Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011

Có Phải Israel Là Nan Đề?


(Hình ảnh) Tác giả, trong một cuộc khai quật vào năm 1971, tại Núi Đền Thờ ở thành Jerusalem.
Có Phải Israel
L
à Nan Đề?
Tác giả Darris McNeely

(Dịch từ tạp chí The Good News (ISSN: 1086-9514) được phát hành bởi The United Church of God, an International Association, 555 Technecenter Dr., Milford, OH 14550).

Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama mới đây đã kêu gọi Israel trở lại với đường biên giới trước năm 1967 như là nền tảng cho giải pháp về xung đột với người Palestine. Thủ Tướng Benjamin Netanyahu cho rằng việc nầy không thể thực hiện được. Tại sao điều nầy lại nguy cấp như thế, và có phải Israel thực sự là nan đề trong phạm vi của nhiều sự việc?

Cách đây bốn mươi năm, tôi có sang xứ Israel để làm việc vào mùa hè trong cuộc đào bới khảo cổ tại Núi Đền Thờ trong thành Jerusalem. Khi nhóm của chúng tôi đến nơi, chúng tôi bắt tay vào làm việc tại nền bức tường ở phía Nam dưới bóng của nhà thờ Hồi giáo Al Aqsa.
Chúng tôi bỏ ra hai tháng dọn sạch bụi đất và các đống đổ nát, và trong quá trình ấy cấp độ khám phá cao nhất là các nấc thang thuộc công trình bởi đó dân sự bước vào Đền Thờ trong thời của Đức Chúa Jêsus Christ. Ngày nay bạn có thể nhìn thấy các nấc thang nầy và còn nhiều thứ khác nữa khi bạn đến viếng Công viên Khảo cổ Jerusalem.
Chúng tôi cũng đi khắp xứ Israel khám phá nhiều bối cảnh được nhắc tới trong Kinh thánh. Mùa hè ấy tạo cho đời sống tôi nhiều điểm nổi bật. Tôi gặp gỡ nhiều người từ khắp nơi trên thế giới và đã nhìn thấy các địa điểm mà tôi chỉ đọc tới trong các sách báo. Mùa hè ấy hoàn toàn là một cuộc mạo hiểm.
Israel tạo ra nhiều sự chú ý trên kênh tin tức. Tin tức ấy có xác đáng không? Tại sao chúng ta quan tâm đến địa điểm mà đối với nhiều người là nơi rất xa xôi?
Sự mở rộng xứ sở sau cuộc tấn công của kẻ thù
Nếu như Israel không sát nhập vùng lãnh thổ họ chiếm lấy trong Cuộc Chiến Sáu Ngày Vào năm 1967, có lẽ tôi sẽ không thực hiện chuyến đi mà tôi đang có đây. Chắc chắn sẽ không có một cuộc khai quật khảo cổ tại Núi Đền Thờ. Trước năm 1967, quốc gia Ảrập là Jordan đã kiểm soát khu vực, và người Do thái không được phép đến đó. Jerusalem là một thành phố chia hai, và những phần ấy nhất định là có những giới hạn.
Thế nhưng với cuộc chiến năm 1967 mọi sự nầy đà thay đổi. Các đường biên giới của Israel đã được mở rộng ra, cung ứng cho người Do thái một "chỗ để thở" để tự bảo vệ chống lại mọi kẻ thù của họ. Israel đã tham dự một cuộc chiến không cân sức, cuộc chiến Yom Kippur vào năm 1973, gần như Aicập sắp đánh bại Lực lượng Phòng Vệ Do thái. Người Do thái, được yễm trợ bởi nước Mỹ, đã liên kết lại và thắng cuộc chiến, rồi nhiều năm sau đó họ đã ký một hiệp ước hòa bình với Aicập và Jordan.
Kể từ thời điểm ấy, mối quan hệ đã tồn tại giữa nhà nước Do thái và người Palestine là những người cứ tiếp tục tìm cách trở lại với vùng đất bị mất được xem là một phần của sự thương lượng sau cùng.
Việc thiếu sót một hiệp ước vĩnh viễn và sự thiết lập một nhà nước Palestine nằm ở trọng tâm cuộc tranh cãi liên tục trong khu vực. Nhiều người mong có một sự thúc đẩy tại Liên Hiệp Quốc vào mùa thu nầy để công bố tình trạng tồn tại của một nhà nước Palestine, điều nầy sẽ đặt Israel vào một tình thế chẳng đặng đừng.
Sự nhắc lại việc kêu gọi nhắm vào các đường biên giới trước năm 1967
Kể từ tháng Giêng, vùng Trung đông đã rơi vào chỗ lộn xộn, với các cấp lãnh đạo bị hất chân ở Tunisia, Aicập và Yemen. Nhiều người khác có thể sẽ nối theo sau. Cái được gọi là "mùa xuân Ảrập" đã không tạo ra được những nền dân chủ kiểu mới. Thay vì thế, nó đã làm mất ổn định khu vực theo một tư thế chưa từng thấy kể từ lúc dựng nên vùng Trung đông hiện đại ở phần kết thúc của Đệ I Thế Chiến.
Chính phủ Obama đang quan sát cẩn thận các biến cố nầy. Các thành viên trong chính phủ nầy muốn đạt tới chỗ "cánh hữu của lịch sử" cho dù họ không thể nắm bắt được "lịch sử" là như thế nào!?! Tổng thống Obama không thực hiện một phương án tích cực nào với thế giới Ảrập kể từ khi bài phát biểu của ông ở Cairo cách đây hai năm. Lời kêu gọi mới đây của ông dành cho Israel phải trở lại với các đường biên giới trước năm 1967 với "những trao đổi căn cứ vào thỏa thuận" về đất đai, lời kêu gọi nầy bị xác định là bịnh hoạn.
Trở lại với các đường biên giới trước năm 1967 có ý nghĩa như thế nào? Trong các lãnh vực chủ chốt, Israel sẽ có bề rộng khoảng 10 dặm, cho phép các lực lượng vũ trang của kẻ thù dễ dàng cắt xứ sở ra phân nửa khi có chiến tranh. Phi cảng rất lớn của Israel gần thành phố Tel Aviv sẽ ở cách lãnh thổ của kẻ thù chừng vài dặm, và các chuyến bay đến và đi sẽ dễ bị tấn công bằng hỏa tiễn.
Syria một lần nữa sẽ kiểm soát Cao Nguyên Golan, một vùng cao nguyên quan sát hết phía Bắc Israel và là một khu vực lợi thế từ đó khai hỏa hay tấn công các thành phố và thị trấn nằm phơi mình ra ở phía dưới. Và Cổ Thành Jerusalem một lần nữa sẽ ở dưới quyền kiểm soát của Hồi giáo, chia cắt các bối cảnh thánh của người Do thái và Cơ đốc — hay ít nhất khiến mất an ninh cho người Do thái hay Cơ đốc đến tham quan.
Israel biết rõ họ phải có những đường biên giới có tính cách phòng thủ. Quân đội Israel phải có chỗ để diễn tập và bảo vệ dân chúng của họ. Người Do thái không có chỗ để phạm sai lầm. Chỉ một sai sót thôi sẽ là tai họa. Họ biết rõ, họ chớ không phải các đồng minh không đáng tin, phải chịu trách nhiệm cho sự tồn vong của họ.
Israel hiểu rõ họ phải thương lượng một hiệp ước như thế nào cung ứng cho một nhà nước Palestine kèm theo một nhà nước Isarel có thể phòng thủ được. Và người Do thái đã khẳng định rằng Jerusalem phải là thủ đô thống nhất của họ. Họ sẽ không thỏa thuận bất cứ một điều chi khác hơn thế. Họ đang sống trong vùng đất ấy mà không bị dời đi nữa.
Một số lợi ích đã mở rộng quyền hành của người Do thái
Người Do thái đã làm gì với vùng đất mà họ đã kiếm được trong cuộc chiến năm 1967? Họ đã mở rộng đất đai và khiến cho đất đai ấy phải sản xuất. Ngũ cốc được gieo trồng ở đó không những nuôi sống cả xứ, mà còn cung cấp xuất khẩu ra thế giới nữa. Bạn có thể lái xe qua các khu vực nầy rồi nhìn thấy sự phát triển mà chính phủ dân chủ ổn định đã mang lại cho xứ sở và cư dân của nó, người Do thái và người Ảrập như nhau. Hơn 1, 5 người Ảrập hiện đang sinh sống trong hòa bình và tự do ở bên trong xứ Israel — một sự kiện ít khi được tường trình.
Tôi đã nhìn thấy mọi lợi ích mà dân Ảrập sống trong xứ Israel đang vui hưởng. Du hành qua Đồng bằng Jordan, đến thành Jerusalem, đến thành Naxarét và xứ Galilê thì bạn sẽ nhìn thấy các dấu hiệu của sự thịnh vượng mà sự cộng tác hổ tương đang được duy trì.
Có lợi ích khác nữa đã kiếm được trong hơn bốn thập niên kể từ cuộc chiến năm 1967. Đó là nguồn tri thức phong phú của khoa khảo cổ đang cơi rộng ra phần lịch sử của vùng đất ấy. Kinh thánh, cùng với phần nhiều tư liệu của nó, đã được khẳng định về mặt lịch sử qua những cuộc tìm kiếm nầy. Công trường khảo cổ của Kinh thánh đã bùng bổ, và thế giới sẽ biết nhiều hơn về sự bùng nổ đó.
Tôi có nói trước đây rằng cuộc đào bới mà tôi đã lao động tại Núi Đền Thờ sẽ không được khả thi là khu vực vẫn còn nằm trong vòng kiểm soát của người Ả rập Hồi giáo. Tương tự, ở phía Nam của khu vực nầy, ở chỗ được gọi là Thành David, những cuộc đào bới khác nhau đã khai quật phần lịch sử của thành ấy, khẳng định sự hiện diện của người Do thái cổ và khẳng định tính chính xác của Kinh thánh. Chúng tôi biết phần nào về lịch sử phong phú nầy là do sự phóng khoáng của nhà nước Do thái.
Israel một trung tâm điểm
Russell Mead nói tới vai trò của Israel trong một bài viết ngắn mới đây trên tờ The American Interest [Lợi ích của người Mỹ]. Israel là vấn đề cho nước Mỹ không giống với một quốc gia nào khác ở trên đất, ông viết: "Dân sự và truyện tích của Israel đang khuấy đảo sâu sắc nhất và mầu nhiệm nhất đối với linh hồn của người Mỹ ... Niềm tin cho rằng Đức Chúa Trời ưu đãi và bảo hộ xứ Israel được gắn kết với ý niệm cho rằng Đức Chúa Trời ưu đãi và bảo hộ cho nước Mỹ.
"Còn có ý nghĩa nhiều hơn thế nữa. Sự tồn tại của Israel có nghĩa là Đức Chúa Trời của Kinh thánh vẫn đang quan phòng, vẫn còn lo tưởng đến sự tồn tại của dòng giống con người ... Sự phấn hưng của người Do thái đối với vùng Đất Thánh và sự họ dựng nên một nhà nước dân chủ, thành công sau hai ngàn năm bị áp bức và lưu đày là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy rằng tôn giáo của Kinh thánh rất đáng tin cậy" ("The Dreamer Goes Down for the Count," May 25, 2011, emphasis added)
Sự tồn tại của Israel đang là nan đề trên thế giới ngày nay. Vấn đề nầy còn rộng lớn hơn vấn đề tị nạn của người Palestine. Vấn đề nầy còn hơn cả sự tồn tại của một nhóm sắc tộc nầy với nhóm sắc tộc kia. Vùng đất cổ xưa bị chiếm đóng hôm nay bởi dân sót của một dân thuộc xứ sở theo Kinh thánh là bối cảnh của câu chuyện Đức Chúa Trời nói tới ơn cứu rỗi của Ngài dành cho mọi chi tộc của nhân loại. Đây là cao điểm mà ở đó Đức Chúa Trời của Ápraham, Ysác và Giacốp sẽ tự tỏ chính mình Ngài ra một lần nữa vì sự tốt lành cho mọi dân tộc và đem mọi nước đến trước mặt Ngài trong sự phán xét.
Ngày nay Jerusalem có thể là "hòn đá nặng cho các dân tộc" (Xachari 12:3), nhưng một ngày kia nó sẽ trở thành một nơi mà dân sự ăn ở trong sự bình an, vì "Jerusalem sẽ được ở yên ổn" (Xachari 14:11).
Trải qua nhiều năm tháng, tôi đã thực hiện mấy lần tham quan thành Jerusalem. Bất chấp mọi rối rắm trong hiện tại, tôi luôn cảm thấy mình được an ninh. Tôi có thể đặt tay mình lên Bức Tường Phía Tây và đi dạo quanh khu vực Đền Thờ xưa. Tôi có thể nhìn thấy các đường phố và nhiều tòa nhà đang giữ lấy mọi lịch sử của nó. Tôi có thể làm điều nầy vì đây là một thành phố thống nhất và tự do. Đấy là phương thức mà thành phố ấy sẽ phải trở thành.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét