Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

Khải huyền 2:18-19: 'Ngủ Với Kẻ Thù"


NGỦ
VỚI KẺ THÙ

Khải huyền 2:18-29

“Ngươi cũng hãy viết thơ cho thiên sứ của Hội thánh Thi-a-ti-rơ” (Khải huyền 2:18).

Đây không chính xác là một chỗ cho kỳ nghỉ.
Bạn sẽ không đến đó để hưởng tuần trăng mật.
Nếu bạn đã tới đó rồi, bạn thường chỉ đi ngang qua mà thôi.
Trong bảy thành phố của Khải huyền 2-3, Thiatirơ là thành phố kém quan trọng nhất.
Và đó là nơi mà chúng ta cần phải bắt đầu.
Để giúp chúng ta suy nghĩ đến Thiatirơ, có lẽ chúng ta nên tìm kiếm một số thành phố tương ứng trong thời hiện đại nầy. Về thành Êphêsô, chúng ta có thể nghĩ tới một thành phố giống như Dallas, táo bạo và liều lĩnh với nhiều trung tâm thương mại và tôn giáo. Về thành Simiệcnơ, hãy nghĩ đến một thành phố như Cairo, ở đó các Cơ đốc nhân đang gánh chịu công kích từ đại đa số người Hồi giáo. Còn thành Bẹtgăm, là thành phố tương xứng nhất với Washington, D.C. với quyền lực theo đời nầy và nhiều di tích bằng đá cẩm thạch.
Vậy thì thành phố nào sẽ tương xứng với thành Thiatirơ? Có lẽ chúng ta nên nghĩ tới một thị trấn hiệp nhất như Flint, ở bang Michigan. Flint là Chicago như Thiatirơ là Êphêsô vậy. Thành phố nầy được biết đến vì có khoáng sản đồng chất lượng cao thường sản xuất ra các thứ vũ khí khi được đánh bóng lên thì đồng ấy ra giống như vàng vậy. Nó cũng nổi tiếng với vải nhuộm màu đỏ hoặc tím. Công Vụ các Sứ Đồ 16:14 nói tới Lyđi, là nhà buôn vải tím sản xuất từ Thiatirơ, bà đã gặp gỡ Phaolô khi ông đến tại thành Philíp. Về mặt kinh tế, thị trấn bị quản lý bởi các hội phường thương mại, họ pha trộn việc bán buôn của họ với tà giáo và phi luân. Nếu bạn là một người thợ mộc hay thợ gốm hoặc thợ kim loại, bạn tham gia vào phường buôn bán nhóm tại đền thờ tà giáo tại địa phương. Cùng với công việc thương mại, các doanh nghiệp tham gia vào sự thờ lạy hình tượng, say sưa, và đồi trụy về tình dục. Mọi sự nầy đều nằm trong một gói thật lớn. Bạn không thể nói: “Tôi muốn ở trong phường hội để buôn bán, song tôi không muốn thờ lạy hình tượng”. Điều đó là không thể được tại thành Thiatirơ.
Có lẽ rất mỉa mai khi hội thánh tại thành phố kém quan trọng nhất lại nhận được sứ điệp dài nhất từ Chúa chúng ta. Các hội thánh nhỏ là vấn đề đối với Chúa Jêsus. Đôi mắt của Ngài chú ý đến đức tin thật của hội thánh nhỏ trên quần đảo Indonesia xa xôi kia, và Ngài nhìn thấy các thánh đồ trung tín nhóm lại ở đàng sau các cánh cửa bị khóa kín ở Bắc Hàn.
Nguyện chẳng một ai nói: “Hội thánh của tôi quá nhỏ không đáng cho Chúa Jêsus đoái đến”. Trong ánh mắt của Ngài, chẳng có một hội thánh nào là nhỏ hết. Bạn không thể tìm được một từ nào nhỏ nhất trong Tân Ước khiến cho bạn nghĩ rằng Chúa Jêsus ưu ái đến các hội thánh lớn trên thế giới. Mặc dù nhà thờ lớn thu hút quần chúng, hầu như công việc của Chúa Jêsus hay đến với các nhà thờ ít hơn 100 người. Điều nầy rất thực ở nước Mỹ, và chắc chắn nó rất thực ở khắp nơi trên thế giới.
Đừng coi thường ngày của những việc nhỏ mọn. Chúa của chúng ta yêu mến các hội thánh nhỏ nhiều như Ngài yêu mến các hội thánh lớn.
I. Chúa Jêsus biết sự thực về Hội thánh.
Sứ điệp bắt đầu với phần mô tả của Đức Chúa Jêsus Christ. Bức thư nầy đến từ “Con Đức Chúa Trời, là Đấng mắt như ngọn lửa, và chân như đồng sáng” (câu 18).
Đây là lần duy nhứt trong sách Khải huyền, Đấng Christ được gọi là “Con Đức Chúa Trời". Trong xã hội đa nguyên của chúng ta, đây là lời xưng nhận gây bất hòa dễ nhất mà chúng ta đưa ra. Chúng ta tin rằng từ mọi cõi đời đời, Đức Chúa Trời đã tồn tại là Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh. Khi nói Chúa Jêsus là “Con Đức Chúa Trời” nghĩa là khi chúng ta thờ lạy Ngài, chúng ta thực sự đang thờ lạy chính mình Đức Chúa Trời. Cho nên, đây là Đức Chúa Trời đang phán với hội thánh tại thành Thiatirơ. Ánh mắt Ngài sáng như ngọn lửa là ánh mắt nhìn thấy mọi sự và không bỏ qua một điều gì. Chân như đồng sáng đến trong sự phán xét những kẻ chống đối Ngài. Câu nầy cho chúng ta biết chúng ta cần phải chú ý đến mọi điều mà Chúa Jêsus phán dạy. Sự thể giống như viên phi công nói với hành khách chuyến bay: “Hãy cài dây nịt an toàn lại. Chúng ta sắp sửa gặp một số bất ổn".
II. Chúa Jêsus khen ngợi sự tốt lành trong Hội thánh.
Nhưng trước hết, chúng ta nên tiếp thu những tin tức tốt lành. Trong nhiều cách thức, Thiatirơ là hội thánh tốt nhứt trong bốn hội thánh mà chúng ta đã nghiên cứu qua. Hãy nhìn vào những gì Chúa Jêsus nói tới:
“ta biết công việc ngươi, lòng thương yêu ngươi, đức tin ngươi, sự hầu việc trung tín ngươi, lòng nhịn nhục ngươi, và công việc sau rốt ngươi còn nhiều hơn công việc ban đầu nữa” (câu 19).
Hội thánh nầy có những việc lành của Êphêsô cùng với tình yêu thương mà Êphêsô còn thiếu. Hội thánh nầy có sự bền đỗ của Simiệcnơ và thần học đúng đắn của đại đa số hội thánh tại thành Bẹtgăm. Thậm chí Chúa Jêsus phán: “Ngươi làm nhiều việc còn hơn công việc ban đầu nữa”. Tôi không nghĩ chúng ta sẽ đọc câu nầy rồi suy nghĩ: “Đây là một hội thánh cực kỳ bận rộn". Tôi e Chúa chúng ta có ý khen ngợi một thời khóa biểu đầy ắp của hội thánh. Tôi nghĩ Ngài muốn nói rằng bản thân hội chúng đang tấn tới trong đức tin, lớn lên trong tình yêu thương, tấn tới trong sự trông cậy, và tăng trưởng thấy được trong cách thức họ thờ phượng, phục vụ và đến với tha nhân.
Đối với Êphêsô, Chúa Jêsus phán: “Ngươi mạnh mẽ đấy, nhưng giờ đây ngươi yếu đuối”.
Đối với Thiatirơ, Ngài phán: “Người khá đấy và hãy tốt hơn đi”. Đấy là sự khen ngợi cao kỳ đến từ Chúa chúng ta.
Bất cứ điều chi khác chúng ta có thể nói về Thiatirơ, Chúa phán rõ ràng rằng họ vẫn đang tiến triển về mặt thuộc linh. Thật là tuyệt vời khi trở thành một chi thể của hội thánh hiệp một đang tấn tới trong tình yêu thương, sự thông biết và sốt sắng đối với Đấng Christ. Vì vậy, Chúa chúng ta đã đánh giá cao hội thánh nầy, họ đang tấn tới vì Tin Lành trong một nơi mà chẳng ai thèm nghĩ đến.
III. Chúa Jêsus vạch trần điều ác trong Hội thánh.
Và chính phần đánh giá cao kỳ đó khiến cho phần còn lại của sứ điệp nầy ra đáng ngại. Không cứ cách nào đó, ở giữa sự tấn tới ấy, họ đã để cho một người nữ bất kỉnh dấy lên tới một địa vị có ảnh hưởng rất lớn về mặt thuộc linh:
“Nhưng điều ta trách ngươi, ấy là ngươi còn dung cho Giê-sa-bên, người nữ ấy xưng mình là tiên tri, dạy dỗ và phỉnh phờ tôi tớ ta, đặng rủ chúng nó phạm tà dâm, và ăn thịt cúng thần tượng” (câu 20).
Có nhiều điều kín nhiệm ở đây mà phân đoạn Kinh thánh không lý giải. Người nữ nầy là ai và làm thể nào nàng dấy lên trong một hội chúng cực kỳ xuất sắc như thế chứ? Chía chúng ta rõ ràng ở đây đề cập tới một con người thật mặc dù tên Giêsabên không phải là tên thực của nàng ta, nhưng là một ám chỉ đến người vợ gian ác của Vua Aháp lần đầu tiên được nhắc tới ở I Các Vua 16:29-33. Phân đoạn ngắn nói tới câu chuyện là như vầy: Giêsabên là con gái của vua Ếtbaanh theo tà giáo. Khi nàng kết hôn với Aháp, vua của Israel, nàng đã gây ảnh hưởng gian ác thể ấy vào cả xứ chuyển sang thờ lạy thần Baanh. Mặc dầu giai điệu thuộc linh của xứ sở không đủ hay để khởi sự với, dưới ảnh hưởng của Giêsabên, điều ác được tôn cao và lên ngôi trong xứ sở đến nỗi Aháp còn gian ác hơn tất cả vị vua đến trước ông ta. Giêsabên xảo quyệt trở thành biểu tượng nói tới hình thái quyến rũ của điều ác không những hướng về hình tượng mà còn khuyến khích nó nữa, và không những tà dâm mà còn khích lệ và khen thưởng nữa.
Một sự pha trộn độc hại như thế sẽ nhanh chóng phá hủy một quốc gia hay một hội thánh.
Nhưng, làm thế nào một người đàn bà thể ấy lại nắm quyền trong hội thánh tại thành Thiatirơ chứ? Tôi nghĩ câu trả lời nằm trong cụm từ “nữ tiên tri”. Bằng cách xưng mình đang nói thay cho Đức Chúa Trời, bà ta đã kiếm được sự tin cậy với những Cơ đốc nhân cả tin và không chịu học hỏi. Người ta có thể hình dung một người đàn bà thể ấy kết hợp nhân cách có quyền phép với lời nói đầy thuyết phục, một nụ cười quyến rũ, và làm bối rối khinh thường những ai chỉ trích bà ta. Chắc chắn nàng ta rất tinh vi, nhanh chơn, khéo léo trong sự thể hiện mình, và cực kỳ nham hiểm.
Với Giêsabên, bạn có thể có mọi sự:
Sự cứu rỗi.
Chúa Jêsus .
Thiên đàng.
Thờ lạy hình tượng.
Làm bạn với thế gian.
Quan hệ tình dục thoải mái.
Và bạn đã làm mọi sự ấy dưới cái lốt là “Cơ đốc nhân đúng đắn”. Chắc chắn là những kẻ chạy theo nàng ta đã ngồi đầy mấy hàng ghế tại Thiatirơ. Có lẽ họ đã tham gia hát trong ca đoàn. Một số trong họ chắc chắn đã chế nhạo các giáo viên dạy Kinh thánh tại Thiatirơ là những tay giết chết sự vui mừng, những nhà chính thống hẹp hòi.
Mọi sự ấy chỉ ra Giêsabên thứ nhứt trong Cựu Ước.
Mọi sự ấy chỉ ra người có cùng tên đang tác động tại Thiatirơ.
Tôi dừng ở đây một chút để đưa ra một lời cảnh báo nghiêm trọng: Phải cảnh giác những kẻ nào tự quảng bá họ là “tiên tri”“nữ tiên tri”. Trở thành giáo viên dạy Kinh thánh hay Mục sư là một việc, còn xưng mình nhận lãnh các sứ điệp đặc biệt từ Đức Chúa Trời là một việc khác. Bất kỳ người nào thốt ra những việc giống như vậy tự khoác lên mình một trách nhiệm đáng sợ. Nói: “Đức Chúa Trời đã phán điều nầy ở Rôma là một việc”. Còn xưng mình có giấc chiêm bao hay khải tượng kia đến từ Đấng Toàn Năng là một việc khác.
Khi đặt vấn đề theo cách nầy, tôi không muốn chuyển sự phán xét cho bất kỳ nhân vật đặc biệt nào cả. Nhưng đang có nhiều tiên tri giả trong xứ.
Chúng ta có Lời của Đức Chúa Trời. Như thế vẫn chưa đủ cho chúng ta sao?
Tuy nhiên, còn có một thắc mắc khác nữa. Làm sao một người đàn bà thể ấy lại được dung dưỡng trong một hội thánh tốt đẹp chưa? Có lẽ nàng ta có quan hệ gắn bó với một trong các cấp lãnh đạo hội thánh và làm ô dù che cho tội lỗi của nàng ta. Có lẽ các cấp lãnh đạo sợ rằng nếu họ đối mặt với nàng ta, nàng ta sẽ tạo ra sự chia rẻ trong hội thánh. Có lẽ họ hy vọng rằng qua sự dung chịu đó, nàng ta chắc chắn sẽ rời đi. Ai biết được? Có thể họ nghĩ rằng “chấp nhận nàng ta” là dấu hiệu ân điển với hy vọng đưa nàng ta đến với Chúa. Tôi e đây là sự kết hợp của mọi nhân tố đó.
Nhưng bất luận là lý do gì, hội thánh đã phạm tội trầm trọng do không xử lý với người nữ gian ác nầy. Thật là đáng sợ khi xem xét loại sự việc nầy đang diễn ra trong một hội chúng mạnh mẽ khác. Có nhiều người với ý thức tốt mong muốn đến với “Nhà Thờ Thánh Giêsabên Với Mọi Điều Đang Xảy Ra” vì nhà thờ ấy rất là vui. Bạn có thể đi nhà thờ rồi tin theo những gì bạn muốn và làm theo mọi điều bạn muốn.
IV. Chúa Jêsus xét đoán điều ác trong Hội thánh.
“Ta đã cho nó thì giờ để ăn năn, mà nó chẳng muốn ăn năn điều tà dâm nó! Nầy, ta quăng nó trên giường đau đớn, và phàm kẻ nào phạm tội tà dâm với nó, mà không ăn năn việc làm của nó, thì ta cũng quăng vào tai nạn lớn. Ta sẽ đánh chết con cái nó; và mọi Hội thánh sẽ rõ ta là Đấng dò biết lòng dạ loài người; và ta sẽ tùy công việc của mỗi người trong các ngươi mà báo lại” (các câu 21-23).
Khi Chúa Jêsus phán: “Ta đã cho nó thì giờ để ăn năn”, có lẽ Ngài muốn nói rằng các cấp lãnh đạo hội thánh đã đối diện với nàng ta về cách ăn ở gian ác của nàng ta và nàng ta không đáp ứng. Trong khi sự thực cho thấy rằng sự nhịn nhục của Đức Chúa Trời là phương tiện dẫn chúng ta đến với sự ăn năn, thì sự nhịn nhục của Đức Chúa Trời cũng có giới hạn nữa, và đấy là sự thực.
Ngài sẽ chẳng chờ đợi mãi đâu.
Nếu chúng ta cố tình phạm tội, ngày phán xét sau cùng sẽ tới đến.
Một mảng trong các tin tức tốt lành, ấy là những kẻ chạy theo nàng ta vẫn có thời gian để ăn năn.
Giêsabên đang ở ngoài sự cứu chuộc.
Những kẻ theo nàng ta thì không.
Nhưng tiếng chuông rung lên cho nàng ta cũng sẽ rung lên cho họ nữa. Đừng để cho người nào đọc mấy lời nầy bị lừa gạt. Bạn không thể tiếp tục trong tội lỗi tình dục cho đến đời đời mà không đối mặt với sự phán xét của Đức Chúa Trời.
Trong trường hợp nầy, sự phát xét được nêu ra:
Thứ nhứt, sẽ có nhiều đau khổ lắm (câu 22).
Thứ hai, những kẻ chạy theo nàng ta sẽ ngã chết (câu 23a).
Thứ ba, tất cả các hội thánh sẽ nhìn biết rằng Đức Chúa Trời vốn nghiêm ngặt về tội lỗi trong hội thánh (câu 23b).
Những lời lẽ khắc nghiệt nầy sẽ không hề dịu đi đâu. Hãy để cho những người nào khuyến khích thoải mái tình dục, cong quẹo, mê ngủ, tình dục tiền hôn nhân, tà dâm, ăn nói tục tỉu, khiêu dâm trẻ em, mại dâm, ngoại tình, thử nghiệm tình dục, đồng tính, lưỡng tính, và mọi hình thái khác của tội lỗi tình dục nghe sứ điệp nầy từ thiên đàng:
Phải biết chắc tội lỗi của bạn sẽ nhận ra bạn.
Điều chi bạn làm trong chỗ kín nhiệm sẽ bị hô lên trên mái nhà.
Điều chi bạn làm trong chỗ tối tăm sẽ được phơi ra nơi sáng láng.
V. Chúa Jêsus khích lệ những ai trung tín theo Ngài.
Các câu 24-25 chứa lời kêu gọi của Đấng Christ cho số người trung tín còn lại tại thành Thiatirơ:
“Nhưng, với các ngươi là kẻ khác ở tại Thi-a-ti-rơ, chưa từng nhận lấy đạo đó và chưa biết điều sâu hiểm của quỉ Sa-tan, như chúng vẫn nói, thì ta phán dặn rằng ta không gán cho các ngươi gánh nặng khác. Chỉn các ngươi khá bền giữ những điều mình đã có, cho tới chừng ta đến”.
Cụm từ “điều sâu hiểm” cung ứng cho chúng ta một manh mối về những gì đang diễn ra. Giêsabên đã quyến dụ những kẻ chạy theo nàng ta bằng cách hứa hẹn với họ tri thức và kinh nghiệm xảy đến qua một sự kết hợp nghi thức tà giáo cộng với biểu tượng Cơ đốc cộng thêm thử nghiệm tình dục, hết thảy đều ở dưới ngọn cờ tiếp thu “những kín nhiệm sâu sắc” mà người khác chưa biết.
Các tiên tri giả ưa thích “những kín nhiệm sâu sắc”.
Họ không thể cưỡng lại.
Chúng ta thích thú khi có ai đó nói: “Để tôi nói cho bạn biết một bí mật”.
Khi bạn khoác lấy “bí mật sâu sắc” với chiếc áo choàng tôn giáo, thì nó sẽ trở nên cuốn hút nhiều hơn. Tại sao bị mắc kẹt với Kinh thánh khi bạn có thể bước vào một thế giới các sứ điệp trực tiếp, điềm báo, dấu lạ và lời tiên tri cung ứng cho bạn sự sáng suốt trong “thế giới kín giấu” mà những Cơ đốc nhân bình thường không có?
Hãy chú ý, Chúa Jêsus trong trường hợp nầy không bảo họ phải ném người nữ nầy ra khỏi Hội thánh. Rõ ràng, Giêsabên vốn ăn sâu vào trong sinh hoạt của hội thánh đến nỗi Đấng Christ sẽ lo liệu cho nàng ta theo cách riêng. Điều nầy có nghĩa là Ngài sẽ đến trong một hình thái xét đoán nào đó về phần thuộc thể dẫn tới cái chết của nàng ta và tới cái chết của những kẻ chạy theo nàng ta.
Hãy nhớ đến Anania và Saphira (Công Vụ các Sứ Đồ 5:1-11).
Hãy nhớ tới những kẻ say sưa trong bữa Tiệc Thánh của Chúa (I Côrinhtô 11:28-30).
Chúa Jêsus chỉ có một mạng lịnh cho những môn đồ trung tín của Ngài: Khá bền giữ!
Đừng nhượng bộ mọi kế sách quyến dụ của nàng ta.
Đừng hiệp với những kẻ chạy theo sự dạy của nàng ta.
Đôi khi sự tin kính được đo lường bằng cách dè giữ luôn khi nhượng bộ là dễ dàng.
VI. Chúa Jêsus hứa chia sẻ đắc thắng của Ngài với chúng ta.
Đây là lời hứa mà Đấng Christ lập ra với những ai khá bền giữ ở Thiatirơ:
“Kẻ nào thắng, và giữ các việc của ta đến cuối cùng, ta sẽ ban cho quyền trị các nước: kẻ đó sẽ cai trị bằng một cây gậy sắt, và sẽ phá tan các nước như đồ gốm, khác nào chính ta đã nhận quyền cai trị đó nơi Cha ta. Ta sẽ cho kẻ ấy ngôi sao mai” (các câu 26-28).
Người nào giữ lòng trung tín một ngày kia sẽ đồng trị với Đấng Christ trên đất. Họ sẽ dự phần với Ngài trong Vương quốc hầu đến sẽ lan rộng khắp toàn cầu. Cách đây hai ngàn năm, thế gian đã đóng đinh Chúa Jêsus trên cây thập tự. Nhưng một ngày kia Ngài sẽ trị vì thế gian bằng cây gậy sắt trong vai trò Vua các vua và Chúa các chúa.
Nếu chúng ta sống trung tín, chúng ta sẽ dự phần vào sự đắc thắng của Ngài.
Và chúng ta sẽ nhận biết Ngài cách sâu sắc và riêng tư vì Ngài là “Sao Mai” thật chiếu sáng các từng trời.
Khao khát từ bên trong
Trước khi tôi kết thúc sứ điệp nầy, chúng ta hãy xem xét mọi hàm ý của phân đoạn Kinh thánh nầy dành cho thế kỷ thứ 21. Không một ai cãi rằng chúng ta đang sống trong một xã hội xu hướng về tình dục. Chúng ta tôn vinh tình dục và nói về nó nhiều đến nỗi gần như nó bao trùm lấy chúng ta vậy. Nhưng tình dục tràn lan chỉ là một triệu chứng của một nan đề sâu sắc hơn nhiều.
Chúng ta đang ham muốn từ bên trong.
Một người đang đói sẽ ăn bất cứ thứ gì bạn đặt ở trước mặt người ấy.
Người ấy sẽ ăn thứ đồ ăn sẽ giết chết mình vào lúc sau cùng.
Tại sao phim khiêu dâm giống như một ngành thương mại đồ sộ trên mạng Internet như vậy chứ? Đó là vấn đề của cung và cầu. Người ta tạo ra hàng triệu nội dung khiêu dâm vì nó hiến cách giải quyết tạm thời cho sự trống vắng bề trong mà chúng ta không thể đáp ứng được.
Khi Vic Pentz rao giảng về phân đoạn Kinh thánh nầy (“Tình dục: Thánh hay Tục”, January 28, 2007), ông giải thích lý do tại sao đường lối của Đức Chúa Trời luôn luôn tốt hơn đường lối của thế gian:
Khi đến với vấn đề tình dục, nói ít trở thành nói nhiều. Khi đến với tình yêu, thì người ta ít kinh nghiệm hơn như đáng phải có. Làm sao lãng mạn được khi ai đó nói: “Tôi biết rất nhiều; cho phép tôi chỉ cho bạn thấy thứ mà tôi đã học được”. Đây là một lãnh vực mà bước vào đó thì không có nhiều người chuyên nghiệp đâu. Là một tay nghiệp dư vụng về trong các vấn đề tình yêu thì rất lãng mạn.
Sau đó, ông đưa ra phần minh họa nầy làm cho sự việc ra rõ ràng hơn:
Khi bạn nghĩ đến một ban nhạc, bạn có thể hình dung một nhạc sĩ nói: “Ông sẽ không buộc cả đời tôi chơi violin được. Tôi chơi kèn nầy một vài đêm và đêm khác tôi chơi clarinet hay kèn khác và, tất nhiên, tôi sẽ nếm trải chặng kèn trombone nữa”. Bạn bảo đảm rằng bạn sẽ không bao giờ là một người có trình độ cao – và bạn sẽ luôn luôn là một tay xoàng xỉnh – cho tới chừng bản thân bạn hoàn toàn, trọn vẹn và xu hướng vào một nhạc cụ – và chỉ một nhạc cụ thôi cho phần còn lại của cuộc đời bạn.
Mặc dù có nhiều người đã thử qua, không một ai từng cải thiện về chương trình của Đức Chúa Trời dành cho hạnh phúc về tình dục: một nam với một nữ, chung thủy với nhau đến trọn đời.
Mọi sự khác chỉ là đồ giả mạo rẻ tiền.
Chúng ta có quá nhiều Cơ đốc nhân đã “nếm trải chặng đường trombone” với thử nghiệm tình dục của mình. Và luôn luôn có Giêsabên hiện diện ở đó sẵn sàng trò chuyện với chúng ta, sẵn sàng lắng nghe mọi nan đề của chúng ta, cung ứng một sự thỏa mãn nhanh chóng, dễ dàng và giá rẻ. Nếu cần thiết, nàng có thể trưng dẫn Kinh thánh trong khi bạn nằm ngủ với nàng ta.
Hãy tỉnh thức về Giêsabên! Nàng ta có một đạo quân con trai con gái trong thời hiện đại nầy. Nàng ta bắt lấy thân thể và linh hồn của bạn và rồi nàng ta sẽ dẫn bạn đi thẳng vào địa ngục.
Không có một thứ gì là quan hệ tình dục bình thường như thế đâu.
Không có một thứ gì là qua đêm thoải mái như thế đâu.
Đức Chúa Trời cho chúng ta biết như thế để chúng ta sẽ tìm kiếm sự phu phỉ tình dục sâu sắc nhất bên trong đường biên giới hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Tình dục không khởi sự với một hành động thuộc thể đâu, mà với mối quan hệ dẫn tới cam kết lập giao ước trước mặt Đức Chúa Trời tạo ra cái “giường hôn nhân” mà Đức Chúa Trời muốn tôn cao (Hêbơrơ 13:4). Chúng ta tôn cao Đức Chúa Trời khi chúng ta tôn cao tình trạng hôn nhân và sự phối hiệp theo phần xác của một người chồng và một người vợ.
Chúng ta phải dạy cho con cái mình biết khi Đức Chúa Trời tạo ra ham muốn về tình dục, Ngài cũng tạo ra địa điểm thích hợp mà ở đó sự ham muốn ấy được tận hưởng cách đầy đủ. Muốn hưởng như thế, chúng ta phải dạy dỗ con cái mình vế sau của Hêbơrơ 13:4, trong bản Kinh thánh King James:
“vì Đức Chúa Trời sẽ đoán phạt kẻ dâm dục cùng kẻ phạm tội ngoại tình”.
Hỡi những kẻ dâm dục [whoremongers]. Quí vị không thường nghe thấy câu nói ấy đâu.
Các bản dịch hiện đại dùng chữ khác như “fornicators” [gian dâm] hay “sexually immoral” [phi luân về tình dục], nhưng tôi nghĩ “whoremongers” [kẻ dâm dục] chỉ ra sự gian ác, là điều mà chúng ta cần phải nghe thấy.
Đức Chúa Trời không ưa thích whoremongers [kẻ dâm dục].
Và Ngài chẳng ưa thích hội thánh nào miễn thứ cho họ cả.
Chúng ta không bỏ sót điểm chính. Đức Chúa Trời xem tội lỗi về tình dục là nghiêm trọng. Ngài xét đoán những ai phạm tội ấy, Ngài xét đoán người nào khuyến khích tội ấy, và Ngài phán xét người nào dung dưỡng tội ấy, khoái trá với nó, hay châm ngòi cho nó.
Loại sứ điệp nầy không phải là rất phổ biến đâu. Chúng ta hãy giữ cho đường biên giữa hội thánh và thế gian được sắc nét, rõ ràng trong lãnh vực đạo đức về tình dục. Hãy để cho thế gian chạy theo con đường nó muốn. Bị bỏ lại một mình, thế gian sẽ luôn chọn lấy con đường bê tha, lạc thú. Nhưng chính công việc của hội thánh là chiếu rọi ánh sáng thanh sạch lẽ thật của Đức Chúa Trời vào giữa bóng tối tăm đang thắng thế kia. Nếu hội thánh sinh hoạt giống như thế gian, tại sao thế gian còn muốn mình đáng phải trở thành một chi thể của hội thánh chứ? Bất kỳ giáo lý nào dạy dễ dàng đối với tội lỗi, bất kỳ lẽ đạo nào đánh giá lại tội lỗi, bất kỳ đạo lý nào biến tội lỗi thành chẳng tội lỗi bao nhiêu thì sẽ đi thẳng đến địa ngục.
Được cứu sau tội lỗi về tình dục
Vậy, chúng ta nói gì với những kẻ phạm sai lầm hoài trong lãnh vực tình dục? Có ân điển dành cho họ không? Bản thân Giêsabên lẽ nào sẽ được cứu chăng? Một người nữ gian ác thể ấy có thể tìm được ơn tha thứ sao? Chúng ta không bị bỏ lại để lấy làm lạ về sự đó. Hãy nhìn vào điều Chúa Jêsus đã phán ở câu 21:
“Ta đã cho nó thì giờ để ăn năn, mà nó chẳng muốn ăn năn điều tà dâm nó!”
Rõ ràng, Giêsabên ưa thích tánh dâm dục cùng thờ lạy hình tượng nên khó mà ăn năn trước mặt Chúa cho được. Nàng ta vốn có cơ hội song nàng ta chẳng chịu ăn năn nên chẳng có gì khác cho nàng ta bằng sự phán xét. Nhưng chúng ta thấy có trong câu nói long trọng ấy là sự trông cậy của Tin Lành.
Nếu bạn bằng lòng, bạn sẽ được thay đổi.
Nếu bạn bằng lòng, bạn sẽ được làm cho sạch.
Nếu bạn bằng lòng, bạn sẽ có một khởi sự mới.
Nếu bạn bằng lòng, tội lỗi của bạn sẽ được bôi xóa đi.
Hết thảy chúng ta được cứu theo cùng một phương thức, bởi ân điển buông tha của Đức Chúa Trời. Đối với người nào bị ô uế bởi những lựa chọn sai trái trong quá khứ, nếu bạn bằng lòng, bạn có thể được tha thứ và được thanh tẩy. Có thể bạn vẫn còn sống với những hậu quả nhất định của quá khứ, nhưng gánh nặng tội lỗi của bạn đã được cất khỏi tấm lòng của bạn rồi.
“Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới!” (II Côrinhtô 5:17).
Hãy suy nghĩ điều đó theo cách nầy.
Bạn có thể có Giêsabên hoặc bạn có thể có Chúa Jêsus, nhưng bạn không thể có cả hai được đâu.
Bạn muốn bên nào?
Bạn có thể có sự rộn ràng rẻ tiền của thế gian và cảm thấy đau dạy dày vào sáng hôm sau. Hoặc bạn có thể có Chúa Jêsus trong lúc bây giờ, một đời sống mới trong lúc bây giờ, ơn tha thứ trong lúc bây giờ, khoái lạc thực sự trong lúc bây giờ, và một ngày kia bạn sẽ rực lên sáng chói giống như Sao Mai.
Nếu bạn muốn Chúa Jêsus, bạn phải xây lưng mình lại đối với Giêsabên và xây tấm lòng mình hướng về Chúa. Hãy dâng cho Ngài mọi sự bạn đang có đi, kể cả tội lỗi làm ô uế bạn trong quá khứ, tin cậy nơi Ngài làm Chúa và Cứu Chúa của bạn. Hãy đến với Đấng Christ y như bạn hiện có đây, và Ngài không bao giờ xua bạn đi đâu.
Ngài yêu thương bạn.
Ngài đến từ trời để cứu bạn.
Ngài chịu chết trên thập tự giá vì bạn.
Ngài mời bạn hãy đến với Ngài.
Bạn có chịu đến với Ngài không?
Một đời sống mới đang chờ đợi những ai nói “Vâng” với Chúa Jêsus.
Nhưng bạn sẽ không bao giờ biết cho tới chừng bạn chịu đến với Ngài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét