Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

ĐỨC CHÚA TRỜI: ĐẤNG KÉO TÔI ĐẾN VỚI CHÍNH MÌNH NGÀI



ĐỨC CHÚA TRỜI:
ĐẤNG KÉO TÔI ĐẾN VỚI CHÍNH MÌNH NGÀI
            Có bao nhiêu người có chó làm thú nuôi trong nhà? Phải chăng con chó của bạn khó mà ưa thích bạn? Đây là tuần thứ hai trong loạt bài bốn tuần học về sách Malachi mà chúng ta sẽ tiếp tục suốt mùa lễ Giáng Sinh. Tuần qua, chúng ta đã nhìn thấy cách thức Đức Chúa Trời yêu thương dân sự của Ngài và thể nào tình yêu ấy được phác hoạ để mở ra cho cả thế gian. Chúng ta đã nhìn thấy thể nào Đức Chúa Trời của chúng ta là một Đức Chúa Trời yêu thương, song hầu hết chúng ta đều sẽ công nhận rằng có đủ thứ đang đứng ngáng trên con đường đến với Đức Chúa Trời yêu thương của chúng ta. Thậm chí đôi khi rất khó cho chúng ta tiếp nhận tình yêu thương của Ngài.
            Tuần nầy và tuần tới, chúng ta sẽ nhìn vào cách Đức Chúa Trời giúp chúng ta đến với Ngài và làm thế nào chúng ta có thể tiếp cận Đức Chúa Trời rồi nhìn biết tình yêu thương đó. Tuần nầy, chúng ta sẽ nhìn vào cách Đức Chúa Trời kéo chúng ta đến với Ngài. Tuần tới, chúng ta sẽ nhìn vào cách Đức Chúa Trời giúp chúng ta tẻ tách ra khỏi bản ngã của chúng ta.
            Mặc dầu mùa Giáng Sinh được sắp xếp để nói tới Đức Chúa Trời, tôi thấy thời điểm nầy trong năm là một trong những thời điểm khó khăn cho việc nối kết với Đức Chúa Trời một cách thực sự. Lễ Giáng Sinh được gói ghém trong xã hội của chúng ta đến nỗi khó mà lưu giữ được Đức Chúa Trời ở trong trí. Dù đó là cơn sốt cho người tiêu dùng về việc mua sắm và nhận lãnh các món quà, tinh thần lễ lạc, hay sự đóng băng mọi sinh hoạt quanh Lễ Giáng Sinh — có nhiều thứ đang diễn ra đến nỗi dường như Đức Chúa Trời chỉ là một thứ tư tưởng phụ mà thôi.
            Đấy là lý do tại sao tôi rất nóng nả muốn nghiên cứu sách Malachi trong mùa lễ nầy. Các thể loại vấn đề mà chúng ta đang đối diện với trong mùa lễ Giáng Sinh trong xã hội chúng ta là những thể loại mà Malachi nói tới. Ông đang xử lý với một dân vốn tỉnh thức nhiều về mọi điều đang diễn ra trong xã hội của họ hơn là trong lãnh vực Đức Chúa Trời. Họ có một thời khó nhọc tìm kiếm Đức Chúa Trời ở giữa mọi sự đang xảy ra cho họ. Họ có một thời khó nhọc trong việc tin rằng Đức Chúa Trời có việc gì đó phải làm với thế giới tôn giáo của họ. Nói ngắn gọn, họ bận rộn giống như chúng ta vào thời điểm nầy trong năm.
            Tôi đã nói vào tuần rồi rằng sách Malachi về mặt cơ bản là một loạt sáu phần tranh luận giữa Đức Chúa Trời và dân sự của Ngài. Sáu lần Đức Chúa Trời phán một việc, dân sự Ngài thách thức một việc, và Đức Chúa Trời làm cho mọi sự ra ngay thẳng hết. Tuần qua, chúng ta đã quan sát phần tranh luận Đức Chúa Trời có thực sự yêu thương dân sự Ngài hay không!?! Tuần nầy chúng ta sẽ nhắm tới hai phần tranh luận tương tự.
            Mỗi phần tranh luận đó phải xử lý với những việc giữ chúng ta tẻ tách khỏi Đức Chúa Trời hoặc những đường lối khác biệt hầu cho chúng ta giữ Đức Chúa Trời ở một khoảng cách xa xa.
            Chúng ta sẽ nhìn vào một mảng lớn Kinh thánh sáng nay. Chúng ta sẽ xem xét hai phần tranh luận nầy giữa Đức Chúa Trời và dân sự của Ngài. Phần thứ nhứt phải xử lý với một nhận thức giả dối về mặt tôn giáo. Một thứ tôn giáo giữ Đức Chúa Trời trong chỗ đường cùng thay vì để cho Ngài bước vào bên trong. Phần tranh luận thứ nhì phải xử lý với những quyết định cho lối sống bất chấp ý chỉ của Đức Chúa Trời. Vì vậy, chúng ta sẽ nhìn vào hai vấn đề nầy, chúng khiến cho khó mà nhận biết Đức Chúa Trời và kế đó chúng ta sẽ suy nghĩ về Lễ Giáng Sinh và về cách thức từng vấn đề nầy được nhắc tới bởi sự đến của Đấng Christ. Trong tiến trình đó, chúng ta quan sát một Đức Chúa Trời là Đấng hành động để kéo chúng ta đến với chính mình Ngài, dầu khi chúng ta không luôn luôn phấn khích về triễn vọng đó.
Đừng chế nhạo Đức Chúa Trời
            Tuần qua, chúng ta đã nhìn xem phần tranh luận thứ nhứt trong sách Malachi. Đức Chúa Trời có thực sự yêu thương dân sự Ngài không? Giờ đây, chúng ta nhìn vào phần tranh luận thứ nhì. Phần nầy chiếm nhiều khoảng không gian và rất là phức tạp ở đó. Hãy lưu ý, đây là một cuộc tranh luận; hãy hình dung Đức Chúa Trời và dân sự Ngài đang trao đổi với nhau.
            Malachi 1:6-2:9: Con trai tôn kính cha mình, đầy tớ tôn kính chủ mình. Vậy nếu ta là cha, nào sự tôn kính thuộc về ta ở đâu? và nếu ta là chủ, nào sự kính sợ ta ở đâu? Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy cùng các ngươi, hỡi các thầy tế lễ khinh dể danh ta! Các ngươi lại nói rằng: Chúng tôi có khinh dể danh Ngài ở đâu? Các ngươi dâng bánh ô uế trên bàn thờ ta, rồi các ngươi nói rằng: Chúng tôi có làm ô uế Ngài ở đâu? Ấy là ở điều các ngươi nói rằng: Bàn của Đức Giê-hô-va đáng khinh dể. Khi các ngươi dâng một con vật mù làm của lễ, điều đó há chẳng phải là dữ sao? Khi các ngươi dâng một con vật què hoặc đau, điều đó há chẳng phải là dữ sao? Thử dâng nó cho quan trấn thủ ngươi, thì người há đẹp lòng và vui nhận cho ngươi sao? Đức Giê-hô-va vạn quân phán như vậy. Các ngươi đã làm điều đó, nay ta xin các ngươi hãy nài xin ơn Đức Chúa Trời, hầu cho Ngài làm ơn cho chúng ta, thì Ngài há sẽ nhận một người nào trong các ngươi sao? Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy. Ước gì trong các ngươi có một người đóng các cửa, hầu cho các ngươi không nhen lửa vô ích nơi bàn thờ ta. Đức Giê-hô-va vạn quân phán: Ta chẳng lấy làm vui lòng nơi các ngươi, và ta chẳng nhận nơi tay các ngươi một của dâng nào hết. Vì từ nơi mặt trời mọc cho đến nơi mặt trời lặn, danh ta sẽ là lớn giữa các dân ngoại. Trong khắp mọi nơi, người ta sẽ dâng hương và của lễ thanh sạch cho danh ta; vì danh ta sẽ là lớn giữa các dân ngoại, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy. Song các ngươi đã làm uế tục danh ta mà rằng: Bàn của Đức Giê-hô-va là ô uế, đồ ăn đến từ trên nó là đáng khinh dể. Các ngươi lại nói rằng: Ôi! việc khó nhọc là dường nào! rồi các ngươi khinh dể nó, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy! Các ngươi đem đến vật bị cướp, vật què và đang, đó là của các ngươi đem dâng cho ta. Ta há có thể nhận vật nầy nơi tay các ngươi sao? Đức Giê-hô-va phán vậy. Đáng rủa thay là kẻ hay lừa dối, trong bầy nó có con đực, mà nó hứa nguyện và dâng con tàn tật làm của lễ cho Chúa! Đức Giê-hô-va vạn quân phán: Vì ta là Vua lớn, danh ta là đáng sợ giữa các dân ngoại.  
            Hỡi các thầy tế lễ, bây giờ ta truyền lịnh nầy về các ngươi. Nếu các ngươi chẳng nghe, và không để lòng dâng sự vinh hiển cho danh ta, thì, Đức Giê-hô-va vạn quân phán, ta sẽ giáng sự rủa sả trên các ngươi, và sẽ rủa sả những phước lành của các ngươi; và ta đã rủa sả rồi, vì các ngươi không để điều đó vào lòng. Nầy, ta sẽ quở trách giống gieo của các ngươi, rải phân trên mặt các ngươi, tức là phân của những lễ các ngươi; các ngươi sẽ bị đem đi với phân ấy. Các ngươi sẽ biết rằng ta đã truyền lịnh nầy cho các ngươi, để đã làm giao ước của ta với Lê-vi, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy. Giao ước của ta với Lê-vi vốn là sự sống và sự bình an mà ta đã ban cho nó, hầu cho nó kính sợ ta; thì nó đã kính sợ ta, và run rẩy trước danh ta.  Luật pháp của sự chơn thật đã ở trong miệng nó, trong môi miếng nó chẳng có một sự không công bình nào; nó đã bước đi với ta trong sự bình an và ngay thẳng, làm cho nhiều người xây bỏ khỏi sự gian ác. Vì môi miếng của thầy tế lễ nên giữ sự thông biết, người ta tìm luật pháp trong miệng nó, vì nó là sứ giả của Đức Giê-hô-va vạn quân. Nhưng, trái lại, các ngươi đã xây khỏi đường lối, làm cho nhiều người vấp ngã trong luật pháp, và đã làm sai giao ước của Lê-vi, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy. Vậy nên ta cũng đã làm cho các ngươi ra khinh bỉ hèn hạ trước mặt cả dân, vì các ngươi chẳng giữ đường lối ta, hay vị nể người ta trong luật pháp.
            OK, chúng ta hãy tìm cách phân tích phân đoạn Kinh thánh nầy xem. Đức Chúa Trời khởi sự bằng cách nói tới việc tôn kính. Ngài tố cáo dân sự Ngài không dâng cho Ngài một sự tôn kính nào hết. Ngài chỉ vào các thầy tế lễ rồi phán họ tỏ ra xem khinh danh của Ngài. Điều nầy đặt các thầy tế lễ vào thế phòng thủ rồi mới khởi sự cuộc tranh luận. Các thầy tế lễ quay trở lại nói: “Chúng tôi có khinh dể danh Ngài ở đâu?” Với thắc mắc ấy, cuộc chiến tiếp diễn và đây là một cuộc tranh luận thật dài: dài nhất trong sách Malachi.
            Đây là cách mà tôi tóm tắt lại những gì Đức Chúa Trời than phiền với các thầy tế lễ. Họ sống theo tôn giáo xa cách đối với Đức Chúa Trời.
            Họ đang sống theo tôn giáo, chẳng có gì phải làm với Đức Chúa Trời. Đây là tôn giáo giả. Họ đang nếm trải những động cơ, song hết thảy đều là giả hiệu. Tháng nầy là thời điểm trong năm dễ nhầm lẫn nhất về mặt tôn giáo. Nhiều người kỷ niệm Lễ Giáng Sinh mà không tin nơi Đấng Christ hơn bất kỳ ngày lễ Cơ đốc nào khác. Trong xã hội của chúng ta, Tháng Mười Hai là một tháng được đánh dấu bởi thứ tôn giáo trống rỗng.
            Quả là một việc khó khi sống ở giữa đó. Tôi có thái độ thù nghịch đối với Đấng Christ bất kỳ ngày nào trong thứ tôn giáo trống rỗng. Lễ Giáng Sinh là một thời điểm rất kỳ lạ trong năm. Trong vai trò một Cơ đốc nhân, chúng ta kỷ niệm Lễ Giáng Sinh như thế nào trong một xã hội kỷ niệm Lễ ấy mà chẳng nói gì đến Đấng Christ?
            Đấy là những gì đang xảy ra trong xứ Israel lúc bấy giờ. Bản thân tôn giáo đích thị là phi tôn giáo. Sự thờ lạy Đức GIÊHÔVA đã thôi không có một việc gì phải làm với Đức GIÊHÔVA. Vấn đề chính mà Đức Chúa Trời nhắc tới ở đây, ấy là những thứ của lễ không thích đáng. Đức Chúa Trời đòi hỏi dân sự Ngài phải đem những thứ của lễ dâng cho Ngài đúng theo như chỉ định một cách đều đặn. Sách Lêvi ký giải thích các loại của lễ có cần vào đúng thời điểm của thứ của lễ ấy. Chính những thầy tế lễ họ phải chịu trách nhiệm trong việc làm theo mọi huấn thị ấy và dâng lên các thứ của lễ.
            Lý do Đức Chúa Trời truyền ra các thứ của dâng nầy là để cho dân sự có cách đến gần với Đức Chúa Trời. Vì cớ sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, dân sự của Ngài vốn không thể trò chuyện với Ngài được. Nhưng các thứ của lễ tạo ra một con đường cho dân sự Đức Chúa Trời đến với Ngài. Chúng giúp cho bạn xử lý với tội lỗi, dâng lên lời cảm tạ, ngợi khen, sự cam kết, và sự tôn kính. Chúng đã giúp cho bạn quan hệ với Đức Chúa Trời. Hệ thống con sinh là một trong những thứ ngôn ngữ thờ phượng dành cho dân sự của Đức Chúa Trời. Những thứ của lễ là cách bạn nói với Đức Chúa Trời rằng bạn rất biết ơn, hối lỗi, cam kết, hay kính sợ Ngài.
            Còn đối với những ai trong các bạn có nuôi chó, hầu hết các bạn có lẽ sẽ nói rằng con chó của bạn vốn ưa thích bạn. Bây giờ, đây là một việc lạ lùng phải nói tới. Loài chó không nói được — làm sao bạn biết chúng ưa thích bạn chứ? Bạn sẽ nói với tôi rằng loài chó có một loại ngôn ngữ khác biệt. Chúng có thể truyền đạt tình cảm rõ ràng cho dù chúng không thể sử dụng lời nói.
            Đấy là những gì các thứ của lễ hữu hiệu cho dân sự của Đức Chúa Trời. Một cách thức để dân sự trao đổi với Ngài. Có nhiều thứ của lễ khác nhau nói ra nhiều điều khác nhau. Các thứ của lễ là ngôn ngữ thờ phượng, nhưng có một thứ rất nhất quán cho dù là loại của lễ nào, bất chấp những gì bạn đang cố gắng thưa với Đức Chúa Trời, bạn nói thứ của lễ ấy là một thứ tốt lành. Bạn không đem con dê đực bịnh hoạn đến với Đức Chúa Trời rồi  dâng nó lên như một cách nói: “Tôi rất tiếc”. Bạn không đem một cái bánh bị mốc dâng lên như một cách thốt ra lời cảm tạ với Đức Chúa Trời được. Mỗi con sinh đều là thứ tốt hạng.
            Đấy chính xác là những gì Đức Chúa Trời phán các thầy tế lễ đang làm. Họ đem dâng các con thú bị què, họ đem dâng những con vật bịnh hoạn, họ đem dâng những con thú mù loà cho Đức Chúa Trời và xưng rằng đây là hành vi hy sinh của họ dành cho Ngài. Họ đem dâng thứ đồ ăn mà họ sẽ không đem dâng cho quan tổng đốc của họ hoặc giúp đỡ cho một người bạn. Đức Chúa Trời đang phán: “Các ngươi không nói với ta theo cách nầy. Các ngươi không nói với vua các ngươi theo cách đó; các ngươi sẽ không nói với vợ các ngươi theo cách đó; các ngươi không nói với ta theo cách ấy”.
            Họ đã vặn cong mục đích của các thứ của lễ, họ làm ngược lại chính xác những gì họ cần phải làm. Họ không tỏ ra điều chi là có ý nghĩa cho Đức Chúa Trời. Họ đang nếm trải những động cơ tìm cách quăng Ngài ra sau lưng họ. Họ đang tìm cách để làm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Họ không dâng con sinh để tỏ ra cho Ngài sự tôn kính. Họ dâng cho Ngài phần thừa thải của họ để giữ Ngài ở chỗ đường cùng. Họ đang chế nhạo Đức Chúa Trời. Đây là Đức Chúa Trời của vũ trụ, là Đấng đã dựng nên muôn vật và họ đang chế nhạo Ngài.
            Việc thứ nhứt chúng ta học được từ phân đoạn Kinh thánh nầy, ấy đây là một ý tưởng rất tồi tệ. Đức Chúa Trời không phải là một gã bù nhìn đâu. Ngài sẽ nhận biết cả thảy. Đừng chế nhạo Đức Chúa Trời.
            Chúng ta thường có một con chó thực sự rất thích mình được chú ý. Nếu bạn có mặt ở trong phòng, Jade muốn chơi đùa với bạn. Nó thích chơi trò thu hồi đồ vật hơn bất cứ trò chơi nào khác. Chúng ta phải cẩn thận về việc tiếp xúc bằng mắt với nó. Vì nếu nó đang nằm mà bạn ra hiệu bằng mắt với nó, khi ấy nó nghĩ rằng bạn muốn đùa với nó. Vì vậy, nó chỗi dậy rồi túm lấy món đồ chơi rồi đem nó đến cho bạn. Nó cũng thích gặm xương nữa. Chúng ta có thể cho nó một cái xương gặm và làm thế sẽ giữ nó trong một thời gian ngắn. Đây là một cụm từ cổ điển: “quăng cho chó một khúc xương”. Đây là một cụm từ rất hay vì nó có hiệu quả. Nếu bạn quăng cho con chó một khúc xương, nó sẽ để cho bạn yên.
            Nhưng Đức Chúa Trời không phải là một con chó. Ngài sẽ không tự để cho mình bị đối xử theo cách thế nầy. Ngài không muốn mọi nổ lực yếu ớt của chúng ta xoa dịu được Ngài. Ngài cần chúng ta. Ngài muốn chúng ta đến với chính Ngài. Để ở với Ngài. Ngài không muốn chúng ta ngồi ì trong nhà thờ hay đến dự một lớp nghiên cứu Kinh thánh như một cách thức quăng Ngài ra sau lưng chúng ta. Ngài muốn chúng ta dấn thân sâu sắc vào đời sống đức tin: liều lĩnh, tin cậy, xưng tội, và cầu nguyện.
            Nhưng đấy chẳng phải là đời sống đức tin mà dân sự của Đức Chúa Trời đang sống đâu. Làm sao họ có thể sống được như thế chứ? Làm sao mà họ có gan chế nhạo Đức Chúa Trời chứ? Họ đã phân Ngài ra thành nhiều ngăn. Hầu hết mọi nền văn hoá lúc bấy giờ đều chạy theo các vị thần của địa phương.
            Có những vị thần của một khu vực, những vị thần của một nhóm sắc tộc, ngay cả những vị thần của một gia đình đặc biệt. Những vì thần đó đòi hỏi rằng nếu bạn làm cho họ sung sướng, họ dám chắc rằng mọi thứ tốt lành sẽ xảy đến cho bạn. Đấy là cách mà dân sự Đức Chúa Trời khởi sự suy nghĩ về Đức GIÊHÔVA. Một vị thần nhỏ họ có thể đeo trên sợi dây chuyền. Họ dâng cho vị thần ấy mỗi lần một khúc xương để giữ cho thần được vui vẻ, nhưng hắn không có gì phải làm với phần còn lại của đời sống họ.
            Để thách thức, Đức Chúa Trời đối diện họ với quan niệm cơ bản cho thấy Ngài là ai. Ngài phán hai lần trong câu 11: “Danh Ta sẽ là lớn giữa các dân Ngoại” và một lần nữa trong câu 14: “Danh Ta sẽ là lớn giữa các dân Ngoại”. Ngài không phải là một Đức Chúa Trời của một dân tộc ít người đâu. Ngài không phải là thần linh riêng của tôi đâu. Ngài không phải là Đức Chúa Trời của Palo Alto hay của Hội thánh Peninsula Bible hay Đức Chúa Trời của nước Mỹ đâu. Ngài là Đức Chúa Trời sẽ được kính sợ giữa các dân. Ngài là Đức Chúa Trời Toàn Năng!
            Đôi khi tôi tự hỏi, nếu chúng ta khiến cho Đức Chúa Trời ra nhỏ hơn để chúng ta có thể xử lý với Ngài. Ngài tử tế đấy, một phần của lai lịch, nhưng thường chẳng có ai chú ý đến. Ngài trông giống như con chó của chúng ta. Nếu chúng ta không nháy mắt ra hiệu với nó, chúng ta có thể ở trong cùng một căn phòng và nó chẳng trông mong gì nơi chúng ta. Nhưng Đức Chúa Trời không phải như vậy và đây là phần đáng kinh ngạc nhất: đó là những tin tức tốt lành. Ngài phán trong câu 4 rằng Ngài đã truyền ra mạng lịnh nầy để giao ước của Ngài với người Lêvi sẽ còn tiếp diễn. Ngài không đối diện tận mặt với chúng ta để khiến cho chúng ta phải cảm thấy buồn bã đâu. Ngài không thách thức chúng ta để tỏ cho chúng ta thấy chúng ta sống ghê khiếp dường nào hoặc khiến cho chúng ta cảm thấy mình là tội lỗi. Ngài cảnh cáo chúng ta vì Ngài muốn chúng ta phải đến gần Ngài. Ngài muốn chúng ta phải ở trong một mối quan hệ sâu sắc. Ngài muốn chúng ta phải bước đi với Ngài trong chỗ bình an và công bình và đưa nhiều người ra khỏi tội lỗi của họ. Ngài muốn chúng ta phải đến với Ngài.
            Chúng ta có thể nghĩ rằng chúng ta cần một Đức Chúa Trời là Đấng ban cho chúng ta những gì chúng ta có cần và giữ im lặng khi chúng ta muốn tránh né Ngài, nhưng thực sự đấy chẳng phải là những gì chúng ta có cần đâu. Chúng ta cần một Đức Chúa Trời là Đấng sẽ không để cho chúng ta giữ Ngài trong chiều dài của cánh tay. Chúng ta cần một Đức Chúa Trời là Đấng hay can thiệp. Ngài hay thách thức chúng ta. Ngài đối diện với chúng ta rồi phán: “Các ngươi đang làm gì vậy?” 
            Việc thứ nhứt mà Malachi đang làm nổi bật lên là việc giữ chúng ta không đích thực xem Đức Chúa Trời là một thứ tôn giáo. Mọi hành động giả dối, vô quyền, trống rỗng giữ chúng ta ở ngoài Đức Chúa Trời thay vì đối diện trực tiếp với Ngài.
Hãy canh giữ tâm thần các ngươi
            Bây giờ, chúng ta bước vào cuộc tranh luận kế đó giữa Đức Chúa Trời và dân sự của Ngài. Việc thứ nhứt phải lo liệu với tôn giáo giả, giờ đây chúng ta nhìn thấy một vấn đề mới.
            Malachi 2:10-16: Hết thảy chúng ta chẳng phải là có chung một cha sao? Chẳng phải chỉ có một Đức Chúa Trời đã dựng nên chúng ta sao? Vậy sao ai nấy đãi anh em mình cách gian dối, phạm giao ước của tổ phụ chúng ta? Giu-đa đã ăn ở cách lừa phỉnh, và đã phạm một sự gớm ghiếc trong Y-sơ-ra-ên và trong Giê-ru-sa-lem; vì Giu-đa đã làm uế sự thánh khiết của Đức Giê-hô-va, là sự Ngài ưa, mà cưới con gái của thần ngoại. Phàm ai làm sự đó, hoặc kẻ thức, hoặc kẻ trả lời, hoặc kẻ dâng của lễ cho Đức Giê-hô-va vạn quân, Đức Giê-hô-va sẽ trừ họ khỏi các trại của Gia-cốp. Các ngươi lại còn làm sự nầy: các ngươi lấy nước mắt, khóc lóc, than thở mà che lấp bàn thờ Đức Giê-hô-va, nên nỗi Ngài không nhìn đến của lễ nữa, và không vui lòng nhận lấy vật dâng bởi tay các ngươi. Các ngươi lại nói rằng: Vì sao? Ấy là vì Đức Giê-hô-va làm chứng giữa ngươi và vợ ngươi lấy lúc tuổi trẻ, mà ngươi đãi nó cách phỉnh dối, dầu rằng nó là bạn ngươi và là vợ giao ước của ngươi. Vả, hơi sống của Đức Chúa Trời dầu có dư dật, chỉ làm nên một người mà thôi. Nhưng vì sao chỉ làm một người? Ấy là vì tìm một dòng dõi thánh. Vậy các ngươi khá cẩn thận trong tâm thần mình; chớ đãi cách phỉnh dối với vợ mình lấy lúc tuổi trẻ. Vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên có phán rằng ta ghét người nào bỏ vợ, và người nào lấy sự hung dữ che áo mình, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy. Vậy hãy giữ trong tâm thần các ngươi, chớ đãi cách phỉnh dối.
            Một lần nữa, Malachi bắt đầu với một vài câu nói trình bày cuộc tranh luận. Ngài nói tới sự thống nhất cơ bản của dân sự Đức Chúa Trời. Hết thảy chúng ta đều ra từ cùng một cha, hết thảy chúng ta đều được dựng nên bởi cùng một Đức Chúa Trời. Nhưng Malachi tố cáo dân sự Đức Chúa Trời về việc “phá vỡ đức tin”. Cụm từ có ý nói đối xử theo cách phản bội với ai đó. Cụm từ ấy mô tả một mối quan hệ vốn lành mạnh song đã bị tan vỡ. Chúng ta không nhìn thấy phần đáp ứng của dân sự Đức Chúa Trời mãi cho tới câu 14 và đó là một câu nói rất đơn giản: “Các ngươi lại nói rằng ‘vì sao?’” Một câu hỏi thật là đơn sơ. Vì sao Đức Chúa Trời Ngài không chấp nhận của lễ của tôi chứ? Vì sao Ngài không lắng nghe tôi?
            Câu trả lời nằm trong hai hành động khác nhau, cả hai có việc phải làm với phần tình dục. Ở câu 11 và 12, vấn đề là kết hôn với những người nữ ngoại bang. Ở các câu 14-16, vấn đề là ly dị. Cả hai phần nầy phải làm với các mối quan hệ được dự trù là phải ổn định. Nhưng mối quan hệ ổn định về hôn nhân đã bị phá vỡ. Vấn đề chính nằm ngay ở đây là những gì bản Kinh thánh NIV dịch là “phá vỡ đức tin”. Cụm từ đó được lặp đi lặp lại năm lần trong 7 câu nầy. Israel đã phá vỡ đức tin với nhau.
            Khi dân sự Đức Chúa Trời bước vào Đất Hứa, rõ ràng là Ngài đã truyền cho họ chớ kết hôn với những người nữ ngoại bang. Điều nầy không giữ được vì họ là những người nữ tồi tệ hay vì cớ bất kỳ loại siêu việt chủng tộc nào đó. Sở dĩ như thế là vì kết hôn với những người nữ nào thờ lạy một thần khác thường có nghĩa là bạn cũng khởi sự thờ lạy vị thần ấy nữa. Đấy chính xác là những gì đã xảy ra. Hãy lắng nghe Đức Chúa Trời đưa vấn đề nầy vào trong câu 11: “Giu-đa đã ăn ở cách lừa phỉnh, và đã phạm một sự gớm ghiếc trong Y-sơ-ra-ên và trong Giê-ru-sa-lem; vì Giu-đa đã làm uế sự thánh khiết của Đức Giê-hô-va, là sự Ngài ưa, mà cưới con gái của thần ngoại”. Họ đã chối bỏ Đức Chúa Trời trong sự ưu ái của những người nữ đó. Họ đã chọn tình dục hơn cả Đức GIÊHÔVA. Vấn đề không phải là hôn nhân, mà là Đức Chúa Trời. Cách đây mấy năm, trước khi tôi khởi sự hẹn hò với Rachel, tôi là một phần tử trong nhóm ba người bạn. Bản thân tôi, một thanh niên khác nữa và một thanh nữ. Cả ba người chúng tôi thực sự rất mật thiết và cùng nhau làm mọi việc. Hiển nhiên là tôi thấy mình cứ chiếu cố mãi vào người nữ đó. Có lẽ bạn biết rõ chỗ mà câu chuyện nầy diễn tiến. Nàng và người bạn kia của tôi đang hẹn hò. Tôi bị bỏ ra ngoài. Tôi nhớ mình mau mắn cảm nhận như thế là dường nào: tôi cô độc làm sao ấy. Đấy là những gì Đức Chúa Trời phán đã xảy ra ở đây.
            Dân sự Ngài đã kết hôn với những người nữ kia và Ngài bị bỏ ra ngoài.
            Cũng chính việc ấy đang xảy ra trong xã hội của chúng ta. Khi ai đó nhìn biết Đức Chúa Trời quan hệ tình cảm với người nào không có tình cảm với Ngài, kết quả thông thường nhất ấy là Cơ đốc nhân tẻ tách ra khỏi Đức Chúa Trời. Đấy chẳng phải là kết quả duy nhứt đâu, mà đó là kết quả thông thường nhất. Đấy là lý do tại sao Tân Ước cảnh cáo chống lại những mối quan hệ như vậy. Điều đó không nhắm tới dân sự. Nó nhắm tới Đức Chúa Trời kìa.
            Vấn đề thứ hai cũng cần phải làm với Đức Chúa Trời nữa. Đức Chúa Trời đang than vãn về những người làm chồng không chung thủy với vợ mình và đã ly dị họ để lấy người nữ khác. Đây là một trong những câu nói đầy quyền lực nhất về ly dị trong cả Kinh thánh: “Vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên có phán rằng ta ghét người nào bỏ vợ”. Ly dị gần như không hề được nhắc tới. Đức Chúa Trời quay trở lại với phần mở đầu để biện hộ về vấn đề nầy. Ngài trở lại với sự sáng tạo, mạng lịnh cho Ađam và Êva phải đến với nhau rồi trở nên một thịt, rồi hỏi: “Chẳng phải chỉ có một Đức Chúa Trời đã dựng nên chúng ta sao?
            Bây giờ, quả thật rằng Đức Chúa Trời đã lập điều khoản dành cho ly dị trong sách Phục truyền luật lệ ký, là một phần của Luật pháp Môise. Ngài đã ban ra các huấn thị đặc biệt về cách thức ly dị, nhưng mục đích của huấn thị nầy là để bảo vệ những người nữ nào không được bảo hộ khi người chồng quyết định không còn cần đến họ nữa. Mục đích là không bao giờ tha thứ cho ly dị, nhưng cung ứng một số hướng dẫn để bảo vệ những người nữ. Cũng chính vấn đề ấy ở đây.
            Những người làm chồng đang lìa bỏ vợ của họ để lấy người khác. Họ sống không chung thủy. Ngay cả gợi ý bạo lực có trong đó nữa. Đây là một việc khác giữ chúng ta không nhìn biết Đức Chúa Trời: một lối sống không song hành với các mạng lịnh của Ngài. Bất tuân tỏ tường với Ngài, đặc biệt về vấn đề tình dục. Đấy là những gì cuộc tranh luận nầy đang nhắm tới. Vì vậy Đức Chúa Trời thách thức dân sự Ngài rồi nói: “Ta không chấp nhận các của lễ nếu các ngươi cứ hành xử mãi như thế nầy”. Họ thấy kinh ngạc và nghĩ mình vô tội khi nói: “vì sao?” Ngài nói sao chứ? Tôi nghĩ chúng ta đều làm đúng cả đấy chứ.
            Vấn đề thứ nhứt, ấy là họ đang chế nhạo Đức Chúa Trời. Vấn đề thứ hai, ấy là họ bất chấp Đức Chúa Trời trong việc bất tuân các mạng lịnh rõ ràng của Ngài. Như thế là phá vỡ đức tin. Giải pháp được lặp đi lặp lại hai lần. “Vậy hãy giữ trong tâm thần các ngươi, chớ đãi cách phỉnh dối”. Vì vậy, huấn thị thứ nhì là hãy canh giữ đời sống của chúng ta.
            Có một việc thật có quyền lực diễn ra trong phân đoạn Kinh thánh về tâm thần của chúng ta. Câu 15 là một câu thực sự khó dịch lắm. Một nhà giải kinh gọi câu nầy là câu khó nhất trong Cựu Ước. Nếu bạn xem ở các bản dịch khác nhau, bạn sẽ thấy một số ý kiến khác nhau về ý nghĩa của nó. Bản NIV (New International Version) chép: “Họ thuộc về Ngài cả xác thịt và tâm thần”. Bản ESV (English Standard Version) chép: “Há Ngài không dựng nên họ với một phần Thần Linh trong sự hội hiệp của họ chăng?” Bản NASB (New American Standard Bible) chép: “Không ai làm như thế một khi họ là dân sót của Đức Thánh Linh”.
Những ý tưởng thực sự khác biệt.
            Nhưng tôi tin rằng bởi ý tưởng tâm thần trong thắc mắc đó là Thánh Linh của Đức Chúa Trời và nó có việc phải làm với sự hội hiệp giữa người nam và người nữ. Một sự việc gần gũi với bản Kinh thánh ESV. Có một việc thuộc Thánh Linh Đức Chúa Trời xảy ra khi người nam và người nữ đến với nhau về mặt tình dục trong hôn nhân. Một việc gì đó thật kín nhiệm. Một việc rất thuộc linh. Vì vậy, khi bị gãy vỡ, thì hẳn là một việc đặc biệt đáng buồn nhất. Tình dục chưa hẳn là tình dục. Tình dục nói tới Đấng bạn thờ lạy và Đấng bạn thuộc về và Đấng mà bạn dâng thân thể mình cho nữa. Tình dục không cứ cách nào đó đang nói tới Đức Chúa Trời.
            Đấy là lý do tại sao phần huấn thị ở đây là phải canh giữ tâm thần của chúng ta. Có một việc gì đó nối kết giữa tình dục và tâm thần của chúng ta. Vì vậy, chúng ta có thể trải rộng tư tưởng trong phân đoạn Kinh thánh nầy bao gồm những tội lỗi khác nghịch lại Đức Chúa Trời. Có một việc rất đặc biệt nói tới tình dục, là tội lỗi giữ chúng ta tẻ tách ra khỏi Đức Chúa Trời. Làm sao bạn có một mối quan hệ lành mạnh với Đức Chúa Trời khi bạn dấn thân vào một việc không đẹp lòng Ngài? Bạn không thể đến gần Ngài được khi bạn bất chấp ý chỉ của Ngài.
            Nhưng một lần nữa, ở giữa lời quở trách nầy, có những tin tức tốt lành. Tin tức tốt lành, ấy là Đức Chúa Trời sẽ không chấp nhận các thứ của lễ của dân nào đang dối trá trước mặt Ngài. Ngài sẽ không để cho người ấy nói dối đâu. Ngài biết lẽ thật và Ngài sẽ khăng khăng chiếu theo lẽ thật. Đấy là trọng tâm của huấn thị cần phải nắm chặt lấy. Đừng để cho lòng mình phải dối trá. Hãy nhìn vào tâm thần của bạn. Hãy canh giữ nó. Đừng để cho lòng mình đi quá xa trên một con đường đến nỗi không quay trở lại được. Đừng phá vỡ đức tin.
            Nếu có những việc diễn ra trong đời sống của bạn mà chẳng có ai biết đang khiến cho bạn phải tẻ tách ra khỏi Đức Chúa Trời, hãy xử lý với chúng. Hãy nói với ai đó về việc ấy: Mục sư, bạn hữu, một trưởng lão chẳng hạn. Đừng mãi phá vỡ đức tin. Nếu bạn bị cám dỗ trong các lãnh vực nhất định nào đó, phải biết chắc ai đó cũng biết đến nữa. Hãy canh giữ tâm thần của bạn để ngăn ngừa bản thân bạn phá vỡ đức tin. Hãy liệt kê ra sự trợ giúp của những người kế cận với bạn. Với một vài quyết định tồi, điều nầy dễ hủy diệt đời sống của bạn và gạt bỏ Đức Chúa Trời đi. Hãy canh giữ tâm thần của bạn để ngăn ngừa bản thân bạn đối với những sự việc thể ấy.
Tìm kiếm Chúa Jêsus
            Hai phần tranh luận nầy trong sách Malachi phải xử lý với hai trong số các phương thức giữ chúng ta tẻ tách ra khỏi Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể xoa dịu Ngài với các sinh hoạt tôn giáo trống rỗng, và chúng ta có thể bất chấp Ngài bằng cách sống một lối sống trong sự bất tuân đối với những gì Ngài đã truyền rao.
            Bạn có thấy mình rơi vào bất kỳ việc nào trong số các việc nầy không? Bạn có giữ song hành với Đức Chúa Trời không? Bạn có chế nhạo Ngài rồi không dấn thân vào mối quan hệ có ý nghĩa với Ngài chăng? Bạn đang nói dối với Ngài sao? Bạn đã phá vỡ đức tin với Đức Chúa Trời mà không công nhận việc ấy sao?
            Tin tức tốt lành của phân đoạn Kinh thánh nầy là bạn không thể xây mặt bỏ đi được. Lúc đầu, nghe thì chẳng nghiệm thấy đấy là những tin tức tốt lành, có phải không, song thực như vậy đấy. Đức Chúa Trời không để cho chúng ta xây mặt đi với những việc mà chúng ta ra sức để tự bảo vệ mình đối với Ngài. Ngài hành động. Ngài can thiệp. Ngài xen vào.
            Cách thức Đức Chúa Trời can thiệp là bằng cách sai Con Ngài đến xử lý các vấn đề nầy. Đây là cách thức Đức Chúa Trời quyết chắc rằng chúng ta không thể xây mặt đi với những vụ việc nầy giữ chúng ta tẻ tách ra khỏi Ngài. Ngài sai Chúa Jêsus đến. Đấy là những gì chúng ta trông mong trong dịp Lễ Giáng Sinh: sự đến của Chúa Jêsus. Đây là những gì chúng ta thấy được lường trước trong sách Malachi và đây là cách chúng ta xử lý với các vấn đề nầy trong chính đời sống của chúng ta. Chúng ta tìm kiếm Chúa Jêsus. Hãy tìm kiếm Chúa Jêsus.
            Ở Malachi 1:10, Đức Chúa Trời phán: Ước gì trong các ngươi có một người đóng các cửa, hầu cho các ngươi không nhen lửa vô ích nơi bàn thờ ta. Đức Chúa Trời đang nài xin ai đó hãy bước tới rồi thôi không để cho dân sự Ngài cứ cưu mang mãi những nghi thức rỗng tuếch nầy. Liệu có ai chịu làm việc gì đó không?
            Thế rồi Chúa Jêsus ngự đến và chúng ta đọc trong Mác 11:15-16: Đức Chúa Jêsus vào đền thờ, đuổi những kẻ buôn bán ở đó, lại lật đổ bàn những người đổi bạc, và ghế những kẻ bán bò câu. Ngài cấm không cho ai được đem đồ gì đi ngang qua đền thờ. Chúa Jêsus đã trả lời cho thỉnh cầu của Malachi. Dân sự của Đức Chúa Trời đang sử dụng tôn giáo giả hiệu và vô quyền, vì vậy Ngài phải tỏ mình ra và chặn đứng nó. Ngài ngăn chặn dân sự của Đức Chúa Trời thôi không báng bổ đền thờ nữa.
            Ở Malachi 2:2, Đức Chúa Trời phán cùng các thầy tế lễ:Nếu các ngươi chẳng nghe, và … ta sẽ giáng sự rủa sả trên các ngươi, và sẽ rủa sả những phước lành của các ngươi. Ngài thách thức cấp lãnh đạo tôn giáo và nói cho họ biết đã đến lúc thôi đừng làm những việc vô nghĩa ấy nữa. Họ cần phải chỗi dậy và ngăn trở hết mọi sự lạm dụng nầy đừng xảy ra nữa. Ở Matthew 12:34, chúng ta đọc thấy Chúa Jêsus bước tới giáp mặt các thầy tế lễ, và những thầy thông giáo dạy luật pháp rồi phán: Hỡi dòng dõi rắn lục; bay vốn là loài xấu, làm sao nói được sự tốt? Bởi vì do sự đầy dẫy trong lòng mà miệng mới nói ra. Khi bạn đọc các sách Tin Lành, bạn chú ý thấy rằng Chúa Jêsus đã thách thức cấp lãnh đạo tôn giáo nhiều hơn bất kỳ ai khác. Chúa Jêsus không chỉ trích hạng tội nhân. Ngài không chỉ trích người Lamã. Ngài không chỉ trích người nào rõ ràng bất chấp Đức Chúa Trời. Ngài đến với họ, nhưng Ngài không la mắng họ. Đó là những thầy tế lễ — họ xưng mình ở bên cạnh Đức Chúa Trời, nhưng lại yêu thích chương trình nghị sự của chính mình hơn. Hạng người thể ấy đã chế nhạo Đức Chúa Trời. Họ ném cho Ngài một khúc xương. Họ tính sống trung tín với Ngài, nhưng đã phá vỡ đức tin. Hạng người thể ấy đang nói dối tận mặt Đức Chúa Trời. Đó là hạng người mà Chúa Jêsus đối diện với sự khó chịu nhất. Đức Chúa Trời không để cho dân sự Ngài tẻ tách với thứ tôn giáo giả hiệu. Ngài ngự đến để thách thức thứ tôn giáo đó.
            Ở Malachi 2:15, Đức Chúa Trời hỏi những ai đang ở trong mối hôn nhân:Nhưng vì sao chỉ làm một người? Ngài muốn sự thanh sạch về mặt tình dục và sự chung thủy giữa đôi vợ chồng. Khi Chúa Jêsus khởi sự nói về tình dục, Ngài lấy tư tưởng của chúng ta về tình dục rồi bảo phải chung thủy về tình dục và cơi rộng nó ra. Ở Mathiơ 5:27-28, Ngài phán như vầy: Các ngươi có nghe lời phán rằng: Ngươi chớ phạm tội tà dâm. Song ta phán cho các ngươi biết: Hễ ai ngó đàn bà mà động tình tham muốn, thì trong lòng đã phạm tội tà dâm cùng người rồi. Sự thanh sạch về tình dục không những phải xử lý với người nào bạn ăn nằm với nữa kìa.
            Giờ đây nó phải xử lý với mọi điều mà bạn đang suy nghĩ đến nữa kia. Bạn thấy gì trên mạng internet. Bạn đối xử với người có trong tâm trí bạn ra sao? Hãy canh giữ tâm thần mình gay go thêm một chút nữa đi.
            Thế rồi khi Chúa Jêsus bị người ta tra hỏi về sự ly dị. Các bậc cầm quyền người Do thái đến với Ngài ở Mác 10 và xem ly dị giống như một vấn đề của luật pháp. Họ hỏi Ngài để xem coi Ngài nghĩ gì về luật pháp; khi nào thì luật pháp OK và khi nào thì luật pháp không OK. Ngài đưa họ trở lại với Sáng thế ký rồi phán rằng Đức Chúa Trời không hề OK với ly dị. Ngài phán: “Cái gì Đức Chúa Trời đã kết hiệp, thì con người không được phân rẻ”. Ly dị vợ các ngươi vì các ngươi thấy ai đó tốt đẹp hơn thì chẳng phải là việc phải lẽ để làm đâu. Ly dị không hề là một sự lựa chọn đúng đắn.
            Trong xã hội của chúng ta, trong các trường hợp lạm dụng và bất trung, có những lúc, giống như đã có tại xứ Israel, khi ly dị trở thành một ý hay. Nhưng Chúa Jêsus nói rõ ràng rằng đấy chẳng phải là một ý hay đâu. Mà đó luôn luôn là một thảm hoạ.
            Sau cùng, khi Chúa Jêsus để các môn đồ lại sau lưng, Ngài phán rằng Ngài sẽ để lại sau lưng Ngài một Đấng sẽ giúp đỡ chúng ta canh giữ tâm thần của chúng ta. Ở Giăng 14:26, Ngài giải thích: Nhưng Đấng Yên Ủi, tức là Đức Thánh Linh mà Cha sẽ nhân danh ta sai xuống, Đấng ấy sẽ dạy dỗ các ngươi mọi sự, nhắc lại cho các ngươi nhớ mọi điều ta đã phán cùng các ngươi. Chúng ta không thể canh giữ tâm thần của chính mình được. Chính Đức Chúa Cha là Đáng sai phái Đức Thánh Linh khi chúng ta tin theo Đức Chúa Con. Đức Chúa Trời canh giữ tâm thần của chúng ta khi chúng ta cộng tác với Ngài. Ngài hiện hữu ở đó để bảo vệ chúng ta. Để đem chúng ta trở lại với Ngài. Để giữ chúng ta không còn bất tuân vì nó sẽ hủy diệt mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời nếu chúng ta nghe theo tiếng phán của Ngài.
Phần kết luận
            Chúng ta không phải là mấy con chó ưa thích chủ của mình đâu. Thật là khó cho chúng ta kính mến Đức Chúa Trời lắm. Có đủ thứ lý do tại sao chúng ta có một thời khó nhọc thực sự tiếp nhận tình yêu thương của Đức Chúa Trời.
            Đức Chúa Trời làm gì khi chúng ta tránh né Ngài? Ngài đến với chúng ta. Ngài xen vào. Thật là nhiều lần, chúng ta nhìn thấy trong sách Malachi, Đức Chúa Trời ao ước ai đó chịu đến và sửa ngay lại mọi việc; đặt dấu chấm hết cho thứ tôn giáo giả hiệu; để giúp cho người ta tránh né tình dục trống rỗng; để từ bỏ những thứ chúng ta sử dụng để giữ chúng ta không đến gần Đức Chúa Trời. Khi ấy Chúa Jêsus ngự đến và làm mọi sự đó; Ngài là Đấng kéo chúng ta đến gần với Đức Chúa Trời, vì vậy chúng ta hãy tìm kiếm Ngài. 
            Hiển nhiên là Đức Chúa Trời kéo chúng ta đến với chính mình Ngài bằng cách tạo ra một động thái trước tiên. Ngài đến gần với chúng ta trong thân vị của Chúa Jêsus. Chúa Jêsus giúp chúng ta đến gần với Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể tìm kiếm Ngài trong suốt mùa lễ Giáng Sinh không? Hay chúng ta sẽ sử dụng tôn giáo như một cách để quăng Ngài ra sau lưng chúng ta? Liệu chúng ta sẽ tiếp tục nói dối với Ngài về đời sống của chúng ta có song hành với các mong đợi của Ngài không? Ở giữa một mùa lễ dễ nhầm lẫn như vậy, bạn có thể tự cho phép mình đến gần với Đức Chúa Trời trong dịp Lễ Giáng Sinh nầy không? Hãy tìm kiếm Chúa Jêsus. Hãy đến gần Đức Chúa Trời.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét