Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012

Sáng thế ký 34-37: "Trường Đau Khổ"


Trường Đau Khổ
– Sáng thế ký 34-37
Đối với tôi, cảnh thấm thía nhất trong chiến dịch bầu cử Tổng thống mới đây đã diễn ra vào ngày thứ Hai vừa qua ở Houston, ở đó George Bush đang phát biểu về sự nghiệp chính trị của ông. Suốt cả ngày ở New Jersey, ông đã băng qua lằn ranh ở giữa nước Mỹ, gom lại mọi bộ phận cần thiết cho lần băng qua mức đến sau cùng. Không hề lo những lần bỏ phiếu cho ông thấy tình trạng vô vọng đang ở sau lưng, không hề lo đa số dân chúng đã quyết rồi họ sẽ bỏ phiếu ra sao, không hề màng tới việc ông đã 68 tuổi, sắp hưu hạ rồi, và đang chạy adrenalin.
Giờ đây mức đến đang ở trước mặt, một đám đông cổ vũ đang ở trong sảnh đường. Thứ nhứt, có những vận động viên và những người giúp vui — Arnold Palmer là một, và ngôi sao nhạc dân ca Ricky Skaggs, và chính Moses do Charlton Heston thủ vai, mọi sự dẫn đến lần xuất hiện ngắn ngủi của Bob Hope.
Khi ấy, ứng viên Tổng thống lên sân khấu. Lời lẽ của ông nói tới chiến thắng lạ lùng đến từ phía sau, nhưng thân thể ông thì nhắc tới thứ ngôn ngữ chỉ ra thất bại. Gương mặt ông đầy nếp nhăn, giọng nói ông khàn đi một ít, ánh mắt ông mệt mõi, trông ông giống như một chiến binh từng trải phần kết chịu thua ở hiệp thứ 15 trận vô địch quyền anh hạng nặng.
Ông cảm tạ nhiều người, giọng nói ông nổ ra khi ông trao đổi với vợ mình là Barbara. Sau chỉ một vài phút, ông đã phát biểu xong. Tiếp đến sự cổ vũ bắt đầu — thật tình cảm, tôi nghĩ, nhưng không phải là niềm hân hoan vang dội của căn phòng phấn khích của người chiến thắng. Xây sang Barbara, ông ôm lấy bà rồi nói ra một câu. Mặc dù chúng ta không thể nghe được rõ, cả nước đều có thể đọc được trên đôi môi ông — "Mọi sự xong rồi”.
Trông ông yên tâm khi ông thốt ra câu nói ấy — giống như một người đã nhìn nhận sự thực vào lúc sau cùng. Trong vòng 24 giờ đồng hồ, mọi chuyện thực sự cho thấy là đã xong rồi.
Lý do và bài học
Chuyện gì đã xảy ra? Tại sao ông lại thua cuộc? Cần phải nói rõ rằng “thành công có cả ngàn người cha, song thất bại lại là một đứa trẻ mồ côi”. Khi chiến thắng đến, chúng ta mau mắn lắm với đủ thứ việc. Còn thất bại? Đấy là một câu chuyện khác. Chẳng có ai muốn đứng dậy rồi nói: “Phải chịu thôi”. Thật là dễ dàng chỉ ngón tay rồi chơi trò đổ thừa. Khi cuộc sống bắt đầu lần theo đường chỉ may, chúng ta bắt đầu tìm kiếm kẻ giơ đầu chịu báng … hay ít nhất tìm một lý do. Và nếu không phải vì một lý do, thì phải tìm cho ra một bài học.
Đấy là những gì chúng ta nghe thấy vào tuần lễ nầy. Những lý do và các bài học. “Đây là lý do tại sao sự việc đã xảy ra và đây là điều chúng ta cần phải tiếp thu từ sự việc ấy”. Không có việc trù tính bất kỳ một hàm ý chính trị nào cả, tôi có khuynh hướng nghĩ con voi mệt nhọc kia đã học được nhiều hơn con lừa chiến thắng vào tuần lễ nầy.
Cuộc sống có một cách thức đánh hạ chúng ta xuống, có phải không? Giống như chúng ta nghĩ chúng ta đang cỡi một làn sóng thành công, đột nhiên làn sóng ấy vỡ đi, bó đưa chúng ta vào những rặng đá lởm chởm bên bờ biển thực tại đầy khó khăn. Một số bài học kéo dài, được lặp đi lặp lại từ thế hệ nầy đến thế hệ kia:
Cuộc sống rất khó khăn.
Không một ai trụ lại trên đỉnh cao cho đến đời đời.
Mưa sẽ sa xuống trên từng đời sống.
Có lẽ phần lưu ý quan trọng nhất là đây: Chúng ta tiếp thu rất ít từ sự thành công, song thất bại lại là một vị giáo sư rất tuyệt vời. Hãy hỏi bất cứ ai từng lâm vào sự phá sản xem … hay bất cứ ai đã nếm trải nổi đau ly dị … hoặc đã kinh nghiệm nổi đau của việc mất sở làm … hay đứng nhìn người thân yêu từ từ qua đời. Trong những giây phút tăm tối của cuộc đời, khi thời gian từ từ lê bước, khi chúng ta ngồi trong phòng đợi lúc những giây phút biến thành nhiều giờ, khi ấy chúng ta bắt đầu học được những gì cuộc sống muốn nói tới. Phần còn lại chỉ là vui mừng và nhiều trò chơi.
I. Những rối rắm của Giacốp
Giacốp đã tiếp thu được qua nhiều lá bài. Không phải một lần … hay hai lần thậm chí hoặc ba lần … mà là sáu lần, ông đã đối diện với nổi đau khổ trầm trọng theo cách riêng. Mỗi trường hợp đều đến chẳng báo trước, không lường được và rất là bất ngờ. Mỗi lần đều có sự khác biệt và nổi đau sâu sắc riêng. Qua mọi sự ấy, Giacốp đã giữ được đức tin của mình. Ông đã minh chứng trong chính kinh nghiệm của ông bằng những lời lẽ nổi tiếng của Gióp: “Nhưng Chúa biết con đường tôi đi; Khi Ngài đã thử rèn tôi, tôi sẽ ra như vàng” (Gióp 23:10).
Mọi con cái của Đức Chúa Trời đều ghi danh vào Trường Đau Khổ.
Không một ai được miễn trừ.
Không một người nào có thể tránh được “cuộc thử nghiệm”.
Không một người nào chuyển sang trường khác được.
Khi cuộc đời ông tiến tới đỉnh cao của nó, chúng ta thấy Giacốp đang đối diện với một loạt thật dài những khủng hoảng riêng tư — hết đợt nầy tới đợt khác. Trong phần nghiên cứu những cơn khủng hoảng nầy, có một sự thực áp đảo từng cá nhân, ấy là gia đình của người ấy sẽ liên quan đến — con gái, cha ruột, vợ, đứa con lớn nhất, và hoàn toàn là đứa con được cưng chìu nhất của mình. Giacốp vốn nổi bật là một người trụ cột của gia đình, và những nổi buồn riêng tư của ông toàn bộ là từ gia đình của ông mà ra cả.
A. Khủng hoảng gia đình (34)
Đợt khủng hoảng đầu tiên đã khởi sự khi Giacốp quyết định cho gia đình mình định cư gần thành Sichem của dân Canaan. Đina là đứa con gái duy nhứt của Giacốp; Sichem là con trai của Hêmô, vua của người Hêvít. Sáng thế ký 34:1 chép rằng Đina quyết định đi thăm những thiếu nữ trong xứ. Khi Sichem nhìn thấy Đina, chàng ta đã ngủ với nàng. Phân đoạn Kinh thánh chép, chàng ta đem lòng yêu nàng và muốn lấy nàng làm vợ. Đây có thể là vụ cưỡng hiếp đầu tiên xảy ra trong Kinh thánh. Trong sự ăn miếng trả miếng, các con trai của Giacốp đã lừa những người nam Hêvít chịu phép cắt bì và trong khi họ chờ phục hồi lại, Simêôn và Lêvi đã đột nhập vào thành phố rồi tàn sát từng người nam một, cướp lấy bất cứ gì họ đi ngang qua, rồi bắt lấy những người nữ và trẻ con.
Phản ứng của Giacốp đáng khâm phục: “bây xui cho tao bối rối”. Mối quan tâm duy nhứt của ông, ấy là nếu người xứ Canaan nghe nói về việc tàn sát người Hêvít, họ sẽ trả đủa bằng cách tấn công gia đình ông rồi quét sạch nó đi. Các anh em đáp lại với nổi lo đó: “Chúng tôi nỡ chịu người ta đãi em gái chúng tôi như con đĩ sao?”
Thành thực mà nói, chẳng ai trông hiền lành trong câu chuyện đáng buồn nầy. Nhưng chúng ta hãy lưu ý một điểm: Sự việc đã xảy ra vì Giacốp đã sống quá gần gũi với người Hêvít trong chỗ thứ nhứt. Đina bị lôi cuốn bởi những người nữ Hêvít, đây là lý do tại sao Sichem đã để ý đến nàng trong chỗ thứ nhứt. Đây là một bức tranh nói tới sự việc xảy ra bất cứ khi nào những người tin Chúa bắt đầu “yêu mến thế gian”. Sự kêu gọi của chúng ta là ở trong thế gian song không thuộc về thế gian.
Khi chúng ta sống trong thế gian — thế là tốt đấy.
Khi thế gian ở trong chúng ta — thế là xấu đấy.
Gia đình của Giacốp giờ đây đang ở trong cơn khủng hoảng vì ông đã bất chấp nguyên tắc đơn giản ấy.
B. Ba cái chết (35)
Giờ đây Giacốp đang quay về lại Đất Hứa. Hành động đầu tiên của ông là trở lại Bêtên, dựng lên một bàn thờ rồi truyền cho các thành viên trong gia đình phải từ bỏ hết các thần tượng ngoại bang của họ. Đức Chúa Trời phán với ông một lần nữa và tái khẳng định rằng ông sẽ là tổ phụ của một dân lớn và “các vua sẽ do nơi mình ngươi mà ra”. Ông cũng được hứa rằng ông sẽ hưởng đất mà Đức Chúa Trời đã hứa với tổ phụ ông là Ápraham và cha ông là Ysác. Mọi sự nầy là cách nói của Đức Chúa Trời: “Hỡi Giacốp, ngươi không trọn vẹn, nhưng ngươi vẫn là người của ta. Ta đã chọn ngươi vì một mục đích và ta sẽ không qua khỏi ngươi đâu”.
Ở chỗ nầy — giây phút đắc thắng thuộc linh cao độ — chính giây phút Đức Chúa Trời một lần nữa phán cùng Giacốp, thảm kích đang ụp đến:
Trước tiên, Đêbôra, nàng hầu của Rêbeca, qua đời và được chôn cất ở Bêtên (35:8).
Thứ hai, Rachên qua đời khi sanh con. Với hơi thở sau cùng, bà đã đặt tên cho con là “Bênôni” có nghĩa là “đứa con của rối rắm” nhưng Giacốp đặt tên cho nó là “Bêngiamin" — "đứa con bên tay hữu ta”. Giacốp đã chôn bà không xa thành Bếtlêhem lắm, rồi dựng lên một cây trụ làm bia trên nấm mộ của bà (35:16-19).
Thứ ba, cha của Giacốp là Ysác qua đời ở tuổi 180. Ông đã sống gần Hếprôn và đấy là chỗ mà Giacốp và Êsau lo chôn cất ông. Kinh thánh chép rằng khi ông qua đời, ông đã “tuổi cao tác lớn, thỏa mãn về đời mình”. Tư tưởng về việc “tuổi cao tác lớn” là một gợi ý về sự sống sau khi chết. Tình cờ, đây là lần ghi lại sau cùng cho thấy Giacốp và Êsau gặp nhau. Nhiều năm về trước, họ đã phân cách nhau vì cớ cha của họ; giờ đây họ nhóm lại với nhau đặng lo chôn cất ông (35:27-29).
Chẳng có gì đáng nhớ trong mọi chuyện nầy, là một nhắc nhớ long trọng rằng nếu bạn sống thọ đủ bạn sẽ tham dự nhiều đám tang. Không một ai sống đời đời đâu. Nếu bạn sống đến 80 hay đến 90, bạn sẽ kết thúc trong việc chôn cất phần lớn những người mà bạn quen biết.
C. Tội lỗi của Rubên (35:21-22)
Câu chuyện nầy được thuật lại bằng thứ thuật ngữ rất đơn sơ: “Kế đó, Y-sơ-ra-ên đi, đóng trại ở ngoài nơi tháp Ê-đe. Vả, nhầm khi Y-sơ-ra-ên ngụ tại xứ nầy, thì Ru-bên có đến nằm cùng Bi-la, vợ lẽ của cha mình; Y-sơ-ra-ên hay được việc đó”. Ở đây, chúng ta có một cú sốc về mặt giá trị gia đình. Người con trai lớn nhất ngủ với hầu của cha mình. Đúng là một phút rối rắm với toàn bộ đề tài đa thê. Đức Chúa Trời đã cho phép sự việc ấy mặc dù đấy chẳng phải là ý muốn của Ngài dành cho nhân loại. Bất cứ đâu bạn thấy tình trạng đa thê, chắc chắn là bạn nhìn thấy chứng đau đầu và tình trạng buồn rầu.
Đừng phiền về việc ấy. Hãy tập trung vào chuyện người con cả của Giacốp đã làm. Anh ta đã ngủ với một người đàn bà đã thuộc về cha mình. Còn hơn thế nữa, anh ta đã ngủ với mẹ hai người em của mình. Chúng ta muốn biết nhiều hơn nữa … nhưng Kinh thánh dè dặt trước mọi bối cảnh. Ở cái nhìn thoáng qua lần đầu tiên, Rubên đã lờ đi trong câu chuyện ấy. Kinh thánh thuật lại cho chúng ta biết mọi sự là: “Israel hay được việc đó”.
Người cha nhìn biết con trai mình đã làm gì rồi. Ông không thể quên điều bất kính mà người con cả của mình đã tỏ ra với ông. Nhiều năm trôi qua, rồi thêm nhiều năm nữa, và sự việc rơi vào quên lãng. Chẳng có ai muốn nhớ lại chuyện đó. Giờ đây, Giacốp đang nằm trên giường chờ chết. Trong những giây phút hấp hối, ông gọi các con trai đến bên cạnh rồi chúc phước cho họ từng người một — những phước hạnh sẽ chỉ ra cơ nghiệp của họ và địa vị của họ trong chương trình của Đức Chúa Trời qua nhiều thế hệ. Ông bắt đầu với Rubên người con cả — là người sẽ nhận lãnh một phần cơ nghiệp gấp bằng hai. Hãy lắng nghe lời lẽ của ông (Sáng thế ký 49:3-4):
Hỡi Ru-bên! con là trưởng nam của cha,
Sức lực cha, và đầu tiên sự mạnh mẽ cha;
Vốn có sự tôn trọng và quyền năng tột đỉnh.
Con sôi trào như nước, nên sẽ chẳng phần hơn ai!
Vì con đã lên giường cha.
Con lên giường cha bèn làm ô làm dơ đó!
Bấy nhiêu đó thôi! Ông đã không quên. Ông biết rõ con trai mình … biết rõ sức lực, yêu thương Rubên là con trưởng, biết rõ bản chất ngỗ nghịch, không tiết độ, không kềm chế được của nó. Một con người sống hoang dã, vô kỷ luật, không làm chủ được sự thôi thúc của riêng mình. Bất chấp tình trạng mình là anh cả, sức mạnh, và mọi đức tính đáng khen, Rubên đã chẳng tôn kính cha mình. Giacốp không bao giờ quên mọi điều mà Rubên đã làm. Trên giường hấp hối, Giacốp tước bỏ quyền trưởng nam của Rubên và chẳng chừa lại cho ông một điều gì trừ ra xấu hổ và sỉ nhục.
D. Mất mát Giôsép (37:1-11)
Câu chuyện ai cũng biết rõ, chẳng cần phải nhắc lại nhiều mà chi. Nhiều năm tháng trôi qua và Giacốp đã ổn định trong Đất Hứa. Mọi sự đều suông sẻ và sau cùng Giacốp dường như nghiệm thấy sự bình an rồi. Những năm tháng dài khó khăn đã nhường đường cho sự thịnh vượng và một lượng hạnh phúc nào đó. Mặc dù Rachên yêu dấu của ông đã qua đời rồi, Giacốp có thể tự an ủi mình ở chỗ Đức Chúa Trời đã ban cho ông 12 người con trai tốt đẹp.
Thế rồi một ngày kia, có rối rắm ở ngoài đồng, mà Giacốp chẳng biết chi hết. Những gì bắt đầu với tình trạng thiên vị của bậc làm cha mẹ và tình trạng kình chống của anh em ruột mau chóng leo thang thành ganh tỵ và công khai thù hận. Các anh của Giôsép trước tiên âm mưu giết chàng và kế đó bán chàng đi làm nô lệ. Chuyện đã xảy ra, họ âm mưu cách dối gạt cha mình vào suy tưởng rằng Giôsép yêu dấu của ông đã chết rồi. Họ làm thế bằng cách lấy “chiếc áo choàng nhiều màu sắc” rồi nhúng nó vào huyết của con dê đực. Khi Giacốp nhìn thấy chiếc áo đẩm máu, ông kết luận rằng Giôsép đã bị thú dữ ăn thịt rồi. Không một người con nào chịu bước tới để nói cho ông biết sự thật hết.
(Có một sự trớ trêu đáng buồn trong mọi chuyện nầy. Nhiều năm trước đây, Giacốp đã dối gạt cha mình là Ysác bằng cách dâng cho cha mình bữa ăn thịt dê. Giờ đây, các con trai ông dối gạt ông với huyết của một con dê — tuy nhiên, trường hợp khác về bàn tay của Đức Chúa Trời đang hành động qua nhiều năm tháng. “Cánh tay của vũ trụ dài lắm, song nó cong hướng về công lý").
Giacốp không được yên ủi. Thực sự ông đã tin con trai mình đã chết. “Hết thảy con trai, con gái hiệp lại an ủi người, nhưng không chịu; bèn nói rằng: Ta để tang luôn xuống chốn âm phủ cùng con ta!” Chỉ có bậc cha mẹ nào mất mát đứa con mới có thể hiểu được câu kế tiếp: “Ấy đó, cha Giô-sép khóc than chàng như vậy”.
Giờ đây, Giacốp đã ở mức thấp nhất trong cuộc đời của mình.
Trước tiên, con gái ông ngủ với một kẻ theo tà giáo.
Kế đó, các con trai ông tàn sát toàn bộ thành phố.
Tiếp đến, nàng hầu của mẹ ông qua đời.
Rồi chính Rachên qua đời.
Kế đó, cha ông qua đời.
Tiếp đến, Rubên con trai ông tỏ thái độ bất kính đối với ông.
Giờ đây, Giôsép đã chết mất (hay ông nghĩ như vậy).
Nổi đau không thể mang nổi. Sao Đức Chúa Trời lại làm thế đối với ông chứ? Sao Đức Chúa Trời lại cất Giôsép đi? Chàng ta chỉ mới có 17 tuổi thôi mà. Chàng còn trẻ lắm, đầy nghị lực, vui vẻ và trọn vẹn trong cuộc sống, là giải đáp cho mọi lời cầu nguyện, là con trai đầu lòng sanh ra cho Rachên. Vì vậy, nhiều kỳ vọng và mơ ước gói ghém trong chàng thanh niên ấy. Bây giờ, chàng ngã chết và Giacốp không được yên ủi.
Nhiều năm về sau, ông mới khám phá ra Giôsép hãy còn sống … song đấy là một câu chuyện khác.
Trong một khoảnh khắc, khi Giacốp ngước nhìn lên mặt của Đức Chúa Trời, ông chỉ nhìn thấy những áng mây đen đánh dấu con đường của một người bị cuốn đi trong Trường Đau Khổ.
II. Sự yên ủi của chúng ta
Chúng ta có thể nói gì về một kinh nghiệm giống như kinh nghiệm nầy? Phải chăng Giacốp là có một không hai, giống như Gióp, một người được Đức Chúa Trời lựa chọn để chịu khổ theo những phương thức thật phi thường? Tôi nghĩ hầu hết chúng ta sẽ không thấy thỏa mãn với đề xuất đó. Nếu có việc gì đáng kể, chúng ta đã nhìn thấy Giacốp là một người có những phấn đấu giống như của chúng ta. Không giống với các bậc anh hào trong Kinh thánh, ông ấy quả là một con người. Ở nhiều điểm, chúng ta thấy ông đang phấn đấu với cùng những sự việc mà chúng ta đối diện với mỗi ngày.
Những bài học nào chúng ta rút tỉa được từ mọi rối rắm của Giacốp? Cho phép tôi đề nghị 5 bài học.
A. Không ai được miễn trừ khỏi sự chịu khổ.
Hết thảy chúng ta đều đã học biết cách đây nhiều năm khi chúng ta được dạy dỗ “mưa sẽ sa xuống trên từng đời sống”. Nhưng Kinh thánh chép cùng một việc ấy bằng lời lẽ có khác: “Nhưng loài người sanh ra để bị khốn khó, như lằn lửa bay chớp lên không” (Gióp 5:7). “Chúng ta phải trải qua nhiều nỗi khó khăn mới vào được nước Đức Chúa Trời” (Công Vụ các Sứ Đồ 14:22). Bài thánh ca nổi tiếng của Isaac Watt “Amazing Grace” nhắc cho chúng ta nhớ rằng “qua nhiều hiểm nguy, cực nhọc và bẫy lưới, tôi đã đến rồi”.
Làm một Cơ đốc nhân, mang lấy nhiều phước hạnh, nhưng nó chẳng mang lại cho bạn một sự miễn trừ đối với Trường Đau Khổ. Hết thảy con cái của Đức Chúa Trời phải có một thời gian ở trong Trường Đau Khổ — dù chúng ta có thích hay là không.
B. Đức Chúa Trời sử dụng khổ đau để dạy cho bạn nhiều bài học mà bạn không thể học ở đâu khác được.
Ba việc tích cực xảy ra khi bạn nếm trải sự khó nhọc — bất luận điều chi gây ra:
Bạn đi chậm lại … rồi bắt đầu suy nghĩ.
Bạn trầm tỉnh lại … rồi bắt đầu lắng nghe.
Bạn nhìn lên … rồi bắt đầu tiếp thu.
Tại sao việc ấy không xảy ra mỗi ngày chứ? Vì chúng ta đi quá nhanh đến nỗi chúng ta không có thì giờ để suy nghĩ về những gì mình đã làm. Đức Chúa Trời phải buộc chúng ta đi chậm lại, và thứ công cụ Ngài có thường là đau khổ. Ấy chẳng phải Đức Chúa Trời không bằng lòng phán cùng chúng ta ở giữa cuộc đời đâu; chúng ta thường quá bận rộn không để ý đấy thôi.
C. Đức Chúa Trời đang vận hành trong sự chịu khổ của bạn để tạo ra bổn tánh Cơ đốc ở trong bạn.
Khi những người xưa muốn phân rẻ lúa mì với rơm rạ, họ đã sử dụng một công cụ gọi là tribulum. Bằng cách dùng tribulum đập vào lúa mì, hạt lúa nặng hơn sẽ bị tách ra khỏi rơm nhẹ hơn. Từ ngữ tiếng Anh “tribulation” (hoạn nạn) ra từ chữ nầy. Những cơn hoạn nạn thực sự tách lúa mì ra khỏi rơm rạ trong bổn tánh của con người. Đấy là những gì Phaolô muốn nói khi ông nói rằng “hoạn nạn sanh sự nhịn nhục; sự nhịn nhục sanh sự rèn tập, sự rèn tập sanh sự trông cậy” (Rôma 5:3)
Một vị Mục sư từng đến viếng qua xí nghiệp đồ sứ nổi tiếng ở Derby, Anh quốc. Trong khi có mặt ở đó, ông nhìn thấy những người thợ thủ công dùng nhiều bức tranh màu sắc khác nhau để sơn trên món đồ sứ — màu vàng nâu, màu xanh đen và màu đỏ đậm. Họ khoanh tròn phần rìa của đồ sứ với mày đen. Kết quả sau cùng của việc sơn nầy là một hỗn hợp không mấy lôi cuốn của màu tối. Thế nhưng khi món đồ sứ kia được đem đặt vào lò nung, ngọn lửa sẽ làm công việc biến đổi thật lạ lùng. Trước sự kinh ngạc của vị Mục sư, khi các thứ không cần thiết bị cất bỏ đi, chúng hiện ra thật là xinh đẹp. Màu đen đã trở thành màu vàng rực rỡ. Màu xanh và màu đỏ đã trở nên rực sáng hẳn lên.
Trong sự khôn ngoan không sai sót của Đức Chúa Trời, một số thánh đồ chọn lọc nhất của Ngài được đưa vào lò thử thách nghiệt ngã của cuộc sống. Điều chi dường như ở mặt nầy là màu sắc tăm tối một ngày kia sẽ rực lên những màu sắc sáng quắc của chiếc cầu vồng. Và người nào đang chịu khổ trong lò nung chắc chắn sẽ trở thành chính hình ảnh của Đức Chúa Jêsus Christ.
D. Sự chịu khổ của bạn không bao giờ tách bạn ra khỏi tình yêu thương của Đức Chúa Trời.
Không một thắc mắc nào hành hại lý trí cho bằng thắc mắc nầy: “nếu Đức Chúa Trời yêu tôi, sao Ngài lại để cho việc nầy xảy ra chứ?” Trong những giờ phút đau khổ dữ dằn lắm, chúng ta có khuynh hướng suy nghĩ rằng Đức Chúa Trời đã bỏ quên chúng ta rồi. Song chẳng phải như vậy đâu.
Có phải Đức Chúa Trời yêu thương bạn khi hôn nhân của bạn tan vỡ không?
Có phải Đức Chúa Trời vẫn yêu thương bạn khi sự nghiệp của bạn chuyển hướng sai lầm không?
Có phải Đức Chúa Trời vẫn yêu thương bạn khi bạn kết thúc ở trong tù không?
Có phải Đức Chúa Trời hãy còn yêu thương bạn khi vợ của bạn có vấn đề không?
Có phải Đức Chúa Trời vẫn yêu thương bạn khi bác sĩ nói: “rất tiếc. Chúng tôi không thể làm sao khác hơn"?
Nếu bạn là một người cha hay người mẹ, bạn vốn biết câu trả lời rồi. Có phải bạn vẫn yêu thương con cái của mình khi chúng lâm vào cảnh rối reng không? Có phải bạn yêu thương con gái mình khi nó nằm trên giường rên rỉ trong đau đớn? Có phải bạn yêu thương con trai mình khi nó mất sở làm không? Từng người mẹ người cha đều biết rõ câu trả lời. Tất nhiên là bạn biết rõ rồi đấy. Nếu có thể được, bạn yêu thương con cái của bạn nhiều hơn khi chúng lâm vào chỗ rối reng.
Hãy để cho Phaolô hỏi và trả lời câu nầy: “Ai sẽ phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương của Đấng Christ? có phải hoạn nạn, khốn cùng, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, hay là gươm giáo chăng? … Trái lại, trong mọi sự đó, chúng ta nhờ Đấng yêu thương mình mà thắng hơn bội phần” (Rôma 8:35, 37)
E. Đức Chúa Trời dự trù rằng người nào ghi danh Trường Đau Khổ một ngày kia sẽ tốt nghiệp với Summa Cum Lause: bằng Danh Dự Cao Nhất.
Hầu hết các trường đại học hiến các phần thưởng đặc biệt cho người nào trải qua khóa học với sự xuất chúng: Có thể bạn tốt nghiệp cum laude, magna cum laude, hay summa cum laude. Nghĩa là:
Bằng Danh Dự
Bằng Danh Dự Nhất Hạng
Bằng Danh Dự Ưu Hạng.
Bạn tôi ơi, Đức Chúa Trời có một mơ ước về bạn. Ước mơ của Ngài là một ngày kia nhìn thấy bạn tốt nghiệp từ Trường Đau Khổ với bằng Danh Dự Ưu Hạng — "summa cum laude”.
Các khóa học đều rất khó, những vị giáo sư đôi khi rất nghiệt ngã và mọi sự phân công ngày càng rất khó. Không phải mọi người đều lo liệu với phần ấy đâu. Có người lãnh hội, song lại không chịu nổi. Nhiều người khác giận dữ rồi bỏ cuộc. Nhưng đối với người nào biết trụ lại, có một phần thưởng lớn lắm.
“Bằng Danh Dự Ưu Hạng”
Bối cảnh là căn phòng có ngai ở trên trời. Thì giờ là đâu đó bên kia ngày mai. Nhiều đám dân đông tụ lại để chờ phần mở đầu các bài tập. Quí bạn hữu và các thành viên trong gia đình sốt sắng chờ đợi nghi thức bắt đầu. Ca đoàn thiên sứ cất tiếng hát: “Vinh hiển cho Đức Chúa Trời rất cao”. Một ca đoàn đông đảo gồm 500.000 người nam người nữ cất tiếng hát bài “Gia Quang Tôn Ngài”. Nhiều vị chức sắc cùng đến — Ápraham và Ysác đang dẫn đường với Giacốp khập khiễng đi ở phía sau họ, Môise, Giôsuê, David, Êsai, Giêrêmi, Đaniên, các sứ đồ Giacơ và Giăng, và Phierơ là người bị đóng đinh ngược đầu xuống. Theo sau họ là những người tuận đạo trải qua nhiều thế kỷ — những người nam người nữ đã trả cái giá tối hậu cho đức tin của họ. Hãy nhìn đi! Có Jan Hus là người đã bị thiêu trên giàn hỏa. Và bên kia là Jim Elliot, người bị bộ tộc da đỏ Auca giết. Hàng trăm hàng ngàn người mạnh mẽ, họ diễu hành thành từng hàng một.
Khi ấy, sau cùng hết, một giọng nói cất lên: “hết thảy hãy đứng lên”. Đức Chúa Jêsus Christ ngự đến — mặc áo toàn trắng, chói lòa đẹp đẽ. Hãy nhìn kìa! Ngài đang mĩm cười. Đây là ngày mà Ngài hằng trông đợi. Giờ đây, nhiều tên tuổi được xướng lên:
"Shirley Banta. Bằng Danh Dự Ưu Hạng”
"Skip Olson. Bằng Danh Dự Ưu Hạng”
"Milt Seifert. Bằng Danh Dự Ưu Hạng”
"Louise Lavenau. Bằng Danh Dự Ưu Hạng”
"Della Renecker. Bằng Danh Dự Ưu Hạng”
"Robert Bruce. Bằng Danh Dự Ưu Hạng”
"Gene Kammerling. Bằng Danh Dự Ưu Hạng”
Có sự ngừng nghỉ một lúc khi Chúa Jêsus chờ đợi trước khi xướng lên tên kế tiếp. Khi ấy, Ngài mĩm miệng cười. Trong góc, một cụ già ngồi trong xao động. Trông ông đã được 90 tuổi rồi. Ông bước đi chậm chạp, cẩn thận, run rẩy.
"Fred Stettler. Bằng Danh Dự Ưu Hạng”
Hết người nầy đến người khác, họ bước lên phía trước — những thánh đồ chói sáng của Đức Chúa Trời, đang bước vào sự vui mừng của Chúa. Ở trên đất nầy, họ đã chịu khổ bằng nhiều cách thức. Không một ai có được con đường thoải mái đến với thiên đàng cả. Có người trải qua bịnh tật, nhiều người khác ước mơ tan vỡ và nhiều người khác nữa bị bỏ rơi và bị quên lãng. Song Chúa biết những gì họ đã làm cho Ngài. Và Ngài không bao giờ quên họ. Không, không cho dù một giây phút thôi. Giờ đây, họ đang bước vào lãnh lấy phần thưởng đời đời của họ.
Ồ, tôi muốn mình có mặt ở đó trong ngày ấy. Tôi muốn cổ vũ cho bạn bè tôi và tìm chỗ đứng tung hô dành cho những người thân của tôi. Và còn hơn bất cứ điều chi khác nữa, tôi muốn sống để khi giờ phút ấy đến, tôi có thể nghe Ngài phán: “Ray Pritchard. Bằng Danh Dự Ưu Hạng”.
Việc ấy có khả thi không chứ? Có đấy, Đức Chúa Trời dự trù rằng hết thảy chúng ta đều sẽ trải qua Trường Đau Khổ. Nhưng cảm tạ sự nhơn từ, ngôi trường không kéo dài cho đến đời đời. Người nào ở lại trường và học những bài học của họ, một ngày kia sẽ được ban thưởng dư dật. Đến cuối cùng, không một người nào sẽ hối tiếc về những khổ đau trong đời nầy. Những giây phút đen tối nhất sẽ được biến thành sáng láng đời đời và chúng ta sẽ chiếu sáng giống như mặt trời cho đến đời đời.

1 nhận xét: