Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

Khủng Hoảng Tài Chính Trên Thế Giới


Khủng hoảng tài chính
trên thế giới

Đâu là nguyên nhân gốc?

Tác giả Ewin Barnett

(Dịch từ tạp chí The Good News (ISSN: 1086-9514) được phát hành bởi The United Church of God, an International Association, 555 Technecenter Dr., Milford, OH 45150)

Không một điều gì thống trị tin tức trong các năm qua như khủng hoảng kinh tế vẫn còn hành hại trên nhiều quốc gia. Về cơ bản, thì đâu là vấn đề? Chúng ta hãy xem xét một số cơ bản về tài chính từ nhận định của Kinh thánh.

Kinh tế là nói về hành vi cùng những sự lựa chọn
Tất cả mọi dòng suối tương tác kinh tế tuôn ra từ cuộc sống của con người đang tỏ ra những mong muốn và nhu cầu bằng hành động hầu cải thiện mọi hoàn cảnh của họ.
Tại trọng tâm của mọi quyết định về kinh tế là các hạn chế của chúng ta trong vấn đề tài nguyên và sự thúc bách của thời gian. Cách thức chúng ta phân bổ và các nguồn lực ưu tiên phản ảnh tư tưởng, khát khao và giá trị của chúng ta. Vậy thì, kinh tế nói sâu xa về hành vi cùng những sự lựa chọn của chúng ta hơn là nói về tiền bạc.
Chúa Jêsus phán rằng từ sự đầy dẫy ở trong lòng mà miệng mới nói ra (Luca 6:45) — lời lẽ của một người phản ảnh các giá trị tác động mọi tư tưởng của người ấy. Tương tự, chúng ta có thể nói rằng từ sự đầy dẫy ở trong lòng mà túi tiền người ấy mới nói ra, khi người ta sử dụng tiền bạc cho điều chi là vấn đề đối với họ.
Nhà kinh tế lỗi lạc Carl Menger mở đầu quyển Các Nguyên Tắc Kinh Tế của ông vào năm 1871 bằng câu nói: "Mọi sự đều là đối tượng cho luật nhân quả". Câu nói nầy tương đương với Kinh thánh, ở đó đầy dẫy nhân và quả thuộc linh, như phước hạnh và sự rủa sả trong Phục truyền luật lệ ký 28 và sự thực chúng ta gặt lấy những gì chúng ta gieo ra (Galati 6:7). Hành vi và những sự lựa chọn của chúng ta luôn luôn có những hậu quả thuộc linh. Chúng cũng thường có các hậu quả về kinh tế nữa.
Sự giàu có được tạo ra như thế nào?
Từ những khởi nguyên của con người, con người đã phát triển và làm ra nhiều thứ. Họ thu hoạch cá, các trò chơi và nuôi nhiều thú vật đã thuần hóa. Họ khai thác các khoáng chất từ trái đất. Họ tạo ra nhiều tác phẩm nghệ thuật. Trong khi con người có nhiều sở thích khác nhau, những thứ chúng ta đánh giá cao tạo nên sự giàu có của chúng ta. Một số hình thái giàu có của chúng ta nằm trong hình thức nhà cửa, đồ nội thất hay các thứ của cải khác. Sự giàu có của chúng ta cũng bao gồm các kỷ năng làm việc của chúng ta để kiếm sống. Một số hình thái của sự giàu có có thể chuyển đổi thành tiền bạc; các thứ khác thì không.
Một chỗ tuyệt vời để nhìn thấy phần nhiều các hình thức giàu có nầy đều nằm trong những lời khen ngợi cho người vợ tháo vát và chăm chỉ trong Châm ngôn 31:10-31. Trong khi người vợ nầy có nhiều kỷ năng, chỉ có nghề mộc là không được liệt kê ra thôi. Chúng ta có thể giả sử rằng khi nàng mở rộng phòng may của mình, nàng đã thuê những người thợ mộc. Tuy nhiên, những người thợ mộc đó đã chọn thuê một người thợ rèn để làm món gì đó ra từ sắt chẳng hạn. Con người quyết định nghề nghiệp riêng của họ dẫn tới "sự phân chia lao động", một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra sự giàu có.
Một yếu tố khác trong việc tạo ra sự giàu có là trao đổi tự do. Thực vậy, trao đổi tự do là hình thái tương tác kinh tế duy nhứt qua đó sự giàu có của hai bên đều tăng lên. Trao đổi tự do có thể được thấy rõ trong nhiều thí dụ của Chúa Jêsus, tỉ như thí dụ nói tới viên ngọc châu tốt (Mathiơ 13:45-46).
Yếu tố chính sau cùng trong việc tạo ra sự giàu có là tiết kiệm. Giàu có thường mua sắm thiết bị mới hay khởi sự một việc làm mới chỉ có thể đến từ những gì người ta tiết kiệm. Càng tiết kiệm, càng giàu có sẵn cho những đầu tư về vốn, kết quả trong sản xuất lao động cao hơn và nhiều cơ hội mới tạo thêm sự giàu có.
Tất nhiên, toàn bộ sự giàu có đã gia tăng chỉ do hoạt động tạo ra giàu có hơn là nó tiêu thụ. Và chúng ta cần phải biết rõ rằng sự giàu có và tiền bạc không chính xác là như nhau đâu. Thực vậy, nhầm lẫn ở điểm đó là một trong những nguyên nhân của cơn khủng hoảng tài chính hiện nay.
Cơn khủng hoảng ấy chỉ ra rằng giàu có cũng bị các phương tiện tội lỗi tác động — qua việc lấy của người khác, dù bằng bạo lực, gian lận, ép buộc hoặc bất lương do các cá nhân hay nhà cầm quyền tạo ra.
Vai trò của Đức Chúa Trời trong sự giàu có chủ yếu nằm ở các phước lành — bằng cách can thiệp giúp kiếm được hay tạo ra sự giàu có phù hợp với luật pháp của Ngài và bằng cách ban cho những người yêu mến Ngài có tầm nhìn và hiểu biết trong sáng bởi đó họ tận dụng kỷ năng và thận trọng trong cách xử lý mọi vụ việc của cá nhân họ (xem Xuất Êdíptô ký 35:31; I Các Vua 4:29; Thi thiên 111:10; Đaniên 9:22). Trong khi Đức Chúa Trời muốn những kẻ yêu mến Ngài được thịnh vượng, Ngài tập trung vào sự giàu có thuộc linh của chúng ta sâu xa hơn là sự giàu có vật chất (Hêbơrơ 11:24-26).
Đức Chúa Trời cũng cho phép giàu có về của cải, đặt tầm quan trọng về sở hữu tư nhân đến nỗi Ngài trực tiếp bảo vệ nó ở hai trong Mười Điều Răn — điều răn thứ Tám, cấm trộm cướp, và điều răn thứ Mười, cấm tham lam (Xuất Êdíptô ký 20:15, 17).
Tiền bạc là gì?
Khái niệm về tiền bạc xuất hiện một phần vì rất khó chia một khoản lớn giá trị như một con bò khi nó được trao đổi để lấy một thứ gì đó kém giá trị hơn. Tiền bạc dễ phân chia, bền bĩ và khó sai lệch. Tiền bạc có ba vai trò — môi giới của giá trị trao đổi, cách thức lưu trữ sự giàu có và là một đơn vị hạch toán. Một lần nữa, tiền bạc sẽ không bị nhầm lẫn với sự giàu có mà nó tiêu biểu cho.
Đức Chúa Trời tỏ ra ở Phục truyền luật lệ ký 14:23-26 rằng sự giàu có ở dạng ngũ cốc hay bầy gia súc có thể được trao đổi dưới dạng tiền bạc, về sau có thể được trao đổi để lấy lương thực. Hãy chú ý, sự giàu có được giữ lại mặc dù hình thái của nó được thay đổi. Ngày nay, tiền bạc được phổ biến cho người dân để giữ lấy một phần trong toàn bộ sự giàu có của họ tại ngân hàng, và ngay cả một phần nhỏ hơn trong hình thức tiền mặt trong túi áo của họ.
Khi tiền bạc được làm bằng một thứ gì đó bản thân nó có giá trị, tỉ như vàng hay bạc, tiền bạc có giá trị nội tại riêng của nó tách biệt đối với nhà cầm quyền. Tiền bạc đó kiếm được bằng cách trao đổi giá trị lấy giá trị, và giá trị ấy sẽ gây khó cho bất kỳ bên thứ ba nào như nhà cầm quyền gây ảnh hưởng hoặc thao túng.
Khi tiền bạc chỉ là một tờ giấy, giá trị của nó ban đầu được quyết bằng nghị định của nhà cầm quyền. Về bản thân nó, một tờ giấy bạc hay một tấm thẻ plastic hầu như không có giá trị. Tiền điện tử thậm chí không tồn tại trong hình thức vật chất. Thí dụ, 10 giạ gạo được đổi thành US$100 theo tiền điện tử trong tài khoản ngân hàng chỉ tồn tại trong cái máy tính. Chẳng có một giá trị nội tại nào hết.
Trong khi bản thân tiền bạc là đối tượng cho luật cung và cầu, vì tiền bạc không tăng không phải là thứ hàng hóa giống như dầu và lúa mì. Nếu mức cung của tiền bạc tăng trong lưu thông, giá trị của nó đang giảm, vì vậy cần phải có nhiều tiền bạc để mua cùng các mặt hàng. Tiền giấy có thể in ấn theo ý muốn. Mức cung của tiền điện tử có thể được thay đổi bằng cú nhấp chuột. Nhưng nếu vàng hay bạc được sử dụng làm tiền tệ, số lượng sẵn có để sử dụng không thể thay đổi một cách nhanh chóng hoặc theo ý thích của một nhà chính trị.
Lạm phát là một hình thức trộm cắp
Khi nhà cầm quyền chi tiêu tiền tệ theo cách mới được tạo ra bởi một nghị định, sự giàu có mà tiền bạc tiêu biểu cho, nó đến từ các chủ sở hữu hiện có của đồng tiền ấy bằng cách làm loãng đi giá trị mọi cổ phần của họ. Nhiều đồng đôla (hay đồng euro, hoặc đồng yen, hay đồng rúp) đang theo đuổi cùng một lượng hàng hóa hay dịch vụ. Điều nầy kết quả trong việc tăng lương và tăng giá cả, một hiệu quả mà chúng ta gọi là "lạm phát". Thực sự đó là một hình thức trộm cắp tinh vi, vì tiền bạc khi ấy mất giá hơn là nó có trước đó. Và còn có những hậu quả khác nữa.
Từ khi con người đặt giá trị cao hơn nhắm vào việc nhận lãnh một món gì đó ngay bây giờ thay vì sau đó, tiền tệ có một thời giá. Khi kết hợp với mạo hiểm, điều nầy dẫn tới khái niệm về lợi nhuận. Khi người ta vay tiền, số tiền thực sự được vay là của cải mà tiền bạc tiêu biểu cho. Người cho vay chỉ cho vay thoải mái nếu người ấy có thể mong được trả lại và bù thêm phần mạo hiểm mà người ấy đảm đương.
Tuy nhiên, nếu trải qua sinh hoạt của khoản vay, số tiền bị lạm phát, thế thì người vay sẽ hoàn trả với số tiền kém giá trị hơn. Điều nầy tác động bất lợi nơi phần người cho vay và có lợi cho người vay. Khi việc vay mượn kéo dài trong nhiều thập niên, ngay cả một lượng lạm phát khiêm tốn cũng có thể hủy diệt một phần đáng kể tài sản hoàn trả cho người cho vay. Thí dụ, tỉ lệ lạm phát 4%/20 năm, US$1 giảm mất giá trị của nó 46 xu.
Trong Phục truyền luật lệ ký 25:13-15, Đức Chúa Trời căn dặn dân Israel phải luôn thành thật trong các trái cân và êpha. Khi nhà cầm quyền thổi phồng giá trị tiền tệ bằng chính sách rõ ràng, điều nầy hủy diệt lượng của cải được thanh toán trong các hợp đồng và vay mượn dài hạn. Điều nầy giống như có những trái cân và êpha không chuẩn — một lần nữa, một hình thái ăn cắp.
Số lượng nợ dài hạn lớn nhất là do nhà cầm quyền ban hành. Các quan chức chính phủ công khai nói về việc in tiền mới hầu trả lãi suất cho món nợ mắc trước đó. Nhưng không một đồng nào trong số tiền in nầy tạo ra bất kỳ của cải hay nguồn lực nào mới hết. Việc in tiền chỉ có thể tạo ra một ảo ảnh tạm về sự thịnh vượng sẽ mất dần khi việc in tiền dừng lại.
Còn về giá cả thì sao?
Giá cả có hai chức năng trong một nền kinh tế. Chúng tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi giữa giá trị nầy với giá trị kia. Chúng ta cân bằng tiền bạc với của cải vì khi chúng ta đi mua sắm, chúng ta nhìn vào bảng giá, không phải giá tính theo giờ lao động hay giạ gạo hoặc thùng dầu.
Giá cả cũng thông báo cho từng người tham gia trong nền kinh tế rộng lớn hơn về giá trị tương đối của hàng hóa, gửi đi các tín hiệu giúp cho mọi người điều chỉnh kỳ vọng và chương trình riêng của họ. Chúng cũng giúp các doanh nghiệp đề ra các mức độ trong sản xuất.
Khi ấy giá cả cho phép chúng ta dễ dàng đưa ra những phán đoán về giá trị tương đối. Chúng ta có nên làm thêm giờ phụ trội hay đi xem xinê? Đôi giày nầy có giá trị tốt hơn đôi giày kia không?
Khi bất kỳ bên thứ ba nào xen vào trong nền kinh tế, điều nầy là lệch đi các tín hiệu về giá trị tương đối của vô số hàng hóa và các kỷ năng lao động. Các biến dạng nầy tạo ra những quyết định và chương trình đầy thiếu sót về các khoản đầu tư khả thi. Điều nầy đặc biệt là đúng khi nhà cầm quyền xen vào hệ thống tiền tệ và vặn cong thời giá của tiền bạc bằng cách điều chỉnh lãi suất. Những quyết định nầy tạo ra cái điều mà nhà kinh tế lỗi lạc của thế kỷ 20 Ludwig von Mises gọi là malinvestment [tạm dịch: dại dột đầu tư].
Thí dụ, trong những năm gần đây, khi con người nghĩ nhà cửa là một sự đầu tư và nhà cửa cho vay là sẵn có và dễ dàng, nhiều người malinvested vào một ngôi nhà to lớn hơn và đắt tiền hơn thứ nhà cửa khác mà họ có thể mua sắm. Trong việc thúc đẩy chính sách mục tiêu gia tăng quyền sở hữu nhà cửa, các nhà cầm quyền cũng thoải mái trong các tiêu chuẩn cho vay.
Nhiều khoản vay được phê chuẩn cho dân chúng với một hồ sơ tín dụng nghèo nàn. Số tiền dễ thở nầy giúp cho những người mua bỏ thầu giá nhà. Những thầu xây dựng nhà nhìn thấy đây là một tín hiệu để xây thêm nhiều nhà mới với các tính năng cao cấp. Việc xây dựng khiến cho các công ty khi ấy xây thêm nhiều xí nghiệp mới. Các nhà đầu tư nhìn thấy các tín hiệu giá cả nầy là phần xác minh nền kinh tế đang vực dậy, và cứ thế mà tiếp tục.
Ở một thời điểm, nhiều người nhận ra rằng những người chủ nhà không thể duy trì mức độ nợ mà họ đã chịu và nhiều người sẽ vỡ nợ. Việc nầy tạo ra một loạt tín hiệu qua nền kinh tế Hoa kỳ phải lui đi và co cụm lại. Giá nhà trong một số khu vực giảm gần phân nửa giá mà họ treo ở đỉnh của malinvestment. Chúng ta chịu khổ từ một chu kỳ kinh doanh bùng nổ phá sản một cách chính xác vì chúng ta đã không kết nối tiền tệ với của cải.
Luca 14:28, Chúa Jêsus hỏi: "Vả, trong các ngươi có ai là người muốn xây một cái tháp, mà trước không ngồi tính phí tổn cho biết mình có đủ của đặng làm xong việc cùng chăng sao?"
Ngay cả khi bạn có thể tính chi phí của một dự án lớn xuống đến từng xu, nếu giá trị của đồng xu thay đổi so với sinh hoạt của dự án, bạn không thể tính chi phí theo của cải được. Tệ hơn nữa, bạn không thể mong đợi theo kiểu tin cậy được nếu ngành kinh doanh mới hay xí nghiệp mới hoặc chung cư mới sẽ tạo ra nhiều của cải hơn là nó tiêu thụ. Điều nầy bất ổn và liều lĩnh khi trình bày qua hạch toán kinh tế tư nhân bởi sự điều chỉnh của nhà cầm quyền về giá trị tiền tệ hay như một kết quả của mọi nổ lực của họ hầu tác động đến giá cả.
Nếu các tín hiệu giá cả không đúng sẽ lừa người ta vào chỗ tán thành một dự án làm giảm sự giàu có của họ, cuối cùng có thể họ chẳng còn có giàu có nữa. Von Mises giải thích rằng một nền kinh tế với các mức độ xen vào của nhà cầm quyền là không bền vững — một mô hình chúng ta đã nhìn thấy cứ lặp đi lặp lại mãi khắp thế giới trải qua nhiều thời kỳ.
Tình trạng xen vào của nhà cầm quyền hiện hành
Các nhà cầm quyền đứng lên với ngân sách chi tiêu qua thuế, vay mượn, hay tạo ra tiền bạc. Quỹ Spendable cũng phát sinh từ chỗ mở rộng tín dụng. Điều nầy được thực hiện bằng cách cho phép ngân hàng vay các khoản tiền gửi nhiều lần. Ảo tưởng nhà cửa mới đây của Mỹ được tài trợ chủ yếu bằng cách cho phép các công ty liên quan đến chính phủ, như công ty Fannie Mae, vay tiền dựa trên tài sản tập thể chiếu theo thay đổi giá cả của thị trường (trong trường hợp của Fannie, thế chấp nhà).
Tính đến ngày 31 tháng 3 năm 2008, Fannie đã vay US$804 tỉ (ngắn hạn) mua nhiều thế chấp (hầu hết là dài hạn) trong khi các cổ đông của nó cung ứng chỉ có US$39 tỉ để làm vốn, một tỉ lệ 20:1. Ở đỉnh cao của nó, tỉ lệ có thể là 30:1 hay tệ hơn. Trong khi việc vay mượn to lớn như thế giúp tạo ra nhanh ngân sách cho vay mới khi các tín hiệu thị trường lệch lạc tạo ra một xu hướng malinvestment đi lên, sau cùng thì tất cả các cổ phần của công ty sẽ bị quét sạch hết. Và đấy là những việc đã xảy ra một cách chính xác.
Cục Dự Trữ Liên Bang đã đổi hàng trăm tỉ USD nợ ngân hàng chất lượng thấp và tạo ra các công cụ về tiền tệ giống như trái phiếu cho các ngân hàng nắm lấy như phần dự trữ. Tờ tin tức Bloomberg ghi lại vào ngày 11 tháng 8 năm 2011, rằng vào năm 2008 Cục Dự Trữ Liên bang đã tạo ra tổng cộng US$1.2 nghìn tỉ để cho các ngân hàng vay thêm và các khoản cứu trợ khác của chính phủ.
Nhiều phương thức khác nhau, Ngân hàng Trung ương châu Âu đang cứu trợ các ngân hàng ở Hylạp và các quốc gia thành viên khác là một hình thức in tiền — dẫn tới việc làm loãng đi giá trị đồng euro mà các thành viên khác đang lưu giữ. Nhiều chuyên gia sợ rằng chương trình giải cứu nầy quá nhỏ cho các gói cứu trợ dự kiến trong tương lai. Các nhà kinh tế nào chạy theo dấu chơn của Menger và Von Mises cảnh báo rằng nợ cũ không thể trả nổi bằng nợ mới — bất kỳ giải pháp đề xuất nào bao gồm việc gia tăng nợ thêm cuối cùng sẽ thất bại.
Bất kỳ sự mở rộng tín dụng nào bởi ngân hàng trung ương đều kết quả trong sự tạo ra nợ mới đều có nghĩa vụ phải trả lãi suất. Khi một nhà cầm quyền nổ lực kích thích nền kinh tế bằng cách lạm phát hoặc vay mượn để tài trợ các dự án và những dự án ấy thất bại không sản xuất đủ lợi ích kinh tế để thanh toán chi phí của họ, dân chúng phải trả lãi ấy. Điều nầy trở thành một vấn đề ngân sách khi thu không đủ trả cho các nhu cầu đang diễn tiến như quốc phòng, bảo trì đường sá và chăm sóc cho người thực sự nghèo.
Gốc rễ gây ra nằm ở mặt thuộc linh
Nếu không có quyền sở hữu, một thị trường tự do, thông tin giá cả cho phép tính toán lợi nhuận, khả năng tiết kiệm và đầu tư các khoản tiết kiệm đó, và tiền tệ trung thực, một nền kinh tế tăng trưởng là bất khả thi. Và gốc rễ của khủng hoảng tài chính hiện nay được thấy ở các nơi mà những mặt nầy chạm đến luật pháp của Đức Chúa Trời.
Con người trong vai trò những cá nhân không thể hủy diệt rộng rãi quyền sở hữu hoặc vặn cong giá trị của tiền tệ được. Nhưng các nhà cầm quyền thì có thể đấy. Tuy nhiên, các nhà cầm quyền thường phản ảnh bản chất và các giá trị — cùng mọi đòi hỏi — về hạng người mà họ tiêu biểu cho.
Giacơ 1:14 cảnh báo rằng "mỗi người bị cám dỗ khi mắc tư dục xui giục mình". Đây là gốc rễ của cơn khủng hoảng tài chính hiện nay của chúng ta. Nổi khao khát muốn sống của chúng ta trổi hơn các phương tiện cá nhân hay tập thể của chúng ta — hoặc yêu cầu nhiều người khác giải cứu chúng ta một khi chúng ta điều hành một công việc làm ăn thất bại — đã xui giục chúng ta phải dấn thân vào sự thèm muốn cá nhân và tập thể.
Chúng ta nghĩ rằng chúng ta có thể sống với chi phí của nhiều người khác, cho dù nhà cầm quyền phải in hay mượn tiền để trả cho nó. Nhưng không có ai có quyền để lấy từ người khác những gì người ấy có thể chu cấp cho chính mình. Tội ham muốn chín muồi thành tội trộm cắp.
Chúng ta làm sạch sẽ và hợp thức hóa điều nầy qua một nền dân chủ là không thành vấn đề. Chúng ta được báo cho biết rằng hết thảy chúng ta đều có thể thịnh vượng khi chúng ta truyền bá sự giàu có của nhiều người khác ở chung quanh. Nhưng điều nầy không dẫn tới sự thịnh vượng gia tăng — ngoại trừ một số người hưởng lợi từ sự ưu đãi của nhà cầm quyền.
Và vì vậy, chúng ta phải sống với những hậu quả của hành vi và những sự lựa chọn của chúng ta, các hậu quả chúng ta sẽ tránh được nếu chúng ta chịu noi theo luật pháp của Đức Chúa Trời về cá nhân hay về tập thể. Như Galati 6:7, dạy chúng ta: "Chớ hề dối mình; Đức Chúa Trời không chịu khinh dể đâu; vì ai gieo giống chi, lại gặt giống ấy".
Trong vai trò cá nhân và quốc gia, hết thảy chúng ta đều cần phải ăn năn và biết chắc chúng ta đang noi theo những gì Đức Chúa Trời phán dạy khi đến với những sự lựa chọn và tương tác kinh tế — và hãy hạ mình xuống nhìn xem Ngài giải cứu chúng ta ra khỏi mớ hỗn độn mà chúng ta đã tự mình chìm đắm vào đấy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét