịnh nơi dạ dày.
Chúng ta hãy nhìn vào sứ điệp của Đấng Christ viết cho một Hội thánh đầy dẫy với “những Cơ đốc nhân hâm hẩm”, họ đã ổn định với US$3 mua lấy giá trị của Đức Chúa Trời.
I. Lai lịch của Ngài
A. Lời của Ngài là thực.
"Nầy là lời phán của Đấng A-men, Đấng làm chứng thành tín chân thật" (câu 14a).
“Amen” thường là lời lẽ sau cùng của một lời cầu nguyện. Từ ngữ nầy có ý nói còn nhiều hơn là “Tôi nói xong rồi” hay “Chúng ta hãy ăn”. “Amen” là một dấu cho thấy có sự nhất trí. Vào thời điểm tôi đến Ấn độ 2 tuần lễ trong một sứ mệnh truyền giáo. Ngày hôm qua, khi tôi giảng trong một túp lều thật lớn, vị Mục sư quản nhiệm ngồi ở hàng ghế đầu với nụ cười thật tươi nở trên khuôn mặt của ông. Từng hồi từng lúc, ông đưa hai bàn tay lên rồi nói: “Amen!” Đây là cách nói của ông: “Đúng, tôi đồng ý với diễn giả. Điều ông ấy nói là sự thực".
Ở đây, Chúa Jêsus tự gọi mình là Đấng “Amen”. Ron Scates giải thích ở chỗ nầy như sau:
Đức Chúa Jêsus Christ quả thực là lời nói sau cùng. Lời nói sau cùng trong lịch sử nhân loại. Lời nói sau cùng trong đời sống cá nhân của bạn và của tôi. Chúa Jêsus là lời nói sau cùng. Không phải chứng ung thư. Không phải là ly dị. Không phải là phá sản. Không phải là sự chết. Không phải là địa ngục. Chúa Jêsus và chỉ một mình Chúa Jêsus, là lời nói sau cùng trong đời sống của bạn và của tôi, và Ngài sẽ có lời nói sau cùng trong đời sống của bạn và của tôi.
Chúa Jêsus là câu Amen sau cùng cho mọi sự mà Đức Chúa Trời đã phán dạy. Vì Ngài là “Đấng làm chứng thành tín chơn thật”, chúng ta có thể tin cậy Ngài một cách hoàn toàn.
Mọi sự Ngài phán đều là chơn thật.
Mọi sự Ngài nói đều là sự thực.
Điều đó là thực trong mọi thời đại.
Đối với Hội thánh tại thành Laođixê, việc ấy có nghĩa là khi Đấng Christ phát ra những lời tố cáo gay gắt kia, họ không thể tránh né đâu được, cho nên họ nói: “Đấy là ý kiến của Ngài thôi”. Không, đấy là lời của Con Đức Chúa Trời, là Đấng thành tín chơn thật trong mọi sự mà Ngài đã phán dạy.
Lời lẽ của tôi không mang lấy sức nặng đó vì tôi không thể xưng mình đang nói ra sự thực không dời đổi. Song khi Chúa Jêsus phán, hội thánh phải lắng nghe vì Ngài chỉ thốt ra lẽ chơn thật.
B. Lời của Ngài có uy quyền.
“Nầy là lời phán của . . . Đấng làm đầu cội rễ cuộc sáng thế của Đức Chúa Trời” (câu 14b).
Mệnh đề nầy có ý nói rằng mọi loài thọ tạo đều ra từ tay của Ngài. Ngài có mặt ở đó vào buổi ban đầu, và trước khi có buổi ban đầu, Ngài đã luôn hiện diện ở đó. Toàn bộ vũ trụ, sự hiện hữu của nó mắc nợ đối với quyền phép toàn năng của Ngài. Ngài tể trị trên từng loài chim đang bay kia, từng loài cá đang bơi lội đó, từng đóa hoa đang nở rộ, và từng con thỏ đang tung tăng nhảy qua cánh rừng. Không những Ngài đang tể trị, mà Ngài còn là chất keo của vũ trụ. Nếu Ngài thôi không kết gắn chúng lại với nhau, tự vũ trụ sẽ rả bèn ra hết.
Bạn có thích hít thở không? Tôi hy vọng bạn thích đó.
Bạn hít thở vì Chúa Jêsus ban cho bạn sự sống và hơi thở.
Chúng ta mắc nợ mọi sự đối với Ngài.
Khi Ngài phán, lời của Ngài là chơn thật và tuyệt đối có uy quyền.
II. Bản cáo trạng của Ngài
A. Bạn đang sống dửng dưng.
“Ta biết công việc của ngươi; ngươi không lạnh cũng không nóng. Ước gì ngươi lạnh hoặc nóng thì hay! Vậy, vì ngươi hâm hẩm, không nóng cũng không lạnh, nên ta sẽ nhả ngươi ra khỏi miệng ta” (các câu 15-16).
Tôi bối rối về ý nghĩa của câu nói nầy, vì tôi lấy làm lạ, tại sao Chúa Jêsus lại phán: “Ước gì ngươi lạnh hoặc nóng thì hay”. Khi ấy, một tư tưởng thoạt đến với tôi và biến điều đó ra đơn giản.
Từ ngữ khác chỉ nước “hâm hẩm” là từ gì? Nhiệt bình thường.
Bạn cần phải làm gì để biến nước thành nhiệt bình thường? Không làm gì hết.
Để nước lại một mình thì nó sẽ trở thành nhiệt bình thường.
Giả sử bạn cần nước nóng. Bạn cần phải làm một việc gì đó để làm cho nó nóng lên. Bạn cần phải cho nước vào trong cái bình đặt lên bếp hoặc đặt nước vào trong lò vi sóng. Nước nóng không tự nó nóng lên được.
Giả sử bạn cần nước lạnh. Bạn cần phải làm một việc gì đó để làm cho nó lạnh lên. Bạn cần phải để nước vào trong tủ lạnh hay bỏ đá vào trong nước. Dưới những hoàn cảnh thông thường, nước sẽ không hề trở lạnh nếu cứ bỏ mặc nó.
Cũng một thể ấy, đây là bản cáo trạng. Người thành Laođixê không phạm một tội cố ý nào, tỉ như phi luân, ngủ bậy ngủ bạ, khuyến khích đạo giả, hay chuộng theo các tiên tri giả. Để phạm phải các tội lỗi nầy, bạn phải làm một việc gì đó. Bạn phải đưa ra một loại quyết định nào đó để dịch chuyển theo hướng ấy.
Bạn trở nên hâm hẩm bằng cách nào? Không làm gì hết, và đấy là điều mà bạn sẽ trở thành. Một Cơ đốc nhân hâm hẩm chẳng khác gì hơn “nhiệt bình thường”. Cơ đốc nhân nào vừa trở nên thích ứng với môi trường của mình. Thay vì làm thay đổi thế giới ở chung quanh mình, người ấy để cho thế gian từ từ thay đổi người ấy.
Khi đối diện với những sự giàu có đời đời trong Đấng Christ, người thành Laođixê đã ổn định với US$3 mua lấy giá trị của Đức Chúa Trời. Và để làm cho vấn đề ra tệ lậu hơn, họ đã thấy vui vẻ về việc ấy.
Một số nhà thờ bắt lấy con đường ở chính giữa, tin theo lẽ thật nhưng không bằng lòng nắm lấy chỗ đứng cho lẽ thật đó. Họ vốn truyền giáo (trên danh nghĩa, ít nhất là như vậy) nhưng họ không phải là hội thánh chuyên về truyền giáo. Tôi đang viết ra mấy lời nầy từ một phòng khách sạn ở Ấn độ. Sáng nay, một trong những vị Mục sư địa phương đưa chúng tôi đi qua một thị trấn Hồi giáo, ở đó bạn có thể nhìn thấy những lá cờ màu xanh lá cây đang bay phấp phới, chỉ ra những gia đình Hồi giáo đang cư ngụ ở đó. Vì cớ căng thẳng liên tục, một vài Cơ đốc nhân sinh sống trong thành phố. Nhưng tôi nhìn thấy một nhà thờ với cây thập tự ở trên nó. Nhà thờ gì thế? Tôi tự hỏi.
Vị Mục sư quản nhiên đặt tên cho một hệ phái đặc biệt từng có danh tiếng về sự trung tín đối với Kinh thánh. Làm sao một ngôi nhà thờ như thế lại tồn tại được trong một thị trấn theo đạo Hồi chứ? “Người Hồi giáo bỏ họ lại một mình vì họ không truyền giáo". Nếu bạn không hề nói với ai về đức tin của bạn, bạn sẽ chẳng bị làm phiều đâu. Vị Mục sư tiếp tục nói: “Khi họ tấn công nhân sự của chúng tôi, người Hồi giáo nói: Sở dĩ như vậy là vì các ông đang tìm cách khiến người ta cải đạo sang Cơ đốc giáo".
Hội thánh tại thành Laođixê đã trở nên giống như ngôi nhà thờ kia trong thị trấn theo đạo Hồi. Họ đã làm theo lời dạy xưa: “Cùng đi thì mới cùng sống”. Đấy là phần định nghĩa chính xác về Cơ đốc giáo hâm hẩm.
Tại sao Đấng Christ lại ghét tình trạng hâm hẩm nhiều như thế chứ? Phần lớn là vì một người trong tình trạng nầy thậm chí chẳng nhìn biết tình trạng ấy nữa. Người ấy trượt vào một tình trạng hoàn toàn dửng dưng đến nỗi người không quan tâm đến tình trạng thuộc linh của mình. Không điều chi là vấn đề với người cả. Rốt lại, bởi định nghĩa “nhiệt bình thường” là phù hợp. Nó cảm thấy thích ứng. Người ấy cũng giống như bao người khác sống ở quanh ông ta.
Không quá nóng.
Không quá lạnh.
Người đang sống tốt mà, hay người nghĩ vậy. Một người thể ấy khó thể tiếp cận được trừ phi bạn gây sốc cho người ấy về tình trạng của người.
Cũng vậy, Đấng Christ nhả người ấy ra khỏi miệng Ngài.
Điều đó sẽ lôi kéo bạn phải vội vã chú ý ngay. Không một điều gì giống như điều đã được nói tới hội thánh thỏa hiệp ở Bẹtgăm hoặc thậm chí với hội thánh phi luân về đạo đức ở Thiatirơ. Trong một vài cách thức, họ dễ tiếp cận hơn là người thành Laođixê. Ít nhất là họ có thể nhìn thấy lỗi lầm trong mọi đường lối của họ vì nó quá rõ ràng và đã được xác định.
Không phải như vậy với tình trạng hâm hẩm. Như tôi đã suy gẫm về điều nầy, cái điều xảy ra cho tôi thấy là tội lỗi nầy đặc biệt có giữa vòng những kẻ đi nhà thờ lâu nay. Rốt lại, bạn từng có mặt trong nhà thờ một vài năm, bạn “biết rõ những sợi dây”, phải nói như thế. Bạn biết hệ thống hoạt động ra sao, bạn biết rõ tiếng lóng, bạn biết chỗ để ngồi, sinh hoạt của hội thánh diễn tiến ra sao, và bạn biết rõ cổ máy của nhà thờ hoạt động thể nào. Những gì dường như mới mẻ và phấn khích hiện nay đều là cái nón cũ đối với bạn. Mọi sự trở thành dễ hiểu giống như chiếc giày cũ vậy.
Tôi nhận ra rằng tôi có khuynh hướng phải hâm hẩm giống như bất cứ ai đang đọc bài giảng nầy. Tôi là một Cơ đốc nhân lâu nay, thật là dễ chấp nhận như thế. Cái điều gây kinh ngạc cho những tân tín hữu có thể không làm cho tôi phải ngạc nhiên đâu. Vì vậy tôi đã cầu nguyện khi tôi viết ra mấy câu nầy: “Lạy Chúa, xin tỏ cho con biết sự thật về bản thân mình. Xin loại bỏ hết mọi sự dửng dưng phủ lấy công tác của Đức Thánh Linh trong đời sống của con sau khi con rao giảng cho nhiều người khác, con lại thấy mình bị Chúa Jêsus nhả ra”.
B. Bạn đang sống kiêu căng.
“Vả, ngươi nói: Ta giàu, ta nên giàu có rồi, không cần chi nữa; song ngươi không biết rằng mình khổ sở, khốn khó, nghèo ngặt, đui mù và lõa lồ” (câu 17).
Ở đây, Đấng Christ tỏ ra rằng nan đề có trong tấm lòng. Và cho tới chừng nào tấm lòng được thay đổi, không một điều gì có thể thay đổi. Hãy lưu ý cụm từ ngắn ngủi ấy: “Vả, ngươi nói".
Ta giàu!
Ta ăn mặc đẹp!
Ta có thể nhìn thấy!
Sự kiêu ngạo đã làm mù mắt họ không nhìn thấy tình trạng thuộc linh của họ. Tiền bạc có một phương thức làm như thế đối cùng hết thảy chúng ta. Khi mới đây tôi rao giảng phân đoạn Kinh thánh nầy, tôi rút một số tiền ra khỏi ví của mình rồi cầm lấy nó. Ngay lập tức mọi con mắt đều nhìn dồn về số tiền trên tay tôi. Khi tôi nói, người ta cứ mãi nhìn vào số tiền ấy, chứ chẳng nhìn vào tôi.
Sự việc ấy đang xảy ra theo cách ấy từng hồi từng lúc.
Tiền bạc hầu như có tính cách thôi miên. Chúng ta không thể dời con mắt mình khỏi nó được. Chúng ta yêu mến tiền bạc vì với tiền bạc chúng ta có thể mua sắm bất cứ thứ gì chúng ta muốn. Sau cùng, tôi phải nhét mấy tờ hóa đơn vài túi để tôi có thể hoàn tất xong bài giảng của mình. Tiền bạc đang thực thi nhiều điều điên dại cho con người, thậm chí cho hạng Cơ đốc nhân thực sự tốt đẹp nữa.
Nó khiến chúng ta tưởng chúng ta đang sống thực sự tốt đẹp hơn.
Nó cách ly chúng ta nghịch lại nổi đau của thế gian.
Nó cung ứng cho chúng ta minh chứng rằng chúng ta phải làm việc chi đó đúng đắn.
Chúng ta phải rõ ràng về một điểm. Tiền bạc không phải là nan đề. Những tờ hóa đơn kia chỉ là những mẫu giấy nhỏ có mực xanh và mực đen. Ấy chẳng phải là tiền bạc, mà là lòng yêu mến tiền bạc đưa chúng ta vào trong rối rắm.
Tôi không nghi ngờ chi, Hội thánh ở Laođixê đang được sánh tốt hơn các Hội thánh khác trong Khải huyền 2-3. Nhưng chính việc cung ứng cho họ sự giàu có đã đem lại căn bịnh lãng phí cho linh hồn họ. Lẽ ra họ nên nghèo ngặt giống như hội thánh Simiệcnơ và nhìn biết phước hạnh của Đức Chúa Trời hơn là sống giàu có và bị Chúa Jêsus chối bỏ.
Và tệ hại nhất, ấy là họ tưởng họ đang sống rất đàng hoàng. Trong thời của chúng ta, họ sẽ là hội thánh lớn với một tòa nhà xinh đẹp, một nơi đậu xe khang trang, một ban trị sự xuất sắc, một ngân sách đồ sộ, nhiều chương trình, và một danh tiếng tốt trong cộng đồng. Không có gì sai trái với với bất kỳ thứ nào trong số nầy, song phân đoạn nầy nhắc nhở chúng ta rằng một hội thánh “thành công” không luôn luôn là một hội thánh mà Đức Chúa Trời sẽ tán thưởng.
III. Lời mời gọi của Ngài
Hãy tỉnh thức!
“Ta khuyên ngươi hãy mua vàng thử lửa của ta, hầu cho ngươi trở nên giàu có; mua những áo trắng, hầu cho ngươi được mặc vào và điều xấu hổ về sự trần truồng ngươi khỏi lộ ra; lại mua thuốc xức mắt đặng thoa mắt ngươi, hầu cho ngươi thấy được. Phàm những kẻ ta yêu thì ta quở trách sửa phạt; vậy hãy có lòng sốt sắng, và ăn năn đi” (các câu 18-19).
Laođixê được biết đến là một thành phố của nhiều nhà băng (nhờ đó “vàng được luyện trong lửa”) và những bộ áo đẹp được làm bằng len (nhờ đó “mặc áo trắng”) và thuốc xức mắt (nhờ đó “đặng thoa mắt”). Ngài chạm đến những điểm kiêu ngạo của họ để tỏ ra tình trạng nghèo ngặt thuộc linh của họ.
Cho tới chừng nào bạn nhìn thấy nhu cần của mình, bạn sẽ không bao giờ nhận được gì tốt hơn.
Tôi có ấn tượng bởi tính cách cá nhân trong lời kêu gọi của Đấng Christ. Nếu có ai đến nói với tôi: “Ông làm cho tôi muốn ói quá”, tôi cũng mong rằng chính người ấy sẽ nói: “Tôi mến ông nhiều hơn là ông biết nữa đấy”. Nhưng khi bạn yêu mến ai đó, bạn có thể ghét điều chi đang hủy diệt họ và yêu mến họ càng hơn.
Bậc cha mẹ đang thực thi điều nầy từng hồi từng lúc. Nếu họ nhìn thấy con cái họ đang lún sâu vào con đường tự hủy diệt, họ sẽ không đứng rỗi cạnh bên mà chẳng làm một việc gì. Họ sẽ nói ra một điều gì đó, ngay cả họ chẳng biết điều họ nói ra sẽ làm cho con cái họ giận dữ nữa là.
Cũng một thể ấy với Chúa chúng ta.
Ngài yêu thương chúng ta nhiều đến nỗi Ngài sẽ không để cho chúng ta trụ lại trên con đường đó đâu.
Con đường ở trước mặt là tỉnh thức và công nhận nhu cần của mình. Cho tới chừng nào bạn làm được như thế, bạn không bao giờ thấy khá hơn đâu.
Hãy mở cửa ra!
“Nầy, ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người, và người với ta” (câu 20).
Ở đây, lời kêu gọi có tính cách riêng tư cực kỳ. Sự việc giống như Chúa Jêsus xây khỏi hội thánh như một tổng thể rồi chỉ nhắm vào một người mà thôi.
Chúa Jêsus đang gõ cửa, luôn luôn gõ cửa.
Ngài chờ đợi ai đó ra đến tận cánh cửa.
Tôi thấy sự khích lệ rất lớn trong tư tưởng nầy. Mặc dù có nhiều người khác sẽ bỏ mặc Chúa Jêsus, bạn vẫn có thể mở cánh cửa ra. Chồng hay vợ của bạn có thể chẳng thấy ích chi về Chúa Jêsus, nhưng bạn có thể mở cánh cửa ra. Bạn bè của bạn có thể say đắm với thế gian đến nỗi lời kêu gọi của Đấng Christ chẳng có ý nghĩa gì đối với họ. Nhưng bạn có thể mở cánh cửa ra. Bạn có thể là chi thể của một hội thánh hâm hẩm, song bạn vẫn có thể bước ra cửa rồi mời Đấng Christ ngự vào.
Ngài muốn bước vào trong.
Ngài chờ đợi để bước vào trong.
Không những Ngài chờ đợi để bước vào trong, Ngài còn muốn dùng bữa tối với bạn nữa. Chẳng có một bức tranh nào đẹp hơn nói tới đời sống Cơ đốc cho bằng hình ảnh nầy. Chúng ta có thể có Chúa Jêsus là bạn cùng dùng bữa từng ngày một. Chúng ta không phải dùng bữa tối một mình đâu. Chúa Jêsus muốn chia sẻ một bữa ăn với chúng ta. Và không những thức ăn nhanh từ lúc ở trên làn xe chạy đâu. Ngài còn muốn một bữa ăn thật lâu với cuộc trò chuyện ấm áp bên ngọn lửa tí tách kia nữa là.
Há chẳng đáng kinh ngạc khi hội thánh tệ lậu nhất lại nhận được lời mời trân trọng thể ấy sao? Há hội thánh ấy không giống như Chúa Jêsus sao? Sau khi tỏ ra thái độ dửng dưng của họ, Ngài ban cho họ chính mình Ngài. Sự thể giống như các trò chơi mà chúng ta tham dự, ở đó có người nói: “Nếu bạn có thể dùng bữa với bất kỳ ba nhân vật nào trong lịch sử, bạn sẽ chọn ai chứ?” Giả sử bạn thốt ra một câu như Hoàng hậu Catherine, Johnny Cash, và Socrates. Đây là một câu chuyện rất vui vẻ. Nhưng trong phân đoạn Kinh thánh của chúng ta, chỉ có một câu trả lời mà thôi.
Dùng bữa tối với Chúa Jêsus.
Chỉ có hai người mà thôi.
Bạn và Chúa Jêsus, trò chuyện nhiều trong khi quí vị dùng bữa chung với nhau.
Đúng là một sự ban hiến cho!
Tôi thích một bữa ăn giống như thế.
Còn bạn thì sao?
Trong tấm lòng tôi
Khi ấy, phần kết luận vĩ đại đến với bức thư nầy:
“Kẻ nào thắng, ta sẽ cho ngồi với ta trên ngôi ta, như chính ta đã thắng và ngồi với Cha ta trên ngôi Ngài. Ai có tai, hãy nghe lời Đức Thánh Linh phán cùng các Hội thánh!” (các câu 21-22).
Có khi chúng ta tranh luận về việc có nên sử dụng Khải huyền 3:20 khi chúng ta khuyên nài người ta đến với Đấng Christ hay không!?! Tôi nghĩ đây là một hình ảnh đẹp nói tới Đấng Christ đến thật nhiều lần với tấm lòng của nhân loại. Ngài đến, Ngài gõ cửa, Ngài kêu gọi chúng ta, và rồi Ngài chờ đợi chúng ta đáp ứng. Phần nhiều người trong các bạn đã nhìn thấy bức tranh nổi tiếng do Holman Hunt vẽ, trong đó Đấng Christ đang đứng ngay nơi cửa của một ngôi nhà tranh của người Anh. Mọi sự dường như bình thường cho tới khi bạn nhận ra rằng chẳng có cái chốt cửa ở phía ngoài.
Cánh cửa phải được mở từ bên trong kìa.
Cũng một thể ấy cho hết thảy chúng ta suốt mọi thời đại. Đấng Christ đến với chúng ta thật nhiều lần và phán: “Ta muốn có thì giờ với ngươi”. Ngài kêu gọi chúng ta. Rồi Ngài chờ đợi chúng ta đáp ứng.
Đối với người nào ra mở cửa, Đấng Christ liền ngự vào. Tôi thấy niềm hy vọng thật lớn ở đây cho từng Cơ đốc nhân nào cảm thấy xa rời đối với Chúa. Theo một ý nghĩa, lời mời gọi sau cùng nầy nói với tất cả bảy hội thánh trong Khải huyền 2-3, và nhơn đó lời mời ấy nói với hết thảy các Cơ đốc nhân, ở khắp mọi nơi, khắp mọi thời đại.
Đấng Christ vẫn còn đứng ngoài cửa mà gõ.
Ngài đang chờ bạn bước đến rồi mở cánh cửa ra.
Đừng để cho tội lỗi và thất bại của bạn giữ bạn không đến với Chúa Jêsus. Đấng Christ đã đến vì hạng tội nhân, và chính hạng tội nhân đang cần đến một Cứu Chúa. Cũng một thể ấy với kẻ dại dột, kẻ sa lầy, kẻ sai lầm, lẫn lộn, kiệt lực, chán nản, tái phạm, thỏa hiệp, bị áp bức, và hạng người không ưa thích nhà thờ, kẻ nào mong muốn và mơ ước cùng hy vọng kín đáo về một khởi sự mới, hãy để lòng đi:
Đấng Christ đã đến vì bạn.
Ngài đang đứng nơi cửa và gõ.
Liệu bạn có mời Ngài ngự vào không?
Đối với người nào trả lời “yes”, Ngài ngự vào trong và biến người thành nơi ngự của Ngài. Và rồi Ngài làm cho mọi sự được trở nên mới. Nếu chúng ta nghinh đón Ngài ngay bây giờ, chúng ta sẽ trị vì với Ngài cho đến đời đời. Tôi không thể nghĩ được có điều gì tốt hơn thế.
Chúng ta nên nhận lãnh Chúa Jêsus ngay bây giờ.
Chúng ta có Ngài cho đến đời đời.
Tôi khuyên bạn hãy chú ý giọng nói của Chúa Jêsus, hãy mở cửa ra, rồi nói: “Lạy Chúa Jêsus, Ngài được tiếp nghinh vào đời sống con ngay hôm nay”.
Một điệp khúc giai điệu Tin Lành thiếu nhi rất hay như sau:
Ngự vào lòng con, ngự vào lòng con,
Lạy Chúa Jêsus, xin ngự vào lòng con.
Xin ngự vào hôm nay. Xin ngự vào hôm nay.
Lạy Chúa Jêsus, xin ngự vào lòng con.
Nguyện đấy sẽ là kinh nghiệm của bạn khi bạn mở cửa lòng mình ra đón Chúa Jêsus.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét