Thứ Ba, 1 tháng 11, 2011

Quá Khứ Bạo Lực Của Gaddafi Đang Bắt Lấy Libya


Quá Khứ Bạo Lực Của Gaddafi
Đang Bắt Lấy Libya

Tác Giả: Melvin Rhodes

(Dịch từ tạp chí The Good News (ISSN: 1086-9514) được phát hành bởi The United Church of God, an International Association, 555 Technecenter Dr., Milford, OH 45150)
Ngày 1 tháng 9 năm 1969, Vua của xứ Libya là Idris bị lật đổ trong một hành động bạo lực đã đưa viên Đại tá trẻ tuổi làm cách mạng Muammar Gaddafi lên nắm lấy quyền lực. Trong hơn 40 năm cách mạng sôi nổi của ông ta đã mang lại tình trạng cực kỳ lộn xộn và bất hòa.
Hôm ấy nhằm sáng sớm ngày thứ Hai. Văn phòng hội thánh nằm ở tầng dưới ngôi nhà của chúng tôi ở thủ đô xứ Tây Phi Ghana. Tôi sẽ không bao giờ quên ngày ấy – ngày 4 tháng 6 năm 1979.
Khi tôi đi xuống cầu thang hướng tới văn phòng, viên thư ký của chúng tôi vừa chạy vừa la lớn tiếng: "Đảo chính! Đảo chính!"
Chúng tôi sắp sửa kinh nghiệm một cuộc đảo chính kiểu cổ điển châu Phi, lật đổ một chính phủ bằng bạo lực. Chúng tôi đón nghe trên đài phát thanh đang phát loại nhạc quân hành, xen kẻ với tiếng súng nổ lác đác khi nhà cầm quyền – điều khiển (và duy nhứt) đài phát thanh đã đổi tay hai hay ba lần trong ngày — với các quan chức của lực lượng không quân đang ra sức lật đổ các sĩ quan cao cấp của quân đội, những người đã nắm lấy quyền lực trong hơn 6 năm trời.
Hai ngày giao tranh nối theo sau, trong thời gian ấy đi bất cứ đâu cũng rất là nguy hiểm. Trong hơn bốn ngày, chúng tôi sống không có điện — có nghĩa là tất cả thịt chúng tôi cất giữ trong tủ lạnh đều bị hư hỏng hết, thật là khó để tìm kiếm đồ ăn. Nguồn cung cấp nước của chúng tôi lúc có lúc không, đây là vấn đề được quan tâm rất lớn. Chúng tôi có hai đứa con lúc bấy giờ, một đứa chỉ mới có mấy tuần tuổi.
Bốn ngày sau cuộc đảo chính, là thứ Sáu, hàng tít lớn trên tờ báo địa phương của chúng tôi rất là đơn sơ: "KHÔNG CÓ THỰC PHẨM". Chính phủ cách mạng mới còn non trẻ, những nhà xã hội chủ nghĩa lý tưởng đã giới thiệu phần kiểm soát giá cả của họ đối với các khoản thực phẩm, dẫn tới tình trạng thiếu hụt không thể tránh khỏi. Một vài ngày sau, số quan chức Ghana cao cấp, bao gồm những người đứng đầu chính phủ, bị bắt dẫn tới bờ biển địa phương rồi bị bắn ở đó.
Dấu Tay Của Người Libya trong các biến cố
Về sau thì ai cũng biết rõ, hóa ra cuộc đảo chính nầy đã được khích lệ bởi Đại tá Muammar Gaddafi, phe cách mạng ở Libya, bản thân ông ta đã nắm lấy quyền lực trong một cuộc đảo chính 10 năm trước đây. Nhiệt huyết trẻ trung của ông ta đã cảm thúc nhiều người khác bắt chước theo. Ghana là một trong ba quốc gia có những lần đảo chính bạo lực thành công có sự kết nối với người Libya.
Một vài tháng sau, tôi có chuyến thăm thứ hai tới Liberia. Lần đầu tiên tôi đến đó, Tổng thống cầm quyền là hậu duệ của hạng nô lệ người Mỹ gốc Phi, ông trở lại Phi châu rồi thành lập đất nước trong những năm đầu của thế kỷ thứ 19. Trong chuyến thăm thứ nhì của tôi, ông và chính phủ của ông đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chính còn bạo lực nhiều hơn cuộc đảo chính ở Ghana. Các thành viên của nội các cũ đã bị đưa ra bờ biển, bị cột chặt vào giàn giáo và rồi bị hành quyết.
Hơn hai thập kỷ bạo lực và nội chiến đã nối theo sau trước khi xứ sở có thể khởi sự tái thiết. Một lần nữa, bàn tay của Libya đã có trong cuộc đảo chính.
Các biến cố tương tự đã diễn ra ở Burkina Faso, người láng giềng của Ghana ở phía Bắc, ở đó Thomas Sankara đã nắm lấy quyền lực vào năm 1983. Đối với cuộc cách mạng trẻ trung khác kiểu Marxist với lý tưởng Châu Phi liên kết giống như lý tưởng của Gaddafi, bạo lực là phương tiện để đạt tới cứu cánh.
Ba cuộc đảo chính nầy đã ảnh hưởng nhiều trên tôi. Chính xác là có bao nhiêu nhà cầm quyền lật đổ trong cả khu vực đã mắc nợ với nguồn gốc của chúng là Gaddafi của Libya tôi không thể nói được, nhưng chắc chắn là ba cuộc đảo chính nầy đã vướng mắc.
Liệu Gaddafi có trở lại với chủ nghĩa khủng bố không?
Kinh thánh cho chúng ta biết rằng "vì hễ ai cầm gươm thì sẽ bị chết về gươm" (Mathiơ 26:52). (Đức Chúa Jêsus bèn phán rằng: Hãy nạp gươm vào vỏ; vì hễ ai cầm gươm thì sẽ bị chết về gươm). Khi tôi viết bài nầy, Tổng thống Libya đang tiến hành một cuộc chiến khốc liệt để giữ lấy ngai vàng của mình — và tôi không sử dụng thuật ngữ “ngai vàng” mà không chính xác. Mặc dù Gaddafi đã lật đổ Vua Idris vào năm 1969 và đã thiết lập một nước cộng hòa, rõ ràng ông ta muốn khởi sự triều đại riêng của mình, lên kế hoạch cho một trong mấy người con trai mình nắm lấy sự trị vì khi đến thời điểm ông ta phải ra đi.
Có một việc rất rõ ràng: Nếu Gaddafi không bị cất bỏ bởi các lực lượng nổi dậy trên đất — là điều sẽ được thực hiện khả thi qua các cuộc không kích của liên minh phương Tây, họ đến để nghịch lại ông ta — ông ta sẽ tìm cách đánh trả lại họ với mọi phương tiện bạo lực tùy theo quyền hành của mình.
Vào ngày 10 tháng 3 năm 2011, bản tin Security Weekly từ Stratfor (dự báo chiến lược), Scott Stewart đã hỏi: "Liệu Libya một lần nữa có trở thành kho vũ khí của chủ nghĩa khủng bố hay không?" Ông giải thích: "Trong các thập niên 1970 và 1980, Libya từng là kho vũ khí của khủng bố. Trong khi vai trò nầy đã tiếp nhận tính công khai khi các lô hàng lớn các thứ vũ khí đã bị chặn đứng khi Libya đang nổ lực gửi cho Quân đội Cộng hòa Ailen, sự dính líu của người Libya vào việc trang bị cho các nhóm khủng bố rất là rộng lớn. Các thứ vũ khí được sử dụng trong các cuộc tấn công khủng bố qua các nhóm như Tổ chức Abu thường xuyên cho thấy rằng chúng đã xuất xứ từ Libya".
Vì cớ sự dính líu liên tục của Libya trong các hành động khủng bố, đã có những căng thẳng thường xuyên với các quốc gia Tây phương. Đến năm 1981, Hoa kỳ đã bắn rơi hai phi cơ chiến đấu của Libya đang ra oai xưng nhận chủ quyền của Libya vùng biển quốc tế trong Vịnh Sidra. Đến năm 1986, các lực lượng Mỹ đánh chìm hai chiếc tàu Libya và tấn công các căn cứ tên lửa đã bắn vào máy bay Mỹ.
Để trả đủa một quả bom nổ tung một bên chuyến bay TWA ở châu Âu, giết chết bốn người; ba ngày sau một quả bom khác làm nổ tung sàn nhảy ở Bálinh do các quân nhân Mỹ thường hay lui tới. Ba binh sĩ chết, gồm hai quan chức quân sự Mỹ, và khoảng 200 người khác bị thương. Để trả đủa, máy bay Mỹ đã đánh bom Libya.
Xung đột với Anh và Pháp
Chắc chắn Gaddafi đã trao cho Libya một hình ảnh cao cả hơn người tiền nhiệm của mình. Vào năm 1983, một nữ cảnh sát Anh bị bắn chết bởi các tay súng ở bên trong tòa đại sứ Libya ở Luân đôn khi vi phạm toàn bộ luật quốc tế nhắm vào cách xử sự của đại sứ quán. Một cuộc bao vây 11 ngày nối theo sau cho tới khi Anh quốc cho phép những người Libya rời khỏi xứ.
Đến năm 1988, tôi có mặt ở Ghana khi tôi nghe tin tức về sự nổ bom giữa không trung đánh hạ chuyến bay Pan Am 103 trên bầu trời Lockerbie, Tô cách Lan. Tôi nhớ rõ ngày tháng vì vợ tôi đã bay về Detroit để thăm mẹ mình, và bạn bè gọi đến bảo hãy suy nghĩ xem nàng có nên đi trên chuyến bay ấy không!?! Tôi cảm tạ Chúa khi cho biết nàng không đi trong chuyến bay đó, nhưng 259 người — hết thảy họ đều đã chết, cộng thêm với 11 người khác trên mặt đất nữa.
Các nhà điều tra truy tìm quả bom lần ngược lại những đặc vụ của Libya. Chỉ mới đây thôi, một người Libyan nổi tiếng cho biết rằng quả bom là do một kẻ có thực quyền hơn ai hết chính là Đại tá Gaddafi.
Thật là thú vị khi để ý thấy rằng chính phủ Pháp trước tiên đề nghị khu vực cấm bay có hiệu lực vào cuối tháng Ba. Hơn 20 năm trước đây, chính nước Pháp đã ngăn trở mọi kế hoạch của Libya lật đổ chính quyền của người láng giềng Chad, một cựu thuộc địa của Pháp. Để trả đủa, các đặc vụ người Libya đã đặt một quả bom trên chuyến bay Pháp cất cánh từ thủ đô Chad vào tháng 9 năm 1989, làm chết cả thảy 170 người.
Rõ ràng, Libya dưới quyền của Gaddafi đã tạo ra nhiều kẻ thù, vì vậy chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi các chính phủ phương Tây, đặc biệt là người Pháp và người Anh, họ rất muốn thấy ông ta bị dời ra khỏi quyền lực và đang làm mọi sự họ có thể để giúp đỡ quân nổi dậy chiến đấu chống lại ông ta. Tuy nhiên, điều nầy rất nguy hiểm cho các cường quốc phương Tây.
Trong phần phân tích của Stratfor, Scott Stewart bày tỏ lo ngại rằng cuộc khủng hoảng hiện nay ở Libya có thể thúc đẩy các phần tử thánh chiến Hồi giáo. Ông viết: "Cuộc xung đột ở Libya có thể cung ứng cho phần tử thánh chiến nhiều chỗ để hoạt động hơn là họ đã nếm trải trong nhiều năm. Sự tự do hoạt động nầy cho các chiến binh thánh chiến có thể có một tác động không chỉ ở Libya mà còn ở khu vực rộng lớn hơn, và khi ấy tác động nầy có thể tự tỏ ra trong một phương thức: ấy là cung cấp các thứ vũ khí”.
"Việc cướp bóc kho vũ khí ở Libya là gợi nhớ cuộc cướp bóc ở Iraq sau cuộc xâm lược của Mỹ vào năm 2003. Ngoài ra, còn có các báo cáo cho biết rằng những chính phủ nước ngoài đang bàn bạc cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy của Libya . . .trong khi đó, rõ ràng là nếu bất kỳ một cuộc bàn bạc nào là nghiêm trọng hay bất kỳ bảo trợ nào được thông qua, những chiến dịch trong quá khứ trang bị cho quân nổi dậy đã có những tác động lâu dài ở các địa điểm như Afghanistan và Trung Mỹ".
Rõ ràng, công cuộc lật đổ Gaddafi đầy nổ lực kia không đơn giản chỉ là trường hợp kẻ bị áp bức tìm kiếm tự do bằng cách lật đổ bạo chúa đâu. Trong khi nhiều người muốn có một hệ thống dân chủ, có những người khác họ không muốn, kể cả những kẻ trung thành với Gaddafi và các chiến binh thánh chiến đang tìm cách tận dụng lợi thế của tình hình.
Thêm một phân tích bởi Stewart có đề tựa là "Phương Án Khủng Bố Của Libya" (ngày 23 tháng Ba), ông suy đoán về hành vi tiếp tục khủng bố chống lại các quốc gia Tây phương đang can thiệp quân sự ở Libya: "Chắc chắn, lãnh đạo người Libya Moammar Gadhafi không nghi ngờ chi nữa là các chiến dịch quân sự của Mỹ và châu Âu chống lại các mục tiêu quân sự của Libya là những cuộc tấn công chống lại chế độ của ông ta. Ông ta đã đặc biệt cảnh cáo Pháp và Vương quốc Anh rằng họ sẽ hối tiếc vì can thiệp vào....
"Sử dụng các cuộc tấn công khủng bố của Libya để kích động khi bị tấn công bởi các cường quốc phương Tây, những lời đe dọa của Gadhaf nhất định nâng cao khả năng ấy, tuyệt vọng và tổn thương, một lần nữa ông ta trở lại với chủ nghĩa khủng bố như một phương tiện tìm cách báo thù cho những lần tấn công vào chế độ của ông ta. Trong khi những lời đe dọa trừng phạt và trả thù đã luyện lọc cách sử dụng khủng bố của Gadhaf trong những năm gần đây, nổi sợ hãi của ông ta có thể bốc hơi nếu ông ta đạt tới chỗ tin ông ta chẳng có gì để mất"
Một cuộc đụng độ giữa bắc và nam
Những ai quen thuộc với lời tiên tri trong Kinh thánh giờ đây phải thắc mắc không biết đây có phải là một tiền thân cho các biến cố đã được loan báo trước trong mấy câu sau cùng của Đaniên 11: "Đến kỳ sau rốt, vua phương nam sẽ tranh chiến cùng người. Vua phương bắc đem xe binh, lính kỵ và nhiều tàu, xông đến vua đó như cơn gió lốc. Người sẽ lấn vào các nước, tràn tới và đi qua" (câu 40).
Những tham thảo đến các vị vua của phương Bắc và phương Nam trong chương 11 sách Đaniên đề cập đến hai đế quốc lớn của thế giới cổ đã xuất hiện sau cái chết sớm sủa của Alexander Đại Đế. Sau cái chết của ông, đế chế của ông đã bị chia làm bốn cho các tướng lãnh của ông ta.
Một người là Ptolemy, ông đã sáng lập triều đại Ptolemaic của Ai cập cổ đại đã kết thúc ba thập kỷ sau đó với cái chết của Nữ hoàng Cleopatra. Vương quốc nầy nằm ở phía Nam thành Jerusalem, do đó các tham khảo đến "vua phương Nam" vua phương Bắc" đề cập tới cấp lãnh đạo đế quốc của Tướng Hylạp Seleucus và triều đại Seleucid, thủ phủ là Antioch. Hai cường quốc nầy thường ở trong sự xung đột.
Vào thời kỳ tận thế, một lần nữa sẽ có hai cường quốc chính đang xung đột trong khu vực — một Đế quốc Lamã phục hưng ở phương Bắc trong hình thái một siêu quyền lực tập trung vào châu Âu mới và một liên minh từ thế giới Hồi giáo ở phương Nam. Siêu quyền lực kia sẽ bao vây Bắc Phi, gồm Aicập và Libya, các khu vực khủng hoảng mới đây. (Để biết thêm chi tiết, xem quyển "Egypt in History and Prophecy" và "The Origins and Future of Mideast Conflict Over Israel").
Các vụ tấn công khủng bố chính chống lại châu Âu do Gaddafi bảo trợ hay các chế độ kết thân với khủng bố chắc chắn sẽ dẫn tới các biến cố có được đà hướng tới sự ứng nghiệm những lời tiên tri. Với tình trạng rối loạn ở Trung Đông đang tác động tới nhiều quốc gia, dường như hậu quả của khủng hoảng hiện nay sẽ tạo ra sức mạnh của các chiến binh Hồi giáo khắp khu vực, khi ấy họ sẽ tìm cách tấn công châu Âu, dẫn tới một cuộc chiến rộng lớn giữa các nền văn minh.
Chúng ta phải giữ mắt mình luôn vào vùng Trung Đông, là mục tiêu chính của lời tiên tri trong Kinh thánh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét