Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

MỘT NGÔI NHÀ ĐƯỢC TÁI THIẾT: LÀM MỚI LẠI DÂN SỰ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI



MỘT NGÔI NHÀ ĐƯỢC TÁI THIẾT:
LÀM MỚI LẠI DÂN SỰ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
            Tôi thích đọc sách lắm. Ngay bây giờ, hồi ký chính là thứ mà tôi thích đọc nhất. Cách đây mấy năm, tôi có đọc quyển hồi ký có đề tựa là Beautiful Boy. Đây là câu chuyện của một người cha nát lòng về đứa con trai của mình. Đứa con trai của ông rất đẹp trai, sáng sủa, thông minh, và rất thú vị đã bị lạc lối trong ma túy và có nhiều năm tháng trong đau khổ. Người cha thuật lại câu chuyện nói tới hy vọng và mong ước thường xuyên con trai mình sẽ quay trở lại. Có nhiều lần, ông đã dọn một con đường cho anh ta lìa bỏ ma túy rồi quay trở về nhà, nhưng từng cải cách hay chương trình đã thất bại trong một thời gian ngắn. Tiền bạc đã tuôn ra từ ngân hàng của người cha như dòng sông mà vẫn chẳng có ai giúp hồi phục được con trai của ông ta. Đứa con nói dối với ông ấy, đưa ra nhiều hứa hẹn rồi phá vỡ chúng, đánh cắp tiền bạc của ông, song người cha vẫn yêu thương nó. Người cha đã chịu khổ về tiền bạc, về tình cảm, và thuộc thể, đã bị đột quỵ lúc căng thẳng, nhưng ông vẫn không thể từ bỏ đứa con trai của mình. Khi mọi người khác nói: “hãy lo cho thân mình và hãy bỏ đi”, ông sẽ không, không thể, và không từ bỏ. 
            Tình yêu thương của người cha nầy nhắc cho tôi nhớ đến tình yêu của Đức Chúa Trời đối với các con trai con gái của Ngài. Ngài không bao giờ từ bỏ. Ngài giữ lòng trung tín và hy vọng, dọn một con đường cho con cái lạc lối của Ngài quay trở về. Đau đớn dường bao khi con cái của Ngài không chịu quay trở về nhà với Ngài. Đức Chúa Trời phán cùng dân sự Ngài:Phải, ta đã lấy sự yêu thương đời đời mà yêu ngươi (Giêrêmi 31:3). Và Ngài muốn thổ lộ với tình cảm ấy. Ngài tỏ ra tình cảm đó bằng hành động.
Lai lịch
            Chúng ta đang ở vào tuần lễ thứ ba và sau cùng trong kỷ nguyên EPIC Ngôi Nhà Được Tái Thiết. Chúng ta đã đến với phần cuối của câu chuyện Đức Chúa Trời được ghi lại trong Cựu Ước. Nhưng một khi câu chuyện của Đức Chúa Trời không hề kết thúc, tuần lễ kế đó chúng ta sẽ một lần nữa bắt tay vào câu chuyện của Đức Chúa Trời khi câu chuyện ấy tiếp diễn trong Tân Ước. Tôi không nghĩ chúng ta sẽ mô phỏng khoảng thời gian trống 400 năm giữa Cựu và Tân Ước, nhưng đấy là những gì chúng ta có.
            Chúng ta đã nắm được nhiều lãnh thổ trong ba tuần lễ của kỷ nguyên nầy. Những người phu tù của xứ Babylôn đã trở về thành Jerusalem và lo tái thiết lại đền thờ của họ. Số dân sót của các cuộc lưu đày trong xứ Batư đã được cứu ra khỏi tình trạng diệt chủng bởi Nữ Hoàng Êxơtê. Tuần nầy, Exơra và Nêhêmi sẽ đem luật pháp của Môise ra để cai quản dân sự Giuđa và các bức tường ở chung quanh thành Jerusalem sẽ được tái thiết. Tiếng phán có tính cách tiên tri sau cùng trong Cựu Ước sẽ là giọng nói của Malachi và ông sẽ cho chúng ta thấy cái nhìn sau cùng về câu chuyện của Đức Chúa Trời trong thời buổi của Chúa.
            Chúng ta bắt đầu chuyến hành trình của mình sáng nay hướng về thành Jerusalem với văn sĩ Exơra vào năm 458TC. Ông sẽ đem theo vài ngàn kẻ phu tù đi cùng với ông. Hồi ký riêng của Exơra trong thời điểm nầy ở xứ Giuđa bắt đầu ở Exơra chương 7 và đấy là chỗ mà chúng ta sẽ khởi sự với chương sau cùng nầy của lịch sử Israel.
            Exơra 7:6-7:E-xơ-ra nầy từ Ba-by-lôn đi lên. Người là một văn sĩ thạo luật pháp của Môi-se, mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên đã truyền cho. Vì tay của Đức Giê-hô-va phù trợ người, nên vua ban cho người mọi điều người xin. Nhằm năm thứ bảy đời vua At-ta-xét-xe, có mấy người trong dân Y-sơ-ra-ên, trong bọn thầy tế lễ, và người Lê-vi, kẻ ca hát, người giữ cửa, và người Nê-thi-min, đều đi cùng người trở lên Giê-ru-sa-lem….
            Exơra là một thầy tế lễ xuất thân từ chi phái Arôn và là giáo sư dạy luật pháp, vì vậy ông đã được trang bị tốt để lãnh đạo xứ Giuđa trong công cuộc đổi mới về mặt thuộc linh của xứ nầy. Nhóm phu tù trở về mà ông lãnh đạo đã được tuyển chọn cẩn thận bởi Exơra. Nhóm nầy chứa nhiều thầy tế lễ thuộc chi phái Lêvi, họ có thể dạy dỗ và hướng dẫn buổi thờ phượng tại đền thờ. Bấy giờ là khoảng 60 năm sau cuộc lưu đày lần thứ nhứt trở về đặng tái thiết đền thờ. Vua xứ Batư gửi một bức thư cho Exơra ủy nhiệm cho chuyến hành trình nầy và quyền lãnh đạo của Exơra.
            Exơra 7:13-14:Ta ra chiếu chỉ định rằng phàm người nào trong nước ta, thuộc về dân Y-sơ-ra-ên, thầy cả và người Lê-vi, sẵn muốn đi đến Giê-ru-sa-lem, thì hãy đi chung với người. Ta và bảy mưu thần ta sai ngươi đi tra xét về Giu-đa và về Giê-ru-sa-lem, chiếu theo luật pháp của Đức Chúa Trời ngươi có trong tay ngươi”.
            Exơra 7:25-26: Còn ngươi, hỡi E-xơ-ra, tùy theo sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời ngươi, đã có trong tay ngươi, hãy lập những quan phủ, quan án, là những kẻ thạo biết luật pháp của Đức Chúa Trời ngươi để chúng xét đoán cả dân sự ở bên kia sông; còn người nào chẳng biết luật pháp, các ngươi khá dạy cho nó biết. Nếu có ai không tuân luật pháp của Đức Chúa Trời ngươi và luật lệ của vua, thì các ngươi hãy đoán phạt họ liền, hoặc xử tử, hoặc lưu đày, hoặc tịch biên gia tài, hay là cầm tù”.
            Luật pháp của Đức Chúa Trời đã được ban cho Môise phải là luật pháp cai quản xứ Giuđa, là điều mà vị vua xứ Batư nầy rất ưa thích. Đức Chúa Trời đang sử dụng một vị vua đời nầy để lo liệu công việc của Ngài. Chính sách lược của người Batư để cho các dân tộc bị họ chinh phục phải được cai quản bởi thần linh và luật pháp của họ — điều nầy khiến cho họ trở nên những công dân tốt hơn của Batư bao lâu họ giữ được nền hoà bình. Exơra được truyền cho phải giữ hoà bình bằng cách dạy dỗ họ luật pháp của Israel. Những gì tác động hiệu quả cho Batư về mặt chính trị, chúng tác động hiệu quả tốt hơn cho Đức Chúa Trời là Đấng đang đưa dân sự Ngài trở về quê hương xứ Giuđa.
            Đức Chúa Trời đang tái thiết lại xứ sở Israel của Ngài. Ngài đã tái thiết rồi trung tâm thờ phượng (đền thờ) của họ, giờ đây Ngài đang ban trở lại cho họ luật pháp mà bởi đó họ có thể sống để phục vụ cho các mục đích của Đức Chúa Trời. Họ là một dân thánh được biệt riêng ra đối với các nước để đại diện cho Đức Chúa Trời chơn thật, là Đức GIÊHÔVA, trên đất. Họ đã thất bại về sự việc nầy trước đây, nên bị bắt đi làm phu tù ở xứ Babylôn để chịu kỷ luật, nhưng Đức Chúa Trời không và sẽ không từ bỏ luôn dân thánh của Ngài. Ngài đưa họ về lại xứ đã hứa cho tổ phụ họ là Ápraham, cho thấy rằng Đức Chúa Trời giữ mọi lời hứa của Ngài và đang ở cùng dân sự Ngài. Exơra giờ đây đang hướng dẫn họ vào trong lẽ thật của Lời Đức Chúa Trời và đổi mới họ về mặt thuộc linh.
            Nhưng việc nhìn biết Lời của Đức Chúa Trời không phải là cuối cùng trong và bởi chính nó. Họ cần phải “biết” Lời ấy để “làm theo” Lời ấy nữa. Làm sao các nước khác sẽ nhìn biết Đức Chúa Trời là ai và Đức Chúa Trời ra sao chứ? Đó là quyền hạn của Israel nhận từ Đức Chúa Trời để tỏ cho họ thấy. Exơra có cả hai: là người nhìn biết và làm theo Lời của Đức Chúa Trời. Vua xứ Batư nhìn biết điều nầy về ông và đấy là lý do tại sao ông ta chọn Exơra lãnh đạo dân sự của ông trong công cuộc đổi mới về mặt thuộc linh. Nhưng vấn đề rõ nét đối với tôi khi nghiên cứu sách Exơra và sách Nêhêmi, cả hai người nầy đều quan tâm sâu sắc và hết lòng đến Đức GIÊHÔVA. Họ là hạng người chuyên cầu nguyện.  
            Ở mỗi khúc quanh, họ đã cầu nguyện. Làm thế nào một cuộc tái thiết thuộc linh dân sự của Đức Chúa Trời mà không có sự cầu nguyện chứ? Làm sao có một cuộc đổi mới về mặt thuộc linh trong đời sống của chúng ta mà không có sự cầu nguyện chứ? Tôi nghĩ có rất nhiều việc cho chúng ta phải tiếp thu từ đời sống cầu nguyện của họ.
Lời cầu nguyện ngợi khen của Exơra 
            Exơra 7:27-28:E-xơ-ra bèn nói rằng: Đáng ngợi khen thay Giê-hô-va Đức Chúa Trời của tổ phụ chúng tôi, vì đã cảm lòng vua toan trang điểm đền thờ của Đức Giê-hô-va tại Giê-ru-sa-lem, và khiến cho tôi được ơn trước mặt vua, cùng trước mặt các mưu thần và các quan trưởng có quyền của vua! Vậy, tôi hứng chí, vì tay của Giê-hô-va Đức Chúa Trời tôi phù trợ tôi, và tôi chiêu-tập các trưởng tộc Y-sơ-ra-ên đặng đồng đi lên với tôi”.
            Mọi vấn đề về sự trở về nầy đều được dâng lên cho Đức Chúa Trời, chớ không phải cho con người. Exơra không tôn cao nhà vua hay bản thân mình cho dù là cách thế nào đi nữa, ông ngợi khen Đức Chúa Trời.  
            Điều nầy làm dấy lên một thắc mắc cho tôi. Làm sao chúng ta nhìn biết phải theo ai trong đời sống Cơ đốc  của chúng ta? Exơra là một tấm gương rất tốt. Hãy bước theo người nào không chỉ về bản thân họ mà chỉ cho bạn thấy Đức Chúa Trời. Đôi khi các cấp lãnh đạo thuộc linh có thể rất lôi cuốn, vấn đề khó cho bạn khi phải thử cấp lãnh đạo có hiệp theo Lời của Đức Chúa Trời hay không!?! (bạn cần phải nhìn biết việc ấy) và họ có sống theo Lời ấy hay không trong chính đời sống của họ. Chúng ta ưa thích hạng diễn giả có tài hùng biện và cách bày tỏ trông thấy được bằng mắt thường (quảng cáo đã tập tành cho chúng ta), song đấy chẳng phải là điều mà Đức Chúa Trời đánh giá cao nhất. Đức Chúa Trời đánh giá một tấm lòng biết phục theo Ngài.
            Trên chuyến hành trình về lại thành Jerusalem, Exơra chẳng tìm kiếm sự trợ giúp nào từ phía con người, mà kêu cầu Đức Chúa Trời bảo hộ và giải cứu họ, cho thấy sự ông nương cậy vào Đức Chúa Trời trong mọi sự.
Lời thỉnh nguyện của Exơra, xin hãy cứu!
            Exơra 8:21-23: Tại đó, gần bên sông A-ha-va, ta truyền kiêng cữ ăn, để chúng hạ mình xuống trước mặt Đức Chúa Trời chúng ta, và cầu xin Ngài chỉ cho biết đường chánh đáng chúng ta, con cái chúng ta, và tài sản mình phải đi. Vả lại, ta lấy làm thẹn, chẳng dám xin vua một đạo quân và lính kỵ binh vực chúng ta khỏi kẻ thù nghịch trong lúc đi đường; vì chúng ta có nói với vua rằng: Tay của Đức Chúa Trời chúng tôi phù trợ mọi kẻ nào tìm kiếm Ngài; nhưng quyền năng và thạnh nộ Ngài kháng cự nhũng kẻ nào lìa bỏ Ngài. Ấy vậy, chúng ta kiêng cữ ăn và cầu xin Ngài điều ấy; Ngài bèn nhậm lời chúng ta”.
            Hãy chú ý, Exơra đang hướng dẫn họ trong một kỳ kiêng ăn. Chúng ta đang ở trong mùa chay, về truyền thống thì đối với các tín đồ đây là thời điểm từ bỏ điều gì đó cho đến Lễ Phục Sinh. Khi làm như vậy, mục đích là bạn tự hạ mình xuống do công nhận rằng bạn cần Đức Chúa Trời hơn thứ chi mà bạn đã từ bỏ (sôcôla, càphê, điểm tâm, ăn trưa, ăn tối, truyền hình, mua sắm, thư từ). Tương tự, Êxơtê, Exơra, và Nêhêmi hết thảy đều dùng sự kiêng ăn với lòng sốt sắng nhứt của họ tìm kiếm Đức Chúa Trời. Công cuộc đổi mới xứ sở về mặt thuộc linh đòi hỏi Exơra phải kiêng ăn và tự hạ mình xuống trước mặt Đức GIÊHÔVA.
            Khi Exơra thực thi điều nầy, ông đang cầu nguyện trước khi gặp nhà vua và trước khi bắt đầu chuyến hành trình của mình. Ông dành thì giờ để dừng lại, kiêng ăn, cầu nguyện, và thỉnh cầu Đức Chúa Trời phù trợ cho. Ông đã dừng lại công việc của mình để tìm kiếm Đức Chúa Trời. Trước khi chúng ta bắt đầu một chuyến đi, công ăn việc làm, mối quan hệ, chuyển đổi nơi ở, hay chức vụ, chúng ta có trao đổi với Đức Chúa Trời không? Có phải chúng ta sẵn sàng cầu nguyện cũng như hành động? Có lúc dường như chúng ta lo âu không dấn thân vì chúng ta quên Đức Chúa Trời còn hơn là một người bạn đồng hành trong đời sống của chúng ta, mà còn là đấng chăn dắt của đời sống chúng ta nữa. Ít nhất, tôi xưng nhận điều nầy là thực đối với tôi. Còn bạn thì sao?
            Cũng rất là dễ nhớ Đức Chúa Trời mong muốn quan hệ và Ngài muốn có một sự gắn bó sâu sắc và chơn thật với con cái của Ngài. Cầu nguyện là cuộc trao đổi của mối quan hệ. Mục sư Ray Stedman gọi đấy là trò chuyện với cha của chúng ta. Chúng ta không phải trau chuốt về lời nói hay sử dụng nhiều từ ngữ, nhưng chúng ta cần phải cầu nguyện, với lòng tin tưởng Đức Chúa Trời đang lắng nghe.
            Con trai tôi gọi điện cho tôi tuần qua, rất là phấn khích, vì đứa con gái nhỏ của nó nói: “Dada” [Bố] lần đầu tiên. Bạn có biết điều đó có ý nghĩa đối với tôi như thế nào không? Nó muốn chia sẻ niềm vui của nó với tôi về lời lẽ đầu tiên của cháu ngoại tôi. Nó cũng gọi điện cho tôi mới đây để tôi có thể nghe được giọng nói ê a của nó với mấy món đồ chơi  trước khi nó lên giường ngủ. Những chuyện ấy khiến cho tôi cảm nhận ra sao về mối quan hệ của chúng ta? Rất hay đấy chứ! Con trai tôi bày tỏ tình cảm của nó và sự nối kết với tôi bằng cách chia sẻ những khoảnh khắc nho nhỏ từng ngày một. Đây là những gì Đức Chúa Trời cũng mong muốn từ chúng ta nữa đấy. Ngài muốn một mối quan hệ mật thiết với chúng ta, trò chuyện với chúng ta về những buồn vui hàng ngày. 
            Exơra vốn có loại quan hệ nầy với Đức Chúa Trời. Và Đức Chúa Trời nhậm lời cầu nguyện của Exơra. Exơra, những kẻ phu tù, và đoàn người lữ hành kia, họ mang theo đủ thứ báu vật từ Vua xứ Batư, đã thực hiện chuyến đi an toàn qua vùng lãnh thổ của các toán cướp rồi đến xứ Giuđa bình yên. 
Mớ lộn xộn tại thành Jerusalem 
            Nhưng những gì họ tìm thấy tại thành Jerusalem là một mớ lộn xộn. Họ nhận ra rằng các cấp lãnh đạo thuộc linh của xứ Giuđa, người Lêvi và các thầy tế lễ, họ đã thực hiện cuộc khởi công tốt đẹp cách đây 60 năm trong việc tái thiết đền thờ và thờ lạy Đức Chúa Trời, giờ đây đã rút lại thành cấp lãnh đạo dẫn dắt dân sự Ngài vào trong tội lỗi. Họ đã kết hôn chéo với dân các nước chung quanh và khích lệ người ta làm theo những điều bị cấm đoán. Đây là một sự chối bỏ hoàn toàn giao ước của Israel với Đức Chúa Trời. Phản ứng của Exơra đối với tội lỗi của họ rất mau mắn và mạnh mẽ. Ông hướng dẫn họ trong sự cầu nguyện xưng tội và ăn năn. Exơra khóc lóc và xé rách áo xống mình, và than  khóc vì tội lỗi của Israel. Ông dâng lên những lời cầu nguyện xưng tội và cầu thay khẫn thiết nhất vì ích cho dân sự của ông. Ông tự gắn bản thân ông vào việc phạm tội giống như thầy tế lễ chơn thật đến nỗi ông đưa ra lời cầu thay cho dân sự của Đức Chúa Trời trong sự bất trung của họ. Sau đây là một phần lời cầu nguyện của Exơra xin cho xứ Giuđa.
            Exơra 9:6-7: mà thưa với Ngài rằng: Ồ, Đức Chúa Trời tôi! tôi hổ ngươi thẹn mặt, chẳng dám ngước mặt lên Ngài, là Đức Chúa Trời tôi; vì gian ác chúng tôi đã thêm nhiều quá đầu chúng tôi, và tội chúng tôi cao lớn tận trời. Từ ngày tổ phụ chúng tôi cho đến ngày nay, chúng tôi đã cực-cùng phạm tội; vì cớ tội ác mình, nên chúng tôi, các vua chúng tôi, và những thầy tế lễ chúng tôi, đều bị phó vào tay các vua những xứ, bị gươm, bị bắt làm phu tù, bị cướp giựt, và bị sỉ nhục, y như điều đó đã có ngày nay”.
            Ông kết thúc lời cầu nguyện của mình với câu nói nầy:
            Exơra 9:15: Hỡi Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên ôi! Chúa vốn là công bình; còn chúng tôi, chỉ một số ít người được thoát khỏi, như đã thấy ngày nay: nầy chúng tôi ở trước mặt Chúa, mắc tội lỗi nhiều; nhân đó, chẳng ai có thế đứng nổi trước mặt Ngài”.
            Nếu bạn đang lãnh đạo dân sự và bạn chưa phạm vào tội lỗi như thế, bạn sẽ dâng lên loại cầu nguyện nầy được không? Hay bạn sẽ nói: “Lạy Chúa, số người nầy, họ phạm tội suốt thôi, con sẽ làm gì với họ đây?” Exơra không thể nhìn thấy mình chưa tách ra với dân sự. Ông là một trong số họ. Tội lỗi của họ là tội lỗi của ông. Chúng ta có thể tiếp thu từ sự hạ mình và tình trạng đồng hoá nầy với dân sự của Đức Chúa Trời. Bằng cách cầu nguyện như thế nầy, chúng ta dắt dẫn nhau bước vào một sự kết nối sâu sắc với Đức Chúa Trời.
            Sự tỏ ra lớn tiếng của Exơra khi than khóc và cầu nguyện lôi cuốn sự chú ý của dân chúng và họ hiệp với ông. Sau lần nầy, họ tự cam kết với Đức Chúa Trời và thành khẫn hành động để sửa sai mọi việc.
            Những gì họ cần làm để sửa sai mọi việc rất là khó. Họ cam kết từ bỏ những người vợ và gia đình ngoại bang của họ. Điều nầy tất nhiên là kỳ lạ đối với hai lỗ tai của chúng ta, nhưng ngược về với xã hội thời bấy giờ thì không phải như xã hội thời nay đâu. Chúng ta có thể hình dung các dân ngoại nầy đã trở về với nhóm gia đình nguyên gốc của họ thường ở chung với nhau. Trong khi chúng ta không thể trực tiếp áp dụng điều nầy cho các tình huống hôn nhân của chúng ta, chúng ta có thể áp dụng quan niệm cho rằng ăn năn và thực hiện sửa đổi thực sự có thể là khó. Đôi khi những việc bạn cần phải khiến cho đời sống của bạn ra ngay thẳng với Đức Chúa Trời đòi hỏi sự can đảm. Có thể Đức Chúa Trời đã thách thức bạn phải thực hiện một khởi đầu mới. Có phải vấn đề mà Ngài yêu cầu bạn phải làm là phải trung tín đối với Ngài chăng? 
            Lời Chúa là ngọn đèn cho chân tôi, ánh sáng cho đường lối tôi (Thi thiên 119:105). Hãy chú ý, phải cần đến sự soi sáng từ Lời của Đức Chúa Trời mới nhìn thấy con đường mà Ngài đang dẫn dắt bạn bước theo, mà còn phải nắm lấy hành động nơi phần của chúng ta để bước đi và bước theo con đường ở trong sự sáng nữa. Lắng nghe và làm theo Lời của Đức Chúa Trời nơi Exơra là sự vâng phục. Chẳng có một sự tách biệt nào ở cả hai chỗ nầy.Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình(Giacơ 1:22).
            Một trong mấy người bà con của tôi đã ly dị khi anh ấy còn ở độ tuổi hơn 30. Sau 10 năm sống chung, tôi nghĩ anh ấy lấy làm mệt mỏi khi kết hôn và không may đã quyết định lấy một thiếu nữ tại sở làm mình. Anh ấy đã lừa lọc, bị bắt quả tang, rồi cuộc hôn nhân đã kết thúc trong ly dị. Vài năm sau, anh ta muốn tái hôn, nhưng kể từ khi đã trở thành một Cơ đốc nhân và vị Mục sư của anh ta bảo anh ta không được tự do tái hôn trừ phi anh ta quay lại để xem coi không biết người vợ đầu tiên của anh ta có chịu nhận anh ta trở lại hay không!?! Anh ta không muốn kết hôn với người vợ đầu tiên, nhưng anh ta quay lại rồi hỏi nàng y như thế vì anh ta đã tìm cách thực hiện một khởi đầu mới với Đức Chúa Trời. Vâng phục có thể rất là khó và rất thách thức vào nhiều thời điểm, nhưng thực hiện mọi việc theo đường lối của Đức Chúa Trời thì quả là có giá trị hơn. Chúng ta tạo ra đống lộn xộn đó khi chúng ta hành động theo đường lối của chính mình.
            Exơra minh chứng mình là người Israel trung tín giữa vòng nhiều người sống bất trung. Đời sống của ông thể hiện ra khả năng bước theo Đức Chúa Trời cách trung tín và hãy chú ý tôi nói “cách trung tín” chớ không phải “cách trọn vẹn”. Tôi nghĩ chúng ta đôi khi phải rơi vào mớ lộn xộn đó. Hết thảy chúng ta đều thiếu mất sự trọn vẹn thánh khiết của Đức Chúa Trời, nhưng Exơra kính mến Đức Chúa Trời và tìm cách phục vụ Ngài. Ông là một tấm gương của những gì Đức Chúa Trời muốn nhìn thấy nơi con cái của Ngài. 
            Đức Chúa Trời phán: “Ta lấy sự yêu thương đời đời mà yêu ngươi”. Ngài sai phái Exơra ban cho dân sự lạc lối của Ngài Luật pháp Môise để họ làm mới lại mối quan hệ của họ với Đức Chúa Trời. Giờ đây, dân sự có đền thờ của họ tại thành Jerusalem, và luật pháp của Môise dẫn dắt các bước chân của họ. Bây giờ, Nêhêmi sẽ đến để tái thiết lại các bức tường thành của họ.
Nêhêmi xuất hiện trên bối cảnh
            Mười ba hay mười bốn năm sau khi Exơra đến xứ Giuđa, tôi tớ khác của Đức Chúa Trời là Nêhêmi, nghe một bản tường trình đang khi sinh sống tại xứ Batư rằng các bức tường tại thành Jerusalem đã bị vỡ và bị thiêu rụi. 
            Ông rất đau lòng với các tin tức nầy đến nỗi ông kêu la và khóc lóc trong nhiều ngày, ta thán, kiêng ăn, và cầu nguyện. Ông cảm thấy gắn bó với dân sự của Đức Chúa Trời và thành phố đến nỗi ông ao ước muốn quay trở về và tái thiết các bức tường đã sụp đổ của thành Jerusalem. Giống như Exơra, ông bắt đầu với một lời cầu nguyện.  
            Nêhêmi 1:5-7: Ôi! Giê-hô-va Đức Chúa của các từng trời, tức Đức Chúa Trời cực đại và đáng kinh, hay giữ lời giao ước và lòng nhân từ cùng kẻ nào kính mến Ngài và vâng giữ các điều răn của Ngài! Tôi xin mắt Chúa hãy đoái đến và lỗ tai Chúa lắng nghe lời cầu nguyện của kẻ đầy tớ Chúa mà tôi hiện lúc này hằng ngày và đêm cầu nguyện vì dân Y-sơ-ra-ên, là các tôi tớ Chúa, ở tại trước mặt Chúa và xưng những tội của dân Y-sơ-ra-ên mà chúng tôi đã phạm với Ngài. Và lại tôi và nhà của tổ phụ tôi cũng có phạm tội. Chúng tôi có làm rất ác tệ nghịch cùng Chúa, không vâng giữ điều răn giới mạng và luật lệ của Chúa đã phán dạy Môi-se, là kẻ tôi tớ Chúa”.
            Ông khởi sự giống như Exơra đã khởi sự bằng cách công nhận sự thành tín của Đức Chúa Trời và sự bất trung của Israel. Chúng ta không luôn luôn noi theo khuôn mẫu nầy, nhưng sự xưng tội theo nhóm là một việc mà chúng ta cần phải học đòi. Thậm chí Nêhêmi chưa có mặt ở đó nữa là. Chúng ta thường cầu nguyện như thế nào về mọi thất bại của hội thánh trong quá khứ? Vì gia đình đức tin của chúng ta đã rơi vào chỗ lộn xộn rồi sao? Chúng ta là những cá nhân, tuy nhiên Đức Chúa Trời mong muốn một gia đình — một dân sự. Ngài muốn gia đình của Ngài phải cầu nguyện với Ngài, thờ lạy Ngài, và phục vụ Ngài. 
            Sau khi đồng hoá với dân sự của Đức Chúa Trời tại xứ Giuđa và để cho lý trí mình hướng về nơi ấy rồi sửa lại mọi việc, Nêhêmi cầu nguyện một lần nữa: Xin hãy cứu!
            Nêhêmi 1:11: Chúa ôi! tôi nài xin Chúa hãy lắng tai nghe lời cầu nguyện của các tôi tớ Ngài vẫn vui lòng kính sợ danh Ngài; ngày nay xin Chúa hãy làm cho tôi tớ Chúa được may mắn, và ban cho nó tìm được sự nhân từ trước mặt người nầy. Vả, bấy giờ tôi làm quan tửu chánh của vua”.
            Không có sự trợ giúp của Đức Chúa Trời, Vua At-ta-xét-xe nhất định sẽ chẳng để cho quan tửu chánh của mình trở về thành Jerusalem đâu. Đây cũng là một sự hy sinh cho nhà vua. Nêhêmi, trong lời cầu nguyện của ông, ông nói rõ ràng ai đang nắm quyền tể trị. Trong lời cầu nguyện, ông gọi vua xứ Batư là “người nầy”. Xin ban cho tôi được thành công trước mặt “người nầy”. Các vị vua được xem là thần linh trong thời buổi ấy. Mặc dù Nêhêmi là quan tửu chánh (một địa vị rất cao và đáng tin cậy), ông không quá ấn tượng với bản thân hay với nhà vua. Đối với Nêhêmi, con người là con người, còn Thần Linh là Thần Linh. Nêhêmi có cái đầu rất ngay thẳng.
            Vì vậy, ông lấy lòng can đảm bước vào sự hiện diện của nhà vua rồi ông trút hết mọi nổi lo toan của mình.
            Nêhêmi 2:1-5: “Đang năm thứ hai mươi đời vua At-ta-xét-xe, tháng Ni-san, rượu sẵn ở trước mặt người, tôi lấy rượu dâng cho vua; trước tôi không hề có bộ buồn rầu tại trước mặt người. Vua nói với tôi rằng: Nhân sao ngươi mặt mày buồn, dầu mà ngươi không có bịnh? Điều đó chỉ là sự buồn rầu trong lòng mà thôi. Bấy giờ tôi lấy làm sợ hãi lắm, bèn nói với vua rằng: Nguyện vua vạn tuế! Lẽ nào mặt tôi không buồn, khi cái thành, là nơi có mồ mả của tổ phụ tôi, bị phá hoang, và các cửa thành bị lửa thiêu đốt? Vua hỏi tôi rằng: Ngươi cầu xin cái gì? Tôi bèn cầu nguyện cùng Đức Chúa của các từng trời, rồi tâu với vua rằng: Nếu vua thấy điều đó là tốt lành, nếu kẻ tôi tớ vua được ơn trước mặt vua, xin vua hãy sai tôi về Giu-đa, đến thành có mồ mả của tổ phụ tôi, để tôi xây cất thành ấy lại”.
            Thật là nguy hiểm khi tỏ vẻ buồn bã trong sự hiện diện của nhà vua — điều đó không được phép, nhưng Nêhêmi lấy sự liều lĩnh, còn Đức Chúa Trời thì lo sửa soạn tấm lòng của nhà vua. Nhà vua cho phép ông đi rồi gửi theo ông một bức thư thăng cấp ông làm quan tổng đốc xứ Giuđa trong suốt thời gian thực thi dự án.
            Nêhêmi tiếp xúc với một nhóm phu tù khác lo tái thiết các bức tường vây quanh thành Jerusalem. Tại sao lại có nhu cần về một bức tường chứ? Không một cổ thành nào sống bình an tránh được mọi kẻ thù của họ mà chẳng có một bức tường. Thành Jerusalem đã ở trong tình trạng không phòng thủ và đối với các nước khác thành nầy trông rất dễ bị tấn công (giống như Đức Chúa Trời đã lìa bỏ thành ấy vậy). Nếu Đức Chúa Trời đã từ bỏ dân sự Ngài, thế thì quá nhục nhã cho Đức Chúa Trời của Israel, vì vậy Nêhêmi sẽ khẳng định qua việc xây dựng bức tường Đức Chúa Trời là thành tín đối với Israel là dân sự của Ngài.
            Nhưng Nêhêmi đáng thương kia bị chống đối ngay từng điểm một bởi các kẻ thù của Đức Chúa Trời trong sự án tái thiết nầy. Điều nầy là một sự gợi nhớ nổ lực tái thiết đền thờ và sự chống đối lớn lao. Nêhêmi là một nhà lãnh đạo có tài, cả trong việc lãnh đạo dân sự ông và trong việc đánh đổ các kẻ thù của ông (tài năng nầy giúp ông trở thành quan tửu chánh của nhà vua). Ông hoàn thành bức tường trong 52 ngày. Bức tường đã có lại hiệu quả đáng mong muốn của nó theo như Kinh thánh cho chúng ta biết. Khi các kẻ thù của Giuđa nghe nói về sự hoàn thành nầy, họ rất đỗi sợ hãi vì họ biết  rõ công việc đã được thực thi với sự trợ giúp của Đức Chúa Trời.
            Quốc gia Israel ngày nay đã được tái thiết và trở về lại trên xứ sở của nó. Đền thờ đã được xây dựng, luật pháp Môise đã có trở lại, và bức tường vây quanh thành Jerusalem đã được dựng lên. Sau một thời gian, Exơra và Nêhêmi cùng nhau đến để cung hiến bức tường. Tại lễ cung hiến bức tường, người Lêvi và các thầy tế lễ đã hướng dẫn ca đoàn dân sự trong sự thờ phượng trên các bức tường. Đây quả là một cảnh tượng thật lỳ diệu và tràn ngập sự vui mừng. Đức Chúa Trời của những khởi đầu mới đã ban cho dân sự Ngài một khởi sự tươi mới tại thành Jerusalem 100 năm sau khi Isarel trở về từ cuộc phu tù ở xứ Babylôn! Đức Chúa Trời phán: “Ta lấy sự yêu thương đời đời mà yêu ngươi”. Giờ đây, Ngài đã đem dân sự Ngài trở về lại với đất hứa. 
            Dừng lại ở đây quả là rất tuyệt vời. Tôi thực sự muốn dừng lại ở đây lắm, song than ôi đây chẳng phải là phần kết của câu chuyện đâu. Nêhêmi trở về lại xứ Batư như đã được mong đợi và sau một vài năm ông trở lại thành Jerusalem để nhìn xem mọi sự sẽ diễn tiến như thế nào!?! Khi Nêhêmi trở về, ông thấy dân sự đang lao động trong ngày sa-bát và  Tobiah độc ác (một kẻ thù của Đức Chúa Trời) đang sống trong hành lang của đền thờ. Dân sự một lần nữa kết hôn chéo với những dân tà giáo ở chung quanh họ. Thậm chí họ còn có con cái không thể nói được tiếng Hêbơrơ nữa. 
            Bạn có thể tưởng tượng thế nào là thất bại đối với Nêhêmi và, tất nhiên, đối với Đức Chúa Trời nữa? Sự thể giống như ai đó không có mặt để quan sát họ từng phút, thế rồi họ lại lạc sai.
            Tôi biết rõ cảm xúc nầy lắm. Khi mấy đứa con tôi còn nhỏ, tôi có kinh nghiệm nầy: tôi đi từ phía sau nhà vào bếp để ăn trưa. Ngôi nhà của tôi chỉ có 1800 feet vuông thôi nên đi như thế nầy chẳng phải là lâu lắm đâu. Tôi cảm thấy mấy đứa con trai đang chơi đùa trong phòng ngủ của chúng. Khoảng 15 phút sau, tôi nghe tiếng la hét, cười giỡn, và tiếng ồn kỳ lạ nầy nghe giống như tiếng thác đổ vậy. Tôi chạy đến phòng ngủ của đứa con út và đã có đứa con trai cả đang đứng ở bên ngoài cửa sổ phòng ngủ của nó đang tưới nước vào phòng ngủ của đứa con út kia bằng vòi tưới ở ngoài vườn. Đúng là một cảnh hỗn loạn! Đứa con út của chúng tôi có một giường ngủ “xe hơi” với cái phao đầy nước giống như cái giường đang ở trong bễ bơi vậy. Cần phải tốn 15 phút để mọi thứ được dọn dẹp khỏi mắt tôi. Con trai tôi vốn biết rõ hơn. Nó biết mọi luật lệ/qui tắc trong ngôi nhà. Nó đã làm theo mọi sự nầy bất chấp sự dạy dỗ tốt lành của mẹ nó. Tại sao chứ? Vì nó muốn thế — nó tưởng là vui vẻ dù khoảnh khắc ấy là tồi tệ. Tuy nhiên, mọi hậu quả sau đó chẳng có gì là vui hết. Tôi nghĩ  đây là cách thức mà dân sự đang sinh sống. Chúng ta biết rõ đấy, song chúng ta chẳng làm sao trợ giúp chi được cả.
            Mặc dù Đức Chúa Trời là thành tín với dân sự của Ngài, dân sự của Ngài cứ tiếp tục minh chứng bản thân họ là bất trung đối với Ngài xuyên suốt cả Cựu Ước. Có một số ngoại lệ cao thượng vốn quan trọng cần phải lưu ý. Chúng tỏ ra cho chúng ta thấy có phương thức khác trong việc sinh sống với Đức Chúa Trời hơn là thường xuyên lạc sai. Nhưng trường hợp và sự cam kết của họ là chưa đủ để thắng hơn khuôn khổ tội lỗi mà chúng ta nhìn thấy đã bày ra trong đó. Đền thờ tái thiết, các bức tường thành tái thiết, và việc đọc luật pháp chẳng thể làm gì để biến đổi tấm lòng của dân sự Đức Chúa Trời.
            Tất nhiên là Đức Chúa Trời vốn biết rõ điều nầy. Ngài đã ban cho một lời hứa rồi, gần 200 năm trước qua tiên tri Giêrêmi. Đức Giê-hô-va phán: Nầy, những ngày đến, bấy giờ ta sẽ lập một giao ước mới với nhà Y-sơ-ra-ên và với nhà Giu-đa. Giao ước nầy sẽ không theo giao ước mà ta đã kết với tổ phụ chúng nó trong ngày ta nắm tay dắt ra khỏi đất Ê-díp-tô, tức giao ước mà chúng nó đã phá đi, dầu rằng ta làm chồng chúng nó, Đức Giê-hô-va phán vậy. Đức Giê-hô-va phán: Nầy là giao ước mà ta sẽ lập với nhà Y-sơ-ra-ên sau những ngày đó. Ta sẽ đặt luật pháp ta trong bụng chúng nó và chép vào lòng. Ta sẽ làm Đức Chúa Trời chúng nó, chúng nó sẽ làm dân ta (Giêrêmi 31: 31-33).
            Sau khi Nêhêmi thực hiện nhiều cải tổ cho Đức Chúa Trời, Israel cứ tiếp tục phá vở từng điều một. Lời lẽ sau cùng của Nêhêmi ở phần cuối quyền sách của ông xin Đức Chúa Trời nhớ đến ông không phải vì sự thành công của ông, mà vì sự thành tín của Ngài. Nêhêmi cầu nguyện:
            Nêhêmi 13:14:Đức Chúa Trời tôi ôi! vì cớ điều này, xin nhớ đến tôi, và chớ bôi xóa các việc tốt lành mà tôi đã làm vì đền của Đức Chúa Trời tôi và về điều phải gìn giữ tại đó”.
            Nêhêmi 13:22: Tôi dạy biểu người Lê-vi hãy dọn mình cho thánh sạch và đến canh giữ các cửa, đặng biệt ngày sa-bát ra thánh. Hỡi Đức Chúa Trời tôi ôi! xin hãy vì tôi nhớ đến điều đó, và xin thương xót tôi tùy sự nhân từ lớn lao của Ngài”.
            Nêhêmi 13:31: cũng khiến dân sự dâng củi theo kỳ nhất định và các thổ sản đầu mùa. Đức Chúa Trời tôi ôi, xin hãy nhớ đến tôi mà làm ơn cho tôi!
Vị tiên tri cuối cùng   
            Vị tiên tri cuối cùng trong Cựu Ước là Malachi, cho thấy rằng quả thực Đức Chúa Trời sẽ nhớ tới Nêhêmi và hết thảy những ai đã phục sự Ngài. Malachi bắt đầu quyển sách của ông với một câu nói đến từ Đức Chúa Trời.
            Malachi 1:1: Gánh nặng lời Đức Giê-hô-va cho Y-sơ-ra-ên bởi Ma-la-chi.
            Nhất định là Ngài sẽ nhớ đấy. Và rồi, qua một loạt những thắc mắc và giải đáp, Đức Chúa Trời thách thức Israel về sự bất trung trong khi Ngài là thành tín. Malachi nhắc lại chính những tội lỗi mà chúng ta đã nghe nói tới trong các sách Exơra và Nêhêmi. Tóm lại, dân sự đã dâng những con sinh phạm thượng trên bàn thờ của Đức Chúa Trời, những thầy tế lễ được chỉ ra là ưu ái trong các phiên xử luật pháp của họ, họ không giữ theo lẽ thật, và dân sự đã ly dị những người vợ lấy khi còn trẻ và cưới hỏi ở ngoài Israel. Cũ rích, cũ rích. 
            Thế rồi trong sách tiên tri cuối cùng của Kinh thánh, có một việc rất mới mẻ. Đấy là những gì đã kết thúc Cựu Ước. Ngày của Đức GIÊHÔVA sẽ đến.
            Trong ngày ấy của Đức GIÊHÔVA, chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời lắng nghe và xem thấy rồi ghi nhớ mọi sự. Nêhêmi sẽ được ghi nhớ. Exơra sẽ được ghi nhớ. Mọi sự sẽ được ghi nhớ. Nhưng có một số người sẽ được ghi nhớ vì việc lành họ đã làm để phục vụ Đức Chúa Trời và một số người sẽ được ghi nhớ vì đã sống bất trung. 
            Malachi 3:13-14 cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời lắng nghe dân sự Ngài vu cáo Ngài hay không tin cậy Ngài.
            Malachi 3:13: Đức Giê-hô-va phán: Các ngươi đã lấy lời ngang trái nghịch cùng ta. Nhưng các ngươi nói rằng: Chúng tôi có nói gì nghịch cùng Ngài?
            Malachi 3:14-15: Các ngươi có nói: Người ta hầu việc Đức Chúa Trời là vô ích; chúng ta giữ điều Ngài dạy phải giữ, và bước đi cách buồn rầu trước mặt Đức Giê-hô-va vạn quân, thì có lợi gì? Rày chúng ta kể kẻ kiêu ngạo là có phước, kẻ phạm sự hung ác là tấn tới: họ đã thử Đức Chúa Trời, và đã được giải thoát!
            Há đây không phải là điều mà bạn hay tôi đã nghe hay đã nói nhiều lần trong đau khổ hay ngã lòng sao? Há người ta, khi họ giận dữ hay thất vọng, đã không nói hay suy nghĩ: “Phục vụ Đức Chúa Trời có gì tốt chứ? Tôi không có những thứ tôi muốn. Tôi không có tiền bạc, quyền lực, địa vị, các mối quan hệ, hay sự thành công mà tôi nhìn thấy nhiều người khác quanh tôi đang có kia? Phục vụ Đức Chúa Trời có gì tốt đâu?”
            Nhưng đang khi con người suy nghĩ như thế nầy là điều rất tự nhiên, suy nghĩ như thế chẳng đẹp lòng Đức Chúa Trời đâu. Ngài lắng nghe thái độ thiếu tin cậy và đức tin như thế nầy và đây là một cuộc công kích thẳng vào Đức Chúa Trời. Nhưng Ngài ban cho dân sự Ngài một đáp ứng có thể giúp cho họ tin tưởng và tin cậy nơi Ngài trong phần tương lai của họ. 
            Đây là giải đáp của Đức Chúa Trời cho thắc mắc có thích đáng để phục vụ Đức GIÊHÔVA hay không!?!
            Malachi 3:16-18: Bấy giờ những kẻ kính sợ Đức Giê-hô-va nói cùng nhau, thì Đức Giê-hô-va để ý mà nghe; và một sách để ghi nhớ được chép trước mặt Ngài cho những kẻ kính sợ Đức Giê-hô-va và tưởng đến danh Ngài. Đức Giê-hô-va vạn quân phán: Những kẻ ấy sẽ thuộc về ta, làm cơ nghiệp riêng của ta trong ngày ta làm; và ta sẽ tiếc chúng nó như một người tiếc con trai mình hầu việc mình. Bấy giờ các ngươi sẽ trở lại và sẽ phân biệt giữa kẻ công bình và kẻ gian ác, giữa kẻ hầu việc Đức Chúa Trời và kẻ không hầu việc Ngài”.
            Đức Chúa Trời lắng nghe, Đức Chúa Trời sẽ hành động. Ngài dựng nên hạng người giống như Nêhêmi mong muốn phục vụ Ngài là “cơ nghiệp riêng” của Ngài. Ngài đã viết tên tuổi của họ vào quyển sách ghi nhớ. Hạng người nầy là con cái của Ngài, họ sẽ được buông tha ra khỏi sự phán xét vì Ngài động lòng thương xót họ. Và quả thực sẽ có một sự phân biệt giữa những ai mong muốn có Đức Chúa Trời trong đời sống của họ và những kẻ nào không mong muốn.           Tiếp đến, đây là thắc mắc của Đức Chúa Trời cho chúng ta: “Chúng ta mong muốn gì?”
            Vì trong ngày sau rốt của kỷ nguyên nầy và là ngày đầu tiên của sự sống đời đời, sẽ có một sự ghi nhớ. Malachi gọi đó là ngày của Đức GIÊHÔVA.
            Malachi 4:1-6: “Vì nầy, ngày đến, cháy như lò lửa. Mọi kẻ kiêu ngạo, mọi kẻ làm sự gian ác sẽ như rơm cỏ; Đức Giê-hô-va vạn quân phán: Ngày ấy đến, thiêu đốt chúng nó, chẳng để lại cho chúng nó hoặc rễ hoặc nhành. Nhưng về phần các ngươi là kẻ kính sợ danh ta, thì mặt trời công bình sẽ mọc lên cho, trong cánh nó có sự chữa bịnh; các ngươi sẽ đi ra và nhảy nhót như bò tơ của chuồng. Các ngươi sẽ giày đạp những kẻ ác, vì trong ngày ta làm, chúng nó sẽ như là tro dưới bàn chơn các ngươi, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy. Các ngươi khá nhớ lại luật pháp của đầy tớ ta là Môi-se, mà ta đã truyền cho nó tại Hô-rép, tức là những lề luật và mạng lịnh cho cả Y-sơ-ra-ên. Nầy, ta sẽ sai đấng tiên tri Ê-li đến cùng các ngươi trước ngày lớn và đáng sợ của Đức Giê-hô-va chưa đến. Người sẽ làm cho lòng cha trở lại cùng con cái, lòng con cái trở lại cùng cha, kẻo ta đến lấy sự rủa sả mà đánh đất nầy”.
            Ngày của Đức GIÊHÔVA sẽ đến. Khi ấy, Đấng Mêsi của Đức Chúa Trời sẽ ngự đến và bắt đầu sự tể trị của Ngài.
            Ngày ấy được phác hoạ ra sao? Như một buổi bình minh của một ngày mới. Sẽ có mặt trời mọc lên, nó sẽ có một tác dụng khác biệt trên nhiều loại con người khác biệt. Khi nó mọc lên, nó sẽ thiêu đốt hết những ai không cần đến Đức Chúa Trời trong đời sống của họ. Họ sẽ bị phán xét và sẽ không còn có nữa. Đối với những người như Nêhêmi là người cần đến Đức Chúa Trời, mặt trời sẽ đem lại minh chứng (đây là ý nghĩa của sự công bình) cho sự chữa lành, tự do, và vui mừng. Mặt trời sẽ đem lại sự chữa lành không còn tình trạng tan vỡ nữa; tự do không còn xiềng xích của tội lỗi nữa; và sự vui mừng trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Mặt trời nầy sẽ không bao giờ lặn, và hết thảy dân sự của Đức Chúa Trời sẽ sống đời đời trong ánh sáng rực rỡ của nó.
            Mặt trời công nghĩa nầy đánh dấu phần kết thúc lịch sử cứu rỗi của chúng ta cũng là một con người. Mặt Trời Công Nghĩa = Đức Chúa Jêsus Christ.  
            Trong sách Luca, chúng ta đọc về Ngài. Thiên sứ Gápriên nói với Mary: Hỡi Ma-ri, đừng sợ, vì ngươi đã được ơn trước mặt Đức Chúa Trời. Nầy, ngươi sẽ chịu thai và sanh một con trai mà đặt tên là Jêsus. Con trai ấy sẽ nên tôn trọng, được xưng là Con của Đấng Rất Cao; và Chúa, là Đức Chúa Trời, sẽ ban cho Ngài ngôi Đa-vít là tổ phụ Ngài. Ngài sẽ trị vì đời đời nhà Gia-cốp, nước Ngài vô cùng (Luca 1:30-33).
            Chúa Jêsus đã đến như một con trẻ, nhưng Ngài sẽ tái lâm trong vai trò con trai của sự công bình. Giống như buổi bình minh một ngày mới, Chúa Jêsus sẽ trở lại và đem mọi sự đến với phần kết cuộc. Mặc dầu không có ai trong chúng ta là công bình nơi chính bản ngã của mình; chúng ta đang sống giống như Israel và thường xuyên bất trung. Đức Chúa Trời mở ra một con đường để giải phóng chúng ta ra khỏi sự bất nghĩa của chúng ta và ban cho chúng ta một đời sống đầy tràn vui mừng. Ở từng trận bóng đá, bạn nhìn thấy câu nói mời mọc chúng ta về quê hương với Đức Chúa Trời. Hãy tin theo câu nói ấy. Nó sẽ làm thay đổi số phận của bạn nếu bạn chịu làm theo.
            Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời. Vả, Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài xuống thế gian, chẳng phải để đoán xét thế gian đâu, nhưng hầu cho thế gian nhờ Con ấy mà được cứu. Ai tin Ngài thì chẳng bị đoán xét đâu; ai không tin thì đã bị đoán xét rồi, vì không tin đến danh Con một Đức Chúa Trời (Giăng 3:16-18).
            Sự lựa chọn rất là rõ ràng: “Ai tin Ngài thì chẳng bị đoán xét đâu; ai không tin thì đã bị đoán xét rồi, vì không tin đến danh Con một Đức Chúa Trời
            Trước khi Chúa Jêsus bị đóng đinh trên thập tự giá vì tội lỗi chúng ta, Ngài đã dùng bữa tối với các môn đồ, Ngài cầm chén lên rồi phán: Chén nầy là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra (Luca 22:20).
            Hêbơrơ 9:15 giải thích rằng: “…Đấng Christ là Đấng trung bảo của giao ước mới. Đấng Christ đã làm ứng nghiệm lời hứa của Giêrêmi về một giao ước mới, giao ước nầy đặt luật pháp của Đức Chúa Trời vào tâm trí của chúng ta và viết nó ra trên bảng lòng chúng ta qua công tác của Ngài trên thập tự giá. Đối với những ai trong chúng ta tin theo Đức Chúa Jêsus Christ, giờ đây chúng ta có Đức Thánh Linh đang ngự ở trong chúng ta. Ngài đem lại sự chữa lành, sự tự do, và sự vui mừng một ngày kia sẽ được trọn vẹn trong ngày của Đức GIÊHÔVA, ngày ấy đang đến.    
            Thường có một vị Mục sư ở đây và ông luôn nhắc cho chúng ta nhớ rằng khi ông về trời để gặp Đấng dựng nên mình, ông sẽ chỉ tay vào Chúa Jêsus rồi nói: “Tôi đang ở với Ngài”.  
            Tôi thích như thế. Đấy là lý tưởng. Hãy nhớ đến tôi, ôi Chúa ôi, tôi đang ở với Chúa Jêsus. 
Phần kết luận
            Tôi khởi sự giờ giấc của mình sáng nay nói cho quí vị biết về một quyển hồi ký rất hay mà tôi đã đọc. Một quyển hồi ký nói về một người cha lạc mất con trai mình trong ma túy nhiều năm trời. Đây là một câu chuyện rất đáng thương chẳng có một kết cuộc vui sướng nào hết và rồi một ngày kia, hết ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác, đứa con nầy gọi điện cho cha nó rồi mời ông đến ăn trưa ở một nhà hàng thật là xịn. Ông đã không gặp con trai mình lâu nay, nhưng lần sau cùng ông gặp, con trai ông là một mớ hỗn độn — quí vị biết cái nhìn cho kẻ nghiện ma túy là thế nào rồi. Người cha không biết bữa ăn trưa sẽ ra thế nào, song rất vui sướng ít nhất là có một cơ hội để gặp gỡ đứa con hoang đàng của mình một lần nữa; hy vọng rằng quả thực nó sẽ có có mặt ở đó. Khi người cha đến tại nhà hàng nọ, ông rất đỗi kinh ngạc khi nhìn thấy con trai mình đang ngồi sẵn ở bàn rồi. Nó cạo râu sạch sẽ, mái tóc cắt ngắn gọn gàng, nó mặc chiếc áo sơmi thật đẹp và đôi vớ trông sạch sẽ lắm. Nó nói cho người cha nầy biết rằng nó có công ăn việc làm, cuộc sống khả quan và nó lấy làm tiếc. Nó đã ở tại quê nhà. Đứa con xinh đẹp của người cha đã có mặt tại quê nhà. 
            Đây là cách Đức Chúa Trời Cha chúng ta cảm nhận về chúng ta. Ngài đã viết ra tình yêu của Ngài trên từng trang giấy của Cựu Ước. Tiếng kêu la của tấm lòng Ngài dành cho những đứa con trai con gái xinh đẹp, tan vỡ của Ngài về đến quê hương với Ngài. Đức Chúa Trời phán: “Hãy trở lại cùng ta thì ta sẽ trở lại cùng các ngươi”. Và hãy nhớ: “Ta lấy sự yêu thương đời đời mà yêu ngươi”. Hãy về quê hương với ta.
            Chúng ta hãy cầu nguyện: “Lạy Cha, Ngài là một Đức Chúa Trời cao cả và yêu thương, Ngài đã tha thứ hết mọi tội lỗi của chúng con qua sự chết hy sinh của Con Ngài là Chúa Jêsus. Chúng con không xứng đáng với ơn thương xót  của Ngài, nhưng Ngài đã ban ơn ấy ra cho dù là thế nào, vì Ngài là nhơn từ và Ngài thương xót cho đến đời đời. Chúng con cảm tạ Ngài và ngợi khen Danh Thánh của Ngài vì đã dọn một con đường cho chúng con về đến quê hương với Ngài và sống trong sự hiện diện của Ngài cho đến đời đời. Nguyện đời sống của chúng con đáng nhận, cung hiến cho sự phục vụ Ngài và khi chúng không xứng đáng, nguyện chúng con sẽ mau chạy đến Ngài và bắt đầu trở lại. Với lòng tin cậy nơi Con Ngài là Chúa Jêsus, là Đấng làm cho mọi sự ra mới. Amen”.  



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét