Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

MỘT VÌ VUA ĐĂNG QUANG: VƯƠNG QUỐC CHIA HAI



MỘT VÌ VUA ĐĂNG QUANG:
VƯƠNG QUỐC CHIA HAI
            Bình an [peace] là từ Anh ngữ thường dịch từ Hybálai [shalom] trong Cựu Ước. Tuy nhiên, từ Anh ngữ chưa đạt tới đích. Bình an thường mô tả sự thiếu vắng cuộc xung đột. Shalom nói tới yếu tố hạnh phúc thiết yếu — một thế giới trong đó mọi việc đang ở cấp độ sâu sắc và không nhất thiết phải thay đổi. Shalom biểu thị một tình trạng còn trỗi hơn một cuộc “ngừng bắn”. Từ nầy có nghĩa là chiến tranh đã kết thúc. Ở một cấp độ cá nhân, shalom là ngược lại với lo lắng, bất an, xung đột, kích động, và không thoả lòng.
            Trong bài học nầy, chúng ta tiếp tục chuyến hành trình qua Kinh thánh mà chúng ta đề tựa là EPIC. Giờ đây, chúng ta đang ở phần cuối chế độ quân chủ thống nhất của Israel và ở phần cuối câu chuyện của Salômôn. Ở một chỗ rất mỉa mai, chúng ta để ý thấy rằng tên Salômôn là một hình thức của từ shalom. Buồn thay, trong 40 năm trị vì của ông, Vua Salômôn đã nhìn thấy dân sự ông kinh nghiệm một nền hoà bình sắp tiêu tán. Khi ông qua đời, xứ sở nầy từng hiến hy vọng cho thế gian, đã bị đánh dấu bởi cay cú và nội chiến. Bình an bị thế chỗ bằng những đổi thay thật ghê khiếp.
            I Các Vua 11:4-8: Trong buổi già yếu, các hoàng hậu của Sa-lô-môn dụ lòng người đi theo các thần khác: Đối cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình, lòng người chẳng trọn lành như thể lòng của Đa-vít, là cha người. Vì Sa-lô-môn cúng thờ Át-tạt-tê, nữ thần của dân Si-đôn, và thần Minh-côm, là thần đáng gớm ghiếc của dân Am-môn. Như vậy, Sa-lô-môn làm điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va, chẳng vâng theo Đức Giê-hô-va cách trọn lành như Đa-vít, cha người, đã làm. Bấy giờ, Sa-lô-môn lại xây cất tại trên núi đối ngang Giê-ru-sa-lem, một nơi cao cho Kê-móc, vật đáng gớm ghiếc của dân Mô-áp, và cho Mo-lóc, vật đáng gớm ghiếc của dân Am-môn. Vua cũng làm như vậy cho hết thảy các hoàng hậu ngoại của mình, xông hương và tế lễ cho thần của chúng nó”.
            Hãy chú ý tỉnh từ “đáng gớm ghiếc” trong phân đoạn nầy. Sự thờ lạy thần Mo-lóc và Kê-móc đòi hỏi sự hy sinh con cái của họ bằng cách thiêu sống chúng. Salômôn đã chọn xoa dịu ước muốn của những người vợ theo tà giáo ở chỗ không vâng theo tiếng phán của Đức Chúa Trời, và ảnh hưởng của mấy người vợ nầy đã mở toang cánh cửa cho dân Israel tự họ trở thành hạng người chuyên thờ lạy hình tượng. Thành Jerusalem trở thành một ngôi nhà của sự gớm ghiếc.
            Thêm nữa, Salômôn đã lãng phí tài sản quốc gia vào các dự án xây dựng dại dột và bất công nầy. Ông bắt đầu buộc dân sự mình vào vai trò lao động bắt buộc để thực hiện tầm nhìn chẳng ra gì hết của ông. Shalom đã bị thay thế bởi tình trạng phi luân và một trận chiến dành ngai vàng cùng lúc với cái chết của ông đã trở nên không thể tránh được.
            Hai nhân vật đã phấn đấu để nối ngôi Salômôn: Rôbôam, con trai ông, và một vị quan trong triều của Salômôn có tên là Giêrôbôam. Cả hai người đều được nắn đúc bằng sự hủ bại và lạm dụng quyền lực đã đánh dấu những năm sau cùng của Salômôn. Rôbôam giả định là ông sẽ theo cha mình mà bước lên ngai vàng. Khi ông bắt đầu làm như thế, một số cố vấn hoàng gia kỳ cựu đã kêu mời Rôbôam nên chối bỏ các chính sách của cha ông về lao động cưỡng bách và trưng thu về kinh tế.
            I Các Vua 12:8-11: Nhưng Rô-bô-am không theo mưu của các trưởng lão đã bàn cho mình; bàn nghị cùng các kẻ trai trẻ đồng lớn lên với mình, và hầu hạ mình, mà rằng: Dân sự này đã tâu với ta rằng: Hãy giảm nhẹ cái ách mà thân phụ vua đã gán cho chúng tôi; vậy, các ngươi bàn luận cho ta phải đáp với chúng nó làm sao? Các gã trai trẻ đồng lớn lên với người đáp rằng: dân sự này đã tâu với vua rằng: Thân phụ vua khiến ách chúng tôi nặng vua hãy làm cho nó ra nhẹ; vua phải đáp lại cùng chúng như vầy: Ngón tay út ta còn lớn hơn lưng của cha ta. Vậy, cha ta đã gác một cái ách nặng cho các ngươi, ta sẽ làm cái ách các ngươi thêm nặng hơn nữa; cha ta sửa phạt các ngươi bằng roi da, ta sẽ sửa phạt các ngươi bằng roi bọ cạp”.
            Gã hùng biện cứng rắn Rôbôam đã bị dân chúng từ chối ngay lập tức. Ông ta phải mau mau lui về trong an toàn trong khi hầu hết thần dân của ông ta đang trỗi dậy chống đối ông ta. Những gã bạo chúa thường là dại dột, họ tưởng dùng quyền bính đàn áp dã man là đủ để thế chỗ cho hoà bình.
            Chúng ta phải lưu ý trước khi tiếp tục, ấy là phân đoạn nầy đôi khi được dạy dỗ như một lời cảnh cáo chống lại sự liều lĩnh của tuổi trẻ, giống như thể những vị cố vấn kỳ cựu hơn sẽ luôn lắng nghe đối với những người tuổi trẻ. Song đấy chẳng phải là trường hợp. Những vị cố vấn kỳ cựu trong câu chuyện nầy đều là những người đồng thời với Salômôn, họ chẳng bàn điều gì là tốt đẹp trong các năm suy thoái của ông. Thay vì thế, thắc mắc quan trọng là: ‘ai sẽ nói với sự khôn ngoan thiêng liêng’? Cả hai: người lớn tuổi hơn và người trẻ tuổi hơn đã khuyên bảo Rôbôam với nhận định đầy thủ đoạn về mặt chính trị. Rôbôam chẳng có người nào nói đến các ý định của Đức Chúa Trời cho xứ sở và ông chẳng mấy quan tâm vào việc tìm kiếm một con người như thế.
            Đối thủ của Rôbôam là Giêrôbôam, trước tiên được ngợi khen vì cớ chức năng lãnh đạo hiệu quả của ông và chúng ta đã sớm để ý đến ông khi nói nghịch cùng các dự án xây dựng phung phí của Salômôn. Đại đa số dân sự của Đức Chúa Trời, 10 trong 12 chi phái, đã khởi sự một cuộc nội chiến và đã chọn Giêrôbôam là vua khi đối kháng với Rôbôam. Từ nhận định đó, xứ sở đã bị chia ra làm hai mà chẳng có một hy vọng nào thống nhất trở lại.
            Một tiên tri tên là Ahigia đã hiến cho Giêrôbôam một cơ hội để cai trị Israel (các chi phái tách rời) trong vai trò tôi tớ của Đức Chúa Trời nhưng ông đã từ chối, ông quyết định nắm lấy quyền lực hoàng gia theo cách riêng của mình.
            I Các Vua 12:26-32: Bấy giờ, Giê-rô-bô-am nói thầm rằng: Hoặc nước sẽ trở về nhà Đa-vít chăng. Nếu dân sự này đi lên Giê-ru-sa-lem đặng tế lễ tại trong đền của Đức giê-hô-va, thì lòng họ chắc sẽ trở về chúa của họ, là Rô-bô-am, vua Giu-đa; người ta sẽ giết ta đi và trở về với Rô-bô-am, vua Giu-đa. Vậy, vua bàn định, rồi truyền làm hai con bò con bằng vàng, và nói với dân sự rằng: Các ngươi đi lên Giê-ru-sa-lem thật khó thay! Hỡi Y-sơ-ra-ên! nầy là các thần ngươi, đã đem ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô. Người đặt con này tại Bê-tên, và con kia tại Đan. Việc đó thành nên tội lỗi, vì dân chúng đi đến Đan đặng thờ lạy bò con ấy. Giê-rô-bô-am cũng cất chùa miễu trên các nơi cao, chọn lấy người trong vòng dân chúng lập làm thầy tế lễ, không thuộc về chi phái Lê-vi. Người lại định lập trong tuần tháng tám ngày rằm, một lễ giống như lễ người ta thường dự trong xứ Giu-đa, và người dâng các của lễ trên bàn thờ. Người cũng làm như vậy tại Bê-tên, tế lễ cho hai bò con mà người đã làm nên; lại để tại Bê-tên những thầy tế lễ của các nơi cao mà người đã cất”.
            Trong khi đó, Rôbôam đã đe doạ lấy bạo tàn như sự thế chỗ của mình cho hoà bình, Giêrôbôam đã thiên về cuộc vận động từ chối không tin cậy vào Đức Chúa Trời. Giêrôbôam tự phong mình như một tân Môise và một tân Arôn. Ông dựng nên các thầy tế lễ, dựng lên các lễ hội, xây các nơi cao, tạo ra nhiều hình tượng — sử dụng ký ức lịch sử của Israel cùng mọi nhạy cảm về mặt thuộc linh cho các ý đồ riêng của mình.
            Tuy nhiên, Đức Chúa Trời sẽ không bị chế giễu và các cuộc vận động tôn giáo sẽ luôn luôn thất bại. Đến cuối cùng, ai cũng biết Giêrôbôam là một người đã dẫn Israel đến chỗ phạm tội. Dòng dõi của dòng dõi ông bị dập tắt từ lâu trước khi Israel bị chinh phục, bị tản lạc và hư mất cho đến đời đời.
            Như chúng ta sẽ khám phá ra trong bài học tới đây, vương quốc phía nam là xứ Giuđa, vẫn duy trì được chủ quyền trong một thời gian dài song chỉ là một nước chư hầu mà thôi. Nó sẽ chẳng bao giờ có được tầm vóc và ảnh hưởng mà Israel thống nhất đã có trong thời David và Salômôn.
            Sự suy thoái các năm tháng về sau của Salômôn đã nắn đúc cho Rôbôam và Giêrôbôam, hai người đã tranh nhau về ngôi vị. Shalom là một ký ức xa xôi. Từ nhận định nầy, dân sự của Đức Chúa Trời là một dân sót vô nghĩa, bị chà đạp và bị bất chấp bởi các thế lực lớn lao vây chung quanh họ. Nhưng ánh sáng chưa tắt ngúm đâu.
            Có một nguồn hy vọng còn chừa lại cho những ai trung tín — Đức Chúa Trời giữ các lời hứa của Ngài! Đức Chúa Trời đã hứa với Ađam và Êva rằng con trai của họ sẽ hủy diệt con rắn. Ngài đã hứa với Ápraham, ông sẽ trở thành một dân lớn. Ngài hứa với Môise rằng những kẻ phiêu bạt sẽ được lập ở trong đất riêng của họ. Ngài cũng hứa với David:
            II Samuên 7:11-16: tức là như lúc ta lập quan xét trị dân Y-sơ-ra-ên ta. Ta đã giải cứu ngươi khỏi các thù nghịch ngươi mà ban bình an cho ngươi. Rốt lại, Đức Giê-hô-va phán hứa rằng Ngài sẽ dựng cho ngươi một cái nhà. Khi các ngày ngươi đã mãn, và ngươi ngủ với các tổ phụ ngươi, thì ta sẽ lập dòng giống ngươi kế vị ngươi, là dòng giống do ngươi sanh ra, và ta sẽ khiến cho nước nó bền vững … Như vậy, nhà ngươi và nước ngươi được bền đổ trước mặt ngươi đời đời; ngôi ngươi sẽ được vững lập đến mãi mãi”.
            Và Đức Chúa Trời giữ mọi lời hứa của Ngài. Một con trai của David sẽ ra đời một ngày kia và Ngài sẽ thiết lập một vương quốc đời đời — shalom sẽ còn mãi cho đến đời đời. Có những ngày tăm tối ở trước mặt dành cho dân sự của Đức Chúa Trời. Những người nhắc nhớ về phương diện tiên tri bảo họ phải chờ đợi trong đức tin.
            Và đức tin của họ sẽ được ban thưởng: thứ nhứt với sự ra đời của Chúa Jêsus tại chuồng chiên máng cỏ Bếtlêhem, kế đó với sự đắc thắng đạt được qua sự chết và sự phục sinh của Chúa Jêsus, và sau cùng vào cái ngày Chúa Bình An (shalom) tái lâm truất bỏ tội lỗi và sự chết cho đến đời đời.
            Một phân đoạn quen thuộc từ sách Êsai:
            Êsai 9:5-6: Vì có một con trẻ sanh cho chúng ta, tức là một con trai ban cho chúng ta; quyền cai trị sẽ nấy trên vai Ngài. Ngài sẽ được xưng là Đấng Lạ lùng, là Đấng Mưu luận, là Đức Chúa Trời Quyền năng, là Cha Đời đời, là Chúa Bình an. Quyền cai trị và sự bình an của Ngài cứ thêm mãi không thôi, ở trên ngôi Đa-vít và trên nước Ngài, đặng làm cho nước bền vững, và lập lên trong sự chánh trực công bình, từ nay cho đến đời đời. Thật, lòng sốt sắng của Đức Giê-hô-va vạn quân sẽ làm nên sự ấy!
            Một lời sau cùng về shalom. Tân Ước nói rõ ràng bình an trong các mối quan hệ và bình an trong tấm lòng có thể là kinh nghiệm của chúng ta bất luận hoàn cảnh lịch sử nào chúng ta thấy mình đang ở trong đó.
            Philíp 4:4-7: Hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn. Tôi lại còn nói nữa: hãy vui mừng đi. Hãy cho mọi người đều biết nết nhu mì của anh em. Chúa đã gần rồi. Chớ lo phiền chi hết, nhưng trong mọi sự hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin, và sự tạ ơn mà trình các sự cầu xin của mình cho Đức Chúa Trời. Sự bình an của Đức Chúa Trời vượt quá mọi sự hiểu biết, sẽ giữ gìn lòng và ý tưởng anh em trong Đức Chúa Jêsus Christ”.
            Cuộc sống và mọi hoàn cảnh khó nhọc khuấy khuất các tư tưởng đầy lo sợ, có thể phát triển thành những lo âu què quặt trong cuộc sống đó. Sự bình an là thứ xuất phát từ đáy lòng dâng lên Đức Chúa Trời sự cảm tạ. Sự bình an của Đức Chúa Trời đổi lại giáng cho những lời cầu nguyện của các thánh đồ.
            Philíp 4:8-9: Rốt lại, hỡi anh em, phàm điều chi chân thật, điều chi đáng tôn, điều chi công bình, điều chi thánh sạch, điều chi đáng yêu chuộng, điều chi có tiếng tốt, điều chi có nhân đức đáng khen, thì anh em phải nghĩ đến. Hễ sự gì anh em đã học, đã nhận, đã nghe ở nơi tôi và đã thấy trong tôi, hãy làm đi, thì Đức Chúa Trời của sự bình an sẽ ở cùng anh em”.
            Ở đây, chúng ta được kêu gọi đưa ra những quyết định cho cả tư tưởng (suy nghĩ đến những việc như thế) và hành động của chúng ta (đưa vào thực hành). Vũ trụ đầy dẫy với những vấn đề đáng khen ngợi cực kỳ về sự suy gẫm. Ganh ghét, tư dục, và tự thương hại chẳng hiến cho điều gì trong sự ví sánh. Theo mẫu mực của những người nam và người nữ tin kính, chắc chắn khi có những sự lựa chọn xấu xa diễn ra cho chúng ta trong tự nhiên, điều siêu nhiên sẽ tới đến.
            Đức Chúa Trời Ngài là shalom, sẽ là bạn đồng hành của chúng ta trong nổ lực làm mới lại suy tưởng của chúng ta và làm thay đổi cách xử sự của chúng ta.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét