Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

MỘT GIA ĐÌNH RA ĐỜI: THẮNG HƠN ĐIỀU ÁC



MỘT GIA ĐÌNH RA ĐỜI: THẮNG HƠN ĐIỀU ÁC
            Điều ác có ở khắp mọi nơi.
            Có lẽ bạn có nhiều điều trong lý trí của bạn hôm nay. Có thể bạn có nhiều việc phải làm trong tuần nầy và bạn không biết mình sẽ làm tốt như thế nào với mọi sự ấy. Có thể bạn không còn đi làm nữa và bạn ước ao mình có nhiều việc để làm. Có thể bạn bị tổn thương do có sự xung đột. Có thể nguồn tài chánh thực sự đang bị bóp thắt trong lúc bây giờ. Có thể bạn đang sống cô độc.
            Hết thảy chúng ta đều đối diện với nhiều nan đề, nhưng trong phần lớn các vụ việc, dường như chúng chưa đủ tư cách là điều ác. Gây phiền nhiễu, phải. Bực bội, phải. Có thể là bất công hay thiên vị. Nhưng còn điều ác? Quả là một việc nghiêm trọng đây.
            Chúng ta biết rõ điều ác đang tồn tại. Chúng ta đọc thấy về nó. Người nào bước vào các rạp xinê thì gặp cảnh giết người hàng loạt. Hạng người có địa vị quyền thế lại là những kẻ lạm dụng tình dục những người dưới quyền của họ. Các cấp lãnh đạo quân sự cưỡng bách thanh thiếu niên gia nhập quân đội rồi giết chết gia đình của họ. Phụ nữ làm nô lệ cho thương mại tình dục, ngay cả ở vùng Vịnh.
            Nhưng mặc dù sự thất vọng nhỏ nhoi của chúng ta dường như chưa đủ tư cách là điều ác lớn lên từ gốc rễ như những thứ khủng khiếp kia. Tự coi mình là quan trọng, kiêu căng, thiếu kiên nhẫn, thù hận, tranh đấu, và thù địch, hết thảy đều khởi đi từ cùng loại hột giống. Nếu chúng ta quan sát kỹ, có điều ác ngay trong kinh nghiệm của chúng ta, mặc dù chúng ta không luôn gọi nó như thế.
            Điều ác có ở khắp mọi nơi.
            Sáng nay, chúng ta đang ở ngay tiểu đoạn thứ ba của Kinh thánh trong loạt bài EPIC: câu chuyện đáng kinh ngạc nói tới Đức Chúa Trời và thế gian. Tuần lễ đầu tiên, chúng ta đã nhìn thấy những gì Đức Chúa Trời dự trù cho cuộc sống và mọi điều diễn ra. Chúng ta đã nhìn thấy nan đề của một thế giới đổ vỡ. Tuần qua, chúng ta đã nhìn thấy cách thức Đức Chúa Trời khởi sự giải pháp của Ngài bằng cách chọn một vị anh hùng. Đức Chúa Trời đã kêu gọi Ápraham, Ysác, và Giacốp trở thành một phần trong chương trình cứu vớt thế gian của Ngài. Chúng ta đã nhìn thấy thể nào bậc anh hùng của Đức Chúa Trời khởi sự nhỏ bé và phạm nhiều sai lầm. Chúng ta đã nhìn thấy thể nào bậc anh hùng của Đức Chúa Trời đã được đánh dấu bằng đức tin: họ nhìn biết Đức Chúa Trời là vị anh hùng thực sự trong câu chuyện.
            Tuần qua, chúng ta đã nhìn thấy một phần của phương pháp nói tới cách thức Đức Chúa Trời sẽ cứu lấy thế gian. Ngài chọn một người trở thành một gia đình rồi trở thành một quốc gia cứu lấy thế gian. Mục tiêu là phải quay lại với khởi nguyên sự sáng tạo, nhưng có một việc đang đứng ngáng trên con đường của Ngài.
            Trong tuần lễ thứ nhứt của chúng ta, chúng ta đã xem xét câu chuyện nói tới Nôê. Đây là một câu chuyện kinh khiếp nói tới Đức Chúa Trời đang hủy diệt thế gian vì cớ điều ác đang lan rộng. Sự Đức Chúa Trời đánh giá con người trong thế gian đã được đưa ra ở Sáng thế ký 6:5: Đức Giê-hô-va thấy sự hung ác của loài người trên mặt đất rất nhiều, và các ý tưởng của lòng họ chỉ là xấu luôn. Vì vậy, Đức Chúa Trời đã hủy diệt mọi sự trừ ra một gia đình vì cớ mọi sự ác.
            Sau nước lụt và khi nước đã rút đi rồi, Nôê và gia đình ông đã khởi sự một đời mới, Đức Chúa Trời hứa không bao giờ làm như thế nữa. Đây là những gì Ngài phán trong Sáng thế ký 8:21: Ta chẳng vì loài người mà rủa sả đất nữa, vì tâm tánh loài người vẫn xấu xa từ khi còn tuổi trẻ; ta cũng sẽ chẳng hành các vật sống như ta đã làm”.
            Thế là Đức Chúa Trời sẽ không hủy diệt thế gian nữa, nhưng không phải vì mọi sự có khác biệt đâu. Mà ngược lại, từng xu hướng trong tấm lòng con người hãy cứ xấu luôn. Nước lụt không có hiệu quả. Nó không giải quyết được nan đề. Đức Chúa Trời có một chương trình, nhưng có một chỗ hãy còn thiếu sót. Mãi cho tới điểm nầy, chúng ta đã nhìn thấy thể nào Đức Chúa Trời dự trù vận dụng nan đề tội ác. Mãi cho đến bây giờ.
            Sáng nay, chúng ta sẽ nhìn vào câu chuyện sau cùng trong sách Sáng thế ký. Đây là câu chuyện nói tới một người có tên là Giôsép. Giôsép là cháu cố của Ápraham. Câu chuyện của ông hoàn tất bức tranh nói tới cách Đức Chúa Trời sẽ giải cứu thế gian. Tuần qua chúng ta đã nhìn thấy Đức Chúa Trời dự tính sử dụng Ápraham và dòng dõi của ông. Tuần nầy, chúng ta sẽ xem xét cách thức Ngài hoạch định nhắm vào nan đề tội ác.
            Thực vậy, đây là một trong những thắc mắc được đưa ra thường xuyên nhất mà tôi phải trả lời trong mấy tuần qua. Thắc mắc đến với nhiều hình thức khác nhau. Tại sao Đức Chúa Trời dựng nên con người một khi Ngài biết họ sẽ phạm tội chứ? Há Đức Chúa Trời có bất công không khi thử nghiệm Ápraham? Con rắn ra từ đâu chứ? Tại sao lại đặt cây cấm trong vườn? Thắc mắc cơ bản cũng là một: Sao Đức Chúa Trời lại để cho điều ác tồn tại chứ?
            Thắc mắc nầy là một thắc mắc về mặt thần học, nhưng đấy cũng là một thắc mắc cá nhân. Chúng ta làm gì với điều ác mà chúng ta đang kinh nghiệm? Chúng ta vận dụng những nhọc nhằn mà chúng ta đang nếm trải như thế nào? Đấy là lý do tại sao câu chuyện sáng nay đem lại sự nâng đỡ. Chúng ta sẽ nhìn vào ba bối cảnh khác nhau từ đời sống của Giôsép. Khi chúng ta nhìn vào các bối cảnh nầy, chúng ta sẽ có được một sự hiểu biết về cách thức Đức Chúa Trời nhắc tới điều ác trong thế gian. Nhưng đồng thời, chúng ta sẽ thấy rằng đây là cách Đức Chúa Trời cũng vận dụng điều ác trong đời sống của chính chúng ta nữa.
Gọi Đích Danh Điều Ác
            Câu chuyện nói tới Giôsép khởi sự với câu chuyện nói tới cha của ông là Giacốp. Khi Đức Chúa Trời hiện ra với Ápraham, Ngài nói cho ông biết rằng Ngài sẽ làm cho dòng dõi ông đông vô số, nhiều hơn sao ở trên trời. Ngài khởi sự làm ứng nghiệm lời hứa qua Giacốp, là cháu nội của Ápraham. Giacốp có 12 con trai và được ban cho một cái tên mới: Israel. Sau cùng, gia đình lớn nầy đã bắt đầu.
            Nhưng mọi việc không được suông sẻ trong cái gia đình lớn nầy. Giacốp đã cho thấy rõ rằng Giôsép là đứa con mà ông ưa thích. Giôsép có một số chiêm bao về các anh em mình nhất định phải sấp mình xuống trước mặt ông. Ông kể cho các anh mình biết về những điềm chiêm bao ấy và họ rất giận dữ. Vì vậy, mới xảy ra cớ sự. Hết thảy các người con khác đang chăn bầy chiên và Giacốp sai Giôsép đến xem chừng họ.
            Sáng thế ký 37:17b-28: “Vậy, Giô-sép, đi tìm các anh mình, gặp được tại Đô-ta-in. Các anh thấy chàng đi ở đàng xa, chưa đến gần, thì đã lập mưu để giết chàng. Chúng bèn nói nhau rằng: Kìa, thằng nằm mộng đến kia! Bây giờ, nào! chúng ta hãy giết nó đi, quăng xuống một cái hố nước nào đó; đoạn ta sẽ nói rằng nó đã bị thú rừng xé ăn, rồi sẽ xem các điềm chiêm bao của nó ra sao. Ru-bên nghe qua lời đó, liền giải cứu chàng ra khỏi tay các anh mà rằng: Chúng ta đừng giết chết nó; lại tiếp: Chúng ta chớ nên làm đổ máu ra; hãy liệng nó trong cái hố nước nơi đồng vắng kia, và đừng tra tay vào mình nó. Người nói vậy, có ý muốn giải cứu chàng khỏi tay họ, để trả chàng về cùng cha mình. Vừa khi Giô-sép đến gần các anh, họ bèn lột áo chàng, là áo có nhiều sắc đang mặc trong mình; Đoạn, họ ngồi lại ăn. Nhướng mắt lên chợt thấy một đoàn dân Ích-ma-ên ở phía Ga-la-át đi đến, trên lưng lạc đà họ chở đầy thuốc thơm, nhũ hương và một dược đang đem đi đến xứ Ê-díp-tô. Giu-đa bèn nói cùng các anh em rằng: Giết em ta mà giấu máu nó, có dùng cho ta được việc chi? Hè! hãy đem bán nó cho dân Ích-ma-ên và đừng tra tay vào mình nó; vì nó là em, là cốt nhục của chúng ta. Các anh em đều nghe theo lời người nói. Vả, khi những lái-buôn Ma-đi-an đi ngang qua, các anh kéo Giô-sép lên khỏi hố nước, rồi bán chàng giá hai mươi miếng bạc cho dân Ích-ma-ên đem qua xứ Ê-díp-tô”.
            Các anh của Giôsép đang nằm đợi ông rồi mưu giết ông. Nghe thì thấy giống với một câu chuyện khác mà chúng ta mới vừa nghe. Khi chúng ta gặp gỡ hai anh em ruột đầu tiên trong Kinh thánh, Đức Chúa Trời ưa thích của dâng của người em hơn của người anh. Điều nầy dựng lên sự tranh cạnh và ganh ghét. Vì vậy, người anh bị xem khinh kia mới gài bẫy rồi giết chết người em được ưa chuộng. Trong câu chuyện của Giôsép, họ dự tính giết chết ông, nhưng một trong các người anh đó nói với những người kia chỉ nên bán ông đi làm nô lệ thôi.
            Giôsép là một nạn nhân của điều ác. Việc bán em của họ vào vòng nô lệ là tội ác. Điều nầy đã xảy ra cho gia đình sẽ giải cứu thế gian. Nhưng mấy người anh đã xây lại với nhau. Nan đề không những là có tội ác trong thế gian. Ngay cả giải pháp mà Đức Chúa Trời đã đưa ra vẫn khó hiểu đối với điều ác. Cần phải thắng hơn nan đề nầy.
            Thắng hơn điều ác khởi sự với việc nhận dạng nó. Đấy là điều Đức Chúa Trời đã làm trước và sau nạn lụt. Người tường thuật lại câu chuyện nầy muốn chúng ta nhận dạng hành động gian ác nầy bằng cách sánh nó với sự giết chết Abên. Bản thân Giôsép nhận dạng hành động nầy là tội ác ở phần cuối của câu chuyện.          
            Bước thứ nhứt trong việc thắng hơn điều ác là phải nhận dạng nó. Hãy đặt tên cho nó như nó vốn có. Hãy gọi đích danh điều ác.
            Đôi khi chúng ta thực thi điều nầy trong chính đời sống của chúng ta. Nếu bạn đã chịu khổ trong tay của người khác (và hết thảy chúng ta đều có một cấp độ nào đó), bước thứ nhứt hướng tới sự chữa lành là phải công nhận điều chi đã xảy ra cho bạn. Hãy gọi đích danh khuôn mẫu không lành mạnh của mối quan hệ; hãy thốt ra danh xưng điều sai quấy mà bạn đã chịu đựng.
            Đôi khi chúng ta thực thi điều nầy cho nhau. Có nhiều lúc, chúng ta không nhìn thấy rõ ràng lúc ai đó đang đối xử ngặt nghèo đối với chúng ta. Là một cộng đồng, có nhiều khi chúng ta nhìn vào một tình huống rồi nói: “tôi không OK về việc ấy”. Có người đã mất đi thị giác của việc nhìn khách quan. Đôi khi chúng ta gọi đích danh điều ác với nhau.
            Dù chúng ta là nạn nhân hay ai khác là nạn nhân, chúng ta có thể chần chứ khi nói rằng chúng ta là nạn nhân của tội ác. Là một nạn nhân ám chỉ tình trạng yếu đuối. Là một nạn nhân, nghe như một lời cáo lỗi vậy. Chúng ta không muốn “đóng vai nạn nhân” vì chúng ta đang cố gắng tránh đắm mình trong mọi điều đã được làm ra cho chúng ta. Có sự khôn ngoan trong đó, nhưng tiến trình hướng tới sự chữa lành phải khởi sự với việc nêu đích danh việc đã được làm ra. Bạn không thể dừng ở đó, mà bạn phải khởi sự ở đó.
            Câu chuyện của Giôsép khởi sự bằng cách buộc chúng ta phải công nhận điều ác đã được làm ra cho ông. Các anh của ông đã xây lại nghịch cùng ông. Bằng cách đưa sự kiện vào trọng tâm, chúng ta được mời phải gọi đích danh điều ác mà chúng ta đang nhìn thấy: dù nó nghịch cùng chúng ta hay nghịch cùng ai đó khác.
            Giôsép là nạn nhân của điều ác. Bước thứ nhứt là phải nói rõ như thế.
Từ chối điều ác
            Cái điều khiến cho Giôsép đặc biệt rất thú vị không những ở chỗ ông là một nạn nhân, mà ông còn là một nạn nhân vô tội nữa. Có một số tranh cãi về thái độ của ông ở các điềm chiêm bao là có quyền trên các anh mình. Có lẽ ông quá tự hào chăng? Nhưng có lẽ ông chỉ muốn chia sẻ chúng mà thôi. Ở cấp độ nào đi nữa, ông không đáng với những gì ông nhận lãnh. Giôsép là một nạn nhân vô tội.
            Tuy nhiên, khi câu chuyện tỏ ra, chúng ta thấy rằng Giôsép còn hơn là chỉ có vô tội thôi. Ông đưa ra một số quyết định rất phi thường, đặc biệt khi xét đến sự bất công mà ông đã gánh chịu.
            Trước khi đọc phần nầy của câu chuyện, thật là nâng đỡ khi nhớ lại một câu chuyện từ ông bà của Giôsép. Tuần qua, chúng ta đã nghe thuật câu chuyện nói tới Ápraham nói dối về Sara vợ mình khi ông đi xuống Ghêra. Câu chuyện chúng ta đã nghe kể thực sự là lần thứ hai ông làm công việc nầy. Ông phải đi đến một xứ khác với một vị vua đầy quyền lực. Vợ ông rất xinh đẹp. Vì vậy, ông bảo vợ nói với mọi người nàng là em gái để họ sẽ không giết ông rồi cướp lấy nàng. Thay vì thế, cả hai lần nàng đã bị bắt đưa vào hậu cung của nhà vua cho tới khi Đức Chúa Trời can thiệp để cứu nàng ra. Ápraham đã làm điều nầy hai lần. Cái điều tệ hại hơn nữa là con trai của ông, là Ysác, đã làm y như thế nhiều năm về sau, với cùng một nhà vua: Abimêléc.
            Thế rồi trong quá khứ của Giôsép, chúng ta có ba câu chuyện nầy nói tới những người đã bằng lòng buôn bán tình dục vợ của họ để bảo vệ họ. Sự an ninh của bản thân họ còn quan trọng hơn là bảo vệ hôn thê của họ.
            Giữ điều nầy trong trí, chúng ta sẵn sàng quay trở lại với Giôsép. Khi chúng ta rời ông lần vừa qua, ông đã trở thành một nô lệ trong nhà của một người Aicập giàu có tên là Phôtipha. Ông đã lao động nhọc nhằn và được tôn trọng và đã dấy lên đến tận đỉnh cao. Ông đang coi sóc hết thảy các nô lệ khác.
            Sáng thế ký 39:6-20: Người giao hết của cải mình cho Giô-sép coi sóc, chẳng lo đến việc nào nữa, trừ ra các phần vật thực của mình ăn mà thôi. Vả, Giô-sép hình dung đẹp đẽ, mặt mày tốt tươi. Sau các việc nầy, vợ chủ đưa mắt cùng Giô-sép, mà nói rằng: Hãy lại nằm cùng ta. Chàng từ chối và đáp rằng: Chủ đã giao nơi tay tôi mọi vật của người, và nầy, chủ chẳng lo biết đến việc chi trong nhà nữa; trong nhà nầy chẳng ai lớn hơn tôi, và chủ cùng không cấm chi tôi, trừ ra một mình ngươi, vì là vợ của chủ tôi. Thế nào tôi dám làm điều đại ác dường ấy, mà phạm tội cùng Đức Chúa Trời sao? Thường ngày người dỗ dành mặc dầu, thì Giô-sép chẳng khứng nghe lời dụ dỗ nằm cùng hay là ở cùng người chút nào. Một ngày kia, Giô-sép vào nhà đặng làm công việc; vả, chẳng có người nhà nào ở đó, thì người bèn nắm áo chàng mà rằng: Hãy nằm cùng ta! Nhưng chàng liền tuột áo để lại trong tay người mà chạy trốn ra ngoài. Khi người thấy áo còn lại nơi tay mình, và chàng đã chạy trốn ra ngoài như vậy, bèn gọi người nhà mà nói rằng: Bay coi! Họ khéo đem vào nhà một thằng Hê-bơ-rơ để chọc ghẹo ta. Nó lại gần toan nằm cùng ta, nhưng ta la lớn lên. Vừa khi nó nghe ta cất tiếng la, thì tuột áo lại bên ta, chạy trốn ra ngoài. Người bèn để áo của Giô-sép bên mình đợi khi chủ về nhà, học lại cùng chủ y như lời trước, rằng: Thằng nô lệ Hê-bơ-rơ mà ông khéo đem về nhà đã đến gần đặng chọc ghẹo tôi; nhưng khi tôi cất tiếng la lên, nó tuột áo lại bên tôi, rồi chạy trốn ra ngoài. Vừa khi chủ của Giô-sép nghe lời vợ nói rằng: Đó, kẻ nô lệ ông làm điều như vậy, thì nổi giận phừng phừng, bèn bắt chàng đem bỏ vào tù, là nơi cầm các kẻ phạm tội của vua. Vậy, chàng ở tù tại đó”.
            Giôsép là một nô lệ trẻ rất đẹp trai. Vợ của chủ ông cứ tìm cách dụ dỗ ông và ông đã từ chối nàng ta. Hiển nhiên là nàng đã dồn ông vào góc kẹt. Ông lại từ chối nàng rồi bỏ chạy. Nhưng nàng giận dữ khi bị ông từ chối, vì vậy nàng tri hô lên rằng ông đã tấn công nàng và ông bị bỏ vào nhà ngục. Một lần nữa, Giôsép là một nạn nhân. Một lần nữa, Giôsép là một nạn nhân vô tội.
            Nhưng lần nầy, không những là ông vô tội. Lần nầy ông là công bình. Lần nầy, không những ông phải vào nhà ngục vì một việc mà ông không chịu làm. Ông vào tù thật đặc biệt vì làm một điều phải. Ông làm việc phải rồi nhận lấy rắc rối vì đã làm việc ấy. Ông chọn từ chối sự tấn công của một phụ nữ về mặt tình dục, với sự nhìn biết rằng điều nầy sẽ đe doạ sự an ninh của chính ông. Ông đưa ra quyết định ngược lại với những gì ông nội và ông cố mình đã đưa ra. Thay vì chọn sự bảo hộ cho mình, ông chọn việc phải với cái giá an ninh của chính mình. Và ông sẽ bị đem thiêu. Giống như thể là một nô lệ trong xứ Aicập chưa đủ tồi vậy, giờ đây ông là một nô lệ bị kết án hành hung, bị mắc kẹt trong ngục tù.
            Đây là những điều khiến cho Giôsép thành ra một nhân vật đáng nhớ. Hãy suy nghĩ về những điều thông thường xảy ra trong thế gian. Thường thì khi bạn là nạn nhân của điều ác, bạn cảm thấy xưng công bình khi lấy ác trả ác. Nếu ai đó làm việc chi quấy nghịch lại bạn, thật là dễ thấy OK khi làm một việc gì đó đổi lại nghịch cùng họ.
            Trở thành một nạn nhân của điều ác thường dẫn người ta đến chỗ trở thành hạng người làm điều ác. Bạn nhìn thấy điều đó nơi mấy đứa con. Đứa nầy sẽ đánh đứa kia. Bạn sẽ bước tới đứa con đó rồi chỉnh nó: “không được đánh nhau”. Đáp lại, có lẽ bạn sẽ nghe một câu đại khái như sau: “nhưng nó cứ nạt con” hoặc “nó lấy đồ chơi của con”.
            Khi lớn lên, bố mẹ tôi luôn luôn sử dụng cụm từ nầy: “Có hai điều sai đừng phạm phải”. Chỉ vì ai đó đã làm một việc gì đó đối với bạn không có nghĩa là OK khi đánh trả lại.
            Giôsép chịu đựng điều ác, nhưng khi ông có cơ hội, ông không đáp ứng lại bằng điều ác. Ông rất dễ trở thành một con người cay đắng. Ông có thể trút hết nỗi đau của mình lên những kẻ ở chung quanh ông. Thay vì thế, ông thật là công bình. Ngay cả sau khi gánh chịu điều ác, ông không lựa chọn nó. Ông từ chối điều ác. Đấy là sự khích lệ thứ nhì của chúng ta. Hãy gọi đích danh điều ác, nhưng đổi lại, đừng để nó trở thành lời cáo lỗi. Hãy từ chối điều ác.
            Điều nầy thực sự là khó cho chúng ta làm theo. Nó đi ngược lại với khuynh hướng tự nhiên của chúng ta. Khi chúng ta bị đánh, chúng ta muốn đánh trả lại. Thực vậy, chúng ta muốn đánh trả lại cho đáng hơn thế. Chúng ta muốn thực hiện sự báo trả. Nhưng một trong các ý tưởng được lặp đi lặp lại hoài trong Kinh thánh là ý tưởng cho rằng “sự báo thù thuộc về Chúa”. Chúng ta không thực thi việc báo thù cho chính mình.
            Chúa Jêsus đã tóm tắt lại điều nầy trong một phương thức rất có quyền lực khi Ngài phán trong Mathiơ 5:39: Song ta bảo các ngươi, đừng chống cự kẻ dữ. Trái lại, nếu ai vả má bên hữu ngươi, hãy đưa má bên kia cho họ luôn”. Ngay cả khi điều ác được làm ra nghịch cùng chúng ta, chúng ta không nên lấy ác trả ác. Chúng ta không nên giữ cho chu kỳ tội ác cứ quay vòng mãi.
            Một trong những việc giúp chúng ta từ chối điều ác là bước thứ nhứt chúng ta đã nói tới. Khi chúng ta chần chừ không công nhận điều ác, sự thực cho thấy còn khó hơn là từ chối điều ác nữa. Khuynh hướng tự nhiên của chúng ta là phản ứng đối với điều ác. Nhưng khuôn mẫu chúng ta nhìn thấy nơi Giôsép lại rất là khác biệt. Ông công nhận rằng ông là nạn nhân của điều ác, nhưng ông từ chối không chịu báo trả.
            Chúng ta từng nhận ra rằng chúng ta là nạn nhân của điều ác, khi ấy chúng ta có sự tự do để chọn cách thức phải đáp ứng với nó. “Ok. Tôi là nạn nhân của điều ác. Nhưng tôi có một sự lựa chọn trong cách tôi đáp ứng với nó”. Người nầy đã làm quấy với tôi. Tôi đã từng trải và đã qua lọt sự thử thách rồi. Tôi bị đối xử bất công. Bạn bè tôi nói xấu về tôi ở sau lưng tôi. Cuộc sống không công bằng đối với tôi. Mọi sự ấy là thực. Tôi là nạn nhân của điều ác. Nhưng tôi vẫn có sự tự do để chọn cách thức tôi phải đáp ứng với nó. Tôi có thể chọn lấy ác trả ác. Hay tôi có thể chọn từ chối điều ác.
Hãy để Đức Chúa Trời chuộc lấy điều ác
            Thật là cảm động khi thấy Giôsép từ chối điều ác ngay sau khi mình là nạn nhân của điều ác. Nhưng chúng ta vẫn chưa giải quyết nan đề điều ác. Nó hãy còn nguyên ở đó. Đức Chúa Trời sẽ làm gì về điều ác chứ?
            Chúng ta đến với câu chuyện của Giôsép khi ông còn ở trong tù. Ông đã kiếm được tiếng tăm là một người chuyên giải chiêm bao và hiển nhiên đạt tới mức chú ý của Pharaôn, là vua xứ Aicập. Pharaôn đã có các điềm chiêm bao rất bối rối, vì vậy ông cho vời Giôsép đến để giải thích chúng. Giôsép xưng nhận rằng chiêm bao của nhà vua đang tỏ ra cuộc tương lai. Sẽ có 7 năm được mùa theo sau là 7 năm đói kém. Giôsép cũng chỉ ra cho Pharaôn thấy rằng ông cần một nhà quản lý lo tuyển chọn thực phẩm trong những năm dư dật để có thể tái phân phối trong những năm đói kém.
            Tất nhiên là Pharaôn chọn lấy Giôsép. Giôsép đi từ chỗ là một nô lệ ở trong ngục tù đến chỗ ngồi bên tay hữu của nhà vua. Pharaôn đặt Giôsép cai quản mọi đất đai của xứ Aicập ngay thời điểm Giôsép mới bước sang 30 tuổi. Những năm dư dật xảy ra và Giôsép tổ chức một chương trình thu gom lương thực rộng lớn. Thế rồi những năm đói kém xảy đến và chỉ riêng xứ Aicập thôi có đủ lương thực cho dân sự của nó, và đủ để dự trữ. Ai nấy đều đến Aicập để mua lương thực.
            Sáng thế ký 41:56-57: Khi khắp xứ bị đói kém, thì Giô-sép mở mọi kho lúa mà bán cho dân Ê-díp-tô. Xứ càng đói nhiều nữa; vả, vì khắp thế gian đều bị đói quá, nên đâu đâu cũng đổ đến Ê-díp-tô mua lúa nơi Giô-sép bán”.
            Giôsép đã cứu xứ Aicập khỏi nạn đói kém tàn phá. Đói kém đã phủ lên toàn bộ xứ sở, nhưng họ không sao vì họ đã có lương thực dự trữ. Nhưng không những Giôsép đã cứu xứ Aicập. Tiếng Hybálai của câu nầy sát nghĩa đọc là: “nạn đói đã phủ lên cả xứ” và vế sau “cả đất đều đến tại Aicập đặng mua lúa”. Từ nhận định của người thuật chuyện, cả thế gian đã có một nạn đói và Giôsép đã cứu lấy mọi người.
            Đức Chúa Trời làm gì với một nạn nhân công bình chứ? Ngài có thể cứu cả thế gian. Cả đất đều đến tại xứ Aicập.           
            Hiển nhiên là ông cũng đã cứu gia đình mình nữa. Cùng với các dân khác, họ đến tại xứ Aicập để mua lương thực. Và sau khi thử họ Giôsép tự bày tỏ chính mình ông ra. Ông cứu các anh em mình. Sau cùng, ông sai họ về đón cha đến sống với ông tại xứ Aicập cùng với các anh em mình, vợ con của họ nữa. Giôsép cứu gia đình ông.
            Vậy, Giôsép cứu lấy gia đình ông, xứ Aicập, và cả thế gian. Điều nầy nghe có quen không chứ? Há đây chẳng phải là điều mà Đức Chúa Trời đã hứa với Ápraham sao? Đức Chúa Trời chọn một người để có một gia đình dựng thành một dân tộc để cứu lấy thế gian. Giờ đây, Ngài đã làm đúng y như thế. Cái điều khác biệt duy nhứt, ấy là chính gia đình cần sự cứu rỗi. Giôsép được sai phái đi ra từ gia đình. Gia đình bị đổ vỡ bởi sự ganh tỵ và Giôsép bị đi đày. Nhưng Đức Chúa Trời đã sử dụng ông để cứu thế gian, cứu xứ Aicập, và cứu gia đình mình.
            Nhưng sự việc vẫn chưa rõ nét ở chỗ Ngài tính sao với nan đề điều ác. Giôsép bộc lộ rõ ra cho chúng ta thấy ở chương cuối của sách Sáng thế ký. Đây là phần kết luận rất hay về mặt thần học trong câu chuyện của Giôsép. Sau khi Giacốp qua đời, các anh em ông lấy làm lo lắng, họ sợ Giôsép hãy còn có lòng giận đối với họ. Câu trả lời của ông cho họ tỏ ra việc quan trọng nhất về toàn bộ câu chuyện nói tới Giôsép. Đây là ý chính:
            Sáng thế ký 50:19-20: Giô-sép đáp rằng: Các anh đừng sợ chi, vì tôi há thay mặt Đức Chúa Trời sao? Các anh toan hại tôi, nhưng Đức Chúa Trời lại toan làm điều ích cho tôi, hầu cho cứu sự sống cho nhiều người, y như đã xảy đến ngày nay, và giữ gìn sự sống của dân sự đông đảo”.
            Bản Kinh thánh NIV làm sáng tỏ vấn đề nầy một chút — một bản dịch khác sẽ là: “những gì bạn dự trù cho điều ác, Đức Chúa Trời dự trù cho điều thiện”. Hãy suy nghĩ về câu nói nầy. Những gì bạn dự trù cho điều ác, Đức Chúa Trời dự trù cho điều thiện.
            Đây là một câu nói rất khó tin. Chúng ta biết về những thứ khởi ra điều thiện rồi trở thành điều ác. Nhà chính trị duy tâm viện đến kế sách gian lận để đạt được mục tiêu của mình. Và chúng ta biết về điều ác đổi thành điều lành. Tội phạn biết ăn năn thực sự cảm thấy hối tiếc vì những sai lầm mình.
            Nhưng đây là chỗ khác biệt. Đây là điều ác mà Đức Chúa Trời sử dụng thành điều lành. Điều ác chắc chắn hoàn thành các mục đích của một Đức Chúa Trời nhơn lành. Đây là điểm đáng kinh ngạc trong câu chuyện của Giôsép. Chúng ta chẳng nhìn thấy điều chi giống như thế cho tới điểm nầy. Lâu nay, Đức Chúa Trời chỉ tìm cách kết liễu điều ác bằng cách chặn đứng nó. Ngài trục xuất Ađam và Êva. Ngài đuổi Cain đi. Con trai của Nôe bị quở trách. Ápraham bị chỉnh sửa và bị thử nghiệm. Lâu nay, Đức Chúa Trời chỉ thách thức trực tiếp điều ác. Nhưng đây là một chiến lược mới.
            Và đây là chiến lược kết thúc việc trở thành những gì Đức Chúa Trời sử dụng để cứu vớt thế gian. Giôsép đang tỏ ra các ý định của Đức Chúa Trời theo một phương thức rất khó mà tin được. Giôsép đang tỏ ra thể nào Đức Chúa Trời thực sự dự trù sử dụng một người có gia đình, họ dựng nên một dân tộc giải cứu thế gian. Đức Chúa Trời dự trù đánh bại điều ác bằng cách sử dụng nó rồi đổi thành ý đồ tốt lành của Ngài. Đây là một chiến lược rất khó tin.
            Câu chuyện của Giôsép trở thành một cái nhìn xem trước cách thức Đức Chúa Trời dự trù giải cứu thế gian. Nếu bạn nghe cho kỹ, có thể bạn đã chú ý rồi một số kết nối giữa Giôsép và một vị anh hùng khác, chào đời gần 2000 năm sau đó.
            Là một đứa trẻ, Giôsép sang xứ Aicập để tránh bị giết chết. Chúa Jêsus cũng y như thế.
            Giôsép bị bán với cái giá của một nô lệ. Chúa Jêsus cũng y như thế.
            Giôsép bị vu cáo rồi được tuyên bố phạm tội.
            Chúa Jêsus đối diện với chính những lời vu cáo bất công thể ấy.
            Giôsép bắt đầu sự phục vụ cho Pharaôn khi ông được 30 tuổi. Chúa Jêsus bắt đầu việc giảng đạo ở tuổi đó.
            Trong khoảnh khắc tối tăm nhất của Giôsép, ông có hai tên tội phạm ở bên mình, một tên với tương lai khả quan, còn một tên thì không được khả quan như thế. Chúa Jêsus đã chịu chết giữa hai tên tội phạm, một trong hai tên nầy sẽ hiệp với Ngài trong thiên đàng.
            Giôsép đi từ chỗ là một tên tội phạm đến chỗ ngồi bên tay hữu của nhà Vua. Chúa Jêsus bị hành quyết như một tên tội phạm, chỉ để dấy lên bên tay hữu của Đức Chúa Cha. Lúc đầu, các anh của Giôsép không nhận ra ông. Các môn đồ của Chúa Jêsus cũng không nhận ra Ngài sau sự phục sinh.
            Ở phần cuối của câu chuyện, Giôsép tái hiệp với cha mình. Chúa Jêsus rời khỏi trần gian bằng cách thăng thiên về với Đức Chúa Cha ở trên trời. Nhưng trong mọi sự, Giôsép là một nạn nhân công bình, vô tội. Ông đã gánh chịu điều ác mà ông chẳng đáng phải gánh chịu.
            Nhưng Đức Chúa Trời đã sử dụng điều ác ấy vì cớ điều thiện cao cả nhất: giải cứu thế gian. Chúa Jêsus đã gánh chịu điều ác sỉ nhục và hành hình mà Ngài không đáng phải chịu. Nhưng Đức Chúa Trời sẽ sử dụng điều ác ấy để cứu vớt thế gian và đổi thành điều lành đánh bại điều ác.
            Đây là chiến lược sáng giá nhất mà Đức Chúa Trời sẽ sử dụng để đánh bại điều ác. Ngài sẽ bắt lấy nó rồi đổi thành điều lành. Chính mình Ngài sẽ là nạn nhân của điều ác. Ngài sẽ từ chối không lấy ác trả ác. Và qua đó, Ngài sẽ lấy thiện báo ác. Thất bại đổi thành chiến thắng. Những gì được dự trù cho điều ác được sử dụng trở thành điều lành. Tôi có nghe một phỏng vấn viên trên đài phát thanh mô tả sự kiện theo cách nầy: “Thập tự giá không thể bị đánh bại vì thập tự giá bản thân nó là sự thất bại”.
            Ở đây, chúng ta được trình bày cho thấy vũ khí kín nhiệm của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời lấy điều ác rồi đổi nó thành điều lành. Đó là sự cứu chuộc. Đây là cách Đức Chúa Trời sẽ chinh phục điều ác. Luận điểm sau cùng của chúng ta là để cho Đức Chúa Trời thực thi việc ấy. Hãy gọi đích danh điều ác. Hãy từ chối điều ác. Nhưng sau cùng, hãy để cho Đức Chúa Trời chuộc lấy điều ác. Nguyện Đức Chúa Trời chuộc lấy điều ác.
            Đây là câu trả lời cho thấy cách thức Đức Chúa Trời hoạch định để tỏ ra nan đề điều ác trong thế gian. Nhưng nó cũng cung ứng cho chúng ta một câu trả lời lý do tại sao Đức Chúa Trời dựng nên thế gian cả thảy. Tại sao Đức Chúa Trời dựng nên một thế giới mà Ngài biết rõ sẽ rơi vào điều ác? Nếu bạn đọc toàn bộ câu chuyện, bạn nhận ra rằng sự cuối cùng được mô tả khả quan hơn lúc ban đầu. Cây sự sống  tại thành Jerusalem mới trong sách Khải huyền là một sự cải thiện cho cây sự sống trong vườn Êđen.
            Sự chuộc tội thì khả quan hơn là vô tội. Điều ác được chuộc thì tốt hơn là chẳng ai biết đến điều ác. Một trong những lý do cho thấy Đức Chúa Trời dựng nên địa cầu vốn có ưu thế trở thành điều ác, ấy là sự chuộc tội thì khả quan hơn là vô tội. Nhìn thấy điều ác và nhìn thấy Đức Chúa Trời đổi nó thành điều lành mà chẳng ai nhận ra nó là điều ác nữa thì đúng là có quyền lực hơn.
            Điều nầy thường tỏ ra trong kinh nghiệm cá nhân. Thường thì người nào chịu khổ nhiều nhất, người ấy có lòng dạn dĩ, lòng thương xót, và sự trưởng thành nhất. Đối diện với điều ác rồi đứng qua một bên là điều rất đẹp đẽ. Câu chuyện theo Kinh thánh nầy cho rằng nó xinh đẹp hơn cả việc chưa nhìn thấy điều ác bao giờ.
            Giải pháp của Đức Chúa Trời cho nan đề điều ác trong thế gian cũng là câu trả lời cho cách chúng ta đối diện với điều ác trong đời sống của chúng ta. Chúng ta khởi sự bằng cách gọi đích danh điều ác. Chúng ta phải công nhận rằng chúng ta là hạng nạn nhân. Nhưng chúng ta từ chối đáp ứng lại với điều ác. Mọi sự nầy được dựng nên khả thi vì cớ những gì chúng ta nhận biết về Đức Chúa Trời của chúng ta. Ngài chuộc lấy những việc xấu xa. Ngài có thể nắm lấy điều ác rồi đổi nó thành điều lành. Đôi khi điều ác chúng ta đối diện với lớn lao đến nỗi sự nhận biết nầy dường như là bất khả thi. Nhưng Đức Chúa Trời của chúng ta đang làm việc bất khả thi.
            Tôi không biết chính xác điều ác mà bạn gánh chịu là điều gì. Tôi biết tôi đã gánh chịu điều gì: không nhiều lắm đâu, nhưng đủ để tôi than phiền về nó trong một thời gian ngắn nếu bạn bằng lòng lắng nghe. Nhưng câu chuyện của Giôsép cho tôi biết về một Đức Chúa Trời là Đấng sẽ đánh bại điều ác bằng cách nắm lấy điều ác rồi đổi ác thành lành. Đức Chúa Trời đang làm như thế trong thế gian và Đức Chúa Trời có thể làm điều đó trong đời sống của bạn. Nguyện Đức Chúa Trời chuộc lấy điều ác. Hãy cầu xin Ngài làm điều đó. Hãy tin cậy Ngài làm điều đó. Hãy chờ đợi Ngài về việc ấy.
            Đức Chúa Trời có một chương trình để thắng hơn điều ác.
Phần kết luận
            Trong mấy chương đầu tiên nầy của câu chuyện EPIC mà chúng ta đang dõi theo, chúng ta đã nhìn thấy nhiều điều trong câu chuyện mà Đức Chúa Trời dựng nên thế gian với những dự tính tốt lành. Những dự tính tốt lành đó đều đã tan vỡ hết. Đức Chúa Trời đã khởi sự hành động để đem loài thọ tạo của Ngài trở lại với điều mà Ngài đã dự trù.
            Thứ nhứt, Ngài kêu gọi một loạt các vị anh hùng. Ngài chọn một người để khởi sự một gia đình, rồi trở thành một dân tộc để cứu lấy thế gian. Ngài khởi sự với Ápraham, rồi tới Ysác, rồi tới Giacốp. Sau cùng, chúng ta tìm ra phương pháp mà Đức Chúa Trời sẽ sử dụng để giải quyết nan đề nầy. Đức Chúa Trời sẽ đánh bại điều ác bằng cách biến đổi điều ác ngay đỉnh điểm của nó.
            Bằng cách chấp nhận thất bại để đổi thành chiến thắng. Một trong những việc đáng kinh ngạc về việc quan sát con cái lớn lên là những gì xảy ra trong năm thứ nhứt đó. Khi con người chào đời, họ vô dụng hoàn toàn. Nếu bạn để họ một mình, họ sẽ chết. Nhưng có nhiều việc xảy ra trong năm đầu đời đó hay hơn nữa. Họ học biết cách sinh hoạt trong thế giới nầy. Họ học biết bước đi. Học học biết ăn nói. Họ có thể đưa thức ăn vào miệng của mình. Và bởi năm đầu đời hay một thời gian ngắn sau đó, họ bước đi, nói năng, và ăn uống. Khi mấy đứa con tôi ở chặng đường đó, tôi nhớ mình rất đỗi kinh ngạc nơi chúng. Nó giống như bạn học biết mọi sự mà bạn từng thực sự học biết trong năm sống đầu tiên. Tiếp đến bạn còn học biết thêm nhiều thứ nữa. Bạn điều khiển thân thể mình tốt hơn, bạn ăn nói rõ ràng hơn, bạn cung ứng độc lập hơn cho chính bản thân mình.
            Đấy là những gì chúng ta nhìn thấy khi chúng ta hoàn tất sách Sáng thế ký. Mọi sự về câu chuyện đã được tỏ ra rồi hay gợi ý hết rồi. Phần còn lại của câu chuyện đang thể hiện ra theo các phương thức mới và phong phú hơn. Dân tộc được thiết dựng và cho ra đời một vị anh hùng kết thúc bằng việc giải cứu cả thế gian và khởi sự một gia đình cho chính mình: đấy là chúng ta — là Hội Thánh.
            Vì vậy, chúng ta đã nhìn thấy chỗ mà câu chuyện khởi sự. Chúng ta đã nhìn thấy điều chi đã xảy ra. Chúng ta đã nhìn thấy ai sẽ cứu vớt chúng ta. Và giờ đây, chúng ta đã nhìn thấy câu chuyện đó thể hiện ra như thế nào!?! Tuần tới chúng ta sẽ khởi sự một kỷ nguyên mới và chúng ta sẽ nhìn thấy gia đình của Ápraham trở thành một dân tộc.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét