Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2013

MỘT GIA ĐÌNH RA ĐỜI: CÁC ANH HÙNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI



MỘT GIA ĐÌNH RA ĐỜI:
CÁC ANH HÙNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
            Một anh hùng có thể cứu cả thế giới.
            Chúng ta thích quan niệm nầy. Đây là một quan niệm mà bạn có thể tìm gặp trên khắp nền văn hoá của chúng ta. Mới đây, tôi xem phim Battleship, tôi thấy nó ngớ ngẩn sao ấy. Cốt chuyện thì quá quen thuộc rồi. Người ngoài hành tinh xâm nhập địa cầu với nền kỷ thuật siêu việt, thế nhưng một người — một kiểu nhân vật cao bồi đơn thân độc mã — trội hơn hẳn người ngoài hành tinh và cứu lấy địa cầu.
            Một anh hùng có thể cứu cả thế giới.
            Bạn nhìn thấy quan niệm nầy trong các bộ môn thể thao hiện đại: tiền vệ siêu sao hay cầu thủ ném bóng (chày). Bạn nhìn thấy quan niệm nầy trong giới chính trị: nhiều y như chúng ta chối bỏ nó, chúng ta trông mong vị tổng thống của chúng ta cứu lấy xứ sở. Bạn nhìn thấy quan niệm nầy trong các công ty: đây là lý do tại sao Steve Jobs được tôn thờ — người ta đã kể ông với việc cứu vớt một công ty đang dãy chết rồi làm thay đổi thế giới.
            Một anh hùng có thể cứu cả thế giới.
            Đây là một quan niệm rất phổ thông, nhưng quan niệm nầy xuất phát từ đâu chứ? Đây chỉ là một huyền thoại của người Mỹ sao? Có ngây thơ không chứ? Nó tự tôn mình chăng? Một người có thực sự cứu lấy cả thế giới không?
            Chúng ta đang ở trong mấy tuần đầu của loạt bài học của hội thánh nầy được gọi là EPIC: Câu chuyện đáng kinh ngạc nói tới Đức Chúa Trời và thế gian. Mục tiêu của chúng ta trong loạt bài nầy là phải hiểu rõ câu chuyện lớn lao mà Kinh thánh đang tường thuật lại. Tuần qua, chúng ta đã nhìn vào 11 chương đầu tiên của sách Sáng thế ký. Tiểu đoạn ấy hình thành kỷ nguyên đầu tiên trong 10 kỷ nguyên mà chúng ta đang sử dụng để đánh dấu câu chuyện nầy khi chúng ta cùng nhau khám phá nó. Đây là kỷ nguyên nói tới sự sáng tạo. Chúng ta gọi kỷ nguyên ấy là “Một Thế Giới Được Dựng Nên”.
            Hôm nay, chúng ta khởi sự kỷ nguyên thứ nhì, là kỷ nguyên mà chúng ta gọi là “Một Gia Đình Ra Đời”. Tuần tới, quan niệm chính mà chúng ta sẽ đến với, ấy là Đức Chúa Trời đã dựng nên một thế giới với những dự tính tốt lành. Ngài đã dựng nên con người để họ sẽ kinh nghiệm cuộc sống thật sôi động, những mối quan hệ mật thiết, và được nối kết với cộng đồng. Nhưng mọi việc đã không được như thế. Sáng thế ký 3:11 ghi lại thảm hoạ nói tới các mục đích nguyên thủy của Đức Chúa Trời và cách thức chúng tan vỡ. Tội lỗi bắt đầu với một hành động bất tuân rất đơn sơ và rồi lan nhiễm vào mọi sự mà Đức Chúa Trời đã dự tính dành cho dân sự của Ngài. Từng câu chuyện có một nan đề cần phải giải quyết. Tuần qua, chúng ta đã nhìn thấy vấn đề của Kinh thánh: tạo vật của Đức Chúa Trời không kinh nghiệm được những gì họ cần phải kinh nghiệm.
            Tuần nầy, chúng ta khởi sự nhìn thấy câu trả lời. Đây là một câu trả lời sẽ mở ra qua nhiều chỗ cong quẹo, song chắc chắn nó dẫn tới một giải pháp đáng kinh ngạc cho nan đề.
            Vậy, Đức Chúa Trời trả lời như thế nào? Đủ cho chúng ta phải kinh ngạc đấy, Ngài khởi sự với một vị anh hùng. Chương trình của Đức Chúa Trời bắt đầu khi Ngài chọn một con người rồi ban cho người ấy một phần việc phải …  cứu lấy thế gian. Nhưng cách thức Đức Chúa Trời xử lý khi sắp sửa lo liệu công đoạn nầy có khác với điều chúng ta mong đợi. Và sự dính dáng của Ngài trong câu chuyện cũng có khác biệt nữa. Vị anh hùng của Đức Chúa Trời không giống như chàng cao bồi đơn thân độc mã của phim Battleship hay tiền vệ siêu sao đâu. Như thường khi, phiên bản của chúng ta về vị anh hùng có khác biệt với vị anh hùng của Đức Chúa Trời.
            Khi chúng ta bước sang tiểu đoạn Kinh thánh nầy, chúng ta sẽ giữ việc tới lui giữa hai nhận thức. Thứ nhứt, chúng ta sẽ nhìn thấy bức tranh lớn nói tới cách thức Đức Chúa Trời đang vận hành trên thế gian. Chúng ta sẽ bị áp đảo bởi cách thức Ngài chọn giải quyết các nan đề có tính cách tàn phá mà chúng ta đã nhìn thấy trong tuần qua. Chúng ta sẽ lấy làm lạ không biết đường lối của Đức Chúa Trời khác biệt với những gì chúng ta mong đợi như thế nào!?!
            Nhưng chúng ta cũng phải cảm động khi xem xét chính vai trò của chúng ta trong câu chuyện nầy. Nếu đây là cách Đức Chúa Trời vận hành trong câu chuyện to lớn kia, thì câu chuyện nầy có ý nghĩa gì cho đời sống của tôi chứ? Tôi mong đợi cách thức Đức Chúa Trời phản ứng đối với tôi? Đâu là vai trò của tôi trong chương trình rộng lớn của Đức Chúa Trời? Việc nhìn vào các bậc anh hào của Đức Chúa Trời sẽ khiến cho chúng ta thấy phải biết ơn họ, mà còn ao ước sống giống như họ nữa.
            Tiểu đoạn Kinh thánh mà chúng ta đang mở ra hôm nay bắt đầu ở Sáng thế ký 12 và xuyên suốt tới phần cuối của chương 36. Các chương kia của Kinh thánh tường thuật câu chuyện nói tới ba nhân vật: Ápraham, Ysác, và Giacốp. Những người nầy thường được đề cập đến trong vai trò Tộc Trưởng trong Kinh thánh. Tộc trưởng là một từ ngữ đặc biệt nói tới người cha hay người sáng lập ra dòng dõi của một dân tộc. Họ là những nhà sáng lập ra dân sự của Đức Chúa Trời trong sách Sáng thế ký: dân tộc Israel
            Từng người một trong ba người nầy đều có những truyện tích rất đáng kinh ngạc. Nhưng vì mục đích của chúng ta sáng nay, chúng ta chỉ nhắm vào một người trong số họ: đó là Ápraham. Đấy là cái tên mới mà Đức Chúa Trời đã ban cho ông. Ở phần đầu của câu chuyện, ông là Ápram, Đức Chúa Trời đặt tên lại cho ông là Ápraham. Ông là vị tộc trưởng và những người kia noi theo khuôn mẫu của ông ở một phạm trù nào đó. Muốn tiếp thu được loại anh hùng mà Ápraham chỉ ra, chúng ta sẽ nhìn vào ba bối cảnh khác nhau từ đời sống của ông. Các bối cảnh nầy sẽ giúp chúng ta hiểu rõ thể nào chương trình của Đức Chúa Trời đã mở ra trong lịch sử và thể nào nó cứ tiếp tục mở ra cho đến ngày nay.
            Vì vậy, chúng ta hãy nhìn vào và xem xét loại anh hùng nào Đức Chúa Trời sử dụng để cứu vớt thế gian.
Các anh hùng của Đức Chúa Trời khởi sự nhỏ bé
            Phân đoạn thứ nhứt chúng ta sẽ nhìn vào sáng nay là một trong những phân đoạn rất quan trọng về mặt thần học trong Cựu Ước. Sáng thế ký 3 mô tả nan đề lèo lái toàn bộ câu chuyện trong Kinh thánh. Sáng thế ký 12 tỏ ra chương trình của Đức Chúa Trời cho giải pháp. Nhiều vị học giả gọi đây là Giao Ước với Ápraham. Nó đề ra bối cảnh cho mọi sự nối theo sau trong Cựu Ước.
            Sáng thế ký 12:1-4: Vả, Đức Giê-hô-va có phán cùng Áp-ram rằng: Ngươi hãy ra khỏi quê hương, vòng bà con và nhà cha ngươi, mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho. Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước. Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi; và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước. Rồi Áp-ram đi, theo như lời Đức Giê-hô-va đã phán dạy; Lót đồng đi với người. Khi Áp-ram ra khỏi Cha-ran, tuổi người được bảy mươi lăm”.
            Ápraham là một sự lựa chọn rất ngoạn mục về một vị anh hùng. Một người theo tà giáo 75 tuổi, cha của ông là một con người rất nhút nhát. Trong những câu sau cùng của chương 11, chúng ta học biết về cha của Ápraham, có tên là Thêra. Ông đã cố gắng lìa bỏ quê hương xứ sở mình rồi đi đến xứ Canaan. Nhưng ông đã dừng lại. Chúng ta không biết lý do tại sao ông đã khởi sự. Chúng ta không biết lý do tại sao ông dừng lại. Mọi sự chúng ta biết, ấy là Đức Chúa Trời khởi sự một việc mới mẻ với con trai của ông. Đức Chúa Trời muốn cứu lấy cả thế gian qua Ápraham.
            Quan điểm của Đức Chúa Trời về việc giải cứu thế gian là đem nó trở về lại với những gì mà nó đã được dự trù. Câu nói sau cùng của huấn thị cho Ápraham: “các dân trên đất sẽ được phước” đưa chúng ta trở lại với việc đầu tiên Đức Chúa Trời đã phán trong Sáng thế ký 1:28 cho đôi vợ chồng được dựng nên đầu tiên, trách nhiệm của họ là phải đem ơn phước của Đức Chúa Trời cho: “mọi vật sống hành động trên mặt đất”.
            Vì thế, Đức Chúa Trời chọn một người để phục hồi thế gian đến chỗ mà nó nguyên đã được dựng nên. Có phải bạn nhìn thấy sự đối ngược chăng? Đấy là một mục tiêu lớn. Một kẻ ngoại giáo 75 tuổi là một giải pháp thật nhỏ bé.
            Có một chương trình truyền hình cách đây mấy năm có trên là Heroes [anh hùng] chuyên nói tới hạng người đặc biệt nầy với những khả năng siêu nhân. Một trong những nhân vật đấy là một đội luân vũ thanh thiếu niên không thể biết đến việc bị tổn thương. Trong mấy tập đầu tiên, có một cụm từ lặp đi lặp lại luôn: “Cứu đội luân vũ, cứu cả thế giới”. Đây là một cụm từ rực rỡ vì cớ sự đối ngược được hình thành trong đó. Đội luân vũ cung ứng phần giải trí, họ làm cho đám đông phải hừng khí thế lên, họ nâng cao sự tranh đua trong thể thao. Nhưng họ thường không phải là những người làm thay đổi thế giới, hay ít nhiều gì là những người cứu lấy thế giới. Nhưng đây là cụm từ đó: “Cứu đội luân vũ, cứu cả thế giới”. Một đội luân vũ thanh thiếu niên có thực sự là chìa khoá cho việc giải cứu cả thế giới không chứ?
            Đây là loại căng thẳng mà bạn đang nhìn thấy trong Sáng thế ký 12. Và đây là phương thức thứ nhứt mà các anh hùng của Đức Chúa Trời có khác biệt đối với bậc anh hào của chúng ta. Bậc anh hùng trong xã hội của chúng ta làm những việc lớn lao kia. Nhưng anh hùng của Đức Chúa Trời khởi sự nhỏ bé.
            Đức Chúa Trời chọn một người có một gia đình trở thành một quốc gia để cứu lấy thế gian. Mọi mục đích của Đức Chúa Trời khởi sự nhỏ bé và chúng lớn lên. Một viên sỏi bị ném xuống nước và các gợn sóng lan toả ra từ đó. Chúng không phải là những tổ chức to lớn hay các thành tựu khỗng lồ. Chúng đang lớn lên, mở rộng, và phát triển.
            Chúng ta thường nghĩ đến các bậc anh hùng theo những giới hạn về mặt quân sự. Họ là những người lính đã vào trong thế gian rồi chinh phục một kẻ thù quan trọng nào đó. Đánh trận chống lại đói nghèo hay chủ nghĩa vật chất hoặc thành kiến. Hay đánh trận vì cớ ai đó không thể tự mình kháng cự. Nhưng Đức Chúa Trời sử dụng hình ảnh của một hột giống trong Tân Ước để mô tả Vương quốc của Ngài. Hội giống thì nhỏ và chúng không làm nhiều việc đâu. Nhưng chúng cứ lớn lên, mở rộng và nhắm tới một việc gì đó lớn hơn. Đấy là loại anh hùng nói tới Ápraham.
            Hãy lắng nghe cách Đức Chúa Trời phán cùng Ápraham. Ngài bảo ông làm một việc thôi: “hãy đi”. Đấy là huấn thị duy nhứt trong phân đoạn nầy. Ápraham làm một việc. Mọi hành động khác thuộc về Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời phán: “Ta sẽ khiến ngươi thành một dân lớn”, “ta sẽ ban phước cho ngươi”, “ta sẽ làm cho ngươi thành một danh lớn”, “ta sẽ chúc phước cho kẻ nào chúc phước ngươi”, “kẻ nào rủa sả ngươi ta sẽ rủa sả họ”. Ngài kết thúc bằng cách nói: “tất cả các dân trên đất sẽ nhờ ngươi mà được phước”. Nhưng ai đang làm phước vậy? Ápraham ư? Không. Ông lãnh lấy ơn phước, nhưng ông không chịu trách nhiệm về nó. Đức Chúa Trời là Đấng chúc phước cho mọi người.
            Vì vậy, Đức Chúa Trời đã tự chọn mình là một vị anh hùng. Nhưng Ápraham thực sự không phải là vị anh hùng của câu chuyện. Đức Chúa Trời sẽ sắp xếp lại cả thế gian. Đức Chúa Trời sẽ chúc phước cho người nầy. Đức Chúa Trời sẽ ban cho ông một gia đình. Đức Chúa Trời sẽ khiến cho gia đình ấy trở thành một quốc gia. Đức Chúa Trời sẽ khiến gia đình đó làm phước cho cả thế gian. Một lần nữa, Đức Chúa Trời là nhân vật chính của câu chuyện nầy. Đây là câu chuyện nói tới Ápraham, song Ápraham không phải là nhân vật chính. Đức Chúa Trời mới là Đấng giải cứu thế gian.
            Điều nầy giúp đỡ cho chúng ta vì phần lớn thời gian các nhu cần ở trước mặt chúng ta càng to lớn và không sao lượng tính được. Đấy thường là điều giữ chúng ta lại, không cho chúng ta dấn thân vào. Chúng ta đang bắt đầu ở chỗ nào vậy? Chúng ta khởi sự như thế nào? Chúng ta biết rằng chúng ta không thể cứu được thế gian, vì vậy chúng ta thôi không cố gắng nữa.
            Nếu bạn muốn trở thành một phần trong chương trình của Đức Chúa Trời, nhìn thấy thể nào Đức Chúa Trời kêu gọi Ápraham là những tin tức tốt lành. Là một vị anh hùng trong chương trình của Đức Chúa Trời không có nghĩa là làm những việc lớn. Nó có nghĩa là làm những việc nhỏ mà Đức Chúa Trời yêu cầu bạn làm, nó có tác động lan toả vì Ngài thực sự là Đấng đang vận hành.
            Đức Chúa Trời đã yêu cầu Ápraham phải ra đi. Ngài đang yêu cầu bạn làm gì thế? Tôi sẽ đưa ra cho bạn một gợi ý. Đấy sẽ là một việc nhỏ bé thôi. Một hành vi tuân phục nhỏ Đức Chúa Trời sẽ sử dụng để làm thành những việc lớn. Thậm chí bạn không nhìn thấy các việc lớn đó, thực vậy, có lẽ bạn không nhìn thấy. Bạn sẽ không cứu cả thế gian được. Đức Chúa Trời hiện hữu rồi ở giữa mọi sự đó. Nhưng Ngài sẽ dùng một việc nhỏ mà bạn làm là một phần trong chương trình cả thể của Ngài.
Bậc anh hùng của Đức Chúa Trời phạm nhiều sai lầm
            Thế là Đức Chúa Trời muốn cứu vớt thế gian. Ngài chọn Ápraham trở thành một anh hùng. Ngài làm như thế bằng cách nào? Đúng là chương trình của Đức Chúa Trời cần phải tiến hành qua gia đình của Ápraham. Nhưng các gia đình khởi sự với một con trẻ và Ápraham đang lâm cảnh rắc rối muốn có một đứa con. Ông thử một giải pháp rất sáng tạo để có một đứa con với tớ gái của vợ mình, hy vọng rằng đứa trẻ nầy có thể khởi sự gia đình của ông. Ông nài xin Đức Chúa Trời sử dụng đứa trai ấy, tên là Íchmaên, để khởi sự gia đình ông. Nhưng Đức Chúa Trời đáp “không”.
            Sáng thế ký 17:19: Đức Chúa Trời bèn phán rằng: Thật vậy, Sa-ra vợ ngươi, sẽ sanh một con trai, rồi ngươi đặt tên là Y-sác. Ta sẽ lập giao ước cùng nó, để làm giao ước đời đời cho dòng dõi của nó”.
            Thế là bây giờ chúng ta biết thêm một ít về cách thức mà chương trình của Đức Chúa Trời sẽ bày ra. Việc không xảy ra với đứa con ấy. Ápraham và Sara sẽ có con với nhau. Tên nó sẽ là Ysác. Giao ước — lời hứa mà Đức Chúa Trời đã ban cho Ápraham trong Sáng thế ký 12 — sẽ tiếp tục qua người con nầy. Ysác là một mẫu hình ráp về con người – gia đình – quốc gia – và thế giới.
            Sau một số nhầm lẫn, có nhiều việc đang khởi sự để thấy rõ nét hơn về chương trình của Đức Chúa Trời. Nhưng khi mọi việc đang khởi sự hiển hiện, Ápraham phạm phải một việc rất là dại dột. Chúng ta đang nói tới phần lỗi chính yếu — không những là một sai lầm nhỏ, mà còn là một thất bại của một anh hùng nữa. Đấy là bối cảnh kế tiếp mà chúng ta sẽ nhìn vào. Đây là những gì Ápraham đang làm.
            Sáng thế ký 20:1-2: Áp-ra-ham từ đó đi đến miền Nam, kiều ngụ tại Ghê-ra, ở về giữa khoảng Ca-đe và Su-rơ. Áp-ra-ham nói về Sa-ra, vợ mình rằng: Nó là em gái tôi. A-bi-mê-léc, vua Ghê-ra sai người bắt Sa-ra”.
            Đây là sự dại dột khó tin với nhiều cấp độ. Chúng ta thấy sau đó ông cùng với vợ mình đã thực hiện một cuộc thương lượng là bất cứ lúc nào họ bước vào một khu vực mới, nàng sẽ xưng là em gái của ông để nhà vua chẳng giết chết Ápraham mà cướp lấy nàng làm vợ khác. Vì vậy, họ đến một địa điểm gọi là Ghêra. Sara xưng mình là em gái của Ápraham. Vì thế nhà vua trong khu vực, một gã tên là Abimêléc, bắt lấy Sara rồi đưa nàng vào hậu cung của mình.
            Điều nầy quả là dại dột dường bao? Chúng ta hãy tính các phương thế xem. Trước hết, Ápraham được Đức Chúa Trời truyền bảo rằng ông sẽ trở thành anh hùng mà qua ông Đức Chúa Trời sẽ chúc phước cho nhiều nước. Vì vậy, ông sẽ làm gì chứ? Ông nói dối với các dân hầu cho họ cướp lấy vợ của ông. Trong xã hội lúc bấy giờ, quả là một sự xúc phạm kinh khủng khi ngủ với một người nữ đã có chồng rồi. Thay vì chúc phước cho các dân tộc, ông đang giúp cho một trong các vị vua phạm vào một hành động kinh khủng theo các tiêu chuẩn văn hoá của họ. Khi làm vậy, đúng là một việc dại dột.
            Thứ hai, đây không phải là lần thứ nhứt ông đã làm điều nầy. Ápraham đã chính xác là y như thế trước đó một vài chương. Đức Chúa Trời vốn bực bội nơi ông, cứu lấy tính mạng ông, rồi bảo ông phải lo liệu lại. Thế thì bây giờ ông làm gì? Ông làm lại việc ấy một lần nữa. Làm thế, quả lại một việc dại dột.
            Thứ ba, còn Sara thì sao!?! Người vợ xinh đẹp và yêu dấu của ông đã đi theo ông từ Urơ đến một đất hoàn toàn mới? Há nàng chưa nếm trải đủ sao? Nàng vì ông nói dối để bảo vệ tính mạng của ông và rồi bị bắt đưa vào hậu cung của nhà vua ngoại bang vì cớ sự ấy. Nếu tôi giảng về hôn nhân, đây sẽ là một trường hợp quan trọng nói tới cách thức đối đãi với vợ của bạn. Đây là một việc dại dột phải làm.
            Nhưng sau cùng và quan trọng nhất, có còn nhớ tới lời hứa mà Ápraham đã nhận được không? Ông và Sara sẽ có với nhau một đứa con. Ông đã tìm cách chạy quanh chương trình của Đức Chúa Trời bằng cách có con với người đàn bà khác. Giờ đây, ông đang đẩy toàn bộ chương trình vào chỗ liều lĩnh. Nếu Abimêléc ngủ với Sara rồi nàng có thai, thì việc gì sẽ xảy ra kế đó? Còn về chương trình của Đức Chúa Trời với Ysác thì sao? Đứa con đã có tên rồi và Ápraham đang làm một việc đe doạ chính sự tồn tại của nó. Ông đang làm một việc dại dột khó tin.
            Ápraham dường như không thích làm một vị anh hùng. Ông nói năng như một kẻ hèn nhát, là kẻ chẳng tin tưởng Đức Chúa Trời sẽ bảo hộ mình vì vợ ông quá xinh đẹp.
            Tại sao các trước giả Kinh thánh lại gộp những câu chuyện như thế nầy vào chứ? Thực sự nó rất phản tác dụng. Nhưng chắc chắn nó là một trong những việc khiến cho Kinh thánh ra dễ tin. Nếu bạn đọc các phân đoạn tôn giáo khác, chúng thực sự hiếm khi mô tả các thất bại của vị anh hùng của chúng. Mặt khác, Kinh thánh thì chứa đầy chúng. Đây là một trong những việc tạo ra sức thuyết phục. Nếu bạn điểm tô cho một tổ phụ của dân tộc Israel, bạn không đặt người ấy vào những việc nào là rồ dại như thế nầy.
            Người kể chuyện mô tả điều nầy trong một phương thức mời gọi chúng ta chỉ trích, phê phán Ápraham. Chúng ta cần phải nhìn thấy đây là một lỗi lầm rất lớn. Nhưng tôi nghĩ chúng ta cũng muốn đồng hoá với Ápraham. Sự thực, ấy là tôi biết rõ về việc thực thi những điều dại dột. Tôi biết rõ về việc phạm phải một sai lầm, tiếp thu bài học của mình và rồi nhận ra mình đang làm y việc ấy không lâu sau đó. Tôi biết rõ về việc gây tổn thương cho người mà tôi muốn bảo vệ. Tôi biết rõ về việc đưa chương trình của Đức Chúa Trời vào chỗ liều mạng. Hãy tẻ tách ra khỏi Đức Chúa Trời. Hãy xây Ngài khỏi đó. Với sự giả vờ rằng tôi quên phứt Ngài vì tôi chẳng muốn bị rối rắm.
            Đôi khi, là Cơ đốc nhân, chúng ta muốn làm một việc đúng đắn theo cách tồi tệ đến nỗi chúng ta rất đỗi sợ hãi về việc phạm phải sai lầm. Tôi không thể dạy dỗ con cái vì sẽ ra sao nếu tôi nói cho chúng biết một việc rất sai trái. Tôi không thể nói với bạn cùng làm việc về Đức Chúa Trời vì sẽ ra sao nếu tôi xây họ đi? Chúng ta không thể làm việc liều lĩnh đó vì sẽ ra sao nếu đấy là một việc sai lầm to lớn?
            Sau đây là việc quan trọng về các vị anh hùng của Đức Chúa Trời. Họ phạm phải sai lầm. Rất nhiều điều. Các vị anh hùng của Đức Chúa Trời đều phạm phải sai lầm. Lý do đây là việc quan trọng vì cớ những gì xảy ra kế đó trong truyện tích Ápraham. Ông đang phạm phải một việc đặt toàn bộ giao ước cứu thế gian vào chỗ liều lĩnh. Nhưng mọi sự không rơi vào chỗ thất bại đâu. Tại sao không chứ? Vì Đức Chúa Trời đang bước vào.
            Sáng thế ký 20:3-6: Nhưng trong cơn chiêm bao ban đêm, Đức Chúa Trời hiện đến cùng vua A-bi-mê-léc mà phán rằng: Nầy, ngươi sẽ chết bởi cớ người đàn bà mà ngươi đã bắt đến; vì nàng có chồng rồi. Vả, vua A-bi-mê-léc chưa đến gần người đó, nên thưa rằng: Lạy Chúa, Chúa há sẽ hủy diệt cả một dân công bình chăng? Người đó há chẳng nói với tôi rằng: ấy là em gái tôi chăng? và chính người nữ há chẳng nói rằng: ấy là anh tôi sao? Tôi làm sự nầy bởi lòng ngay thẳng và tay thanh khiết của tôi. Trong cơn chiêm bao, Đức Chúa Trời phán nữa rằng: Ta cũng biết ngươi vì lòng ngay thẳng mà làm điều đó; bởi cớ ấy, ta mới ngăn trở ngươi phạm tội cùng ta, và không cho động đến người đó”.
            Hãy nhớ khi tôi nói rằng Đức Chúa Trời là vị anh hùng thực sự. Đây là chỗ mà chúng ta đang nhìn thấy nó được khẳng định. Ápraham, vị anh hùng dũng cảm của chúng ta trong câu chuyện, đang làm một việc dại dột rất khó tin. Vì vậy Đức Chúa Trời bước vào. Không cứ cách nào đó, Đức Chúa Trời đang ngăn trở Abimêléc không được ngủ với Sara. Phân đoạn Kinh thánh lặp đi lặp lại nhấn mạnh sự việc nầy. Đức Chúa Trời hiện ra với Abimêléc trong một sự hiện thấy rồi giải thích tình huống. Abimêléc lấy làm kinh khủng bởi những gì Ápraham đã làm rồi trả Sara lại cho ông, cùng với một số tài sản và tiền bạc.
            Đức Chúa Trời sẽ không để cho Ápraham làm rối tung mọi sự lên. Ngài là thành tín dầu khi Ápraham đang ở chỗ bất trung. Ngay cả sự bất trung của vị anh hùng của Ngài cũng không thể phá hủy sự thành tín của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời khẳng định bất chấp thái độ bất trung của Ápraham.
            Đây là cách Phaolô nói tới ở II Timôthê 2:13: nếu chúng ta không thành tín, song Ngài vẫn thành tín, vì Ngài không thể tự chối mình được. Đức Chúa Trời là thành tín dầu khi chúng ta phạm phải sai lầm. Đây là chỗ mà tôi thấy rất thoải mái. Tôi cảm tạ Chúa khi nhìn biết rằng tôi không thể phá hủy các chương trình của Đức Chúa Trời. Đôi khi có một số Cơ đốc nhân nói năng theo cách nầy. Đây là một trong những sự chọc giận lớn lao nhất đối với tôi. Khi dân sự nói năng theo cách nầy, họ đang ra sức để nắm lấy động lực, nhưng họ phải tốn nhiều thời gian khi kết thúc bằng việc có một tác dụng chống đối. Đại loại họ sẽ nói như sau: “Ngươi có thể là Cơ đốc nhân duy nhứt mà nhân vật nầy từng gặp gỡ”. Hàm ý, ấy là nếu bạn không làm chi hết, bạn sẽ đơn phương phá hủy các chương trình đề ra cách cẩn thận của Đấng Tạo Hoá của vũ trụ. Song điều đó là không thật đâu. Đức Chúa Trời khăng khăng bất chấp mọi sự bất trung của chúng ta. Mục đích của Ngài đang tiếp diễn.
            Tôi không nghĩ là tôi sẽ trở thành một vị Mục sư nếu tôi không tin như vậy. Tôi dám chắc tôi đang gây hại trong vai trò một vị Mục sư. Tôi dám chắc rằng tôi đang thốt ra đôi điều ở đây chẳng có ích lợi chi hết. Tôi dám chắc tôi đang cung ứng lời khuyên tồi tệ. Tôi dám chắc tôi đối xử với mọi người bằng những phương thức xây họ ra khỏi Đức Chúa Trời thay vì mở lối cho họ đến với Đức Chúa Trời. Nhưng tôi tin theo một Đức Chúa Trời là Đấng đang ngự vào và là Đấng đang khăng khăng với các mục đích của Ngài. Tôi cầu nguyện: “Ý cha được nên” và tôi biết Ngài đang trả lời. Điều đó cung ứng cho tôi sự tự do để nhảy vào và làm những gì tôi có thể làm. Tôi có thể trở thành một vị anh hùng bao lâu tôi có thể nhìn biết Đức Chúa Trời đang bước vào khi tôi phạm sai lầm.
Các anh hùng của Đức Chúa Trời đều có đức tin
            Chúng ta đã nhìn thấy hai cách thức bậc anh hùng của Đức Chúa Trời là có một không hai. Bậc anh hùng của Đức Chúa Trời không làm những việc lớn. Họ làm những việc nhỏ và Đức Chúa Trời đang làm những việc lớn. Bậc anh hùng của Đức Chúa Trời phạm sai lầm. Đôi khi ngay cả những sai lầm ngoạn mục nữa kìa.
            Trong bối cảnh sau cùng nầy, chúng ta sẽ nhìn thấy một việc sau cùng về bậc anh hùng của Đức Chúa Trời kết thúc khi thực hiện một việc quan trọng nhất về họ. Đây là những điều biệt riêng họ ra. Câu chuyện nầy bắt đầu ở Sáng thế ký 22:1-3.
            Sáng thế ký 22:1-3: Khi mọi việc kia đã xong, thì Đức Chúa Trời thử Áp-ra-ham; Ngài phán rằng: Hỡi Áp-ra-ham! Người thưa rằng: Có tôi đây. Đức Chúa Trời phán rằng: Hãy bắt đứa con một ngươi yêu dấu, là Y-sác, và đi đến xứ Mô-ri-a, nơi đó dâng đứa con làm của lễ thiêu ở trên một hòn núi kia mà ta sẽ chỉ cho. Áp-ra-ham dậy sớm, thắng lừa, đem hai đầy tớ và con mình, là Y-sác, cùng đi; người cũng chặt củi để dùng về của lễ thiêu, rồi đi đến nơi mà Đức Chúa Trời đã truyền dạy”.
            Điều nầy rất là điên rồ. Trong bối cảnh sau cùng, chúng ta nhìn thấy Ápraham đang làm một việc dại dột đe doạ sự ứng nghiệm lời hứa mà Đức Chúa Trời đã ban ra cho ông. Giờ đây, chúng ta đang ở vào thời điểm nhiều năm về sau. Ysác đã chào đời: đứa con của lời hứa. Và giờ đây chúng ta thấy Đức Chúa Trời đang làm một việc thực sự là kỳ lạ. Ngài yêu cầu Ápraham dâng con trai của ông làm của lễ thiêu. Thứ nhứt, mọi hành động của Ápraham đã làm một việc chống lại Đức Chúa Trời đe doạ lời hứa ấy. Giờ đây, Đức Chúa Trời đang yêu cầu ông làm một việc sẽ hủy diệt tính khả thi của lời hứa sẽ trở thành sự thật. Đây là việc rất khó tin.
            Người kể chuyện để chúng ta lại trong chỗ kín nhiệm. Ông nói cho chúng ta biết Đức Chúa Trời đang thử Ápraham. Nhưng chúng ta vẫn lấy làm kinh ngạc bởi tính cách cực kỳ của yêu cầu. Giết đứa trẻ sẽ cứu vớt thế gian. Bạn biết rõ đứa con đó: đứa con duy nhứt, đứa con bạn yêu thương, chúng ta đang biết rõ chúng ta đang nói tới đứa con nào rồi.
            Chúng ta lấy làm kinh ngạc bởi lời yêu cầu, nhưng chúng ta thậm chí còn kinh ngạc hơn nữa bởi phần đáp ứng. Ápraham dậy sớm, thắng lừa rồi khởi sự chuyến hành trình. Đây cũng chính là gã để cho vợ mình vào hậu cung để cứu lấy tính mạng của mình. Rồi giờ đây gã chỉ biết vâng theo Đức Chúa Trời. Gã dậy sớm rồi làm công việc đó. Thực ra, lời yêu cầu vốn cực kỳ và sự vâng lời trọn vẹn đến nỗi chúng ta thực sự bị cám dỗ phải thắc mắc với Ápraham. Làm sao ông dám chắc đấy là Đức Chúa Trời đang yêu cầu ông chứ? Ông có thực sự bằng lòng làm theo như vậy không?
            Đây là một trong những câu chuyện đáng tức tối nhất trong Kinh thánh. Chúng ta muốn biết Ápraham đang suy nghĩ gì!?! Nhưng chúng ta không có được thông tin đó. Chúng ta có nhiều chi tiết về việc gom góp cũi, nhúm lửa lên, có quá ít chi tiết. Trừ phi một chi tiết mà chúng ta thực sự quan tâm đến: điều gì đang có ở trong đầu của Ápraham? Chúng ta tìm gặp nhiều điều ông đang suy nghĩ khi ông đưa ra các quyết định trước đó và người thuật chuyện giải thích toàn bộ tiến trình tư tưởng cho chúng ta biết. Nhưng giờ đây chúng ta chẳng nhận được gì cả.
            Tôi nghĩ câu chuyện được kể lại như thế nầy là có mục đích. Chúng ta muốn biết làm sao mà Ápraham lại vâng theo, tại sao ông vâng lời, và điều chi khiến ông phải vâng phục cực kỳ như thế. Người kể chuyện muốn chúng ta thôi đừng đưa ra những thắc mắc kia nữa. Sự chú ý của chúng ta chiếu vào sự thực Ápraham đã vâng theo Đức Chúa Trời. Dầu khi lời yêu cầu dường như rồ dại hoàn toàn, ông đã vâng theo. Chúng ta sẽ nhìn thấy trong một phút làm sao mà việc ấy lại trở nên quan trọng như thế. Thứ nhứt, phần kết của câu chuyện.
            Sáng thế ký 22:9-14: Họ đến chốn Đức Chúa Trời đã phán dạy; tại đó, Áp-ra-ham lập bàn thờ, chất củi lên, trói Y-sác con mình lại, để lên đống củi trên bàn thờ. Áp-ra-ham bèn giơ tay ra cầm lấy dao đặng giết con mình. Thiên sứ của Đức Giê-hô-va từ trên trời kêu xuống mà rằng: Hỡi Áp-ra-ham, Áp-ra-ham! Người thưa rằng: Có tôi đây. Thiên sứ phán rằng: Đừng tra tay vào mình con trẻ và chớ làm chi hại đến nó; vì bây giờ ta biết rằng ngươi thật kính sợ Đức Chúa Trời, bởi cớ không tiếc với ta con ngươi, tức con một ngươi. Áp-ra-ham nhướng mắt lên, xem thấy sau lưng một con chiên đực, sừng mắc trong bụi cây, bèn bắt con chiên đực đó dâng làm của lễ thiêu thay cho con mình. Áp-ra-ham gọi chỗ đó là Giê-hô-va Di-rê. Bởi cớ ấy, ngày nay có tục ngữ rằng: Trên núi của Đức Giê-hô-va sẽ có sắm sẵn”.
            Đây đúng là một sự thử thách. Đức Chúa Trời không dự định cho Ápraham phải nếm trải sự việc nầy. Chắc chắn Ngài chờ đợi cho tới giây phút sau cùng khả thi. Con dao đã kề ngay cổ họng của Ysác và rồi Đức Chúa Trời phán phải dừng lại. Cuộc thử nghiệm đã xong rồi. Ápraham đã thi đậu phần thử nghiệm ấy.
            Đức Chúa Trời phán cùng Ápraham: “Giờ đây, ta biết ngươi vốn kính sợ Đức Chúa Trời”. Ông đi một con đường dài từ chỗ nói dối với Vua Abimêléc. Trước đó, sự bất trung của ông đã đe doạ lời hứa. Giờ đây, sự trung tín của ông đã đe doạ lời hứa. Đức Chúa Trời yêu cầu ông phải làm một việc mà ông không thể hiểu nổi. Sự việc khó hiểu quá; dường như nó phản tác dụng; dường như đây là việc cuối cùng có thể thải hồi các mục đích của Đức Chúa Trời. Và tuy nhiên, Ápraham đã vâng theo.
            Tuần nầy, tôi có nghe kể một câu chuyện được in ấn trong “tạp chí nói tới kinh nghiệm tâm lý xã hội”. Họ thể hiện ra cho người ta thấy những hình ảnh nói tới những siêu anh hùng và rồi đánh giá chất  luợng của họ. Sự việc nầy giúp nhìn vào những siêu anh hùng giục giã bạn phải hành động giống như họ vậy. Việc nhìn vào Ápraham trong bối cảnh nầy có thể thúc giục chúng ta nắm lấy sự vâng phục cả thể kia.
            Nhưng còn hơn là sự giục giã để làm theo một việc như Ápraham đã làm nữa kìa. Chúng ta cần phải có những gì Ápraham đã có mới có thể giúp ông vâng theo một việc như thế nầy. Ở phần cuối câu chuyện, Đức Chúa Trời đã đánh giá Ápraham, còn Ápraham cũng đã đánh giá Đức Chúa Trời nữa. Ông đã đặt tên cho địa điểm mà mọi sự nầy đã xảy ra: “Chúa sẽ tiếp trợ cho”. Sát nghĩa trong tiếng Hybálai: “Đức Giêhôva đoái xem” đôi khi được dịch là “Giêhôva Dirê”.
            Ở giữa các chi tiết của câu chuyện mà chúng ta đã đọc, trong khi Ápraham và Ysác đang trèo lên núi, Ysác chú ý thấy họ không có một con thú đem theo với họ để làm của lễ. Ông hỏi cha mình điều gì sẽ xảy ra. Ápraham đáp: “Đức Chúa Trời sẽ tiếp trợ cho”. Ápraham vốn biết rõ điều nầy trước cuộc thử nghiệm. Phần thử nghiệm khẳng định điều đó, vì vậy ông đã đặt chỗ ấy là: “Đức Giêhôva sẽ tiếp trợ cho”.
            Vậy thì điều chi đã giúp cho Ápraham biết vâng theo Đức Chúa Trời? Ấy chẳng phải là sức lực của ông đâu. Ấy chẳng phải là sự thông minh của ông đâu. Ấy chẳng phải là điều chi mà hầu hết bậc anh hùng của chúng ta đang có. Ápraham vốn biết rõ Đức Chúa Trời giống với điều gì rồi. Ông biết rõ Đức Chúa Trời đang tiếp trợ cho. Chúng ta gọi đó là đức tin. Ápraham đã có đức tin. Bậc anh hùng của Đức Chúa Trời vốn có đức tin.
            Ápraham không phải là một vị anh hùng. Ông chẳng làm việc gì nhiều đâu. Nhưng ông học biết để có đức tin nơi Đức Chúa Trời. Ông đã học biết đức tin vì ông đã nhìn thấy Đức Chúa Trời bước vào và chuộc lấy mọi lầm lỗi của ông. Ông học biết đức tin vì ông đồng đi với Đức Chúa Trời trong nhiều năm trời và đã nhìn thấy Ngài tiếp trợ cho thật là nhiều lần. Đức tin của Ápraham thực sự biến ông thành một bậc anh hùng.
            Phần đóng góp quan trọng của ông là tin theo. Ông đã tin rằng Đức Chúa Trời của ông là một vị thần hay tiếp trợ cho. Đấy là lý do tại sao ông là tổ phụ của dân tộc Israel. Trong Galati 3:9, sứ đồ Phaolô gọi ông là “người có lòng tin”. Ông cũng nói rằng chúng ta được phước giống như Ápraham khi chúng ta có đức tin giống như ông.
            Đây là cách bậc anh hùng của Đức Chúa Trời thực sự sống khác biệt với loại anh hùng của chúng ta. Đôi khi ngay cả bậc anh hùng trong xã hội chúng ta khởi sự rất nhỏ bé. Có khi họ phạm phải nhiều sai lầm. Nhưng chúng ta nhìn xem bậc anh hùng của chúng ta vì họ là hạng người rất đặc biệt. Bậc anh hùng của Đức Chúa Trời là đặc biệt vì họ nhìn lên một Đấng khác.
            Đây thực sự không phải là câu chuyện của Ápraham. Đây là câu chuyện của Đức Chúa Trời. Ápraham đóng một vai trò, nhưng câu chuyện nói tới Đức Chúa Trời và những gì Ngài đang làm. Ápraham có đức tin, còn Đức Chúa Trời thì ngự ở đàng sau bối cảnh. Dầu khi Đức Chúa Trời yêu cầu ông phải làm một việc chẳng thể hiểu nổi. Ngay cả khi Đức Chúa Trời yêu cầu ông phải làm một việc dường như sẽ hủy phá hết mọi sự. Ápraham chỉ cứ giữ lấy đức tin mà thôi.
            Bạn sẽ nói rằng bạn không thể có thứ đức tin giống như Ápraham được. Nhưng nói như thế là thiếu sót rồi. Quyền phép của đức tin không nằm ở chỗ bạn có bao nhiêu đức tin đâu, mà là bạn đặt đức tin nơi ai kìa. Bạn có thể có thứ đức tin giống như Ápraham vì bạn có thể đặt đức tin nơi chính Đức Chúa Trời nầy. Đây là Đức Chúa Trời mà chúng ta có mặt ở đây để thờ lạy: Đấng hay tiếp trợ cho. Chúng ta có đức tin nơi Ngài giống như Ápraham. Đây là Đức Chúa Trời của chúng ta.
            Hôm qua, quí Mục sư và cấp trưởng lão ở Hội thánh nầy tại đây đã sử dụng cả ngày để cầu nguyện, chia sẻ, và sinh hoạt với nhau. Một trong những chủ đề giữ việc nhóm lại là thái độ biết ơn Đức Chúa Trời đang nắm quyền tể trị và câu chuyện của hội thánh nầy là câu chuyện của Đức Chúa Trời, chớ không phải một câu chuyện mà quí Mục sư hay cấp trưởng lão đang viết đâu. Tôi thực sự cảm tạ Chúa khi phục vụ với đội ngũ nhân sự có đức tin nơi Đấng khác hơn là tin nơi chính mình. Những gì bạn nhìn thấy nơi Ápraham, ấy là đức tin của ông đã giúp cho ông biết sống trung tín. Việc tin rằng Đức Chúa Trời tiếp trợ cho đã giúp ông hành động thể ấy, dầu khi mọi hoàn cảnh dường như mâu thuẫn vậy. Đức tin dẫn tới sự trung tín.
            Vậy, Ápraham thuộc vào loại anh hùng nào? Ông là một anh hùng đã khởi sự từ việc nhỏ. Ông đã phạm sai lầm. Song trên hết mọi sự, ông có đức tin. Tôi nguyện rằng Đức Chúa Trời biến chúng ta thành hạng người có lòng tin. 
Phần kết luận:
            Từ điểm nầy, lời hứa tiến tới phía trước. Ysác trở thành nhân vật mang lấy lời hứa mới. Sự lựa chọn của Đức Chúa Trời về bậc anh hùng khiến cho chúng ta phải ngạc nhiên. Khi Ysác có con, chính đứa nhỏ hơn trong hai đứa con là kẻ thừa tự lời hứa. Giacốp trở thành vị tân anh hùng của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đặt tên lại cho ông là Israel và ông trở thành tổ phụ của dân sự Đức Chúa Trời. Ysác và Giacốp mỗi người đều có nhiều chuyến mạo hiểm, nhưng lẽ đạo trong đời sống của họ cũng chính là lẽ đạo của Ápraham. Họ lớn lên trở thành hạng người có lòng tin.
            Khi tôi đang sửa soạn sứ điệp nầy trong tuần, đài CNN đã đưa lên một câu chuyện có đề tựa là: “bậc anh hùng của CNN năm 2012”. Họ làm nổi bật lên 10 vị anh hùng và yêu cầu dân chúng bỏ phiếu cho “anh hùng trong năm của đài CNN”. Đây là hạng người đang giúp đỡ cho những bà mẹ hãy còn là thanh thiếu niên, những cựu chiến binh, và các nạn nhân của bạo lực tình dục. Họ đã khởi sự là những nữ sinh, các trung tâm thanh thiếu niên, và những chương trình cho bậc thành nhơn. Họ đang làm những việc khó tin. Xã hội chúng ta muốn nhìn xem các bậc anh hùng. Nhưng cái điều quan trọng là bậc anh hùng của Đức Chúa Trời có Đức Chúa Trời là anh hùng của họ. Chính đức tin, chớ không phải tài khéo, lèo lái, quyết định, hay điều chi khác khiến cho Đức Chúa Trời đại dụng chúng ta. Một số người trong các bạn đang làm những việc lớn trong thế gian, nhưng hầu hết chúng ta đều có lòng tin.
            Sau khi mọi sự đi vào chỗ sai trật ở 11 chương đầu tiên của sách Sáng thế ký, giờ đây chúng ta đang có một chương trình. Rõ ràng, không phải là rồ dại khi nghĩ rằng một vị anh hùng có thể cứu lấy cả thế gian. Đức Chúa Trời chọn một người để có một gia đình, trở thành một dân tộc để cứu cả thế gian. Đây là chiến lược của Ngài. Khi câu chuyện tiếp tục, chúng ta sẽ nhìn thấy cách thức chiến lược ấy bày ra.
            Tuần tới, chúng ta sẽ gặp gỡ vị anh hùng khác, ông tỏ ra cho chúng ta thấy phương thức đáng kinh ngạc mà Đức Chúa Trời sẽ chọn để đánh bại kẻ thù quan trọng nhất của ông. Hôm nay là nhân vật của giải pháp. Tuần tới sẽ là phương sách.
            Và vì vậy, chúng ta lấy làm kinh ngạc nơi mọi đường lối của Đức Chúa Trời. Một vị anh hùng thực sự có thể cứu cả thế gian. Khi chúng ta có đức tin nơi Đức Chúa Trời, khi Ngài là vị anh hùng của chúng ta, chúng ta là chi thể của tiến trình đó. Chúng ta cũng có thể trở thành bậc anh hùng.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét