Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

MỘT DÂN TỘC ĐƯỢC GIẢI PHÓNG: PHÁP ĐỘ CHO SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGÀI



MỘT DÂN TỘC ĐƯỢC GIẢI PHÓNG:
PHÁP ĐỘ CHO SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGÀI
            Chúng ta đang ở giữa khoảnh khắc rất chính trị trong vai trò một quốc gia. Đã có nhiều chiến dịch, tranh luận, bình chọn, và nhiều đề tài hết thảy đều tập trung vào sự kiện to lớn sẽ xảy ra trong mấy tuần nữa: cuộc bầu cử Tân Tổng Thống của Hoa Kỳ.
            Dân chúng có những ý kiến rất mạnh mẽ về cuộc bầu cử nầy. Có nhiều ý kiến được đưa lên. Và lý do tại sao chúng ta phải năng động như thế về ai sẽ là Tổng thống của chúng ta, vì việc ấy tác động vào chúng ta trong vai trò một quốc gia. Điều đó thay đổi chúng ta là ai!?! Thắc mắc sẽ được quyết định vào ngày 6 tháng 11, nước Mỹ sẽ là một quốc gia như thế nào!?!
            Tôi không phải là một chuyên gia về chính trị, nhưng sự hiểu biết cơ bản về nhà cầm quyền là như thế nầy. Nhà cầm quyền thiết lập, bảo vệ, và đề cao pháp luật. Bạn có thể nói nhiều về một nhóm người về cách làm theo luật pháp của họ. Tôi muốn nói rằng luật pháp xác định một nhóm người. Nó nói cho bạn biết họ là ai. Khi Tổng thống có nhiều việc phải làm với những gì luật pháp được ban hành và được duy trì, Tổng thống có tiếng nói rất lớn về chúng ta, những người tạo thành một quốc gia.
            Có lẽ theo như bạn biết đấy, chúng ta đang ở giữa loạt bài mà hội thánh chúng ta gọi là EPIC: Câu chuyện đáng kinh ngạc nói tới Đức Chúa Trời và thế gian. Chúng ta đã phân câu chuyện nầy thành ra 10 kỷ nguyên. Hôm nay, chúng ta đang ở giữa kỷ nguyên thứ ba gọi là Một Dân Tộc Được Giải Phóng. Kỷ nguyên thứ nhứt giới thiệu cho chúng ta biết câu chuyện nói tới sự sáng tạo: các dự tính tốt lành của Đức Chúa Trời đã bị hoen ố bởi tội lỗi. Kỷ nguyên thứ hai giới thiệu cho chúng ta biết gia đình của Ápraham, qua họ Đức Chúa Trời hứa Ngài sẽ cứu thế gian và phục hồi mọi việc trở lại với những gì Ngài đã dự trù.
            Giờ đây, chúng ta đang nhìn vào thời điểm khi gia đình của Ápraham trở thành dân sự của Đức Chúa Trời. Họ đi từ chỗ là một nhóm dân tộc bị bắt làm nô lệ, bị áp bức trong xứ Aicập tới chỗ trở thành một quốc gia cho riêng họ. Tuần qua, chúng ta đã nhìn thấy cấp lãnh đạo mà Đức Chúa Trời làm việc qua để đem họ ra khỏi Aicập. Tuần tới, chúng ta sẽ nhìn thấy Đức Chúa Trời sửa soạn họ để nhận lãnh đất đai mà Ngài đã sửa soạn cho họ. Đây là mọi sự mà bất kỳ quốc gia nào cũng có cần: một lãnh tụ, một pháp độ, và một vùng đất. Tuần nầy chúng ta nhìn thấy Đức Chúa Trời xác định dân sự Ngài bằng cách ban luật pháp cho họ.
            Đây là bài giảng khó nhất cần phải sửa soạn. Có nhiều điều để nói về luật pháp. Có nhiều thắc mắc và nhiều nhầm lẫn. Tôi đã có khoảng năm phiên bản khác nhau về bài giảng nầy. Thật là hấp dẫn khi tựu trung vào thần học nói tới luật pháp vì có quá nhiều điều phải nói. Nhưng sẽ không chính xác với những gì chúng ta cố gắng thực hiện trong loạt bài EPIC nầy. Chúng ta muốn hiểu rõ câu chuyện. Chúng ta không những muốn hiểu rõ luật pháp; chúng ta muốn hiểu rõ việc ban ra luật pháp nữa.
            Vấn đề, ấy là trong tiểu đoạn nầy của sách Xuất Êdíptô ký và Lêvi ký, câu chuyện có thể dễ dàng bị chôn vùi đi. Từ Xuất Êdíptô ký 19 cho đến chương cuối của sách Lêvi ký, có 613 điều răn khác nhau được ban cho dân sự Đức Chúa Trời. Có Mười Điều Răn nổi tiếng. Có một kiến trúc chi tiết về Đền Tạm. Nhiều điều răn được lặp đi lặp lại. Tiểu đoạn nầy giống như quy tắc luật pháp hơn là một câu chuyện.
            Nhưng có một câu chuyện. Có một câu chuyện nói tới lúc luật pháp được ban ra, giờ đây nó đã được ban ra rồi, và thể nào người ta đã tiếp nhận nó. Câu chuyện thường bị vuột mất, nhưng sáng nay chúng ta sẽ tìm cách khám phá ra nó. Nói như thế có nghĩa là chúng ta sẽ để lại một số thắc mắc về luật pháp chưa được trả lời. Nhưng chúng ta sẽ nhìn xem một việc khác. Chúng ta sẽ nhìn thấy dân sự Đức Chúa Trời sửa soạn tiếp nhận luật pháp của Ngài. Chúng ta sẽ nhìn thấy cách thức luật pháp xác định họ. Và chúng ta sẽ nhìn thấy cách thức đáp ứng của họ tỏ ra nhiều về những gì chúng ta thực sự mong muốn từ Đức Chúa Trời và những gì Ngài thực sự mong muốn từ chúng ta.
Bước Vào Sự Hiện Diện Của Đức Chúa Trời
            Tuần qua chúng ta để Môise và dân sự Đức Chúa Trời lại bên kia Biển Đỏ sau khi quân đội của Pharaôn bị quét sạch bởi Đức Chúa Trời. Họ đã được tự do, nhưng họ sẽ đi đâu chứ? Môise vốn biết chính xác nơi ông sẽ đưa họ đến.
            Khi Đức Chúa Trời hiện ra với Môise lần đầu tiên, đây là nơi được gọi là Núi Hôrếp. Đức Chúa Trời phán với Môise từ một bụi gai cháy. Đức Chúa Trời bày tỏ chính mình Ngài ra cho Môise. Đức Chúa Trời bày tỏ danh xưng của Ngài lần đầu tiên. Đức Chúa Trời đã ban cho Môise các huấn thị và Ngài hứa với Môise rằng Ngài từng giải cứu dân Israel ra khỏi Aicập, họ sẽ thờ lạy Đức Chúa Trời tại chính chỗ ấy. Tại Núi Hôrếp, cũng được gọi là Núi Sinai, Môise đã kinh nghiệm sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong một phương thức đầy năng quyền.
            Bạn có từng xem qua một cuốn phim hay chưa? Bạn nói gì với người ta sau đó; có lẽ một việc đại khái như: “phim ấy thật đáng kinh — bạn phải xem qua nó?” Khi bạn có một kinh nghiệm tốt đẹp, bạn cũng muốn người khác kinh qua. Đấy là những gì xảy có cho Môise. Ông đã kinh nghiệm một việc rất quan trọng trên Núi Sinai: sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Khi ấy, ông nhìn thấy Đức Chúa Trời trong những phương thức lạ lùng nơi việc giải phóng dân Israel ra khỏi Aicập. Giờ đây, ông muốn cung ứng cho hết thảy họ phần kinh nghiệm mà ông đã thưởng thức. Ông muốn đưa họ vào trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời.
            Vì vậy, Môise dẫn dân Israel trở lại Núi Sinai. Và Đức Chúa Trời gặp gỡ họ ở đó. Câu chuyện nói tới việc ban ra luật pháp bắt đầu tại chơn của hòn núi ấy.
            Xuất Êdíptô ký 19:1-6: “Tháng thứ ba, sau khi ra khỏi xứ Ê-díp-tô, trong ngày đó dân Y-sơ-ra-ên đến nơi đồng vắng Si-na-i. Từ Rê-phi-đim ra đi, đến nơi đồng vắng Si-na-i, đóng trại tại đó, đối diện cùng núi. Môi-se bèn lên đến Đức Chúa Trời, Đức Giê-hô-va ở trên núi gọi người mà phán rằng: Ngươi hãy nói như vầy cho nhà Gia-cốp, và tỏ điều nầy cho dân Y-sơ-ra-ên: Các ngươi đã thấy điều ta làm cho người Ê-díp-tô, ta chở các ngươi trên cánh chim ưng làm sao, và dẫn các ngươi đến cùng ta thể nào. Vậy, bây giờ, nếu các ngươi vâng lời ta và giữ sự giao ước ta, thì trong muôn dân, các ngươi sẽ thuộc riêng về ta, vì cả thế gian đều thuộc về ta. Các ngươi sẽ thành một nước thầy tế lễ, cùng một dân tộc thánh cho ta. Bấy nhiêu lời đó ngươi sẽ nói lại cùng dân Y-sơ-ra-ên”.
            Hãy chú ý, phân đoạn nầy thể nào mô tả thật cẩn thận thời điểm sự việc nầy xảy ra — “trong ngày đó”. Hãy chú ý, ông mô tả rất cẩn trọng con đường dân Israel bắt lấy để đi đến đó. Hãy chú ý, thể nào Môise khởi sự đi lên núi gặp gỡ Đức Chúa Trời, và Đức GIÊHÔVA gọi ông từ trên đỉnh núi — trước đây, ông từng lên tới chỗ ấy. Trong mấy câu kế đó, Đức Chúa Trời phán rằng Ngài sẽ ngự xuống và ở với hết thảy dân sự Ngài. Đây là điểm hẹn giữa Đức Chúa Trời và dân Do thái, rõ ràng là một khoảnh khắc rất quan trọng. Giống như thể Đức Chúa Trời đang sốt sắng chờ đợi dân sự Ngài đến với Ngài và giờ đây sau cùng họ đã đến.
            Thực vậy, đấy chính xác là những gì đã xảy ra. Có một loại hoạt động trong câu chuyện, khởi sự với Đức Chúa Trời hiện ra cùng Môise trên đỉnh hòn núi nầy rồi đạt đến đỉnh điểm trong hoạt động nầy. Toàn bộ câu chuyện nói tới việc Xuất Aicập không những nói về dân Do thái rời khỏi Aicập. Nó còn nói tới việc họ đã đến tận đây nữa. Khi Đức Chúa Trời mô tả những gì vừa xảy ra, Ngài không phán rằng họ đã được giải phóng ra khỏi Aicập. Ngài phán rằng Ngài đã đem họ đến tận đây. Mục tiêu ở tại điểm nầy là nơi đến, chớ không phải là việc được phóng thích ra khỏi Aicập. Đây là khoảnh khắc mà Đức Chúa Trời và dân sự Ngài đã trông đợi — sự đến tại Núi Sinai vốn đã được mong đợi từ lâu.
            Nghe thì giống như sự hội hiệp với người yêu vậy. Nghe thì giống như hai người đã ao ước được ở với nhau rồi sau cùng đến với nhau và a vào vòng tay của nhau vậy. Chính xác thì đây chưa phải là bối cảnh mà chúng ta sẽ máy móc phác hoạ cho một danh mục phức tạp của bộ luật pháp. Nhưng đấy là bối cảnh cho việc ban bố luật pháp nối theo sau: dân sự của Đức Chúa Trời ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời.
            Chúng tôi mới đây có thêm một chú chó nhỏ vào trong gia đình của chúng tôi. Nó cân nặng khoảng bốn cân Anh và rất dễ thương. Phải tốn một thời gian kể từ khi chúng tôi có con chó trong gia đình và tôi đã quên loài chó quả là tuyệt vời là dường nào!?! Chúng tôi cũng có hai con mèo nữa, nhưng tôi phải xin lỗi những ai thích nuôi mèo và tiếp tục nói rằng tôi là người thích nuôi chó hơn.
            Cái điều tôi ưa thích loài chó, vì nó rất phấn khích khi chúng được ở trong sự hiện diện của bạn. Khi tôi về đến nhà sau khi đi đâu đó một lúc, con chó nhỏ mới mẻ nầy, nó chỉ luôn luôn là một phần trong gia đình tôi trong khoảng một tháng thôi, nó sẽ chạy ra đón tôi. Nó nhảy chồm lên hai chơn của tôi, chẳng gây phiền gì nhiều khi nó mới chỉ cân có 4 pounds thôi. Nó sẽ liếm tôi. Hai tai và đuôi của nó cứ vẫy suốt. Thật là khó tin. Tôi phải nhìn nhận — tôi thích mình được tiếp đón kiểu như thế. Có người mới đây nói cho tôi biết rằng “chẳng có loài nào xứng đáng cho bằng loài chó”. Và điều đó là thật một cách chính xác. Tôi không đáng để được chào đón với một sự nóng sốt như thế. Nhưng tôi sẽ bắt lấy nó, và nựng nịu nó.
            Đấy là những gì bức tranh nầy nói tới Đức Chúa Trời và dân sự của Ngài gặp gỡ nhau. Đức Chúa Trời rất đỗi vui mừng khi tiếp nhận dân sự Ngài vào trong sự hiện diện của Ngài. Và họ cũng rất vui vẻ khi đến tại đó.
            Như chúng ta dõi theo câu chuyện nói tới dân Do thái, chúng ta đi từ chỗ được giải phóng ra khỏi Aicập đến chỗ bước vào trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã từng ban luật pháp cho dân sự Ngài khi họ ở trong sự hiện diện của Ngài. Đây là phần quan trọng của câu chuyện. Sự mời mọc đầu tiên của chúng ta là bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời như dân sự Ngài đã vào tại Núi Sinai. Hãy bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời.
            Có điều gì khiến cho bạn phải lấy làm lạ giống như việc ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời chăng? Phân đoạn Kinh thánh mô tả sấm sét, luồng khói dấy lên từ hòn núi. Chúng ta đã thấy sấm sét trong tuần nầy lần đầu tiên trong một thời gian dài và nó nhắc cho tôi nhớ kinh nghiệm ấy mạnh mẽ là dường nào dù đấy chỉ là một phần của mưa giông. Bạn có thể tưởng tượng được việc ở tại Núi Sinai trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời không?
            Hầu hết chúng ta đều không kinh nghiệm được sự hiện diện của Đức Chúa Trời theo cách nầy. Có những lúc chúng ta sẽ kinh nghiệm sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong một tư thế thật là siêu nhiên, đầy năng quyền. Nhưng thường thì đấy chỉ là ngoại lệ chớ không theo một nguyên tắc nào hết. Vậy, đối với chúng ta, bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời thì có ý nghĩa như thế nào?
            Khi việc xảy ra, đấy là một trong những việc có ảnh hưởng lớn đối với luật pháp Đức Chúa Trời ban bố cho dân sự Ngài. Đức Chúa Trời ban cho Môise các huấn thị chi tiết trong việc xây dựng Đền Tạm. Toàn bộ mục đích của việc xây dựng nầy là để cho dân sự Đức Chúa Trời kinh nghiệm sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong một tư thế thật đặc biệt vào những thời điểm thật đặc biệt. Sách Lêvi ký chứa các huấn thị chi tiết cho các loại của lễ mà bạn cần phải dâng cho Đức Chúa Trời trong những hoàn cảnh khác nhau. Đức Chúa Trời đang dạy cho dân sự Ngài phải biết cách sống với Ngài.
            Một trong những đường lối Ngài đã dạy, là cung ứng cho họ những thời điểm đặc biệt, nó khác biệt với thói quen thường nhật của họ. Những thời điểm đó được biệt riêng ra và chúng giúp cho dân sự Đức Chúa Trời phải kinh nghiệm sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Chúng là những khoảnh khắc có một không hai sống với Đức Chúa Trời khác hẳn với kinh nghiệm thông thường.
            Chúng ta có những việc tương tự hôm nay. Thực vậy, bạn đang có một việc ngay lúc nầy đây. Bạn đang đến với nhà thờ mỗi Chúa nhật, có mặt trong một nhóm nhỏ, cầu nguyện với bạn hữu, và cầu nguyện trên chính đầu gối của mình. Hết thảy mọi sự nầy đều là cơ hội để công nhận sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong tư thế thật đặc biệt. Và chúng rất quan trọng trong đời sống Cơ đốc. Đấy là một trong những lý do mà chúng tôi đang khích lệ chương trình đọc Kinh thánh EPIC. Đấy là một cách khác để gây dựng kế hoạch của bạn biết biệt riêng thì giờ trong lối sống hàng ngày, để công nhận và bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời.
            Vì thế, đây là phạm trù mà luật pháp đã được ban ra. Dân sự của Đức Chúa Trời rất phấn khích khi ở trong sự hiện diện của Ngài. Giờ đây, chúng ta được sửa soạn để nhìn vào luật pháp rồi nhận ra luật pháp muốn nói gì!?! Đức Chúa Trời ban bố gì cho dân sự Ngài ngay trọng tâm của luật pháp?
Yên Nghỉ Trong Sự Hiện Diện Của Đức Chúa Trời
            Mười Điều Răn có lẽ là bộ luật nổi tiếng nhất trong lịch sử Tây Phương. Chúng đã hình thành nền tảng cho hệ thống luật pháp trong hàng ngàn năm mà người ta đã noi theo. Và chúng tiêu biểu quan trọng cho toàn bộ luật pháp của người Do thái. Vị Rabi người Do thái tên là Rashi từ thế kỷ thứ 11 gọi chúng là phạm trù mà bên dưới đó các điều răn khác được kết tụ lại.
            Vì vậy, chúng ta sẽ sử dụng Mười Điều Răn như một bảng tóm lược hết thảy luật pháp của Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy khởi sự bằng cách đọc chúng.
            Xuất Êdíptô ký 20:1-17: “Bấy giờ, Đức Chúa Trời phán mọi lời nầy, rằng: Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, đã rút ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô, là nhà nô lệ. Trước mặt ta, ngươi chớ có các thần khác. Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình, cũng chớ làm tượng nào giống những vật trên trời cao kia, hoặc nơi đất thấp nầy, hoặc trong nước dưới đất. Ngươi chớ quì lạy trước các hình tượng đó, và cũng đừng hầu việc chúng nó; vì ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, tức là Đức Chúa Trời kỵ tà, hễ ai ghét ta, ta sẽ nhân tội tổ phụ phạt lại con cháu đến ba bốn đời, và sẽ làm ơn đến ngàn đời cho những kẻ yêu mến ta và giữ các điều răn ta. Ngươi chớ lấy danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi mà làm chơi, vì Đức Giê-hô-va chẳng cầm bằng vô tội kẻ nào lấy danh Ngài mà làm chơi. Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh. Ngươi hãy làm hết công việc mình trong sáu ngày; nhưng ngày thứ bảy là ngày nghỉ của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi: trong ngày đó, ngươi, con trai, con gái tôi trai tớ gái, súc vật của ngươi, hoặc khách ngoại bang ở trong nhà ngươi, đều chớ làm công việc chi hết; vì trong sáu ngày Đức Giê-hô-va đã dựng nên trời, đất, biển, và muôn vật ở trong đó, qua ngày thứ bảy thì Ngài nghỉ: vậy nên Đức Giê-hô-va đã ban phước cho ngày nghỉ và làm nên ngày thánh. Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi, hầu cho ngươi được sống lâu trên đất mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho. Ngươi chớ giết người. Ngươi chớ phạm tội tà dâm. Ngươi chớ trộm cướp. Ngươi chớ nói chứng dối cho kẻ lân cận mình. Ngươi chớ tham nhà kẻ lân cận ngươi, cũng đừng tham vợ người, hoặc tôi trai tớ gái, bò, lừa, hay là vật chi thuộc về kẻ lân cận ngươi”.
            Chúng ta không có thì giờ để bước vào hết mọi chi tiết của từng điều răn nầy. Mục tiêu của chúng ta là hiểu rõ trọng tâm những gì Đức Chúa Trời mong muốn nơi dân sự của Ngài. Có vài cách tập trung lại và hiểu rõ sứ điệp quan trọng của các điều răn. Tôi đã gặp phải một cách trong nghiên cứu mới đây của tôi mà tôi thấy rất nâng đỡ. Nó dựa theo sự quan sát, là có ba loại khác nhau về điều răn. Loại thứ nhứt rất đặc biệt. Tám phần kế đó chia sẻ chung chung thôi. Và loại sau cùng có một không hai với một tư thế khác. Sau đây là cách nó tác động.
            Điều răn thứ nhứt nói về Đức Chúa Trời. “Trước mặt ta, ngươi chớ có các thần khác”. Tại trọng tâm lời hứa của Đức Chúa Trời mà Ngài đã lập với Ápraham và thường xuyên được lặp đi lặp lại, ấy là Ngài sẽ là Đức Chúa Trời cho dân sự Ngài. Giờ đây, Ngài đã đến với họ và hiện diện với họ. Vì vậy, điều răn thứ nhứt nói tới mối quan hệ đó. Nó không hẳn là một hành động. Nó đòi hỏi một loại quan hệ: đó là sự thờ phượng. Điều nầy nằm ở ngay trọng tâm của mọi điều răn. Đức Chúa Trời muốn sự thờ phượng.
            Tám điều răn kế đó mô tả cách ứng xử tuôn ra từ sự thờ phượng thích đáng. Hầu hết chúng đều mô tả các hành động không phù hợp với sự thờ phượng. Một số trong đó phải làm trực tiếp với Đức Chúa Trời: dựng lên một hình tượng nói tới thần khác nhất định là không phù hợp với sự thờ lạy Đức Chúa Trời chơn thật. Một số trong chúng phải làm với tha nhân: giết ai đó mà Đức Chúa Trời đã dựng nên là không phù hợp với sự thờ lạy Đức Chúa Trời.
            Điều răn thứ nhứt nói tới sự thờ phượng. Các điều răn nầy nói tới cách ứng xử. Hết thảy chúng đều đã được định hướng. Vấn đề chính vẫn là điều răn thứ nhứt. Nhưng trong trường hợp bạn không biết hành động nào phù hợp với sự thờ phượng thật, đây là một số trường hợp. Nếu bạn đang phá vỡ các điều răn nầy, bạn biết mình đã phá vỡ điều răn thứ nhứt.
            Sau cùng, điều răn cuối cùng là có một không hai. Tám điều răn kia hết thảy đều là những hành vi ngoại tại. Điều răn cuối cùng là hành vi nội tại. Chính cái điều mà bạn cảm nhận; cái điều đang xảy ra ở bên trong bạn. Điều răn cuối cùng là một thái độ: tham lam. Từ ngữ Hybálai nói tới tham lam “covet” và là từ ngữ ham muốn một cái gì đó. Nhưng phương thức chữ ấy được sử dụng trong điều răn nầy là ham muốn cái gì đó mà người khác có. Bạn không nên ham muốn cái gì đó thuộc về người khác.
            Mạng lịnh nầy là quan trọng vì đó là trạng thái nội tại dẫn tới việc phá vỡ bất kỳ điều nào trong tám điều đứng trước nó. Nếu bạn muốn chiếc xe hơi của người hàng xóm, bạn sẽ đánh cắp nó. Hay giết người ấy rồi cướp nó. Nếu bạn muốn vợ của người lân cận, bạn phải có tình cảm với nàng. Nếu bạn muốn thứ mà xã hội khác dường như đang thưởng thức, bạn sẽ thờ lạy các thần của họ với hy vọng rằng chúng có thể ban điều đó cho.
            Vì vậy các điều răn ràng rịt với nhau. Điều răn thứ nhứt là những gì Đức Chúa Trời mong muốn: thờ lạy. Tám điều răn kế tiếp là những hành vi bày tỏ hay không bày tỏ ra được sự thờ phượng. Điều răn sau cùng là thái độ dẫn bạn tới những hành vi cho thấy bạn không muốn thờ lạy Đức Chúa Trời. Thờ phượng là mục tiêu. Tham lam là bước thứ nhứt tẻ tách ra khỏi mục tiêu đó.
            Giacơ bày tỏ điều đó theo cách nầy trong Giacơ 1:14-15:Nhưng mỗi người bị cám dỗ khi mắc tư dục xui giục mình. Đoạn, lòng tư dục cưu mang, sanh ra tội ác; tội ác đã trọn, sanh ra sự chết”.
            Tội lỗi bắt đầu với tham muốn, chín muồi thành hành động, rồi chắc chắn kết thúc khiến cho bạn phải phá vỡ điều răn thứ nhứt, điều răn quan trọng nhất, trọng tâm của luật pháp. Chắc chắn bạn thôi không thờ lạy Đức Chúa Trời nữa.
            Một cách ngẫu nhiên, đây là những gì chúng ta đã nhìn thấy khi chúng ta nhìn vào tội lỗi đầu tiên. Tội lỗi đầu tiên đó không khởi sự bằng việc ăn đâu. Nó khởi sự khi Êva thèm khát cây cấm kia vì cớ lời nói dối của con rắn. Nàng nâng cao tiêu điểm của mình từ những gì Đức Chúa Trời cung ứng thành những thứ Ngài ngăn cấm. Nàng thèm muốn. Nàng đã ăn và nàng thôi không còn thờ lạy Đức Chúa Trời được nữa.
            Vì vậy, trọng tâm của luật pháp là thờ phượng. Mọi sự đều chỉ ngược về việc trụ lại trong một mối quan hệ thờ phượng với Đức Chúa Trời. Và thờ lạy muốn nói rằng ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong một phương thức đúng đắn. Thực vậy, từ ngữ Hybálai nói tới thờ phượng là: “sấp mình xuống”. Đó là tư thế. Đấy là cách bạn hành động khi bạn đang ở trong sự hiện diện của ai đó. Thờ phượng nói tới việc ở trong sự hiện diện của ai đó với đúng tư thế.
            Luật pháp nói cho dân sự Đức Chúa Trời biết cách thức trụ lại trong sự hiện diện của Ngài. Luật pháp được ban ra cho họ một khi họ bước vào trong sự hiện diện của Ngài và trọng tâm của luật pháp hướng dẫn cách thức thích nghi trụ lại trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời, khi ấy lời mời gọi nối theo sau là hãy ở lại trong sự hiện diện của Ngài; giữ lấy nhận thức đó về sự hiện diện của Ngài bằng những việc chúng ta làm và bằng những gì chúng ta suy nghĩ. Thứ nhứt, chúng ta bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Tiếp đến, chúng ta yên nghỉ trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời.
            Nếu Đức Chúa Trời hiện hữu ở khắp mọi nơi, há chúng ta chẳng phải là đang ở trong sự hiện diện của Ngài sao? Phải, trong ý thức đấy, nhưng chưa thực sự đâu. Có một sự khác biệt giữa việc ở gần ai đó và ở với ai đó. Gần gũi chưa phải giống y như sự hiện diện đâu. Hiện diện là một thái độ qua lại với nhau giữa hai người. Bạn đang ở với tôi và tôi đang ở với bạn.
            Hãy tưởng tượng bạn có mặt ở buổi tiệc hay trong một gian phòng đầy ắp người và bạn có một cuộc trao đổi với một người khác, người nầy khởi sự nhìn quanh căn phòng; nhìn vào đồng hồ tay; nhón chân lên. Đấy là tham lam trong cuộc trò chuyện. Anh ta đang nói chuyện với bạn, nhưng bạn có thể nói rằng anh ta đang muốn nói chuyện với người nào khác kia.
            Khi một người đến trò chuyện với bạn thì khác biệt dường bao? Họ đưa ra nhiều câu hỏi với bạn. Họ lắng nghe bạn. Họ tường thuật những câu chuyện gắn bó với kinh nghiệm của bạn. Họ rất vui vẻ. Dường như họ thấy hài lòng. Đấy là việc hài lòng trong sự hiện diện của ai đó. Đấy là những gì trông giống như yên nghỉ trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời.
            Ở trọng tâm của luật pháp là ao ước của Đức Chúa Trời muốn được ở với dân sự Ngài. Không những là ở gần họ, mà còn ở với họ nữa. Cái điều Ngài mong muốn nơi dân sự của Ngài, ấy là họ thấy thoả lòng với Ngài, nhận lãnh sự tiếp trợ của Ngài, và yên nghỉ trong sự hiện diện của Ngài. 
            Tôi muốn nhìn nhận rằng thực sự tôi vốn có một thời kỳ khó nhọc với điều nầy. Thường thì tôi tự hỏi kế tiếp là gì nữa. Tôi luôn nhìn tới đàng trước để tìm biết coi có cái gì mới, cái gì đó khác biệt. Tôi thấy cuốn hút bởi thứ chi không thuộc về tôi. Tôi bị kéo đến với những kinh nghiệm của người khác và tự hỏi không biết họ có điều chi tốt hơn tôi. Thật là dễ cho tôi nhìn vào những gì người khác có rồi tham muốn nó. Đôi khi tôi có khoảnh khắc khó nhọc không chịu yên nghỉ ở chỗ Đức Chúa Trời đã khiến cho tôi thành ra kẻ mà tôi phải trở thành.
            Nền văn hoá của chúng ta không tạo ra sự yên nghỉ dễ dàng nơi sự hiện diện của ai đó. Chúng ta bị vây quanh bởi những phiền nhiễu và các cơ hội. Kế hoạch của chúng ta là di chuyển nhanh vào sự yên nghỉ với ai đó. Đối với tôi, mạng lịnh đáng kinh ngạc nhất trong Mười Điều Răn là mạng lịnh hãy yên nghỉ. Đúng là thứ đạo đức thật lạ lùng, nó đòi hỏi sự yên nghỉ! Nhưng chúng ta cần được giải thích vì chúng ta có một thời khó nhọc với nó.
            Nhưng chúng ta không phải là những người duy nhứt đâu. Thực sự đấy chẳng phải là đặc biệt cho nền văn hoá của chúng ta đâu. Dân sự của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước cũng vậy đấy thôi. Thậm chí họ không có iPhones và họ vẫn có một thời khó nhọc về sự yên nghỉ. Họ luôn nhìn quanh nơi kinh nghiệm của ai đó khác hơn là họ đã có.
Đi Với Đức Chúa Trời
            Sau khi Đức Chúa Trời ban cho Môise Mười Điều Răn, Ngài bồi tiếp theo với nhiều sự dạy dỗ, hầu hết là về Đền Tạm. Môise trụ lại trên núi trong 40 ngày.
            Bấy nhiêu thời gian ấy là quá lâu cho dân sự của Đức Chúa Trời. Họ mất kiên nhẫn và họ đã làm một việc thật dại dột. Có sự mỉa mai rất lớn ở đây. Đức Chúa Trời ngự ở giữa bảo cho Môise biết rằng dân sự của Ngài có thể tiếp tục kinh nghiệm sự hiện diện của Ngài. Nhưng quá trễ rồi. Sự phấn khích của việc ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời đã nhạt nhoà đi. Dân sự của Đức Chúa Trời không còn cảm thấy sự hiện diện đầy quyền phép ấy nữa. Họ nhìn quanh quất rồi kết luận rằng Ngài đã đi đâu rồi. Vì vậy, họ đã làm gì chứ?
            Họ đúc một bức tượng con bò con bằng vàng. Thậm chí họ còn cả gan tuyên bố trong Xuất Êdíptô ký 32:4: “Hỡi Y-sơ-ra-ên! nầy là các thần của ngươi đã đem ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô”. Điều gì đã xảy ra thế? Họ muốn được ở trong sự hiện diện của một vị thần. Họ không cảm nhận được sự hiện diện của Ngài. Vì vậy, họ đã dựng lên một cái gì đó để họ có thể ở với.
            Và khi họ có một vị thần mà họ có thể ở với, họ bèn chia tay. Họ thôi không yên nghỉ nữa. Họ khởi sự lằm bằm. Họ đúc một hình tượng. Từng bước một, họ làm theo cách của họ đi ngược lại rồi kết thúc bằng việc phá vỡ điều răn thứ nhứt, cùng với vài điều khác nữa trên tiến trình ấy.
            Khi Đức Chúa Trời nhận ra, Ngài làm những gì Ngài thường làm khi dân sự Ngài xây mặt đi. Ngài buông họ ra. Hãy lắng nghe những điều Ngài phán dạy:
            Xuất Êdíptô ký 33:1-3: Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: Nầy, ngươi cùng dân sự mà ngươi đã dẫn ra khỏi xứ Ê-díp-tô hãy từ đây đi lên xứ ta đã thề ban cho Áp-ra-ham, Y-sác, và Gia-cốp, rằng: Ta sẽ ban xứ đó cho dòng dõi ngươi. Ta sẽ sai một thiên sứ đi trước ngươi, và sẽ đuổi dân Ca-na-an, dân A-mô-rít, dân Hê-tít, dân Phê-rê-sít, dân Hê-vít, và dân Giê-bu-sít, đặng đưa các ngươi vào xứ đượm sữa và mật; nhưng ta không cùng lên với ngươi đâu, vì ngươi là dân cứng cổ, e ta diệt ngươi dọc đường chăng”.
            Đây là một sự ban hiến thật khó tin mà Đức Chúa Trời đã làm ra. Ngài phán: “Ta sẽ ban cho ngươi mọi sự mà ngươi mong muốn. Ta sẽ ban cho ngươi xứ nầy. Ta sẽ ban dòng dõi cho các ngươi. Thậm chí ta sẽ sai một thiên sứ đi trước ngươi. Còn ta sẽ không đi đâu”.
            Đối với nhiều người, điều nầy dường như là một thoả thuận rất tuyệt vời. Bạn nhận lãnh hết mọi ơn phước trong mối quan hệ với Đức Chúa Trời mà chẳng có cái gì cho Ngài cả. Bạn có sự thừa tự mà chẳng phải thương thảo gì với cha mẹ của bạn hết. Bạn tiếp lấy sự vui vẻ mà chẳng có trách nhiệm chi hết. Bạn lãnh lấy nhiều ân huệ mà không có Đức Chúa Trời. Tôi nghĩ rằng nếu ai đó trong dân Do thái nghe được sự nầy, thế thì họ sẽ nhảy ngay vào cơ hội rồi.
            Nhưng Môise thì không. Hãy lắng nghe những gì ông nói khi đáp lại với sự ban hiến của Đức Chúa Trời.
            Xuất Êdíptô ký 33:15-17: Môi-se thưa rằng: Nếu chính mình Ngài chẳng đi, xin đừng đem chúng tôi lên khỏi đây. Lấy cớ chi mà người ta sẽ biết rằng tôi cùng dân sự Ngài được ơn trước mặt Ngài? Có phải khi nào Ngài cùng đi với chúng tôi chăng? Thế thì, tôi cùng dân sự Ngài sẽ được phân biệt với muôn dân trên mặt đất. Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: Ta sẽ làm điều ngươi cầu xin ta, vì ngươi được ơn trước mặt ta, và ta biết ngươi bởi danh ngươi vậy”.
            Môise có một câu trả lời rất khó tin đối với sự ban hiến của Đức Chúa Trời. Ông đáp “không”. Ông nói, nếu Ngài không gửi sự hiện diện của Ngài đến với chúng tôi, thế thì đi có giá trị gì đâu. Chúng tôi không quan tâm đến các thứ lạc hiến. Chúng tôi không lo về đất đai. Mọi sự chúng tôi lo là việc được ở với Ngài kìa.
            Môise đã bộc lộ ra như thế. Ông hiểu toàn bộ mục đích của luật pháp là nói tới việc được ở với Đức Chúa Trời. Toàn bộ mục đích của mọi sự là được ở với Đức Chúa Trời. Ông công nhận rằng ngay cả nếu họ có đất đai, cho dù họ có mọi sự mà họ từng mong muốn đi nữa, nếu họ không có Đức Chúa Trời thì chẳng còn có ý nghĩa gì nữa cả.
            Chúng ta cần phải hiểu cho rõ vấn đề nầy. Thứ nhứt, chúng ta bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Rồi chúng ta yên nghỉ trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Nhưng khi chúng ta đi ra, khi chúng ta được sai phái đi từ đây, chúng ta có muốn Đức Chúa Trời đi cùng chúng ta không? Hay có phải chúng ta chỉ muốn ơn phước của Ngài thôi? Có phải chúng ta nhìn biết rằng mọi sự chúng ta có là vô nghĩa nếu chúng ta không có sự hiện diện của Đức Chúa Trời? Đây là lời mời gọi sau cùng của chúng ta. Để nhìn thấy toàn bộ đời sống chúng ta như đang dự phần vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Hãy đi cùng Đức Chúa Trời.
            Đáng ngạc nhiên hơn cả sự đáp trả của Môise đối với Đức Chúa Trời là phần đáp trả của Đức Chúa Trời đối cùng Môise. Ngài phán: “Được”. Ngài đồng ý cùng đi với dân sự Ngài và Ngài không bao giờ đổi ý về việc ấy nữa. Lý do mà Ngài nhượng bộ là vì Ngài biết rõ cái tên của Môise. Ngài biết dân sự Ngài rõ lắm, nên Ngài sẽ cùng đi với họ. Ngài không còn đe doạ cất đi sự hiện diện của Ngài nữa.
            Và chúng ta nhận biết rằng mục đích của luật pháp không nằm ở các thứ luật lệ. Mục đích của luật pháp là được ở với Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể mãi tập trung vào các điều luật và quy tắc đến nỗi chúng ta thường nghĩ chúng có mặt ở đó là vì mục đích riêng của chúng. Đôi khi chúng ta nghĩ tới cái điều Đức Chúa Trời quan tâm, ấy là chúng ta có tuân giữ luật lệ của Ngài hay không!?! Nhưng luật pháp chỉ là một công cụ thôi. Đó là một công cụ cho phép dân sự Ngài được ở trong sự hiện diện của Ngài. Cái điều Ngài quan tâm, ấy là được ở với dân sự của Ngài. Ngài quan tâm đến việc được ở với chúng ta.
            Điều nầy giúp giải thích một phần lý do tại sao Chúa Jêsus phán Ngài luôn làm trọn luật pháp. Chúa Jêsus là Emmanuên. Ngài là Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta. Ngài ban cho thế gian sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong một tư thế hoàn toàn mới. Ngài ban cho chúng ta kinh nghiệm của Đức Chúa Trời trong loài xác thịt; Đức Chúa Trời là một con người. Đức Chúa Trời hiện diện với chúng ta.
            Rồi khi Ngài rời đi, Ngài đã phán trong Giăng 14:26:Nhưng Đấng Yên ủi, tức là Đức Thánh Linh mà Cha sẽ nhân danh ta sai xuống, Đấng ấy sẽ dạy dỗ các ngươi mọi sự, nhắc lại cho các ngươi nhớ mọi điều ta đã phán cùng các ngươi. Chúa Jêsus khiến cho sự hiện diện của Đức Chúa Trời ra thực trong một tư thế mới. Rồi Ngài để chúng ta lại với sự hiện diện của Đức Chúa Trời bằng cách sai Đức Thánh Linh đến.
            Chúng ta đã nói trước đây về những phương thức đặc biệt mà chúng ta kinh nghiệm sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Mọi việc ấy rất quan trọng. Nhưng vì chúng ta có Đức Thánh Linh, chúng ta đang sống toàn bộ đời sống mình trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời cùng đi với chúng ta bất cứ đâu. Bức màn của “Nơi Chí Thánh” đã bị xé rách khi Chúa Jêsus gục chết. Sự hiện diện của Đức Chúa Trời đi từ chỗ đầy dẫy Đền Thờ đến chỗ đầy dẫy con người. Đây là phương thức sống thật khó tin cho chúng ta. Chúng ta đang sống trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời.
            Vì vậy chúng ta hãy đi ra với sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Chúng ta đồng đi với Đức Chúa Trời mỗi ngày. Chúng ta trò chuyện với Ngài. Ngài đến với chúng ta khi chúng ta về nhà, khi chúng ta đến sở làm, và khi chúng ta nằm xuống ngủ lúc ban đêm. Ngài ở cùng chúng ta khi lẽ ra chúng ta không đáng được Ngài ở cùng chúng ta. Ngài ở với chúng ta khi chúng ta đã quên phứt là Ngài đang ở với chúng ta.
            Khi Đức Chúa Trời ban luật pháp cho dân sự Ngài, mục đích của Ngài là để cho họ cứ tiếp tục kinh nghiệm sự hiện diện của Ngài. Chúng ta có chính ân tứ ấy qua các phương tiện khác nhau. Chúng ta đang có Thánh Linh của Đức Chúa Trời, đang sống trong chúng ta. Chúng ta đi với Đức Chúa Trời và chúng ta khiến cho ai nấy nhìn biết Đức Chúa Trời bất cứ đâu chúng ta đi tới.
Phần kết luận
            Sau ngày 6 tháng 11, chúng ta sẽ biết một số điều về nhân vật của xứ sở chúng ta. Chúng ta thường xuyên tái xác định chúng ta là ai bằng những điều luật hay thay đổi mà chúng ta ban hành và thực thi. Luật pháp của xứ sở chúng ta phải thực thi trong hiện tại nữa. Xứ sở chúng ta ban hành luật pháp với mục tiêu giúp chúng ta sống với nhau trong hiện tại với những phương thức thật tích cực. Nó phức tạp vì có nhiều ý kiến khác nhau về cách thức phải thực thi luật pháp thôi.
            Luật pháp mà Đức Chúa Trời ban cho dân sự Ngài là khác biệt vì nó giúp cho họ biết sống trong sự hiện diện của Ngài. Luật pháp của họ xác định họ y như luật pháp xác định chúng ta. Họ chỉ là những người biết sống trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Họ được xác định bởi sự thờ phượng. Họ được xác định bởi tấm lòng của họ, chớ không phải bởi hành động của họ. Nhưng một quốc gia mới cần phải biết hành động nào là phù hợp với sự thờ lạy và vì thế Đức Chúa Trời ban cho họ một bộ luật pháp. Ngài giúp cho họ hiểu rõ thờ phượng thì phải như thế nào!?! Điều nầy khiến cho họ ra phân biệt với các dân ở chung quanh họ.
            Chúng ta đã lần theo câu chuyện nói tới dân sự Đức Chúa Trời trong kỷ nguyên nầy mà chúng ta gọi là Một Dân Tộc Được Giải Phóng. Tuần qua, chúng ta đã nhìn thấy Đức Chúa Trời cung ứng cho vị lãnh đạo, là người đã đưa dân sự vào chỗ tự do. Sáng nay, chúng ta đã nhìn thấy Đức Chúa Trời cung ứng bộ luật sẽ xác định dân sự nầy là ai ở tận cốt lõi của họ. Tuần tới, chúng ta sẽ nhìn thấy Đức Chúa Trời sửa soạn cho họ sống theo sự hiện diện của Đức Chúa Trời ở một nơi rất đặc biệt: Đất Hứa.
            Khi chúng ta rời khỏi đây, nguyện chúng ta yên nghỉ trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Nguyện chúng ta công nhận tánh thèm khát đang dẫn chúng ta ra khỏi sự hiện diện của Ngài cùng mọi hành vi đang kết quả. Phần lớn chúng ta, nguyện chúng ta cứ tiếp tục trong sự thờ phượng, không những ở đây, mà ở khắp mọi nơi. Dân sự của Đức Chúa Trời là những người đang thờ lạy trong sự hiện diện của Ngài. Dân sự ấy chính là chúng ta đó. Đừng quên điều đó.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét