Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

MỘT DÂN TỘC ĐƯỢC GIẢI PHÓNG: SỬA SOẠN VỀ ĐẤT ĐAI



MỘT DÂN TỘC ĐƯỢC GIẢI PHÓNG:
SỬA SOẠN VỀ ĐẤT ĐAI
            Phần khó nhọc nhất trong việc làm cha mẹ là nhìn biết cách thức giúp cho con cái họ lớn lên và trở nên độc lập. Khó mà tìm được sự cân đối giữa việc làm thoả mãn các nhu cần của chúng và dạy dỗ chúng tự lo liệu cho bản thân mình. Đây là một trong những lãnh vực khác biệt mà vợ tôi và tôi đã nhìn thấy ở giữa chúng tôi. Khuynh hướng của tôi là nhắm vào tình trạng độc lập. Thuộc về nàng là nhắm vào sự dưỡng dục. Điều đó đã dẫn chúng tôi vào cuộc xung đột. Nhưng nó cũng dẫn tới chỗ tìm thấy cái điều tôi hy vọng là một sự cân đối thật tốt kia.
            Sáng nay, chúng ta phải suy nghĩ về việc lớn lên. Chúng ta sẽ suy nghĩ về thời điểm bạn sẵn sàng nắm lấy trách nhiệm mới, đối mặt với những thách thức mới. Có một cảnh trong phim mà tôi muốn chúng ta xem xét khi chúng ta nghĩ về mấy dòng nầy. Cảnh ấy ra từ phim Ray, là ký thuật về vị nhạc sĩ mù nổi tiếng Ray Charles. Cảnh nầy là hồi tưởng về thời gian thơ ấu của Ray, làm sao sống được khi còn là đứa trẻ mà chẳng thấy chi hết.
            Trong cảnh nầy, Ray là một đứa trẻ nhỏ. Ông bị ngã té rồi gọi mẹ mình: “Mẹ ơi, cứu con”, ông kêu lên.
            Và thế mà mẹ ông đứng đó nhìn ông. Bà sẽ làm gì chứ? Bà chẳng quan tâm sao? Tại sao bà không đến giúp cho đứa trẻ chứ? Chúng ta sẽ giữ lấy mấy câu hỏi đó rồi trở lại với bối cảnh nầy ở phần cuối bài giảng.
            Sáng nay là tuần thứ 7 trong loạt bài 9 tháng mà hội thánh gọi là EPIC: câu chuyện đáng kinh ngạc nói tới Đức Chúa Trời và thế gian. Chúng ta đã từng bước đi qua toàn bộ câu chuyện của Kinh thánh. Chúng ta khởi sự bằng cách nhìn xem dự tính đẹp đẽ của Đức Chúa Trời dành cho tạo vật của Ngài bị ngăn trở bởi tội lỗi. Tiếp đến, chúng ta đã nhìn thấy chương trình của Đức Chúa Trời muốn phục hồi thế gian trở lại với những gì nguyên Ngài mong muốn cho nó qua gia đình và dân tộc sẽ đến từ Ápraham.
            Trong hai tuần qua, chúng ta đã nhìn thấy trong kỷ nguyên mà chúng ta gán tước hiệu Một Dân Tộc Được Giải Phóng. Tuần thứ nhứt chúng ta đã nhìn thấy dân sự Đức Chúa Trời được giải thoát ra khỏi tình trạng làm nô lệ trong xứ Aicập. Tuần qua, chúng ta đã nhìn thấy Đức Chúa Trời ban cho họ một bộ luật pháp sẽ dạy dỗ họ cách phải sống trong sự hiện diện của Ngài. Có thêm một việc nữa, họ cần phải trở thành một quốc gia thực sự. Họ có một lãnh tụ là Môise. Họ có bộ luật pháp để cai quản họ, nhưng họ cần phải có đất đai. Họ cần một nơi để gọi là của riêng mình.
            Nhưng họ chưa nhận lãnh đất đai của họ trong tuần nầy. Chúng ta sẽ thấy rằng họ chưa sẵn sàng để nhận lãnh phần đất đai ấy. Trước tiên, họ phải lớn lên đã. Chúng ta sẽ nhìn thấy dân sự Đức Chúa Trời vấp ngã, học tập và đối mặt với những thách thức như một phần của sự họ lớn lên thành dân tộc mà Đức Chúa Trời muốn họ phải trở thành. Qua thời gian, vào tuần tới, chúng ta sẽ nhìn thấy họ bước vào vùng đất như một loại người khác biệt hoàn toàn.
            Khi chúng ta lắng nghe câu chuyện của họ, chúng ta cũng muốn suy nghĩ về cách thức Đức Chúa Trời trưởng dưỡng chúng ta nữa. Ngài vận hành thể nào qua mọi cảnh ngộ khó khăn để nuôi dạy chúng ta lớn lên? Để dạy dỗ chúng ta biết tin cậy Ngài chăng? Chúng ta tiếp thu được sự khôn khéo nào? Đức Chúa Trời đang chuẩn gì cho chúng ta? Lớn lên đối với chúng ta thì giống với điều gì?
Trông Mong Lời Hứa Của Đức Chúa Trời
            Tuần qua, dân sự của Đức Chúa Trời đến đóng trại tại Núi Sinai. Đức Chúa Trời gặp gỡ họ ở đó. Đức Chúa Trời ban cho họ luật pháp của Ngài. Ngài dạy cho họ biết họ là ai để chuẩn bị trở thành một dân tộc. Như chúng ta đã nói về tuần qua, nhiều điều trong luật pháp cần phải chú trọng đến để sống trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Đây là một bảng biểu hình thức dành cho dân tộc nầy.
            Sau cùng, họ đã sẵn sàng để rời đi. Đức Chúa Trời đã bảo họ, Ngài sẽ lãnh đạo họ bằng cách xuất hiện như một trụ mây ở trước mặt họ. Khi trụ mây dừng lại không di chuyển, họ sẽ dừng lại và đóng trại. Khi trụ mây rời đi, họ sẽ gói ghém mọi thứ rồi đi theo nó. Như vậy suốt gần một năm trời tại Núi Sinai, đã đến lúc phải rời đi rồi.
            Dân số ký 10:11-13: Xảy trong ngày hai mươi tháng hai, năm thứ hai, thì trụ mây cất lên khỏi đền tạm chứng cớ. Dân Y-sơ-ra-ên, theo chương trình đã định, ra từ đồng vắng Si-na-i, và trụ mây dừng lại tại đồng vắng Pha-ran. Vậy, dân Y-sơ-ra-ên vâng mạng của Đức Giê-hô-va cậy Môi-se truyền cho, mà ra đi lần thứ nhất”.
            Vì vậy, dân sự Đức Chúa Trời đang trên đường đi. Chương nầy tiếp tục mô tả cách thức mỗi gia đình từng chi phái được sắp xếp khi họ lên đường. Hãy nhớ rằng đây là 2 triệu người đang tới lui quanh trại quân bất cứ đâu họ dừng lại.
            Chúng ta thường có không tới 100 người trèo lên gần Núi Shasta ở Bắc California từng tháng 8 để dự kỳ trại cả tuần, Trại của hội thánh PBC. Mỗi tối chúng ta đều có lửa trại, vì vậy khi chúng ta sẵn sàng khởi sự, chúng ta sai mấy đứa trẻ qua trại hô lên “Lửa trại! Lửa trại!” để thử động viên mọi người, song đấy vẫn là một thách thức để đưa mọi người đến đúng lúc.
            Không phải là dễ dàng để huy động 2 triệu người, nhưng họ đã làm được. Đây là thời điểm hứa hẹn, phấn khích dành cho dân sự của Đức Chúa Trời. Hãy lắng nghe âm điệu nầy thể nào đã được mô tả trong một vài câu nói:
            Dân số ký 10:33-36:Vậy, dân Y-sơ-ra-ên ra đi từ núi Đức Giê-hô-va, đi trong ba ngày đường; hòm giao ước của Đức Giê-hô-va đi trước trong lúc ba ngày đường nầy, đặng tìm cho dân một nơi an nghỉ. Trong lúc ban ngày, khi dân Y-sơ-ra-ên dời trại quân đi, thì trụ mây của Đức Giê-hô-va ở trên họ. Khi hòm giao ước đi, thì Môi-se nói rằng: Hỡi Đức Giê-hô-va, xin chổi dậy, để kẻ thù nghịch Ngài bị tản lạc, và kẻ nào ghét Ngài chạy trốn trước mặt Ngài! Khi người ta để hòm giao ước xuống, thì Môi-se nói rằng: Hỡi Đức Giê-hô-va, xin trở lại cùng muôn vàn của Y-sơ-ra-ên!
            Ở điểm nầy trong câu chuyện, họ rất háo hức, và phấn khích. Họ không thể đợi để nhìn thấy những gì Đức Chúa Trời đã dành chứa cho họ. Họ đang hướng tới đàng trước về phía Đất Hứa. Khi ấy là khoảng 500 năm kể từ khi Đức Chúa Trời hứa với Ápraham rằng dòng dõi ông sẽ sống trong đất ấy. Xứ sở của chúng ta, Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, chỉ tồn tại chưa bằng nửa thời gian đó. Điều nầy đã đến sau một thời gian rất dài. Giờ đây, sau cùng họ đang trên đường đến. Họ đã hướng về Đất Hứa.
            Vì vậy, vào lúc mở đầu của câu chuyện nầy, chúng ta nhìn thấy dân sự Đức Chúa Trời rất là háo hức. Họ có mục tiêu và niềm đam mê. Chúng ta có thể học hỏi đôi điều từ thái độ của họ. Chúng ta có thể noi theo niềm đam mê và năng lực của họ. Chúng ta có thể trông mong Đức Chúa Trời làm ra nhiều việc lớn lao. Chúng ta có thể trông mong Ngài làm ứng nghiệm mọi lời hứa của Ngài. Hãy trông mong các lời hứa của Đức Chúa Trời.
            Đối với dân sự, ngay lúc bắt đầu họ thường rất phấn khích và năng động. Chúng ta thường khởi sự những việc làm mới hay các dự án mới hoặc chuyển đến một thành phố mới với sự năng động và lạc quan. Chúng ta trông mong Đức Chúa Trời làm nhiều việc lớn trong đời sống của chúng ta. Chúng ta có nhiều hy vọng cao kỳ. Đấy là cách thức dân sự của Đức Chúa Trời đã khởi sự.
            Tôi thích nhịp điệu của cuộc sống được mô tả trong phân đoạn Kinh thánh nầy. Dân Do thái đã bước theo Đức Chúa Trời khi Ngài đi trước mặt họ trong một trụ mây. Chuyến hành trình của họ từ Núi Sinai luân phiên giữa hai phương thức khác nhau: bố trí và dàn quân. Khi hòm giao ước khởi sự di chuyển, Môise tuyên bố: “Hỡi Đức Giê-hô-va, xin chổi dậy”. Khi hòm giao ước sửa soạn dừng lại, ông kêu lên: “Hỡi Đức Giê-hô-va, xin trở lại”.
            Điều nầy đánh mạnh vào tôi như một gương tiêu biểu cho nhịp điệu của đời sống đức tin. Thứ nhứt, chúng ta yên nghỉ trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời trở lại với chúng ta. Sự hiện diện của Ngài bố trí và chúng ta bố trí với sự hiện diện đó. Đây là những thời điểm của yên nghỉ, của thờ phượng, của cầu nguyện, và của suy gẫm. Tuần qua, chúng ta đã nói tới việc lớn lên như vầy: học biết yên nghỉ trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời.
            Nhưng có những thời điểm khác nữa khi chúng ta chổi dậy. Chúng ta di chuyển tới phía trước với sự hiện diện của Đức Chúa Trời đi trước mặt chúng ta. Chúng ta đối diện với nhiều kẻ thù. Chúng ta dấn thân vào thế gian. Chúng ta dàn trận với mục đích công bố ra lẽ thật, đánh trận cho sự công bình, đem tới sự chữa lành, hay đem ơn thương xót cho những ai đang đau khổ. Chúng ta cầu xin Đức Chúa Trời chổi dậy trước mặt chúng ta hầu cho Ngài ban sự đắc thắng cho chúng ta. Chúng ta hành động với quyền phép của Đức Chúa Trời.
            Đây là giai điệu của một đời sống bước theo Đức Chúa Trời; yên nghỉ, làm việc, và trông đợi Đức Chúa Trời làm ứng nghiệm mọi lời hứa của Ngài.
            Khi dân sự Đức Chúa Trời rời khỏi Núi Sinai, họ đang ở một địa điểm thật tốt lành. Họ sốt sắng bước theo sự hiện diện của Đức Chúa Trời và họ có một giai điệu rất lành mạnh. Họ đã hướng tới Đất Hứa, ở đó họ trông mong nhìn thấy sự ứng nghiệm mọi lời hứa của Đức Chúa Trời đối cùng các tổ phụ của họ. Chúng ta có thể học biết từ sự trông mong của họ. Chúng ta có thể học biết từ nhịp điệu của họ. Nhưng không may, có nhiều việc không suông sẻ khi họ khởi hành.
Cùng Với Đức Chúa Trời Đối Diện Với Các Thử Thách
            Không bao lâu khi họ rời khỏi Núi Sinai, họ khởi sự có nhiều nan đề. Phần mà tôi ưa thích nhất là khi họ than phiền về việc không có thịt ăn, vì vậy Đức Chúa Trời mới ban cho họ chim cút để ăn. Thực vậy, Ngài ban cho họ nhiều đến nỗi Ngài phán, trưng dẫn:
            Dân số ký 11:20: … cho đến chừng nào thịt tràn ra lỗ mũi, và các ngươi ngán đi
            Chuyến đi giữa Núi Sinai và Đất Hứa đầy dẫy với sự than phiền, các thách thức đối với quyền bính, và cách xử sự sai trái.
            Thế nhưng khi họ đến tại biên giới của vùng đất mà Đức Chúa Trời đã hứa với họ. Đức Chúa Trời nói cho Môise biết phải chọn đại diện từ mỗi chi phái để đi do thám xứ. Vì vậy, 12 thám tử rời khỏi trại quân rồi đi 40 ngày khắp cả xứ để xem xét.
            Thế rồi họ trở về trại quân và họ đưa ra bản tường trình về mọi điều mà họ đã quan sát được.
            Dân số ký 13:26-33: Tới rồi, bèn đến cùng Môi-se, A-rôn và cả hội dân Y-sơ-ra-ên, trong đồng vắng Pha-ran, tại Ca-đe, mà thuật lại mọi sự cho hai người và cả hội chúng nghe, cùng đưa cho xem hoa quả của xứ. Vậy, các người ấy thuật cho Môi-se rằng: Chúng tôi đi đến xứ mà người đã sai chúng tôi đi; ấy quả thật một xứ đượm sữa và mật, nầy hoa quả xứ đó đây. Mà, dân sự ở trong xứ nầy vốn mạnh dạn, thành trì thật vững vàng và rất lớn; chúng tôi cũng có thấy con cái của A-nác ở đó. Dân A-ma-léc ở miền Nam, dân Hê-tít, dân Giê-bu-sít và dân A-mô-rít ở trong núi; dân Ca-na-an ở gần biển và dọc dài theo mé Giô-đanh. Ca-lép bèn làm cho dân sự, đang lằm bằm cùng Môi-se nín lặng đi, mà nói rằng: Chúng ta hãy đi lên và chiếm xứ đi, vì chúng ta thắng hơn được. Nhưng những người đi cùng Ca-lép nói rằng: Chúng ta không đi lên cự dân nầy được, vì chúng nó mạnh hơn chúng ta. Trước mặt dân Y-sơ-ra-ên, các người đó phao phản xứ mình đã do thám mà rằng: Xứ mà chúng tôi đã đi khắp đặng do thám, là một xứ nuốt dân sự mình; hết thảy những người chúng tôi đã thấy tại đó, đều là kẻ hình vóc cao lớn. Chúng tôi có thấy kẻ cao lớn, tức là con cháu của A-nác, thuộc về giống giềnh giàng; chúng tôi thấy mình khác nào con cào cào, và họ thấy chúng tôi cũng như vậy”.
            Đây là những sự kiện. Đất đai thật đáng kinh ngạc. Thực sự đất ấy chảy ra sữa và mật. Hoa quả nó thật là to lớn. Người nào sống ở đó rất mạnh dạn và các thành trì của họ đều được phòng thủ rất chặt chẽ. Thậm chí có một số người cao lớn ở đó, đặc biệt họ rất mạnh sức. Đấy là những sự kiện. Hết thảy 12 thám tử đều nhất trí đối với các chi tiết ấy.
            Thế nhưng có sự bất đồng xảy đến. Calép là một trong các vị đại diện đã đi do thám xứ. Phần kết luận của ông, ấy là Đức Chúa Trời đã làm ứng nghiệm lời hứa của Ngài. Vùng đất thật đáng kinh ngạc và Đức Chúa Trời đang ban đất ấy cho họ. Sau đó, ông nói: nếu Đức Giê-hô-va đẹp lòng cùng chúng ta, ắt sẽ đem chúng ta vào xứ nầy (Dân số ký 14:8). Calép vốn có đức tin Đức Chúa Trời sẽ làm một việc gì đó thật lạ lùng.
            Song hầu hết các thám tử khác đều không đồng ý. Họ nhìn thấy hạng người cao lớn. Họ nhìn thấy đất đai cả thể là dường nào và họ nghĩ  quá tốt thì chưa hẳn là phước hạnh đâu. Họ kết luận: “Chúng ta không thể cự lại dân nầy được”. Phần kết luận của họ, ấy là họ chẳng còn có hy vọng gì nữa cả. Đất thì tốt đấy, nhưng chẳng có phhương thế nào để cho họ tiếp thu được nó. Thế là hết chuyện.
            Chúng ta đang ở ngay điểm xoay chiều trong câu chuyện vào lúc nầy. Dân sự của Đức Chúa Trời có một sự lựa chọn ở trước mặt họ. Chúng ta đã nhìn thấy một vài khoảnh khắc quan trọng như thế nầy trước đây. Êva đã quyết định có nên ăn trái cấm hay không!?! Ápraham đã quyết định có nên đem dâng Ysác làm của lễ thiêu hay không!?! Giôsép đã mường tượng có nên tiếp nhận các anh mình hay không!?! Xuyên suốt câu chuyện nầy đã có những biến cố quan trọng có khả năng làm thay đổi hoàn toàn dòng chảy của câu chuyện. Điều gì sẽ xảy ra ở đây? Dân sự của Đức Chúa Trời sẽ làm gì chứ?
            Bạn có khuynh hướng phản ứng ra sao khi bạn đối diện với những khoảnh khắc quan trọng giống như thế nầy? Có đủ loại điểm xoay chiều trong đời sống của chúng ta. Đôi khi chúng là các quyết định lớn lao: công ăn việc làm, con cái, hôn nhân, v.v… Nhưng có khi khoảnh khắc quan trọng của chúng ta dường như không chạy theo cách đó cho tới chừng chúng ta qua khỏi chúng. Chúng ta phản ứng với người nầy tại sở làm trong giờ phút khủng hoảng như thế nào? Chúng ta từng trải thách thức thời sinh viên như thế nào, có giống như con cái chúng ta đang đối diện không? Chúng ta sẽ làm gì khi chúng ta phải đối mặt với sự thoả hiệp mọi giá trị của chúng ta vì cớ sự tiến bộ: về mặt xã hội, về nghề nghiệp, hay về tình cảm?
            Không may, dân sự của Đức Chúa Trời không đáp ứng theo cách mỹ mãn. Họ chọn sợ hãi hơn là đức tin. Họ chọn nhút nhát thay vì tin cậy. Họ không để cho Đức Chúa Trời dẫn dắt họ vào trong Đất Hứa. Thực vậy, họ tìm cách ném đá Calép và Giôsuê vì dám đề nghị rằng họ sẽ vào trong đó. Dân sự của Đức Chúa Trời xây lưng lại rồi từ chối không chấp nhận sự ứng nghiệm mọi lời hứa của Ngài dành cho họ.
            Vì vậy, Đức Chúa Trời đã nổi giận. Và một lần nữa, Môise bước tới. Ông nài xin sự tha thứ. Đức Chúa Trời ưng chuẩn, nhưng vẫn có những hậu quả cho sự họ vô tín. Đây là phần cuối cuộc trao đổi giữa Môise và Đức Chúa Trời.
            Dân số ký 14:20-25: Đức Giê-hô-va đáp rằng: Ta đã tha như lời ngươi xin. Nhưng ta chỉ sự hằng sống ta mà quả quyết rằng, sự vinh quang của Đức Giê-hô-va sẽ đầy dẫy khắp trái đất! Trong mọi người đã thấy sự vinh quang ta, phép lạ ta đã làm tại xứ Ê-díp-tô và nơi đồng vắng, là các ngươi đã thử ta mười lần và đã không nghe lời ta, thì chẳng một ai sẽ thấy xứ mà ta thề hứa cho tổ phụ chúng nó. Chẳng ai mà đã khinh ta sẽ thấy xứ đó đâu! Nhưng vì kẻ tôi tớ Ca-lép ta không đồng lòng cùng chúng nó, theo ta một cách trung tín, thì ta sẽ đem người vào xứ mà người đã có đi, và dòng dõi người sẽ được xứ làm sản nghiệp. Dân A-ma-léc và dân Ca-na-an ở trong trũng; ngày mai các ngươi hãy trở lui lại sau, đi đến đồng vắng về hướng Biển đỏ”.
            Họ đã chọn không tin cậy Đức Chúa Trời, vì thế Ngài bảo họ phải quay trở lại. Quay trở lại hướng tới Biển Đỏ. Trong những câu nối theo sau, Đức Chúa Trời giải thích rằng Ngài sẽ khiến cho dân sự Ngài phiêu bạt ở đồng vắng trong 40 năm. Những ai được 20 tuổi và lớn hơn sẽ ngã chết trước khi Ngài để cho họ băng qua biên giới vào trong Đất Hứa. Những ai là con trẻ lúc bấy giờ sẽ trở nên trưởng thành vào thời điểm đó và họ sẽ là những người kinh nghiệm việc bước vào vùng đất ấy.
            Đức Chúa Trời muốn dạy cho họ biết về đức tin. Họ không có tin rằng Ngài có thể dẫn dắt họ trong chỗ thắng hơn các kẻ thù mình. Vì vậy, Ngài cần phải giúp cho họ lớn lên. Ấy chẳng phải là hình phạt đâu — Ngài đã nói rõ lúc khởi sự rằng Ngài đã tha thứ cho họ rồi. Đây là công tác huấn luyện. Họ đã tỏ ra rằng họ chưa sẵn sàng để bước vào vùng đất đó. Họ chưa có đức tin cần thiết. Vì vậy Đức Chúa Trời sẽ dạy cho họ biết về đức tin. Ngài sẽ giúp đỡ cho họ khi một dân tộc lớn lên.
            Chúng ta cũng cần tới sự dạy dỗ như thế nầy nữa. Chúng ta cần phải học biết đối diện với những thử thách trong đời sống của chúng ta. Chúng ta cần phải học biết phải ăn ở thể nào qua những sự việc khó khăn. Chúng ta khởi sự thật là mạnh mẽ, nhưng dẫu thế nào thì không để cho các thách thức lấn lướt chúng ta. Chúng ta cần Đức Chúa Trời dạy dỗ và huấn luyện chúng ta. Chúng ta cần phải học biết, từ từ thôi, làm thế nào để trở thành dân sự của Đức Chúa Trời. Có nhiều điều xảy ra khi chúng ta đối diện với những thử thách. Hãy cùng với Đức Chúa Trời đối diện với những thử thách.
            Bốn mươi năm đó, dân sự Đức Chúa Trời đã phiêu bạt trong sa mạc, hiển nhiên đấy là một thời kỳ rất thích đáng trong câu chuyện dành cho chúng ta. Dân sự Đức Chúa Trời đã được giải phóng ra khỏi Aicập. Họ không còn là nô lệ cho Pharaôn nữa. Họ sống độc lập. Đức Chúa Trời đã nói cho họ biết phải sinh sống như thế nào rồi. Ngài đã ban cho họ bộ luật pháp giúp cho họ kinh nghiệm sự hiện diện của Đức Chúa Trời từng ngày một trong các phương thức đầy năng quyền. Một việc duy nhứt còn lại để hoàn tất mọi lời hứa của Đức Chúa Trời — vào trong Đất Hứa. Họ tưởng việc ấy sẽ xảy ra thật là nhanh chóng, song họ chưa sẵn sàng. Vì vậy, Đức Chúa Trời buộc họ phải chờ đợi. Nhưng không những chỉ có chờ đợi thôi đâu. Họ phải lớn lên cho tới chừng họ sẵn sàng để nhận lãnh lời hứa sau cùng của Đức Chúa Trời.
            Đấy là phần tóm lược mà chúng ta đang có đây. Nếu bạn tin theo Chúa Jêsus, thế thì bạn đã được buông tha cho được tự do. Bạn không còn là nô lệ cho tội lỗi nữa. Bạn có sự tự do. Và bạn có sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus rời khỏi chúng ta với Thánh Linh Ngài là Đấng đang ngự trong chúng ta, giữa vòng chúng ta, và Ngài làm cho sự hiện diện của Đức Chúa Trời ra rõ ràng với chúng ta mọi lúc mọi khi. Chúng ta được tự do và chúng ta có sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Nhưng chúng ta cũng biết rằng chúng ta chưa nhận lãnh mọi sự đâu nào.
            Trong Giăng 14:3, Chúa Jêsus phán: Khi ta đã đi, và đã sắm sẵn cho các ngươi một chỗ rồi, ta sẽ trở lại đem các ngươi đi với ta, hầu cho ta ở đâu thì các ngươi cũng ở đó. Chúng ta cũng đang trông đợi để bước vào Đất Hứa nữa đây. Chúng ta cũng đang chờ đợi phần cung ứng sau cùng mọi lời hứa của Đức Chúa Trời.
            Bốn mươi năm đó, đối với dân sự của Đức Chúa Trời là thời gian ở giữa phần cung ứng thứ nhứt và phần cung ứng sau cùng mọi lời hứa của Đức Chúa Trời. Đấy cũng là chỗ mà chúng ta đang sinh sống nữa. Có lẽ nào Đức Chúa Trời đang sử dụng cùng sự việc lúc bây giờ giống như khi ấy chăng? Có khi bạn nghe các Cơ đốc nhân nói rằng mục đích duy nhứt trong cuộc sống là tạo ra nhiều Cơ đốc nhân hơn. Thứ nhứt, bạn trở thành một Cơ đốc nhân và rồi mục đích chủ yếu của bạn là làm cho nhiều người khác trở lại đạo. Rao giảng Tin Lành là một phần trong mục đích của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta trong thời kỳ nầy, nhưng đấy chỉ là phần duy nhứt của câu trả lời.
            Có thể nào Đức Chúa Trời đang chuần bị cho chúng ta bước vào Đất Hứa chăng? Có thể nào chúng ta, là dân sự Đức Chúa Trời, chưa sẵn sàng chăng? Có thể Đức Chúa Trời đang huấn luyện chúng ta. Không phải chúng ta trong vai trò các cá nhân, mà chúng ta là dân sự của Ngài. Có thể Vương quốc của Đức Chúa Trời đang lớn lên. Điều đó diễn ra khi có nhiều người được tiếp đón vào trong Vương quốc, nhưng điều đó cũng xảy ra khi Vương quốc đối diện với nhiều thử thách và phải học biết tin cậy Đức Chúa Trời.
            Đây là một việc khó cho chúng ta nắm bắt vì chúng ta suy nghĩ nhiều trong vai trò cá nhân. Phần tiểu sử mà tôi thực sự quen thuộc với là tiểu sử của đời sống tôi. Tôi không có khuynh hướng tỉnh thức về những gì đang xảy ra trong lịch sử với các phong trào to lớn kia. Gần như tôi chỉ nhận biết những gì đang xảy ra cho tôi.
            Hầu hết những người trưởng thành thất bại không bước vào Đất Hứa lần thứ nhứt, đã ngã chết trước khi họ nhận được cơ hội thứ nhì. Đức Chúa Trời không khiến họ lớn lên trong vai trò các cá nhân. Ngài làm cho họ lớn lên trong vai trò một cộng đồng. Khi họ quay trở lại với đường biên giới, bốn mươi năm sau đó, Môise nói với họ bằng một nhận định liên tục mạnh mẽ về các người đã ngã chết. Họ là dân sự của Đức Chúa Trời, đã trưởng thành. Chúng ta không những lớn lên, trưởng thành, và phát triển trong vai trò các cá nhân. Chúng ta lớn lên, trưởng thành và phát triển như một cộng đồng.
            Vì vậy, chúng ta có thể đưa ra hai thắc mắc. Thứ nhứt, Đức Chúa Trời đang làm gì trong đời sống tôi? Tôi đối diện với các thử thách trong thế gian như thế nào đây? Tôi đang lớn lên và trưởng thành ra sao? Tôi đang học biết phải sống với Đức Chúa Trời như thế nào đây? Đức Chúa Trời đang sử dụng các hoàn cảnh mà tôi đang đối diện với như thế nào để sửa soạn tôi cho việc gì khác mà Ngài muốn cho tôi? Chúng ta có thể đưa ra tất cả các thắc mắc trên cơ sở một cá nhân và chúng thực sự là đáng giá.
            Nhưng chúng ta cũng có thể đưa ra những thắc mắc nầy với quan điểm lớn hơn về mọi sự. Đức Chúa Trời đang làm gì trong lịch sử? Đức Chúa Trời đang dạy dỗ điều gì cho Hội thánh — không phải là Hội thành nầy đâu, mà là hội chúng chung các tín hữu đã tồn tại trong gần 2000 năm trước cả hội thánh nầy? Đây là điều khiến cho lịch sử hội thánh cuốn hút tôi khi còn ở Thần học viện. Nhìn thấy cách thức Đức Chúa Trời vẫn còn hành động và nhìn xem các bài học mà hội thánh như một tổng thể đang tiếp thu. Và một số trong những cách thức chúng ta hãy còn cần đến để cùng nhau lớn lên.
            Trong suốt thời kỳ ở trong sa mạc, dân sự Đức Chúa Trời đã đối diện với mọi loại thử thách. Hiển nhiên là ngay cả Môise và Arôn đã có một cơn khủng hoảng đức tin. Hậu quả của họ cũng y như của bao người khác: họ không được vào trong Đất Hứa. Nhưng rồi, bốn mươi năm đó đã trôi qua và dân sự đã trên đường quay trở lại nơi ranh giới của Đất Hứa. Đấy là chỗ câu chuyện của chúng ta sáng nay kết thúc.
Hãy Chọn Sự Sống
            Câu chuyện nói tới bốn mươi năm trong đồng vắng kết thúc ở phần cuối của sách Dân số ký. Câu cuối cùng đặt họ đóng trại ngay bên bờ sông Giôđanh ngang thành Giêricô. Nhưng Môise có một vài điều phải nói trước khi ông rời khỏi họ và họ bước vào vùng đất ấy. Sách Phục truyền luật lệ ký ghi lại lời lẽ sau cùng nầy. Về mặt cơ bản, đây là một tuyển chọn ít nhất ba bài giảng mà Môise đã phân phát ra cho dân sự để hoàn chỉnh sự chuẩn bị của họ hầu tiếp nhận Đất Hứa. Ông tóm tắt chuyến phiêu lưu của họ, tóm tắt luật pháp mà Đức Chúa Trời đã ban cho họ, và ban cho họ bài giảng sau cùng. Đấy là tiểu đoạn chúng ta cần phải nhìn vào khi chúng ta kết thúc.
            Tôi sẽ đọc một vài câu đánh dấu kết cuộc từ Môise.
            Phục truyền luật lệ ký 30:15-20: Hãy xem, ngày nay ta đặt trước mặt ngươi sự sống và phước lành, sự chết và tai họa, vì ngày nay, ta bảo ngươi thương mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, đi trong các đường lối Ngài, và gìn giữ những điều răn luật lệ và mạng lịnh Ngài, để ngươi sống, gia thêm, và Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban phước cho ngươi trong xứ mà ngươi sẽ vào nhận lấy. Nhưng nếu lòng ngươi xây trở, không khứng nghe theo, chịu dụ dỗ thờ lạy và hầu việc các thần khác, thì ngày nay ta tỏ cùng các ngươi rằng các ngươi hẳn phải tuyệt diệt, không được sống lâu trên đất mà ngươi sẽ đi qua sông Giô-đanh đặng nhận lấy. Ngày nay, ta bắt trời và đất làm chứng cho các ngươi rằng ta đã đặt trước mặt ngươi sự sống và sự chết, sự phước lành và sự rủa sả. Vậy, hãy chọn sự sống, hầu cho ngươi và dòng dõi ngươi được sống, thương mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, vâng theo tiếng phán Ngài, và tríu mến Ngài; vì Ngài là sự sống ngươi và làm cho ngươi được sống lâu, đặng ngươi ở trên đất mà Đức Giê-hô-va đã thề ban cho các tổ phụ ngươi, là Ap-ra-ham, Y-sác, và Gia-cốp”.
            Dân sự của Đức Chúa Trời khởi đi ra từ Núi Sinai với sự háo hức và năng động. Họ rất phấn khích muốn nhìn thấy nơi mà sự hiện diện của Đức Chúa Trời sẽ dẫn dắt họ. Nhưng mọi sự còn khó nhọc hơn họ tưởng nữa. Họ không thể giữ được sự năng động kia. Họ thắc mắc về mọi hoàn cảnh của họ. Họ thắc mắc cấp lãnh đạo và đức tin của những người nầy nơi Đức Chúa Trời chỉ cung ứng rủi ro và thất bại.
            Nhưng trải qua mọi sự ấy, Đức Chúa Trời đã dạy dỗ họ. Họ đã lớn lên. Họ là thứ dân khác biệt lúc bấy giờ hơn là họ cách 40 năm trước. Vì vậy, Môise đặt trước mặt họ một sự lựa chọn. Sống hay chết? Thịnh vượng hay hủy diệt? Môise đang kỳ vọng rằng họ đã học biết sự khôn ngoan. Môise đang hy vọng họ đã đối diện với các thử thách rồi qua bờ bên kia với một sự dức dấy tốt hơn về sự tin cậy Đức Chúa Trời ở giữa các thử thách là thể nào!!
            Vì thế, Môise ban cho họ một sự lựa chọn để sống sao cho thật khôn ngoan. Ông nói cho họ biết rằng họ biết rõ sống bất tuân là thể nào rồi. Đấy là con đường dẫn tới sự hủy diệt. Nhưng họ cũng biết rõ một tiên vị sống trung tín là thể nào rồi. Đấy là con đường dẫn tới sự sống. Một lần nữa, họ có một sự lựa chọn đặt trước mặt họ, không những là lúc bấy giờ mà còn là mỗi ngày trong cuộc sống của họ trong Đất Hứa. Lần nầy, hãy chọn sự sống. Lần nầy, hãy chọn “thương mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, vâng theo tiếng phán Ngài, và tríu mến Ngài”.
            Chúng ta đang sống dưới những hoàn cảnh khác hơn là dân Do thái đã sống. Khi chúng ta vâng theo Đức Chúa Trời, Ngài không luôn luôn cung ứng các ơn phước về mặt vật chất. Nhưng lời lẽ nầy sẽ rung lên sự thực cho chúng ta. Chúng ta đã nhìn biết thất bại. Chúng ta đã biết rõ sự thành công. Đức Chúa Trời làm cho chúng ta lớn lên, khiến cho chúng ta ra khôn ngoan. Với sự khôn ngoan mà chúng ta đã tiếp thu, chúng ta có cơ hội chọn lấy sự sống giống như dân Do thái đã chọn vậy. Hãy chọn sự sống.
            Tôi thích cụm từ nầy vì tôi nghĩ đây là con đường mà chúng ta đang bước đi mỗi ngày. Chúng ta đối diện với các quyết định ở trước mặt chúng ta mọi lúc mọi khi, chúng cung ứng cho chúng ta cơ hội để thương mến Đức Chúa Trời, bước đi theo đường lối Ngài, và chúng ta kinh nghiệm ơn phước của Ngài khi chúng ta làm theo các việc ấy. Nhưng chúng ta cũng đối diện với nhiều phiền nhiễu. Các cơ hội cho tấm lòng của chúng ta xây đi chỗ khác. Các dịp tiện bước theo đường lối riêng của mình. Bị ảnh hưởng bởi nhiều người khác. Đánh giá mọi sự cao hơn con người. Để cho mọi nổi lo sợ can thiệp vào quyết định của chúng ta. Lằm bằm thay vì dâng lên lời cảm tạ.
            Môise thúc giục dân sự nầy hãy chọn sự sống hầu cho họ và con cháu họ có thể sống. Đây là những quyết định chạm đến những người ở chung quanh chúng ta. Họ cứ nhìn tới đàng trước. Thực vậy, sự sống cứ đi tới phía trước chạy thẳng vào cõi đời đời. Những lựa chọn khôn ngoan mà chúng ta đưa ra hôm nay — kính mến Đức Chúa Trời và thương mến người khác — sẽ có những hậu quả dành cho các thế hệ hầu đến, ngay cả trong cõi đời đời nữa.
            Tôi nhớ có trao đổi với người bạn của tôi, người nầy vừa mới tốt nghiệp y khoa, học nội trú và được học bổng. Sau ngần ấy năm tháng học tập, bạn tôi nói: “Tôi không nghĩ tôi sẽ đạt được nếu tôi biết cuối cùng sẽ là như vậy. Nhưng tôi vui sướng vì đã đạt tới vì giờ đây tôi đang ở bờ bên kia”.
            Kinh nghiệm của tôi, ấy là cuộc sống luôn luôn khó nhọc hơn là người ta mong đợi. Luôn luôn có những thử thách dấy lên. Năng lực và sự sốt sắng của chúng ta luôn vơi dần đi. Song khi chúng ta đối diện với những thử thách đó, chúng ta đang tiếp thu cách thức để điều hướng thế giới của chúng ta. Chúng ta đang học biết phải sống thể nào trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời, ngay cả khi mọi sự không còn có ý nghĩa nữa. Sự sống thì nhọc nhằn hơn chúng ta trông đợi, mà nó có thể tốt hơn là chúng ta kỳ vọng nữa.
            Còn nhớ cậu bé Ray Charles không? Một cậu bé mù đã bị té rồi kêu mẹ nó không? Nó đưa ra những sự lựa chọn nào và điều chi đã xảy ra với mẹ nó!?!
            Khi chúng ta tiếp tục xem ở bối cảnh nầy, Ray đang nằm dài trên đất và khi nó nhìn biết rằng mẹ nó chắc sẽ không giúp nó. Bà yên lặng nhìn nó ở một khoảng xa xa, bất chấp các nhu cần của nó. Nó nghe tiếng ồn từ bên ngoài bình nước đang sôi. Mẹ nó đang mong thấy nó sẽ làm gì kế đó. Nó chống tay đứng dậy rồi với hai cánh tay giang rộng ra, nó đi quanh bếp lửa nóng kia, lắng nghe và rồi nó nghe tiếng con dế ở ngay chân mình. Nó quì gối xuống chụp lấy con dế, nhặt lấy nó với một nụ cười trên khuôn mặt đang lắng nghe tiếng gáy của nó. Khi ấy, chúng ta thấy mẹ nó biết nó cũng có thể lắng nghe tiếng của bà nữa. Bà ôm chầm lấy nó với hai hàng nước mắt.
            Ray chọn sự sống. Nó học biết, ngay trước mắt chúng ta, để hiểu thế giới ở chung quanh nó theo cách riêng của nó. Nó đối diện với những thử thách và chúng chuẩn bị cho nó một việc khác. Mẹ nó có mặt ở đó suốt thôi. Nó phải tự hỏi lý do tại sao bà không đến với nó. Nó không hiểu lúc đầu thể nào bà có thể đứng đó và không màng đến tiếng kêu van, xin trợ giúp của nó. Nhưng cuối cùng, nó nói: “Con cũng nghe thấy mẹ nữa đấy, mẹ ơi. Mẹ đang đứng ở đó”. Và bà đáp: “Ừ, mẹ đây”. Bà có mặt ở ngay đó. Bà ở ngay đó suốt thôi. Và bây giờ, Ray đã tiếp thu được đôi điều về việc tự mình lo liệu là thể nào rồi, vì vậy bà ôm chầm lấy nó. Bà tiếp nhận nó.
            Đây là con đường mà dân sự của Đức Chúa Trời đang bước đi trên đó. Họ phải tiếp thu cách thức trở thành dân sự của Đức Chúa Trời trước khi họ có thể sinh sống trong đất của Đức Chúa Trời. Cậu bé Ray Charles phải học biết tự mình xoay trở trước khi mẹ cậu có thể tiếp lấy cậu.
            Đây là những gì trông giống như đời sống của chúng ta. Hết thảy chúng ta đều đối diện với đủ loại sự việc mà chúng ta chưa hề tưởng được là chúng ta sẽ gặp gỡ. Nhưng chúng ta thấy Đức Chúa Trời nơi chúng và Ngài dẫn dắt chúng ta vượt qua. Chúng ta đang tiếp thu để sống sao cho thật khôn ngoan; công nhận sống và chết và chọn lấy sự sống; hành động theo đức tin mà chúng ta đang có; tin cậy Đức Chúa Trời mà chúng ta đang nhìn biết; và lớn lên qua mọi lỗi lầm dọc theo con đường.
Phần kết luận
            Đức Chúa Trời đang làm cho chúng ta được lớn lên. Đôi khi chúng ta cảm thấy như Ngài đang ở với chúng ta. Đôi lúc chúng ta cảm thấy như Ngài đã đi vắng rồi vậy. Nhưng Ngài đang hiện diện suốt ở đó. Ngài đang ở với chúng ta dầu khi mọi việc ra vô vọng. Trải qua mọi sự nầy, Đức Chúa Trời đang sửa soạn chúng ta. Giống như dân Do thái ở trong sa mạc đã được sửa soạn để sống trong Đất Hứa vậy, đời sống của chúng ta không những là về đời nầy mà thôi; mà chúng ta còn được sửa soạn cho cõi đời đời nữa. Đức Chúa Trời đang sửa soạn chúng ta để ở trong sự hiện diện của Ngài nơi cõi đời đời. Chúng ta có nhiều điều để tiếp thu.
            Và thế là gia đình của Ápraham trở thành dân tộc Israel. Đức Chúa Trời ban cho dân sự Ngài vị lãnh tụ Môise, ông giải phóng họ ra khỏi tình trạng nô lệ. Ngài ban cho dân sự Ngài bộ luật pháp giúp cho họ tồn tại trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời của họ. Và sau cùng, Ngài sửa soạn họ để bước vào vùng đất — Đất Hứa — và nhận lãnh sự ứng nghiệm lời hứa của Ngài.
            Sau bài giảng thật dài của Môise, dân sự của Đức Chúa Trời sau cùng bước vào vùng đất đó. Họ đã sẵn sàng khi họ trưởng thành và Giôsuê dẫn họ băng ngang qua sông Giôđanh. Đấy là những gì chúng ta sẽ xem xét vào tuần tới khi chúng ta bước vào kỷ nguyên thứ tư, Một Quê Hương Được Ban Cho. Chúng ta sẽ khám phá ra quê hương ấy sẽ lớn lắm, song chẳng phải là vườn Êđen đâu. Quê hương ấy chưa phải là sự hoàn tất sau cùng của chương trình của Đức Chúa Trời đâu. Còn có nhiều sẽ xảy đến nữa.
            Đấy là chỗ mà câu chuyện của chúng ta luôn hướng tới. Chúng ta thường xuyên nhìn thấy Đức Chúa Trời đang vận hành. Chúng ta đã nhìn thấy Ngài làm ứng nghiệm mọi lời hứa của Ngài. Nhưng mọi sự trong câu chuyện cứ lên cao mãi cho tới chừng giờ đây phải hướng tới sự ứng nghiệm vĩ đại lời hứa của Ngài trong Thân Vị của Đức Chúa Jêsus Christ. Toàn bộ câu chuyện đều dẫn tới Ngài. Còn đối với chúng ta, là những người sống sau sự chết và sự phục sinh của Chúa Jêsus, toàn bộ câu chuyện dẫn tới sự tái lâm của Ngài. Mọi sự chúng ta kinh nghiệm đang sửa soạn cho chúng ta về cõi đời đời. Mọi sự đang sửa soạn cho chúng ta bước vào Đất Hứa của trời mới đất mới.
            Nguyện chúng ta tin cậy Đức Chúa Trời khi Ngài lo sửa soạn cho chúng ta. Nguyện chúng ta chọn sự sống dọc theo đường đi ấy. Nguyện chúng ta bước vào sự sáng tạo mới và sống trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong cõi đời đời.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét