Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

THẾ GIAN ĐƯỢC DỰNG NÊN: "BAN ĐẦU"



THẾ GIAN ĐƯỢC DỰNG NÊN: 
BAN ĐẦU
            Sự sống chưa hiện hữu như nó vốn có đâu. Đó là một buổi sáng đẹp trời. Nhưng sự sống vẫn chưa hiện hữu.
            Tôi là người hâm mộ điện ảnh vì chúng là những tấm gương tuyệt vời chuyên kể chuyện tỉ mỉ lắm trong xã hội của chúng ta. Tôi đã nói tới vấn đề nầy trước đây, nhưng nếm trải của tôi về phim ảnh đã thay đổi từ khi có những đứa con nhỏ. Tôi xem phim hoạt hình nhiều hơn trước đó. Nhưng điều thú vị về phim hoạt hình, ấy là chúng vẫn xử lý với các vấn đề lớn trong cuộc sống. Một cuốn phim như thế là Madagascar.
            Bối cảnh bắt đầu với Marty, một con ngựa rằn, đang sống trong sở thú. Nó nói về cách nó có mặt ở đó trong sở thú cho người ta xem 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần, 365 ngày một năm. Thế rồi độc thoại của nó bị ngắt ngang bởi một số du khách.
            Các du khách là một số chim cánh cụt hoạch định một sự vượt thoát. Chúng nói với nó: “chúng ta không thuộc về chỗ nầy”. Chúng nói với nó về “cõi tự nhiên”. Marty đáp trong sự hoài nghi: “các bạn thực sự đi đến đó à?” Nó cảm thấy có một sự kết nối nào đó với cõi tự nhiên, mặc dầu nó chào đời trong chốn phu tù.
            Cuộc sống chẳng phải là như hiện có đâu. Chúng ta cảm thấy chính một việc mà Marty đã cảm thấy. Có một khát khao về việc gì đó mà chúng ta không thể hoàn toàn mô tả được. Hết thảy chúng ta đều biết rằng đời sống chúng ta có thể sẽ tốt hơn, và chúng ta hết thảy có thể đặt tên hàng tá phương thức nào là đích thực. Các nghiên cứu cho thấy rằng ngay cả loài thú trong điều kiện nuôi nhốt có thể được đưa trở lại với cõi thiên nhiên. Một việc gì đó ở trong chúng nhớ tới cách sống trong tự nhiên dù khi bản thân chúng chưa kinh nghiệm điều đó. Có cái gì đó tương tự nơi chúng ta không? Có thể chúng ta có một ký ức về việc gì đó mà cá nhân chúng ta chưa kinh nghiệm chăng?
            Như hầu hết chúng ta đều biết, hôm nay là chương đầu tiên trong chín tháng hành trình qua Kinh thánh mà chúng ta gọi là EPIC: câu chuyện đáng kinh ngạc nói tới Đức Chúa Trời và thế gian. Tuần vừa qua, chúng ta đã giới thiệu các loạt bài. Mục tiêu của tôi tuần qua là tỏ cho bạn thấy rằng hết thảy chúng ta đều đang sống thứ đời sống dựa trên một câu chuyện lớn và đề xuất rằng Kinh thánh đang thuật lại câu chuyện mà chúng ta có cần.
            Sáng nay, chúng ta nhảy vào phần mở đầu của câu chuyện.
            Phần mở đầu của câu chuyện nói gì về chỗ chúng ta xuất thân chứ? Có phải nó giúp giải thích điều gì đó về chúng ta chăng? Sáng nay, chúng ta muốn tìm ra câu chuyện ấy giải thích lý do tại sao chúng ta biết cuộc sống sẽ ra tốt hơn, nhưng không biết chính xác lý do tại sao.
            Chúng ta đang khởi đi bằng cách nhìn vào Sáng thế ký 1-11. Mười một chương nầy là phần giới thiệu câu chuyện trong Kinh thánh. Đây là một mảng lớn trong Kinh thánh cần phải nhìn vào. Sự tiếp cận của chúng ta là phải nhìn vào ba bối cảnh từ các chương nầy: một người nữ, hai anh em, và một gia đình. Từng bối cảnh nầy sẽ nói cho chúng ta biết đôi điều về cách thức mọi sự đã khởi đi.
            Tôi mong rằng các câu chuyện nầy sẽ giúp chúng ta hiểu rõ lý do tại sao chúng ta cảm thấy rằng cuộc sống không phải như nó đã trở thành đâu. Có thể chúng tiết lộ phần quá khứ xa xôi nào đó cho chúng ta biết giúp hiểu rõ hiện tại của chúng ta. Và có lẽ chúng thổ lộ đôi điều về cuộc tương lai của chúng ta nữa.
Được dựng nên để sống
            Hai chương đầu tiên của sách Sáng thế ký mô tả sự dựng nên thế gian, dựng nên sự sống, và dựng nên con người. Chúng là những câu nói theo thể thơ rất phong phú nhỏ giọt với thần học và ý nghĩa. Phần bàn luận chính mà các chương nầy đưa ra, ấy là Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời mà quyển sách nầy đang mô tả, chịu trách nhiệm về sự tồn tại của muôn vật. Đức Chúa Trời đã sáng tạo.
            Đây là quan niệm cơ bản trong nền văn hoá của chúng ta. Không may, các lý thuyết khoa học nói về nguồn gốc của sự sống đã vượt quá mục đích của chúng rồi đưa ra một số xưng nhận về mặt lý thuyết. Thế giới của chúng ta không tin rằng chúng ta được dựng nên đâu, ít nhiều gì bởi Đức Chúa Trời của Kinh thánh. Chúng ta cũng đã chạm đến điều nầy vào tuần qua, nhưng vấn đề chính ở đây không phải là cơ chế của sự sáng tạo. Bạn phải để cho Kinh thánh đáp trả những thắc mắc mà Kinh thánh muốn trả lời, chớ không phải những thắc mắc mà bạn muốn Kinh thánh trả lời. Hai chương đầu tiên của sách Sáng thế ký không nổ lực trả lời cho các thắc mắc mà chúng ta muốn chúng trả lời về địa cầu mấy tuổi cùng cơ chế của những thứ bắt đầu mọi sự.
            Một trong các thắc mắc mà các chương nầy nói tới là mọi sự lúc khởi đầu thì như thế nào. Vài chương đầu tiên mô tả Đức Chúa Trời đang dựng nên sự sống. Phần nhấn mạnh khắp các chương nầy là nhắm vào sự sống. Cây cối mang trái có khả năng của sự sống. Các loài thú đồng, loài cá, và loài chim. Và đỉnh cao của sự sáng tạo của Ngài, loài người được trao cho trách nhiệm tiếp tục công việc mà Đức Chúa Trời đã khởi sự làm đầy dẫy thế giới mới nầy với sự sống.
            Nhưng sự sống không phải là chủ đề duy nhứt trong các chương nầy. Sáu lần Đức Chúa Trời phán rằng những gì Ngài đã dựng nên đều là tốt lành cả. Lần thứ bảy, Ngài kết luận rằng sự sáng tạo ấy là tốt lành. Đức Chúa Trời dựng nên sự sống và điều đó là tốt lành.
            Có lẽ bạn đã nhìn thấy loại áo T-shirts cùng mũ nón có ghi câu “Sự sống là tốt lành”. Nhất định đó là một tóm tắt rất hay của Sáng thế ký 1-2. Đức Chúa Trời dựng nên sự sống  và điều đó là tốt lành.
            Sự tốt lành của công cuộc sáng tạo được tóm lại trong mấy câu nầy.
            Sáng thế ký 2:8-9: Đoạn, Giê-hô-va Đức Chúa Trời lập một cảnh vườn tại Ê-đen, ở về hướng Đông, và đặt người mà Ngài vừa dựng nên ở đó. Giê-hô-va Đức Chúa Trời khiến đất mọc lên các thứ cây đẹp mắt, và trái thì ăn ngon; giữa vườn lại có cây sự sống cùng cây biết điều thiện và điều ác”.
            Ở giữa cái thế giới mà Đức Chúa Trời đã dựng nên, Ngài đã hoạch định một ngôi vườn. Trong bản dịch Cựu Ước tiếng Hylạp, chữ nói đến “vườn” được dịch từ chữ mà chúng ta có chữ “paradise” [thiên đàng] hiện đại hôm nay. Hãy xem xét hình ảnh của một ngôi vườn xinh đẹp. Quyển tự điển Wikipedia định nghĩa ngôi vườn theo cách nầy: “một khoảng đất có trồng trọt, thường thì không có cửa nẻo chi hết, biệt riêng ra để triển lãm, trồng trọt, và thưởng thức thực vật cùng các hình thái khác của thiên nhiên”.
            Đây là phần tóm tắt rất hay những gì Đức Chúa Trời đã dựng nên. Ngôi vườn nầy nói tới một sự sống được bày ra. Ở đây nói tới việc gieo ra sự sống. Và nó nói tới việc thưởng thức sự sống. Ở trung tâm ngôi vườn nầy là loại sự sống  đầu tiên mà Đức Chúa Trời đã dựng nên trong Sáng thế ký 1 và là biểu tượng chính của sự sống: cây sự sống.
            Cây sự sống là một hình ảnh đầy quyền lực xuyên suốt phần còn lại của Kinh thánh. Tôi sử dụng cả tuần lễ dạy dỗ về cây sự sống xuyên suốt Kinh thánh ở kỳ trại Cơ đốc tại Colorado vào mùa hè nầy. Và chúng ta vẫn không sao tát cạn hết hình ảnh của cây đó. Cây là một biểu tượng của sự sống.
            Đây là những gì được dựng nên cho chúng ta. Chúng ta được dựng nên vì sự sống tốt lành. Không phải “sự sống  tốt lành” của thứ chủ nghĩa tiêu thụ của người Mỹ đâu nhé: xe hơi đắt tiền, những kỳ nghỉ sang trọng, hay nhà cửa hào nhoáng. “Sự sống tốt lành” của vui mừng, bình an, toại nguyện, và thoả lòng. Chúa Jêsus trong sách Tin Lành Giăng gọi đấy là “sự sống dư dật”
            Đây là sự sống mà chúng ta đang ao ước. Đây là lý do tại sao mọi người trên khắp thế giới đều có thể tưởng tượng một phương thức trong đó cuộc sống của họ sẽ ra tốt hơn. Chúng ta có ký ức, một nhận thức xa xôi cho biết còn có một việc khác nữa. Chúng ta sống giống như Marty, một con ngựa rằn sinh ra ở trong chốn phu tù. Chúng ta không hề thấy những cánh đồng rộng mở, nhưng cho dù là thế nào đi nữa, có cái gì đó bên trong chúng ta đang khao khát chúng.
            Đây chắc chắn là phần bàn luận rất thuyết phục về sự tồn tại của Đức Chúa Trời. Nó khiến cho người ta xem lại quan niệm của Plato về lý tưởng. Đại khái là như vầy đây. Nếu chúng ta biết rõ cuộc sống sẽ ra tốt hơn, thế thì chúng ta phải có một sự hiểu biết nào đó về loại sự sống ấy. Tôi không thể chỉ cho ai đó sống hay chết đã kinh nghiệm loại sự sống mà tôi có thể cảm nhận ở trong lòng mình. Nói như thế có nghĩa là tôi phải có một ký ức nào đó về một việc xảy ra trong quá khứ.
            C.S. Lewis giải thích phần bàn luận nầy bằng cách nói rằng ông cảm thấy khát nước và có nước mới dập tắt được cơn khát của ông. Ông cảm thấy đói và có thức ăn mới làm thoả mãn cơn đói của ông. Ông khao khát tình dục và chỉ có một việc như tình dục mà ông có thể kinh nghiệm. Vì vậy, nếu ông cảm thấy loại mong muốn nào đó ở trong lòng, thế thì một việc gì đó phải tồn tại mới làm thoả mãn sự mong muốn đó. Mong muốn không tồn tại đối với những việc không tồn tại.
            Chúng ta có mong muốn nầy ở bên trong chúng ta về một việc gì đó tốt hơn, vì Đức Chúa Trời đã dựng nên chúng ta cho một việc tốt hơn. Ngài muốn chúng ta phải kinh nghiệm việc tốt hơn đó. Ngài muốn chúng ta kinh nghiệm sự sống. Vấn đề, ấy là đôi khi chúng ta có một thời điểm khó nhọc phải tin theo điều nầy. Đôi khi chúng ta nghĩ đến Đức Chúa Trời chính xác theo những giới hạn ngược lại. Đôi khi chúng ta nghĩ rằng Đức Chúa Trời muốn giới hạn sự sống. Ngài muốn cản chúng ta không tiếp cận với những thứ tốt lành.
            Tôi biết tôi nhạy cảm với suy nghĩ theo cách nầy. Đối với tôi, lớn lên trong hội thánh có nghĩa là có nhiều việc mà tôi không dự định làm. Người khác có thể làm chúng, còn tôi thì không. Gia đình tôi là gia đình đạo đức và chúng tôi đã tuân giữ nhiều luật lệ. Sự thể khiến cho tôi phải nghĩ rằng có sự sống sẵn có ở ngoài kia, nhưng nó không được dự trù cho tôi.
            Nếu bạn cảm nhận theo cách ấy, thế thì chẳng có gì phải ngạc nhiên khi nhận ra rằng chính Ađam và Êva đã cảm nhận theo cách ấy. Ngay cả ở giữa một ngôi vườn cung ứng sự sống tốt đẹp như thế, họ đã sai lệch với các dự tính của Đức Chúa Trời. Đấy là điều dẫn tới thất bại đầy tai hại đầu tiên của câu chuyện sáng tạo nầy.
            Sáng thế ký 3:1-6:  “Vả, trong các loài thú đồng mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã làm nên, có con rắn là giống quỉ quyệt hơn hết. Rắn nói cùng người nữ rằng: Mà chi! Đức Chúa Trời há có phán dặn các ngươi không được phép ăn trái các cây trong vườn sao? Người nữ đáp rằng: Chúng ta được ăn trái các cây trong vườn, song về phần trái của cây mọc giữa vườn, Đức Chúa Trời có phán rằng: Hai ngươi chẳng nên ăn đến và cũng chẳng nên đá-động đến, e khi hai ngươi phải chết chăng. Rắn bèn nói với người nữ rằng: Hai ngươi chẳng chết đâu; nhưng Đức Chúa Trời biết rằng hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình mở ra, sẽ như Đức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác. Người nữ thấy trái của cây đó bộ ăn ngon, lại đẹp mắt và quí vì để mở trí khôn, bèn hái ăn, rồi trao cho chồng đứng gần mình, chồng cũng ăn nữa”.
            Đây là thảm hoạ nghiêm trọng đầu tiên của câu chuyện trong Kinh thánh. Lần đầu tiên, nhưng chắc chắn không phải là thất bại cuối cùng của đỉnh cao sự sáng tạo cả thể của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã dựng nên người nam và người nữ, đặt họ trong vườn với dự tính họ sẽ kinh nghiệm sự sống. Ngài cảnh cáo họ rằng phần lớn cây cối sẽ dẫn tới sự sống, nhưng có một cây sẽ dẫn tới sự chết. Và họ đã chọn lấy cây đó. Họ đã chọn một việc gì đó khác hơn sự sống.
            Kỳ thực, chúng ta được dựng nên cho việc gì đó tốt lành giải thích thể nào chúng ta biết sự sống ấy sẽ là tốt hơn. Với một phương thức nào đó, chúng ta nhớ điều ấy sẽ là tốt hơn. Nhưng giờ đây, chúng ta nhìn thấy một phần lý do tại sao ký ức ấy vẫn chỉ là ký ức. Tại sao ai đó, đâu đó không quản cai để đem sự sống ấy trở lại như nó đã được dự trù?
            Vì chúng ta bị nhầm lẫn ở chỗ thực sự như thế nào là cuộc sống. Qua mưu mẹo của con rắn, Êva đã bị thuyết phục rằng Đức Chúa Trời không thực sự muốn nàng phải kinh nghiệm sự sống đâu. Nàng đáp rằng chúng ta có thể ăn từ bất kỳ cây nào, trừ ra cây mọc ở giữa vườn, rõ ràng phải là cây tốt nhứt. Trừ phi cây biết điều thiện và điều ác không mọc ở giữa vườn. Cây sự sống mới mọc ở đó. Nhưng trong lý trí của nàng, mọi sự đã xoay quanh một việc duy nhứt mà nàng không thể có.
            Đấy là những gì cũng đang xảy ra cho chúng ta. Chúng ta nghĩ rằng sự sống tìm được ở đâu đó khác hơn chỗ mà Đức Chúa Trời nói cho chúng ta biết rằng sự sống sẽ tìm được. Đây là lý do tại sao chúng ta thường xuyên bị dày vò bởi ý tưởng cho rằng “cỏ luôn luôn xanh hơn ở bên kia”. Đây là lý do tại sao chúng ta nhìn xem hàng xóm và bạn hữu và bạn đồng sự mình và không thể lay động cảm xúc cho rằng họ có cái gì đó tốt hơn chúng ta. Đây là lý do tại sao chúng ta mua sắm những thứ chúng ta không cần thiết với suy nghĩ thứ ấy khiến chúng ta cảm thấy tốt hơn chỉ nhận ra đấy là một lời hứa sáo rỗng khác mà thôi.
            Chúng ta được dựng nên để kinh nghiệm sự sống, song chúng ta thường xuyên chọn thứ gì đó khác hơn sự sống.
            Còn bạn thì sao? Có phải bạn thực sự nghĩ rằng Đức Chúa Trời muốn bạn kinh nghiệm việc đầy dẫy sự sống  không? Hay có phải bạn nghĩ Ngài muốn cầm giữ lại sự sống ấy đối với bạn? Có phải bạn nhầm lẫn về đâu là nguồn sự sống chăng? Có phải bạn đang chọn thứ chi dẫn tới sự chết?
            Câu chuyện lớn lao nầy khởi sự với một Đức Chúa Trời là Đấng dựng nên dân sự Ngài để có sự sống. Liệu bạn có tin cậy Đức Chúa Trời tiếp trợ cho sự sống ấy chăng?
Tin cậy Đức Chúa Trời tiếp trợ sự sống cho.
            Bạn có mong ước rất mạnh mẽ muốn kinh nghiệm sự sống. Tôi biết bạn mong ước vì tôi cũng mong như thế. Liệu bạn có tin cậy Đức Chúa Trời với mong ước về sự sống đó không? Chúng ta sẽ nhìn thấy trong vài tuần lễ vấn đề nầy là thể nào ở trung tâm mọi sự đang diễn ra sai lầm trên thế gian. Đây là những gì khiến Êva phải bất tuân Đức Chúa Trời và đó là thứ khiến cho chúng ta cũng bất tuân nữa.
            Liệu bạn có tin cậy sự sống mà Đức Chúa Trời muốn dành cho bạn không? Liệu bạn có tin cậy ở giữa các quyết định về tài chánh không? Liệu bạn có tin cậy ở giữa các quyết định về tình dục không? Liệu bạn có từ bỏ mong muốn điều khiển mọi sự rồi tin cậy Đức Chúa Trời tiếp trợ sự sống cho không? Liệu bạn có tin cậy Đức Chúa Trời với mong ước về sự sống của bạn không?
            Đức Chúa Trời đã dựng nên bạn để kinh nghiệm sự sống. Chúng ta không kinh nghiệm cái điều mà chúng ta muốn kinh nghiệm vì chúng ta thừa hưởng mọi hậu quả của quá khứ và chúng ta đưa ra những sự chọn lựa tồi cho bản thân mình. Nhưng đấy chưa phải là cứu cánh của câu chuyện đâu. Hãy lắng nghe Đức Chúa Trời đáp ứng thể nào với quyết định nghèo nàn của Ađam và Êva.
            Sáng thế ký 3:24: Vậy, Ngài đuổi loài người ra khỏi vườn, rồi đặt tại phía đông vườn Ê-đen các thần chê-ru-bin với gươm lưỡi chói lòa, để giữ con đường đi đến cây sự sống”.
            Vì cớ những sự lựa chọn của họ, Đức Chúa Trời đuổi Ađam và Êva ra khỏi khu vườn. Họ không thể tiếp cận được với cây sự sống. Họ không còn có những gì họ đã từng có nữa. Họ không sao tiếp cận được với sự sống mà Đức Chúa Trời dự trù cho họ phải kinh nghiệm.
            Nhưng có hy vọng trong câu nầy. Đức Chúa Trời đặt một thiên sứ không phải để khoá con đường dẫn đến cây sự sống, mà là để canh chừng nó. Bạn canh chừng thứ chi quí báu, thứ chi cần được bảo vệ cho tới chừng người ta thưởng thức nó.
            Đây là dấu hiệu đầu tiên chúng ta có, vì Đức Chúa Trời cứ khăng khăng trong việc muốn chúng ta phải kinh nghiệm những gì Ngài dành cho chúng ta. Chúng ta đã từng có nó. Chúng ta đã đánh mất nó. Nhưng Đức Chúa Trời không để cho việc ấy thành ra lời nói sau cùng. Đức Chúa Trời khăng khăng trong mọi nổ lực của Ngài giúp cho chúng ta kinh nghiệm sự sống mà chúng ta cần phải kinh nghiệm.
            Chúng ta khởi sự hiểu rõ nơi xuất phát những ước ao nầy ở bên trong chúng ta. Nếu điều nầy thực sự là phần khởi đầu của chúng ta, thế thì có lẽ chúng ta nhớ tới nó mặc dầu về mặt cá nhân chúng ta không có mặt ở đó. Có thể có một ký ức xa xôi về một ngôi vườn với cây sự sống trồng ở giữa được chôn giấu rất sâu ở bên trong chúng ta. Điều đó giải thích lý do tại sao chúng ta biết sự sống có thể là tốt hơn. Và sự thực chúng ta bị đuổi ra khỏi khu vườn ấy giải thích lý do tại sao chúng ta dường như không bao giờ gãi được chỗ ngứa đó. 
            Hai câu chuyện kế tiếp chúng ta sẽ nhìn vào thể hiện ra chính lẽ đạo ấy với một vài chỗ cong xoắn. Nếu bạn quen thuộc với Kinh thánh, có thể bạn nghĩ tới Sáng thế ký 3 như đang mô tả phần giới thiệu tội lỗi đang bước vào thế gian. Đây là điều mà các nhà thần học gọi là “sự sa ngã”. Nhưng thực sự Sáng thế ký 3-11 đang mô tả sự sa ngã. Hai chương đầu tiên sách Sáng thế ký mô tả những gì Đức Chúa Trời mong muốn dành cho tạo vật của Ngài. Các chương 3-11 mô tả những gì xảy ra cho chươnh trình đó.
Được dựng nên cho mối quan hệ
            Ngay sau khi Ađam và Êva bị đuổi ra khỏi vườn, Êva có một con trai. Nàng rất đỗi ngạc nhiên vì nàng đã dựng nên sự sống trong một tư thế tương tự Đức Chúa Trời đã dựng nên sự sống, vì vậy nàng đặt tên cho nó là Cain, theo tiếng Hybálai từ ấy có nghĩa là “dựng nên”. Nàng có đứa trai thứ nhì rồi đặt tên cho nó là Abên. Đây là cái tên rất đáng ngại vì đó là chữ nói tới “hơi thở” hay “hơi” trong tiếng Hybálai. Nàng đặt tên cho nó là Abên để ghi nhớ thể nào Đức Chúa Trời đã hà hơi sự sống vào nàng, song đây là cái nhìn trước nghiệt ngã nói tới sự chết bất đắc của nó.
            Cain và Abên là hai anh em. Đây là loại quan hệ mới mẻ. Nó có khả năng trở thành một điều kỳ diệu. Chúng ta sử dụng từ “em” hôm nay đề cập tới ai đó mà chúng ta sống gần gũi với. Có một anh chị em có thể là một trong những mối quan hệ đáng tin cậy nhất mà bạn từng có.
            Tôi có một người anh và một người chị và tôi có các mối quan hệ quan trọng với họ. Tôi không gặp họ thường xuyên như tôi gặp hầu hết bạn bè của tôi, nhưng có cái gì đó đặc biệt về mối quan hệ anh chị em với nhau. Có việc gì đó không phải là một phần của các mối quan hệ kia.
            Đức Chúa Trời đã dựng nên Ađam và Êva rồi đặt họ vào một khu vườn xinh đẹp. Giờ đây, chúng ta có Cain và Abên được đặt vào trong thứ có tiềm năng trở thành mối quan hệ xinh đẹp. Nhưng sự thể không xoay chuyển theo cách ấy.
            Sáng thế ký 4:3-5: Vả, cách ít lâu, Ca-in dùng thổ sản làm của lễ dâng cho Đức Giê-hô-va. A-bên cũng dâng chiên đầu lòng trong bầy mình cùng mỡ nó. Đức Giê-hô-va đoái xem A-bên và nhận lễ vật của người; nhưng chẳng đoái đến Ca-in và cũng chẳng nhận lễ vật của người; cho nên Ca-in giận lắm mà gằm nét mặt”.
            Cain và Abên là anh em ruột đầu tiên. Họ có ưu thế về một mối quan hệ rất long trọng. Thế nhưng điều chi đang xảy ra? Mỗi người trong số họ dâng của lễ cho Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời chọn của lễ của Abên hơn của lễ của Cain. Abên đã làm đúng, còn Cain thì không. Chúng ta được thuật lại cho biết của lễ của Abên được nhậm, còn của lễ của Cain thì không được nhậm, song về sau trong Kinh thánh, có cả đống lý do đưa ra như tại sao một của lễ không được nhậm. Chúng ta phải giả định rằng Cain đã dâng một của lễ không đạt tiêu chuẩn đối với Đức Chúa Trời.
            Mối quan hệ anh em ruột đầu tiên trong Kinh thánh bị vầy lấy bởi sự hủy diệt kết thúc mối quan hệ kia: sự cạnh tranh. Abên đã làm tốt hơn Cain. Vì vậy Cain ganh tỵ và giận dữ. Thực vậy, anh ta giận dữ đến nỗi anh ta thực hiện một việc cực kỳ mà bạn có thể làm trong tình huống nầy.
            Sáng thế ký 4:8: Ca-in thuật lại cùng A-bên là em mình. Vả, khi hai người đang ở ngoài đồng, thì Ca-in xông đến A-bên là em mình, và giết đi”.
            Tranh cạnh. Ghen tương. Giận dữ. Và sau cùng, là giết người. Một lần nữa, Đức Chúa Trời đã dựng nên một việc tốt lành: anh em ruột, bạn hữu, mối quan hệ. Và một lần nữa, một sự lựa chọn được lập ra hủy diệt nó. Thay vì có một người em, chúng ta có một kẻ giết người.
            Dường như mọi việc ngày càng lúc tệ hại hơn. Êva đã ăn trái của cây không được ăn. Cain đẩy em mình ra chỗ rộng rãi rồi kết thúc sự sống của nó. Nhiều việc không được tốt hơn, họ đã nhận thứ tệ hại hơn. Trong bối cảnh đầu tiên, Êva chọn sự chết cho bản thân mình. Trong cảnh thứ hai, Cain chọn sự chết cho người khác.
            Thứ nhứt, chúng ta nhìn thấy Đức Chúa Trời dựng nên chúng ta để kinh nghiệm sự sống, tuy nhiên chúng ta không hoàn toàn có điều đó. Giờ đây, chúng ta nhìn thấy Đức Chúa Trời dựng nên chúng ta để kinh nghiệm mối quan hệ. Và chúng ta cũng hoàn toàn không có thứ đó.
            Thắc mắc đầu tiên chúng ta tự hỏi lòng mình là chúng ta có tin Đức Chúa Trời tiếp trợ cho sự sống hay không!?! Giờ đây, chúng ta phải thắc mắc chúng ta có tin cậy Đức Chúa Trời về mối quan hệ hay không!?! Tin cậy Đức Chúa Trời tiếp trợ cho mối quan hệ.
            Chúng ta hiểu câu chuyện nói tới Cain và Abên theo một cấp độ của cá nhân. Từng người một trong chúng ta đều biết rõ về việc gây thất vọng cho các mối quan hệ. Các mối quan hệ cung ứng nhiều hứa hẹn lắm. Hết thảy chúng ta đều có ý tưởng nầy: các mối quan hệ của chúng ta thực sự giống với cái gì!?!
            Tôi sẵn sàng đánh cuộc là bạn có thể nhìn vào từng mối quan hệ bạn đang có và suy nghĩ tới phương thức nó sẽ được tốt đẹp hơn. Bạn biết rõ chính kinh nghiệm mà Cain và Abên có. Bạn biết rõ về mối quan hệ không kết thúc theo như nó đáng phải có. Một số người trong chúng ta đều biết về hai cực mà Cain đã đạt tới. Chúng ta biết rõ về sự ganh ghét, giận dữ, lạm dụng, và thậm chí giết chết các mối quan hệ nữa.
            Y như tạo vật của Đức Chúa Trời đã thất bại không kinh nghiệm sự sống theo như đáng phải có, họ đã thất bại không kinh nghiệm mối quan hệ theo như đáng phải có. Chúng ta đang khởi sự nhìn thấy khuôn mẫu nầy: Đức Chúa Trời dựng nên thứ tốt lành. Người ta kết thúc bằng cách làm cho nó ra lộn xộn. Nhưng một lần nữa, khi chúng ta lần theo câu chuyện, chúng ta thấy Đức Chúa Trời cứ khăng khăng. Ngài đuổi Cain đi, còn Ađam và Êva thì có con cái khác. Câu chuyện tiếp tục. Đức Chúa Trời không để cho tạo vật của Ngài sống mà không có mối quan hệ.
            Đức Chúa Trời muốn mối quan hệ dành cho chúng ta. Ngài muốn chúng ta phải kinh nghiệm những kết nối mật thiết trực tiếp với người khác. Tình bạn. Sự lãng mạn. Anh em ruột. Cha mẹ. Con cái. Liệu bạn có tin cậy Đức Chúa Trời sẽ không để cho bạn ở một mình chăng? Có thể Ngài không tiếp trợ chính xác loại quan hệ mà bạn muốn, nhưng Ngài sẽ tiếp trợ. Liệu bạn có tin cậy Ngài không?
Được dựng nên vì cộng đồng
            Trước tiên chúng ta nhìn thấy một tạo vật đã bị hoen ố bởi tội lỗi. Tiếp đến chúng ta nhìn thấy một mối quan hệ anh em ruột bị kết liễu bằng một vụ giết người. Khi chúng ta đến với Sáng thế ký 6, dường như là Đức Chúa Trời đã có đủ. Ngài đã kết luận rằng mọi sự tốt lành mà Ngài dự trù đã bị hoen ố không còn nhận ra nữa rồi
            Sáng thế ký 6:5-8: Đức Giê-hô-va thấy sự hung ác của loài người trên mặt đất rất nhiều, và các ý tưởng của lòng họ chỉ là xấu luôn; thì tự trách đã dựng nên loài người trên mặt đất, và buồn rầu trong lòng. Đức Giê-hô-va phán rằng: Ta sẽ hủy diệt khỏi mặt đất loài người mà ta đã dựng nên, từ loài người cho đến loài súc vật, loài côn trùng, loài chim trời; vì ta tự trách đã dựng nên các loài đó. Nhưng Nô-ê được ơn trước mặt Đức Giê-hô-va”.
            Ở điểm nầy, mọi việc thảy đều rất thảm khốc. Thế giới mà Đức Chúa Trời đã dựng nên thật tốt lành đã trở thành mọi thứ trừ ra tốt lành. Có những thứ khủng khiếp đến nỗi Đức Chúa Trời được trình bày như lấy làm tiếc vì Ngài đã dựng nên con người ở trên đất.
            Một lần nữa, chúng ta có một hỗn hợp pha trộn các lẽ đạo: Mọi việc đều tồi tệ, nhưng Đức Chúa Trời muốn chúng phải được tốt hơn. Chúng ta không phải là những người duy nhứt ao ước một việc khác đâu. Chính mình Đức Chúa Trời ao ước cho loài thọ tạo của Ngài phải kinh nghiệm những gì đáng phải kinh nghiệm. Và ngay cả những điều Ngài sắp sửa làm ở đây, ngay cả việc quét sạch loài người rồi khởi sự nhắm vào mục đích đó. Đức Chúa Trời đang sẵn sàng đi đến biện pháp quyết liệt hầu cho tạo vật của Ngài có thể kinh nghiệm điều đáng kinh nghiệm nhất. Ở điểm nầy trong câu chuyện, chúng ta thậm chí không thể hình dung được Ngài đi xa đến ngần nào. Nhưng trong lúc nầy, ngay cả việc quét sạch đất rồi khởi sự nhắm vào một mục đích tốt lành. Ngài đang cố gắng phục hồi sự sáng tạo của Ngài đến chỗ mà nó đáng phải trở thành.
            Đức Chúa Trời đã tìm gặp một người được ơn trước mắt Ngài. Nôê là một người công bình. Trong một thế giới tội ác, Kinh thánh phán rằng Nôê đồng đi với Đức Chúa Trời. Có thể, nếu Đức Chúa Trời khởi sự với một người nhớn đức và gia đình của người, mọi việc sẽ ra khác biệt đi. Êva đã thất bại, Cain và Abên đã thất bại, nhưng có lẽ Nôê và gia đình ông chắc sẽ kết quả. Có lẽ có hy vọng đấy.
            Vì vậy Đức Chúa Trời nhắm ngay vào công việc khủng khiếp quét sạch thọ tạo của Ngài. Ngài ban cho Nôê những huấn thị chi tiết để đóng một chiếc tàu. Có những điểm tương đồng rất mạnh mẽ trong câu chuyện nói tới Đức Chúa Trời bảo Nôê đóng một chiếc tàu và sự dựng nên thế gian trước đó trong sách Sáng thế ký. Chúng có cùng một khuôn mẫu. Chúng ta cần phải để ý, Đức Chúa Trời đang hành động để biến sự sống ra như nó đáng phải có.
            Đức Chúa Trời khởi sự đưa dân sự Ngài trở lại với sự sáng tạo. Để đưa họ trở lại với khu vườn và cây sự sống. Việc ấy có thành không? Phải, sau một thời gian dài và nặng mùi hôi thối trên chiếc tàu, Nôê, gia đình ông, và nhiều loài thú đã bước ra một lần nữa trên đất khô. Đây là những gì đang xảy ra:
            Sáng thế ký 9:20-25: Vả, Nô-ê khởi cày đất và trồng nho. Người uống rượu say, rồi lõa thể ở giữa trại mình. Cham là cha Ca-na-an, thấy sự trần truồng của cha, thì ra ngoài thuật lại cùng hai anh em mình. Nhưng Sem và Gia-phết đều lấy áo choàng vắt trên vai mình, đi thùi lui đến đắp khuất thân cho cha; và bởi họ xây mặt qua phía khác, nên chẳng thấy sự trần truồng của cha chút nào. Khi Nô-ê tỉnh rượu rồi, hay được điều con thứ hai đã làm cho mình, bèn nói rằng: Ca-na-an đáng rủa sả! Nó sẽ làm mọi cho các tôi tớ của anh em nó”.
            Đức Chúa Trời cứu Nôê vì ông là người nhơn đức duy nhứt mà Đức Chúa Trời có thể tìm gặp. Việc đầu tiên mà Nôê làm là trồng một vườn nho. Tiếp đến, ông uống rượu và say bí tỉ. Không phải là một việc có ấn tượng cho người nhơn đức duy nhứt trên bề mặt địa cầu lo làm. Nhưng mọi sự diễn tiến phức tạp kể từ đó. Không những ông say sưa, mà ông còn trần truồng nữa. Mấy người con trai của ông bước vào. Mấy người trong số họ đã làm một việc đáng khen. Có một người không đáng khen. Nôê tỉnh giấc và ông rất giận dữ.
            Mọi việc không đi đến chỗ tốt hơn. Chúng đang đi tới chỗ tệ lậu hơn. Êva đã đưa ra một sự lựa chọn tồi tệ khi ăn trái từ một cây sai trật. Tội lỗi của Cain là miếng đắng thêm vào. Anh ta đã sắp đặt rồi giết chết em mình. Giờ đây, tình huống với Nôê và gia đình ông hoàn toàn mà một mớ hỗn độn. Nôê uống rượu say và loả thể, một trong mấy người con trai của ông vận dụng tình huống thật nghèo nàn trong khi hai người con kia của ông bị đặt vào một tình huống khá gay go. Nôê nổi giận rồi rủa sả con trai mình, nhưng một phần cơn giận đó lại thích đáng với những sự lựa chọn dại dột của chính anh ta.
            Điều nầy tôi cảm thấy thường xuyên trong vai trò làm cha. Một trong mấy đứa con tôi sẽ đến với tôi rồi nói rằng anh em ruột của chúng đã làm một việc nghịch lại chúng. Nhưng đây không bao giờ là trường hợp mà một người đã phạm một việc sai quấy với một người hoàn toàn vô tội. Sự việc không hề đơn giản chút nào. Thường thì có một chút đổ thừa ở đâu đó. Đây là những gì xảy ra trong cộng đồng. Tội lỗi đang nhiễm vào mọi sự. Không một ai có đôi bàn tay sạch sẽ cả.
            Tuy nhiên, chúng ta mong muốn trở thành một phần của cộng đồng yêu thương nhau. Chúng ta mong muốn một chỗ mà ở đó có sự công bình, bình an và tình yêu thương. Trước tiên, chúng ta nhìn thấy Đức Chúa Trời đã dựng nên chúng ta để kinh nghiệm sự sống. Kế đó, chúng ta nhìn thấy Đức Chúa Trời dựng nên chúng ta để kinh nghiệm mối quan hệ. Giờ đây, chúng ta thấy Đức Chúa Trời dựng nên chúng ta để kinh nghiệm cộng đồng.
            Chúng ta bị thách thức phải tin cậy Đức Chúa Trời với mong muốn của chúng ta về sự sống và ao ước của chúng ta về mối quan hệ, song giờ đây thách thức của chúng ta đang ở trên một cấp độ to lớn hơn. Đức Chúa Trời đã dựng nên chúng ta để kinh nghiệm cộng đồng. Liệu bạn có tin cậy Ngài về kinh nghiệm ấy không? Tin cậy Đức Chúa Trời cung ứng cho cộng đồng.
            Đức Chúa Trời khởi sự với một gia đình, nhưng việc ấy đã trở nên ngắn ngủi. Giống như sự sống không xảy ra theo như nó đáng phải có và các mối quan hệ của chúng ta không thể hiện ra như chúng đáng phải có, chúng ta biết rõ về các cộng đồng đầy thất vọng. Về những địa điểm mà chúng ta muốn thuộc về, nhưng hoàn toàn không bao giờ như ý muốn. Trong từng nhóm mà tôi từng là một chi thể, tôi đã nghe người ta nói về vòng trong cùng mà họ không thuộc về.
            Nhưng ngay cả ở chỗ mong muốn không gặp được nầy, nó chỉ cho chúng ta một Đức Chúa Trời là Đấng đã dựng nên chúng ta cho một việc gì đó. Và giống như Đức Chúa Trời không nhượng bộ trong việc mong muốn chúng ta phải kinh nghiệm sự sống và mối quan hệ, Ngài không thối lui trước ao ước của chúng ta về cộng đồng. Thực vậy, bản chất công việc của Đức Chúa Trời trong thế gian — ngay trọng tâm của Tin Lành — là nói về cộng đồng. Chúng ta sẽ nhìn thấy thêm về việc ấy khi chúng ta tiếp tục trong câu chuyện nầy.
            Ngay sau khi gia đình của Nôê tẻ tách ra, Đức Chúa Trời vẫn tồn tại. Ngài không thối lui. Đức Chúa Trời khẳng định trong mong muốn của Ngài rằng dân sự Ngài dựng nên đang kinh nghiệm những gì họ đáng phải kinh nghiệm.
            Mọi dự tính của Đức Chúa Trời cho loài thọ tạo của Ngài dường như ngày càng phát triển lên: từ sự sống đến mối quan hệ rồi đến cộng đồng. Nhưng các lầm lỗi mà hạng người nầy phạm phải cũng dường như thêm lên mãi. Họ càng thêm phức tạp, càng hỗn độn và khó sửa chữa. Ở giữa mọi sự ấy, chúng ta vẫn nhìn thấy một Đức Chúa Trời đang vận hành để phục hồi loài thọ tạo của Ngài đến chỗ mà Ngài đã dự trù cho nó.
Phần kết luận:
            Chúng ta đã khởi sự khi suy nghĩ tới con ngựa rằn trong sở thú. Suy nghĩ đến mong ước của nó được sống trong thiên nhiên. Và làm cách nào chúng ta biết nó ao ước một việc khác chứ. Một việc gì đó tốt hơn.
            Các chương đầu tiên nầy của sách Sáng thế ký cho chúng ta biết nơi xuất phát của ước ao đó. Chúng cho chúng ta biết chúng ta được dựng nên vì ý đồ gì. Chúng ta được dựng nên cho cuộc sống thật sôi động. Chúng ta được dựng nên cho mối quan hệ mật thiết. Chúng ta được dựng nên vì cộng đồng thắm thiết hơn.
            Nhưng chúng ta không kinh nghiệm được những gì chúng ta được dựng nên để thưởng thức. Các câu chuyện nầy cho chúng ta biết lý do tại sao. Chúng cho chúng ta biết điều chi đã rơi vào chỗ sai trật. Chúng ta đưa ra những sự lựa chọn vì những việc khác kia. Chúng ta thừa huởng những sự lựa chọn của quá khứ. Kinh thánh gọi đấy là tội lỗi. Đó là sự kết hợp mọi sự lựa chọn chúng ta đưa ra và tình trạng chúng ta thấy mình đang ở trong đó. Tội lỗi là lý do tại sao ký ức về ngôi vườn cứ đọng mãi trong một bộ nhớ.
            Sáng thế ký 1-11 dựng nên câu chuyện mà Kinh thánh đang tường thuật. Nó mô tả chúng ta được dựng nên để làm gì và điều chi là sai lầm. Sau khi Êva ăn trái của cây không đúng kia, chúng ta nghĩ rằng sẽ có một sự sắp xếp lại sao cho nhanh chóng. Nhưng qua Sáng thế ký 11, chúng ta đã nhìn thấy tội lỗi vây lấy từng lãnh vực của cuộc sống. Đây là một nan đề nghiêm trọng và nó cần một giải pháp thật long trọng.
            Phần đáng hy vọng trong câu chuyện nầy, ấy là Đức Chúa Trời không hề nhượng bộ đối với chúng ta. Ngài không OK với tạo vật của Ngài đang thiếu sót trong cuộc sống, trong mối quan hệ, và trong cộng đồng. Ngài khăng khăng đem tạo vật của Ngài trở lại với những gì nguyên Ngài đã dự trù phải trở thành.
            Loài ngựa rằn không thuộc về các sở thú. Chúng thuộc về cõi thiên nhiên. Chúng ta không thuộc về thế gian như hiện trông thấy đây. Chúng ta thuộc về một khu vườn xinh đẹp với cây sự sống trồng ở giữa vườn. Chúng ta có thể tin cậy Đức Chúa Trời đem chúng ta trở lại đó. Tuần tới, chúng ta sẽ nhìn thấy Ngài đang khởi động giải pháp.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét