Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

Sáng thế ký 27: "Chân Dung Một Gia Đình Khác Thường"


Chân Dung
Một Gia Đình Khác Thường

Sáng thế ký 27
Mặc dù đây không phải là một từ mới, hầu hết chúng ta chưa bao giờ nghe cụm từ “dysfunctional” (khác thường) cho tới mấy năm gần đây. Tuy nhiên, trong thập niên vừa qua, “dysfunctional” (khác thường) đã trở thành một trong những cụm từ vang dội trong thế hệ hỗn loạn nầy. Tự điển định nghĩa danh từ “dysfunction”“chức năng rối loạn hay suy giảm của (hệ thống) bộ phận cơ thể”. Trong cách nói của nhà thờ, nói như thế có nghĩa là cơ thể của bạn không hoạt động theo cách nó được dự trù nữa rồi.
Nhưng đấy chẳng phải là cách từ ngữ được sử dụng chính xác ngày hôm nay. Hầu hết chúng ta thường nghe “dysfunctional” (khác thường) áp dụng cho các mối quan hệ của con người — chúng ta nghe nói về các gia đình khác thường và những cuộc hôn nhân khác thường, “dysfunctional” (khác thường) mô tả các mối quan hệ mật thiết của con người không tiến triển theo cách mà chúng được dự trù phải phát triển.
Hãy bước vào một cửa hàng sách Cơ đốc mà bạn ưa thích xem, bạn sẽ nhìn thấy hàng tá sách báo với cụm từ “dysfunctional” (khác thường) nơi đề tựa:
"Bí quyết của một gia đình “dysfunctional” (khác thường)”
"Chữa lành cuộc hôn nhân “dysfunctional” (khác thường)”
"Trải qua thời thơ ấu “dysfunctional” (khác thường) của bạn”
"Các mối quan hệ “dysfunctional” (khác thường)Nơi chúng xuất xứ, Làm cách nào để thay đổi chúng”
Mục tiêu đặc biệt của chúng ta trong bài nghiên cứu nầy là nhắm vào loại gia đình “dysfunctional” (khác thường). Đây là phần định nghĩa hiện hành: Một gia đình “dysfunctional” (khác thường) là một gia đình trong đó có một sự đổ vỡ chủ yếu trong các mối quan hệ cơ bản mà tự gia đình không còn hoạt động đúng với các chức năng nữa.
Năm triệu chứng
Đây là năm triệu chứng của một gia đình “dysfunctional” (khác thường):
1. Ghẻ lạnh — Các thành viên trong gia đình lẫn tránh các thành viên khác trong đó.
2. Tức giận — họ có thể tỏ ra hay kềm chế.
3. Thiếu sự tin cậy — được thấy trong các khuôn mẫu tương giao.
4. Dối trá — Không có khả năng nói ra sự thật với các thành viên khác trong gia đình.
5. Bí mật không lành mạnh — Từ chối không đối diện với sự thật.
Lưu ý: Bạn có thể gặp một hay nhiều dấu vết như thế nầy trong các gia đình lành mạnh mọi lúc mọi khi, nhưng loại gia đình “dysfunctional” (khác thường) sử dụng các dấu vết nầy như khuôn mẫu thông thường trong cuộc sống.
Việc ấy có thể gây ngạc nhiên cho bạn để nhận ra rằng, mặc dù từ ngữ là mới mẻ, quan niệm về một gia đình “dysfunctional” (khác thường) chẳng có gì mới mẻ hết. Tự ý tưởng ấy quay trở lại với phần bắt đầu của thời gian. Rốt lại, nguyên nhân thực của tình trạng “dysfunctional” (khác thường) là sự xâm nhập của tội lỗi vào trong dòng giống con người. Kể từ khi Ađam và Êva bất tuân đối với Đức Chúa Trời, từng gia đình đã “dysfunctional” (khác thường) ở cấp độ nầy hay cấp độ khác. Bao lâu bạn phạm tội, thậm chí các mối quan hệ tốt nhứt sẽ chẳng còn được trọn vẹn nữa.
Sẽ chẳng có một việc nào là một gia đình hoàn hảo cả — chưa bao giờ có, sẽ không hề có bao lâu tội lỗi là một phần trong tình trạng của con người. Tội lỗi vặn cong mọi sự chúng ta nói và làm — nó nhuộm màu cuộc sống để rồi chẳng có cuộc hôn nhân, chẳng có một gia đình, chẳng có mối quan hệ bố mẹ- con cái nào thực sự là trọn vẹn cả.
Gia đình “dysfunctional” (khác thường) Không Phải Là Mới Mẻ
Khi nói như thế, chẳng có gì phải ngạc nhiên khi chúng ta quay trở lại với Kinh thánh, chúng ta không phải nhìn đâu xa mới gặp các mối quan hệ gia đình “dysfunctional” (khác thường):
1. Hãy nhìn vào chính gia đình đầu tiên — Ađam và Êva, họ đổ thừa nhau về tình trạng bất tuân.
2. Hãy nhìn vào con cái của họ — Cain đã giết em mình là Abên.
3. Hãy nhìn vào ba người con trai của Nôê — Cham đã làm buồn lòng cha mình khi không đắp mền che sự trần truồng của ông.
4. Hãy nhìn vào Ápraham và Sara — Ông đã nói dối về vợ mình, gọi nàng là em gái của ông. Cháu ông là Lót trở thành một nguồn thất vọng đáng lo ngại.
5. Hãy nhìn vào David — mặc dù ông là một vị vua vĩ đại, một chiến binh lỗi lạc, một thi sĩ có tài, là một người cha người chồng, ông là một người thất bại. Cuộc hôn nhân của ông với Micanh là một thất bại lớn lao, cuộc hôn nhân của ông với Bátsêba đã dựa trên một vụ tà dâm, và Ápsalôm con trai ông đã quay chống lại ông. Khi vương quốc của ông sụp đổ, thì gia đình ông suy sụp thể ấy.
Ba Thế Hệ Của Gia Đình “dysfunctional” (khác thường)
Nếu bạn muốn có một trường hợp khác, hãy nhìn vào gia đình của Giacốp và Êsau. Chúng ta hãy khởi sự hai thế hệ trước với Ápraham và Sara. Sự khác thường bắt đầu khi Sara không thể có thai, nên Ápraham bèn ngủ với Aga, là hầu của Sara. Khi Ápraham ăn nằm với Aga, một đứa con trai được sanh ra, tên của nó là Íchmaên. Mối quan hệ sau đó tạo ra nhiều căng thẳng giữa Sara và Aga đến nỗi Aga phải bỏ đi. Sau đó Aga trở lại, sanh Íchmaên, và một sự hòa hoãn tạm thời được phục hồi cho tới khi Sara sanh Ysác, ở điểm nầy Ápraham đáp ứng lại với mọi lời than phiền của Sara, ông đuổi Aga và Íchmaên đi để được yên xuôi. Điều gì đã diễn ra ở đây vậy? Không những Sara và Aga không hợp nhau, mà Íchmaên và Ysác cũng thế nữa.
Bây giờ chúng ta chuyển qua thế hệ thứ hai. Ysác lấy Rêbeca làm vợ và sau 20 năm, bà sanh Giacốp và Êsau. Nhưng hai người con trai lại rất khác nhau, và Ysác thích Êsau hơn trong khi Rêbeca thì yêu Giacốp. Hình thức thiên vị trong gia đình như thế nầy không sao giấu được hai cậu con trai, họ trở thành đối thủ chớ không phải đồng minh. Trong khi sự ganh đua giữa anh em trong nhà là một sự thực trong cuộc sống — ngay cả trong gia đình hạnh phúc nhất — trong loại gia đình “dysfunctional” (khác thường) tình trạng ganh đua trở thành một sự thực hiển nhiên trong sinh hoạt gia đình. Đấy là những gì xảy ra với Giacốp và Êsau. Vì cớ nhân cách của họ khác nhau rất lớn, và vì cớ sự thiên vị của bố mẹ, họ bị định phải trở thành đối thủ (và có khi là kẻ thù cay đắng nữa) bao lâu họ còn sống.
Không người nào trông hiền lành hết
Khi chúng ta đến với Sáng thế ký 27, ba thế hệ của gia đình “dysfunctional” (khác thường) sắp sửa đạt tới đỉnh điểm đáng kinh sợ. Các khuôn mẫu quan hệ không lành mạnh sẽ hoàn toàn hủy diệt chính gia đình của Giacốp. Những gì bạn đang nhìn thấy ở phần đầu chương nầy là một gia đình mà, trong khi chẳng sinh hoạt tốt đẹp, ít nhất là họ đang ăn ở với nhau. Đến phần cuối chương, gia đình đã bị thổi tung đi một lần đủ cả.
Có bốn nhân vật trong câu chuyện nầy — Ysác người cha, Rêbeca người mẹ, và hai người con trai, là Giacốp và Êsau. Hãy chú ý hai sự kiện về bốn nhân vật nầy:
1. Hết thảy bốn nhân vật được giới thiệu theo kiểu ánh sáng tiêu cực trong chương nầy.
2. Bốn người nầy không hề xuất hiện cùng một lúc với nhau.
Hơn nữa, Giacốp và Êsau giờ đây bị phân rẻ sâu sắc trong mối quan hệ của họ đến nỗi họ không bao giờ xuất hiện cùng lúc với nhau. Đây là chân dung của một gia đình “dysfunctional” (khác thường), được treo bằng một sợi dây, họ tự hủy diệt vì cớ các khuôn mẫu tội lỗi lừa đảo giữa các cá nhân không hề đối mặt và không bao giờ được giải quyết.
I. Sự bất tuân (27:1-4)
Câu chuyện bắt đầu với Ysác, ông tin rằng mình sắp sửa qua đời. Giấc mơ đẹp nhất của ông là phải biết chắc rằng trước khi ông qua đời, con trai ông là Êsau sẽ nhận được ơn phước hằng ấp ủ. Giờ đây già yếu rồi, thị lực của Ysác khiến ông yếu dần đi. Khi gọi Êsau đến, ông sai người đi săn thịt rừng cho ông ăn. Ysác nói: “dọn một món ngon tùy theo cha sở thích; rồi dâng lên cho cha ăn, đặng linh hồn cha chúc phước cho con trước khi chết”.
Mọi dự tính của ông rất rõ ràng. Ysác vẫn muốn Êsau nhận lấy quyền của người con trưởng sau khi ông (Ysác) qua đời. Khi sai Êsau đi săn thịt rừng, ông đang yêu cầu Êsau phải làm những gì người con trưởng phải làm — nắm lấy vị trí của mình là đầu và là người chu cấp cho cả gia đình. Con trai ông từng dọn bữa, Ysác khi ấy sẽ thấy thoải mái mà chúc phước cho Êsau.
Có gì sai với sự nầy không? Thường thì chẳng có gì sai với sự ấy. Nhưng Đức Chúa Trời đã phán và đã công bố rồi trước khi hai con trai ra đời: “đứa lớn sẽ phục đứa nhỏ”. Câu ấy ý nói rằng Giacốp sẽ được đối đãi như con trưởng nam. Trải đi bao năm tháng, Ysác rõ ràng không hề bằng lòng chấp nhận sự lựa chọn của Đức Chúa Trời về Giacốp hơn Êsau. Bây giờ, sau cùng ông hoạch định chúc phước cho Êsau — trong sự thách đố cố ý đối với ý muốn của Đức Chúa Trời.
Khi làm như vậy, Ysác đang phạm phải bốn lỗi lầm.
1. Rõ ràng ông đang ra sức đảo lộn những điều Đức Chúa Trời đã phán.
2. Ý thức đang tể trị hoàn toàn trên ông.
3. Ông bất chấp sự thực Êsau về mặt thuộc linh không xứng đáng để được chúc phước cho.
4. Ông mưu tính kín đáo với Êsau hòng che giấu kế hoạch của mình đối với Rêbeca và Giacốp.
Không một điều nào trong số nầy là vấn đề đối với Ysác. Ông muốn đứa con ưu ái của mình nhận được phước hạnh, và nếu đứa con thông đồng để cho sự việc ấy xảy ra, đấy chính xác là những gì ông sẽ làm. Nếu ông phải dối gạt vợ mình và đứa con kia, thì cũng phải làm thế thôi.
II. Sự dối gạt (27:5-29)
Nhưng kế hoạch không thực hiện được vì Rêbeca đã nghe lén Ysác và Êsau (nhiều dối gạt, nhiều kín đáo!) Khi ấy, bà lặp lại với Giacốp những điều bà nghe lén và rồi bà xào nấu một kế hoạch của riêng mình (vẫn nhiều dối gạt, nhiều kín đáo!) Kế hoạch của bà rất đơn giản: Giacốp cần phải giết hai con dê chọn lọc và Rêbeca sẽ nấu dọn một bữa ăn ngon cho Ysác. Giacốp sẽ dọn bữa cho cha mình ăn trong khi giả vờ đóng vai anh mình, thế là gài Ysác vào chỗ phải chúc phước cho.
Khi Giacốp nghe xong kế hoạch đáng kinh ngạc nầy, ông chỉ có một thắc mắc: “Sẽ ra sao nếu cha rờ con?” Đây là sự đối kháng về mặt kỷ thuật mà thôi: “Sẽ ra sao nếu người Nga bắt lấy tôi và khám phá ra tôi không nói được tiếng Nga?” Rõ ràng Giacốp chẳng có một sự đối kháng nào về mặt đạo đức trước ý tưởng dối gạt cha mình. Ông chỉ muốn biết phải làm gì nếu ông bị bắt quả tang thôi. Hãy chú ý câu: “Con sẽ bị coi như kẻ phỉnh gạt”. Sai! Ông sẽ không bị coi là kẻ phỉnh gạt … rõ ràng ông đang phỉnh gạt ông ấy. Có một sự khác biệt rất lớn giữa bề ngoài và thực tế khi sự dối gạt dính dáng vào. Nhưng Giacốp dường như không tán thưởng ý tưởng đó.
Rêbeca nắm quyền
Khi ông nói: “Nhưng một sự rủa sả sẽ giáng trên con nếu con bị bắt quả tang”, Rêbeca đáp lại bằng lời lẽ của những bà mẹ xuyên suốt cả lịch sử: “hãy cứ nghe lời mẹ”. Rõ ràng Rêbeca là người lãnh đạo chính trong gia đình. Tôi sẽ tóm tắt nhân cách của bà với bốn cụm từ nầy:
Mạnh mẽ
Tháo vát
Cố quyết
Gian giảo
Bà là người tác động chính trong câu chuyện nầy và dường như là trong cả gia đình nữa. Rõ ràng là Ysác đã lui đi trong vị trí lãnh đạo thuộc linh trong sự ưu ái vợ mình.
Ai nghĩ ra sự lừa dối? Rêbeca.
Ai nói: “Đi dọn bữa đi"? Rêbeca.
Ai nói: “Hãy khoác lốt da dê nầy vào"? Rêbeca.
Ai nói: “Con ơi! xin sự rủa sả đó để cho mẹ chịu"? Rêbeca.
Ai nói: “Hãy rời khỏi nhà cho đến lúc nào cơn giận của anh con qua hết"? Rêbeca.
Bà đã nắm lấy quyền hành ở từng thời điểm một. Bà luôn có câu trả lời cho từng thắc mắc và giải pháp cho từng vấn đề.
Một thắc mắc. Nếu điều nầy sai quấy, tại sao Giacốp lại làm theo?
1. Vì ông chịu áp lực của mẹ mình.
2. Vì ông muốn sự chúc phước.
3. Vì ông tin cứu cánh xưng công bình cho phương tiện.
4. Vì ông không tôn trọng đủ cha mình.
Tôi nghĩ Giacốp đã nhũ thầm: “Đức Chúa Trời muốn mình được phước, vì vậy nếu mình lừa dối chút đỉnh để có phước ấy, thì được thôi. Đức Chúa Trời sẽ hiểu thôi mà”. Giacốp đã đúng phân nửa. Đức Chúa Trời đã muốn ông được phước. Và Đức Chúa Trời vốn hiểu rõ những điều ông đã làm. Song dù thế thì cũng chẳng đúng đắn đâu.
Việc làm bẩn thỉu
Những gì xảy ra kế đó ai cũng đều biết rõ nên chẳng cần phải lặp lại. Giacốp, khoác lấy lớp da dê mà mẹ mình đã sửa soạn, dọn bữa ăn ngon cho cha. Ysác, mặc dù ông đã già và làng mắt, nhận ra rằng có gì đó kỳ kỳ. Lý trí ông cho ông biết rằng Êsau không thể săn thịt rừng nhanh như thế và giọng nói không có âm thanh giống Êsau.
Hãy lưu ý nhiều phương thức Giacốp dối gạt cha mình:
1. Cố tình dối gạt. “Tôi là Ê-sau, con trưởng nam của cha”.
2. Phạm thượng. “Ấy nhờ Giê-hô-va Đức Chúa Trời của cha xui tôi gặp mau vậy”.
3. Lừa dối lặp đi lặp lại. “Ấy con thật là Ê-sau, con trai ta, phải chăng? Gia-cốp thưa: Phải, con đây”.
4. Gần gũi không trung thực. “Gia-cốp bèn lại gần và hôn người”.
5. Chi tiết gây nhầm lẫn. “Y-sác đánh mùi thơm của áo con”.
Nhưng điều nầy không làm cho chúng ta phải ngạc nhiên. Đây là điều xảy ra bất cứ khi nào bạn bước đi trên con đường dối gạt. Điều nầy diễn ra bất cứ lúc nào bạn nói: “Làm thế nào miễn được như thế thì chẳng là vấn đề đâu”. Những lời dối trá của Giacốp sẽ phải xảy ra vì ông quyết định rằng cứu cánh biện minh cho phương tiện. Không lâu sau đó thì lời nói dối nầy dẫn tới lời nói dối khác và khác nữa rồi sau cùng bạn phải cứ nói dối mãi để che đậy mọi lời dối trá trước kia.
Chúc phước
Trong bất kỳ trường hợp nào, Ysác gạt qua một bên mọi hồ nghi và chúc phước cho Giacốp (cứ tưởng ông là Êsau). Về mặt cơ bản, sự chúc phước gồm có ba điều:
1. Thịnh vượng cá nhân (câu 28)
2. Nổi bật (câu 29)
3. Được Đức Chúa Trời bảo hộ (câu 29)
Cơ bản là giờ đây Giacốp nhận lãnh từ Ysác phước hạnh được tỏ ra trong giao ước với Ápraham.
Một lưu ý khác. Trong bối cảnh nầy, ai đang dối gạt ai? Ở một mặt, Giacốp rõ ràng đang dối gạt cha mình là Ysác. Tuy nhiên, Ysác — vì ông tưởng Giacốp quả thực là Êsau — nghĩ ông đang lừa Giacốp bằng cách chúc phước cho Êsau. Cả hai đều dự tính dối gạt nhau; chỉ có Giacốp là thành công. Điểm đáng kinh ngạc nhất, ấy là qua hành động dối gạt nầy, ý chỉ của Đức Chúa Trời sẽ được nên! Tại sao chứ? Vì sự lựa chọn của Đức Chúa Trời (Giacốp) thực sự kết thúc với sự chúc phước đó. Kết thúc đó không xưng công bình cho sự dối gạt, mà nó còn tỏ ra thể nào Đức Chúa Trời hành động qua tình trạng yếu đuối của con người tội lỗi để hoàn thành mọi mục đích của Ngài.
Câu chuyện nầy, được xem theo ánh sáng ấy, là một câu chuyện đặt dưới quyền tể trị của Đức Chúa Trời. Nó nhắc cho tôi nhớ tới lời lẽ của Giôsép thốt ra nhiều năm về sau: “Các anh toan hại tôi, nhưng Đức Chúa Trời lại toan làm điều ích cho tôi” (Sáng thế ký 50:20). Cả Ysác và Giacốp đều có những động lực chẳng cao thượng chi hết, nhưng Đức Chúa Trời đã tể trị mọi động lực xấu xa của họ để quyết chắc rằng ý muốn của Ngài hoàn toàn được nên.
III. Sự tan vỡ (27:30 - 28:9)
Giờ đây, Giacốp có mọi điều mình mong muốn lâu nay, song vì ông nhận lãnh nó qua những phương tiện gian lận, không bao lâu sau đó ông sẽ trả một giá rất đắt. Sau khi Ysác chúc phước cho Giacốp xong, thì Êsau thật bước vào và Ysác nói: “Con là đứa nào?” “Tôi là Êsau”. Kinh thánh chép rằng Ysác đã cảm động quá đỗi. Cảm động như thế có nghĩa là cụ già lay động không kềm chế được khi sự thực kia gây sốc cho cả nhà. Giacốp đã lừa dối ông! Trong khi làng mắt, ông nhận ra mọi điều mà mình mới vừa làm. Hai sự thực đã chạm đến ông ngay khi ấy:
1. Giacốp đã gạt ông.
2. Phước hạnh đã chuyển qua cho đến đời đời.
Một khi ơn phước đã chuyển qua rồi, nó có sức mạnh của một tờ hợp đồng hợp pháp, và không thể hồi lại được. Đấy là điều Ysác muốn nói khi ông nói ở câu 33: “Cha đã chúc phước cho nó; nó lại sẽ được ban phước vậy”. Ông không thể thu hồi lại ơn phước đó.
Bây giờ, toàn bộ gánh nặng mọi sự đã xảy ra đều úp đổ lên Êsau. “Vừa nghe dứt lời cha, thì Ê-sau la lên một tiếng rất lớn, và rất thảm thiết mà thưa cùng cha rằng: Cha ơi! xin hãy chúc phước cho con luôn nữa!” “Em con đã dùng mưu kế đến cướp sự chúc phước của con rồi”.
Giacốp = “Kẻ Lừa Đảo”
Khi ấy Êsau nói: “Có phải vì người ta gọi nó là Gia-cốp mà nó hai lần chiếm lấy vị tôi rồi chăng? Nó đã chiếm quyền trưởng nam tôi, và lại bây giờ còn chiếm sự phước lành của tôi nữa”. Nghĩa là: “Em con đã sống đúng với tên của nó. Nó thực sự là “Giacốp” — tự nhiên thì nó đã là kẻ lừa đảo rồi”. Thế là danh “Giacốp” đã trở thành một hình ảnh nói tới bản chất cơ bản của ông — ông bằng lòng xưng công bình cho việc nhận lãnh bất cứ điều chi ông muốn trong cuộc đời.
Trước khi bạn cảm thấy quá đau buồn cho Êsau, hãy tự hỏi mình ai đã gây ra nan đề nầy. Sự thể hoàn toàn xảy ra vì Êsau đã xem khinh quyền con trưởng của chính mình. Nếu ông đánh giá cao quyền trưởng nam, Giacốp sẽ không bao giờ có thể lừa được ông để chiếm lấy nó.
Gần như là chúng ta đã đến với phần cuối của câu chuyện. Nơi sự cầu xin của Êsau, Ysác chúc phước cho ông — nhưng rõ ràng là thấp hơn ơn phước của Giacốp. Câu 41 cho chúng ta biết rằng Êsau đã cưu mang mối thù nghịch cùng Giacốp. Thậm chí ông nói thầm rằng: “Ngày tang của cha đã hầu gần; vậy, ta sẽ giết Gia-cốp, em ta, đi”. Mọi sự diễn ra rất là dễ hiểu. Ai có thể bị đổ thừa cho Êsau về việc giận dữ kia? Em của ông đã hai lần dối gạt ông.
Rêbeca chỉ đạo — Phần II
Ở điểm nầy, Rêbeca lùi lại trong bức tranh. Bà bảo Giacốp phải chạy trốn vì cớ mạng sống của ông vì Êsau chắc chắn sẽ giết ông. Bà khuyên ông phải đến với người cậu (là anh của bà) Laban ở Charan (cách khoảng 500 dặm đường). Hiển nhiên là cơn giận của Êsau sẽ nguội đi và Rêbeca (theo kế hoạch của bà) sẽ gửi một tin nhắn cho Giacốp để trở về nhà. Người mẹ vốn biết rõ hai đứa con của mình, có phải không? Bà biết rõ Êsau có một tính tình bốc đồng, tuy nhiên cơn giận của ông sẽ mau chóng nguội dần đi y như khi nó xảy đến. Êsau không phải là hạng người giữ lòng thù hận. Ông rất mau giận mà cũng rất mau tha thứ. Rêbeca tưởng Giacốp sẽ trở về nhà trong một vài tuần hay một vài tháng. Bà biết rất ít rằng Giacốp sẽ ở lại với cậu mình là Laban những 20 năm dài. Nhưng đấy là một câu chuyện khác.
Một chi tiết sau cùng cho câu chuyện của chúng ta kết thúc. Bà đã tìm cách xưng công bình việc sai Giacốp qua Charan, vì vậy bà bảo Ysác rằng bà muốn Giacốp tìm một người vợ từ giữa dân tộc của họ — chớ không phải giữa vòng người Hê-tít tà giáo. Thực vậy, bà đã cung ứng cho Ysác một câu chuyện có tính cách che đậy. Ysác đồng ý, rồi gọi Giacốp đến bên cạnh mình, lặp lại ơn phước của Ápraham, rồi sai ông qua Charan để tìm một người vợ.
Bạn nắm được điều gì khi bạn đứng lùi lại một chút rồi nhận định câu chuyện nầy như một tổng thể? Cái mà bạn đang có là một gia đình “dysfunctional” (khác thường) không có một mối liên kết nào cả. Đến cuối cùng, gia đình sụp đổ dưới gánh nặng của sự dối gạt và bất lương.
Giacốp Đã Nhận Được Điều Mình Muốn, Nhưng …
Hãy suy nghĩ theo chiều hướng nầy xem. Lúc đầu, Giacốp không có phước hạnh; đến cuối cùng thì ông mới có. Giacốp đã nhận được điều mình muốn, nhưng vì ông đã lãnh lấy ơn phước ấy qua phương tiện gian lận, điều nầy khiến ông phải trả giá với chính gia đình của ông.
Gia đình ông bị hủy diệt.
Ông chẳng có một xu nào hết
Ông sống vô gia cư.
Ông đang chạy trốn vì mạng sống mình.
Ông bị ghẻ lạnh đối với anh của mình.
Ông đã làm nhục cha mình.
Sâu xa như chúng ta biết, ông chưa hề gặp lại được Rêbeca mẹ mình.
Phần lưu ý sau cùng. Vì Giacốp đã ra đi và Êsau ở lại nhà, Giacốp đã từ bỏ mọi sự thịnh vượng về vật chất sẽ thuộc về ông qua quyền thừa tự của ông từ Ysác.
Ông đã nhận được điều mình muốn … nhưng ông mất chính gia đình của mình. Tại sao chứ? Vì ông không chờ đợi Đức Chúa Trời. Chuck Swindoll gọi sự chờ đợi là kỷ luật khó nhất trong cuộc sống Cơ đốc. Thi thiên 37:7 chép: “Hãy yên tịnh trước mặt Đức Giê-hô-va, và chờ đợi Ngài”. Hầu hết chúng ta đều không muốn yên tịnh và chúng ta không muốn chờ đợi. Chúng ta muốn câu trả lời phải có ngay bây giờ thôi.
Hai sự thực không thể phủ nhận
Trong khi câu chuyện nầy nói cho chúng ta biết với nhiều cấp độ, có lẽ bài học chính cần phải làm với tầm quan trọng của sự chờ đợi nơi Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể nhìn vào sự thực nầy ở cả hai mặt: tích cực và tiêu cực:
1. Người nào chờ đợi nơi Chúa, dù có khó khăn đấy, đến cuối cùng sẽ không thất vọng.
2. Người nào mất kiên nhẩn tìm cách thúc đẩy bàn tay của Đức Chúa Trời sẽ nhận được điều mình muốn nhưng trong phương án họ sẽ mất mọi sự có giá trị trong cuộc sống.
Chúng ta hãy thử hỏi lần thứ nhì xem: Bạn bằng lòng đánh đổi gì trong cuộc sống để nhận được thứ mình mong muốn? Gia đình chăng? Bạn bè chăng? Sự nghiệp của bạn chăng? Con cái chăng? Lòng thanh sạch? Tính ngay thẳng? Nói cách khác: Bạn bằng lòng thực hiện dịch vụ nào để thúc đẩy bàn tay của Đức Chúa Trời?
Hãy nhớ, chẳng có một ngõ tắt nào với Đức Chúa Trời cả. Mỗi ngõ tắt sẽ đổi thành một con đường cuối cùng của nó là nẻo sự chết. Người nào bắt lấy các ngõ tắt đều kết thúc trong lang thang vô mục đích qua cuộc sống. Hãy viết ra sự ấy bằng những mẫu tự hoa xem: Đức Chúa Trời không cần sự trợ giúp của bạn để hoàn thành ý chỉ của Ngài trong đời sống của bạn. Đấy là bài học số 1 trong câu chuyện nầy. Nếu Ngài muốn chúc phước cho, Ngài có thể thực hiện việc ấy. Nếu Ngài muốn nâng cao bạn lên, Ngài có thể làm việc ấy. Nếu Ngài muốn dấy bạn lên đến một địa vị quyền lực cao kỳ, Ngài có thể làm việc ấy.
Nếu Đức Chúa Trời muốn Giacốp có quyền con trưởng, thì Êsau chẳng có cách nào để giữ được quyền ấy.
Nếu Đức Chúa Trời muốn Giacốp được phước, thì Êsau chẳng có cách chi để mà giữ được ơn phước đó.
Nếu Đức Chúa Trời muốn Giacốp được phước, thì Ysác chẳng có cách gì để trao nó cho Êsau.
Không có cách gì đâu! Không thể xảy ra được đâu. Trong một triệu năm cũng không được đâu. Đức Chúa Trời không cần sự trợ giúp của Giacốp. Hay sự trợ giúp của Rêbeca. Nếu Đức Chúa Trời muốn, Ngài có thể thực hiện một phép lạ hay Ngài có thể sắp xếp mọi hoàn cảnh hoặc Ngài có thể chỉ đổi ý của Ysác hay chỉ đánh cho ông chết mà thôi. Đức Chúa Trời luôn sáng tạo khi phải tìm ra các phương thức hầu hoàn thành mọi mục đích của Ngài ở trên đất.
Nhưng khi chúng ta xen vào, khi chúng ta tìm cách “trợ giúp” Đức Chúa Trời, chúng ta chỉ làm cho mọi sự rối tung lên thôi. Sự thật mỉa mai, ấy là bất cứ khi chúng ta tìm cách “trợ giúp” Đức Chúa Trời, chúng ta có thể nhận lãnh bất cứ điều chi chúng ta mong muốn, song cái giá sẽ rất là cao.
Lời cầu nguyện khó nhất mà bạn sẽ từng dâng lên
Cách đây chừng một năm, tôi đã giảng dạy về Lời cầu nguyện của Chúa. Khi tôi đến với câu: “Nguyện Ý Chúa Được Nên”, tôi gọi câu nầy là “Lời cầu nguyện khó nhất mà bạn sẽ từng dâng lên”. Sau khi suy nghĩ, tôi đã đổi ý. Giờ đây, tôi muốn gọi câu ấy là “Lời cầu nguyện khó nhứt thứ nhì mà bạn sẽ từng dâng lên”. Muốn cầu nguyện “Ý Cha Được Nên” dường như thường rất khó khăn. Nhưng có một lời cầu nguyện còn khó khăn hơn: “Nguyện Ý Tôi Được Nên”.
Khi bạn cầu nguyện giống như Giacốp đã cầu nguyện — "Nguyện Ý Tôi Được Nên”, Đức Chúa Trời đáp lại bằng câu nói: “Thế thì, được thôi, nguyện ý ngươi được nên, nhưng ngươi sẽ lấy làm tiếc đấy”. Đến cuối cùng bạn sẽ chẳng bao giờ hối tiếc khi nói: “Lạy Chúa, nguyện ý Ngài được nên — theo cách của Ngài, theo thì thuận tiện của Ngài, và theo chương trình của Ngài”.
Một lời hứa phải chờ đợi
Chúng ta hãy biến điều nầy ra thực tế đi. Nếu bạn sống như bao người khác, có lẽ bạn đang có một thời khó nhọc chờ đợi những việc trong cuộc sống mà bạn thực sự quan tâm đến. Hãy để ra một phút điền vào câu nói sau đây:
Với sự trợ giúp của Đức Chúa Trời, tôi tự cam kết chờ đợi nhịn nhục nơi Chúa trong các lãnh vực sau đây:

1._________________________________________
2._________________________________________
3._________________________________________

Có thể đấy là tình trạng học vấn của bạn, hay một ngôi nhà mới, hoặc có lẽ bạn sẽ cầu thay cho đứa con trai hay con gái, hay về việc thay đổi sự nghiệp, một việc làm mới, hoặc một giấc mơ nào đó bạn có ở trong lòng mình. Ai biết được? Có thể bạn đang chờ đợi người chồng lạc lối tỉnh ngộ. Hay có thể là bạn đang cầu thay cho một người thân họ đang đau nặng. Bất cứ là tình huống nào, bạn có thể bị cám dỗ mà nói: “Chúa ơi, Ngài di hành chưa đủ nhanh”.
Bạn cần phải chờ đợi.
Bạn cần phải tin cậy nơi Đức Chúa Trời.
Phải bình tịnh ở trước mặt Chúa.
Hãy lắng nghe tiếng phán của Ngài.
Hãy để cho Đức Chúa Trời phán cùng bạn.
Lạy Chúa, nguyện ý Ngài được nên.
Nếu sự thể không như tôi nghĩ, Nguyện Ý Cha Được Nên. Nếu tôi không hiểu, Nguyện ý Ngài được nên. Khi lòng tôi nhuốm đầy sợ hãi, và tôi bị cám dỗ mà hồ nghi chương trình của Ngài, Nguyện Ý Chúa Được Nên. Xin tha thứ cho con vì chưa nhìn biết Ngài rõ nét hơn. Lạy Chúa, bất cứ là giá nào, bất cứ là việc gì, Nguyện Ý Ngài Được Nên. Amen.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét