Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

Thi thiên 51: "Đức Chúa Trời Sẽ Tha Thứ Bao Nhiêu Tội?"


Đức Chúa Trời Sẽ Tha Thứ Bao Nhiêu Tội?
– Thi thiên 51
Đúng ra, đây là một việc rất kỳ cục.
Nhưng giờ đây mọi việc dường như là suông sẻ hết. Rốt lại, ai có thể bắt lỗi một vị vua về việc chìu theo mọi suy tưởng của ông ấy chứ? Đấy là những gì các vì vua hay làm. Một tối kia, bạn ra ngoài để đi dạo, bạn nhìn thấy một phụ nữ xinh đẹp, bạn thèm muốn nàng, bạn cho vời nàng đến, nàng đến với bạn. Chỉ đơn giản như thế thôi! Các vì vua hay làm ra loại việc ấy kể từ khi thời gian bắt đầu.
Bất cứ gì nhà vua muốn, nhà vua đều nhận được hết.
Đấy là lý do tại sao họ gọi ông ta là vua. Và trong thời đó, chuyện ấy dường như chẳng ai xem là một việc lớn lao cả. Việc đó vẫn còn xảy ra hôm nay. Giữa vòng chúng ta ai thực sự kinh ngạc khi thấy vị tổng thống hay thủ tướng có cô bạn gái ở bên cạnh chứ? Việc ấy chẳng xảy ra suốt cõi thời gian, song nó đang xảy ra, và người ta nghe nói về việc ấy rồi rùng vai hoặc họ cười biếm một chút rồi biến nó thành truyện vui hoặc họ không thích việc ấy nhưng họ cứ giữ việc ấy trong lòng mình. Không phải để biện minh mọi việc, bạn thấy đấy, chỉ để lưu ý rằng đây là phương thức mà mọi việc đang diễn ra.
Nhà vua cảm thấy mọi việc sau cùng giống như đã được an bài hết rồi. Có nan đề với chồng của người phụ nữ nầy. Tránh né anh ta thì chẳng phải là một việc dễ dàng đâu. Anh ta là loại chiến binh trung thành của hoàng gia, anh ta chẳng dễ bị lừa đâu. Vì vậy, nhà vua đã thủ tiêu anh ta trên chiến trường. Rất là phức tạp, nhưng người chồng đã kết thúc giống như một vị anh hùng trong cái chết của mình. Khi ấy, nhà vua cảm thấy thoải mái khi đem người đàn bà kia về làm vợ của mình. Vua đã làm như thế.
Thế rồi, tin tức rất là vui vẻ đã đến, người phụ nữ kia đã có thai. Mọi sự đều suông sẻ hết với việc thế gian.
Thế nhưng ở nhiều khu vực khác người ta đồn rằng: “Nhưng điều Đa-vít đã làm đó không đẹp lòng Đức Giê-hô-va” (II Samuên 11:27). Nhà vua sắp sửa tiếp thu với sự khó nhọc rằng Đức Chúa Trời sẽ không bị chế giễu và “phải biết rằng tội chắc sẽ đổ lại trên các ngươi" (Dân số ký 32:23).
Nathan, người của Đức Chúa Trời, bước vào. “Vua là người đó!”
Ông kể cho nhà vua nghe một câu chuyện ngắn nói về người nhà giàu kia với nhiều con chiên đã tước của kẻ nghèo nọ con chiên con duy nhứt mà gia đình ông ta đang có. Phải xử như thế nào đối với người nhà giàu đã hành động không chút thương xót kia chứ? “Hắn phải chết”, nhà vua tuyên bố trong giận dữ. Thế rồi người của Đức Chúa Trời ban bố ra sứ điệp ngày.
“Vua là người đó!”
Trong khoảng khắc, thời điểm ấy như tim thôi ngừng đập vậy, nhà vua đã nhìn biết sự thật, vua biết mọi điều Nathan đã nói, vua biết rõ ông là người giàu kia, là người đã lừa đảo kẻ nghèo nọ. Nhà vua đã nhìn biết! Lời của Giêhôva đến một cách mau chóng:
“Ngươi đã có mọi sự mà ta ban bố cho”.
"Ta đã lập ngươi làm vua”.
"Nếu chưa đủ, ta sẽ ban cho ngươi thêm nữa”.
"Sao ngươi xem khinh Lời ta chứ?”
“Ngươi dám lấy vợ của người nầy”.
"Ngươi đã giết hắn”.
“Sẽ chẳng có gì khác hơn là rối rắm cho ngươi từ ngày nầy trở đi”.
"Gia đình ngươi sẽ đau khổ vì cớ tội lỗi của ngươi”.
Thế rồi những tin xấu xảy đến.
“Con trai ngươi sẽ chết”.
Nhà vua bật khóc rồi kiêng ăn cầu nguyện, nhưng đứa trẻ đã chết.
Thế rồi thời điểm đến cho nhà vua phải việc việc khó nhọc nhất mà bất cứ ai cũng có thể làm, là nhìn vào gương rồi nói: “Ta đã phạm tội” (I have sinned). Có thể đấy là ba từ khó nói nhất trong tiếng Anh. Chẳng có ai muốn thốt ra câu: “Ta đã phạm tội” (I have sinned). Thay vì nói như thế, chúng ta muốn làm việc gì đó khác hơn. Nhưng chẳng làm sao yên lòng được cho tới chừng chúng ta nhìn nhận mình đã phạm sai lầm là dường nào.
Qua hai hàng nước mắt và cảm giác tội lỗi sâu kín ấy, tự quở trách về sự dại dột quá mấu của mình, sau cùng nhận ra mình đã phạm sai lầm là dường nào, Vua David đã ngồi xuống rồi viết ra bài thơ mà chúng ta gọi là Thi thiên 51. Ba ngàn năm sau, chúng ta trở lại với nó thật nhiều lần vì nó cho chúng ta biết như thế nào là trở lại với Đức Chúa Trời khi chúng ta phạm tội.
Trở lại với Đức Chúa Trời là dây an toàn cho nhiều thế hệ các tín đồ, trước tiên giữa vòng người Do thái nào đã học biết, thuật lại rồi ca hát Thi thiên ấy, tiếp đến giữa vòng Cơ đốc nhân nào đã sử dụng Thi thiên đó như bài thơ riêng của mình vậy. Lời lẽ phổ thông đến nỗi chúng thuộc về bất cứ ai có tấm lòng tan vỡ vì cớ tội lỗi. Nếu bạn gạt bỏ nó, đây là một lời đến từ Đức Chúa Trời dành cho bạn. Nếu bạn nhìn vào đống đổ nát của chính đời sống bạn, nhìn biết đầy đủ rằng bạn đã phạm lỗi trong nhiều sự lựa chọn dại dột, nếu bạn từng thất vọng trong việc tìm kiếm ơn tha thứ, chúng ta hãy cùng nhau hành trình qua Thi thiên 51 rồi xem coi Thi thiên ấy nói gì với chúng ta ngày nay.
Có ba phần trong lời cầu nguyện quan trọng nầy. Thứ nhứt, David xưng ra tội lỗi mình (các câu 1-6). Tiếp đến, ông cầu xin sự thanh tẩy (các câu 7-12). Rồi ông dâng lên lời cầu xin được nên thánh (các câu 13-19).
Xưng tội.
Thanh tẩy.
Được nên thánh.
Warren Wiersbe nói David cầu xin ba việc trong Thi thiên 51:
“Xin tha thứ cho tôi”
"Xin rửa tôi”
"Xin sử dụng tôi”
Nếu tội lỗi của bạn giống như một gánh nặng đè trên vai, thì Thi thiên nầy là dành cho bạn đấy.
Xưng tội
David bắt đầu với Đức Chúa Trời (các câu 1-2). Ông kêu xin ơn thương xót, tình yêu thương, và lòng nhơn từ của Đức Chúa Trời bôi xóa mọi vi phạm và tẩy sạch tội lỗi của ông. Thời điểm bào chữa đã qua rồi. Sẽ chẳng có chỗ để hợp lý hóa cho tội tà dâm và giết người, không thể nói được: “Các vua đều làm thế suốt thôi” hoặc “Tôi rơi vào chỗ yếu đuối một chút thôi mà”. Bao lâu con người đưa ra lời bào chữa, họ không thể được tha thứ vì họ sẽ không sạch được về tội lỗi của họ. Nếu bạn cảm thấy mình cần phải biện minh cho tội lỗi, bạn chưa sẵn sàng để được tha thứ.
Đức Chúa Trời không thương lượng đâu.
Ngài không nói: “Con nít sẽ chỉ là con nít” hay “ta hiểu ngươi yếu đuối là dường nào, vì vậy ta sẽ bỏ qua lần nầy". Nếu tội lỗi muốn được tha thứ, thì phải xưng ra đó là tội gì. Bạn không thể gọi tội lỗi là “yếu đuối” được và mong mỏi Đức Chúa Trời tha thứ cho. Đức Chúa Trời không tha thứ cho sự yếu đuối; Ngài chỉ tha thứ tội lỗi mà thôi. Đấy là lý do tại sao nhà vua chồng chất nhiều từ ngữ khác nhau để nói ra chiều sâu của tội lỗi ông: vi phạm, gian ác, tội lỗi, và sau cùng, “điều ác” (câu 4). Khi nhìn vào chỗ ô uế của tấm lòng mình, ông chẳng thấy có điều chi tốt lành cả, chẳng có điều gì có thể làm giảm đi tội ác quá lớn của mình.
Trong câu 4, David thốt ra một việc rất phi thường:
“Tôi đã phạm tội cùng Chúa, chỉ cùng một mình Chúa thôi, và làm điều ác trước mặt Chúa”.
Há ông chẳng phạm tội nghịch cùng Uri sao, không phải một lần mà là hai lần? Phải.
Há ông không phạm tội nghịch cùng Bátsêba bằng cách cướp nàng khỏi chồng nàng sao? Phải.
Há ông không phạm tội nghịch cùng dân Israel sao? Phải.
Nhưng sau cùng, ông đã phải thưa trình với Đức Chúa Trời! Mọi tội lỗi là phản nghịch chống lại Đấng Toàn Năng. Cho tới chừng nào chúng ta nắm bắt được như thế, cho tới chừng nào chúng ta nhìn thấy và cảm nhận nó, cho tới chừng nào chúng ta xưng nó ra, chúng ta không thể được tha thứ.
Vì vậy, David nói: “Hầu cho Chúa được xưng công bình khi Chúa phán, và được thanh sạch khi Chúa xét đoán” (câu 4b). Khi ấy, ông nói: “Kìa, tôi sanh ra trong sự gian ác, Mẹ tôi đã hoài thai tôi trong tội lỗi Kìa, tôi sanh ra trong sự gian ác, Mẹ tôi đã hoài thai tôi trong tội lỗi” (câu 5)“Nầy, Chúa muốn sự chân thật nơi bề trong”. Câu nầy nhắc cho tôi nhớ tới bối cảnh nổi tiếng Jack Nicholson trong phim A Few Good Men khi ông nói với Tom Cruise: “Anh muốn biết sự thật ư?” Khi Cruise nói: “Phải, tôi muốn biết”, Nicholson hô lên trong giận dữ: “Anh không thể nắm lấy sự thật được”.
Sự thật có thể khó nắm lấy, đặc biệt là sự thật nói tới chính bản thân chúng ta.
Cách đây mấy năm, tôi đến thăm một nhà tư vấn rất được ơn, ông cung cấp cho tôi một bản tóm tắt nhân cách rồi sau đó gửi mọi kết quả qua mail cho tôi. Kèm theo với những kết quả thử nghiệm là một số giấy tờ mà vị tư vấn đã kê ra. Trên một trang, vị tư vấn đã ghi kèm câu nói nổi tiếng của Chúa Jêsus: “các ngươi sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi” (Giăng 8:32). Ông đã đổi phần sau rồi cho in như thế nầy: LẼ THẬT SẼ BUÔNG THA BẠN . . . NHƯNG NÓ SẼ LÀM TỔN THƯƠNG BẠN TRƯỚC TIÊN.
Câu ấy làm cho tôi bắt giật mình, và rồi giống như thể có ai đó đã bật lên một ngọn đèn trên đầu tôi. Phải, tất nhiên, câu nói ấy có ý nghĩa rất hay đấy. Trong chớp mắt, tôi nhận ra lý do tại sao hầu hết mọi người đều bối rối nhiều về vấn đề thuộc linh. Không phải vì chúng ta không biết lẽ thật đâu. Chúng ta biết nhiều về lẽ thật y như nó đang chạy trước con ngươi mắt mình. Chúng ta nghe lẽ thật giảng ra ở nhà thờ, trên đài phát thanh, từ bạn bè chúng ta, từ sách báo và các đĩa Cơ đốc, trong thần học viện và các buổi hòa nhạc. Rồi chúng ta tiếp lấy thẳng lẽ thật từ Kinh thánh. Đấy chẳng phải là nan đề của chúng ta. Nếu hết thảy chúng ta chỉ cần nhận biết lẽ thật, hết thảy chúng ta sẽ trở thành ứng viên cho hàng thánh đồ vĩnh viễn thôi.
Không, vấn đề còn sâu sắc hơn thế nữa. Chúng ta biết lẽ thật, nhưng chúng ta không muốn lẽ thật làm tổn thương chúng ta, vì vậy chúng ta phải làm cho nó chệch hướng, bất chấp nó, chối bỏ nó, công kích nó, tranh luận với nó và nói chung tránh né nó với bất cứ phương thức gì chúng ta có thể. Chúng ta khoác lấy cái thuẫn để chúng ta có thể làm chệch hướng những viên đạn lẽ thật. Sau một thời gian ngắn, chúng ta biết cách làm chệch hướng đến nỗi lẽ thật không bao giờ đụng phải chúng ta.
Chúng ta lắng nghe lẽ thật . . . chúng ta biết rõ lẽ thật . . . nhưng chúng ta làm chệch hướng lẽ thật để nó không bao giờ đến gần đủ để làm hại chúng ta. Vì lẽ đó, chúng ta không được buông tha. Chúng ta vẫn còn giận dữ . . . ngoan cố . . . cay đắng . . . tham lam . . . kiêu ngạo . . . đầy dẫy tư dục . . . tư ý . . . phê phán . . . và không tử tế.
Lẽ thật thực sự không hề thay đổi chúng ta vì chúng ta không để cho nó đến gần đủ để làm hại chúng ta. Thành thật là bước đầu tiên nhìn nhận tình trạng thật của bạn.
Khi David kêu xin ơn thương xót của Đức Chúa Trời, ông đã công nhận nguồn gốc thực sự của vấn đề và chỗ sự chữa lành phải bắt đầu. Cho tới chừng nào có “lẽ thật” (từ ngữ muốn nói tới điều gì là “thực tế” ngược lại với việc cáo lỗi, che đậy, và ngăn ngừa mọi sự gì là okay) nơi sâu kín bên trong của linh hồn, bao lâu chúng ta còn dối mình, chúng ta không thể thấy khá hơn, và Đức Chúa Trời không thể dạy chúng ta sự khôn ngoan. Bạn có muốn được buông tha không? Sự ấy có thể xảy ra, nhưng bạn phải để cho lẽ thật làm tổn thương bạn trước tiên.
David đang nói: “Lạy Chúa, tôi biết những gì Ngài mong muốn. Ngài muốn tôi thôi không tham dự vào trò chơi nữa và thôi không bào chữa nữa. Tôi sẵn sàng làm như thế. Không còn bào chữa nữa, không tham dự trò chơi nữa. Tôi đã phạm tội trước mặt Ngài và tôi công nhận như thế”.
Thanh tẩy
Cách đây không lâu, có một người bạn hỏi làm sao chúng ta biết ai đó là một Cơ đốc nhân thật? Đấy luôn luôn là một câu hỏi khó vì con người và hoàn cảnh khác biệt rất lớn, và có khi người ta nhìn khác đi từ một khoảng xa xa hơn là chúng ta đang ở gần. Thi thiên 51 đề nghị một nguyên tắc dường như đúng đắn, ngay cả khi nguyên tắc ấy không được nhiều người xét đến. Cách chúng ta phản ứng khi chúng ta phạm tội tỏ ra sự giải quyết đúng đắn về thực tại hay phi thực tại lời tuyên xưng đức tin của chúng ta. Khi người ta phạm phải một tội nặng nề và đau thương, thắc mắc luôn luôn phát sinh: Làm sao chúng ta biết đâu là sự ăn năn thật chứ? Tôi tin chính Mục sư Spurgeon là người lưu ý rằng chúng ta có thể đem lòng tin cậy vấn đề nầy khi sự ăn năn cũng hiển nhiên y như chính tội lỗi vậy.
Không những David không che giấu tội lỗi mình, và không những ông không thu nhỏ tội lỗi kia, ông nài xin Đức Chúa Trời ban ra ân điển sâu sắc để thanh tẩy ông khỏi vết uế của tội lỗi. Ông muốn Đức Chúa Trời rửa ông sạch từ trong ra ngoài. Vì ông tự mình viết Thi thiên nầy, rõ ràng ông không quan tâm ai biết những gì ông đã làm và ông đang ráng hết sức mình để tìm kiếm ân điển của Đức Chúa Trời.
Thành thực xưng tội là một kinh nghiệm hạ mình. Tôi nhớ lại khi một thánh đồ phạm tội đưa ra lời xưng tội với một nhóm bạn thân kia. Tôi có mặt ở đó quan sát sự việc diễn ra. Người ấy đứng trước hội chúng rồi thốt ra sự việc, với nhiều nước mắt và với đầy đủ chi tiết đặc biệt đưa vấn đề ra trước ánh sáng chẳng để lại chút gì có thể làm tổn thương nhiều người khác. Đáng buồn quá, nghiêm trọng làm sao, và sự xưng tội được thực hiện. Khi sự tuyên xưng xong rồi, có người bắt đầu hát rất tự nhiên bài: “Cầu nguyện chung”, ngay tức khắc có nhiều giọng hát của những người tham dự hòa vào. Vây chung quanh vị thánh đồ biết sám hối kia, họ hoan nghênh người ấy trở lại với ràng.
Khi được tự do khỏi gánh nặng tội lỗi là vấn đề, khi chúng ta không còn bọc đường tội lỗi của chúng ta nữa, khi chúng ta tìm cách hồi phục mối tương giao với Đức Chúa Trời và với dân sự Ngài, khi chúng ta không còn lo lắng về tiếng tăm của mình nữa, khi điều cho Đức Chúa Trời nghĩ là vấn đề hơn những gì người khác suy nghĩ, khi ấy chúng ta sẽ tìm được ơn tha thứ vì sự ăn năn của chúng ta đã dẫn chúng ta về lại với Chúa.
Nếu bạn nhìn vào lời cầu xin mà David đưa ra ở các câu 7-12, bạn có thể thấy rõ con đường phục hồi có 7 chi tiết:
1. Chúng ta cần được thanh tẩy bằng huyết. “Xin hãy lấy chùm kinh giới tẩy sạch tội lỗi tôi, thì tôi sẽ được tinh sạch; Cầu Chúa hãy rửa tôi, thì tôi sẽ nên trắng hơn tuyết" (câu 7). Kinh giới là một cây được dùng trong Lễ Vượt Qua ở Aicập (Xuất Êdíptô ký 12:22). Người Do thái nhúng cây nầy vào trong huyết chiên con rồi bôi trên mày cửa. Khi thiên sứ sự chết nhìn thấy huyết, Ngài “vượt qua” ngôi nhà đó và không có ai ngã chết trong đêm ấy. Đức Chúa Jêsus Christ là Chiên Con Lễ Vượt Qua của chúng ta, huyết của Ngài giờ đây tẩy sạch tội lỗi của chúng ta (I Côrinhtô 5:7; 1 Giăng 1:7). Khi viết về việc nầy, Mục sư Ray Stedman lưu ý rằng có nhiều người lấy làm lạ tại sao Chúa Jêsus lại phải chịu chết vì chúng ta. Thập tự giá của Chúa Jêsus làm phật lòng tri thức của nhiều người, họ ưa thích thứ tôn giáo “không có huyết” hơn. Đây là giải đáp của Stedman:
Tại sao Chúa Jêsus phải chịu chết để tha tội cho chúng ta? Câu trả lời duy nhứt là: Tội lỗi dầm thấm sâu sắc trong chúng ta đến nỗi nó không thể được cứu chữa bằng bất kỳ thứ gì khác hơn là sự chết. Đời sống cũ phải chết. Đức Chúa Trời không thể cải thiện nó. Ngay cả Đức Chúa Trời không thể làm cho nó ra tốt hơn, Ngài không thể rửa hay thanh tẩy nó; Ngài chỉ có thể để cho nó chết đi. David vốn hiểu rõ sự ấy trong lúc nầy. Ông thưa với Đức Chúa Trời: “Nếu Ngài xử lý với dòng sông gian ác khủng khiếp nầy trong tôi, tôi có thể thấy nó phải được làm cho chết đi. Nó phải được chùm kinh giới bôi lên, khi ấy tôi sẽ được sạch”.
2. Chúng ta cần hy vọng mới. “Hãy cho tôi nghe sự vui vẻ mừng rỡ, để các xương cốt mà Chúa đã bẻ gãy được khoái lạc" (câu 8). “Lạy Chúa, tôi bị dìm xuống khá lâu rồi, tôi chẳng thấy chi khác trừ ra bóng tối tăm. Hãy chiếu sự sáng của Ngài vào lòng tôi để tôi có thể hát mừng rỡ thêm một lần nữa".
3. Chúng ta cần phải biết tội lỗi mình đã được tha. "Xin Chúa ngảnh mặt khỏi các tội lỗi tôi, và xóa hết thảy sự gian ác tôi” (câu 9). Được tha chưa phải là đủ. Chúng ta cần phải biết rằng Đức Chúa Trời đã đem tội lỗi xa khỏi chúng ta. Mặt khác, tội lỗi của chúng ta sẽ dấy lên tố cáo chúng ta và một lương tâm phạm tội sẽ giữ chúng ta thức thâu đêm cho xem.
4. Chúng ta cần một tấm lòng thanh sạch. “Đức Chúa Trời ôi! xin hãy dựng nên trong tôi một lòng trong sạch, và làm cho mới lại trong tôi một thần linh ngay thẳng” (câu 10). Từ ngữ “dựng nên” có nghĩa là David biết ông không thể làm thay đổi được chính mình. Đây là chỗ tận cùng của sự tự cải cách. Nhà vua biết rõ trừ phi Đức Chúa Trời làm cho ông được sạch, ông sẽ chẳng tự mình làm được việc đó. Không những thế, ông còn cầu xin một thần linh “ngay thẳng” sẽ giúp cho ông đứng vững chống lại sự cám dỗ trong tương lai nữa.
5. Chúng ta cần sự phục hồi bởi quyền phép của Đức Thánh Linh. “Xin chớ từ bỏ tôi khỏi trước mặt Chúa, cũng đừng cất khỏi tôi Thánh Linh Chúa” (câu 11). Mục sư Spurgeon nói một Cơ đốc nhân chơn thật chỉ có thể cầu nguyện giống như lời cầu nguyện nầy. Một người chưa tin Chúa sẽ không quan tâm về việc bị trục xuất ra khỏi sự hiện diện của Đức Chúa Trời vì họ chưa bao giờ sống gần gũi với Đức Chúa Trời trong chỗ thứ nhứt. Một người chưa được cứu sẽ không quan tâm về việc đánh mất Đức Thánh Linh mà họ chưa hề có bao giờ. Người bất kỉnh trốn tránh sự hiện diện của Đức Chúa Trời và tránh né Đức Thánh Linh. Chỉ có con cái của Đức Chúa Trời mới cảm nhận được nổi đau kỷ luật của Chúa. Người nào đã ở trong ánh mặt trời tình yêu của Ngài đều rùng mình trong bóng tối giá lạnh khi Ngài không đẹp lòng.
6. Chúng ta cần tìm lại niềm vui mừng trong ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời. “Xin hãy ban lại cho tôi sự vui vẻ về sự cứu rỗi của Chúa" (câu 12a). Từng tội lỗi một, dù lớn hay nhỏ, làm phân rẽ chúng ta ra khỏi mối tương giao phước hạnh với Đức Chúa Trời. Có khả năng được cứu, nhưng tội nghiệp vì chúng ta chưa xử lý đúng với tội lỗi của chúng ta. David nói: “Lạy Chúa, tôi mệt mõi tội nghiệp về lối sống nghèo ngặt của tôi. Xin hãy mở ra dòng suối vui mừng trong lòng tôi một lần nữa đi”.
7. Chúng ta cần một sự khao khát mới ở bên trong. "Dùng thần linh sẵn lòng mà nâng đỡ tôi” (câu 12b). David muốn nói: “Xin khiến tôi được vui mừng để vâng theo Ngài trong tương lai”. Ông nài xin Đức Chúa Trời thực thi một cuộc “giải phẫu tim thiêng liêng” để ông không còn trôi lạc ra khỏi đường ngay nữa.
Con đường có 7 chi tiết là con đường thẳng cho từng tội nhân nào muốn tìm sự hòa thuận lại với Đức Chúa Trời. Hãy khởi sự với huyết của Chúa Jêsus thì bạn sẽ kết thúc với hy vọng mới, vui mừng mới, và một lòng khao khát mới muốn phục vụ Chúa.
Sự nên thánh
Sự phục vụ mới
“Bấy giờ tôi sẽ dạy đường lối Chúa cho kẻ vi phạm, và kẻ có tội sẽ trở về cùng Chúa” (câu 13).
Khi David xem lại các bài học mà ông đã học được theo sau vụ việc bê bối với Bátsêba, ông hứa với Đức Chúa Trời rằng ông sẽ dùng kinh nghiệm của mình để khiến cho hạng tội nhân trở lại với Chúa. Cho tới chừng nào chúng ta kinh nghiệm riêng về ân điển tha thứ của Đức Chúa Trời, Tin Lành đối với chúng ta chẳng khác gì một sứ điệp trên lý thuyết mà thôi. Nhưng hãy để cho một người công bố thể nào Đức Chúa Trời đã giải cứu người trong thời điểm thất vọng bất lực, hãy để cho người nói năng công khai về việc người thất bại trong việc hòa thuận lại với Đức Chúa Trời, hãy để cho người nói ra cách thức Chúa Jêsus đã tìm gặp người, vực người dậy, tha tội cho người, ban cho người một đời sống mới, rồi đặt bước chơn người theo một hướng mới. Hãy để cho người chia sẻ tận đáy lòng mình và người ta sẽ lắng nghe chẳng có bằng chứng nào như sự thực nói tới một đời sống được thay đổi. Hạng tội nhân trở lại đạo trở thành nhà truyền đạo lỗi lạc nhất vì họ biết sự thực về những gì họ đang nói.
Sự thờ phượng mới
“Chúa ơn, xin mở môi tôi, rồi miệng tôi sẽ truyền ra sự ngợi khen Chúa” (câu 15).
David không bao giờ quên tội lỗi của ông hay ân điển đã tìm gặp ông ở giữa nổi vô vọng của ông. Môi miệng ông bị đóng kín cho tới chừng ân điển như một dòng sông tuôn ào xuống từ thiên đàng. Khi ấy ông sẽ chẳng còn im lặng nữa. Hạng người được tha thứ thực sự ưa thuật cho người khác biết mọi điều mà Đức Chúa Trời đã làm cho họ.
Tri thức mới
“Vì Chúa không ưa thích của lễ, bằng vậy, tôi chắc đã dâng; Của lễ thiêu cũng không đẹp lòng Chúa: Của lễ đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là tâm thần đau thương: Đức Chúa Trời ôi! lòng đau thương thống hối Chúa không khinh dể đâu” (các câu 16-17).
Hai câu nầy trục xuất đời đời quan niệm sai lầm cho rằng Đức Chúa Trời chỉ muốn có tôn giáo. Thời xưa, đó là huyết của bò đực và dê đực. Thời nay, chính sự nhóm lại ở nhà thờ và tiền bạc trên cái đĩa dâng hiến. Bạn có thể đi nhà thờ cả ngàn ngày Chúa nhật, ngồi trên một hàng ghế, và việc ấy sẽ chẳng dời đi vết uế của một tội. David biết rõ rằng không một con bò đực nào được dâng lên bàn thờ có thể chuộc được tội giết người hay tà dâm. Cái điều Đức Chúa Trời mong muốn, ấy là tâm thần đau thương và thống hối. Vì thế, ông sẽ chẳng xây lại.
Đề tựa bài giảng của tôi đưa ra một thắc mắc mà giờ đây tôi phải sửa soạn để trả lời. Đức Chúa Trời sẽ tha thứ bao nhiêu tội? Hay nói khác đi, có phải Đức Chúa Trời sẽ không tha thứ khi chúng ta nhúng quá sâu vào trong tội? Câu trả lời là, không một ai biết vì chẳng có ai đi quá xa như thế. Không một người nào đọc mấy lời nầy cần phải thất vọng. Vô luận bạn sống gian ác như thế nào trong quá khứ, nếu bạn xây lại với Chúa, Ngài sẽ tha thứ cho bạn cách dư dật.
Nếu Đức Chúa Trời tha thứ cho David, chắc chắn Ngài sẽ tha thứ cho bạn.
Nếu một kẻ tà dâm giết người có thể tìm gặp ân điển, có hy vọng cho bạn và tôi đấy.
Đức Chúa Trời sẽ tha thứ bao nhiêu tội? Hết thảy! Không một tội nào vượt quá ân điển của Đức Chúa Trời nếu chúng ta xây lại với Ngài bằng một tấm lòng đau thương và thống hối. Tha thứ luôn luôn là khả thi, song chỉ dành cho người nào xử lý cách sâu sắc và thành thực với chính tội lỗi của họ.
Tôi giả sử câu hỏi sẽ là như vầy: Bạn có muốn được tha thứ không? Tôi nói “thậm chí” vì bạn có thể làm cho lòng mình cứng cỏi tới điểm bạn không còn quan tâm mình có được tha thứ hay không!?! Đối với hạng người thể ấy, chẳng có gì còn lại trừ ra sự phán xét đáng sợ của Đức Chúa Trời. Nhưng nếu bạn có lòng khao khát nhỏ nhoi nhất muốn được tha thứ, nếu trong lòng bạn, bạn muốn có một khởi sự mới, tội lỗi của bạn có thể được tha thứ.
Mọi sự không nói tới bạn. Mọi sự không nói tới tội lỗi của bạn.
Mọi sự đang nói tới Đức Chúa Trời. Mọi sự đang nói tới ân điển.
Ở câu 7, David đã cầu nguyện: “Cầu Chúa hãy rửa tôi, thì tôi sẽ nên trắng hơn tuyết”. Bạn có muốn được như thế chăng? Bạn có muốn vết uế tội lỗi được dời đi khỏi đời sống của bạn không? Bạn có muốn được rửa sạch “trắng hơn tuyết" không? Việc ấy sẽ xảy ra nếu bạn đến với Chúa cùng một thái độ mà David đã có trong Thi thiên 51. Vào đầu thập niên 1870, có một người tên là James Nicholson đã làm việc trong vai trò thư ký ở văn phòng bưu điện ở Philadelphia. Ông cũng rất năng động trong Hội thánh Wharton Street Methodist Episcopal. Ông đã viết bài thánh ca dựa theo Thi thiên 51:7 có đề tựa là Trắng hơn tuyết đã được ưa thích trong suốt chiến dịch giảng Tin Lành của Mục sư D. L. Moody. Đây là câu thứ nhứt, câu thứ ba và câu cuối cùng bài thánh ca của Ông Nicholson:
Lạy Chúa Jêsus, con ước ao được trọn lành hoàn toàn; Con muốn Ngài ngự đời đời vào linh hồn con. Xin bẻ gãy từng hình tượng, xua đuổi từng kẻ thù; giờ đây xin rửa con và con sẽ được trắng hơn tuyết.
Lạy Chúa Jêsus, con xin hạ mình xuống van nài; con chờ đợi, lạy Chúa phước hạnh, nơi chơn Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá.
Bởi đức tin, xin thanh tẩy con, nguyện con nhìn thấy huyết Ngài tuôn chảy; giờ đây, xin rửa con và con sẽ được trắng hơn tuyết.
Lạy Chúa Jêsus, trước mặt Ngài con trông đợi; Hãy đến ngay giờ nầy và dựng nên trong con một tấm lòng mới.
Đối với người nào chịu tìm kiếm Ngài, Ngài chẳng hề nói: “không”; giờ đây xin rửa con và con sẽ được trắng hơn tuyết.
Giai điệu:
Trắng hơn tuyết, phải, trắng hơn tuyết. Giờ đây, xin rửa con và con sẽ được trắng hơn tuyết.
Một dòng đặc biệt đập mạnh vào tôi với một sức mạnh cả thể: Đối với người nào chịu tìm kiếm Ngài, Ngài chẳng hề nói: “không”. Tôi dám chắc Vua David sẽ thốt ra hết lòng: Amen. Đức Chúa Trời không hề xua đi một người có tấm lòng thành thật tìm kiếm. Vô luận bạn đã làm gì, hay bạn sống ở đâu, hoặc tội lỗi bạn xấu xí dường nào, nếu bạn chịu đến với Chúa Jêsus, Ngài sẽ không hề nói: “không”.
Có lẽ phần ứng dụng thì đơn sơ giống như điều nầy. Hãy lấy lời lẽ của bài thánh ca nầy, như chúng dựa theo Thi thiên cổ xưa nầy, rồi biến chúng thành của riêng bạn. Hãy nói về chúng, hãy hát chúng lên, hãy dùng chúng mà cầu nguyện với Chúa. Người nào chạy đến với Ngài bằng tấm lòng đau thương thống hối sẽ được sạch trắng hơn tuyết. Nguyện mọi sự ấy trở thành kinh nghiệm của bạn ngay hôm nay.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét