Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012

II Các Vua 1: "Không Có Đức Chúa Trời Sao?"


Không Có Đức Chúa Trời Sao?
– II Các Vua 1
Đây là câu chuyện nói tới chuyến đi sau cùng của Êli. Đức Chúa Trời có một việc sau cùng dành cho sơn nhân của Ngài, và rồi Ngài sẽ đưa ông về trời. Câu chuyện bắt đầu theo cách nầy: “Sau khi A-háp băng hà, dân Mô-áp phản nghịch cùng Y-sơ-ra-ên. A-cha-xia…” (câu 1). Achaxia là con trai của Aháp. Chúng ta thấy sau đó Aháp có hai người con trai, và cả hai đều chống nghịch Đức Giêhôva. Khi Aháp qua đời, người con lớn là Achaxia lên nối ngôi của Israel. Hãy nhớ rằng Giêsabên hãy còn sống kia. Bà ta sẽ còn sống trong nhiều năm nữa. Bà ta thực sự là người trị vì rất hiệu quả trên xứ Israel. Nhưng một trong hai người con của Aháp giờ đây đang ngồi trên ngai vàng. Người nầy chỉ ngồi trên ngai vàng trong hai năm ngắn ngủi và rồi người ra đi. Và đây là câu chuyện nói tới cách ông ta qua đời, ngày nay câu chuyện chiếm lấy sự chú ý của chúng ta.
Bây giờ, đây là vấn đề. Achaxia đã té ngang qua song lầu phòng cao của mình ở Samari và bị thương nặng. Bậc vua chúa bị thương là điều thực sự hiếm khi lắm. Nếu nhà vua bị thương ngoài chiến trường, đấy sẽ chấn thương rất đáng nể và là phương thức danh dự để chết. Nhưng té ngang qua song lầu rồi chạm mặt đất ở bên dưới, điều nầy thì ly kỳ thay. Chắc chắn đây là điều mà bạn không muốn công khai. Chúng ta không biết tại sao điều nầy lại xảy ra. Có ai đó đẩy ông ta té ngã không? Ông ta vấp ngã ư? Ông ta có say rượu không đó? Chúng ta không biết. Khi ông ta chạm mặt đất, thì rõ ràng là ông ta đã bị thương nặng rồi đấy. Và chẳng có ai có thể giúp đỡ cho ông ta cả. Không một ai trong cả xứ Israel có thể chữa lành các thương tích của ông ta. Vì vậy, ông ta nhũ thầm: “Ta cần sự cứu giúp từ trên cao”. Chỉ bởi trên cao thôi, ông ta chớ hề nghĩ đến Giêhôva Đức Chúa Trời của Israel; ông ta đã nghĩ đến một đấng nào khác kìa.
Vì vậy, ông ta gửi lời các sứ giả: “hãy đi cầu vấn Ba-anh-Xê-bụt, thần của Éc-rôn, đặng cho biết ta sẽ lành bịnh này chăng?” (câu 2).
Danh xưng Baanh Xêbụt xuất hiện chỉ ở đây trong Cựu Ước. Tất nhiên, Baanh là tên của tà thần mà Giêsabên đã mang vào xứ. Hắn là thần mặt trời, thần của bão táp, thần của mùa màng. Hắn là thần của các xứ theo tà giáo ở chung quanh xứ Israel. Phần còn lại của danh xưng nghe rất kêu lắm. Xêbụt thực sự mang đến cho bạn âm thanh … X..x…x..êbụt, X..x…x..êbụt, từ nầy có nghĩa là tiếng vo vo của loài ruồi. Baanh Xêbụt theo nghĩa đen có ý nói tới “chúa tể của loài ruồi”. Baanh Xêbụt là danh xưng đặc biệt nói tới thần linh của dân sự thuộc khu vực Écrôn, một thành nằm trên bờ Biển Địa Trung Hải. Đây là một trong năm thành phố chính của người Philitin. Khi họ dâng các thứ của lễ cho Baanh Xêbụt, người Philitin đã tin thần nầy có thể tiên đoán cuộc tương lai. Điều nầy rất thực, đây là công việc của ma quỉ làm qua tà thần. Đấy là lý do tại sao Achaxia muốn tư vấn Baanh Xêbụt. Ông ta muốn biết ông ta sẽ khá hơn hay là không, hoặc ông ta sẽ chết đi vì các chấn thương của mình.
Có một cách duy nhứt nắm bắt câu chuyện nầy. Israel vốn có một Đức Chúa Trời rồi, là Giêhôva Đức Chúa Trời của Israel. Thay vì xây sang Đức Chúa Trời chơn thật, Achaxia đặt tương lai mình vào hai bàn tay của Baanh Xêbụt.
Ôi chao ôi!
Tôi dừng lại ở đây để bình luận rằng, ở một cấp độ chúng ta có thể hiểu nổi ao ước của Achaxia. Hết thảy chúng ta đều muốn biết rõ cuộc tương lai. Chúng ta muốn biết điều chi sẽ xảy ra vào ngày mai, ngày mốt, tuần kế, tháng tới, năm tới. Các tập đoàn lớn chi hàng triệu đôla cho những nhà tư vấn, họ có thể dự đoán mọi xu hướng làm ăn trong tương lai. Nếu bạn có người thân với bịnh ung thư, bạn muốn biết tương lai đang nắm giữ điều gì. Nếu bạn có con cái, bạn thường lấy làm lạ (và có khi lo lắng nữa) về mọi quyết định chúng đưa ra. Ngay giờ phút nầy, tôi muốn biết rõ tương lai của chính mình. Ít nhất, tôi nghĩ mình sẽ biết được đấy. Có lẽ tôi sẽ không vui nếu như tôi biết được cuộc tương lai đó. Ai biết nào? Nếu bạn là một nhà đầu tư, bạn sẽ muốn biết rõ về thị trường chứng khoán. Đấy là lý do tại sao người ta xem Cramer chọn cổ phiếu của mình trên CNBC gọi là “Mad Money” (tiền điên). Người ta gào lên “ôi chao ôi” với Cramer và ông hô to “ôi chao ôi” trả lại. Khi ấy, họ nói ra một việc đại loại như: “Jim ơi, ông nghĩ gì về Nước Sinh Tố của Bắc Dakota (Amalgamated Fruit Juice of North Dakota – viết tắt là AFJND)?” Ông ta đập vào cái nút, rồi đạt tới phần lịch sử thị trường chứng khoán mới đây của AFJND. Tiếp đến, ông ta bắt đầu gào lên về mùa cam ở North Dakota không được trúng năm nay và mùa cam thì trúng hơn ở Florida, còn lúa mì ở North Dakota trông rất trúng đấy, nhưng ông ấy nghĩ thị trường chứng khoán đã đắt lên. “Đúng là đồ đểu! Hãy bỏ đi”. Và ông ta đập vào cái nút, khi ấy bạn nghe thấy một âm thanh giống như nước xả ra vậy. Ông ta nói: “Tôi muốn nhắm vào hiệp hội củ hành Mỹ. Chúng là giống tốt nhứt”. Và rồi ông bước qua chỗ kế đó. Chỉ nghe thấy bang, bang, bang. Tiếng ấy không thể cưỡng lại được. Nó làm cho mê hoặc. Tôi nghĩ ông là người rất am hiểu và có nhận định tốt. Nhưng có một việc quan trọng ở đây. Cramer là một bậc thầy, một thiên tài ở thị trường chứng khoán. Hay dường như vậy. Tôi chưa đủ tư cách để xét nét. Nhưng tôi xem vì đây là buổi trình diễn rất hay, và tôi muốn biết tương lai cũng nhiều y như bao người khác. Và ngay cả tôi không có tiền ở AFJND hay ở hiệp hội củ hành Mỹ nữa.
Chuyện sẽ trở nên riêng tư hơn khi bạn lấy làm lạ về sức khỏe của chính bạn hay sức khỏe của người bạn đời hay của con cái bạn. Bạn muốn biết không hiểu con cái của mình có chịu kết hôn hay không, và nếu có, thì ai sẽ là người may mắn đây? Chúng sống có hạnh phúc không? Cuộc hôn nhân đó có kéo dài không? Và chừng bao lâu nữa thì chúng sẽ đem cháu qua đây chứ? Bạn suy nghĩ về sự nghiệp của chính mình rồi tự hỏi: “Lạy Chúa, phải chăng đây là điều mà con dự tính cho phần đời còn lại của mình? Nếu không phải vậy, không cứ cách nào đó Ngài có thể giúp cho con biết được chăng?” Điều đó hoàn toàn là dễ hiểu thôi. Hết thảy chúng ta đều tự hỏi những việc đại loại như thế. “Lạy Chúa, con có những ước mơ và mọi điều lo toan. Con có nhiều thứ làm nặng lòng con. Lạy Chúa, đâu là tương lai của chính con? Xin chỉ cho con đường lối con phải theo”.
Crossing Over
Tôi không phê phán Achaxia về việc muốn biết mình có được hồi phục hay không!?! Điều đó rất tự nhiên. Nhưng ông ta đến không đúng chỗ rồi. Đến không đúng chỗ sẽ cho thấy đấy là một sai lầm nghiêm trọng. Và chúng ta sẽ không lấy làm ngạc nhiên vì khi người ta đâm chán nản, họ sẽ xây qua bất kỳ nguồn nào hứa hẹn với họ sự cứu giúp. Bạn trao đổi với một người bạn trên điện thoại. Bạn gọi đường dây nóng đồng cốt. Bạn nhìn vào lá số tử vi của mình. Thậm chí bạn sẽ gọi một đồng cốt, một người theo thuyết duy linh. Hết thảy chúng ta có khuynh hướng nghĩ tới đồng cốt giống như thể chúng là mụ phù thủy trong truyện cổ tích vậy. Đồng cốt ngày hôm nay trông giống như bạn và tôi. Còn thanh niên điển trai trên vở kịch Crossing Over thì sao? Anh ta trông giống như gã bên cạnh đây. Dễ mến lắm. Đẹp trai nữa. Ăn mặc đàng hoàng nhưng không quá chải chuốt. Nụ cười thân thiện. Thái độ thật tự nhiên. Trông anh ta giống như vận động viên hàng đầu kia kìa. Anh ta thật giống như một gã toàn Mỹ. Loại láng giềng mà bất cứ ai cũng muốn có. Thậm chí anh ta còn có một quyển sách cầu kinh Mân Côi nữa. Bạn nhũ thầm: “Một thanh niên Công giáo đây mà”. Mà cũng phải đấy, anh ta xưng mình có thể tiếp xúc với những người thân đã quá cố. Người ta trả thật nhiều tiền để đến với các buổi nhóm, ở đó anh ta xưng mình có thể tiếp nhận các sứ điệp đến từ ai đó đã “qua đời rồi”. Anh ta cũng ăn mặc đàng hoàng lắm kia. Thiệt là may. Ăn nói lưu loát, hội hiệp cũng nhanh không kém, xưng mình có thể nghe thấy các giọng nói hay tiếp thu các hình ảnh đến từ “cõi kia”. Sứ điệp luôn luôn đến từ kẻ chết là: “Chúng tôi đang bình yên mà. Đừng lo về chúng tôi. Bạn đang ăn ở đàng hoàng đấy và chúng tôi yêu mến bạn”. Thiệt là an ủi.
Anh ta xưng mình là đồng cốt và là một nhà tâm linh với một khả năng kỳ lạ nói trước cuộc tương lai và giao thông với kẻ chết. Tôi hiểu lý do tại sao người ta đến gặp anh ta vì anh ta trông bình thường như bao người khác mà bạn từng gặp gỡ. Làm ơn hiểu cho. Nổi ao ước muốn biết cuộc tương lai tự bản thân nó chẳng có gì sai. Cái sai là đi tới chỗ không đúng. Người nào đi gặp đồng cốt đang uống từ một dòng suối bẩn thỉu, và những gì họ nhận lãnh không đến từ Đức Chúa Trời. Những điều họ nhận lãnh sẽ trở thành chất độc hủy diệt linh hồn họ.
Sứ điệp sau cùng của Êli
Có nhiều việc không thay đổi bao nhiêu trong ba ngàn năm. Lỗi lầm lớn lao của Achaxia là đến không đúng chỗ. Vì vậy, ông ta đã sai sứ giả mình đi xuống Écrôn. Ở đó họ sẽ tiếp xúc với Baanh Xêbụt để xem coi nhà vua có hồi phục từ các thương tích của ông ấy chăng!?! Chúng ta xem lại câu chuyện một lần nữa ở câu 3: “Nhưng thiên sứ của Đức Giê-hô-va phán với Ê-li, người Thi-sê-be, rằng: Hãy chổi dậy, đi lên đón các sứ giả của vua Sa-ma-ri, và nói với họ rằng: Trong Y-sơ-ra-ên há không có Đức Chúa Trời sao, nên ngươi đi cầu vấn Ba-anh-Xê-bụt, thần của Éc-rôn?”
Hãy chú ý cụm từ “đi lên”. Các bản dịch cũ sử dụng từ “trở dậy”. Cũng y như khi Đức Chúa Trời bảo ông phải đối diện với Aháp qua việc giết Nabốt. “Hãy chờ dậy” “Hãy đi lên, Êli ơi. Ta có một việc nhờ ngươi làm đây”. Hãy đi rồi hỏi ông ta một câu: “Trong Israel há không có Đức Chúa Trời sao?” Trong Isarel há không có Giêhôva Đức Chúa Trời Toàn Năng sao, để ngươi phải đi xuống gặp những kẻ theo tà giáo rồi ngươi cầu hỏi tà thần về tương lai chứ? Giờ đây, hãy đến với các tin xấu ban cho Achaxia: “Ngươi sẽ không xuống khỏi giường mà ngươi đã lên, nhưng hẳn sẽ chết. Đoạn, Ê-li đi”. Đấy là mọi sự có trong tin xấu đó. Đức Chúa Trời đã ban cho ông sứ điệp, và Êli phải phát nó ra. Bùm! Giống như bao lần khác. Người ta chẳng thấy ông ở đâu hết, ông xuất hiện rồi ban ra sứ điệp, và ông biến mất. Rõ ràng các sứ giả bối rối đến nỗi họ không đi đến Écrôn. Họ quay trở lại với nhà vua bằng tường trình nầy:
“Có một người đi lên đón chúng tôi, và nói với chúng tôi rằng: Hãy trở về cùng vua đã sai các ngươi, và nói với người rằng: Đức Giê-hô-va đã phán như vầy: Trong Y-sơ-ra-ên há không có Đức Chúa Trời sao, nên ngươi sai đi cầu vấn Ba-anh-Xê-bụt, thần của Ec-rôn? Bởi cớ đó, ngươi sẽ không xuống khỏi giường mà ngươi đã lên, nhưng hẳn sẽ chết!” (câu 6). Vì thế, nhà vua muốn biết ai dám đưa ra một sứ điệp tiêu cực như thế. Tôi thích câu trả lời của họ vì rõ ràng là họ chẳng có ý niệm gì về ông là ai hết. Họ mô tả Êli như vầy: “Người đó mặc áo lông, và thắt lưng bằng dây da” (câu 8). Theo L.L. Bean, đây là cách ăn mặc của người vùng miền núi, họ luôn ăn mặc như thế. “Vua nói rằng: Ấy là Ê-li, người Thi-sê-be” .
Hạng người hư mất đang quan sát chúng ta
Hãy suy nghĩ về việc nầy trong một phút xem. Nhà vua biết rõ Êli. Tại sao chứ? Vì Êli đã xử lý với Aháp cha của ông ta. Hạng người hư mất quan sát chúng ta nhiều hơn là chúng ta biết nữa. Hạng người hư mất chú ý chúng ta nhiều hơn là chúng ta mong mõi nữa. Hạng người hư mất biết nhiều hơn chúng ta nghĩ họ biết nữa. Nhiều hơn bất cứ điều chi khác, hạng người hư mất biết chúng ta nhận biết Đức Chúa Trời hay là không. Họ quan sát chúng ta để xem coi họ chúng ta có sống thực hay không!?! Họ quan sát chúng ta từ đàng xa. Những người bạn đồng sự của bạn đang quan sát bạn đấy. Những kẻ láng giềng đang quan sát bạn kìa. Những người bà con chưa được cứu của bạn đang quan sát bạn đó. Có thể họ không nói nhiều với bạn. Có thể bạn chưa nhận ra sự việc ấy. Có thể bạn chưa nghe biết về họ trong nhiều năm trời. Nhưng ngày sẽ đến khi bạn nhận ra rằng có người đang quan sát bạn mọi lúc mọi khi rồi đưa ra những kết luận về đức tin, sự ngay thẳng và tình trạng chơn thật của bạn. Và họ đang rút tỉa những kết luận về thực tại đức tin của bạn nơi Đức Chúa Trời.
Tôi tin Đức Chúa Trời thường ban cho hạng người hư mất cái nhìn sâu sắc vào các Cơ đốc nhân ở chung quanh họ. Nói như thế là nói tôi tin Thánh Linh của Đức Chúa Trời ban cho hạng người hư mất khả năng xem thấu tận cốt lõi chúng ta là ai. Nếu bạn đến với hạng người hư mất rồi cung ứng cho họ một bài tập về giáo lý, họ sẽ đánh hỏng nó. Nhưng nếu bạn lấy một người bị hư mất rồi đặt một nhóm Cơ đốc nhân mà họ biết ở trước mặt họ, tôi tin hạng người bị hư mất kia chẳng chút bối rối khi họ cho biết: “Ông, bà nầy là tín đồ ư, tôi không nhìn thấy họ có gì quan trọng hết”. Có thể họ chẳng hiểu gì về Ba Ngôi Đức Chúa Trời hay toàn bộ sự hư mất, và hết thảy quan niệm nói tới sự tái lâm trước thời kỳ thiên hi niên của Đấng Christ có thể là một lẽ mầu nhiệm đối với họ, song hạng người hư mất có thể nói ra sự khác biệt giữa thực và hư. Nếu bạn hồ nghi, chỉ cần hỏi ai đó trong số bạn hữu mình chưa được cứu xem: “Bạn thấy gì khi bạn nhìn vào tôi?” Bạn sẽ lấy làm kinh ngạc nơi câu trả lời cho xem.
Vì nhà vua biết rõ. Ông đáp: "Ấy là Ê-li, người Thi-sê-be”.
Giờ đây, nhà vua sai một số người đi bắt Êli. Ông ta sai một viên quan cai đi với toán quân 50 người. “Quan cai năm mươi lính đi với năm mươi lính mình lên cùng Ê-li Vả, Ê-li đang ngồi trên chót gò” (câu 9). Tôi thích ở chỗ Êli đang ngồi trên chót gò, đang trò chuyện với Chúa, ông đang hứng đón các tia sáng, ông đang thưởng thức ban ngày. Ông không còn ẩn trốn lúc bấy giờ. Ông ra chỗ công khai, ở đó ai nấy đều nom thấy ông. Và viên quan cai 50 người kia nói: “Hỡi người của Đức Chúa Trời, vua đòi ông xuống”. Bạn nghĩ nhà vua muốn điều gì chứ? Nhà vua muốn quăng ông vào trong nhà ngục. Êli nói: “Nếu ta là người của Đức Chúa Trời, nguyện lửa từ trên trời giáng xuống thiêu đốt ngươi, luôn với năm mươi lính của ngươi đi!” (câu 10). Tôi dám chắc rằng đấy là việc sau cùng mà viên quan cai rất muốn nghe. Kỳ thực, đấy là việc sau cùng ông ta đã nghe vì câu kế tiếp chép: “Lửa từ trên trời liền giáng xuống thiêu đốt quan cai và năm mươi lính của người”.
Rõ ràng nhà vua là một kẻ chậm tiếp thu vì ông ta đã sai quan cai khác đi với 50 lính mình đến bắt Êli. Cũng câu chuyện ấy, lần thứ nhì.
“"Hỡi người của Đức Chúa Trời, vua phán như vầy: Hãy mau mau xuống. Nếu ta là người của Đức Chúa Trời, nguyện lửa từ trên trời giáng xuống thiêu đốt ngươi với năm mươi lính của ngươi đi. Lửa của Đức Chúa Trời liền từ trời giáng xuống thiêu đốt quan cai với năm mươi lính của người” (các câu 11-12).
Tôi sẽ đi đâu trừ ra đến với Chúa chứ?
Bùm! Cũng một thể ấy, lửa giáng xuống từ trời thiêu đốt viên quan cai thứ nhì cùng 50 lính của ông ta. Vì vậy, nhà vua sai viên quan cai thứ ba đến với 50 lính của mình. Tôi e họ là những kẻ tình nguyện. Tôi hình dung viên quan cai đã sử dụng một loại thuyết phục rất mạnh mẽ. Viên quan cai thứ ba, là kẻ lanh lợi hơn nhà vua, ông ta quyết định không muốn mình sẽ kết thúc trong ngọn lửa.
Viên quan cai thứ ba nầy đi lên rồi phủ phục xuống trước mặt Êli.
“cầu xin người rằng: Hỡi người của Đức Chúa Trời, xin ông xem quí trọng mạng sống của tôi và mạng sống của năm mươi người này, là kẻ tôi tớ ông! Kìa, lửa đã giáng từ trời, thiêu nuốt hai quan cai năm mươi lính trước, và năm mươi lính của họ; nhưng bây giờ, xin xem mạng sống tôi là quí trọng trước mặt ông!” (các câu 13-14).
Thiên sứ của Đức Giêhôva bảo Êli đi với ông ta để gặp nhà vua. Trước đây, ông đã đứng trước mặt Aháp là vua cha; giờ đây ông đứng trước mặt Achaxia là vua con. Điều nầy cần có một lượng dạn dĩ để thực hiện vì Achaxia đang đau bịnh. Giờ đây vị tiên tri đã nói cho ông ta biết là ông ta sẽ chết. Một trăm quân của ông ta đã ngã chết, bị lửa thiêu nuốt. Tôi dám chắc ông ta đang ở tâm trọng rối reng dữ lắm. Tôi dám chắc Êli biết rõ nhà vua sẽ ra sức tử hình ông vào bất kỳ giờ phút nào. Bạn nghĩ Êli sẽ làm gì nào? Ông không chờ cho Achaxia thốt ra một lời.
“Đức Giê-hô-va phán như vầy: Bởi vì ngươi có sai sứ giả đến cầu vấn Ba-anh-Xê-bụt, thần của Éc-rôn, (há trong Y-sơ-ra-ên chẳng có Đức Chúa Trời để cầu vấn sao?) nên ngươi sẽ không xuống khỏi giường ngươi đã trèo lên, vì ngươi chắc sẽ quả chết!” (câu 16).
Há trong Israel chẳng có Đức Chúa Trời sao? Đúng là một câu hỏi dành cho hết thảy chúng ta!
Há trong thành phố nầy chẳng có Đức Chúa Trời sao?
Há trong hội thánh của bạn chẳng có Đức Chúa Trời sao?
Há trong gia đình của bạn chẳng có Đức Chúa Trời sao?
Há trong cuộc hôn nhân của bạn chẳng có Đức Chúa Trời sao?
Há trong đời sống của bạn chẳng có Đức Chúa Trời sao?
Há chẳng có Đức Chúa Trời nơi người mà bạn cùng đi với trong kỳ hoạn nạn sao?
Abraham Lincoln đã nói: “Tôi đã quì gối xuống do suy nghĩ nhiều lần rằng tôi chẳng có chỗ nào khác để đi cả”.
Tôi sẽ đi đâu, tôi sẽ đi đâu chứ,
Tìm nơi trú ẩn cho linh hồn tôi.
Tôi cần một người bạn giúp đỡ tôi cho đến cuối cùng
Tôi sẽ đi đâu trừ ra đến với Chúa chứ?
Vì vậy, nhà vua đã qua đời y như Êli đã nói ông ta sẽ chết. Chẳng có một chi tiết nào nữa vì chẳng nhằm nhò gì cả. Ông ta đã qua đời rồi. Việc duy nhứt thực sự là vấn đề là phần thứ nhứt của câu 17: “Vậy, A-cha-xia thác, theo như lời Đức Giê-hô-va đã cậy Ê-li mà phán ra”.
Peter Blakemore
Chẳng chóng thì chày thì sự chết đến với hết thảy chúng ta. Mùa hè qua, tôi sử dụng cả tuần lễ rao giảng ở Trung tâm Hội Nghị Gull Lake ở bang Michigan. Hai lần tôi nghe Daniel Wallace, vị giám đốc nói: “Địa ngục nóng lắm; đời sống thì ngắn ngủi”. Đâu là đời sống của bạn chứ? Chẳng qua chỉ là hơi nước đọng lại một chút rồi tan ngay thôi. Môise đã cầu nguyện: “Cầu xin Chúa dạy chúng tôi biết đếm các ngày chúng tôi, hầu cho chúng tôi được lòng khôn ngoan” (Thi thiên 90:12).
Một thời gian ngắn trước khi bạn tôi là Peter Blakemore qua đời, tôi gặp ông ấy lần cuối trong buổi nhóm cầu nguyện của Mục sư vào ngày cầu nguyện quốc gia. Tôi đã không gặp Peter trong một thời gian vì ông ấy đang phấn đấu với bịnh ung thư. Tôi biết ông ấy đã trải qua một sự thử thách ác liệt lắm, nhưng tôi chẳng có ý kiến gì khi hay tin xấu đó. Khi tôi đến với buổi nhóm cầu nguyện, tôi quen biết hầu hết mọi người ở đó vì họ đều là quản nhiệm các nhà thờ trong cùng một địa hạt. Có một người ngồi trên chiếc xe lăn với hai thanh niên đứng hai bên. Vì lưng của ông quay về phía tôi, tôi không nhận ra cho tới khi tôi ngồi xuống trong vòng tròn kia. Khi ấy, tôi mới biết đấy là bạn tôi Peter Blakemore. Peter là Mục sư quản nhiệm hội thánh Harrison Street Bible ở Oak Park. Trước khi Peter là Mục sư, cha của ông đã hầu việc Chúa ở nhà thờ ấy trong hơn 30 năm rồi. Trừ ra các năm học đại học và tốt nghiệp, Peter đã dùng cả đời sống mình ở Oak Park. Khi ông hoàn tất học vấn của mình rồi, ông trở lại với Oak Park để hiệp cùng cha mình ở Hội thánh Harrison Street Bible. Và khi cha ông qua đời, ông đã gánh vác chức vụ quản nhiệm thay chỗ cho cha mình. Peter Blakemore là một trong những người dịu dàng, tử tế nhất, giàu ơn nhất mà tôi từng quen biết. Ông sắp sửa được 40 tuổi khi ông qua đời. Ông để lại sau lưng một vợ và 7 con. Ông mắc một chứng ung thư rất hiếm. Họ đã gửi mẫu đi nhiều nơi khác nhau trong nước, hy vọng tìm được phương cứu chữa. Ông đã nếm trải nhiều cách điều trị khác nhau song chẳng có hiệu quả chi hết. Chứng ung thư sau cùng đã gậm nhấm cơ thể ông như một sự báo thù vậy. Và ông có mặt ở đó trong ngày cầu nguyện của quốc gia với hai người con trai của ông.
Chúng tôi cúi đầu xuống khi chúng tôi cầu nguyện, tôi để ý thấy một âm thanh lạ lùng, một loại cọ xát hoặc đập nhịp rất nhịp nhàng. Tôi không biết đó là việc gì nữa. Peter Blakemore là người sau cùng cầu nguyện trong ngày ấy. Và ông nói: “Lạy Chúa, Ngài biết con đã cầu xin Ngài chữa lành cho con chứng ung thư nầy. Và nếu Ngài chữa lành cho con, con sẽ đứng dậy và dâng sự vinh hiển cho Ngài. Còn nếu Ngài quyết định đem con về thiên đàng, Lạy Chúa, con sẽ trung tín với Ngài bằng đời sống của con và bằng cái chết của con hầu cho trong mọi sự Ngài sẽ được vinh hiển”.
Khi buổi nhóm cầu nguyện kết thúc hầu hết mọi người đều rời khỏi phòng nhóm. Chỉ có bốn người chúng tôi còn ở lại – Peter, hai người con trai và tôi. Chúng tôi trao đổi trong một lúc. Ông nói cho tôi biết một chút về các cách chữa trị. Giống như mới đây họ đã nghe nói từ các y bác sĩ rằng có một loại khối u mới đang hình thành trong phổi của ông, và các bác sĩ chưa thể hình dung cách ấy như thế nào nữa là. Họ đã nói tới hai việc. Một, bạn sẽ sống từ một đến ba tuần nữa. Còn việc kia, bạn sẽ sống hai hay ba tháng nữa. Khối u đã lớn lên trong hai lá phổi của ông tới điểm nó sẽ làm gãy hai hoặc ba cái xương sườn của ông. Trong khi ông đang cầu nguyện, ông gập người xuống trên chiếc xe lăn. Tiếng đập nhịp nhàng mà tôi đã nghe thấy là âm thanh của đứa con trai lớn của ông đang đập vào lưng cha mình để làm giảm cơn đau một chút. Peter nói cho tôi biết Chúa nhật trước ông đã giảng ở nhà thờ lần đầu tiên trong 8 tuần lễ. Ông đã giảng luận từ chiếc xe lăn đề tài ở Rôma 11:33: “Ôi! sâu nhiệm thay là sự giàu có, khôn ngoan và thông biết của Đức Chúa Trời! Sự phán xét của Ngài nào ai thấu được, đường nẻo của Ngài nào ai hiểu được!” “Mục sư Ray ơi, ông có biết câu Kinh thánh ấy nói gì không?” Peter nói giống như việc lần theo các ngôi sao ở trên trời vậy. Khi bạn nhìn lên bầu trời ban đêm rồi thấy một ngôi sao, bạn biết rằng ngôi sao ấy đang quay trên một quỹ đạo, song nếu bạn chỉ nhìn chăm vào nó, mọi sự bạn có thể làm là nhìn thấy chỗ ngôi sao ấy đang đứng mà thôi. Thực sự bạn không thể nói ngôi sao ấy ra từ đâu hay nó sẽ đi đâu. Và ông nói: “Cũng một thể ấy với Chúa. Không một ai có thể nói chỗ mà Ngài đã bắt đầu. Không một ai có thể nói chỗ mà Ngài sẽ tới đến. Mọi sự bạn nhìn biết là Ngài đang hiện diện ở đây và bạn ở đây với Ngài, còn cuộc tương lai thì nằm trong hai bàn tay của Ngài”. Khi ấy, ông nói thêm: “Tôi nói với dân sự tôi sáng Chúa nhật vừa qua: Tôi đã cho quí vị thấy tôi sống như thế nào rồi. Giờ đây, tôi sẽ cho quí vị thấy cách tôi qua đời”. Đây là lời lẽ sau cùng ông nói với tôi: “Suốt cuộc đời tôi, tôi đã rao giảng về ân điển của Đức Chúa Trời. Tôi đã có một thời khiến cho dân sự phải lắng nghe. Giờ đây, tôi không có chút bối rối nào vì họ đã nhìn thấy ân điển của Đức Chúa Trời đang tác động trong đời sống của tôi”.
Chúng tôi chào tạm biệt và hai con trai của ông đã đẩy ông ra khỏi phòng. Đây là lần cuối cùng tôi gặp ông hãy còn sống. Hai hay ba tuần sau ông đã qua đời nầy bước vào trong sự hiện diện của Đức Chúa Jêsus Christ. Tôi suy gẫm những điều ông đã nói và tôi đã suy nghĩ rất nhiều lần kể từ dạo ấy. Ai có thể hiểu được đường nẻo của Chúa? Bạn không thể. Tôi không thể. Không một ai có thể. Nhận biết chúng ta thuộc về Ngài là đủ rồi. Ngài biết rõ những gì Ngài sẽ làm. Ngài biết rõ chúng ta sống ở đâu. Và khi mọi sự qua đi, chúng ta sẽ ở chính xác nơi mà Ngài muốn chúng ta phải ở, với Ngài cho đến đời đời ở trên trời.
Điều chi sẽ xảy ra cho hôm nay và ngày mai? Tôi không biết. Điều chi sẽ xảy ra vào tuần tới hay tháng tới? Tôi không biết. Điều chi sẽ xảy ra vào năm tới tính từ bây giờ trở đi? Tôi không biết. Nhưng tôi biết Đấng biết.
Há trong Israel chẳng có Đức Chúa Trời sao? Phải, có đấy. Và Ngài cũng là Đức Chúa Trời của tôi nữa đấy. Tôi không biết tương lai đang nắm giữ điều gì, nhưng tôi biết Đấng nắm giữ cuộc tương lai. Và chúng ta có thể tin cậy nơi Ngài. Amen.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét