Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012

Thi thiên 78:19: "Đức Chúa Trời há có thể dọn bàn nơi đồng vắng sao?"


Đức Chúa Trời há có thể
dọn bàn nơi đồng vắng sao?

– Thi thiên 78:19
“Họ nói nghịch cùng Đức Chúa Trời, mà rằng: Đức Chúa Trời há có thể dọn bàn nơi đồng vắng sao?” (Thi thiên 78:19).
Không, Ngài không thể.
Đức Chúa Trời không thể dọn bàn trong đồng vắng.
Câu hỏi dại dột.
Đồng vắng là chỗ bạn đến để chết thôi.
Vậy, câu trả lời là “không”.
Đức Chúa Trời không thể dọn bàn trong đồng vắng.
Hoặc giả Ngài có thể, Ngài sẽ không dọn. Vậy thì, đâu là sự khác biệt?
Dân sự của Đức Chúa Trời đã nói như thế, họ nói nghịch cùng Đức Chúa Trời. Đây là những gì xảy ra bất cứ khi nào bạn quên những gì Đức Chúa Trời đã làm.
Đồng vắng là một nơi rất đáng sợ. Chẳng có chi hết trừ ra đồi núi trơ trụi, nhiều trũng sâu, nắng như nung, bụi đất xám xịt cứ thế cho đến đời đời. Một người nếu không có sự tiếp trợ sẽ chẳng sống lâu dài được trong đồng vắng. Hơn cả triệu người cứ lang thang quanh quẫn mãi chẳng chóng thì chày họ sẽ chết vì đói. Chẳng có đủ nước, không có đủ thực phẩm để ăn, mặt trời cứ rọi xuống suốt cả ngày, rồi ban đêm sa mạc trở tối tăm, lạnh lẽo và đầy nguy hiểm. Ít người sống sót được ở đó lâu dài.
Vì thế, những người đã tin cậy nơi Đức Chúa Trời của họ đã công khai nói nghịch cùng Đức Chúa Trời. Đấy chẳng phải là lần thứ nhứt đâu. Nếu bạn đi theo người Do thái kể từ khi có phép lạ lớn lao nơi Biển Đỏ, bạn sẽ nghe thấy họ than vãn và lằm bằm luôn: “Môise là ai chứ? Tại sao Đức Chúa Trời ban quyền bính cho ông ta? Chúng ta nhớ Aicập. Ít nhất là chúng ta có thực phẩm để ăn. Trời nóng quá ở đây. Chúng ta mệt mõi vì cứ lòng vòng lang thang mãi. Tại sao chúng ta có mặt ở đây chứ?"
Việc ấy cứ tiếp diễn trong nhiều ngày.
Ở một số phương thức, người ta đâm hồ nghi là điều rất dễ hiểu. “Bị treo giữa chừng” là một việc rất đáng sợ". Đấy là một ẩn dụ mà tôi đã học được cách đấy mấy năm mô tả giây phút đáng sợ khi bạn rời bỏ chỗ quen thuộc để đến chỗ không quen thuộc. Một tác giả đã mô tả sự thể ấy theo cách nầy:
“Chúng ta e sợ về sự thay đổi thì chẳng phải là nhiều, hoặc yêu thương với những cách thế cũ, song ở giữa chừng chỗ đó chúng ta sợ...giống như bị treo giữa chừng. Ấy là Linus khi tấm mền của anh ta đang ở trong máy sấy. Chẳng có gì để đắp hết”.
Để vào trong Đất Hứa, bạn phải rời khỏi Aicập. Thật dễ dàng cho người Do thái một khi băng qua Biển Đỏ rồi, họ đã bước thẳng vào xứ Canaan. Nhưng đấy chẳng phải là cách thức Đức Chúa Trời làm việc đâu. Hết thảy chúng ta phải nếm trải “thời điểm ở sa mạc” để tiếp thu từ chỗ chúng ta đã sống đến chỗ Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải sống. “Thời điểm ở sa mạc” giống như sống “treo giữa chừng” vậy. Người Do thái đương nhiên phải rời Aicập. Mặc dù họ có đủ ăn, Pharaôn đã tàn nhẫn bắt họ làm nô lệ. Ai mà chẳng muốn rời khỏi Aicập chứ?
Nhưng sau khi rời đi, họ khám phá ra rằng đồng vắng là một nơi rất khó sống. Họ đã sống như “bị treo giữa chừng”, trong chỗ đáng sợ đó, bạn phải lìa bỏ quá khứ nhưng tương lai thì chẳng thấy tăm hơi đâu hết. Bạn ra đi vì bạn phải đi, nhưng rồi bạn chờ đợi, treo trong không gian, hy vọng và cầu nguyện rằng nơi kế tiếp phải đến thật đúng lúc. Trong chỗ thất vọng đó, thật là dễ hồ nghi không biết Đức Chúa Trời có biết bạn đang nếm trải điều gì hay không nữa!?!
I. Đồng vắng vốn quạnh hiu.
Theo định nghĩa thì đồng vắng là một nơi vốn quạnh hiu. Đồng vắng thật rộng lớn, bao la, sa mạc kéo dài không dấu vết dường như rộng khắp cho đến đời đời vậy. Đi trong một dặm vào bất kỳ hướng nào thì địa thế trông cứ y như vậy mãi. Trèo lên một ngọn đồi thì mọi sự bạn nom thấy cũng chỉ y như thế thôi. Mặc dầu bạn có thể có nhiều người vây quanh, trong đồng vắng bạn cảm thấy mọi thứ đều cô độc hết.
Bị bỏ rơi.
Bị lãng quên.
Bị vứt bỏ.
Hết thảy chúng ta đều đã có mặt ở đó.
Chờ đợi phỏng vấn nhận việc làm.
Hy vọng có tin lành từ các bác sĩ.
Nhìn thấy tiền bạc cạn dần đi.
Lo âu về con cái của mình.
Ngạc nhiên không biết chúng ta có thể chịu nổi cho đến tuần khác không!?!
Thử tha thứ và thấy khó quá.
Cầu thay cho con trai hay con gái đang phục vụ ở Afghanistan.
Làm việc để vá lại mối quan hệ đã tan vỡ.
Cảm thấy lún trong bùn và tự hỏi không biết rồi đây cuộc sống sẽ đổi thay hay không!?!
Thử xây dựng lại các ước mơ của mình đã bị tan rãi đi.
Trong những giây phút căng thẳng, đáng sợ đó, thật dễ nghĩ rằng “Đức Chúa Trời đã quên tôi”.
Nhưng còn nhiều việc khác nữa ở quanh đây. Chúng ta là hạng người đã quên Đức Chúa Trời.
II. Đồng vắng vốn cần thiết.
Hãy chú ý câu hỏi của câu 19: “Đức Chúa Trời há có thể dọn bàn nơi đồng vắng sao?"
Cả gia đình cùng ngồi lại để dự bữa ăn. Các thành viên trong gia đình cùng nhau chia sẻ sự sống của họ tại nơi bàn. Hãy đến tại bàn và ở đó bạn sẽ thấy đồ ăn thức uống, mối tương giao, nụ cười và sự khích lệ. Hãy đến tại bàn và ở đó bạn sẽ khám phá ra rằng bạn không phải chỉ có một mình đâu. Hãy đến tại bàn thì ở đó bạn sẽ thấy nhiều người khác biết bạn đang nếm trải điều gì và không cứ cách nào đó họ tiếp đón bạn.
Trong Thi thiên 23, David thưa với Chúa: “Ngài dọn bàn cho tôi trước mặt kẻ thù nghịch tôi” (câu 5). Hãy đến với Tân Ước thì ở đó bạn sẽ thấy “bàn của Đức Giêhôva” ở đó các anh chị em trong Đấng Christ nhóm lại với nhau (I Côrinhtô 10:21). Chúa Jêsus thuật lại một câu chuyện nói tới người kia là chủ bàn tiệc lớn với nhiều chỗ trống vì một số người được mời đã quyết định không đến dự. Ngài bảo các tôi tớ đi ra ngoài và tìm bất cứ ai, bất cứ đâu để họ sẽ đến dự tiệc lớn của Ngài. Không một chỗ trống nào bị chừa lại!
“Hãy đi mau ra ngoài chợ, và các đường phố, đem những kẻ nghèo khó, tàn tật, đui, què vào đây” (Luca 14:21).
Và khi vẫn còn có chỗ trống, Ngài sai tôi tớ Ngài đi ra một lần nữa:
“Hãy ra ngoài đường và dọc hàng rào, gặp ai thì ép mời vào, cho được đầy nhà ta” (Luca 14:23).
Nếu người nào được mời lần thứ nhứt không chịu đến, khi ấy chủ sẽ đi kiếm những kẻ bị xã hội ruồng bỏ, là những người không bao giờ đến với một dịp như thế. Đấy là cách Đức Chúa Trời làm việc. Ngài đi theo hạng người mà thế gian không thèm ngó đến vì “hạng người xinh đẹp” chẳng có ích lợi gì trong việc đến với Ngài để được cứu.
Khi chúng ta đến với bàn của Chúa, mọi sự phân biệt đời nầy phải bị gạt hết qua một bên. Chúng ta thể nào thì đến thể ấy, hạng tội nhân có nhu cần đến ân điển của Đức Chúa Trời. Chúng ta gạt qua một bên mọi sự phân rẻ chúng ta, những thứ như phẩm tước, địa vị, chủng tộc, màu da, ngôn ngữ và văn hóa, và chúng ta đang đến với sự khát khao bàn tiệc của Đức Giêhôva. Chúa Jêsus hứa với các môn đồ Ngài rằng họ sẽ “ăn uống chung bàn trong nước ta” (Luca 22:30). Và bữa ăn long trọng sau cùng được gọi là “tiệc cưới Chiên Con” (Khải huyền 19:9).
Tất cả bốn sách Tin Lành đều ghi lại phép lạ vĩ đại của việc cho 5000 người ăn. Chúa Jêsus đã cho 5000 người ăn ở “nơi vắng vẻ” (Mác 6:35). Các môn đồ muốn người ta phải trở về nhà vì họ chẳng có đồ ăn. Nhưng Chúa Jêsus bảo họ ở lại. Ngài sẽ chu cấp đồ ăn, các môn đồ sẽ phục vụ cho đoàn dân đông đang bị đói.
Tại bàn của Đức Chúa Trời, đồ ăn không hề cạn kiệt. Không một ai từng ra về mà bị đói khát.
Hết thảy chúng ta đều biết rằng trẻ con vốn thích than phiền về thức ăn của chúng. Chúng không thích món spaghetti hay chúng không thích món broccoli hay chúng mệt mõi về sữa chocolate hoặc thay vì thế chúng có bánh rán hay tại sao chúng ta không thể có món tacos tối nay? Một bà mẹ phải tốn nhiều thời gian để sửa soạn một bữa ăn chỉ bị con cái phá hỏng nó bằng những lời phê phán không tử tế.
Cũng một thể ấy với dân sự Đức Chúa Trời trong đồng vắng. Khi Đức Chúa Trời cung ứng mana và chim cút để họ không bị đói, như thế vẫn chưa đủ đối với họ. Thức ăn ở Aicập dường như ngon hơn nhiều.
Ăn mana mỗi ngày quả là chán ngắt.
Có bao nhiêu cách bạn có thể dọn món chim cút?
Tôi không ngạc nhiên bởi thái độ chẳng biết ơn của họ khi xem xét cách thức tôi thường bỏ quên Chúa.
Chúng ta thường xem mọi ơn phước của chúng ta là tất nhiên.
Ngài dẫn họ ngang qua Biển Đỏ.
Ngài giải phóng họ ra khỏi quyền lực của Pharaôn.
Ngài buông tha họ ra khỏi vòng nô lệ.
Ngài bảo hộ họ khỏi mọi dịch lệ.
Ngài dẫn dắt họ với một đám mây ban ngày và trụ lửa ban đêm.
Ngài ban cho họ nước từ vầng đá.
Nhưng thế vẫn chưa đủ.
Không bao giờ đủ khi bạn không tin cậy Đức Chúa Trời!
Vì vậy, họ than phiền rồi nói: “Đức Chúa Trời há có thể dọn bàn nơi đồng vắng sao?”
Đối với họ việc ấy quả là khó lắm.
Vì vậy Đức Chúa Trời đã mưa mana xuống.
Khi ấy Ngài sai chim cút đến.
Nhưng họ vẫn nghi ngờ Chúa.
Chúng ta giống y như họ. Khi chúng ta lâm cảnh rối reng, chúng ta kêu gào: “Đức Chúa Trời đã quên chúng ta rồi”.
Đức Chúa Trời không quên chúng ta, nhưng chúng ta đã quên Đức Chúa Trời.
Chúng ta chẳng có ý tưởng gì về bao nhiêu thức ăn Đức Chúa Trời đã dọn cho chúng ta.
Chúng ta chẳng có ý tưởng gì về bao nhiêu nước có trong Dòng Sông Sự Sống.
Chúng ta hành động y như chúng ta đang phục vụ cho một Đức Chúa Trời khốn khó.
Giống như thể Đức Chúa Trời của chúng ta chẳng làm sao cứu giúp được dân sự của Ngài.
Chúng ta nói: "Tiền bạc ở đâu chứ?” và để nó lo liệu mọi sự cho chúng ta.
Nhưng mọi sự giàu có trên trời đã giấu trong Đấng Christ.
Đồng vắng cho chúng ta thấy cả hai: tình trạng yếu đuối của chúng ta và thể nào Đức Chúa Trời có thể làm thỏa mãn chúng ta bằng những cách thức đáng kinh ngạc nhất. Bao lâu bạn ở trong Aicập, bạn sẽ không bao giờ cần mana và chim cút, nhưng bạn cũng sẽ không kinh nghiệm quyền năng làm phép lạ của Đức Chúa Trời.
III. Đồng vắng là tạm thời.
Đồng vắng không phải là chỗ dễ dàng để sống. Dường như nó...
Rất nguy hiểm,
Cô độc,
Chết chóc,
Độc hại
Vô vọng,

Thật dễ bị hư mất ở đó.
Bạn sẽ tốn nhiều thời gian ở đó.
Nhưng đấy cũng là chốn mà ở đó . . .
Học biết mọi hạn chế của mình,
Đối diện với những thất bại của chính mình,
Vật vã với thử thách,
Lắng nghe Lời của Đức Chúa Trời,
Thấy Đức Chúa Trời hành động bằng cách thức thật bất thường,
Học biết nương cậy vào người khác,
Tìm được sức lực bạn không biết mình vốn có,
Gặp gỡ điều bất khả thi,
Học biết Đức Chúa Trời là như thế nào.
Đâu là đồng vắng của bạn?
Một người khó chịu?
Tình huống công việc khó khăn?
Học biết xử lý với buồn rầu?
Mất việc làm ư?
Cuộc sống nhàm chán chăng?
Sợ hãi đang bám lấy tấm lòng của bạn chăng?
Ung thư đang phát triển bên trong bạn ư?
Người cha nào đang từ bỏ bạn chăng?
Một đứa con đau ốm chăng?
Bị tê liệt trầm cảm sao?
Mục sư trong nhà thờ chăng?
Bạn ghét thị trấn ư?
Bạn sẽ không gặp gia đình sao?
Mối hôn nhân từ từ dãy chết chăng?
Há Đức Chúa Trời có thể dọn bàn ở một nơi như thế sao?
Há Đức Chúa Trời có thể gặp gỡ bạn ngay nơi bạn sinh sống sao?
Há Đức Chúa Trời có thể trải rộng bàn tiệc giữa đồng vắng của chính bạn sao?
Cách đây không lâu, tôi đã dùng một tuần lễ ở Western Avenue Family Center tại Toledo, bang Ohio. Tôi đến giảng ở một bữa tiệc và rồi ở hai buổi thờ phượng ở nhà thờ vào ngày Chúa nhật. Nhưng sự việc đổi đi, tôi đã đến để thấy Đức Chúa Trời đang hành động ở một trong những địa điểm vô vọng nhất của con người trên nước Mỹ. Bạn tôi là David Kaiser hướng dẫn một đoàn người tiếp cận mọi nhu cần về vật chất và thuộc linh của dân sự trong khu vực tàn lụi của Nam Toledo đầy dẫy với bóng tối tăm và thất vọng. Ở giữa tình trạng vô gia cư tràn lan, lạm dụng ma túy, bạo lực, và sự đổ vỡ mọi cấu trúc bình thường của xã hội, người dân ở Western Avenue đang chiếu ra ánh sáng cho Chúa Jêsus.
Vào sáng thứ Bảy, tôi thấy có nhiều người nam người nữ từ cộng đồng đến ngồi ăn điểm tâm miễn phí. Sáu ngày một tuần những người tình nguyện lo dọn bữa ăn sáng tại trung tâm. David chỉ vào một cô gái đang lo dọn thức ăn. Cô ấy dường như sáng láng, vui vẻ và sung sướng khi có mặt ở đó. Cô ấy đã có thai ở tuổi 13 bởi một gã giờ đây đang ngồi tù. Bởi ân điển của Đức Chúa Trời, cô ấy tìm đến trung tâm và qua trung tâm cô ấy tìm được Chúa Jêsus rồi giờ đây ở tuổi 16, cô ấy đang chăm sóc đứa con của mình trong khi học trung học và có được điểm rất cao. Cô ấy hy vọng vào đại học một ngày kia, là điều sẽ trở thành một thứ phép lạ cho người láng giềng. Giờ đây, cô ấy tình nguyện bằng cách phục vụ cho tha nhân đang có cần. Đời sống của cô ấy đã được biến đổi bởi quyền phép của Đức Chúa Jêsus Christ. Khi tôi nhìn thấy nụ cười và nghe câu chuyện của cô ấy, tôi nhận ra rằng cô ấy đã tìm được “bàn trong đồng vắng”.
Đấy là điều Đức Chúa Trời đang lo làm. Ngài gặp gỡ chúng ta khi chúng ta cảm thấy bị từ bỏ và lãng quên, và Ngài phán: “Ta sẽ dọn bàn cho ngươi trong đồng vắng nầy”. John Piper có một lời rất hay ở điểm nầy:
Ôi, Đức Chúa Trời trở nên mệt mõi với cách thức chúng ta thắc mắc hành trình của Ngài dành cho đời sống của chúng ta. Chúng ta thường nghĩ mình sẽ khá hơn khi từ đây đi đến đó! Chúng ta có khuynh hướng lằm bằm với hướng dẫn viên khi đoàn xe quay hướng Nam, hơn là chúng ta ngồi kiên nhẫn và chờ đợi những bài học đến từ Chúa. Ngài là hướng dẫn viên rất kín nhiệm. Chúng ta hoàn toàn không biết có cái gì sẽ đến kế tiếp. Đức Chúa Trời không bao giờ ghi điều đó trong ngành du lịch vì Ngài luôn luôn dẫn khách hàng tốt nhứt của mình vào trong đồng vắng.
Há Đức Chúa Trời có thể dọn bàn nơi đồng vắng sao? Phải, Ngài có thể. Nhưng bạn sẽ không bao giờ biết, bao lâu bạn còn ở lại trong xứ Aicập. Chắc chắn thì bạn phải ở trong đồng vắng trước tiên. Khi ấy và chỉ khi ấy Đức Chúa Trời mới có thể dọn bàn cho bạn đấy.
Trước khi chúng ta rời khỏi đề tài nầy, chúng ta hãy nhớ rằng Chúa chúng ta đã được Đức Thánh Linh dẫn vào trong đồng vắng. Ở đó Ngài đã kinh nghiệm sự thử thách lớn lao từ ma quỉ song đã ra khỏi đó được mặc lấy quyền phép bởi Đức Thánh Linh (Luca 4:1-14).
Đồng vắng không bao giờ là dễ dàng cả. Nhưng Đức Chúa Trời có mọi mục đích cho chúng ta trong đồng vắng không thể hoàn tất bằng việc ở lại trong xứ Aicập. Người nào hạ quyết tâm theo Chúa Jêsus chắc chắn phải dành thì giờ trong sa mạc với Ngài. Ở đó, trong chốn quạnh hiu ấy, họ kiếm được những thứ không thể mua sắm được trừ phi trải qua đau đớn và chịu khổ.
Thật là cần thiết cho Chúa Jêsus phải vào trong đồng vắng. Nó cũng cần thiết cho chúng ta nữa. Hãy suy nghĩ việc ấy theo cách nầy. Đồng vắng không là một nơi vui vẻ để sống đâu. Bạn luôn luôn kết thúc trong việc cảm thấy mình cô độc và kiệt sức. Có thể bạn không kiêng ăn trong 40 ngày, nhưng bạn sẽ xuống đến với tận cùng năng lực của con người. Và bạn sẽ cảm thấy giống như bỏ cuộc và chịu thua. Bạn sẽ tự hỏi tại sao Đức Chúa Trời đã từ bỏ bạn. Sẽ chẳng có cảm xúc nào khác nữa đâu; mọi sự dường như lẫn lộn hết. Nhưng đừng thất vọng.
Hãy giữ vững lập trường của bạn.
Hãy nhớ đến mọi lời hứa của Đức Chúa Trời.
Hãy bám lấy Chúa.
Đừng xây lại với đường lối sống cũ mà chi.
Đừng nhượng bộ trước mọi cảm xúc của bạn.
Hãy dựa vào các anh chị em của bạn trong Đấng Christ.
Đức Chúa Trời không bao giờ dẫn chúng ta vào trong đồng vắng để hủy diệt chúng ta. Ngài dự tính thời gian thử thách để làm cho chúng ta được mạnh mẽ hơn. Hãy nghĩ đến những gì bạn tìm thấy trong sa mạc:
Đắc thắng đang có ở đây!
Sự thánh khiết đang có ở đây!
Sự lớn lên về mặt thuộc linh đang có ở đây!
Đức Thánh Linh đang có ở đây!
Chúa Jêsus đang hiện diện ở đây!
Thà là ở trong đồng vắng với Chúa Jêsus hơn là ở trong cung điện mà không có Ngài. Cuộc sống không phải chỉ là mọi ước mơ, chương trình nghị sự, các hy vọng, ý tưởng, hay chương trình của bạn. Cuộc sống luôn hướng đến các mơ ước của Đức Chúa Trời, chương trình nghị sự của Đức Chúa Trời, các ý tưởng của Đức Chúa Trời, và mọi chương trình của Đức Chúa Trời. Chính Nước của Ngài mà chúng ta cầu xin hãy mau đến, chớ không phải nước của chúng ta đâu.
Há Đức Chúa Trời có thể dọn bàn nơi đồng vắng sao?
Ngài có thể.
Ngài đang.
Ngài sẽ.
Bạn có thể lượng tính được điều đó.
Nguyện hết thảy dân sự của Đức Chúa Trời đều nói Amen!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét