Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

Sáng thế ký 25: 19-26: "Sự Ra Đời Của Kẻ Nắm Gót"


Sự Ra Đời Của Kẻ Nắm Gót
Sáng thế ký 25:19-26
Có nhiều cách khác nhau để nghiên cứu Kinh thánh. Thí dụ, bạn có thể nghiên cứu Kinh thánh theo cách phân tích, lấy từng câu và từng đoạn rồi từng chữ một liên tiếp nhau. Hoặc bạn có thể nghiên cứu Kinh thánh theo giáo lý, lần theo các sự dạy quan trọng của Kinh thánh qua 66 sách của Kinh thánh. Bạn có thể nghiên cứu Kinh thánh theo cách tổng hợp, mở sợi dây lẽ thật ra để có được “bức tranh lớn”. Nhiều người nghiên cứu Kinh thánh về mặt lịch sử, xem xét các đường lối mà Đức Chúa Trời xử lý với dân sự Ngài qua các thời kỳ khác nhau trong phần lịch sử của Kinh thánh.
Một nhánh của phương pháp lịch sử là nghiên cứu Kinh thánh về mặt tiểu sử. Nói như thế có nghĩa là nghiên cứu các nhân vật quan trọng trong Kinh thánh — những người nam người nữ họ là nhân vật nổi bật trong tấn thảm kịch cứu chuộc sắp mở ra. Trong nhiều năm trời, đây là phương thức nghiên cứu Kinh thánh mà tôi ưa thích vì phương thức nầy nằm trong việc làm bật ra lẽ thật Kinh thánh để chúng ta nhìn thấy thực tại cách thức Đức Chúa Trời làm việc với những con người về cơ bản giống như chúng ta.
Khi bạn đọc các tiểu sử quan trọng trong Kinh thánh, bạn đang đọc lẽ thật được mặc lấy trong nhân cách con người. Đó là lý do tại sao khi chúng ta muốn dạy dỗ con cái mình về lẽ thật của Kinh thánh, chúng ta bắt đầu bằng cách dạy cho chúng biết những truyện tích quan trọng của Kinh thánh. Chúng ta dạy cho chúng biết về:
Nôê là người đã đóng một chiếc tàu
Ápraham đã lìa Urơ xứ Canhđê
Môise đã băng qua Biển Đỏ
Giôsuê chỉ huy “trận đánh thành Giêricô”
David đã giết chết Gôliát
Êxơtê đã cứu lấy dân tộc mình
Đaniên đã ngủ với bầy sư tử.
Và bảng danh sách còn dài, dài nữa. Chúng ta kể lại những câu chuyện đó thật nhiều lần vì câu chuyện nầy nằm trong nhiều truyện tích bằng thịt và huyết đã trở nên hiện thực đối với chúng ta. Đức tin là tất cả lý thuyết cho tới chừng chúng ta gặp đức tin nơi Ápraham. Lòng can đảm là trừu tượng cho tới chừng chúng ta đứng chung với David đối đầu với Gôliát. Nghi ngờ là nan đề của ai đó cho tới chừng chúng ta phấn đấu bên cạnh một người có tên là Thôma.
Không một lớp vỏ bọc đường nào hết
Một trong những sự kiện đáng ngạc nhiên về Kinh thánh, ấy là sự thực không bao giờ có lớp vỏ bọc đường — thậm chí về các bậc anh hùng của Kinh thánh. Kinh thánh thuật lại sự thực cho chúng ta biết, toàn bộ sự thực, và chẳng có gì khác nữa ngoài sự thực. Nếu họ phạm tội, chúng ta đọc thấy tội lỗi đó. Không một điều gì được giấu giếm, hay bị kiểm duyệt, hoặc che đậy. Chúng ta tiếp lấy toàn bộ sự thực nói về những người nam người nữ mà Đức Chúa Trời từng sử dụng.
Vì vậy, chúng ta đọc câu chuyện Ápraham nói dối về vợ mình.
Chúng ta đọc câu chuyện Môise phạm tội giết người.
Chúng ta đọc truyện tích David phạm tội tà dâm.
Chúng ta đọc câu chuyện Phierơ đang chối Đấng Christ.
Riêng tôi, tôi rất vui sướng về sự thực ấy. Kinh thánh kể lại câu chuyện như nó vốn có thật vậy, chẳng cầm giữ lại một điều gì. Như thế thật là hay, và trong một phương thức thật lạ lùng, tôi thấy rất là khích lệ. Hầu hết mọi người đều phấn đấu trong “vùng xám” giữa chỗ họ làm gì và họ sẽ trở nên như thế nào!?! “Lỗ hỗng thực tế” có một số ngày rất là rộng rãi. Đấy là lý do tại sao tôi vui sướng khi biết rõ những người nam người nữ quan trọng nhất đã phấn đấu với cùng nhiều nan đề mà hết thảy chúng ta đều phải xử lý với — ngã lòng, tham vọng không kiểm soát được, tư dục, tham lam, cay đắng, và nhiều thứ nữa.
“Chúng ta chỉ là con người”
Khi tôi làm Mục sư quản nhiệm ở Texas, có một phụ nữ trong hội thánh gọi điện đến, bà thường xin tôi giúp đỡ về mặt thuộc linh. Tôi cho rằng trong quá trình năm năm, chúng tôi phải trao đổi bằng điện thoại ít nhất 100 lần. Bà ta nổi bật trong tâm trí tôi vì bà ta luôn luôn kết thúc cuộc trao đổi theo cùng một cách. Bất cứ khi nào chúng tôi đến lúc kết thúc cuộc gọi, Betty luôn luôn nói: “Mục sư ơi, hãy nhớ chúng ta chỉ là con người nhé!”
Thật lấy làm tốt khi in trong trí điều đó lúc bạn bắt đầu đọc Kinh thánh. Những người nam người nữ mà Đức Chúa Trời sử dụng chỉ là con người mà thôi. Họ không phải là loại tạo vật siêu đẳng, được làm bằng thứ gì đó tốt hơn chúng ta. Không, họ đã sống giống như chúng ta và chúng ta cũng sống y như họ.
Với điều đó làm nền — và nắm chặt lấy sự ấy trong lý trí mình — chúng ta quay sang đề tài ngay. Chúng ta sẽ bắt đầu phần nghiên cứu về một trong những con người quan trọng nhất trong Kinh thánh. Thực vậy, con người nầy quan trọng đến nỗi tôi muốn nói rằng nếu bạn lập một danh sách 10 Nhân Vật Quan Trọng Nhất trong Cựu Ước, tên tuổi ông ta sẽ ở gần đỉnh của danh sách ấy. Tuy nhiên, bất chấp sự thực ông rất là quan trọng như thế, hầu hết chúng ta đều biết rất ít về đời sống của ông ấy.
Thuộc về ông ấy là một đời sống mà chúng ta không học đòi.
Thuộc về ông ấy là một đời sống mà chúng ta không noi theo.
Thuộc về ông ấy là một đời sống mà chúng ta có khuynh hướng phải bỏ qua.
Mặc dù ông có rất nhiều thành tựu, ông bị lu mờ bởi ông nội của mình và bởi các con trai của ông. Đấy là một sự xấu hổ vì con người nầy có nhiều điều để nói với chúng ta hôm nay.
Tôi đang nói về Giacốp, con trai của Ysác, cháu nội của Ápraham, và là cha của Giôsép. Bốn nhân vật nầy đã dựng nên khung xương sống của Sáng thế ký 12-50. Mỗi nhân vật là một nhân vật đức tin theo cách riêng của họ. Nếu bạn quen biết bốn nhân vật nầy, thế thì bạn quen biết Sáng thế ký 12-50.
Sự kiện thú vị, ấy là hầu hết chúng ta đều biết rất nhiều điều về hai trong số bốn nhân vật nầy và chẳng biết gì nhiều về hai nhân vật kia. Ápraham và Giôsép đứng như trụ cột nổi tiếng, trong khi Ysác và Giacốp gần như mất hút đâu đó ở giữa. Điều nầy rất dễ hiểu ở chỗ Ysác, Kinh thánh không mô tả đời sống của ông theo từng chi tiết. Tuy nhiên, câu chuyện của Giacốp bắt đầu ở Sáng thế ký 25 rồi kết thúc với phần chôn cất ông ở Sáng thế ký 50 — một cuộc đời trải rộng ra gần nửa quyển sách.
Tại sao lại là Giacốp?
Có ba lý do cơ bản tại sao chúng ta nghiên cứu đời sống của Giacốp:
1. Vì có nhiều điều được nói tới Giacốp trong sách Sáng thế ký.
2. Vì Giacốp đóng một vai quan trọng trong lịch sử của dân Israel.
3. Vì Giacốp là một nhân vật Kinh thánh, chúng ta cần phải hiểu rõ câu chuyện của ông .
Vượt quá mọi thắc mắc, ông là một trong những nhân vật “người” nhất trong cả Kinh thánh. Khi chúng ta lần theo đời sống của ông, chúng ta sẽ khám phá ra rằng ông đã có nhiều thất bại cũng như vinh quang. Không giống như một số nhân vật khác trong Kinh thánh, dường như họ diễu hành từ đắc thắng nầy qua vinh quang khác, cuộc đời của Giacốp là một cuộc phấn đấu ngay từ buổi ban đầu. Ông ra đời bằng cách nắm lấy gót chơn của anh mình và qua đời bằng cách an bài mọi sự với bầy con của mình. Ở giữa đó, ông biết rõ nhiều về nổi buồn và chứng đau đầu mà ông đang chia sẻ. Ông lừa đảo và bị lừa đảo, dối gạt rồi bị dối gạt, những cơn giận dữ và bị làm cho giận dữ, nhiều cú sốc rồi bị sốc. Nói ngắn gọn, đây là con người đang sống đời sống theo phương thức mà hầu hết chúng ta đều đang sống — hai bước tới và một bước lùi.
Ông là một kẻ hay mưu mẹo và là kẻ hay mộng mị.
Ông có một con mắt nhìn vào việc làm ăn và một con mắt nhìn về Đức Chúa Trời.
Ông là một thương gia và cũng là một con người có đức tin.
Ông lừa đảo anh mình và ông đã vật lộn với một thiên sứ.
Ông lừa dối cha mình và ông đã nghe thấy giọng nói của chính Đức Chúa Trời.
Vị anh hùng thực sự
Cuộc đời của ông là một nghịch lý, một bí ẩn, một sự khó hiểu và một điều bí nhiệm. Ông là một con người với nhiều mụn cóc, với nhiều vết sẹo, một con người đã nhìn biết những vòng lẫn quẫn của cuộc sống. Ông không hề có được nó theo cách dễ dàng, ông không hề làm cho dễ dàng cuộc sống ấy cho bản thân mình, ông phạm cả ngàn lỗi, tuy nhiên ở cuối đời, ông đã tắt thở trong đức tin, đấy là lý do tại sao Hêbơrơ 11 liệt kê ông là một trong những vị anh hùng đức tin. Có cả hai điều: sự cảnh cáo và sự khích lệ trong đời sống của ông — nhiều điều để noi theo và nhiều điều cần phải tránh đi.
Đến cuối cùng, chúng ta sẽ khám phá ra vị anh hùng thực sự trong câu chuyện chính là Đức Chúa Trời. Không phải Giacốp đâu, mà là Đức Chúa Trời. Giacốp chỉ là cái phông, đàng sau nó chúng ta nhìn thấy cả sự công bình và ơn thương xót của Đức Chúa Trời. Trong nhiều cách thức, ông là Phierơ của Tân Ước — là người mà Đức Chúa Trời sử dụng bất chấp cái tôi của ông. Trải qua cuộc đời của ông, chúng ta phải viết ra với những mẫu tự hoa — RÔMA 8:28 —vì nếu bất cứ người nào từng minh chứng rằng “mọi sự hiệp lại làm ích cho" — thì đấy là Giacốp. Không cứ cách nào đó Đức Chúa Trời đã nhìn thấy ở trong ông tiềm năng dành cho sự cao trọng.
Đến cuối cùng, kẻ hay mưu mẹo trở thành một hoàng tử và tay mánh khóe trở thành một con người có đức tin. Khi Đức Chúa Trời sống qua Giacốp, ông được biến đổi thành một vị tộc trưởng — là tổ phụ của cả một dân tộc.
Vị anh hùng không bao giờ là Giacốp. Vị anh hùng luôn luôn là Đức Chúa Trời.
Hãy xem xét đời sống ông được tóm tắt lại:
Ông ra đời ôm chặt lấy gót chơn của anh mình.
Ông lừa đảo anh mình để lấy quyền con trưởng.
Ông dối gạt cha mình để nhận lãnh phước hạnh.
Ông sử dụng 20 năm ở Charan, ở đó cậu ông là Laban lại dối gạt ông.
Ông tìm cách thương lượng trên đường trở lại trong ân sũng tốt lành của Êsau.
Con cái của ông dính dáng vào chuyện cưỡng hiếp và giết người.
Người con cả của ông ngủ với hầu của ông là Bila.
Đứa con cưng của ông là Giôsép bị mấy người con khác của ông bắt cóc.
Tấm lòng ông tan vỡ bởi buồn rầu.
Thời trai trẻ ông là một người hay mưu mẹo.
Ở tuổi trung niên, ông là kẻ làm thuê cho Laban.
Ở tuổi già ông ngã lòng và chán nãn.
Rồi ông qua đời ở Aicập — chớ không phải trong Đất Hứa.
Nếu bạn nhìn vào câu chuyện của ông từ nhận định như thế, thì rõ ràng là cuộc đời của ông chỉ toàn là thất bại. Song chẳng phải như vậy đâu. Chính tên tuổi của ông lại nằm trong Hêbơrơ 11 — chớ không phải tên tuổi của Êsau đâu. Đấy là sự lạ lùng và là sự vinh hiển cho cuộc đời ông. Giacốp là một con người có đức tin.
Nếu bạn cần bất cứ bằng chứng nào khác nữa, hãy xem xét điều nầy: Khi Đức Chúa Trời muốn xác định ông với dân sự của ông, có phải bạn biết Ngài gọi ông là gì rồi, có phải không? “Ta là Đức Chúa Trời của Ápraham, của Ysác và của Giacốp”. Câu nầy khích lệ tôi đấy. Tôi rất vui khi biết Đức Chúa Trời của chúng ta cũng là Đức Chúa Trời của Giacốp. Không những của Ápraham và của Ysác. Ngài cũng là Đức Chúa Trời của Giacốp nữa. Không những thế, Ngài còn chạy đua với những người chiến thắng nữa. Đức Chúa Trời của chúng ta cũng là Đức Chúa Trời của những người nào đang phấn đấu và lăn lộn theo cách của họ qua cuộc sống, có khi phải làm mọi sự để lo liệu cho cuộc sống thân yêu ấy. Ngài là loại Đức Chúa Trời như thế đấy — Ngài là “Đức Chúa Trời của Giacốp”.
Hai mươi năm cầu nguyện
Câu chuyện kể về đời sống của Giacốp bắt đầu trước khi ông chào đời. Sáng thế ký 25:19-26 đóng ngoặc câu chuyện nói tới sự ông ra đời với hai chi tiết theo trình tự thời gian: Ysác được 40 tuổi khi ông cưới Rêbeca làm vợ và 60 tuổi khi Giacốp và Êsau sau cùng đã chào đời. Kết hôn ở tuổi 40, và có con ở tuổi 60. Câu 21 cho chúng ta biết rằng “Y-sác khẩn cầu Đức Giê-hô-va cho vợ mình, vì nàng son sẻ”. Chúng ta hoàn toàn không hiểu được sự ấy ngày nay, nhưng trong thời của Ysác cái điều tệ hại nhất có thể xảy ra cho một phụ nữ là không có con. Sự việc nầy được xem là một dấu hiệu cho thấy bạn không được ơn của Đức Chúa Trời. Hơn nữa, son sẻ có nghĩa là bạn chẳng có ai lo liệu cho bạn trong lúc tuổi già.
Vì vậy Ysác đã cầu thay cho vợ mình. Không phải một lần đâu, mà rất là nhiều lần ông nài xin Đức Chúa Trời mở tử cung của Rêbeca. Đối với chúng ta, cái điều chỉ là một lưu ý nhỏ nhặt trong bản tường trình của Kinh thánh, còn đối với Ysác đó là một điểm rất quan trọng. Ông đã cầu thay cho vợ mình. Thật là bất ngờ, theo như tôi biết, đây là lần duy nhứt trong Kinh thánh, ở đây một người chồng đặc biệt được nhắc tới là đã cầu thay cho vợ mình. Tôi dám chắc điều nầy đã thường xuyên xảy ra, song đây là lần duy nhứt Kinh thánh trực tiếp nhắc tới.
Tình trạng không khả năng có thai của Rêbeca đã đưa Ysác vào một tình thế chẳng đặng đừng. Rốt lại, Đức Chúa Trời đã hứa với Ápraham rằng “dòng dõi” của ông sẽ trở thành một dân lớn. Ở Sáng thế ký 22 lời hứa ấy đã được lặp lại với Ysác. Nhưng làm sao việc ấy xảy ra cho được trừ phi Rêbeca có thai?
Một năm trôi qua.
Hai năm trôi qua.
Ba năm trôi qua.
Bốn năm trôi qua.
Không có một đứa con nào hết. Đức Chúa Trời đang ở đâu vậy? Còn lời hứa thì sao? Vì vậy Ysác chịu khó cầu nguyện hơn nữa … và nhiều năm tháng trôi qua thật mau. Không có một đứa con nào hết. Đức Chúa Trời đang ở đâu chứ? Có phải Ngài đã quên phứt những gì Ngài đã phán chăng? Mọi sự nầy có phải là một loại đùa dai độc ác của Đấng Toàn Năng chăng? Liệu Đức Chúa Trời có đổi ý Ngài chăng?
Vì vậy, Ysác đã cầu nguyện. Từ ngữ nầy có ý nói: “van xin” hay “nài nĩ”. “Ôi lạy Đức Chúa Trời, hãy cất bỏ đi sự xấu hổ, hãy dời đi sự sĩ nhục. Ôi lạy Chúa, xin hãy giữ lời hứa của Ngài. Xin ban cho chúng con một mụn con”.
Đức Chúa Trời và chỉ có Đức Chúa Trời
Tại sao Ysác và Rêbeca phải đợi đến những 20 năm mới có câu trả lời? Tôi sẽ trả lời rằng khi bạn nói cho tôi biết lý do tại sao những lời cầu nguyện của bạn không được nhậm ngay tức thì. Chúng ta cầu nguyện và cầu nguyện rồi có khi chúng ta cầu nguyện trong nhiều năm trời … và các từng trời dường như trơ ra như đồng vậy. Đức Chúa Trời đang ở đâu khi chúng ta cần đến Ngài? Sao Ngài không trả lời chứ?
Đức Chúa Trời đã làm gì trong suốt 20 năm chờ đợi? Cho phép tôi đưa ra ba câu trả lời:
1. Ngài đang phát triển đức tin của Ysác.
2. Ngài đang dạy Ysác sự kiên nhẫn.
3. Ngài đang sắp xếp các hoàn cảnh để khi sau cùng câu trả lời đến, chỉ một mình Đức Chúa Trời mới có thể nhận lấy công trạng.
Ba điểm đó giúp chúng ta hiểu rõ lý do tại sao những câu trả lời của Đức Chúa Trời thường bị chậm trễ. Ngài muốn phát triển đức tin của chúng ta, Ngài muốn phát triển tánh nhịn nhục của chúng ta, và Ngài muốn biết chắc rằng chỉ một mình Ngài sẽ nhận lấy công trạng khi sau cùng câu trả lời xảy đến.
Sao lại là tôi?
Câu 22 cung ứng cho chúng ta mặt kia của câu chuyện. Khi Rêbeca sau cùng đã có thai, bà có một thời điểm rất khó chịu. Tôi dám chắc rằng lúc đầu bà và Ysác đã có một buổi tiệc lớn. Có lẽ bạn hữu của bà đã tặng một loạt quà cho đứa bé. Nhưng khi nhiều tuần lễ trôi qua, các đứa trẻ bắt đầu “chen lấn” ở trong bụng bà. Từ ngữ thì mạnh mẽ hơn thế; cụm từ có nghĩa là “tham chiến”. Hai đứa trẻ đánh nhau trong lòng mẹ. Điều đó gây cho Rêbeca phải sợ hãi nên bà đã hỏi Chúa: “Cớ sao điều nầy xảy đến làm chi?”
Há chẳng thú vị sao khi sau 20 năm cầu thay, lúc câu trả lời sau cùng đến, nó đem lại nhiều thắc mắc và nhiều trăn trở hơn? Há chẳng thú vị sao khi lời cầu nguyện được nhậm có thể là khó nắm lấy hơn là lời cầu nguyện chưa được nhậm? Tôi dám chắc bạn đã nghe nói: “Phải cẩn thận về những gì bạn cầu nguyện vì Đức Chúa Trời có thể ban điều đó cho bạn đấy”.
— Chúng ta cầu xin cho có con và khi con cái chúng ta đến, chúng chẳng có gì khác hơn là rắc rối.
— Chúng ta cầu xin cho có một việc làm mới và khi chúng ta có việc làm, chủ nhân của chúng ta là một kẻ rất khó chịu.
— Chúng ta cầu xin cho có một ngôi nhà mới và khi chúng ta dọn vào ở, chúng ta mới khám phá ra mối mọt đầy ở trong nền nhà.
— Chúng ta cầu xin lập gia đình và rồi chúng ta xin được ly dị rồi khi ly dị xong chúng ta khám phá ra chúng ta vẫn chưa có hạnh phúc.
Chúng ta thường cầu thay cho một giấc mơ hằng ấp ủ, với suy nghĩ rằng khi được nó, mình sẽ rất hạnh phúc. Sau cùng, khi Đức Chúa Trời nhậm lời, chúng ta khám phá ra rằng câu trả lời của Ngài chỉ tạo thêm nan đề thôi. Sao lại như vậy chứ? Vì Đức Chúa Trời không ở trong công việc tạo dễ dàng cho dân sự Ngài đi từ đất lên trời. Thay vì thế, Ngài đang ở trong công việc sử dụng cuộc hành trình để dạy dỗ chúng ta về sự thánh khiết, sự công bình và sự tin kính. Nếu Ngài tạo ra sự dễ dàng, chúng ta sẽ không bao giờ phát triển được loại đức tính đúng đắn.
Câu trả lời đáng kinh ngạc của Đức Chúa Trời
Vì vậy Rêbeca — cảm thấy cuộc chiến ở trong bụng mình — nói: “Cớ sao?” Câu 23 cung ứng cho chúng ta câu trả lời đáng kinh ngạc của Đức Chúa Trời. Tôi có thể tóm tắt câu trả lời ấy bằng bốn cụm từ:
Hai nước — "Hai nước hiện ở trong bụng ngươi”.
Cuộc chiến liên tục — "hai thứ dân sẽ do lòng ngươi mà ra”
Sức lực khác nhau — "dân nầy mạnh hơn dân kia”
Vai trò đảo ngược — "đứa lớn phải phục đứa nhỏ”
Mọi sự ấy chẳng có ý nghĩa gì nhiều cho chúng ta, song với Rêbeca đây là những tin tức gây sốc — đặc biệt là ở điểm sau cùng. Trong vùng Cận Đông xưa, con trưởng nam luôn luôn được cung ứng cho quyền thừa tự. Người con trưởng nhận lãnh một phần bằng hai và được xem là trưởng tộc trong gia đình khi cha mẹ qua đời. Nhưng ở đây, Đức Chúa Trời đang phán rằng các vai trò đã bị đảo ngược — các quyền bình thường được giao cho người con trưởng trong trường hợp nầy được giao cho người con thứ.
(Ở Rôma 9:10-13, Phaolô phát triển luận điểm nầy để chỉ ra rằng ơn cứu rỗi hoàn toàn là do ân điển của Đức Chúa Trời. Ngài đã chọn Giacốp hơn Êsau trước khi hai người chào đời, trước khi họ biết chọn điều lành hay điều dữ. Đây hoàn toàn là một sự chọn lựa được lập ở trong tâm trí của Đức Chúa Trời mà không nương trên bất cứ điều chi tốt lành mà ông nhìn thấy nơi Giacốp hay bất cứ điều chi xấu xa mà ông đã nhìn thấy ở Êsau).
Kẻ đầy lông lá và kẻ nắm gót chơn
Khi hai đứa trẻ sau cùng đã chào đời, Ysác và Rêbeca đã nhận lãnh một cú sốc khác nữa. Đứa thứ nhứt ra đời có màu đỏ hồng: “lông cùng mình như một áo tơi lông”. Nghĩa là, thân thể ông bị phủ với màu lông đỏ hồng — gần giống như một con dã thú. Họ đặt tên cho ông là “Êsau”, nghĩa là “Đỏ” và cũng có nghĩa là “lông cùng mình”. Nhưng đấy chẳng phải là sự lạ lùng duy nhứt đâu. Khi Êsau lọt ra, một bàn tay trắng trẻo đang nắm lấy gót chơn Êsau. Vì vậy họ cứ giữ việc kéo và ra tiếp đấy là đứa trai thứ hai. Họ đặt tên ông là “Giacốp”, nghĩa là “kẻ nắm gót”. Nhiều năm về sau cái tên nầy có ý nghĩa là “người hất cẳng”“kẻ lừa đảo”.
Không một điều gì trong số nầy đã xảy ra là do tình cờ đâu. Cách thức hai đứa trẻ vào trong thế gian chỉ ra đôi điều về tính khí và số phận của họ. Êsau sẽ trở thành thợ săn rất thành công; Giacốp sẽ trở thành một doanh nhân khôn ngoan. Êsau sẽ cảm thấy như ở nhà khi ngụ ngoài trời; Giacốp sẽ sử dụng đời sống vốn có tìm cách thúc đẩy đường lối mình lên tới đỉnh. Êsau lo xây dựng một vương quốc hùng mạnh; Giacốp sẽ sống bởi trí thông minh của mình. Êsau sẽ có một thứ tánh thật bốc lửa, nhưng sẽ mau chóng làm nguội dần cơn thạnh nộ của mình; Giacốp sẽ có một ký ức lâu dài và lương tâm hay phạm tội của ông sẽ hành hại ông trong nhiều năm trời.
Ysác và Rêbeca lúc đầu đều không biết chi về mọi sự nầy. Nhưng bất luận là thể nào, hai đứa trẻ nầy chẳng chóng thì chày sẽ khoác lấy nhân cách thích ứng của chúng. Trước khi có nhiều năm trôi qua, rõ ràng là sự ra đời bất thường như thế nầy đã loan báo trước số phận đời đời của họ trong đời rồi.
Hai đứa trẻ: “Đỏ Lông LᔓKẻ Nắm Gót”. Từ nơi họ chắc chắn sẽ ta hai nước lớn. Số phận của họ đã được quyết định trước khi họ chào đời.
Nhân cách:
Thật là dễ nhớ khi bước theo hai đứa trẻ nầy lúc chúng lớn lên. Êsau hóa ra là một tay thợ săn, một người sống ngoài trời, một thanh niên mạnh sức, đẹp trai, một nhà lãnh đạo tự nhiên, một người chuyên hướng ngoại, một con người đơn sơ chuyên sống với mọi cảm xúc ở ngoài mặt. Êsau là một người không có tính xảo quyệt. Những gì bạn nhìn thấy là những gì bạn lãnh hội.
Ngược lại, Giacốp có phần nhút nhát và yếu ớt. Ông thích qua ngày quanh các lều trại — suy nghĩ, mộng mơ, quan sát, phân tích. Giacốp là một người rất phức tạp — những gì bạn nhìn thấy không nhất thiết là những gì bạn lãnh hội. Với Giacốp, bạn không dám chắc một điều gì cả. Ông sống thế nầy và sau đó ông lại khác đi.
Giả sử bạn nhìn vào cả hai cậu con trai từ quan điểm của con người, thì ai sẽ là người thành công nhất? Người nào dường như được ơn của Đức Chúa Trời? Phước hạnh của Đức Chúa Trời đang đặt trên người nào? Tôi nghĩ rằng 100% ai nấy đều sẽ nói rằng đấy là Êsau. Nếu bạn thắc mắc về thời thơ ấu, đứa trẻ nào sẽ đổi ra tốt hơn, câu trả lời sẽ là Êsau. Nếu bạn thắc mắc người nào sẽ trở thành nhà lãnh đạo tốt hơn, câu trả lời sẽ là Êsau. Nếu bạn thắc mắc ai sẽ làm được nhiều điều hơn trong đời sống của mình, câu trả lời sẽ Êsau.
Và người nào sẽ có nhiều nan đề? Giacốp. Nhiều khó khăn hơn? Giacốp? Nhiều đau đầu hơn? Giacốp. Nếu bạn chỉ nhìn vào câu chuyện ở bề mặt, cái điều bạn đang nhìn thấy là Êsau đang lớn lên, lập gia đình, có con cái rồi xây dựng cả một đế quốc rộng lớn. Ở mặt kia, bạn nhìn thấy Giacốp — lúc ban đầu ông là một kẻ hay mánh khóe, khúc giữa ông là kẻ đi làm thuê, lúc cuối ông ngã lòng và chán nãn. Sau cùng ông ngã chết ở Aicập.
Ân sũng của Đức Chúa Trời đang đặt trên ai đây? Từ quan điểm đó, chúng ta dám nói đấy là Êsau. Và chúng ta sẽ sai lầm trầm trọng lắm.
Song đấy là điển hình, không phải sao? Thường thì chúng ta nhìn vào người giàu có ở xung quanh chúng ta và chúng ta nghĩ: “Họ được phước quá”. Rồi khi chúng ta nhìn thấy ai đó đang nếm trải đau khổ quá quắt, chúng ta thường nghĩ: “Họ đã phạm điều chi đó sai lầm”. Nhưng thường thì không phải vậy đâu, thịnh vượng không phải là dấu hiệu ơn phước của Đức Chúa Trời đâu. Điều đó giúp chúng ta hiểu lý do tại sao Đức Chúa Trời đã ban cho Êsau được thịnh vượng về mặt vật chất. Ông không hề tìm kiếm một mối quan hệ mật thiết với Đức Chúa Trời, vì vậy Đức Chúa Trời đã ban cho ông điều chưa hẳn là tốt nhất. Ngài chỉ ban tiền bạc cho ông ta mà thôi.
Mặt khác, Đức Chúa Trời đã ban cho Giacốp sự buồn rầu, khó khăn và chứng đau đầu. Tại sao chứ? Vì Đức Chúa Trời đang sửa soạn Giacốp cho một việc lớn lao hơn.
Hãy đánh dấu đi. Chúng ta đã chọn Êsau, nhưng Đức Chúa Trời lại chọn Giacốp. Ngài phán: “Không, chẳng phải Êsau đâu. Giacốp là người của ta”. Chúng ta đã chấm Êsau làm lãnh tụ của chúng ta. Còn Đức Chúa Trời phán: “Không, ta muốn kẻ ở đàng sau túp lều kia kìa. Cái gã thầm lặng ấy, là kẻ mà các ngươi gạch bỏ đó. Hắn là sự lựa chọn của ta”.
Đến cuối cùng, Đức Chúa Trời sẽ khiến Giacốp trở thành một hoàng tử song phải tốn cả một đời thì sự việc mới hình thành. Câu chuyện nói tới đời sống của ông là câu chuyện nói tới cuộc phấn đấu liên tục giữa xác thịt và linh hồn, giữa những việc được làm theo cách của con người và cách của Đức Chúa Trời, giữa sự tự túc và sự nương cậy nơi Đức Chúa Trời. Đây là sự khác biệt giữa việc việc mánh mun nhiều thứ và chờ đợi nơi Đức Chúa Trời.
Bốn bài học cho cuộc sống
Giờ đây, tôi đang ở phần cuối của bài giảng … nhưng các chuyến hành trình của chúng ta với Giacốp chỉ mới bắt đầu mà thôi. Một số người trong các bạn đã nhìn thấy những cái gút đó nói rằng: “Làm ơn hãy kiên nhẫn đi, Đức Chúa Trời có làm xong việc với tôi đâu”. Câu đấy đã được viết ra trên cuộc đời của Giacốp vì ông thực sự là một tác phẩm đang trong chỗ hình thành.
1. Ở đàng sau các chi tiết của cuộc sống dường như vô nghĩa thì chính Đức Chúa Trời đang trụ ở đó.
Chúng ta nhìn thấy rõ ràng trong phân đoạn Kinh thánh nầy. Hai đứa trẻ đang chen lấn trong bụng mẹ, và hai nước sắp ra đời. Nếu bạn có mặt ở đó, bạn sẽ nhìn thấy hai đứa trẻ sắp ra khỏi tử cung và chẳng có gì khác hơn. Ai dám mơ rằng dòng lịch sử của thế giới sẽ bị tác động bởi chàng “Đỏ Lông Lá” và gã chuyên “Nắm Gót” kia chứ?
Chẳng có một sự gì là tình cờ trong chương trình của Đức Chúa Trời hết. Không một điều gì từng xảy ra cho bạn mà là do cơ hội hay số phận hoặc do may mắn cả. Thậm chí những việc trần tục trong cuộc sống mà bạn cho là phù hợp trong một chương trình rộng lớn hơn, không thấy được đang từ từ mở ra trong đời sống của bạn.
2. Khi Đức Chúa Trời quyết định dấy một người lên, không một ai có thể ngăn trở được mọi chương trình của Ngài.
Chúng ta đã chọn Êsau. Còn Đức Chúa Trời phán: “Ấy sẽ là Giacốp”. Chúng ta sẽ lập Êsau là con trưởng nam, nhưng Đức Chúa Trời phán: “Ta có thể chọn người con thứ nếu ta muốn”. Chúng ta sẽ nhường cho Giacốp một con đường dễ dàng hơn, song Đức Chúa Trời biết rõ con đường khó nhọc tạo nên một con người mạnh mẽ.
Cũng thực như thế cho bạn và tôi. Khi Đức Chúa Trời sẵn sàng hành động trong đời sống của bạn, kết quả sẽ cũng y như với Giacốp — rối rắm, rối rắm, rối rắm. John Newton vốn hiểu rõ lẽ thật ấy khi ông viết: “Qua nhiều hiểm nguy, vất vả và bẫy dò, tôi đã đến rồi. Ân điển nầy đã đưa tôi đi thật xa trong an toàn, và ân điển sẽ dẫn tôi về nhà”.
3. Khi Đức Chúa Trời quyết định hành động trong đời sống của bạn, Ngài sẽ không dừng lại mặc dù Ngài phải tốn cả một đời sống mới làm xong công việc.
Ngài cần phải tốn 80 năm mới nắn đúc xong Môise. Ngài cần cả trăm năm mới nắn đúc xong Giacốp. Ngài cần cả một đời với hầu hết chúng ta vì đất sét là một mớ hỗn tạp — đầy những đá và nhiều thứ vô dụng lắm. Khi Đức Chúa Trời khởi sự nắn đúc đất sét lòng con người, Ngài sẽ không dừng lại cho tới chừng nào công việc được làm xong.
4. Khi bạn đem tình trạng yếu đuối tự nhiên của mình đến với Đức Chúa Trời, chúng trở thành nguồn sức mạnh lớn lao nhất của bạn.
Hãy nhìn vào đời sống của Giacốp xem. Việc mưu mẹo của ông đã trở thành sự tin kính bền đỗ. Tham vọng của ông muốn thành công trở thành ham muốn Đức Chúa Trời. Ao ước vô chừng của ông trở thành quyết tâm làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời. Tên của ông được đổi từ Giacốp ("kẻ lừa đảo") thành Israel ("người vật lộn với Đức Chúa Trời").
Tuyệt vời dường bao, một khi Đức Chúa Trời hạ mình xuống để được gọi là Đức Chúa Trời của Giacốp. Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể nhìn thấy những đức tính có cần trong một con người như Giacốp. Tôi kết thúc với tư tưởng quí báu nầy. Đức Chúa Trời ưa thích bắt đầu ở chỗ mà nhiều người khác đã lui đi trong thất vọng.
Có lẽ bạn cảm thấy hơi kỳ kỳ, hay có lẽ bạn cảm thấy đời sống của mình phải rối nùi lên mà chẳng ai có khả năng duỗi thẳng nó lại. Có lẽ bạn cảm thấy không thích đáng để Đức Chúa Trời sử dụng bạn. Nếu bạn cảm nhận theo cách ấy, Xin hoan nghênh! … vì bạn là một ứng viên tuyệt vời cho ân điển của Đức Chúa Trời.
Đấy là điều mà câu chuyện của Giacốp muốn nói tới — ân điển của Đức Chúa Trời không bao giờ nhượng bộ.
Bước thứ nhứt là đến với Đức Chúa Jêsus Christ, dâng mình cho Ngài. Hãy mở lòng bạn ra cho Chúa Jêsus. Hãy dâng cho Ngài toàn bộ đời sống của bạn — tốt và xấu, tích cực và tiêu cực, sức mạnh và tình trạng yếu đuối của bạn — rồi nhìn xem những gì Ngài có thể làm.
Lạy Chúa Jêsus, khi chúng con bước bước thứ nhứt nầy trong các chuyến hành trình với Giacốp, xin dạy chúng con biết ý nghĩa của sự dâng mình trọn vẹn cho Ngài là thể nào!?! Xin ban lòng can đảm cho người nào cảm thấy bất xứng, không dám chắc và tội lỗi. Ôi lạy Chúa, nguyện họ xây lại cùng Ngài và khám phá ra ân điển rời rộng của Đức Chúa Trời của Giacốp là Đấng không hề nhượng bộ. Amen.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét