Thứ Năm, 7 tháng 2, 2013

QUỐC GIA BỊ TRỤC XUẤT: THÀNH JERUSALEM BỊ CHIẾM



QUỐC GIA BỊ TRỤC XUẤT: 
THÀNH JERUSALEM BỊ CHIẾM
            Có bao nhiều người đã xem truyền hình, nhìn vào mạng internet, hay đọc một tạp chí của tuần lễ nầy? Có bao nhiêu người đã nhìn thấy một sự việc nói về Lance Armstrong? (Nhiều bàn tay giơ lên).
            Lance Armstrong đang có mặt trên trang tin tức tuần lễ nầy. Sau khi đạt được một số thành tích về cuộc đua xe đạp vòng quanh nước Pháp, tuần nầy ông xưng nhận đã sử dụng loại thuốc kích thích suốt cả sự nghiệp của mình. Tôi nghĩ tôi đã nhìn thấy nhiều về câu chuyện nầy trong quá khứ hơn là tôi đã nhìn thấy về cuộc bầu cử trong tuần lễ bầu cử chức vụ Tổng thống kia.
            Tại sao đây lại là một câu chuyện lớn đối với chúng ta? Tôi nghĩ sở dĩ như thế là vì chúng ta bị cuốn hút khi một vị anh hùng bị mất ơn. Lance Armstrong là một vị anh hùng cho dù là thế nào đi nữa. Ông ấy đã đạt được một số thành tích về cuộc đua xe đạp. Ông đã trở lại sau khi đánh bại chứng ung thư. Ông đã làm cho hàng ngàn người có cảm hứng. Thế nhưng ông lại bị tố cáo là lừa đảo. Người ta tố ông về tội lừa lọc. Và tuần nầy, ông đã công nhận mình có lừa đảo. Trong nhiều năm trời, ông là một cậu bé vàng. Thế rồi, đột nhiên ông lại là một nhân vật phản diện.
            Bạn có bao giờ gặp gỡ người nào mà bạn xem trọng lại làm cho bạn phải thất vọng chưa? Ai đó bạn nghĩ là khó đụng đến lại làm một việc mà bạn không sao tin được, có phải không? Tuần nầy chúng ta sẽ nhìn vào một sự cố có trong lịch sử của Israel. Chúng ta sẽ nhìn thấy một việc thất bại mà người ta tưởng là không bao giờ thất bại.
            Tuần qua, chúng ta bắt đầu câu chuyện nói tới hai người con trai. Đứa con tốt và đứa con xấu. Đứa con tốt là Vương quốc Israel ở phía Bắc. Họ đã trôi lạc ra khỏi con đường chánh đáng. Từng vị vua ở phía Bắc đều là gian ác. Tuần qua, chúng ta đã nhìn thấy đứa con xấu bị Đức Chúa Trời phán xét.
            Đứa con tốt là Vương quốc ở phía Nam. Thực vậy, vương quốc phía Nam đã có những vị vua cả xấu lẫn tốt, nhưng tôi vẫn gọi họ là đứa con tốt vì họ nguyên là một dân tộc. Họ có dòng dõi của David. Họ có đền thờ. Tuần qua, chúng ta đã nhìn vào Vua Êxêchia, một trong những vì vua tốt nhứt mà Israel đã từng có. Ông đã được cứu qua một phép lạ sau khi dốc đổ lòng mình ra với Đức Chúa Trời. Đứa con tốt đã được giải cứu.
            Tuần qua, là một câu chuyện đầy cảm hứng nói tới sự giải cứu. Tuần nầy là một sự thất vọng. Tuần nầy, vị anh hùng của chúng ta sụp ngã. Đứa con tốt kết thúc chẳng có gì là tốt hết.
            Như hầu hết các bạn đều biết đó, chúng ta đang ở giữa một nổ lực rộng khắp của hội thánh tại đây gọi là EPIC: Câu chuyện đáng kinh ngạc nói tới Đức Chúa Trời và thế gian. Chúng ta đang lần theo câu chuyện của Kinh thánh từ lúc khởi đầu trong sự sáng tạo tới phần kết thúc trong sự dựng nên mới trải qua chuyến hành trình 9 tháng trời. Chúng ta đã phân câu chuyện ra thành 10 kỷ nguyên hầu giúp cho chúng ta nắm bắt được câu chuyện và sáng nay chúng ta thấy mình đang ở tuần lễ thứ ba của kỷ nguyên mà chúng ta gọi là Quốc Gia Bị Trục Xuất.
            Đây là câu chuyện nói tới sự suy thoái của dân sự Đức Chúa Trời — dân tộc Do thái. Tuần đầu tiên, chúng ta đã nhìn thấy thể nào vương quốc dần dần đi tới chỗ ngày càng tệ lậu thêm. Tuần qua chúng ta đã nhìn thấy người Asiri loán đến nghịch cùng vương quốc phía Bắc và chinh phục thủ đô của nó: thành Samari. Tuần qua, chúng ta cũng nhìn thấy người Asiri tấn công thành Jerusalem, nhưng Đức Chúa Trời đã giải cứu họ một cách lạ lùng. Tuần nầy, thành Jerusalem bị chiếm.
            Khi chúng ta lần theo câu chuyện, điều nầy xảy đến trong sự kinh ngạc. Những gì đã xảy ra tuần qua khiến cho ai nấy phải ý thức: vương quốc phía Bắc đã bị xét đoán. Họ đã bị chinh phục bởi một thế lực ngoại bang. Họ đã tẻ tách ra khỏi dòng dõi của David, khỏi thành Jerusalem, khỏi đền thờ. Nhưng sáng nay thì rất là sốc. Sáng nay việc không thể nghĩ được lại xảy ra. Quân đội ngoại bang đến bao vây đền thờ của Đức Chúa Trời hằng sống — vị trí thuộc thể trên đất làm biểu tượng quyền lực vô hạn của Đấng tạo hoá của vũ trụ — và họ đã hủy diệt nó.
            Sáng nay, mọi sự đi vào chỗ tối tăm. Vị anh hùng sẽ sụp ngã. Và khi vị anh hùng làm cho chúng ta thấy thất vọng, chúng ta có hai sự lựa chọn. Chúng ta có thể từ bỏ những vị anh hùng hoặc chúng ta có thể tìm kiếm một vị anh hùng không gây thất vọng. Chúng ta có thể từ bỏ hay chúng ta có thể tìm kiếm một anh hùng đích thực.
            Sự thất vọng về Lance Armstrong sẽ khiến cho nhiều người cay đắng và lấy làm mệt mõi. Họ sẽ từ bỏ các vị anh hùng. Khi thành Jerusalem sụp đổ, có nhiều người đã từ bỏ cả Đức Chúa Trời. Nhưng nhiều người khác sẽ tìm kiếm một kiểu anh hùng mới. Một vị anh hùng không gây thất vọng.
            Sáng nay, chúng ta sẽ nhìn thấy loại anh hùng mà thực sự chúng ta có cần. Các thất bại, thất vọng, và sự phán xét thành thánh Jerusalem sẽ chỉ cho chúng ta thấy Đức Chúa Trời sẽ không chịu ngừng nghỉ mà cứ tiến tới trước với giải pháp của Ngài cho mọi nan đề của thế gian. Và chúng ta sẽ học biết về vì vua mà Đức Chúa Trời sẽ sai phái đến, sau cùng thì Ngài sẽ trở thành một vị anh hùng không gây thất vọng.
Các vị vua nhơn đức không lâu dài
            Câu chuyện của chúng ta tuần qua đã kết thúc với Vua Êxêchia ở vương quốc phía Nam. Ông là một chàng trai trẻ khi lên ngôi vua. Ông bước theo Đức GIÊHÔVA. Ông đã phục hồi đền thờ, và ông đem kỳ lễ Vượt Qua trở lại với người Do thái. Ông là vị vua lỗi lạc và ông đã làm nhiều việc để đem dân tộc về lại với Đức Chúa Trời.
            Nhưng ở đây, vấn đề to lớn nhất với một vì vua lỗi lạc. Ông ngã chết. Và ai đó sẽ trở thành vua trong chỗ của ông. Trong trường hợp của Êxêchia, đấy là Manase con trai của ông. Vua Êxêchia là một trong những vị vua giỏi nhất của Israel. Chúng ta hãy nhìn xem coi con trai ông là loại vua như thế nào nhé.
            II Các Vua 21:1-6:Ma-na-se được mười hai tuổi khi người lên làm vua; người cai trị năm mươi lăm năm tại Giê-ru-sa-lem. Mẹ người tên là Hép-si-ba. Người làm điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va và theo sự thờ phượng gớm ghiếc của các dân tộc mà Đức Giê-hô-va đã đuổi khỏi trước mặt dân Y-sơ-ra-ên. Người sửa xây lại các nơi cao mà Ê-xê-chia, cha người phá hủy, lập bàn thờ cho Ba-anh, dựng hình tượng A-sê-ra giống như của A-háp, vua Y-sơ-ra-ên, đã làm, cúng thờ toàn cơ binh trên trời và hầu việc nó. Người cũng lập bàn thờ trong đền của Đức Giê-hô-va, mà Đức Giê-hô-va có phán về đền thờ rằng: Ay tại nơi Giê-ru-sa-lem ta để danh ta ngự. Người xây những bàn thờ cho toàn cơ binh trên trời, tại nơi hai hành lang về đền thờ của Đức Giê-hô-va. Người đưa con trai mình qua lửa, tập tành phép thiên văn và việc bói điềm; lập lên những đồng cốt và thầy bói. Người làm điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va quá chừng, chọc giận Ngài hoài.
            Êxêchia đã làm việc cật lực để tẩy sạch hết mọi thứ cho dân sự Giuđa. Cha của ông là một vị vua rất khủng khiếp, vì vậy ông có nhiều việc phải làm. Nhưng ông đã làm một việc rất khó tin và đem Đức Chúa Trời trở lại với dân tộc Do thái. Nhưng rồi Êxêchia ngã chết và Manase con trai ông lên ngôi làm vua. Và chuyện gì đã xảy ra? Mọi sự  Êxêchia đã làm — mọi thứ mà ông đã thanh tẩy — Manase con trai ông đem ra trở lại. Nếu chúng ta đọc câu chuyện nói tới Manase ở II Sử ký, chúng ta học biết rằng dĩ nhiên là ông ta đã ăn năn, nhưng thiệt hại đã được làm ra.
            Tôi nghĩ hầu hết chúng ta đều biết rõ cảm xúc nầy. Tôi biết cảm xúc của mình. Tôi rấy quen thuộc với cảm xúc ấy ở trong căn bếp của tôi. Sau bữa tối, có nhiều chén, dĩa, nồi, chão v.v…. Vì vậy bạn phải sử dụng hết thì giờ của mình lo dọn dẹp căn bếp. Những cái dĩa nằm trong chậu rửa, phải rửa chúng ở đó dọn cho sạch mấy cái bàn. Khi bạn lo công việc nầy, đó là một cảm xúc rất hay. Căn bếp được dọn sạch. Đâu đó đã ngay ngắn lại từ một đống lộn xộn.
            Vấn đề, ấy là bạn phải ăn nữa vào ngày mai. Và mọi việc làm khó nhọc của bạn từ việc dọn dẹp căn bếp đã xong rồi. Chén dĩa lại dơ bẩn thêm một lần nữa, những cái nồi đầy thức ăn và đủ thứ ở khắp mọi nơi.
            Êxêchia là một vị vua lỗi lạc. Nhưng loại vua lỗi lạc chỉ lâu dài bao lâu vị vua lỗi lạc ấy còn sống. Ai đó sẽ đến sau họ. Và bất luận bạn thử khó nhọc đến ngần nào đi nữa, bạn không dám chắc thế hệ kế tiếp sẽ noi theo các bước chân của bạn.
            Xuyên suốt loạt bài của chương trình EPIC nầy, chúng ta đã nhìn thấy nhiều giải pháp mà Đức Chúa Trời đã sử dụng để giải quyết nan đề tác động vào sự sáng tạo của Ngài. Với Nôê, Đức Chúa Trời đã tìm cách khởi động lại và chẳng có hiệu quả. Người ta vẫn xây trở chống nghịch lại Đức Chúa Trời. Với Môise, Đức Chúa Trời đã dẫn dân sự Ngài ra khỏi vòng nô lệ đến với sự tự do. Cũng chẳng có hiệu quả — dân sự vẫn xây lại nghịch cùng Đức Chúa Trời. Với Giôsuê, Đức Chúa Trời đã ban cho dân sự Ngài giàu có, đất đai phì nhiêu. Cũng chẳng có hiệu quả — dân sự vẫn xây trở chống nghịch Đức Chúa Trời. Với Samuên, Đức Chúa Trời đã ban cho dân sự Ngài một vị quan án khôn ngoan để lãnh đạo họ. Thế mà cũng chẳng hiệu quả — dân sự vẫn xây lại nghịch cùng Đức Chúa Trời. Với David, Đức Chúa Trời đã ban cho dân sự Ngài một vì vua lỗi lạc. Lại cũng chẳng có hiệu quả — ngay cả nhà vua đã không vâng theo Đức Chúa Trời.
            Nghe thì giống như thể Đức Chúa Trời đang tỏ ra cho chúng ta mọi cách thức chẳng có hiệu quả đối với tạo vật của Ngài, họ cần phải được phục hồi như họ vốn có. Chắc chắn Ngài phải dùng tới giải pháp rất là quyết liệt. Gần như là Ngài không thể khởi sự với giải pháp ấy. Ngài phải tỏ ra cho người ta thấy qua tiến trình của nhiều thế kỷ chẳng có cách thức nào đạt tới hiệu quả cả. Thực sự chỉ có một cách để nhắm vào nan đề của thế gian.
            Cái điều chúng ta học được khi chúng ta quan sát các vị vua tại thành Jerusalem, ấy là một vị vua lỗi lạc sẽ không thực thi mánh khoé. Vì chẳng có một vì vua lỗi lạc nào sống lâu hơn cuộc đời của mình. Cái điều thế gian có cần, cái điều dân sự của Đức Chúa Trời có cần, không phải là một vị vua lỗi lạc, mà là một vị vua đời đời kìa. Đấy là điều mà chúng ta tiếp thu được từ sự biến chuyển giữa Êxêchia và Manase. Một vì vua lỗi lạc là chưa đủ vì ông ta không sống lâu dài. Cách duy nhứt thế gian nầy được bảo đảm về sự bình an và công bình là khi một vị vua nhớn đức ngồi trên ngôi cho đến đời đời. Chúng ta cần một vì vua đời đời.
            Sự nhận biết nầy giúp chúng ta suy nghĩ lại chúng ta đang tiêu pha sức lực vào cái gì!?! Các vì vua đều hay chết cả. Họ chỉ là tạm thời mà thôi. Họ không sống lâu dài. Khi chúng ta thấy được như thế, chúng ta được mời nhìn vào một việc đang kéo dài trong chính đời sống của chúng ta. Chúng ta được mời nhìn vào cõi đời đời. Nhìn vào cõi đời đời.
            Chúng ta sử dụng lượng sức lực lớn nhắm vào các mục tiêu có thể bị đảo lộn bởi người kế tiếp đến quanh đó. Chúng ta sắp xếp nhà cửa của mình. Chúng ta lo cho các kỳ nghỉ. Chúng ta mua xe hơi, truyền hình, quần áo và các thứ quà cáp. Chúng ta có ưu thế lớn sống trong một thế giới mà ở đó chúng ta có thể làm cho nhiều việc ra tốt đẹp hơn.
            Cuộc sống của chúng ta có thể trở nên tuyệt vời hơn. Chúng ta có thể sống trong những ngôi nhà lớn và có cuộc hôn nhân rầm rộ, một gia đình bề thế, công ăn việc làm tốt đẹp và một ngôi nhà thờ thật là đồ sộ. Nhưng Manase nhắc cho chúng ta nhớ rằng chúng ta còn cần nhiều hơn thế nữa. Chúng ta cần một ngôi nhà đời đời, một cuộc hôn nhân đời đời, một gia đình đời đời, một công ăn việc làm đời đời và một hội thánh đời đời. Đừng chịu khó làm việc cho cái gì đó mau qua. Những vì vua lỗi lạc không thể bảo đảm sự bình an. Chỉ có nhà vua đời đời mới có thể bảo đảm như thế.
            Là bậc phụ huynh, đôi khi chúng ta nghĩ rằng nếu chúng ta chịu khó làm việc đủ, chúng ta có thể bảo đảm rằng con cái của chúng ta sẽ có những quyết định tốt lành trong cuộc sống. Và tất nhiên, chúng ta là những người xác định đâu là những quyết định đúng đắn. Điều nầy có thể khiến cho công tác làm cha mẹ thực sự rất căng thẳng. Tôi không thể điều khiển được thế hệ kế tiếp. Tôi không thể quyết định con cái mình sẽ kết thúc như thế nào!?! Nếu đấy là mục tiêu của tôi, tôi sẽ đặt bản thân mình vào một đời sống thất bại. Nói như thế không phải là nói tôi không thể tác động vào đời sống của con cái tôi. Tôi có thể và tôi đã. Nhưng mục tiêu của tôi hoàn toàn là một việc cao hơn kết quả của đời sống con cái tôi.
            Thành thật mà nói, đôi khi tôi lấy làm lo rằng có nhiều việc chúng ta nói trên nhà thờ tựu trung nhắm vào việc trở thành một vì vua lỗi lạc. Chúng ta đọc Kinh thánh và học biết phải sắp xếp cuộc hôn nhân như thế nào, tìm kiếm sự bình an trong cuộc sống, phải hài lòng với công ăn việc làm của mình và phải phát triển cộng đồng thân hữu như thế nào!?! Hết thảy những điều nầy đều là những việc lớn, nhưng chúng chỉ là lớn lao nếu chúng ta đưa Đức Chúa Trời vào trong bức tranh.
            Khi chúng ta cung ứng các bài giảng, thường thì chúng ta tìm cách làm sao cho thích ứng thôi. Đấy là một từ mà nhiều nhà truyền đạo nhắm tới rất nhiều: “thích ứng”. Nhưng có nhiều lúc, tựu trung vào Đức Chúa Trời kéo chúng ta xa khỏi những việc mà chúng ta xem là thích ứng. Mục tiêu của chúng ta ở đây sáng nay là thờ phượng. Muốn nhìn xem Đức Chúa Trời và tôn vinh Ngài. Đấy chẳng phải là việc của chúng ta ở đây và trong lúc nầy. Mà là một việc gì đó lớn lao hơn. Đó là cõi đời đời.
            Một trong các mục tiêu của chúng ta trong loạt bài EPIC nầy là để cho chúng ta nhìn thấy đời sống của chúng ta theo ánh sáng của câu chuyện cả thể nầy. Có một truyện tích lớn lao hơn mà chúng ta là một phần trong đó. Trong thế giới nầy, một vì vua phải chuyển giao quyền cai trị của mình cho người khác. Nhưng chúng ta tin trong thế gian, ở đó có một vương quốc đời đời. Đây là lý do tại sao tiên tri Đaniên gặp gỡ một vì vua đời đời và từ ngữ xa xưa mà ông đề cập đến là “Đấng Thượng Cổ”. Ở Đaniên 7:14, Đaniên mô tả quyền cai trị của Ngài là “quyền thế đời đời chẳng qua đi, và nước Ngài không bao giờ phải hủy phá”.
            Chúng ta cần một vị vua đời đời. Chúng ta có một vì vua đời đời. Nhưng đấy chẳng phải là Manase. Vì ông ta là một vị vua gian ác, Đức Chúa Trời phán rằng ông ta có đủ rồi. Qua vị tiên tri, Đức Chúa Trời phán điều nầy ở Michê 3:11b-12: chúng nó nương cậy Đức Giê-hô-va mà rằng: Đức Giê-hô-va há chẳng ở giữa chúng ta sao? Tai vạ sẽ chẳng đến trên chúng ta! Vậy nên, vì cớ các ngươi, Si-ôn sẽ bị cày như ruộng; Giê-ru-sa-lem sẽ trở nên đống đổ nát, và núi của nhà sẽ trở nên như nơi cao trong rừng!
            Jerusalem sẽ bị phán xét. Đức Chúa Trời lấy làm mệt đối với chu kỳ các vua tốt cùng các vua xấu. Việc không tưởng được sắp sửa xảy ra. Thành thánh Jerusalem, nơi ngự của chính Đức Chúa Trời sẽ trở nên một đống đổ nát. Ngay cả thành Jerusalem cũng không được miễn trừ đối với sự phán xét.
            Vị vua tốt nhứt chưa phải là tốt đủ đâu. Nhưng có một việc khác đang xảy ra trước khi sự phán xét xảy ra. Con trai của Manase chỉ cai trị có hai năm, vì vậy chúng ta nên lướt qua ông ta. Nhưng đến cháu nội của Manase, Giôsia lên ngôi làm vua. Manase đã mang lại mớ lộn xộn mà cha người đã dọn dẹp. Khi ấy Giôsia lên ngôi làm vua và ông dọn dẹp mớ hỗn độn kia một lần nữa. Hãy lắng nghe để biết Giôsia là loại vua như thế nào:
            II Các Vua 22:1-2: Khi Giô-si-a lên làm vua, được tám tuổi; người cai trị ba mươi mốt năm tại Giê-ru-sa-lem. Mẹ người tên là Giê-đi-đa, con gái của A-đa-gia, cháu Bô-cát. Người làm điều thiện trước mặt Đức Giê-hô-va, đi theo trọn con đường của Đa-vít, tổ phụ mình, không tẻ tách hoặc về bên hữu, hoặc về bên tả.
            Vậy, Giôsia là một vị vua nhơn đức khác. Ông đã làm điều thiện và ông đi theo đường lối của tổ phụ người là David. Nhưng Giôsia không sống như bất kỳ một vị vua nào khác. Giống như ông nội mình, Giôsia đã tổ chức đại tiệc cho Lễ Vượt Qua. Thực vậy, bữa tiệc nầy còn lớn hơn bữa tiệc mà Êxêchia đã tính toán nữa. Đại tiệc nầy được mô tả là lễ tưởng niệm khó tin nhất về Lễ Vượt Qua từng được tổ chức tại xứ Israel. Và bản thân Giôsia được mô tả là vị vua tốt nhứt mà Israel đã từng có. Tôi rất kinh ngạc khi tôi đọc điều nầy trước tiên. Tôi luôn nghĩ rằng David là vị vua tốt nhứt của Israel. Nhưng hãy lắng nghe cách thức Giôsia được mô tả.
            II Các Vua 23:24-25: Giô-si-a cũng trừ diệt những đồng cốt và thầy bói, những thê-ra-phim, và hình tượng, cùng hết thảy sự gớm ghiếc thấy trong xứ Giu-đa và tại Giê-ru-sa-lem, đặng làm theo các lời luật pháp đã chép trong sách mà thầy tế lễ Hinh-kia đã tìm đặng trong đền thờ của Đức Giê-hô-va. Trước Giô-si-a, chẳng có một vua nào hết lòng, hết ý, hết sức mình, mà tríu mến Đức Giê-hô-va, làm theo trọn vẹn luật pháp của Môi-se; và sau người cũng chẳng có thấy ai giống như người nữa”.
            “Trước Giô-si-a, chẳng có một vua nào hết lòng, hết ý, hết sức mình, mà tríu mến Đức Giê-hô-va… giống như người nữa”. Đấy là một việc quan trọng cần phải nói ra. Giôsia là vì vua trung tín nhất của dân sự Đức Chúa Trời đã từng sống. Đức Chúa Trời phán việc tương tự như thế về Êxêchia, nhưng đây đúng là lời phán mạnh mẽ hơn. Giôsia còn tốt hơn cả David nữa. Ông còn tốt hơn cả Êxêchia. Giôsia là vì vua tốt nhứt.
            Giôsia vốn hoàn hảo như thế đấy. Ông là vì vua tốt nhứt mà bạn có thể có. Ông đã làm mọi sự rất đúng đắn. Ông là vị anh hùng trọn vẹn. Ông là tấm gương thật trọn vẹn. Ông là vì vua tốt nhứt. Ông không có chút gian giảo nào cả. Ông đã không gây thất vọng. Nhưng đây là vấn đề. Sự thể như thế vẫn chưa phải là đủ. Sự thể như thế vẫn chưa phải là đủ để cứu thành Jerusalem, cứu xứ Giuđa không bị phán xét.
            II Các Vua 23:26-27: Dầu vậy Đức Giê-hô-va không nguôi cơn giận nóng và mạnh mà Ngài nổi lên cùng Giu-đa, vì cớ các tội trọng của Ma-na-se trêu chọc Ngài. Vả, Đức Giê-hô-va có phán rằng: Ta sẽ cất Giu-đa khỏi mặt ta như ta đã cất Y-sơ-ra-ên đi, và ta sẽ trừ bỏ thành Giê-ru-sa-lem mà ta đã chọn, và đền thờ mà ta phán về nó rằng: Danh ta sẽ ngự tại đó”.
            Giôsia là vị vua con người rất hoàn hảo như thế, song vẫn chưa phải là đủ đâu. Đức Chúa Trời đã phán rồi với Manase rằng vì cớ những việc làm gian ác của ông ta, thành Jerusalem sẽ bị phán xét. Và dầu Giôsia đã sắp xếp lại mọi sự, việc ấy cũng không thể thay đổi được sự phán xét mà Đức Chúa Trời đã tuyên phán rồi.
            Vì vậy, nếu Manase cho chúng ta biết chúng ta cần nhiều hơn một vị vua đời nầy vì chúng ta cần một vương quốc sẽ còn mãi cho đến đời đời, Giôsia cho chúng ta biết rằng chúng ta cần nhiều hơn những gì mà vị vua tốt nhứt có thể mang lại cho chúng ta. Chúng ta cần một việc tốt hơn con người tốt nhứt có thể cung hiến.
            Khi chúng ta nhận ra rằng chúng ta cần một vị vua đời đời, chúng ta bị lôi kéo phải nhắm vào sự đời đời. Khi chúng ta nhận ra rằng chúng ta cần một nhà vua hoàn hảo, có một việc khác xảy ra. Nếu việc tốt nhứt mà con người có thể cung hiến là chưa đủ, thế thì chúng ta đang ở trong chỗ rối rắm rồi. Chúng ta cần sự thương xót. Chúng ta cần ân điển. Nếu thứ tốt nhứt của chúng ta chưa phải là tốt đủ, thế thì hy vọng duy nhứt của chúng ta nhắm vào sự thương xót. Vì vậy, chúng ta nhìn vào Đức Chúa Trời và tiếp nhận ơn thương xót  mà Ngài hiến cho. Hãy nhận lãnh ơn thương xót. Thương xót có thể tạo ra sự khiêm nhường. Nếu bạn sống giống như tôi, bạn không muốn nhận lãnh ơn thương xót. Bạn muốn chịu khó làm việc và nhận lãnh những gì bạn đáng được. Chúng ta muốn chịu khó làm việc vì chúng ta muốn được nắm lấy quyền điều khiển. Tôi muốn nắm lấy quyền chi phối những gì tôi nhận lãnh. Tôi muốn làm chủ cách mọi việc diễn ra. Khi bạn nhận lãnh ơn thương xót, bạn không còn nắm lấy quyền điều khiển nữa.
            Sự thương xót nầy phải tốn một thời gian ngắn ổn định cho chúng ta. Mỗi ngày kinh nghiệm của chúng ta dựa theo lối sống của chúng ta. Học vấn, công ăn việc làm, và buồn thay phần nhiều mối quan hệ của chúng ta chiếu theo cách thức chúng ta ăn ở. Không có nhiều chỗ trong thế gian nầy cung ứng sự thương xót.
            Tuần qua, tôi so sánh câu chuyện nầy với thí dụ nói tới Người Con Trai Hoang Đàng mà Chúa Jêsus thuật lại. Trong câu chuyện đó, chính người em bỏ đi rồi tiêu xài hoang phí tiền bạc của cha mình. Nhưng anh ta trở về rồi xin cha thương xót. Còn người anh — đứa con tốt — ở phần cuối câu chuyện dường như không thể hiểu được sự thương xót tỏ ra cho em mình. Anh ta là thảm hoạ thực sự của câu chuyện. Người cha có thể tiếp nhận đứa con đi hoang biết ăn năn. Nhưng một Đức Chúa Trời đầy lòng thương xót có thể làm gì nếu con cái của Ngài từ chối không chịu tiếp nhận ơn thương xót!?! Đấy là chỗ mà đứa con tốt tìm thấy chính mình.
            Chúng ta có nhiều đứa con tốt trong cộng đồng nầy. Tôi biết tôi xu hướng nhiều vào đứa con tốt hơn là đứa con xấu. Nhiều người trong phòng nhóm nầy sống rất thành công. Các bạn vốn chịu khó làm việc. Các bạn tìm cách vâng theo Đức Chúa Trời và các bạn đánh giá cao sự trung tín. Nhưng đôi khi chúng ta rất cố gắng như thế, chúng ta đạt tới một chỗ mà ở đó chúng ta thấy khó mà tiếp nhận ơn thương xót. Chúng ta nghĩ rằng vì chúng ta đã cố gắng nhiều như chúng ta có thể rồi, Đức Chúa Trời có thể yêu cầu gì nơi chúng ta đây? Chắc chắn điều tốt nhứt của chúng ta là tốt đủ.
            Tuy nhiên, chúng ta có thể cố gắng như chúng ta có thể mà vẫn cứ yêu cầu ơn thương xót. Mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời không nhằm vào trình diễn đâu. Không cứ phải là nổ lực nữa. Mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời nhắm vào sự thương xót được tỏ cho chúng ta vì sự hy sinh của Đức Chúa Jêsus Christ trên thập tự giá. Bạn có thể tự mình tiếp nhận ơn thương xót không? Hay bạn đang cố gắng hết mình?
            Tôi tự hỏi không biết Giôsia cảm nhận thế nào khi ông nhận ra rằng Đức Chúa Trời vẫn sẽ hủy diệt thành Jerusalem. Cảm nhận được như thế quả là đáng thất vọng đấy. Ông đã cố gắng hết sức để phục hồi Jerusalem lại thành một nơi chú trọng vào Đức GIÊHÔVA. Thật là khó nhìn biết Đức Chúa Trời sẽ cứ để cho thành ấy bị hủy diệt.
            Nhưng trong một phương thức thật lạ lùng, sự phán xét giáng trên thành Jerusalem đã giúp cho Giôsia học biết về ơn thương xót. Nếu Đức Chúa Trời hoàn toàn có ấn tượng với Giôsia, ông sẽ nghĩ rằng thực sự ông lấy làm ngạc nhiên. Ông vốn lỗi lạc đến nỗi ông đã làm cho mọi việc lại được hanh thông. Nhưng đấy chỉ là giải pháp lấy Giôsia làm trung tâm. Ông là một vì vua lạ thường, nhưng dân sự của Đức Chúa Trời không cần một vị vua lạ thường. Họ cần một nhà vua hoàn hảo biết tỏ ra ơn thương xót. Họ cần một giải pháp lấy Đức Chúa Trời làm trung tâm. Việc nhận lãnh ơn thương xót  mở ra cho chúng ta vươn tới Đức Chúa Trời.
            Manase nhắc cho chúng ta nhớ rằng chúng ta cần một vị vua đời đời. Giôsia nhắc cho chúng ta nhớ rằng chúng ta cần một nhà vua hoàn hảo.
Phán xét, nhưng hy vọng
            Và giờ đây, sau cùng hết chúng ta đến với phần sau cùng của câu chuyện. Ngay cả vương quốc Giuđa phía Nam không thể tốt đủ. Các vị vua tốt của họ không lâu dài và những vị vua xấu của họ thì quá tồi tệ. Tuần qua, chúng ta đã nhìn thấy người em xấu bị xét đoán và người anh tốt được giải cứu. Giờ đây, chúng ta nhìn thấy điều không tưởng được. Chúng ta đang nhìn thấy vị anh hùng được tỏ ra và bị xét đoán. Nếu dân sự không thể tin lúc Lance Armstrong bị mất uy tín, đây là lần thứ một trăm không thể tin được. Đền thờ của Đức GIÊHÔVA [YHWH] bị hủy diệt.
            II Các Vua 25:1-7: Năm thứ chín đời Sê-đê-kia, ngày mồng một tháng mười, Nê-bu-cát-nết-sa, vua ba-by-lôn, cùng cả đạo quân người, đến hãm đánh Giê-ru-sa-lem. Người hạ trại trước thành, và đắp lũy vây chung quanh thành. Sự vây thành lâu dài cho đến năm thứ mười một đời Sê-đê-kia. Ngày mồng chín tháng tư, có sự đói kém lớn trong thành, dân sự không có bánh. Bấy giờ, quân Canh-đê làm lủng một lỗ nơi vách tường thành; đoạn hết thảy quân lính đang ban đêm đều chạy trốn bởi cửa ở giữa hai vách thành gần vườn vua. Đường khi quân Canh-đê vây thành, thì vua chạy trốn theo đường đồng bằng. Đạo quân Canh-đê bèn đuổi theo vua, và theo kịp người tại trong đồng bằng Giê-ri-cô; cả cơ binh người đều tản lạc và bỏ người. Quân Canh-đê bắt vua, dẫn đến vua Ba-by-lôn ở Ríp-la; tại đó chúng nó xét đoán người. Chúng nó giết các con trai Sê-đê-kia trước mặt người; đoạn, chúng nó móc mắt Sê-đê-kia xiềng người bằng xích đồng, rồi dẫn người đến Ba-by-lôn”.
            Đây là lần bao vây kéo dài và sau cùng đối với thành Jerusalem. Đã có hai lần khác trong mấy năm trước cuộc vây thành nầy khi dân Israel bị đày sang xứ Babylôn. Nhưng thành Jerusalem bị bỏ lại đứng như một nước chư hầu đối với Babylôn. Song đây là cọng rơm cuối cùng. Sêđêkia đã cố gắng đứng nghịch cùng Babylôn và họ đã có đủ. Quân đội của Nêbucátnếtsa đến bao vây và hiển nhiên hủy diệt thành phố. Thành Jerusalem đã sụp đổ.
            Tôi không nghĩ là chúng ta có thể thực sự hiểu được cảm giác nầy là thế nào!?! Một vài người trong chúng ta đã từng sống trong một quốc gia bị chinh phục bởi các thế lực của kẻ thù. Ít nhiều gì thì quốc gia đó đã được xem là quan trọng ở chỗ họ là tuyển dân của Đức Chúa Trời Chí Cao, họ sống thánh khiết. Việc cận kề nhất hầu hết chúng ta đều đến với cảm xúc nầy là khi đội thể thao mà chúng ta ưa thích nhất bị thua trận. Nếu bạn nhìn vào các cảm xúc của một đội thua trận trong giải đấu thể thao thực sự quan trọng, người ta có thể đầy dẫy với kinh ngạc, thất vọng, và ngay cả chán nãn nữa.
            Đúng là bất công khi sánh việc thua một trận đấu thể thao với việc hủy diệt đền thờ của Đức GIÊHÔVA, nhưng nó đẩy chúng ta đi thẳng vào chiều hướng những gì mới vừa xảy ra. Thành Jerusalem bị hủy diệt. Đền thờ của Đức Chúa Trời Toàn Năng bị cướp lột. Làm sao mà điều nầy có thể xảy ra được chứ? Nó khiến cho người ta ý thức về việc vương quốc phía Bắc đã sụp đổ. Nhưng sao Đức Chúa Trời lại để cho thành Jerusalem rơi vào tay của kẻ thù của nó được chứ? Đấy là điều mà Giêrêmi, tác giả sách Ca thương thắc mắc:
            Ca thương 2:15-17: Những người qua đường thấy ngươi thì vỗ tay; Xỉ báng lắc đầu vì thấy gái Giê-ru-sa-lem, Nói rằng: Có phải nầy là thành mà người ta gọi là sự đẹp đẽ trọn vẹn, sự vui mừng của cả đất chăng? Mọi kẻ thù nghịch ngươi hả miệng rộng nghịch cùng ngươi, Xỉ báng, nghiến răng, rằng: Chúng ta đã nuốt nó! Nầy chắc là ngày chúng ta trông đợi, chúng ta đã tìm được, đã thấy rồi! Đức Giê-hô-va đã làm sự mình định; đã làm trọn lời mà xưa kia mình đã truyền; Ngài đã lật đổ chẳng thương xót, đã làm cho kẻ thù ngươi vui vì cớ ngươi, khiến sừng kẻ địch ngươi cất lên.
            Đây là một ngày tăm tối dành cho thành Jerusalem. Nó khiến chúng ta thắc mắc Đức Chúa Trời lý do tại sao Ngài để cho những ngày như thế xảy ra. Và sự thực, ấy là chẳng có một câu trả lời nào tốt cho câu hỏi ấy. Có những câu trả lời đúng. Có những câu trả lời hợp lý. Có những câu trả lời về thần học chỉ rõ về tai vạ theo ánh sáng của bổn tánh Đức Chúa Trời và bản chất của tội lỗi. Có những câu trả lời đang lao xao trong phòng nhóm.
            Nhưng thực sự chẳng có những câu trả lời nào đưa ra khi bạn phải ở cách xa thành thánh lúc nó bị thiêu rụi cho đến đất. Thực sự chẳng có câu trả lời nào đưa ra khi bạn mất công ăn việc làm hay đang lo liệu với chứng ung thư hoặc đang tham dự lễ tang của con cái bạn. Thực sự chẳng có câu trả lời nào đưa ra nhắm tới sự tổn thương sâu sắc nhất mà chúng ta đang cảm thấy trong thế gian nầy.
            Nhưng tôi tin rằng khi mọi việc như thế nầy xảy ra, chúng ta không cần câu trả lời. Khi chúng ta nhìn biết đời sống chúng ta không giống như chúng ta tưởng. Khi chúng ta nhìn biết chúng ta sẽ sống với sự tổn thương nào đó trong phần còn lại của đời mình. Khi chúng ta nhìn biết rằng ngay cả thành Jerusalem có thể sụp đổ và điều đó có thể xảy ra cho chúng ta. Chúng ta không cần những câu trả lời. Chúng ta cần Đức Chúa Trời của vũ trụ. Đức Chúa Trời không phải là câu trả lời. Ngài là một Thân Vị.
            Giêrêmi vốn hiểu rõ điều nầy tốt hơn bao người khác. Sau đây là một vài câu tỏ ra ông bị sốc khi thành Jerusalem bị hủy diệt.
            Ca thương 3:20-24: Hồn ta còn nhớ đến, và hao mòn trong ta. Ta nhớ lại sự đó, thì có sự trông mong: Ấy là nhờ sự nhân từ Đức Giê-hô-va mà chúng ta chưa tuyệt. Vì sự thương xót của Ngài chẳng dứt. Mỗi buổi sáng thì lại mới luôn, sự thành tín Ngài là lớn lắm. Hồn ta nói: Đức Giê-hô-va là cơ nghiệp ta, nên ta để lòng trông cậy nơi Ngài.
            Ở giữa tai hoạ nầy, Giêrêmi nhận ra rằng việc duy nhứt ông còn lại là Đức Chúa Trời. Đấy là mọi sự có còn. Đấy là nguồn trông cậy duy nhứt của ông. Vì thế, phần kết thúc của ông là chờ đợi nơi Đức Chúa Trời. Khi ông hay được thành của Đức Chúa Trời bị thiêu đốt cho đến đất, đấy là mọi sự có còn cho chúng ta nữa đấy. Câu chuyện epic của chúng ta bay đi trong khoảng không. Điều chi sẽ xảy ra giờ đây một khi thành Jerusalem đã bị thiêu rụi? Chúng ta biết Đức Chúa Trời đang làm ra một việc gì đó. Chúng ta chỉ không biết chuyện gì mà thôi. Vì vậy chúng ta hãy trông đợi Đức Chúa Trời.
            Ở giữa nổi đau khổ, chúng ta có cơ hội gặp gỡ Đức Chúa Trời trong một phương thức thật sâu sắc và thân mật. Tôi sẽ sống thành thật. Tôi ao ước đây chẳng phải là trường hợp. Tôi mong muốn rằng tôi có thể có những thời khắc mật thiết nhất với Đức Chúa Trời khi mọi sự suông sẻ. Tôi mong ước rằng tôi không phải nếm trải thứ khó chịu để gặp gỡ Đức Chúa Trời. Và chẳng phải đây là lần duy nhứt Đức Chúa Trời tỏ bày ra đâu. Nhưng thường thì trong vài lần có cần nhứt thôi.
            Và nếu việc nhìn biết Đức Chúa Trời thực sự là việc quan trọng nhất, vậy thì việc ấy có đáng không? Một thành phố, một nhà thờ, một đền thờ có gì tốt một khi bạn không nhìn biết Đức Chúa Trời là Đấng đã ban chúng cho? Cuộc sống tốt đẹp cỡ nào một khi bạn tẻ tách xa khỏi Đức Chúa Trời đời đời? Mọi việc tốt lành như thế nào một khi chúng giữ bạn ở cách xa thứ tốt nhứt chứ?
            Và Đức Chúa Trời đã để cho thành Jerusalem sụp đổ. Ngài để cho đền thờ bị hủy diệt. Ngài để cho kẻ thù của Đức Chúa Trời hả hê nhìn vào phần còn sót lại của thành phố đang bốc khói. Và khi dân sự trung tín của Đức Chúa Trời bị dẫn ra khỏi thành, họ chờ đợi ban mai rồi sẽ đến. Họ đang trông đợi Đức Chúa Trời.
Phần kết luận
            Tuần lễ vừa qua chúng ta đã nhìn thấy một anh hùng sụp đổ. Lance Armstrong sau cùng đã nhìn nhận lỗi lầm của mình mà ông đã lừa đảo để chiến thắng vòng đua xe đạp. Nhưng trong mọi sự lớn lao hơn, đấy chỉ là vòng đua xe đạp. Có lẽ nó chẳng quan trọng như chúng ta quan sát đâu.
            Sáng nay, chúng ta đã nhìn thấy một anh hùng thực sự sụp đổ. Dân sự của Đức Chúa Trời. Ngai vàng của David. Đền thờ của Đức Chúa Trời. Thành Jerusalem đã bị chiếm.
            Chu kỳ các vua tốt và xấu đã dạy cho chúng ta biết rằng chúng ta cần một nhà vua đời đời kia. Nhà vua lạ thuờng chưa tốt đủ đã dạy cho chúng ta biết rằng chúng ta cần một nhà vua thật hoàn hảo kia. Và tình trạng buồn bã về thành Jerusalem sụp đổ đã giục giã chúng ta trông đợi nơi Đức Chúa Trời. Mọi sự sáng nay đẫy chúng ta hướng về Đức Chúa Trời trong việc đáp ứng với mọi biến cố nầy.
            Nhưng có thêm một phân đoạn Kinh thánh nữa tôi muốn kết thúc với. Ngay phần cuối của sách II Các Vua và đây là phần kết của quyển sách.
            II Các Vua 25:27-30: Năm thứ ba mươi bảy từ khi Giê-hô-gia-kin, vua Giu-đa, phải giam, ngày hai mươi bảy tháng mười hai, Ê-vinh-mê-rô-đác, vua Ba-by-lôn, năm đầu tức vị, tha cho Giê-hô-gia-kin, vua Giu-đa, ra khỏi ngục. Người nói với Giê-hô-gia-kin lời hòa nhã, và đặt ngôi người cao hơn ngôi các vua đồng với người tại Ba-by-lôn. Người biểu lột áo tù của Giê-hô-gia-kin, và cho người ăn đồng bàn với mình trọn đời người. Lại trọn đời người, vua hằng ngày lo phù cấp lương thực cho người”.
            Giêhôgiakin là vị vua đầu tiên bị đày sang xứ Babylôn, trước khi Sêđêkia lên làm vua. Sau sự hủy diệt khủng khiếp về thành Jerusalem, chúng ta thấy ba mươi năm sau, Giêhôgiakin được đem ra khỏi ngục và được ăn ngon từ đó trở đi. Chúng ta phải đáp ứng với câu: “Ồ, hay quá — thật là tốt cho ông ấy”.
            Nhưng mảng Kinh thánh ngắn ngủi nầy muốn nói lên một việc. Nó muốn nói rằng mọi sự không bị mất mát hết đâu. Dầu trong những thời điểm tối tăm, còn có một việc khác nữa sắp sửa xảy ra. Bóng tối tăm sẽ chẳng kéo dài cho đến đời đời. Câu chuyện ngắn ngủi nầy muốn nói rằng dầu khi thành Jerusalem bị hủy diệt, có hy vọng đấy. Luôn luôn có hy vọng.
            Xuyên suốt câu chuyện mắt chúng ta cứ hướng tới Đức Chúa Trời. Và giờ đây, ở phần cuối của câu chuyện, mắt chúng ta đang hướng tới đàng trước. Chúng ta được ban cho một khải thị mới về Đức Chúa Trời và chúng ta được ban cho một số hy vọng về cuộc tương lai. Ngay cả khi việc không tưởng được lại xảy ra, vẫn còn có hy vọng cho dân sự của Đức Chúa Trời. Sự thương xót của Đức Chúa Trời vốn mới mẻ mỗi buổi sáng và bóng đêm chẳng kéo dài cho đến đời đời được.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét