Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2012

Mác 11:1-11: "Cuộc Hẹn Tại Thành Jerusalem"


Những khuôn mặt chung quanh thập tự giá
Cuộc Hẹn tại Thành Jerusalem
- Mác 11:1-11
Đây là Tuần Lễ Thánh, và khắp thế giới Cơ đốc nhân đang kỷ niệm những biến cố quan trọng đã diễn ra cách đây 2.000 năm. Mặc dù có nhiều việc phân cách chúng ta, đây là một việc mà hết thảy Cơ đốc nhân đều nhất trí về nó. Tuần Lễ Thánh nằm ở trọng tâm đức tin Cơ đốc. Trong tuần lễ đầy vinh hiển như thế nầy, mọi dị biệt về ngôn ngữ, văn hóa, chủng tộc và giáo lý đều bị quên lãng hết.
Và đúng là một tuần lễ thánh, tám ngày bắt đầu với Chúa nhật Lễ Lá rồi kết thúc với ngày Chúa Nhật Phục Sinh. Hai biến cố quan trọng bao gồm Tuần Lễ Thánh – Sự Đắc Thắng Vào Thành Jerusalem vào ngày Chúa Nhật Lễ Lá và sự sống lại của Chúa Jêsus vào ngày Chúa Nhật Phục Sinh. Không tranh cãi chi hết, đây đúng là Tuần Lễ Thánh, bởi vì nó bao gồm các biến cố thiêng liêng nhất của đức tin Cơ đốc. Tất cả những điều mà chúng ta xem là yêu dấu nhất đều được minh chứng là thực trong suốt tuần lễ quan trọng nầy tại thành Jerusalem.
Tấm Kính Màu
Năm ấy là năm 1902, một đoàn thanh niên nhộn nhịp đã sửa soạn xây một nơi thánh mới. Hội thánh First Presbyterian ở Oak Park đã thuê một trong các kiến trúc sư lỗi lạc nhất về nhà thờ của miền Trung Tây, tên là W. G. Williamson. Công việc họ giao thật là đơn giản: Xây cho chúng tôi một nơi thánh sẽ dẫn chúng tôi vào sự thờ phượng Đức Chúa Trời cao cả và vĩ đại. Ông ta đã thành công vượt quá mọi mơ ước của họ. Nhà thờ xinh đẹp theo kiểu xa xưa có mái vòm và tường thì dày, kết quả là chúng ta giờ đây đang thờ phượng trong ngôi nhà thờ đó.
Rõ ràng là Ông Williamson là một nhà thần học có tài cũng như là một kiến trúc sư bậc thầy. Ông đã thấy rõ Tuần Lễ Thánh trụ tại trung tâm của đức tin Cơ đốc. Đấy là lý do tại sao cánh cửa màu thật lớn ở sườn phía Đông của nhà thờ chứa một bức tranh nói tới một phụ nữ đang cầm nhánh chà là. Đây là một bối cảnh từ Chúa Nhật Lễ Lá đầu tiên. Cánh cửa sổ ở sườn phía Tây chỉ ra một thiên sứ đang thổi kèn vào sáng Chúa Nhật Phục Sinh. Chúng ta đã thờ phượng giữa Chúa Nhật Lễ Lá và Chúa Nhật Phục Sinh kể từ dạo ấy.
Đây là một sự lựa chọn rất hay vì chính kiến trúc của căn phòng nầy đưa chúng ta trở lại thật nhiều lần với mọi thực tại chính của đức tin chúng ta.
Ai nấy không hề khao khát lẽ thật
Sáng nay, mục tiêu của chúng ta nhắm vào Chúa Nhật Lễ Lá. Tôi dám chắc rằng hầu hết chúng ta đều biết rõ mọi vấn đề bao quát của câu chuyện. Nhưng tôi e rằng hầu hết chúng ta chưa bao giờ xem xét câu chuyện theo bất kỳ chi tiết nào. Tại sao Chúa Jêsus lại cỡi trên lưng một con lừa mà vào thành Jerusalem? Tại sao dân chúng phải vẫy chào bằng những nhánh chà là chứ? Tại sao họ hô lên “Hôsana!” khi Ngài đi ngang qua? Mọi sự có ý nghĩa gì chứ? Trong các sự kiện của Tuần Lễ Thánh, Sự Đắc Thắng Vào Thành Jerusalem hay bị bỏ qua và ít có ai hiểu rõ nhất.
Là một chỗ để bắt đầu, chúng ta hãy xem xét mất lời nầy của triết gia người Đan mạch Soren Kierkegaard:
Về mặt cơ bản, lẽ thật phải được xem xét như có mặt trong cuộc xung đột với thế giới nầy; thế giới chưa hề tốt đẹp, và sẽ không bao giờ tốt đẹp vì ai nấy đều không bao giờ khao khát lẽ thật.
Vào ngày Chúa Nhật Lễ Lá, Đấng Chơn Thật vào thành Jerusalem trên lưng một con lừa. Mặc dù đoàn dân đông cổ vũ Đấng Chơn Thật, ở dưới bề mặt ấy là một sự xung đột sắp dấy lên. Ai nấy đều không muốn Đấng Chơn Thật trong ngày đó, họ cũng không mong muốn Đấng Chơn Thật vào bất kỳ ngày nào kể từ ngày ấy.
Mặt trời mọc ở Bêthany
Ngày ấy đã khởi sự như bao ngày khác, với ánh mặt trời sớm mai và âm thanh những người buôn bán đang mở rộng cửa hiệu của họ. Bêthany không phải là một thị trấn lớn, hay thậm chí là một thị trấn nữa. Thực ra, nó giống như một ngôi làng, chỉ là một mớ nhà cửa đơn sơ thôi. Đó đây các nhà nông đã sẵn sàng đi ra đồng – mùa cấy đã đến với họ. Những bà mẹ, họ rất bận rộn lo vực bầy con dậy rồi mặc quần áo cho chúng.
Ở một ngôi nhà kia, mọi sự rất là khác biệt vì Chúa Jêsus có mặt ở đó. Đây là ngôi nhà của Mary và Mathê – hai chị em sống chung với nhau cùng với anh ruột họ là Laxarơ. Chúa Jêsus đã đến viếng họ rất nhiều lần. Ngôi nhà của họ là một nơi nương náu rất đặc biệt cho Ngài. Song lần nầy cuộc thăm viếng của Ngài lại rất khác. Lần nầy Ngài đã đến để dự một đám tang, song lại đổi đám tang ấy thành một buổi tiệc tùng. Chỉ một hay hai ngày trước, Ngài đã công khai làm cho Laxarơ sống lại từ kẻ chết. Hằng trăm người đã nhìn thấy Ngài làm việc ấy, rồi bây giờ hàng ngàn người đã nghe thấy các tin tức. Chuyện nghe khó quá … nhưng Chúa Jêsus đã làm việc ấy! Buổi tiệc kéo dài đến suốt cả đêm.
Giờ đây ban mai đã ló dạng rồi. Rõ ràng là đối với mọi người, Chúa Jêsus không ở lại lâu hơn nữa được. Ngài phải nhìn quanh mình, một người đang thi hành một sứ mệnh. Không một ai khác biết được điều gì sắp sửa xảy ra. Không một ai – thậm chí ngay cả người nào có ý thức nhất giữa vòng các môn đồ Ngài – nhận biết điều chi sắp sửa xảy ra vào buổi sáng Chúa nhật trời trong nầy.
Chương trình của Chúa
Tôi tạm dừng để chèn hai sự kiện nầy vào câu chuyện. Một, ấy là câu chuyện nói tới Sự Đắc Thắng Vào Thành Jerusalem được nhắc lại – rất chi tiết – bởi bốn trước giả Tin Lành. Sự kiện nầy rất xứng đáng vì nó cho chúng ta biết có gì đó quan trọng sắp xảy ra. Còn sự kiện kia, ấy là khi bạn đọc câu chuyện nầy, một ấn tượng đang phủ lút bạn: Chúa Jêsus đang nắm lấy quyền tể trị hoàn toàn mọi sự đang xảy ra vào ngày Chúa Nhật Lễ Lá. Không giống như các biến cố khác trong đời sống của Ngài, Ngài không phản ứng với ai hay việc gì khác. Không một ai – nhắc lại – không một ai mong Ngài phải làm những gì Ngài đang làm. Chẳng có một kẻ đau bịnh nào, chẳng có một gã Pharisi nào để đương đầu, không một cơn bão nào để quở im lặng, không một người nào chết để làm cho sống lại, không một thắc mắc gay go nào phải trả lời hết. Những gì Chúa Jêsus đang làm, Ngài đang làm theo cách của riêng Ngài.
Lời tiên tri thời xa xưa
Câu chuyện nói tới Chúa Nhật Lễ Lá thực sự bắt đầu với một con lừa. Hầu hết chúng ta đều đã nghe nói thể nào Chúa Jêsus đã sai các môn đồ Ngài vào trong một ngôi làng gần đó (có lẽ là Bêphagiê) với những lời dặn dò phải dẫn về một con lừa. Khi bạn đọc câu chuyện của Mathiơ, bạn nhận ra rằng hai môn đồ hiển nhiên đã dẫn về hai con lừa – con lừa mẹ và con lừa con chưa có ai cỡi lên nó. Chúa Jêsus cỡi con lừa con vào thành Jerusalem với con lừa mẹ đi kèm một bên.
Mathiơ cũng thuật lại cho chúng ta biết bằng cách cỡi lừa vào thành Jerusalem, Chúa Jêsus đang làm ứng nghiệm một lời tiên tri thời xa xưa từ Xachari 9:9. Mấy lời nầy – được viết ra 575 năm trước – báo trước rằng khi Đấng Mêsi ngự đến tại xứ Israel, Ngài sẽ đến bằng cách cỡi trên lưng một con lừa. “Hỡi con gái Si-ôn, hãy mừng rỡ cả thể! Hỡi con gái Giê-ru-sa-lem, hãy trổi tiếng reo vui! Nầy, Vua ngươi đến cùng ngươi, Ngài là công bình và ban sự cứu rỗi, nhu mì và cỡi lừa, tức là con của lừa cái”. Mấy lời ấy thuật lại cho chúng ta biết hai sự kiện đặc biệt về Đấng Mêsi. Thứ nhứt, Ngài sẽ đến như một vì vua nhơn từ đang cỡi trên lưng một con lừa. Thứ hai, Ngài sẽ đến như một vì vua công bình đem sự giải cứu đến với dân sự Ngài.
Chẳng có gì dường là khó cho một vị vua cỡi trên lưng con lừa ngự đến cả. Chúa Jêsus khó mà chọn cách nào khác hơn để phô mình cho cả dân tộc biết. Nếu Kinh thánh không loan báo trước, không một ai mơ nổi sự việc ấy. Điều đó giải thích lý do tại sao người Lamã đã ngồi nhàn rỗi vào ngày Chúa Nhật Lễ Lá trong khi hàng chục ngàn người kéo đến với Chúa Jêsus. Từ nhận định của họ, toàn bộ sự việc giống như một trò đùa vậy. Một vị vua cỡi trên lưng lừa ư? Bạn đang đùa à! Không một vị vua nào tự trọng sẽ bị bắt chết trên lưng một con lừa. Nếu bạn muốn tạo ra một cái chạm, bạn sẽ đến trên lưng một con chiến mã hay vây quanh là nhiều binh lính hoặc ngạo nghễ trên một chiến xa. Nhưng trên lưng một con lừa à? Vô phương rồi.
Thật, không khó hình dung ra người Lamã đang cười nhạo khi họ quan sát bối cảnh đó. Một vì vua ăn mày, đang cỡi trên lưng một con lừa mượn, cái yên của Ngài làm bằng nhiều khố áo bẩn thỉu, một đám dân nhà quê vũ khí duy nhứt của họ chỉ là những nhành chà là.
Trông Ngài chẳng giống gì với một vì vua thời ấy. Nhưng đấy là toàn bộ sự việc. Ngài là một vì vua, nhưng Ngài không giống bất cứ một vị vua nào trong đời nầy. Sự Đắc Thắng Vào Thành Jerusalem là một “thí dụ sơ khởi”, trong đó Chúa Jêsus đang gửi một sứ điệp rõ ràng cho xứ sở. “Đây đúng là Ta! Ta là Vua của các ngươi, nhưng Ta không phải là vì Vua mà các ngươi mong đợi!”
Dấu hiệu giải phóng dân tộc
Nói về tình trạng bất ngờ, khi Chúa Jêsus bắt đầu hành trình ba dặm đường từ thành Bêthany đến thành Jerusalem, dân chúng đứng dọc hai bên đường khởi sự làm một việc mà chẳng có ai dám nói trước. Khi Chúa Jêsus đi ngang qua, họ vẫy những chánh chà là. Điều nầy có ý nghĩa gì vậy? Trong Cựu Ước, người Do thái được truyền cho phải vẫy những nhánh chà là như một phần của Lễ Lều Tạm. Hai trăm năm trước Đấng Christ, trong Cuộc Nổi Loạn của anh em Maccabe, khi người Do thái tạm thời kiếm được quyền làm chủ Đền Thờ từ tay người Syri, họ đã tổ chức kỷ niệm bằng cách vẫy những nhành chà là. Ba mươi năm sau sự chết của Đấng Christ, trong cuộc nổi loạn dẫn tới cuộc tàn sát thành Jerusalem vào năm 70SC, người Do thái đúc tiền kim loại chứa hình những nhành chà là ở một mặt. Ghép mọi sự nầy lại với nhau, chúng ta dám nói rằng trong thời của Đấng Christ, những nhành chà là tiêu biểu cho sự vui mừng và kỷ niệm. Chúng cũng là biểu tượng nói tới công cuộc giải phóng xứ sở dành cho người Do thái. Vẫy những nhánh chà là trước mặt Chúa Jêsus thì tương tự với việc cung ứng cho Ngài một cuộc diễu hành đầy những thứ chào đón con người nổi tiếng. Hay chúng ta sẽ nghĩ tới những cuộc diễu hành thật lớn chào đón các binh lính trở về từ Chiến Dịch Bão Táp Sa Mạc. Khi họ diễu hành qua đường phố, họ được hoan nghênh bởi cả đại dương những lá cờ Hoa kỳ.
Khi người Do thái vẫy những nhánh chà là khi Chúa Jêsus cỡi lừa đi ngang qua, họ đang nói: “Đây là nhân vật và đây là thời thế!” Đây là sự chào đón được dành cho các vì vua và những nhà chinh phục thắng trận trở về. “Hãy cỡi lừa vào đi, hỡi Vua Jêsus, không có ai dám cản trở người đâu”.
Năm ngày trước Lễ Vượt Qua
Giờ đây, là sáng Chúa nhật, năm ngày trước Lễ Vượt Qua. Sự thực nầy rất quan trọng vì nó có ý nói rằng thành Jerusalem sẽ đầy ắp với những lữ khách, họ đã đến từ các nơi trong xứ Israel để dự kỳ lễ lớn. Josephus nói rằng trong suốt Lễ Vượt Qua, cư dân thành Jerusalem có thể lên tới 3 triệu người. Đây là địa điểm gần nhất cho kỳ hội quốc gia trong xứ Israel. Từng người một họ sẽ về tham dự Lễ Vượt Qua. Những người bạn lâu nay không nhớ sẽ gặp nhau trên đường phố, nhiều gia đình sẽ đi hàng trăm dặm để đến tại đó. Trong một bầu không khí tham dự lễ hội như vậy, những tiếng đồn mau chóng lan truyền giống như ngọn lửa hoang vậy. Khi tiếng đồn về việc làm cho Laxarơ sống lại từ kẻ chết, dân chúng bắt đầu lấy làm lạ không biết Chúa Jêsus có đến tại thành Jerusalem dự lễ Vượt Qua hay không!?! (Giăng 11:53). Ai nấy đều biết rõ tình trạng thù địch tồn tại giữa Chúa Jêsus và các cấp lãnh đạo Đền Thờ. Liệu Ngài có nắm lấy cơ hội rồi đến đó không cứ cách nào chăng? Hay Chúa Jêsus chọn con đường an toàn rồi Ngài không đến?
Thêm vào với thứ men chính trị luôn luôn tồn tại trong xứ Israel. Đã có ba đảng chính trị chính: Người Pharisi, họ kiên nhẫn chịu đựng sự cai trị của người Lamã; đảng Xê-lốt, họ không nhịn nhục chịu đựng bất cứ điều gì, đặc biệt là người Lamã đáng ghét; người Sađusê, họ điều hành khu vực Đền thờ và cộng tác với người Lamã. Sau cùng, bạn có chính người Lamã và hai kẻ chủ chốt đang nắm quyền hành, Bôntu Philát và Hêrốt Antiba. Bối cảnh giờ đây được đặt ra cho một cuộc đối đầu quan trọng. Trong tình huống bất ổn nầy Chúa Jêsus cỡi trên lưng một con lừa con tiến vào. Điều gì sẽ xảy ra kế đó?
Hai bối cảnh kỳ lạ
Hãy hình dung bối cảnh xem. Khi Chúa Jêsus rời thành Bêthany đi đến thành Bêphagiê và Núi Ôlive, hàng trăm người chạy đến hiệp với Ngài. Chẳng mấy chốc thì đám đông càng lúc càng đông thêm giống như toàn thể nhiều gia đình, họ đứng dọc theo con đường hẹp đầy bụi bặm. Nếu bạn đọc câu chuyện của Giăng, thì rõ ràng có một đám đông khác ra từ thành Jerusalem, nghe nói rằng Chúa Jêsus đang trên đường đến đó, họ rời thành phố để đón Ngài khi Ngài đến gần Núi Ôlive. Đâu đó ở bên sườn của Trũng Kít-rôn, hai nhóm nầy gặp nhau, họ reo hò, ca hát, cười đùa, nhảy múa và hô to khẩu hiệu. Đây là ngày vui vẻ không thể kềm chế được khi dân chúng hoan nghênh Chúa Jêsus đến thành Jerusalem.
Đồng thời, ở bên trong thành phố, các thầy tế lễ cả cùng mấy thầy thông giáo theo dõi tình hình với sự báo động ngày càng tăng. Một sự ủng hộ Chúa Jêsus là việc sau cùng mà họ mong muốn. Đối với họ, cả thế gian đã nghiêng về phía Chúa Jêsus rồi. Cú sốc của họ đổi thành mất tinh thần và rồi thành giận dữ khi các tường trình cứ đổ về dồn dập. Nhiều phút chuyển thành nhiều giờ vào ngày Chúa Nhật Lễ Lá trong khi hai dòng suối cảm xúc của con người hội tụ lại. Ở một mặt, có sự phấn khích dấy lên khi Chúa Jêsus đền gần Cổng phía Đông; mặt khác, có sự chống đối gia tăng khi các cấp lãnh đạo quyết định rằng Chúa Jêsus sẽ không rời thành phố mà còn sống.
Những tiếng hoan hô thánh khiết
Đang khi đám rước đang trên đường tiến về thành Jerusalem, nhiều tiếng hô của dân chúng càng lúc càng vang dội hơn. Tất cả bốn trước giả Tin Lành không những họ nhắc tới điểm dân chúng tung hô vang dội, mà còn nhắc tới điều mà họ đã tung hô nữa kìa. Đặc biệt, họ nhắc tới hai việc: Thứ nhứt, họ hô lên: “Hôsana! Hôsana! Hôsana!”, và thứ hai, họ hô vang: “Phước cho Đấng nhơn danh Chúa mà đến”. “Hôsana!” là từ Hybálai ý nói: “Xin cứu chúng tôi ngay giờ nầy”. Như một tác giả viết: “Hôsana!” là một loại “hoan hô thánh khiết”. Từng người Do thái đứng quan sát, ngay lập tức họ nhận ra câu nói thứ hai là một trưng dẫn từ Thi thiên 118. Tất cả họ đều biết rõ Thi thiên ấy, vì Thi thiên 118 là một trong những Thi thiên nói tới Đấng Mêsi. Bằng cách tung hô mấy lời nầy, dân chúng đang ở trong việc công nhận rõ ràng Chúa Jêsus là Đấng Mêsi được hứa cho. Không một ý nghĩa nào khác khả dĩ có thể thích ứng với mọi tiếng tung hô của họ trong lúc nầy. Số dân chúng nầy, họ tin rằng cuối cùng rồi, thì Đấng Mêsi đã ngự đến.
Họ đã đúng.
Có sự việc dễ bị bỏ qua, ấy là Chúa Jêsus đã vui vẻ nhận lấy lời khen ngợi của dân chúng vào Chúa Nhật Lễ Lá. Đây đúng là một sự thay đổi. Đối với phần lớn chức vụ công khai của Ngài, bất cứ lúc nào Ngài làm ra một phép lạ, Ngài bảo người ta đừng đồn việc ấy ra. Ngài muốn người ta nhìn thấy Ngài phải hơn cả người chuyên làm phép lạ kìa. Nhưng ngày nay không phải thế. Thời điểm dành cho sự im lặng đã qua lâu rồi. Nếu Ngài muốn làm cho ít người biết đến, giờ đây Ngài đang đếm sự im lặng không tưởng được. Thời điểm dành cho sự thực đã đến. Khi người Pharisi nghe thấy đoàn dân đông ngợi khen Ngài, họ đã giục Ngài phải quở trách các môn đồ. Chúa Jêsus từ chối, Ngài phán: “Nếu ta bảo họ phải im lặng, thì đá nầy sẽ vỡ ra trong sự khen ngợi Ta”.
Chúa Jêsus khóc
Bây giờ, có một việc lạ lùng đang diễn ra. Luca là trước giả duy nhứt thuật lại cho chúng ta biết điều đó. Ở đỉnh cao của kỳ lễ, Chúa Jêsus bắt đầu khóc. Sự việc xảy ra trên đường đến thành đi vòng qua phía Nam của Núi Ôlive. Khi bạn đi con đường đó, bạn đến với một đỉnh nhỏ hơn. Khi bạn lên tới đỉnh, cả thành phố Jerusalem đột nhiên xuất hiện ở trước mắt bạn. Đây là một bối cảnh rất tuyệt vời. Khi Chúa Jêsus nhìn thấy thành phố, Ngài bắt đầu bật khóc.
Sự việc dường như rất kỳ lạ. Tôi có thể hình dung một thiếu niên đang nói: “Mẹ ơi, sao ông Jêsus lại khóc chứ?” Và câu trả lời là: "Mẹ không biết, con ơi”. Câu trả lời tìm thấy không khó mấy. Chúa Jêsus đã khóc, không phải vì chính mình Ngài, mà vì thành phố sắp sửa chối bỏ Ngài. Chúa Jêsus đã nhìn qua bên kia đoàn dân đông đang cổ vũ để nhìn thấy đám đông không bao lâu nữa sẽ đóng đinh Ngài trên thập tự giá. Ngài biết rõ vào ngày Chúa Nhật Lễ Lá rằng Ngày Thứ Sáu Tốt Lành chỉ còn có 5 ngày nữa mà thôi. Và qua lớp sương mù lịch sử, Ngài đã nhìn thấu vào cuộc tương lai, đến thời điểm khi quân đội Lamã sẽ tàn sát thành Jerusalem vào năm 70SC. Đây là lời lẽ của Ngài: “Ước gì, ít nữa là ngày nay, mầy đã hiểu biết sự làm cho mầy được bình an! Song hiện nay những sự ấy kín giấu nơi mắt mầy. Vì sẽ có ngày xảy đến cho mầy, khi quân nghịch đào hố xung quanh mầy, vây mầy chặt bốn bề. Họ sẽ hủy hết thảy, mầy và con cái ở giữa mầy nữa. Không để cho mầy hòn đá nầy trên hòn đá kia, vì mầy không biết lúc mình đã được thăm viếng” (Luca 19:42-44). Ở giữa sự vui vẻ ấy, Chúa Jêsus đã nhìn thấy cuộc tương lai rất rõ nét. Ngài biết rõ ngày Thứ Sáu Tốt Lành chỉ còn có 5 ngày nữa thôi. Ngài biết rõ cả xứ không bao lâu nữa sẽ xây khỏi Ngài. Ngài cũng biết rõ qua cuộc tương lai mù mịt kia, cái ngày mà quân Lamã sẽ đến hủy diệt thành phố từng hòn đá một, giết chết nhiều người nam người nữ đến hàng ngàn người. Vì xứ sở sẽ từ chối Đấng Mêsi của nó, sự phán xét ghê khiếp như vậy không bao lâu nữa sẽ ụp đến. Tại sao chứ? Con của Đức Chúa Trời đã ngự đến và họ không công nhận Ngài. Con của Đức Chúa Trời đã ngự đến và họ đã đóng đinh Ngài trên thập tự giá.
– Ngài biết rõ đám đông sẽ thay đổi.
– Ngài biết rõ các cấp lãnh đạo đang mưu nghịch Ngài.
– Ngài biết rõ những tiếng cổ vũ sẽ đổi thành chế nhạo.
– Ngài biết rõ từ ngày thứ Sáu những gì sẽ xảy ra vào ngày Chúa nhật.
– Ngài biết rõ thập tự giá được dựng thẳng đứng trên con đường của Ngài.
Ngài biết rõ mọi sự ấy, nhưng Ngài cứ đi tới. Vua Jêsus đã cỡi lừa hướng đến thành phố vì Ngài có một cuộc hẹn tại thành Jerusalem.
Ngài làm cuộc hẹn ấy ra đơn giản hơn như thế nào?
Trong những ngày tháng hầu đến, có người sẽ nhìn lại rồi nói: “Nếu chúng ta biết”. Nhưng sau Chúa Nhật Lễ Lá, không có một người nào thực sự sử dụng câu nói đó nữa. Họ đã biết rồi! Không một người nào dám nói: “Ngài không làm cho mình ra đơn giản”. Ngài làm cho cuộc hẹn ấy ra đơn giản hơn như thế nào? Ngài tỏ mình ra rõ ràng đến nỗi chẳng có ai quên được việc ấy.
Vào ngày Chúa Nhật Lễ Lá, không một người nào chịu bất kỳ sự ép buộc nào. Cả xứ đã có một sự lựa chọn rõ ràng phải đưa ra. Cũng một thể ấy với các bậc cầm quyền. Người Lamã chẳng làm một việc gì để can thiệp cả. Các thầy tế lễ đã đứng quan sát mọi chuyện đang xảy ra. Từng người một đều phải đưa ra một sự lựa chọn trong ngày ấy; mỗi người trong thành Jerusalem phải đưa ra một sự lựa chọn. Tốt hơn hay tệ hơn, cái chết là rõ ràng. Jêsus cần có một quyết định và cả xứ phải đưa ra phán quyết.
Hỗn hợp những phản ứng
Giờ đây, Chúa Jêsus đã vào trong thành phố. Rối loạn lung tung đang thống trị. Nhà Vua đã đến. Dân chúng sẽ làm gì đây? Những câu trả lời tìm thấy chẳng khó đâu:
– Các môn đồ công khai ngợi khen Ngài.
– Trẻ con vô tư khen ngợi Ngài.
– Đám dân đông cổ vũ Ngài, nhưng họ không hiểu Ngài.
– Thành phố thì tò mò nhưng chẳng cam kết gì.
Bấy nhiêu đó còn chừa lại một nhóm – các cấp lãnh đạo tôn giáo, nhóm đông thầy thông giáo và người dòng Pharisi, “các trưởng lão của dân Israel”, các vị quan trong Toà Công Luận. Họ sẽ nói gì đây? Họ sẽ phản ứng sao đây? Dân chúng đã nói rồi, nhưng các bậc cầm quyền của họ có ưa không?
Ba từ ngữ tóm tắt phản chứng “chính” đối với Chúa Jêsus vào ngày Chúa Nhật Lễ Lá: Lo sợ … Thất vọng … Giận dữ. Lo sợ vì họ không biết Chúa Jêsus sẽ dẫn tới đâu. Thất vọng vì có quá nhiều người cổ vũ khi Ngài cỡi lừa vào thành phố. Giận dữ vì giờ đây họ xem Ngài là kẻ thù của mọi lợi ích của họ, một kẻ thù phải bị tiêu diệt.
Những đường cày ngắn
Bạn tôi là Bruce Tanner có lối nói ông sử dụng để mô tả bất cứ ai thấy họ đang lọt vào chỗ căng thẳng. “Bạn nên xuống hàng dưới kia ngay thôi”. Đây là lối nói bóng bẩy rút tỉa từ những nhà nông khi họ cày đất của họ. Khi đường cày bị xéo đi, bạn khởi sự với những đường dài rồi kết thúc với những đường ngắn hơn. Cho nên phải chỉnh sửa sao cho khéo với những đường cày ngắn hơn.
Dân Israel đang đi xuống với những đường cày ngắn trong lúc bây giờ. Những cuộc luận bàn xa xỉ giờ đây là quá khứ rồi. Thời điểm để quyết định đã đến. Không bao lâu nữa, cả nước phải đưa ra phán quyết về Đức Chúa Jêsus Christ. Bằng chứng đã có rồi, bồi thẩm đoàn đã được dặn dò, và phán quyết không bao lâu nữa phải được đưa ra.
Kierkegaard cung ứng cho chúng ta lối nói sắc sảo khác ứng dụng cho giây phút nầy trong lịch sử của nhân loại: “Đức Chúa Jêsus Christ là đối tượng của đức tin – đức tin một là tin theo Ngài hoặc thấy khó chịu bởi Ngài”. Có hai sự lựa chọn và chỉ có hai mà thôi. Một là bạn tin theo hoặc là bạn thấy khó chịu. Lẽ thật về Chúa Jêsus là một thanh gươm có hai lưỡi. Nó cắt cả hai chiều. Không một ai có thể đứng ở giữa cho đến đời đời được.
Trong câu chuyện của Mathiơ, ông đưa ra phần lưu ý khá thú vị. Khi Chúa Jêsus đến gần thành Jerusalem vào Chúa Nhật Lễ Lá, Mathiơ nói rằng cả thành phố đều bị khuấy động. Từ ngữ ấy có ý nói bị lay động đến tận cốt lõi. Dân chúng bắt đầu hỏi nhau: “Người nầy là ai vậy?” Và câu trả lời là: “Ấy là Jêsus tiên tri xuất thân từ thành Naxarét trong xứ Galilê”. Hãy suy nghĩ về câu trả lời ấy trong một phút xem. Câu trả lời ấy rất thực là dường nào. Từng chi tiết là chính xác. Thế nhưng bấy nhiêu vẫn chưa đủ đâu.
Ngài là một tiên tri, nhưng Ngài còn hơn là một tiên tri nữa. Ngài xuất thân từ Galilê nhưng đấy chẳng phải là thị trấn quê hương của Ngài. Dân cư thành Jerusalem đã đưa ra một câu hỏi rất hay và đã trình ra câu trả lời gần như là chính xác. Song trong các vụ việc thuộc linh, gần như là chính xác thì chưa phải là đủ đâu. Chúng rất gần song chưa gần đủ!
Những bài học về Chúa Nhật Lễ Lá
Mác kết thúc câu chuyện của ông về Sự Vào Thành Đắc Thắng bằng cách nói cho chúng ta biết rằng sau khi Chúa Jêsus đã vào thành Jerusalem, Ngài đi thẳng đến Đền thờ, nhưng vì khi ấy trời đã về chiều rồi, chẳng có ai ở đó hết. Vì vậy, Ngài rời thành Jerusalem cùng với các môn đồ, đi ngược trở lại Bêthany rồi qua đêm ở đó. Đây là phương thức lạ lùng kết thúc một ngày quan trọng như thế. Nhưng nó làm dấy lên một thắc mắc quan trọng không kém. Chúa Jêsus đã hoàn thành việc gì trong ngày ấy? Ngày Chúa Nhật Lễ Lá nói tới điều gì chứ? Tại sao phải Đắc Thắng Vào Thành?
Nếu bạn muốn trả lời bằng một câu nói, thì câu ấy phải là như vầy đây: Chúa Jêsus đang gửi một sứ điệp cho Israel vào ngày Chúa Nhật Lễ Lá, một sứ điệp cho thấy thời điểm quyết định đã đến. Dân chúng không còn có đặc ân để bàn bạc về ủy nhiệm thư của Ngài với một tư thế khó hiểu nữa. Trong ngày nầy, Chúa Jêsus tự giới thiệu mình cho cả dân tộc, yêu cầu phải có một quyết định ngay lập tức. Câu trả lời Ngài đã nhận được không khích lệ lắm. Mặc dù đám dân đông cổ vũ, họ không thực sự hiểu rõ Ngài. Mặc dù các cấp lãnh đạo hiểu rõ Ngài, họ không cổ vũ Ngài. Israel đã đến gần, gần đến nỗi ôm chầm lấy Ngài trong vai trò Đấng Mêsi trong ngày ấy. Nhưng gần chưa phải là đủ đâu.
Sau Chúa Nhật Lễ Lá, chỉ có một việc còn lại là đồi Gôgôtha.
Gần 20 thế kỷ đã đến rồi đi kể từ khi Chúa Jêsus thỏa mãn cuộc hẹn của Ngài tại thành Jerusalem. Ba bài học đọng lại khiến cho chúng ta phải xem xét.
1. Những cơ hội thuộc linh không kéo dài cho đến đời đời.
Nơi nào Đức Chúa Jêsus Christ dính dáng đến, không một người nào phải chờ đợi cho đến đời đời. Không một ai phải ngồi mãi bên chiếc hàng rào. Ở đó là thời điểm đưa ra quyết định quan tâm đến hoặc chống lại Con của Đức Chúa Trời. Trong các vấn đề thuộc linh, đừng quyết định để mà quyết định. Nói “không ngay bây giờ” thực sự là nói “không”.
Quan tâm đến Chúa Jêsus chưa phải là đủ đâu. Hàng triệu người biết quan tâm đến Ngài lại chẳng có một mối quan hệ sống động nào với Ngài hết. Dân chúng trong ngày Chúa Nhật Lễ Lá đầu tiên vốn rất quan tâm. Cả thành phố bị khuấy động lên tới chỗ phải bàn luận … nhưng không lên tới chỗ phải hành động. Chỉ có quan tâm thôi, điều nầy sẽ không cứu lấy bạn đâu. Tin Lành chỉ cứu người nào tin … chớ không cứu người nào nói về việc tin theo. Quan tâm là tốt đấy, nếu nó dẫn tới chỗ phải hành động; nếu không, quan tâm chắc chắn sẽ chuyển thành không quan tâm và hoàn toàn rơi vào chỗ thù ghét.
Trung lập về mặt thuộc linh là trạm nghỉ tạm thời, không phải là nơi đến vĩnh viễn. Không một ai trụ mãi ở đó cho đến đời đời được. Kierkegaard đã nói đúng: “một là tin theo Ngài hoặc thấy khó chịu về Ngài”.
Có kỳ suy nghĩ và có kỳ quyết định; có kỳ im lặng và có kỳ nói ra; có kỳ bàn luận và có kỳ định ý mình. Ngày Chúa Nhật Lễ Lá nhắc cho chúng ta nhớ rằng mỗi một người chúng ta chẳng chóng thì chày phải định ý mình về Đức Chúa Jêsus Christ.
Rollo May thốt ra một lời rất hay ở điểm nầy:
Lý do chúng ta không nhìn thấy sự thực không phải là chúng ta không đọc đủ các sách hay chưa có đủ trình độ tiếp thu, nhưng vì chúng ta không có đủ can đảm.
Ông nói đúng chính xác luôn. Nếu chỉ một mình tri thức cứu chúng ta, cả thế gian ngay bây giờ sẽ được cứu. Nhưng tri thức mà không có can đảm sẽ dẫn bạn tới chỗ đường cùng về lý trí. Cần phải nắm lấy can đảm để tin theo Chúa Jêsus. Về vấn đề nầy, cần phải có can đảm để đưa ra bất kỳ quyết định quan trọng nào trong lãnh vực thuộc linh. Hiếm khi tri thức là gốc rễ nan đề của chúng ta. Phần lớn chúng ta đều thiếu can đảm để vòng tay ôm lấy lẽ thật.
2. Thế gian đã chối bỏ Đấng Christ khi ấy vẫn còn chối bỏ Ngài hôm nay.
Dân cư của thế gian vốn ghét bỏ cảm xúc tôn giáo theo cùng một cách mà người dòng Pharisi đã ghét bỏ đám dân đông cổ vũ Chúa Jêsus khi Ngài cỡi lừa vào thành Jerusalem. Họ ghét bỏ cảm xúc tôn giáo vì họ không hiểu được cảm xúc ấy. Đối với họ, tôn giáo là một việc của lý trí không bao giờ chạm đến tấm lòng. Nhưng Chúa Jêsus thì chẳng nghĩ như vậy. Nếu một người không dâng tấm lòng cho Ngài, Chúa Jêsus chẳng có phần gì nơi người ấy. Mặc dù nghe thì thấy kỳ lạ, nếu Chúa Jêsus đến tại Chicago, Ngài sẽ bị đóng đinh trên thập tự giá nhiều lần nữa.
3. Lời mời gọi không phải là tin mà là phải dạn dĩ lên.
Đấng Christ đến thật nhiều lần với tấm lòng của con người. Mỗi lần như thế, người ta phải đưa ra một phán quyết. Hãy xem kìa! Ngài đang đi xuống đường Lake. Chúa Jêsus đã đến tại Oak Park. Vua của các bạn đã đến. Bạn sẽ làm gì đây? Liệu bạn có tham gia cùng những kẻ đã đóng đinh Ngài trên thập tự giá hay liệu bạn sẽ tham gia với những người đang hô to “Hôsana! Hôsana! Hôsana!"?
Nhu cần quan trọng nhất của chúng ta là phải dạn dĩ về mặt đạo đức để đưa ra những sự lựa chọn đúng đắn về mặt đạo đức. Khi thời điểm đến để chọn đứng bên nào với Chúa Jêsus, mọi sự bạn có cần là có can đảm đủ để đứng bên cạnh Ngài. Lời mời của ngày Chúa Nhật Lễ Lá không phải là tin mà là phải dũng cảm lên. Người có lòng dũng cảm hiệp với con cái bé mọn, họ ngợi khen Ngài cách vui vẻ trong khi kẻ nhút nhát cứ mãi nằm mơ về những gì sẽ xảy ra.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét