Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

MỘT VÌ VUA ĐĂNG QUANG: VÌ VUA DẦN NHẠT PHAI



MỘT VÌ VUA ĐĂNG QUANG:
VÌ VUA DẦN NHẠT PHAI
            Các bức thư trong dịp lễ Giáng Sinh phục vụ nhiều hơn là chỉ có một chức năng. Chúng có thể trở thành loại tài liệu tự kỷ niệm, phản ảnh tư tưởng, hay tường trình về các sự kiện trong năm vừa qua. Tuy nhiên, có khi chúng giải thích rõ một chuyến hành trình trong cuộc sống. Tuần nầy, chúng tôi có nhận được hai bức thư trong dịp Lễ Giáng Sinh từ mấy người bạn Cơ đốc lâu rồi, chúng khiến cho tôi phải suy gẫm lại luôn về mọi hoàn cảnh hay thay đổi của cuộc sống (những đứa cháu mới) và về các niềm tin trong tấm lòng giúp đứng vững theo thử nghiệm của thời gian (tin cậy nơi tình yêu và sự thành tín của Đức Chúa Trời).
            Chúng ta đang ở giữa loạt bài nghiên cứu EPIC, thuật lại câu chuyện của Kinh thánh từ đầu đến cuối. Sứ điệp nầy ghi lại những biến cố sau cùng của chế độ quân chủ thống nhất của Israel. Ba vì vua: Saulơ, David, và Salômôn đã trị vì trên toàn thể dân sự của Đức Chúa Trời, mỗi người cai trị khoảng 40 năm. Bất chấp mọi sự đã xảy ra, sự trị vì của Saulơ và sự trị vì của David, cả hai đều kết thúc ở chỗ họ bắt đầu — với Saulơ là một kẻ giả đò và với David là một người của Đức Chúa Trời. Salômôn, là đề tài của sứ điệp nầy, là một mảng nhiều phức tạp. Ông đã khởi đi rất tốt, song đã kết thúc trong đổ nát. Không giống như kinh nghiệm của của mấy người trao đổi thư từ mới đây của tôi trong dịp Lễ Giáng Sinh, đức tin của Salômôn không trụ nổi theo thử nghiệm của thời gian. Đức tin ấy tàn phai khi ông càng lớn tuổi thêm.
            Có một số khác biệt rất quan trọng giữa Salômôn và những người tiền nhiệm của ông. Thứ nhứt, Salômôn đã được chuẩn bị từ thời niên thiếu để lên ngôi làm vua. Cả Saulơ và David đều được xức dầu mà chẳng có một lời cảnh báo hay sửa soạn nào hết. Salômôn vốn biết rõ về mọi lời hứa phi thường được nói ra về ‘con vua David’ là Đấng đã được định cho phải thay đổi thế giới. Salômôn được kêu gọi xây dựng đền thờ tại thành Jerusalem với tiền bạc và đủ thứ vật liệu đã được gom góp lại trước khi ông bước lên ngai vàng. Ông đã khởi sự trị vì với cả hai phần: sự giàu có cả thể và một nền hoà bình ổn định. Những tiềm năng và các trách nhiệm lớn lao đã khiến cho vị vua trẻ tìm kiếm sự trợ giúp của Đức Chúa Trời trong sự cầu nguyện.
            I Các Vua 3:7-13: Giê-hô-va Đức Chúa Trời tôi ôi! bây giờ Chúa đã khiến kẻ tôi tớ Chúa trị vì kế Đa-vít, là cha tôi; nhưng tôi chỉ là một đứa trẻ nhỏ chẳng biết phải ra vào làm sao. Kẻ tôi tớ Chúa ở giữa dân của Chúa chọn, là một dân đông vô số, không thể đếm được. Vậy, xin ban cho kẻ tôi tớ Chúa tấm lng khôn sáng, để đoán xét dân sự Ngài và phân biệt điều lành điều dữ; vì ai có thể đoán xét dân rất lớn này của Chúa? Lời của Sa-lô-môn đẹp lòng Chúa, vì người đã cầu xin sự đó. Đức Chúa Trời phán với người rằng: Bởi vì ngươi đã cầu xin điều này, mà không xin sự sống lâu, không xin sự giàu có, cũng không xin mạng của những kẻ thù nghịch ngươi, nhưng xin sự thông minh để biết xét đoán, nầy, ta đã làm theo lời cầu xin của ngươi, ban cho ngươi tấm lòng khôn ngoan thông sáng đến đỗi trước ngươi chẳng có ai bằng, và sau ngươi cũng sẽ chẳng có ai ngang. Vả lại, ta cũng đã ban cho ngươi những điều ngươi không xin, tức là sự giàu có và sự vinh hiển, đến đỗi trọn đời ngươi, trong vòng các vua, sẽ chẳng có ai giống như ngươi.
            Đức GIÊHÔVA vốn đẹp lòng với lời xầu nguyện của vua Salômôn, nhưng Ngài phán ra sự tán thưởng trong các giới hạn thật tiêu cực — ‘ngươi không cầu xin về những hậu quả của bản ngã’. Có lẽ ông thiếu sót một lời cầu xin sâu sắc. Salômôn đã cầu xin để ông trở thành một vì vua có nhiều hiệu quả, chớ không phải là một con người sống tin kính. Ông muốn lãnh đạo quốc gia, nhưng không cầu xin Đức Chúa Trời tể trị tấm lòng của mình. Salômôn không đối diện với những mối nguy hiểm ngoại tại trong cuộc đời của ông và không sửa soạn để gặp gỡ những mối nguy hiểm chắc chắn tràn dâng lên ở bên trong ông. Hãy xem đây:
            I Các Vua 11:4, 6: Trong buổi già yếu, các hoàng hậu của Sa-lô-môn dụ lòng người đi theo các thần khác: Đối cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình, lòng người chẳng trọn lành như thể lòng của Đa-vít, là cha người … Như vậy, Sa-lô-môn làm điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va”.
            Mặc dù phần kết cuộc rất là đáng buồn, trước tiên chúng ta hãy xem xét những năm tháng đầu đời sự trị vì của Salômôn, khi lời cầu nguyện của ông xin cai trị dân tộc thật mỹ mãn đã được đáp trả cách dư dật.
            I Các Vua 4:20-21: Dân Giu-đa và Y-sơ-ra-ên đông như cát trên bờ biển, ăn uống và vui chơi. Sa-lô-môn cai trị trên các nước, từ sông cái cho đến xứ Phi-li-tin, cho đến ranh Ê-díp-tô. Các nước ấy đều tiến cống và phục Sa-lô-môn trọn đời người”.
            Salômôn đã cai trị trên một vương quốc ngày càng giàu có và thần dân sống rất hạnh phúc. Ông đã thành công mà không có sự bạo tàn — dân sự của ông đã sống trong sự hoà bình, các đường biên giới của ông đều được an ninh. 
            I Các Vua 4:29-34: Đức Chúa Trời ban cho Sa-lô-môn sự khôn ngoan, sự thông sáng rất cao, cùng lòng rộng rãi như cát trên bờ biển. Sự khôn ngoan của Sa-lô-môn trổi hơn sự khôn ngoan của mọi người phương đông, và sự khôn ngoan của người Ê-díp-tô. Người khôn ngoan hơn mọi người, khôn ngoan hơn Ê-than, người Ếch-ra-hít, hơn Hê-man, Canh-côn, và Đạt-đa, là các con trai Ma-hôn; danh tiếng người đồn ra trong các dân tộc chung quanh. Người nói ba ngàn câu châm ngôn, và làm một ngàn năm, bài thơ. Người luận về cây cối, từ cây bá hương của Li-ban cho đến chùm kinh giới mọc ra nơi vách; người cũng có luận về loài vật, chim, loài công trùng, và cá. Có kẻ từ các dân tộc đến nghe sự khôn ngoan của Sa-lô-môn, và các vua ở thế gian mà đã nghe nói về sự khôn ngoan của người, đều sai sứ đến”.
            Đừng bỏ qua chỗ hiếm hoi và hấp dẫn mà phần mô tả nầy vốn có. Dân sự của Đức Chúa Trời sống thật hạnh phúc và thành công. Vua của họ rất khôn ngoan không những về phạm trù tôn giáo theo Kinh thánh, mà còn ở các vấn đề khoa học, sự cai trị, xã hội, và các thắc mắc sâu sắc của con người.
            Câu chuyện nổi tiếng nhất về Salômôn chỉ ra sự thông sáng của ông nhìn thấy tận đáy lòng của một người làm mẹ. Hai người đàn bà xưng mình là mẹ của cùng một đứa bé. Trong một động thái dường như là rất độc ác lúc ban đầu, Salômôn yêu cầu chia đứa trẻ ra làm hai. Khi người mẹ hợp pháp nhượng bộ phần xưng nhận của bà để cứu mạng sống của đứa bé, đứa trẻ được đặt vào trong vòng tay của bà. Vì nhà vua vốn hiểu rõ tình cảm của con người và các thế lực đang lèo lái các quyết định của cá nhân, ông là một vì vua đặc biệt rất hiệu quả. Trong những năm đầu đời sự trị vì của Salômôn, dân sự Israel đã nhận lãnh ơn phước của Đức Chúa Trời và bản thân họ là nguồn phước cho thế gian.
            Trong thời buổi của chúng ta, các tín đồ đôi khi được ghi công vì những việc lành, đặc biệt trong những nơi nghèo khó và thiếu thốn. Tuy nhiên, thường thì chúng ta bị xem là hẹp hòi và hay gây thương tổn. Điều nầy đặc biệt là thực (đối chiếu trực tiếp với Salômôn) trong các vấn đề khoa học, triết lý, và công cuộc thiết lập sự hài hoà trong xã hội. Tuy nhiên, trong vô số trường hợp không hề được tường trình, hạng người có đức tin đang loại trừ những ân tứ của Đức Chúa Trời giống như Salômôn đã làm.
            Trong bức thư mới đây, Nolan và Sandra Sharp đã viết về chức vụ của họ ở Croatia. Ở giữa mọi nổ lực khác, gia đình Sharp đang phụ giúp thắng hơn tình trạng chán chường giữa vòng các sinh viên xuất thân từ nhiều lai lịch khác nhau bằng cách gán đề tài nầy cho các lớp học ‘cách thức để đến trường’. Họ đang giải thích làm thế nào để trụ lại với việc đến trường, làm sao để nối kết tư tưởng, làm sao để ghi chép bài giảng, và làm cách nào để lần theo những gì người kia đọc — nói ngắn gọn, họ đang dạy cho lớp người trẻ cách thức phải học hỏi. Với học đường đang trở nên ít bí ẩn hơn, những đứa trẻ sáng láng đang ngồi ghế nhà trường và kiếm được hy vọng mà trước đó không có. Gia đình Sharp đang phục vụ tha nhân và tôn vinh Chúa trong một bối cảnh nhỏ, giống như Salômôn đã làm với cấp độ quốc gia trong thời buổi của ông. Nhất định là sứ điệp yêu thương cứu rỗi của Đức Chúa Trời có nhiều quyền phép khi được truyền đạt bởi những người đã minh chứng rồi mình là khôn ngoan và có tấm lòng của người tôi tớ.
            Tuy nhiên, có một vài cảnh báo về sự khôn ngoan nổi tiếng của Salômôn mà chúng ta cần phải lưu ý. Thứ nhứt, Salômôn có thể hiến mưu luận khôn ngoan, nhưng ông không thể khiến cho ai đó ra khôn ngoan. Sự khôn ngoan của Salômôn là ân tứ của Đức Chúa Trời, chớ không phải là một việc mà ông xứng đáng được người ta nói tới. Một mình Đức Chúa Trời biết rõ những điều sâu thẳm của tạo vật và những điểm đặc biệt của từng tình huống riêng tư. Một lời nói ra từ người khôn ngoan giúp đỡ trong một khoảnh khắc, nhưng tôi tớ của Đức Chúa Trời phải chỉ ra những ai tìm kiếm sự thông sáng làm thay đồi đời sống nhìn biết Chúa, chớ không phải nhìn biết bản thân họ. 
            Cảnh báo thứ hai: sự khôn ngoan thiêng liêng thường là mầu nhiệm hay khó hiểu. Chúa xứng đáng với sự tôn kính khiêm nhường của chúng ta trong trường hợp ý muốn của Ngài sẽ khiến cho chúng ta nhận biết hay không!?! Đúng là khả thi khi lời cầu xin của Salômôn về sự khôn ngoan – với – những đức tính (‘xin giúp tôi cai trị sao cho thật thành công’) gieo ra những hột giống hư hại của ông. Một phần nối kết sau cùng với Đức Chúa Trời không thể kiếm được nếu chúng ta tìm kiếm nó theo các giới hạn với những điều kiện của chúng ta. Salômôn ra đời trong môi trường hoàng tộc và ông vốn có những mong muốn rõ ràng mà đời sống của ông đã thể hiện ra. Thường thì các tín hữu tiếp cận Chúa hay tìm kiếm ơn phước của Ngài trên con đường mà chúng ta thích bước đi trên đó. Nhưng mỗi thánh đồ phải từ bỏ quan điểm cho rằng mình đang nắm lấy quyền chủ động. Đức Chúa Trời hằng sống luôn luôn xứng đáng được thờ lạy và thường thì đường lối của Ngài không phải là đường lối của chúng ta.
            Các chương 5-10 của I Các Vua mô tả phần nhiều thành tựu của Salômôn, chủ yếu là xây dựng đền thờ tại thành Jerusalem. Thêm nữa, nhà vua đã xây dựng nhiều dinh thự cho chính mình và cho hoàng hậu người Ai cập của ông. Ông kiến thiết nhiều đồn lũy và củng cố phòng thủ cho thành Jerusalem. Ông lập ra một đội tàu và tích lũy sự giàu có đồ sộ.
            Như chúng ta đã thấy, sự khôn ngoan và giàu có của Salômôn đã thu hút sự ngưỡng mộ nơi bậc vua chúa của các nước xung quanh. Chủ yếu giữa vòng họ là nữ hoàng Sêba, bà đã đến tham quan thành Jerusalem, chuyến đi đã được ghi lại ở I Các Vua 10.
            I Các Vua 10:3-5: Sa-lô-môn đáp các câu hỏi của bà, chẳng câu nào ẩn bí quá cho vua, mà vua không giải nghĩa nổi cho bà. Khi nữ vương Sê-ba thấy mọi sự khôn ngoan của Sa-lô-môn, cung điện người đã cất, những món ăn trên bàn người, nhà cửa của tôi tớ người, thứ tự công việc của các quan, và đồ ăn mặc của họ, các quan chước tửu, và các của lễ thiêu người dâng trong đền Đức Giê-hô-va, thì mất vía”.
            Salômôn đã nhận lãnh hết làn sóng nầy đến làn sóng khen ngợi khác và rất ưa thích sự khen ngợi đó, đặc biệt khi những kẻ khen ngợi đều là phái yếu.
            I Các Vua 10:23-25: Ấy vậy, vua Sa-lô-môn trổi hơn các vua thế gian về sự giàu có và sự khôn ngoan. Cả thiên hạ đều tìm kiếm mặt Sa-lô-môn đặng nghe sự khôn ngoan mà Đức Chúa Trời đã để trong lòng người. Cứ hằng năm, theo lệ định, mọi người đều đem đến dâng vật mình tiến cống cho vua, nào chậu bằng bạc và bằng vàng, áo xống, binh khí, thuốc thơm, ngựa, và la”.
            Thêm vào với những kẻ khen ngợi, ông thường xuyên gặp gỡ với những kẻ hay biếu xén và những người tìm kiếm sự ưu đãi, rồi sau cùng ông bị biến dạng bởi những thành tựu của mình. Salômôn vốn thông sáng hơn mọi người nào khác từng sinh sống, một thiên tài thật có một không hai. Ai có thể hiến cho ông một lời mưu luận hay chỉnh sửa khôn ngoan cần thiết chứ? Ai có thể phục vụ trong vai trò bạn hữu hay thân tín của Salômôn, hoặc là người mà nhà vua có thể chia sẻ một cuộc trao đổi thú vị chứ?
            Chúng ta cũng phải chú ý đến cách sử dụng sự phóng đại trong câu chuyện của Salômôn. Luôn luôn có một đề nghị về sự đánh giá (và sự tranh cạnh). Salômôn là người khôn ngoan nhất, giàu có nhất, và nổi tiếng nhất, người được ngưỡng mộ nhất. Sự cô lập là không thể tránh được nếu ai đó ở trong bối cảnh bị coi là ‘kém hơn’ nhà vua.
            Sự dạy của Tân Ước rất là rõ ràng. Vì Chúa Jêsus luôn luôn hiện diện với chúng ta, không một thánh đồ nào là khôn ngoan nhất hay giàu có nhất hoặc được ngưỡng mộ nhất trong bất kỳ bối cảnh nào. Salômôn lạc lối nơi những gì đã được gán cho ông, ông gạt qua một bên sự hiểu biết của mình về nét huy hoàng của Đức Chúa Trời, rồi lạc mất. Sự tán thưởng của con người phải bị bỏ qua một bên để chúng ta có thể dự phần vào tiếng phán của Chúa. Hy vọng tốt nhứt của chúng ta muốn nhìn thấy bản thân mình cách rõ ràng và đánh giá sự góp phần của ‘kẻ mạnh người yếu; kẻ giàu người nghèo’ là thờ lạy một Đức Chúa Trời, sự vinh hiển của Ngài khiến cho chúng ta ra nhỏ bé.
            Tôi có trao đổi với Mike Knowles mới đây về chức vụ của Young Life [sức sống trẻ] ở châu Phi. Ông lưu ý rằng Cơ đốc nhân người Mỹ nhận được nhiều từ sự hữu nghị với người châu Phi (đặc biệt là người nghèo) hơn là người châu Phi nhận được từ người Mỹ. Sự vui mừng dễ lây lan và sự dạn dĩ vốn dư dật giữa những tín đồ nào nhìn biết nhu cần của họ và biết ơn về mọi sự mà Đức Chúa Trời đang cung ứng cho họ. Salômôn chỉ trao đổi với hạng người giàu sụ và có quyền lực rồi không bao giờ có được những tình bạn kiểu như vậy.
            Thêm vào với các ảnh hưởng không được tốt của sự dư dật và tranh cạnh, Salômôn đã từ chối không công nhận sự lui đi của tuổi tác. Như chúng ta đã lưu ý trước đây, phần kết luận của ông rất là đáng buồn.
            I Các Vua 11:4, 6: Trong buổi già yếu, các hoàng hậu của Sa-lô-môn dụ lòng người đi theo các thần khác: Đối cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình, lòng người chẳng trọn lành như thể lòng của Đa-vít, là cha người … Như vậy, Sa-lô-môn làm điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va”.
            Salômôn đã có nhiều vợ để làm cho các nhà quân chủ khác hài lòng, sức mạnh tình dục rất quyến rũ và sự khen ngợi của phái yếu chính là sở thích của ông. Các tác phẩm thời tuổi trẻ của ông (Nhã ca và Châm ngôn) cho thấy rõ ràng là ông biết rõ quyền lực và tiềm năng của các mối quan hệ tình dục và có thể cảnh cáo độc giả chống lại những sự lựa chọn dại dột. Tuy nhiên, đến cuối cùng thì sự khôn ngoan của chính ông đã làm cho ông phải lạc mất. Ông đã minh chứng câu ngạn ngữ quen thuộc rằng chẳng có một kẻ dại khờ nào giống như một ông cụ già mà dại.
            Sự dại dột khi thờ lạy hình tượng chắc chắn dẫn tới thất vọng. Với điều nầy trong trí, chúng ta kết luận với một phân đoạn từ sách Truyền đạo, một quyển sách khó nuốt theo truyền khẩu đã được gán cho Salômôn là tác giả. Mấy câu nầy ra từ chương 1, mô tả thế gian như vốn có lúc tiếng phán của Đức Chúa Trời bị im bặt đi. 
            Truyền đạo 1:1-11:Lời của người truyền đạo, con trai của Đa-vít, vua tại Giê-ru-sa-lem. Người truyền đạo nói: Hư không của sự hư không, hư không của sự hư không, thảy đều hư không. Các việc lao khổ loài người làm ra dưới mặt trời, thì được ích lợi chi? Đời nầy qua, đời khác đến; nhưng đất cứ còn luôn luôn. Mặt trời mọc, mặt trời lặn, nó lật đật trở về nơi nó mọc. Gió thổi về hướng nam, kế xây qua hướng bắc; nó xây đi vần lại không ngừng, rồi trở về vòng cũ nó. Mọi sông đều đổ vào biển, song không hề làm đầy biển; nơi mà sông thường chảy vào, nó lại chảy về đó nữa. Muôn vật thảy đều lao khổ, loài người không thế nói ra được; mắt không hề chán ngó, tai chẳng hề nhàm nghe. Điều chi đã có, ấy là điều sẽ có; điều gì đã làm, ấy là điều sẽ làm nữa; chẳng có điều gì mới ở dưới mặt trời. Nếu có một vật chi mà người ta nói rằng: Hãy xem, cái nầy mới, vật ấy thật đã có rồi trong các thời đời trước ta. Người ta chẳng nhớ các đời trước, và các đời sau những người đến sau cũng sẽ chẳng nhớ đến nữa”.
            Vòng tròn vô nghĩa: mặt trời mọc rồi mặt trời lặn, thế hệ nầy ra đời, thế hệ kia chết đi. Chẳng có gì là quan trọng cả. Không một ai thành công hết. Chẳng có ai tạo ra một sự khác biệt. Salômôn từng được xem là một người có thể dạy dỗ thế gian rồi kết thúc chẳng ra gì hết không có gì để nói tới. Nguyện Đức Chúa Trời bảo tồn chúng ta tránh né con đường của Salômôn và khiến cho chúng ta tỉnh thức về mọi bất toàn của mình và biết nương cậy luôn nơi Ngài.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét