Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012

Sáng thế ký 29-31: "Con Cá Trê Của Đức Chúa Trời"


Con Cá Trê
Của Đức Chúa Trời

– Sáng thế ký 29-31
Trong một quyển sách của Chuck Swindoll có thuật lại câu chuyện sau đây. Dường như là ở miền Đông Bắc của Hoa kỳ, cá tuyết không những là ăn ngon, mà chúng còn là một thương vụ rất lớn nữa. Một ngành công nghiệp lớn đã mọc lên quanh việc đánh bắt, sửa soạn và vận chuyển cá tuyết [codfish] cho từng nơi trong xứ.
Nhưng đòi hỏi lớn về cá tuyết đã tạo ra một nan đề đối với những nhà vận chuyển. Ban đầu, họ làm đông cá tuyết lại trước khi vận chuyển, nhưng việc làm đông chúng đòi hỏi nhiều gia vị. Thế rồi họ tìm cách vận chuyển sống cá tuyết trong nước muối, nhưng điều đó cũng không có kết quả.
Sau cùng, có người đưa ra một giải pháp rất sáng tạo. Cá tuyết được đặt vào thùng vận chuyển với kẻ thù tự nhiên của chúng — cá trê. Kể từ thời điểm cá tuyết rời bờ đông cho tới khi chúng đến đích, cá trê rượt đuổi hết cá tuyết khắp cả thùng! Khi chúng đến nơi, cá tuyết hãy còn tươi rói giống như khi chúng bị bắt lần đầu tiên, chẳng có mất cân hay mất mùi vị.
Hết thảy chúng ta đều sống trong cái “thùng” hoàn cảnh thật đặc biệt. Trong cái thùng ấy, Đức Chúa Trời đã đặt một vài “con cá trê” được chỉ định cách thiêng liêng, chúng truy đuổi chúng ta từ sáng cho đến tối. Ai biết được? Có thể bạn đang sống với con cá trê ấy ngay lúc bây giờ. Có thể bạn nhìn thấy một con đang năng động vào sáng mai. Có thể bạn sống gần một con cá trê ở cửa kế bên.
Cá trê trong đời sống của bạn không được sai đến để hủy diệt bạn, nhưng để giữ cho bạn được khỏe mạnh, tỉnh thức, và luôn luôn bơi lội. Không có chúng, chẳng chóng thì chày bạn sẽ béo phì và nhão nhẹt. Mùi vị và thể hình đặc biệt của bạn không bao lâu sẽ biến mất.
Mất “mùi vị và thể hình đặc biệt”
Chuck Swindoll nói đúng. Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy dẫy với thứ cá trê, họ chuyên truy đuổi chúng ta cả ngày lẫn đêm. Cái điều hoàn toàn khả thi, ấy là bạn sẽ bơi lội khó nhọc suốt cả tuần lễ với “kênh con mèo”, nó cứ liếm nơi gót chơn của bạn. Phải thành thực về điều đó, bạn sẽ cảm thấy giống như thể “mùi vị và thể hình đặc biệt” của bạn biến mất có khi vào sáng Thứ Năm kìa.
Đây là ba sự kiện không thể chối cãi được về con cá trê của cuộc sống:
1. Chúng làm cho cuộc sống ra khó khăn khi lẽ ra cuộc sống sẽ được dễ thở hơn.
2. Dường như chúng luôn luôn muốn bắt lấy chúng ta trong những giây phút yếu đuối hơn của chúng ta.
3. Chúng khiến cho chúng ta phải lội bơi khi lẽ ra chúng ta phải nằm nghỉ.
Mục đích sau cùng rất quan trọng. Đức Chúa Trời có một mục đích quan trọng trong việc đưa cá trê vào trong đời sống của bạn. Ngài muốn khiến cho bạn phải lội bơi. Khi bạn bơi, bạn cứ mạnh mẽ luôn; Khi bạn thôi không bơi nữa, bạn sẽ béo phì lên và nhão nhẹt.
Giacốp có một con cá trê, tên của nó là Laban. Trong 20 năm, Cậu cá trê Laban đã truy đuổi Giacốp khắp nơi trong cái thùng kia. Ông ta không bao giờ để cho Giacốp nghỉ ngơi — thậm chí một phút cũng không. Và Đức Chúa Trời đã cho phép điều đó để giữ cho Giacốp luôn bơi lội khi lẽ ra ông đáng phải được ngơi nghỉ.
Sáng thế ký 29-31 thuật lại câu chuyện nói tới 20 năm đầy căng thẳng đó. Thực vậy, ba chương nầy đem lại cho chúng ta ba thời điểm cụ thể trong cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ giữa Giacốp và Laban. Tôi nghĩ đến ba chương nầy giống như trận đấu quyền anh hạng nặng chỉ có ba hiệp giữa Laban nhà vô địch và kẻ thách đấu Giacốp. Bằng cách xem xét từng cú đấm mỗi hiệp, chúng ta có thể nắm được cách thức thể nào Đức Chúa Trời sai phái con cá trê đến và chúng ta đáp ứng như thế nào.
Hiệp #1: Bẫy hôn nhân (29)
Trong khi trốn khỏi anh mình, Giacốp đã đến tại Charan để tìm một người vợ. Khi ông đến tại đó, ông gặp Rachên và đem lòng yêu mến nàng. Cha của nàng là Laban đồng ý với hôn ước, với điều kiện Giacốp trước tiên làm việc cho ông trong 7 năm trời. Giacốp đồng ý, và bảy năm trôi qua mau chóng vì tình yêu rời rộng của Giacốp dành cho Rachên. Thế rồi, vào đêm tân hôn, Laban lại đẩy cô chị vào. Thay vì đem Rachên đến cho Giacốp, ông ta đem cô chị là Lêa đến. Trong bóng tối, Giacốp không để ý sự khác biệt và ngủ với người phụ nữ mà ông tin chắc là Rachên.
Sáng hôm sau, ông khám phá ra sự thực. Ông nổi giận đối mặt với Laban, ông nầy bình tỉnh nói cho Giacốp biết rằng gả em trước chị chẳng phải là tập tục ở đó. Cuộc hôn nhân với Lêa phải xảy ra. Nếu Giacốp muốn lấy Rachên làm vợ, ông phải làm việc thêm 7 năm khác nữa. Giacốp đồng ý — có muốn chi khác nữa chứ?
Khi Giacốp nói với Laban: "Ông đã dối gạt tôi”, Giacốp đã nói ra sự thực. Thế nhưng ở đàng sau Laban là Đức Chúa Trời Toàn Năng, Ngài đứng đó và đang đổ lại trên đầu ông chính hình thức lừa đảo của ông.
— Ông đã gạt gẫm anh mình để lấy quyền trưởng nam.
— Giờ đây, ông bị buộc phải lấy cô chị trước — thế là phải tôn trọng quyền con trưởng.
— Ông đã dối gạt Ysác cha mình, để Ysác chúc phước cho ông.
— Giờ đây, ông bị cha vợ mình là Laban dối gạt lại.
Sự báo ứng thiêng liêng rất năng động trong câu chuyện nầy. “Mắt đền mắt, răng đền răng”. Rốt lại, Giacốp dối gạt chỉ nhận lãnh sự dối gạt. Kẻ bịp bợm lại bị bợm bịp, kẻ lừa đảo bị lừa đảo, kẻ nói dối bị gạt gẫm. Giacốp chẳng thể nói chi được vì ông chỉ gặt lấy những gì ông đã gieo ra nhiều năm trước đó.
Hiệp 1: đến với Laban.
Hiệp #2: Trường hợp bầy chiên có sọc, có rằn, có đốm (30)
Thêm 7 năm nữa trôi qua, và giờ đây Giacốp đang lo, muốn quay về quê nhà. Trong nhiều năm tháng xen giữa, ông đã có được 11 con trai — 6 đứa do Lêa, 1 đứa do Rachên, 2 đứa do Bila, và 2 đứa do Xinhba. Thứ duy nhứt ông chưa kiếm được là sự giàu có. Mọi sự ông làm lụng là chỉ làm tăng thêm các bầy gia súc của Laban mà thôi. Giacốp có một gia đình đông đúc, nhưng ông chưa có các phương tiện để lo liệu cho họ. Khi Giacốp nhắc tới sự thực nầy, Laban giới thiệu một nguyên tắc mới — và quan trọng —để mà bàn luận. “Đức Giê-hô-va đã vì cháu mà ban phước cho cậu” (27). Giacốp đồng ý nói: “Trước khi tôi đến, súc vật của cậu thật ít, nhưng từ khi tôi đến ở, thì thêm nhiều quá bội. Đức Giê-hô-va đã ban phước cho cậu từ khi tôi bước chân vào nhà nầy” (30).
Trước khi chúng ta tiếp tục, nguyên tắc nầy xứng đáng với một sự khảo sát kỹ lưỡng. Không thắc mắc chi hết, Laban là một con người bất kỉnh, không có lòng thương xót. Và Giacốp, vì yếu đuối về mặt đạo đức, là một con người có đức tin sâu sắc nơi Đức Chúa Trời. Cả hai người đều đồng ý về một sự thực đáng nhớ: Đức Chúa Trời đã ban phước cho một kẻ tồi tệ vì ông ta có một người nhơn đức đang làm việc cho ông ta. Sự gia tăng của Laban đã đến chiếu theo tài khoản của Giacốp. Ý tưởng nầy xảy ra một vài lần trong Kinh thánh. Chúng ta thấy ý tưởng ấy khi Đức Chúa Trời hứa buông tha cho Sôđôm và Gômôrơ nếu tìm thấy có 10 người công bình trong thành (Sáng thế ký 18). Chúng ta thấy ý tưởng ấy khi Đức Chúa Trời làm cho Phôtipha được thịnh vượng vì cớ Giôsép là một phần tử trong gia đình của ông ta (Sáng thế ký 39). I Côrinhtô 7:12-14 chứa một sự bàn bạc lý thú về vấn đề hôn nhân tạp, trong đó một bên là tín đồ còn bên kia thì không phải là tín đồ. Trong một trường hợp như thế, bên không tin Chúa (và bất kỳ con cái nào nào dính dáng đến) đều được “nên thánh” là nhờ bên tin Chúa. Cũng chính suy tưởng đó nằm ở đàng sau ẩn dụ của Chúa Jêsus nói với các tín đồ là “muối của đất” và là “sự sáng của thế gian” (Mathiơ 5:13-16). Muối luyện lọc, bảo toàn và làm chậm tiến trình phân hủy trong khi sự sáng soi sáng, xua đi bóng tối, và làm cho thực tế được lộ ra.
Ghép lại với nhau, các phân đoạn nầy minh họa cho suy tưởng Giacốp và Laban đang bàn bạc ở Sáng thế ký 30. Đức Chúa Trời ban phước cho dân sự của thế gian vì cớ dân sự của Đức Chúa Trời đang sinh sống gần đó. Nếu bạn là tín đồ, mối hôn nhân của bạn rất khác biệt (và tốt đẹp hơn) vì bạn đang hiện diện ở đó. Nếu bạn là tín đồ, nơi làm việc của bạn rất khác biệt (và tốt đẹp hơn) vì bạn đang hiện diện ở đó. Nếu bạn là tín đồ, trường học của bạn rất khác biệt (và tốt đẹp hơn) vì bạn đang hiện diện ở đó. Nếu bạn là tín đồ, gia đình bạn rất khác biệt (và tốt đẹp hơn) vì bạn đang hiện diện ở đó.
Cho phép tôi nói theo cách nầy nhé. Đức Chúa Trời muốn chúc phước cho con cái Ngài thật là nhiều, thậm chí Ngài sẽ ban phước cho hạng người chuyên dối gạt của thế gian qua họ. Giacốp nói: “Đức Chúa Trời ban phước cho cậu chiếu theo tài khoản của tôi”. Laban nói: “Đúng vậy. Mọi sự dường tăng thêm nhiều kể từ khi cháu tham gia vào trong đội”.
Một Vụ Việc Mà Ông Ta Không Thế Từ Chối
Ở thời điểm đó, Giacốp hiến cho Laban một vụ việc mà ông ta không thể từ chối. Giacốp nói: “Cậu biết rõ các bầy chiên đang ở ngoài đồng?” Laban nói: “Đúng”. Giacốp nói: “Chúng ta hãy thương lượng về các bầy gia súc của cậu”. Nếu bạn muốn đọc các chi tiết để biết rõ hơn, chúng đã được ghi lại trong Sáng thế ký 30:32-33. Về mặt cơ bản, vụ việc bao gồm những con chiên có sọc, có rằn và có đốm. Rõ ràng là bầy của Laban đều màu trắng và bầy dê của ông ta đều có màu sẫm. Một khi màu nào sẽ sanh ra màu nấy, không có nhiều con chiên có sọc, có rằn và có đốm được sinh ra đâu. Song đấy là điều Giacốp nhất trí xem là tiền công của mình.
Giacốp cũng đề nghị tách từng con chiên có sọc, có rằn có đốm ra khỏi bầy của Laban. Giacốp đang nói: “Tôi chỉ giữ bầy dê sanh ra trong tương lai nào có sọc, có rằn và có đốm hoặc những con chiên có màu sẫm”. Nhưng bằng cách tách bầy dê và bầy chiên thích ứng với phần mô tả rồi, ông gần như chắc chắn chương trình của mình rồi sẽ thất bại.
Không có gì phải ngạc nhiên, Laban đã đồng ý. Ông ta không thể tin được nơi hai lỗ tai mình. Vụ thỏa thuận nầy quá tốt không thể thành ra hiện thực được. Chẳng có gì phải kinh ngạc, Giacốp vẫn phải thua cuộc thôi. Bạn không thể làm giàu bằng những thương vụ như thế đó.
Vậy là cuộc thí nghiệm khởi sự. Sáng thế ký 30:37-42 thuật lại về việc đặt nhành cây trong máng nước để khi bầy gia súc bị nóng bức, chúng sẽ giao hiệp nhau ở phía trước các nhành cây. “Các con chiên ngó thấy những nhành đó mà giao hiệp nhau thì sanh chiên con có sọc, có rằn và có đốm” (39). Thực ra, tôi không dám chắc về sự việc nầy. Những nhà giải kinh bị chia ra. Có phải Giacốp đang thực thi một loại mê tín của địa phương chăng? Có phải ông tìm cách vận dụng hoàn cảnh để có được sự trợ giúp của Đức Chúa Trời chăng? Hoặc những nhành cây kia là một sự thể hiện đức tin của ông nơi Đức Chúa Trời? Theo một ý nghĩa, chúng ta không cần biết câu trả lời vì trong Sáng thế ký 31:9, Giacốp rõ ràng chỉ ra chính Đức Chúa Trời là Đấng đã tạo ra sự gia tăng.
Sau sáu năm, mọi kết quả có như sau: “Vậy, người trở nên rất giàu, có nhiều bầy súc vật, tôi trai, tớ gái, lạc đà và lừa” (43). Đừng bỏ sót điểm chính: Đức Chúa Trời muốn ban phước cho Giacốp nhiều đến nỗi Ngài đã chúc phước cho Laban chiếu theo tài khoản của Giacốp. Sau đó, khi Giacốp đưa ra thỏa thuận dường như nghịch lại mọi lợi ích của chính ông, Đức Chúa Trời đã ban phước cho ông thậm chí khi ông cho tách bầy nghịch lại ông. Henry Morris tóm tắt tình huống theo cách nầy:
Cách xếp đặt như thế nầy rõ ràng có khuynh hướng lợi thế cho Laban; không ít giá trị bao nhiêu cho Giacốp. Thực vậy, đây là một hành động của đức tin chơn thật nơi phần của ông. Ông đã tự đặt mình hoàn toàn vào ơn thương xót của Đức Chúa Trời. Trong trường hợp nầy, Chúa sẽ tỏ ra, qua một loạt hoàn cảnh không như ý, Giacốp có được thịnh vượng về mặt cá nhân hay là không! (The Genesis Record, p. 473).
Giacốp đang tựa vào Đức Chúa Trời. Bạn đã nghe nói rằng Đức Chúa Trời + 1 = Đa số. Nếu Đức Chúa Trời ở về phía của bạn, trong trường hợp phải tách bầy đi nữa, thì cũng chẳng là vấn đề. Nếu Đức Chúa Trời ở về phía bạn, cuộc chơi được sắp nghịch lại bạn thì cũng chẳng phải là vấn đề. Nếu Đức Chúa Trời ở về phía bạn, nếu bạn đang đối phó với hạng người phi đạo đức thì cũng chẳng phải là vấn đề gì đâu. Nếu Đức Chúa Trời ở về phía bạn, Ngài có thể lấy mọi thứ rắn chắc của cuộc sống rồi biến nó hành hàng ngàn con chiên có sọc, có rằn và có đốm. Ngài có thể làm điều đó vì Ngài là Đức Chúa Trời!
Laban không làm như thế, và nhiều Laban của thế gian không bao giờ hiểu được lẽ thật đó. Đấy là lý do tại sao thế gian nhiều lần họ đưa ra những luật lệ nghịch lại với dân sự của Đức Chúa Trời, và đến cuối cùng dân sự của Đức Chúa Trời sẽ chiến thắng, cho dù là thế nào.
Tất nhiên, đấy chính xác là những gì đã xảy ra trong tình huống nầy. Đức Chúa Trời đã gạt bỏ chuổi “bình thường” của nhiều thứ và sử dụng chương trình “chẳng ưu đãi” như thế nầy để chúc phước dư dật cho Giacốp. Tuy nhiên, đây là một trường hợp khác về nguyên tắc khi Đức Chúa Trời muốn chúc phước cho một người, Ngài sẽ ban phước cho người ấy bất kể mọi hoàn cảnh!
Hiệp 2: đến với Giacốp.
Hiệp #3: Giacốp về quê (31)
20 năm ở tại Charan gần như đã xong. Giacốp ra khỏi thành phố với hy vọng tiêu pha một vài tháng hay có lẽ một năm ở đó. Ông đã kết thúc những 20 năm — 7 năm để cưới Lêa, 7 năm để cưới Rachên, và 6 năm lo gầy dựng các bầy của mình. Nhưng giờ đây, thì giờ về quê nhà sau cùng đã đến. Điểm xoay chiều đến khi Giacốp hay được rằng con trai của Laban có sự ganh tỵ rất lớn đối với sự ông được thịnh vượng. Ông cũng nhận ra rằng Laban đã từ từ thay đổi thái độ đối cùng ông.
Với điều đó trong lý trí, ông tiếp cận Rachên và Lêa với ý tưởng muốn rời khỏi Charan. Giữa vòng mọi sự khác, ông chỉ ra rằng Laban đã thay đổi tiền công của ông những 10 lần (7). Ông cũng nói cho họ biết về một giấc chiêm bao trong đó Đức Chúa Trời phán dạy: “Bây giờ, hãy đứng dậy, ra khỏi xứ nầy và trở về xứ của bà con ngươi” (13). Hai người vợ đều đồng ý và cả gia đình chực sẵn để rời đi. Đây là phần việc quan trọng, vì nó có liên quan tới nhiều tôi tớ và bầy gia súc rộng lớn mà ông đã lo gây dựng.
Có hai việc xảy ra đã phá hỏng cuộc ra đi:
1. Rachên đã lấy cắp các thần tượng trong gia đình của cha nàng (19).
2. Giacốp đã nói dối với Laban bằng cách không nói cho ông ta biết rằng ông sẽ rời đi (20).
Hai sự kiện nầy cho thấy rằng Giacốp vẫn còn là Giacốp — tin cậy Đức Chúa Trời và sống bởi lý trí của mình. Ông muốn vâng theo Đức Chúa Trời — ngay cả nếu ông phải dối gạt ai đó để thực hiện một công việc. Sự thể cũng tỏ ra rằng mối quan hệ tồi tệ của ông với Laban đã xấu đi. Rõ ràng Cậu của ông đã sống y như bao người khác trong thế gian — tốt đủ khi họ ở đỉnh cao, nhưng chỉ là một con rắn khi có ai đó thịnh vượng bằng tổn phí của mình.
Họ ra đi, băng qua sông Ơphơrát để hành trình đến Đất Hứa. Nơi đến đầu tiên của họ là núi Galaát — khu vực miền núi ở phía Bắc và phía Đông sông Giôđanh. Ba ngày sau, Laban hay được Giacốp đã rời đi mà chẳng có một lời chào tạm biệt. Dù là đi sau trễ hơn nhiều, ông ta đã bắt kịp Giacốp sau 7 ngày dong ruỗi trong xứ Galaát.
Hai con người giận dữ
Những gì sau đây là một sự đối diện giữa hai con người đầy sự giận dữ:
1. Laban nói trước, tố cáo Giacốp về sự lừa dối (điều nầy rất thực), mang theo các con gái của ông ta giống như những tên tù binh (không thực, nhưng là một lời tố cáo rất hiệu quả), gạt bỏ ông quyền nói lời tạm biệt thích đáng với hai người con gái và các cháu ngoại (thực, nhưng ông có thật muốn họ ra đi không?), và lấy cắp các thần tượng của ông ở trong nhà (thực, song Giacốp không biết sự việc nầy) (các câu 26-30).
2. Giacốp đáp trả trong giận dữ, ông sợ rằng Laban sẽ dùng sức mạnh bắt lấy Lêa và Rachên (một nổi sợ hợp lý, cho thấy tình trạng thù địch vẫn tồn tại). Ông cũng chối không lấy cắp các thần tượng trong nhà và hứa tử hình người nào trong gia đình ông được tìm thấy với các tà thần đó (các câu 31-32).
3. Laban đã tìm kiếm các pho tượng, song không thể tìm được chúng vì Rachên giấu chúng dưới ghế bành của nàng và giả vờ nàng không thể đứng dậy vì nàng đang trong thời kỳ kinh nguyệt (các câu 33-35).
4. Giờ đây, Giacốp mới đoạn tuyệt với Laban trong 20 năm ngược đãi, tố cáo ông ta về lời vu cáo (thực như Giacốp nhìn biết; trong thực tế thì không thực), thiếu sự tôn trọng, lợi dụng ông, thay đổi tiền công của ông với sự bất công, rồi kết luận bằng cách nói rằng nếu Đức Chúa Trời không ở cùng ông, Laban có lẽ đã để ông đi về tay không rồi (các câu 36-42).
5. Laban rõ ràng bị sốc bởi thái độ vô ơn của Giacốp. Ông đáp lại bằng cách nói: “Các đứa gái nầy là con của cậu; các đứa trẻ nầy là trẻ của cậu; các bầy súc vật tức là bầy của cậu, và các vật chi cháu thấy được tức của cậu hết; ngày nay cậu sẽ làm chi được cùng các con gái hay là các cháu cậu đó? Vậy bây giờ, hè! chúng ta kết-ước cùng nhau, để dùng làm chứng cho cậu và cháu” (các câu 43-44).
6. Giacốp cùng những người thân của mình dựng lên một “đống đá chứng cớ" — một đống đá đánh dấu đường ranh giới giữa Giacốp và Laban. Khi ấy Laban mới thốt ra những lời lẽ nổi tiếng, chúng thường bị áp dụng không đúng trong các nghi thức cưới hỏi: “Khi chúng ta phân cách nhau, cầu xin Đức Giê-hô-va coi sóc cậu và cháu” (49). Ông tiếp tục cảnh cáo Giacốp không được làm hại hai con gái của ông hoặc lấy bất kỳ người vợ nào khác nữa. Laban nói, cây cột đứng như một đường ranh giới chỉ ra rằng: “Đống đá nầy và cây trụ nầy làm chứng rằng cậu chẳng qua khỏi đây, đi đến nơi cháu, và cháu cũng chẳng vượt khỏi đây, đi đến nơi cậu, trong khi có ý muốn làm hại nhau” (52). Ông ta kết thúc bằng cách kêu gọi Đức Chúa Trời “đoán xét cho chúng ta” (53).
7. Giacốp đồng ý với hiệp ước không xâm lược, đưa ra một lời thề nhơn danh của Đức Chúa Trời. Ông dâng một của lễ ở đó rồi mọi người dùng bữa chung với nhau. Sau đó, họ qua đêm tại nơi ấy (53-54).
8. Qua ngày sau, Laban hôn hai con gái và các cháu ngoại mình rồi chúc phước cho họ. Khi ấy ông rời đi và trở về nhà tại Charan (55).
Câu chuyện nói tới Giacốp và Laban đã đi đến chỗ kết cuộc không hay lắm. Nó kết thúc bằng sự dối gạt, giận dữ, và những lới tố cáo thật cay đắng. Đúng là một sự tương phản với lời chào hoan nghênh mà Laban đã dành cho Giacốp khi lần đầu tiên ông đến tại Charan. Sâu xa như chúng ta biết, Giacốp và Laban không bao giờ gặp lại nhau nữa.
Hiệp 3: đến với Giacốp bằng một quyết định chia ly.
Gói ghém 20 năm nhọc nhằn
Chúng ta có thể nói gì về Laban?
1. Ông là một con người của thế gian. Ở từng điểm, ông suy nghĩ và hành động giống như bao người khác trong thế gian. Bề ngoài ông rất thân thiện và bề trong thì rất tham lam. Ông lừa đảo và rồi tự xưng công bình mình. Ông thay đổi luật của trò chơi sao cho có lợi cho mình. Ông sử dụng người khác để làm lợi cho bản thân.
2. Ông không phải là một người tử tế.
3. Ông là một con cá trê.
4. Ông là con cá trê của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã sử dụng ông trong đời sống của Giacốp để tạo ra bổn tánh tin kính qua sự chịu khổ bất công. Laban đã khiến cho Giacốp phải lội bơi những 20 năm ròng.
Sau thời gian ông ở tại Charan, Giacốp là một người đã được đổi thay. Giờ đây, ông trở về Đất Hứa thật chính xác y như Đức Chúa Trời đã hứa.
— Ông ra đi một mình rồi trở về với một gia đình đông đúc.
— Ông ra đi chẳng có đồng xu dính túi và trở về trong sự giàu có.
— Ông ra đi còn trẻ trung và trở về già dặn và khôn ngoan hơn.
Quan trọng nhất, những ngày tháng long trọng nhất của ông hãy còn ở trước mặt ông.
Những bài học từ Laban về cuộc sống
Trước khi chúng ta chào tạm biệt Cậu Laban, chúng ta hãy tự nhắc nhớ rằng mọi người đều có một con cá trê. Ít nhất là bạn có một con và tôi cũng vậy. Giống như là họ chẳng đồng ý, con cá trê của Đức Chúa Trời dạy dỗ chúng ta nhiều bài học mà chúng ta không thể tiếp thu được ở đâu khác.
1. Đức Chúa Trời thường gửi những người khó chịu đến cho chúng ta, họ có ân tứ đặc biệt loại bỏ phần tệ hại nhất ra khỏi chúng ta.
Đấy là phần định nghĩa nói tới một con cá trê — hạng người loại bỏ phần tệ hại nhất ra khỏi chúng ta.
2. Hạng người khó chịu đó buộc chúng ta phải đạt tới chỗ nắm bắt được với tình trạng yếu đuối kín giấu của chúng ta.
Giacốp đã sống đời sống của ông nương theo sự mưu mẹo và dối gạt để có được những thứ mình mong muốn. Cậu Laban đổi bàn với Giacốp, buộc ông phải tiếp lấy một liều thuốc của chính mình. Sau Charan, Giacốp ít nhất sẽ suy nghĩ hai lần trước khi lừa đảo ai đó. Giờ đây, ông biết Êsau đã cảm nhận như thế nào rồi.
3. Hạng người khó chịu kia cũng buộc chúng ta phải xem xét cẩn thận mọi động lực của chúng ta.
Chúng ta nói: “Lạy Chúa, Con đang thực hiện điều nầy vì Ngài đấy”. Thế rồi một con cá trê khởi sự cắn chúng ta và chúng ta nổi giận, cay đắng, biện bạch và tố cáo. Khi ấy Chúa mới phán: “Ngươi có chắc ngươi đang làm điều nầy cho ta không?” Nếu không có con cá trê, chúng ta không bao giờ ngó ngàng gì đến câu hỏi đó.
4. Đến cuối cùng, chúng ta sẽ cảm tạ Đức Chúa Trời vì chúng ta có thời gian ở với Cậu Laban — mặc dù dường như là bất công lúc bấy giờ — vì chúng ta đã khám phá ra sự thực về bản thân mình mà chúng ta không thể tiếp thu được ở đâu khác.
Hãy suy nghĩ về các bài học mà Giacốp đã tiếp thu:
1. Ngươi gặt lấy những gì ngươi gieo ra.
2. Cái giá khủng khiếp của việc lừa đảo người khác.
3. Nổi đau khổ của một kết cuộc bất hạnh.
4. Khả năng chúc phước của Đức Chúa Trời bất chấp mọi hoàn cảnh khó khăn.
5. Quyết định của Đức Chúa Trời luôn giữ mọi lời hứa của Ngài.
Đây là những bài học sẽ khiến cho Giacốp trụ vũng trong những tháng ngày hầu đến. Và chúng là những bài học mà ông có cần để học hỏi trước khi ông có thể được Đức Chúa Trời đại dụng.
Ba lời cầu nguyện phải dâng lên khi con cá trê đang cắn gót chơn của bạn
Chúng ta hãy gom lại bài giảng nầy với ba lời cầu nguyện ngắn ngủi phải dâng lên khi bạn cảm thấy con cá trê đang cắn gót chơn của bạn:
1. Lạy Chúa, xin khiến cho con được mềm mại và dịu dàng, chớ không phải cứng rắn và cay đắng.
2. Lạy Chúa, xin sử dụng con để tỏ ra tình yêu thương của Ngài cho những tên Laban trong cuộc đời của con.
3. Lạy Chúa, xin dạy con những bài học mà con cần phải tiếp thu.
Laban là con cá trê của Giacốp. Mặc dù nó chẳng được ưa thích hay dễ chịu, Đức Chúa Trời đã sử dụng kinh nghiệm khó nhọc đó để phát triển bổn tánh tin kính trong đời sống của Giacốp.
Hỏi: Ai là con cá trê của bạn? Đấy là một câu hỏi mà bạn không phải cầu xin đâu. Nếu bạn phải cầu nguyện về câu hỏi đó, bạn chưa có một cá trê. Nếu bạn có một con cá trê, bạn biết người đó là ai rồi.
Thách thức: Hãy thử cảm tạ Đức Chúa Trời vì con cá trê của bạn xem. Nghe có cuồng không chứ, có phải không?
Bạn đã than phiền về con cá trê của mình, có phải không? Tôi cũng vậy đấy. Bạn đã giận dữ. Tôi cũng thế thôi. Bạn đã từng nói: “Cảm tạ Ngài vì đã sai con người khó ưa nầy vào trong đời sống của tôi?”
Khi tôi mới đây nhắc tới sự việc nầy, có một người bạn đến gặp tôi rồi nói: “Ông không biết ngày hôm nay quan trọng cho tôi là dường nào đâu. Khi ông nói như thế, tôi cảm tạ Đức Chúa Trời vì người chồng cũ của tôi lần đầu tiên kể từ chúng tôi ly dị”. Sự việc cho thấy còn tiếp thu nhiều hơn là chỉ có cơ bản từng ấy.
Mặc dù câu chuyện ấy dường như không thật đối với bạn, Đức Chúa Trời không sai cá trê đến để hủy diệt bạn đâu. Ngài sai loại người giống như Laban vào trong đời sống của ban đặng khiến cho bạn phải lội bơi luôn. Đến cuối cùng, bạn sẽ thấy vui sướng khi ông ấy đã đến.
Lạy Chúa Jêsus, chúng con biết rằng chẳng một điều chi là vô ích trong cuộc sống. Chúng con biết mọi sự đều có một mục đích. Chúng con cảm tạ Ngài vì đã sai những Laban của cuộc sống đến. Mặc dù sự việc dường quá nhọc nhằn cho chúng con, chúng con biết rằng Ngài sử dụng hạng người khó ưa để phát triển bổn tánh tin kính trong chúng con.
Đối với những người đang gây tổn thương vì họ đã bị tổn thương bởi nhiều người khác, hãy ưng nhận đức tin mới để tin rằng ngay cả những vết thương ấy đều là phương tiện cho sự chữa lành của chính chúng con. Đến cuối cùng, chúng con sẽ cảm tạ Ngài vì nổi đau, nếu nổi đau dẫn chúng con đến gần Ngài hơn.
Lạy Chúa, chúng con yêu mến Ngài, và chúng con tái khẳng định lòng tin cậy của chúng con rằng Ngài có lợi ích tốt nhứt của chúng con ở trong lòng. Khi chúng con bị tổn thương bởi nhiều người khác, nguyện chúng con đáp ứng bằng phước hạnh. Khi chúng con phiêu lạc, nguyện chúng con biết đáp ứng bằng ân điển.
Lạy Chúa Jêsus, bất cứ điều chi phải nắm lấy để biến chúng con ra giống như Ngài, hãy làm điều đó, và đến cuối cùng chúng con sẽ vui sướng vì Ngài đã nhậm lời cầu nguyện của chúng con. Amen.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét